intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, luận án "Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm" đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm phát triển ở trẻ các kĩ năng nhận biết, ước lượng thời gian và thực hiện nhiệm vụ phù hợp với thời gian qui định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VŨ THỊ DIỆU THUÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Mã số: 9.14.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2023
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Học viện Quản lý Giáo dục Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Thị Lâm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Thuận Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Thời gian (TG) có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của con người. Kĩ năng định hướng thời gian (ĐHTG) giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh. GD kĩ năng ĐHTG là một trong những nội dung cho trẻ làm quen với toán, thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ ở trường MN. Trẻ 5-6 tuổi cần có khả năng hoạt động theo đúng TG qui định, quản lý các hành động của mình, tiết kiệm TG và đúng giờ để chuẩn bị vào học lớp Một. 1.2. Tham gia các hoạt động trải nghiệm trong những khoảng TG nhất định giúp trẻ cảm nhận TG một cách trực quan, từ đó có thể lựa chọn nhiệm vụ phù hợp, điều chỉnh tốc độ hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ trong TG qui định. Vì vậy, tăng cường hoạt động trải nghiệm, phát huy tính tích cực, độc lập của trẻ là phù hợp với xu thế GDMN trong nước và tr n thế giới. 1.3. Trẻ 5-6 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và các quá trình t m l nên có thể nhận biết và diễn đạt về các khoảng TG, mối quan hệ TG, bước đầu định hướng được thời điểm và trình tự diễn ra các sự kiện nhưng kĩ năng định hướng các khoảng TG còn hạn chế nên ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của trẻ. 1.4. GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm để trẻ có thói quen đúng giờ và nhanh nhẹn là điều cần thiết. Tuy nhiên, giáo viên (GV) chưa giúp trẻ hiểu mục đ ch của việc xác định khoảng TG nhằm sử dụng TG hợp lí. Việc GD trẻ ĐHTG ở trường MN còn nặng về hình thức, chưa gắn với thực tế giá trị của việc sử dụng TG trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài: iáo d c n ng ĐHT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm”. 2. Mục đích nghiên cứu Tr n cơ sở nghiên cứu l luận và thực tiễn việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi, luận án đề xuất biện pháp GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi nhằm phát triển ở trẻ các kĩ năng nhận biết, ước lượng TG và thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm. 4. Giả thuyết khoa học - Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi hiện nay còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về biện pháp GD trẻ ở trường MN. - Nếu sử dụng đồng bộ các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi theo hướng xây dựng môi trường phù hợp với các hoạt động ĐHTG, lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá các hoạt động cho trẻ tham gia trải nghiệm sử dụng TG thì kĩ năng xác định và ước lượng các khoảng TG, xác định mối quan hệ TG và thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định của trẻ sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm. 5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm. 5.4. Tiến hành thực nghiệm các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ 5-6 tuổi qua trải nghiệm mà luận án đề xuất.
  4. 2 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu việc GD các kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường MN bao gồm: - Kĩ năng xác định và ước lượng các KTG. - Kĩ năng xác định các mối quan hệ, liên hệ về thời gian. - Kĩ năng thực hiện hoạt động phù hợp với thời gian qui định Hoạt động GD gồm: Hoạt động học, Hoạt động chơi, Hoạt động lao động. 6.2. Khách thể hảo sát thực trạng Khảo sát 195 trẻ 5-6 tuổi, 124 giáo viên, 195 phụ huynh. 6.3. Khách thể thực nghiệm - Thực nghiệm v ng 1 với 50 trẻ, thực nghiệm v ng 2 với 100 trẻ. - 14 giáo viên đang dạy lớp MG 5-6 tuổi 6.4. Về địa điểm, thời gian hảo sát thực trạng, thực nghiệm * Khảo sát thực trạng: Từ ngày 02/01/2019 đến ngày 8/3/2019 tại trường MN1 (thành phố), MN2 (ven đô), MN3 (nông thôn) thuộc tỉnh Ninh Bình. * Thực nghiệm: - Thực nghiệm thăm d : Từ ngày 11/3/2019 đến ngày 31/5/2019 tại MN2. - Thực nghiệm chính thức: Từ ngày 9/9/2019 đến ngày 17/01/2020 tại MN1, MN3. 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống: Nghi n cứu hệ thống các biện pháp, hình thức, phương tiện GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ, các yếu tố tác động đến kĩ năng ĐHTG của trẻ. 7.1.2. Tiếp cận hoạt động: GD kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua các hoạt động thực tiễn ở trường MN. 7.1.3. Tiếp cận trải nghiệm: Tổ chức các hoạt động phù hợp để GD các kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm. 7.1.4. Tiếp cận phát triển: Các biện pháp GD tác động đến trẻ MG 5-6 tuổi, giúp các kĩ năng ĐHTG của trẻ thay đổi phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. 7.1.5. Tiếp cận cá nhân: Giáo viên tạo dựng môi trường GD, tạo được động lực thôi thúc hành động của trẻ để trẻ chủ động tham gia hoạt động nhận thức, chiếm lĩnh tri thức, phát triển kĩ năng ĐHTG. 7.1.6. Tiếp cận tích hợp: GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua cả quá trình hoạt động, giúp trẻ hiểu về thời gian, cảm nhận thời gian và học cách quản lí thời gian khi thực hiện hoạt động. 7.2. Phương pháp nghi n cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghi n cứu l luận: Sưu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa thành những quan điểm chung, xác định cơ sở để xây dựng khung lý thuyết, khảo sát thực trạng, đề xuất và thực nghiệm biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành quan sát, điều tra xây dựng bảng hỏi dành cho giáo viên và phụ huynh, xin ý kiến các chuy n gia, phỏng vấn s u với giáo viên, phụ huynh và trẻ, nghi n cứu trường hợp, tiến hành thực nghiệm 7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu thu được nhằm đánh giá kết quả điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm.
