intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu "Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn" thông qua hệ thống các biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng sinh viên sư phạm Ngữ văn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn tại các trường đại học, đáp ứng yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo, từ đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THẾ HƯNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LL&PP Dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Thị Thu Hương Phản biện 1: PGS. TS Bùi Minh Đức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Vân Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 3: TS. Phạm Thị Thu Hiền Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phát triển phẩm chất, năng lực (NL) cho người giáo viên là nhiệm vụ then chốt của ngành giáo dục bởi nhà giáo chính là chủ thể của quá trình đổi mới “căn bản, toàn diện” giáo dục nước nhà. Đội ngũ giáo viên (GV) là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục, GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần phải có đủ NL để đáp ứng tốt nhất những thay đổi đó. Người GV không chỉ có trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, kĩ năng cơ bản để thích ứng với xã hội mà còn góp phần giáo dục, rèn luyện thế hệ này trở thành một lực lượng chính có đủ phẩm chất để phát triển đất nước. Công cuộc đổi mới giáo dục cùng với sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn, kéo theo công tác đào tạo đội ngũ GV cũng phải thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu đó. Năng lực dạy học (NLDH) của GV là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo học sinh (HS) cũng như hiệu quả dạy và học trong nhà trường phổ thông. Phát triển NLDH của người GV là một quá trình lâu dài, trong đó vai trò đào tạo tại các nhà trường đại học đặt những yếu tố căn bản, nền móng. Do đó, để có đội ngũ nhà giáo đáp ứng những yêu cầu trong đổi mới giáo dục, trước hết cần đẩy mạnh quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho sinh viên (SV) sư phạm. Phát triển NLDH đọc hiểu văn bản đa phương thức (VBĐPT) cho SV sư phạm Ngữ văn góp phần đáp ứng yêu cầu mới của chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) và mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học. CTGDPT là văn bản (VB) quy phạm pháp luật quan trọng trong giáo dục, có giá trị định hướng cho các cơ sở giáo dục khi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. CTGDPT mới (2018) là một trong những bước tiến lớn trong hoạt động cải cách, đổi mới giáo dục ở nước ta. Đối với môn Ngữ văn, CTGDPT (2018) có những thay đổi cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cũng như đánh giá kết quả giáo dục. CTGDPT môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc Chương trình không quy định chi tiết nội dung DH mà chỉ xác định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe; xác định kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học và định hướng về ngữ liệu cho mỗi lớp. Trong số đó có các nội dung về VBĐPT. Có thể thấy, nội dung VBĐPT bước đầu được quan tâm trong một số khía cạnh của CTGDPT môn Ngữ văn (2018). Thực trạng phát triển NLDH cho sư phạm Ngữ văn, trong đó có NLDH đọc hiểu VB, tuy đã có một số thay đổi tích cực, song vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo, thích ứng với yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp. VBĐPT xuất hiện như hệ quả của sự phát triển của đời sống xã hội nghe nhìn cũng như cuộc cách mạng kĩ thuật số với những thay đổi vượt bậc. Sự thay đổi từ hệ thống VB đặt ra những yêu cầu cho người tiếp nhận cần có NL đọc hiểu các loại VB đó. Từ đó, giáo dục cũng cần có những thay đổi tương ứng, đặc biệt là giáo dục Ngữ văn với tư cách là một môn học công