  5. 3 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Trẻ 5-6 tuổi có thể nhận biết về các KTG, mối quan hệ thời gian diễn ra sự kiện, từ đó xác định thời gian để lựa chọn nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và điều chỉnh tốc độ thực hiện nhiệm vụ phù hợp với KTG qui định. 8.2. Từ việc trải nghiệm thời lượng của các KTG, trẻ biết cảm nhận thời gian, hình thành các kĩ năng ĐHTG bao gồm: ước lượng thời gian, xác định các mối liên hệ và mối quan hệ thời gian; thực hiện nhiệm vụ phù hợp với thời gian qui định. 8.3. Quá trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN được thực hiện qua việc xây dựng môi trường GD, tổ chức và đánh giá các hoạt động GD cho trẻ trải nghiệm kĩ năng ĐHTG theo qui trình: trải nghiệm thực tế, chia sẻ kinh nghiệm, rút kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm vào tình huống mới. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. ổ sung và làm phong phú thêm lí luận về GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm, biểu hiện kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi. 9.2. Cung cấp tư liệu về GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm ở một số trường MN tại Ninh Bình, giúp các trường MN có cơ sở để có thể bổ sung, điều chỉnh quá trình GD phát triển nhận thức và kĩ năng ĐHTG cho trẻ. 9.3. Các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm được đề xuất là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GV; GV có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp này ở trường MN để nâng cao hiệu quả GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ. 10. Cấu trúc luận án hương 1: Tổng quan nghi n cứu và cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm hương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm Chương 3: iện pháp giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm hương 4: Thực nghiệm các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐHTG CHO TRẺ MG 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về n ng ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi Các nhà nghiên cứu cho thấy: dù TG có tính trừu tượng và không có hình dạng trực quan nhưng trẻ MN có thể nhận biết về TG nhờ sự phối hợp hoạt động của các giác quan và hệ thần kinh. Kĩ năng ĐHTG của trẻ gồm: nhận biết và ước lượng TG, xác định mối liên hệ và quan hệ TG, thực hiện nhiệm vụ trong TG qui định. 1.1.2. Nghiên cứu về GD qua trải nghiệm Các nghiên cứu cho thấy bản chất của GD qua trải nghiệm là GV tạo môi trường và có kế hoạch tổ chức hoạt động GD cho trẻ chủ động trải nghiệm để tạo ra kinh nghiệm mới, qua đó giúp trẻ phát triển nhận thức; trải nghiệm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kĩ năng
  6. 4 ĐHTG của trẻ. Qui trình GD qua trải nghiệm gồm: Trải nghiệm thực tế, hia sẻ kinh nghiệm, Rút ra kinh nghiệm cho bản th n, Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống. 1.1.3. Những nghiên cứu về quá trình GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi Các nhà nghiên cứu đã đề cập tới mục tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức, ti u ch đánh giá, phương tiện GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi nhưng c n lẻ tẻ và chưa phù hợp với qui trình GD qua trải nghiệm. Tư tưởng về GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ đã thể hiện từ những năm 1940, các công trình nghi n cứu trong và ngoài nước đã giải quyết được một số vấn đề cơ sở và thực tiễn của GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ ở các độ tuổi mà chưa có nghi n cứu cụ thể GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm. Kế thừa những thành tựu đã có và xác định những vấn đề chưa được làm rõ, luận án tập trung nghi n cứu đặc điểm ĐHTG của trẻ 5-6 tuổi, biểu hiện kĩ năng ĐHTG của trẻ và biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm. 1.2. Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi 1.2.1. Khái niệm về n ng ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi ĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi là năng lực thực hiện có hiệu quả hành động ĐHTG trong đó trẻ xác định được khoảng thời gian (KTG) diễn ra sự kiện, mối liên hệ và quan hệ TG diễn ra các sự kiện để lựa chọn và thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định. 1.2.2. Các n ng thành phần thuộc n ng ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi - Kĩ năng xác định và ước lượng các KTG, gồm: kĩ năng xác định KTG (xác định được KTG diễn ra sự kiện, chỉ được dấu hiệu của KTG đã diễn ra sự kiện trên dụng cụ đo TG, diễn đạt bằng lời nói về dấu hiệu của TG trên dụng cụ đo TG); kĩ năng cảm nhận và ước lượng các KTG thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trong TG qui định. - Kĩ năng so sánh và xác định mối quan hệ, mối li n hệ TG: biết xác định mối li n hệ thời điểm, mối quan hệ thời lượng và mối quan hệ tốc độ. - Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định: biết lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, biết điều chỉnh tốc độ thực hiện nhiệm vụ phù hợp TG qui định, biết vận dụng kinh nghiệm về việc sử dụng TG. 1.2.3. Sự hình thành n ng ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi ác nghi n cứu về sinh l , tâm lí cho thấy sự hình thành kĩ năng ĐHTG của trẻ diễn ra theo ba giai đoạn: 1 – Trải nghiệm xác định và ước lượng TG → 2. Xác định các mối quan hệ, mối liên hệ TG → 3. Trải nghiệm thực hiện nhiệm vụ trong TG quy định. a giai đoạn này có mối quan hệ biện chứng, chịu sự tác động bởi đặc điểm cá nh n của trẻ và môi trường. 1.2.4. Đặc điểm ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi Giai đoạn 5-6 tuổi là thời điểm nhạy cảm đối với sự cảm nhận TG ở trẻ. Sự ĐHTG ở trẻ hình thành trên cơ sở kinh nghiệm cá nh n. Ngôn ngữ chỉ TG của trẻ chuyển từ nói về thời điểm đến nói về thời lượng, trẻ dần có khả năng kiểm soát TG. Trẻ 5-6 tuổi có thể xác định được các KTG và sử dụng TG phù hợp. 1.3. GD qua trải nghiệm 1.3.1. Khái niệm trải nghiệm, GD qua trải nghiệm Trải nghiệm là quá trình cá nhân được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. GD qua trải nghiệm là quá trình tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch của nhà GD vào người học giúp người học được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân.
  7. 5 1.3.2. Đặc điểm của GD qua trải nghiệm cho trẻ MN GD qua trải nghiệm có sự phối hợp hoạt động giữa GV và trẻ trong đó trẻ là chủ thể hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ hình thành biểu tượng trọn vẹn hơn về sự vật, hiện tượng để trẻ thể hiện tối đa các năng lực cá nh n. Tham gia hoạt động trải nghiệm, trẻ linh hoạt sử dụng kinh nghiệm đã có để giải quyết các tình huống, làm chính xác hoá kinh nghiệm. Quá trình GD qua trải nghiệm thể hiện t nh t ch hợp cao, giúp GV phối kết hợp nhiều lực lượng GD. 1.3.3. Quy trình GD qua trải nghiệm Quy trình GD qua trải nghiệm gồm 4 giai đoạn: 1 - Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm thực tế; 2 - Giúp trẻ chia sẻ kinh nghiệm; 3 - Giúp trẻ khái niệm hoá, tạo thành kinh nghiệm; 4 - Giúp trẻ vận dụng kinh nghiệm vào tình huống mới. 1.4. GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm 1.4.1. Khái niệm biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm Biện pháp GD kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm là cách làm cụ thể của GV nhằm giúp trẻ thực hiện quá trình hoạt động với đối tượng nhận thức để tích lũy kiến thức về thời lượng, phát triển các kĩ năng nhận biết TG, mối quan hệ TG, lựa chọn hoạt động, điều chỉnh tốc độ hoạt động phù hợp với TG qui định, có ý thức sử dụng TG tiết kiệm, hiệu quả. 1.4.2. Quá trình GD n ng ĐHT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm 1.4.2.1. Mục tiêu GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm - Hình thành và rèn luyện kĩ năng xác định, cảm nhận và ước lượng các KTG. - Hình thành và rèn luyện kĩ năng xác định các mối quan hệ, liên hệ về thời gian - Hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng hợp lí thời gian. 1.4.2.2. Nội dung GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm Nội dung GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ gồm: khám phá dụng cụ đo TG, tìm hiểu các đơn vị TG, luyện tập kĩ năng ước lượng các KTG, luyện tập kĩ năng xác định các mối quan hệ, liên hệ về TG, luyện tập kĩ năng thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định. 1.4.2.3. Phương pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm - Nhóm phương pháp trực quan: Quan sát, sử dụng đồ dùng trực quan. - Nhóm phương pháp dùng lời: Đàm thoại; sử dụng thơ, truyện, bài hát, c u đố... có nội dung về thời gian; trò chuyện; giải thích giảng giải; chỉ dẫn giao nhiệm vụ... - Nhóm phương pháp thực hành: Sử dụng trò chơi, th nghiệm, lao động, trải nghiệm thời lượng của KTG, luyện tập kĩ năng ĐHTG. 1.4.2.4. Hình thức GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm - GD kĩ năng ĐHTG qua hoạt động học làm quen với toán hoặc tích hợp trong các giờ học khác, đặc biệt là giờ Khám phá khoa học. - GD kĩ năng ĐHTG qua hoạt động chơi cho trẻ 5-6 tuổi. - GD kĩ năng ĐHTG qua lao động cho trẻ 5-6 tuổi như: tự phục vụ; trực nhật; lao động đơn giản trong thiên nhiên. Ngoài ra, giáo viên có thể GD trẻ MG 5-6 tuổi qua lễ hội, sự kiện… 1.4.2.5. Phương tiện GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ Sử dụng đồng hồ, các sự kiện…làm phương tiện cho trẻ ĐHTG.. 1.4.2.6. Đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ 5-6 tuổi * Tiêu chí đánh giá: - Tiêu chí 1: Xác định và ước lượng các KTG: + iết xác định KTG có theo dõi dụng cụ đo thời gian. + iết ước lượng thời gian. - Tiêu chí 2: Xác định mối quan hệ, liên hệ thời gian diễn ra các sự kiện
  8. 6 + Nêu được các mối li n hệ về thời điểm + N u được các mối quan hệ về thời lượng. + N u được các mối quan hệ tốc độ. - iết thực hiện nhiệm vụ phù hợp với thời gian qui định + iết lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qui định + iết điều chỉnh tốc độ thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qui định + iết rút kinh nghiệm việc sử dụng thời gian và vận dụng trong tình huống mới. * Thang đánh giá: Thang đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi gồm 3 mức độ: - Mức độ nhận biết thời gian mang tính tự phát: không cảm nhận được KTG, thực hiện hành động không phù hợp với TG, liên tục mất định hướng trong TG (1 điểm) - Mức độ nhận biết TG mang tính tình huống: nhận biết được các KTG khi có sự lặp lại nhiều lần, thực hiện hành động không hoàn toàn phù hợp với TG bị cảm xúc chi phối (2 điểm). - Mức độ nhận biết TG mang tính ổn định: nhận biết được các KTG, thực hiện hành động hoàn toàn phù hợp với TG (3 điểm) 1.4.3. Ưu thế của trải nghiệm với GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi Quá trình trải nghiệm giúp trẻ xác định, ước lượng các KTG diễn ra hoạt động, xác định được các mối liên hệ, mối quan hệ TG diễn ra những sự kiện đó, chủ động lập kế hoạch, điều chỉnh tốc độ thực hiện nhiệm vụ trong những KTG qui định và vận dụng kinh nghiệm về sử dụng TG vào cuộc sống, sinh hoạt. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc GD kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ 5-6 tuổi chịu ảnh hưởng của các yếu tố: đặc điểm cá nh n trẻ (khả năng vận động, nhận thức, vốn kinh nghiệm sống, khả năng thực hiện nhiệm vụ, đánh giá và từ đánh giá), môi trường GD và nhà GD (giáo vi n, cha mẹ…). Kết luận chƣơng 1 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GD KĨ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM 2.1. Khái quát quá trình khảo sát 2.1.1. M c đích hảo sát Đánh giá thực trạng GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm ở trường MN, mức độ phát triển kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm. 2.1.2. Nội dung hảo sát - Khảo sát nhận thức của GV về việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm. - Khảo sát việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm của giáo viên. - Khảo sát kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi. 2.1.3. Khách thể và thời gian hảo sát a) Khách thể khảo sát - 124 giáo viên đang dạy trẻ MG 5-6 tuổi từ 5 năm. - 195 trẻ MG 5-6 tuổi: 60 trẻ trường MN1 ở trung tâm thành phố Ninh Bình, 60 trẻ trường MN2 ở ven đô, 75 trẻ trường MN3 thuộc khu vực nông thôn. Tỉ lệ trẻ trai và trẻ gái giữa các nhóm tương đương nhau, trong đó trẻ trai nhiều hơn trẻ gái là 29 cháu. - 195 phụ huynh có con 5-6 tuổi học tại các trường MN1, MN2, MN3.