  4. 2 cụ trong việc giúp người học có khả năng đọc hiểu các loại hình VB. Trong bối cảnh đó, DH đọc hiểu VBĐPT và phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT là một trong số những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy các nghiên cứu về đọc hiểu, NL đọc hiểu VB, NLDH đọc hiểu VB đã có những thành tựu đáng kể, song vẫn còn khoảng trống trong nghiên cứu về đọc hiểu VBĐPT, DH đọc hiểu VBĐPT và NLDH đọc hiểu VBĐPT. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn với mong muốn góp phần nào trong định hướng phát triển NLDH cho SV, nâng cao chất lượng đầu ra của SV sư phạm trong hoạt động DH đọc hiểu VBĐPT. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn thông qua hệ thống các biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng SV sư phạm Ngữ văn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn tại các trường đại học, đáp ứng yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo, từ đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, NL người học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn. + Xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn. + Tìm hiểu thực trạng phát triển NLDH đọc hiểu VB và NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn. + Đề xuất các biện pháp phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn + Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các đề xuất phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: NLDH đọc hiểu VBĐPT và các biện pháp phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng khảo sát và thực nghiệm: Đối tượng khảo sát là SV sư phạm Ngữ văn tại các trường đại học trong nước như trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐH Quy Nhơn, trường ĐH Tây Nguyên. Đối tượng thực nghiệm là SV sư phạm Ngữ văn năm thứ ba tại trường ĐHSP Hà Nội. - Về nội dung DH để phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV: Các biện pháp
  5. 3 phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT được nghiên cứu, đề xuất gắn với phạm vi các nội dung học phần nghiệp vụ chuyên ngành Ngữ văn có liên quan đến nội dung phát triển NLDH đọc hiểu VB, NLDH đọc hiểu VBĐPT trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ở các trường đại học kể trên. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5. Giả thuyết khoa học Trong thực tế giáo dục hiện nay, việc đưa VBĐPT trở thành một nội dung trong CTGDPT môn Ngữ văn (2018) vừa mang lại những điểm mới mẻ trong DH, vừa tạo nên những thách thức cho các nhà giáo dục. Do đó nếu ứng dụng được một cách bài bản, linh hoạt các biện pháp phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT do luận án đề xuất phù hợp với cấu trúc NLDH đọc hiểu VB, với đặc điểm tiếp nhận của SV sư phạm Ngữ văn và bối cảnh đào tạo thì NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sẽ được phát triển, từ đó đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học, CTGDPT môn Ngữ văn (2018) và chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông. 6. Những luận điểm khoa học được đưa ra bảo vệ - NLDH đọc hiểu VBĐPT là một trong số những NL quan trọng trong hệ thống NL nghề nghiệp cần có của người GV, việc rèn luyện NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn là một trong những yêu cầu quan trọng trong đào tạo đại học. - Để thúc đẩy NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn, đáp ứng tình hình mới nói chung, cải thiện thực trạng được khảo sát nói riêng, các lực lượng sư phạm cần áp dụng hiệu quả các biện pháp tác động đến đối tượng SV sư phạm Ngữ văn theo quy trình từ hoạt động thiết kế chuẩn đánh giá, quá trình DH đại học, quá trình thực tập, thực hành sư phạm, nghiên cứu khoa học của SV đến quá trình kiểm tra, đánh giá tại trường đại học. - Việc sử dụng một cách linh hoạt, bài bản các biện pháp mà luận án đề xuất góp phần phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn, trên cơ sở đó đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học, CTGDPT môn Ngữ văn (2018) và chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông. 7. Cấu trúc luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được trình bày theo cấu trúc 4 chương nội dung Chương 1: Tổng quan về vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn Chương 2: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu
  6. 4 VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn Chương 3: Tổ chức phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn Chương 4: Thực nghiệm sư phạm. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN 1.1. Nghiên cứu về năng lực dạy học và vấn đề phát triển năng lực dạy học 1.1.1. Nghiên cứu về năng lực dạy học - NLDH được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với NL nghề nghiệp và NL sư phạm. NL nghề nghiệp (NL lao động, NL công tác) được xem xét từ khái niệm NL chung quy chiếu tới NL trong một hoạt động nghề nghiệp, công việc cụ thể theo các hình thức phân công xã hội. Chúng tôi chú ý đến những vấn đề sau của NL sư phạm: quan niệm chung về NL sư phạm, cấu trúc của NL sư phạm và NLDH trong NL sư phạm của người GV. NLDH là thành phần quan trọng của NL sư phạm qua các nghiên cứu của Gonobolin (1977), Phạm Minh Hạc (1988), Giertz (2003), Dineke E.H. Tigelaar (2004), Ryegard (2008), Vũ Xuân Hùng (2011), Hakim (2015)… - Các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến cấu trúc của NLDH nói chung, NLDH của GV Ngữ văn nói riêng như Chris Kyriacou (1998), Lê Khánh Bằng (2005), Đặng Thành Hưng (2010), Nguyễn Phúc Chỉnh (2017), Hartini Sri (2018), Nguyễn Thị Quỳnh (2018), Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018), Nguyễn Thị Kim Dung (2018),… 1.1.2. Nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực dạy học Nhận thức được tầm quan trọng của NLDH, các lực lượng sư phạm ngày càng ý thức được nhu cầu phát triển NLDH đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chúng tôi tổng quan các nghiên cứu về vấn đề này theo bốn hướng chính sau: Vấn đề phát triển NLDH nói chung; Vấn đề phát triển NLDH cho GV; Vấn đề phát triển NLDH cho SV sư phạm; Bài học kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng GV. Các nhà nghiên cứu nhắc đến những vấn đề này là Nguyễn Hữu Dũng (1995), Ganster (2000), Guskey (2002), Đinh Quang Báo (2005), Lee Meng Foon (2007), Looney (2011), Đỗ Ngọc Thống (2012), Nguyễn Thị Thu Thủy (2015), Trịnh Thị Lan (2015), Nguyễn Thế Dân (2016), Nguyễn Quý Thanh (2017), Hartini Sri (2018), Bùi Minh Đức (2018), Đinh Thị Hồng Vân (2018)… 1.2. Nghiên cứu về văn bản đa phương thức và hoạt động đọc hiểu văn bản đa phương thức 1.2.1. Nghiên cứu về văn bản đa phương thức VBĐPT là vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như Serafini F., Kress G., Duncum P., Stockl, Bearne và nhiều tác giả khác. Nghiên cứu chung về VBĐPT cơ bản được chia thành các nhóm vấn đề như: xác định khái niệm VBĐPT,
  7. 5 các yếu tố tạo thành VBĐPT; cơ sở xuất hiện VBĐPT; vai trò của VBĐPT; đặc điểm của một số kênh giao tiếp trong VBĐPT. 1.2.2. Nghiên cứu về đọc hiểu văn bản đa phương thức Các tác giả nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu VBĐPT theo một số khía cạnh khác nhau. Chúng tôi tổng quan theo các vấn đề như nhân tố người đọc trong quá trình đọc hiểu VBĐPT, tiến trình đọc hiểu VBĐPT, chiến thuật đọc hiểu VBĐPT và hoạt động đọc hiểu một số kênh giao tiếp trong VBĐPT. 1.3. Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản và năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức 1.3.1. Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản - Hoạt động DH đọc hiểu VB ở nhà trường phổ thông là vấn đề được bàn bạc ở nhiều phương diện khác nhau như mục tiêu DH đọc hiểu VB, cách thức tổ chức hoạt động DH đọc hiểu VB, phương pháp DH đọc hiểu VB… với những thành tựu nghiên cứu nhất định. Lí luận về hoạt động DH đọc hiểu VB có sự đóng góp của các nhà nghiên cứu tiêu biểu như Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Hạnh, Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Trọng Hoàn, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Nam… - NLDH đọc hiểu VB được đề cập trong các nghiên cứu theo một số hướng sau: cấu trúc NLDH đọc hiểu VB; một số biện pháp nhằm phát triển NLDH đọc hiểu VB cho GV, SV sư phạm. 1.3.2. Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức Vấn đề NLDH đọc hiểu VBĐPT được nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn thay đổi của xã hội cũng như ở các nhà trường phổ thông. Tuy không trực tiếp đề cập đến NLDH đọc hiểu VBĐPT ở nhà trường phổ thông, một số tác giả trong và ngoài nước đã trình bày những yếu tố cần có của GV trong hoạt động DH đọc hiểu VBĐPT hoặc đề xuất những biện pháp trong DH đọc hiểu VBĐPT, từ đó định hướng tới những hoạt động mà GV phải làm trong quá trình DH đọc hiểu VBĐPT, góp phần chỉ ra GV cần phải phát triển những thành tố nào trong NLDH để có thể thực hiện tốt hoạt động DH đọc hiểu VBĐPT. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN 2.1. Năng lực dạy học và phát triển năng lực dạy học 2.1.1. Năng lực dạy học 2.1.1.1. Quan niệm về năng lực dạy học NLDH (teaching competence) là một năng lực nghề nghiệp mà GV cần có trong hoạt động DH để tiến hành có hiệu quả nhiệm vụ DH theo những tiêu chuẩn cụ thể.