  9. 7 b) Thời gian khảo sát: Từ ngày 02/01/2019 đến ngày 8/3/2019. 2.1.4. Tiến hành khảo sát a) Khảo sát giáo vi n b) Khảo sát phụ huynh trẻ MG 5-6 tuổi c) Khảo sát trẻ MG 5-6 tuổi 2.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá mức độ phát triển n ng ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi a) Tiêu chí đánh giá: Tiêu chí 1: Xác định và ước lượng các KTG C.số Biểu hiện Điểm 1.1 iết xác định KTG có theo dõi dụng cụ đo thời gian - N u được KTG diễn ra sự kiện (1 điểm) 3 - hỉ được dấu hiệu của KTG tr n dụng cụ đo thời gian (1 điểm) điểm - Diễn đạt bằng lời nói về KTG đó tr n dụng cụ đo thời gian (1 điểm) 1.2 iết ước lượng các KTG - Ước lượng được thời gian thực hiện nhiệm vụ không tạo hứng thú (1 điểm) 3 - Ước lượng được thời gian thực hiện nhiệm vụ t hứng thú (1 điểm) điểm - Ước lượng được thời gian thực hiện nhiệm vụ mà trẻ rất hứng thú (1 điểm) (Đúng TG qui định: 1 điểm, chênh < 15 giây: 0,5 điểm, chênh trên 15 giây: 0 điểm/bài) Tiêu chí 2: Xác định mối quan hệ, liên hệ thời gian diễn ra các sự kiện 2.1 N u được các mối li n hệ thời điểm: - Nêu mối li n hệ bằng nhau, sử dụng từ “cùng lúc” (1 điểm) 3 - Nêu mối liên hệ hơn - kém, sử dụng từ “trước - sau”, “sớm - muộn” (1 điểm) điểm - Nêu mối li n hệ hơn nhất, sử dụng từ “đầu ti n-tiếp theo-cuối cùng” (1 điểm) 2.2 N u được các mối quan hệ thời lượng - N u quan hệ bằng nhau: Mất thời gian như nhau (1 điểm) 3 - Nêu quan hệ hơn - kém: Mất t thời gian hơn – nhiều thời gian hơn (1 điểm) điểm - N u quan hệ hơn nhất: Mất t thời gian nhất-nhiều thời gian hơn-nhiều thời gian nhất (1 điểm) 2.3 N u được các mối quan hệ tốc độ: - Nêu mối quan hệ bằng nhau, sử dụng từ “nhanh như nhau” (1 điểm) 3 - Nêu mối quan hệ hơn – kém, sử dụng từ “nhanh hơn – chậm hơn” (1 điểm) điểm - Nêu mối quan hệ hơn nhất, sử dụng từ “nhanh nhất-chậm hơn-chậm nhất” hoặc “ hậm nhất – nhanh hơn – nhanh nhất” (1 điểm) Tiêu chí 2: Biết thực hiện nhiệm vụ phù hợp với thời gian qui định 2.1 Biết lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phù hợp với thời gian qui định: - Chọn được nhiệm vụ phù hợp thời gian qui định (1 điểm) 3 - Xác định được trình tự thực hiện nhiệm vụ (1 điểm) điểm - Xác định được tốc độ để hoàn thành các nhiệm vụ trong TG qui định (1 điểm) 2.2 iết điều chỉnh tốc độ thực hiện nhiệm vụ phù hợp với thời gian qui định: - Thực hiện tốc độ chậm nhất ở nhiệm vụ đơn giản nhất (1 điểm) 3 - Thực hiện tốc độ nhanh hơn ở nhiệm vụ phức tạp hơn (1 điểm) điểm - Thực hiện tốc độ nhanh nhất ở nhiệm vụ phức tạp nhất (1 điểm) 2.3 Biết rút kinh nghiệm và vận dụng vào tình huống mới: - Nêu kinh nghiệm từ việc hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ (1 điểm) 3 - Xác định được tốc độ thực hiện nhiệm vụ mới (1 điểm) điểm - Vận dụng kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ mới đúng thời gian qui định (1 điểm)
  10. 8 b) Thang đánh giá Mức độ Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 và 3 Cao 4.68≤ ĐT ≤6 6.99≤ ĐT ≤9 Trung bình 3.34≤ ĐT
  11. 9 Bảng 2.1 cho thấy, trẻ được khảo sát có kĩ năng ĐHTG chủ yếu ở mức độ thấp, mức độ cao có tỉ lệ ít nhất. Biểu hiện kĩ năng ĐHTG của trẻ được quan sát thấy như sau: Mức độ cao: Trẻ xác định đúng KTG, chỉ được TG qua đồng hồ và diễn đạt bằng lời nói về biểu hiện của TG. Trẻ xác định được các mối li n hệ và quan hệ TG, nhưng chưa n u được mối quan hệ hơn nhất về thời lượng. Trẻ biết ước lượng TG để chọn đúng nhiệm vụ ghép tranh và đã hoàn thành ghép tranh trong TG qui định, xác định đúng trình tự ghép tranh và xác định đúng tốc độ ghép của 2 bức tranh; biết điều chỉnh tốc độ và hoàn thành trong TG qui định; biết rút kinh nghiệm và vận dụng trong tình huống chọn mặc trang phục cho búp bê. Mức độ trung bình: Rất ít trẻ xác định được KTG có theo dõi đồng hồ, việc ước lượng các KTG của trẻ bị cảm xúc chi phối rõ rệt, trẻ có quan t m đến TG nhưng thực hiện cách xác định thời lượng chưa phù hợp (hỏi, đếm nhẩm không ch nh xác). Trẻ chỉ biết các mối li n hệ, quan hệ bằng nhau, mối quan hệ hơn kém về TG. Nhiều trẻ chọn tranh ghép hình theo ý th ch nhưng đều biết xác định trình tự, tốc độ ghép từ 2 bức tranh; hầu hết trẻ ghép xong tranh 3 chi tiết và tranh 6 chi tiết trong thời gian qui định, biết rút kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm. Mức độ thấp: Trẻ không xác định được KTG vẽ nét thẳng có theo dõi đồng hồ, rất hạn chế trong việc chỉ được vị tr quay của kim đồng hồ và diễn đạt bằng lời nói về cách di chuyển của kim đồng hồ cho biết TG của 1 phút; thực hiện nhiệm vụ không phù hợp với TG, li n tục mất định hướng trong TG. Trẻ xác định các mối li n hệ, mối quan hệ TG rất hạn chế. Đa số trẻ không chọn đúng nhiệm vụ ghép tranh trong TG qui định, chỉ ghép xong tranh 3 chi tiết, biết rút kinh nghiệm nhưng vận dụng kinh nghiệm chưa phù hợp. b. So sánh kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi theo điểm trung bình - So sánh ĐTB giữa các kĩ năng ĐHTG của trẻ: ĐT ở cả 3 kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi đều ở mức độ thấp theo thang đánh giá, kĩ năng xác định và ước lượng KTG của trẻ hạn chế nhất và c n 117 trẻ chưa có kĩ năng này vì đạt dưới 2 điểm. Kĩ năng xác định các mối quan hệ, li n hệ về TG cao hơn, nhưng c n 80 trẻ chưa có kĩ năng xác định các mối quan hệ, li n hệ về TG vì đạt dưới 3 điểm. kĩ năng thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định cao nhất nhưng c n 50 trẻ chưa đạt vì có điểm trung bình dưới 3. Bảng 2.2. K n ng ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi (theo điểm trung bình) MN1 MN2 MN3 TT Các kĩ năng X δ X δ X δ X δ 1. Xác định và ước lượng KTG 1.48 1.09 1.40 0.90 1.36 0.90 1.41 0.96 2. Xác định mối quan hệ... thời 3.95 2.73 3.80 2.74 3.80 2.73 3.85 0.96 gian 3. Thực hiện nhiệm vụ … 4.75 2.79 4.80 2.89 4.71 3.22 4.74 2.97 Tổng 10.17 6.33 10.00 5.90 9.87 6.29 10.02 6.18 Các giá trị kiểm định T giữa các kĩ năng ĐHTG của các trường MN đều nhỏ hơn Tα, các giá trị Sig. đều lớn hơn 0.05, do vậy sự chênh lệch giữa các trường không có ý nghĩa kiểm định. - So sánh kĩ năng ĐHTG của trẻ theo vùng miền Theo số liệu ở bảng 2.2, trẻ ở trung tâm thành phố (MN1) có kĩ năng ĐHTG cao nhất, trẻ ở ven đô (MN2) có điểm thấp hơn, trẻ ở nông thôn (MN3) có điểm thấp nhất. Kết quả kiểm định độ chênh lệch kĩ năng ĐHTG giữa trẻ thành phố và ven đô cho thấy T = 0.143, T < Tα, Sig. = 0.887, Sig. > 0.05; giữa trẻ ở thành phố và trẻ ở nông thôn có T = 0.390, T < Tα, Sig. = 0.698, Sig. > 0.05; giữa trẻ ở ven đô và trẻ ở nông thôn có T = 0.209,
  12. 10 Sig. = 835 > 0.05. Như vậy, kĩ năng ĐHTG của trẻ ở thành phố tốt hơn trẻ ở ven đô và nông thôn nhưng sự ch nh lệch không đáng kể, không có ý nghĩa kiểm định. - So sánh kĩ năng ĐHTG của trẻ theo giới tính Bảng 2.3 cho thấy ĐT kĩ năng ĐHTG của trẻ gái cao hơn trẻ trai. Sự chênh lệch kĩ năng ĐHTG giữa hai nhóm cho kết quả T = 0.451, T< Tα, Sig. = 0.653, Sig. > 0.05. Như vậy, kĩ năng ĐHTG của 2 nhóm tương đương nhau. Trẻ gái thường thể hiện sự chú ý đến thông tin về TG, chọn và mặc trang phục cho búp bê nhanh nhẹn hơn trẻ trai nên có thể đ y là yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng ĐHTG của trẻ. Bảng 2.3. K n ng ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi (theo giới) Trẻ gái Trẻ trai TT ác kĩ năng ĐHTG X δ X δ X δ 1 Xác định, ước lượng các KTG 1.43 0.96 1.40 0.96 1.42 0.96 2 Xác định mối quan hệ, li n hệ thời gian 3.89 2.71 3.83 2.74 3.86 2.73 3 Thực hiện nhiệm vụ phù hợp thời gian 4.91 2.95 4.68 2.98 4.80 2.97 Tổng 10.23 6.17 9.91 6.16 10.07 6.16 Từ kết quả khảo sát tr n, chúng tôi thu được các nhận định sau: - Trẻ đánh giá thời lượng của các KTG dựa trên 3 cơ sở: Đánh giá thời lượng dựa vào KTG qui định, đánh giá thời lượng dựa trên kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao, đánh giá thời lượng dựa trên kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao trong TG qui định. Kĩ năng ước lượng TG của trẻ còn thấp, phụ thuộc vào cảm xúc của trẻ. - Trẻ xác định sự bằng nhau và sự hơn kém về TG tốt hơn mối quan hệ hơn nhất về TG; trẻ xác định mối liên hệ về thời điểm và mối quan hệ tốc độ tốt hơn mối quan hệ về thời lượng. - Nhiều trẻ chọn nhiệm vụ theo ý th ch mà chưa chú ý đến TG, trẻ xác định tốt trình tự thực hiện nhiệm vụ nhưng hạn chế khi xác định tốc độ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong cùng một KTG. Việc điều chỉnh tốc độ hạn chế nhưng hầu hết trẻ biết rút kinh nghiệm và bước đầu biết vận dụng kinh nghiệm vào tình huống mới. c. Độ tương quan thang đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi Hệ số tương quan orrelation đạt từ 0.727 đến 0.909, hệ số ronbach’s đạt 0.927 thể hiện mối tương quan chặt chẽ, thang đo thuộc loại rất tốt, các biến đều được chấp nhận. 2.2.2. Thực trạng GD n ng ĐHT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm của giáo viên 2.2.2.1. Nhận thức củ giáo viên về việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5- tuổi qu trải nghiệm a) Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ Đa số giáo viên đã đánh giá đúng tầm quan trọng và mức độ cần thiết của việc GD kĩ năng ĐHTG đối với sự phát triển của trẻ, họ cũng chỉ ra sự thuận lợi của trải nghiệm với GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ. b) Nhận thức của giáo viên về kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi GV xác định khác nhau về khái niệm kĩ năng ĐHTG của trẻ, trong đó 58,9% số GV xác định đúng về kĩ năng ĐHTG gồm: biết xác định được KTG diễn ra sự kiện, mối li n hệ và quan hệ TGT, biết lựa chọn và thực hiện có hiệu quả hành động ĐHTG. c. Nhận thức của giáo viên về biểu hiện kĩ năng ĐHTG của trẻ 5-6 tuổi ĐT và thứ bậc cho thấy GV nhận thức chưa rõ ràng về biểu hiện các kĩ năng ĐHTG. d. Nhận thức của giáo viên về mục tiêu GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi Phần lớn GV đồng ý với các mục tiêu GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ 5-6 tuổi, điểm trung bình ý kiến đánh giá ở mức độ cao
  13. 11 e. Nhận thức của giáo viên về nội dung GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi Nhận thức của GV tuy cao và khá đồng đều nhưng chưa đảm bảo tính logic về các nội dung dạy trẻ ĐHTG. g. Nhận thức của giáo viên về qui trình tổ chức các hoạt động GD qua trải nghiệm Chỉ có 10/124 GV xác định đúng qui trình GD qua trải nghiệm. GV còn hạn chế khi xác định qui trình GD qua trải nghiệm mặc dù họ đã n u được vai trò của GD qua trải nghiệm đối với sự phát triển nhận thức cho trẻ. Như vậy, giáo viên đã quan t m đến việc phát triển kĩ năng ĐHTG cho trẻ, hiện tại họ chưa thực sự chú ý tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm để nhận biết về các KTG và mối quan hệ về thời lượng mà mới dừng lại ở việc giúp trẻ nhận ra thời điểm diễn ra sự kiện vì họ chưa xác định cụ thể các nội dung, biện pháp dạy trẻ ĐHTG. 2.2.2.2. Thực trạng quá trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi của giáo viên MN a. Thực trạng chuẩn bị các điều kiện GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi của giáo viên a1. Việc lập kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi của giáo viên Nghiên cứu kế hoạch GD trẻ MG 5-6 tuổi của GV cho thấy, tuy GV đã nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc dạy trẻ ĐHTG nhưng họ chưa chú ý t ch hợp GD trẻ định hướng các KTG trong hoạt động GD. GV chưa lập kế hoạch GD kĩ năng định hướng các KTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm a2. Việc tạo môi trường GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm * Về môi trường vật chất: lớp học phong phú đồ dùng dạy học nhưng đồ dùng cho trẻ nhận biết và sử dụng TG ở một số lớp chưa thực sự phù hợp để dạy trẻ ĐHTG về KTG ngắn. * Về môi trường tâm lí, GV thân thiện với trẻ, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động. nhưng chưa quan t m việc sử dụng từ ngữ chỉ TG phù hợp trong quá trình GD trẻ. b. Thực trạng tổ chức GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi của giáo viên b1. Mức độ sử dụng các phương pháp, biện pháp sau ở mức độ nào để GD kĩ năng định hướng KTG cho trẻ MG 5-6 tuổi GV cho rằng họ thường xuy n sử dụng phối hợp các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ. tuy nhi n, thực tế khi dự giờ hoạt động GD cho thấy GV chưa chú trọng dạy trẻ các kĩ năng định hướng KTG mà mới dạy trẻ xác định thời điểm qua dấu hiệu thi n nhi n hay dấu hiệu hoạt động của con người và t nh trình tự của các đơn vị TG như ngày, tuần, mùa. b2. Mức độ thực hiện các hoạt động GD kĩ năng định hướng KTG cho trẻ MG 5-6 tuổi Sự lựa chọn tương đối đồng đều cho thấy GV có thể t ch hợp GD kĩ năng ĐHTG trong nhiều hoạt động GD. Tuy nhi n, khi tổ chức các hoạt động tr n, GV chưa thực sự t ch hợp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ. b3. Mức độ sử dụng đồ dùng trực quan là phương tiện đo thời gian khi GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi Tuy việc trang bị đồng hồ ở các lớp học chưa đồng bộ nhưng đa số các lớp đã có đồng hồ treo tường. GV sử dụng các loại đồng hồ để thực hiện hoạt động chăm sóc GD trẻ nhưng chưa dùng đồng hồ làm phương tiện dạy trẻ ĐHTG. b4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm GV quan t m đến môi trường tâm lí – xã hội trong lớp; sự đúng giờ, mức quan tâm thực hiện các hoạt động GD trẻ kĩ năng ĐHTG… Điều này cho thấy các GV thực sự tận tậm, có trách nhiệm với công việc, xác định ảnh hưởng của nhà GD đến hiệu quả GD. Họ cũng rất quan tâm việc phối kết hợp với gia đình trong hoạt động GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ.
  14. 12 Tóm lại, GV chưa nhận thức đầy đủ về biểu hiện kĩ năng ĐHTG và qui trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ nhưng họ rất nhiệt tình, trách nhiệm với công tác GD trẻ. GV đã tổ chức phong phú các hoạt động GD, vận dụng các phương pháp dạy học để trẻ tích cực tham gia hoạt động. do vậy, GV cần có nguồn tài liệu có độ tin cậy để thực hiện GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN. c. Thực trạng đánh giá kết quả GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi của giáo viên GV đã thực hiện đánh giá kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi nhưng chưa đánh giá về kĩ năng định hướng các KTG, chưa ph n loại các mức độ phát triển kĩ năng ĐHTG của trẻ mà chỉ xếp loại theo mức đạt hay không đạt, chưa phối hợp với phụ huynh trong hoạt động đánh giá trẻ. d. Thực trạng phối hợp với phụ huynh trong GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ 5-6 tuổi của GVMN d1. Ý kiến về biểu hiện kĩ năng ĐHTG ở trẻ MG 5-6 tuổi Nhận định của phụ huynh về biểu hiện kĩ năng ĐHTG của trẻ 5-6 tuổi có ĐT đạt mức độ thấp theo thang đánh giá. Hầu hết phụ huynh chưa dạy trẻ xem đồng hồ; cho rằng trẻ chưa n u được mối quan hệ thời lượng, ít khi biết điều chỉnh tốc độ phù hợp…. d2. Xác nhận của phụ huynh về dụng cụ đo thời gian được gia đình sử dụng 100% phụ huynh sử dụng điện thoại để xem giờ vì nó tiện dụng. Gia đình họ sử dụng nhiều loại đồng hồ, trong đó 56,3% dùng đồng hồ 12 số latinh nên thuận lợi cho trẻ xác định KTG nếu được người lớn hướng dẫn cách theo dõi thời gian trên đồng hồ. d3. Ý kiến của phụ huynh về việc phối hợp GD trẻ ĐHTG Phụ huynh chưa được phối hợp với nhà trường để GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ, họ cho rằng hình thức trao đổi thông tin hợp l nhất là khi đón đưa trẻ. Như vậy, đa số phụ huynh thể hiện sự quan t m đến việc phối hợp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ. 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng GD n ng ĐHT cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN 2.2.3.1. Ưu điểm: GV có trình độ, kinh nghiệm GD trẻ, nhận thức được sự cần thiết của GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ và họ đã GD trẻ ĐHTG. chương trình GDMN mang tính mở để GVMN có thể GD trẻ phù hợp điều kiện thực tế. Cơ sở vật chất của trường cơ bản đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động GD qua trải nghiệm. trẻ đã có thể ĐHTG, đ y là nền tảng quan trọng để GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ nếu các tác động GD là phù hợp. 2.2.3.2. Hạn chế: Đa số GV chưa nắm vững biểu hiện các kĩ năng ĐHTG của trẻ, quy trình GD qua trải nghiệm, và quá trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ. Kĩ năng ĐHTG của trẻ còn hạn chế và chưa đồng đều. Dụng cụ đo TG ở một số lớp chưa phù hợp với việc dạy trẻ ĐHTG. 2.2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng GV chưa quan t m đúng mức đến việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ; chưa nắm được các biện pháp GD trẻ phù hợp. Tài liệu tham khảo về việc tổ chức hoạt động GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm còn hạn chế. Số trẻ trong lớp đông g y trở ngại đến quá trình GV tổ chức các hoạt động GD qua trải nghiệm. Nhiều bậc cha mẹ trẻ 5-6 tuổi chưa thực sự quan t m đến việc sử dụng TG của bản th n để trẻ học theo, chưa chú ý GD trẻ kĩ năng ĐHTG. Kết luận chƣơng 2
  15. 13 Chƣơng 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐHTG CHO TRẺ MG 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm 3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu GD nhận thức và kĩ năng sống cho trẻ ở trường MN 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành n ng ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi 3.1.3. Đảm bảo tính vừa sức và tính thực tiễn 3.1.4. Đảm bảo tích hợp GD n ng ĐHT qua nhiều hình thức hoạt động trải nghiệm ở trường MN 3.1.5. Đảm bảo sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD n ng ĐHT cho trẻ qua trải nghiệm 3.2. Đề xuất biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi trải nghiệm 3.1.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị các điều iện GD n ng ĐHT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm 3.1.1.1. Biện pháp 1. Lập kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm a. Mục đích – ý nghĩa Kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm dự kiến hệ thống các mục tiêu mà trẻ cần đạt được về kĩ năng ĐHTG và xác định nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện GD để thực hiện mục ti u đã đề ra và đánh giá việc thực hiện hoạt động GD đó. Kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm giúp trẻ hình thành và phát triển đồng bộ, hệ thống các kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi. b. Nội dung - Lập kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ theo năm học. - Lập kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ theo chủ đề. - Lập kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ theo hoạt động GD. c. Cách tiến hành - Lập kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm theo năm học Giáo viên xây dựng hệ thống mục tiêu GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ, xác định các hoạt động GD theo các chủ đề GD. - Lập kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ theo chủ đề Giáo viên phân loại, sắp xếp các hoạt động GD tương ứng với từng chủ đề nhánh. - Lập kế hoạch GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ theo hoạt động GD. + ước 1: Xác định tên hoạt động, t n đề tài, kĩ năng ĐHTG cần đạt. + ước 2: Xác định mục tiêu về phát triển kĩ năng ĐHTG cho trẻ. + ước 3: Chuẩn bị. Giáo viên chuẩn bị phương tiện, học liệu cho hoạt động dạy học; địa điểm tổ chức; những kiến thức, kĩ năng có liên quan. + ước 4: Tiến trình thực hiện hoạt động. + ước 5: Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu hoạt động Giáo viên cần quan tâm cho trẻ nhận xét kết quả từng hoạt động theo các mục ti u đã đề ra, sau đó đánh giá kết quả hoạt động giữa các trẻ hoặc các nhóm trẻ. d. Điều kiện thực hiện - Giáo viên nắm vững yêu cầu, qui trình lập kế hoạch GD - Giáo viên căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để lập kế hoạch GD phù hợp với trẻ. - Giáo viên hiểu rõ thực tế của địa phương để lập kế hoạch GD đảm bảo tính thực tiễn.
  16. 14 3.1.1.2. Biện pháp 2. Xây dựng môi trường vật chất thuận lợi cho trẻ MG 5-6 tuổi trải nghiệm thời gian a. Mục đích – ý nghĩa Nếu tác động đến môi trường vật chất ở trường MN thông qua việc lựa chọn, bố trí, sắp xếp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp có thể tạo điều kiện để trẻ quan t m, chú ý đến yếu tố TG, dễ theo dõi các dụng cụ đo TG khi thực hiện hoạt động; dễ tham gia các hoạt động trải nghiệm để định hướng các KTG. b. Nội dung - Lập kế hoạch xây dựng môi trường vật chất. - Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. - Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động trải nghiệm TG. - Thiết kế các bảng qui trình hướng dẫn hoạt động ở từng góc. c. Cách tiến hành - Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng môi trường vật chất cho trẻ trải nghiệm thời gian Giáo viên xác định không gian của lớp, trường, cơ sở vật chất, đặc điểm của trẻ, nội dung hoạt động để lập kế hoạch xây dựng vật chất phù hợp ở từng khu vực. - Bước 2: Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi Giáo viên lập danh mục thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cần bổ sung để làm mới, đề xuất mua mới hoặc đề xuất phụ huynh đóng góp cho phù hợp với mục tiêu GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ. - Bước 3: Lựa chọn, sắp xếp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trải nghiệm thời gian + Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp hấp dẫn, hợp lí giúp trẻ dễ quan sát, sử dụng. + Trong lớp học: Sắp xếp vị trí của các loại đồng hồ, đồ chơi cho trẻ trải nghiệm theo dõi thời lượng, xác định mối quan hệ thời gian như đồ chơi với cát, nước… + Ngoài s n trường n n có tháp đồng hồ, cột đồng hồ… Góc thiên nhiên của trường có khu vực chơi với cát, nước… - Bước 4: Trang trí các khu vực hoạt động bằng bảng qui trình hướng dẫn hoạt động giúp trẻ ĐHTG Những bảng qui trình hướng dẫn hoạt động giúp trẻ hình thành năng lực tự điều khiển thời gian qua việc lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong thời gian cho phép. - Chọn nội dung hoạt động trẻ sẽ thực hiện - Thiết kế hình ảnh minh hoạ cho qui trình hoạt động - Sắp xếp các hành động tạo bảng qui trình hoạt động. - Gắn bảng qui trình ở vị trí phù hợp d. Điều kiện thực hiện - Giáo viên nắm vững các nguyên tắc, qui trình xây dựng môi trường vật chất để GD trẻ ở trường MN, tận dụng không gian ở lớp, trường để sắp xếp, sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sử dụng trong các hoạt động. - Giáo viên phối hợp với cha mẹ trẻ cùng tham gia xây dựng môi trường vật chất cho trẻ trải nghiệm thời gian ở trường MN. 3.1.1.3. Biện pháp 3. Xây dựng môi trường tâm lí – xã hội giúp trẻ MG 5-6 tuổi ĐHTG a. Mục đích – ý nghĩa X y dựng môi trường t m l xã hội mô phạm, an toàn về t m l , giúp trẻ tự tin, thoải mái khám phá, được tôn trọng, được thể hiện mọi khả năng của bản th n khi tham gia các hoạt động trải nghiệm để ĐHTG, từ đó giúp trẻ bước đầu biết quản l TG cho phù hợp với các hoạt động.
  17. 15 b. Nội dung - Xây dựng mối quan hệ giữa nhà GD với trẻ. - Xây dựng mối quan hệ giữa trẻ với trẻ. - Xây dựng mối quan hệ giữa trẻ với nhà GD. c. Cách tiến hành - Xây dựng mối quan hệ giữa nhà GD với trẻ. Nhà GD cần: + Hỗ trợ, khuyến khích hứng thú hoạt động trải nghiệm thời gian của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm xác định và ước lượng thời gian, thực hiện nhiệm vụ phù hợp với thời gian qui định… + Nhà GD phải gương mẫu trong việc tôn trọng thời gian, thực hiện các công việc có kế hoạch và đúng thời gian, sử dụng chính xác từ ngữ chỉ thời gian khi nói với trẻ. - Xây dựng mối quan hệ giữa trẻ với trẻ + Tạo điều kiện cho trẻ tham gia trải nghiệm kĩ năng ĐHTG theo các hình thức khác nhau. + Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm sử dụng TG khi thực hiện các nhiệm vụ + Thống nhất với trẻ một số quy ước trong giao tiếp để tập thể nhóm, lớp luôn vui vẻ, đoàn kết - Xây dựng mối quan hệ giữa trẻ với nhà GD + Đặt mình vào vị trí của trẻ để cảm nhận được suy nghĩ, xúc cảm, mong muốn của trẻ, thấu hiểu hành động của trẻ để đồng cảm với trẻ, tôn trọng tr n cơ sở y u thương trẻ. + Lắng nghe, có nghệ thuật trả lời các câu hỏi về thời gian, về kĩ năng ĐHTG của trẻ. + Hỗ trợ kịp thời và vừa đủ khi trẻ cần. d. Điều kiện thực hiện - Giáo viên y u thương, tôn trọng trẻ, nhiệt tình và trách nhiệm trong công tác GD. - Giáo viên hiểu rõ nội dung GD kĩ năng ĐHTG, sử dụng thường xuyên các từ ngữ chỉ thời gian, bản thân giáo viên phải quý trọng thời gian, sử dụng hiệu quả các KTG khi thực hiện các hoạt động chăm sóc, GD trẻ để làm gương cho trẻ học tập, sử dụng thời gian. - Giáo viên nắm chắc qui trình tổ chức các hoạt động GD qua trải nghiệm để tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động theo qui trình trải nghiệm. 3.1.2. Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm 3.1.2.1. Biện pháp 4. Tổ chức các hoạt động học nhằm GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm a. Mục đích, ý nghĩa Hoạt động học tập có nhiều ưu thế để GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi nhờ tính trình tự, nguyên tắc và kỷ luật của giờ học. việc thực hiện giờ học ĐHTG hoặc tích hợp nội dung GD kĩ năng ĐHTG vào các giờ học khác một cách khoa học, đảm bảo tính logic thì sẽ hình thành, rèn luyện các kĩ năng ĐHTG ở trẻ đầy đủ và hệ thống hơn. Mục đ ch của việc tổ chức hoạt động học cho trẻ trải nghiệm kĩ năng ĐHTG là phát triển nhận thức, thái độ, kĩ năng ĐHTG cho trẻ. b. Nội dung - Tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ trải nghiệm kĩ năng ĐHTG. - Tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ trải nghiệm kĩ năng ĐHTG. - Tổ chức các hoạt động học khác cho trẻ trải nghiệm kĩ năng ĐHTG. c. Cách tiến hành c1. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ làm quen với dụng cụ đo thời gian c2. Tổ chức hoạt động làm quen với toán để GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm ● Hoạt động học 1: Cho trẻ trải nghiệm các KTG có theo dõi đồng hồ
  18. 16 ● Hoạt động học 2: Cho trẻ trải nghiệm ước lượng thời gian ● Hoạt động học 3: Cho trẻ trải nghiệm xác định mối liên hệ, mối quan hệ thời gian ● Hoạt động học 4: Cho trẻ trải nghiệm thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qui định c3. Tổ chức các hoạt động học khác để GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm Giáo viên tổ chức các hoạt động học để GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm được thực hiện theo quy trình 4 bước như sau: - Bước 1: Trải nghiệm thực tế - ước 2: Chia sẻ kinh nghiệm - ước 3: Khái niệm hoá, tạo thành kinh nghiệm mới - ước 4: Vận dụng kinh nghiệm d. Điều kiện thực hiện - Trẻ tích cực tham gia hoạt động, thích khám phá dụng cụ đo thời gian. - ó đủ loại đồng hồ phù hợp với mục đ ch theo dõi thời gian; có đủ đồ dùng, phương tiện cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm. - Giáo viên sử dụng chính xác từ chỉ thời gian, thực hiện đúng qui trình tổ chức hoạt động GD qua trải nghiệm... 3.1.2.2. Biện pháp 5. Tổ chức hoạt động chơi nhằm GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm a. Mục đích, ý nghĩa Tham gia hoạt động chơi giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng ĐHTG một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn và hiệu quả. b. Nội dung - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm kĩ năng ĐHTG qua trò chơi sáng tạo. Nhóm trò chơi sáng tạo gồm: các tr chơi đóng vai có chủ đề, các tr chơi lắp ghép – xây dựng, tr chơi đóng kịch. - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm kĩ năng ĐHTG qua tr chơi có luật. Nhóm trò chơi có luật bao gồm: tr chơi học tập, tr chơi vận động. c. Cách tiến hành ● Tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi trải nghiệm thời gian qua tr chơi sáng tạo. Bước 1: Trải nghiệm thực tế Trước khi chơi, giáo viên tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn góc chơi, vai chơi theo sở thích của trẻ; khuyến khích trẻ n u ý tưởng sử dụng các kĩ năng ĐHTG. Trong khi chơi, trẻ tiến hành chơi ở các góc theo kinh nghiệm và sự sáng tạo của trẻ; cô bao quát hoạt động của trẻ. Bước 2: Chia sẻ kinh nghiệm. Sau khi chơi, giáo viên cho trẻ nhận xét kết quả chơi của từng góc, kinh nghiệm về cách tiến hành thao tác chơi, thực hiện vai chơi, mối quan hệ chơi, thực hiện thời gian chơi... Bước 3: Khái niệm hoá, tạo thành kinh nghiệm mới Giáo viên định hướng cho trẻ rút kinh nghiệm về việc thực hiện hành động chơi, về cách xác định thời gian chơi, lập kế hoạch và thực hiện hành động chơi trong thời gian trẻ xác định... Bước 4: Vận dụng kinh nghiệm vào tình huống khác Sau buổi chơi, giáo viên khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm chơi, kinh nghiệm xác định và sử dụng thời gian vào những tình huống khác. ● Tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi trải nghiệm thời gian qua tr chơi có luật Bước 1: Trải nghiệm thực tế + Trước khi chơi: Giáo viên cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng như đồng hồ kim, bút dạ; đồng hồ hẹn giờ; đồ chơi; không gian chơi... Tr chuyện giúp trẻ phán đoán mục đ ch chơi, t n tr chơi, cách chơi, luật chơi, dự đoán kết quả chơi...
  19. 17 + Trong khi chơi: ho trẻ thực hiện hành động chơi theo nhóm hoặc theo cá nhân. Giáo viên sử dụng đồng hồ, phát t n hiệu để trẻ thực hiện, dừng lại khi hết thời gian qui định. giáo viên bao quát hoạt động chơi của trẻ, quản l việc theo dõi thời gian qua đồng hồ. Bước 2: Chia sẻ kinh nghiệm. Sau khi chơi, giáo viên cho trẻ nhận xét, đánh giá kết quả chơi và việc ĐHTG qua hoạt động chơi. Bước 3: Khái niệm hoá, tạo thành kinh nghiệm mới Giáo viên định hướng cho trẻ rút kinh nghiệm về việc theo dõi hoặc ước lượng thời gian chơi. Bước 4: Vận dụng kinh nghiệm vào tình huống khác Sau lần chơi thứ nhất, giáo viên có thể cho trẻ chơi lần thứ 2 để giúp trẻ điều chỉnh tốc độ hoạt động cho phù hợp với thời gian qui định. d. Điều kiện thực hiện - Trẻ tích cực tham gia hoạt động chơi, có hiểu biết về cách xác định thời gian trên đồng hồ, có năng lực xác định mối quan hệ chơi và kĩ năng điều chỉnh tốc độ chơi. - ó đủ đồ chơi, phương tiện chơi, không gian chơi - Giáo viên thiết kế, sử dụng tr chơi phù hợp; nắm vững nội dung, yêu cầu phát triển kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi để vận dụng vào tr chơi cho phù hợp… 3.1.2.3. Biện pháp 6. Tổ chức l o động nhằm GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm a. Mục đích, ý nghĩa Lao động giúp trẻ làm quen với một số công việc, một số dụng cụ làm việc đơn giản; nhận biết đối tượng được tác động khi lao động; biết qui trình thực hiện một hoạt động lao động; giúp trẻ t ch cực hoạt động; thực hiện nhiệm vụ phù hợp với thời gian qui định. Trong quá trình lao động, trẻ xác định, ước lượng KTG thực hiện mỗi nhiệm vụ, lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qui định, thuận lợi cho việc rút kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm khi giải quyết các nhiệm vụ lao động khác. b. Nội dung - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm KTG A qua lao động tự phục vụ - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm KTG B qua lao động trực nhật. - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm KTG C qua lao động đơn giản trong thiên nhiên. c. Cách tiến hành Bước 1: Trải nghiệm thực tế * Trước khi trẻ lao động, giáo viên cho trẻ phán đoán nhiệm vụ cần thực hiện, giao nhiệm vụ lao động, y u cầu trẻ xác định dụng cụ, trình tự công việc, mục đ ch của nhiệm vụ lao động, phán đoán kết quả thực hiện nhiệm vụ lao động, quy định thời gian thực hiện nhiệm vụ để trẻ ước lượng thời gian, xác định tốc độ thực hiện nhiệm vụ. * Trong khi trẻ lao động: Giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất theo cách thức trẻ lựa chọn; bao quát hoạt động của trẻ, kịp thời hỗ trợ nếu cần, nhắc trẻ quan t m đến thời gian để trẻ chú ý việc điều chỉnh tốc độ thực hiện hoạt động; cuối giờ lao động, giáo viên phát t n hiệu kết thúc thời gian để trẻ dừng việc thực hiện lao động. Bước 2: Chia sẻ kinh nghiệm. Sau khi lao động, cho trẻ cất dụng cụ, vệ sinh cá nh n; đánh giá về tinh thần, về kết quả công việc, kinh nghiệm ước lượng và sử dụng thời gian…. Bước 3: Khái niệm hoá, tạo thành kinh nghiệm mới. Cho trẻ nêu kinh nghiệm về việc điều chỉnh tốc độ để hoàn thành nhiệm vụ trong đúng thời gian qui định. Bước 4: Vận dụng kinh nghiệm vào tình huống khác. Giáo viên khơi gợi ý tưởng vận dụng kinh nghiệm ĐHTG của trẻ vào những hoạt động sau đó.
  20. 18 d. Điều kiện thực hiện - Trẻ có biểu tượng về thời lượng, biết theo dõi thời gian, đủ sức khỏe để tham gia lao động. - Đảm bảo không gian, dụng cụ lao động đủ và phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Giáo viên cần xác định rõ mục ti u phát triển kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi, nhiệm vụ lao động phải phù hợp với khả năng lao động của trẻ và kĩ năng ĐHTG của trẻ. 3.1.3. Nhóm biện pháp đánh giá n ng ĐHT của trẻ MG 5-6 tuổi 3.1.3.1. Biện pháp 7. Tổ chức đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi a. Mục đích, ý nghĩa: Đánh giá nhằm điều chỉnh kế hoạch GD trẻ một cách phù hợp. b. Nội dung - Đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ hàng ngày. - Đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ theo giai đoạn. c. Cách tiến hành ● Đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ hàng ngày ước 1: X y dựng bộ công cụ đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ 5-6 tuổi, thu thập, lưu trữ thông tin về kĩ năng ĐHTG của trẻ ước 2: Phân t ch, nhận xét kĩ năng ĐHTG của trẻ ước 3: Chọn biện pháp GD nhằm phát triển kĩ năng ĐHTG của trẻ ước 4: Điều chỉnh kế hoạch GD nhằm phát triển kĩ năng ĐHTG của trẻ ● Đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ theo giai đoạn Qui trình đánh giá được thực hiện theo 4 bước, tương tự như đánh giá hàng ngày. d. Điều kiện thực hiện - GV nắm vững mục tiêu, nội dung, qui trình, phương pháp đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ. - Bộ công cụ đánh giá trẻ cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. 3.1.3.1. Biện pháp 8. Phối hợp với phụ huynh thực hiện GD và đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi a. Mục đích, ý nghĩa giáo viên cần phối kết hợp với phụ huynh trẻ 5-6 tuổi cùng tham gia GD trẻ để việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ được thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả cao. b. Nội dung - Thống nhất chương trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ với phụ huynh của trẻ - Hướng dẫn phụ huynh cách thức GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm - Hướng dẫn phụ huynh đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ c. Cách tiến hành ● Thống nhất chương trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ với phụ huynh của trẻ. ● Hướng dẫn phụ huynh cách thức GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm. + GD kĩ năng xác định KTG có theo dõi dụng cụ đo thời gian. + GD kĩ năng ước lượng thời gian. + GD kĩ năng xác định mối liên hệ và quan hệ thời gian + GD kĩ năng thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qui định. ● Hướng dẫn phụ huynh đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ d. Điều kiện thực hiện - GV và phụ huynh tôn trọng, tin tưởng, cùng quan t m đến sự tiến bộ của trẻ. - GV và phụ huynh cần dành TG trao đổi, thống nhất chương trình và cách thức GD trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2