  8. 6 NLDH là cơ sở để đánh giá khả năng của GV trong quá trình DH, đồng thời là động lực để GV vạch ra phương hướng phát triển những giá trị, phẩm chất chuyên môn khác. Theo nghĩa rộng, NLDH được xem là một thành phần quan trọng trong hệ thống các NL của người GV, là NL cần thiết trong tổ hợp các NL mà GV phải có trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Theo nghĩa hẹp, NLDH là một thành phần trong NL sư phạm. NLDH có thể được định nghĩa như sau: NLDH là sự vận dụng hiệu quả hệ thống những yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ, kinh nghiệm, niềm tin… của người dạy trong hoạt động DH cho phép người dạy thực hiện tốt công việc DH theo chuẩn đặt ra, đem lại hiệu quả học tập cho người học trong những điều kiện nhất định. 2.1.1.2. Đặc điểm của năng lực dạy học NLDH vừa thể hiện mục đích chính của NL đặt trong bối cảnh DH và hoạt động DH của người dạy, vừa mang một số đặc điểm của NL sư phạm. Chúng tôi xác định NLDH có những đặc điểm cơ bản sau: NLDH gắn với đặc điểm hành nghề của GV và sự phát triển của nghề sư phạm; NLDH vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật; NLDH được thể hiện trong khả năng xử lí lí luận và kĩ năng thực hành DH trong thực tiễn công tác; NLDH vừa là tổng hợp các yếu tố cá nhân, riêng biệt của người dạy, vừa phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc chung của ngành giáo dục. 2.1.2. Vấn đề phát triển năng lực dạy học 2.1.2.1. Quan niệm về chuẩn nghề nghiệp GV trong vấn đề phát triển NLDH của SV sư phạm Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông là bộ công cụ góp phần xem xét mức độ thực hiện NLDH của GV. Ở nước ta, hoạt động xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV được đẩy mạnh thực hiện. Chuẩn nghề nghiệp GV được đưa ra trong Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Chuẩn nghề nghiệp GV có mối quan hệ chặt chẽ với chuẩn đầu ra của SV sư phạm, thể hiện ở các tiêu chí về NLDH. Có thể thấy, chuẩn nghề nghiệp GV và chuẩn đầu ra của SV sư phạm tồn tại trong mối quan hệ đồng trục, đồng hướng, thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. SV sau khi ra trường cần đảm bảo các tiêu chí ở mức đạt (mức thấp nhất) thì mới có thể thực hiện công việc chuyên môn. Tuy nhiên, việc đạt ở các tiêu chí của SV sau khi mới ra trường mới chỉ đảm bảo ở mức độ tương đối vì sau khi ra trường, SV còn có thời gian tập sự và cũng chưa có bối cảnh DH ở các nhà trường phổ thông để thực hiện hoạt động DH. 2.1.2.2. Hệ thống một số thành phần NLDH được phát triển cho SV sư phạm NLDH của SV được xem xét như sự vận dụng hiệu quả tổng hòa các yếu tố trong DH gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ, kinh nghiệm, niềm tin, hứng thú… DH của SV nhằm thực hiện tốt hoạt động DH. Chúng tôi xác định những thành phần NLDH được phát triển cho SV sư phạm bao gồm: Xây dựng kế hoạch DH; Đảm bảo kiến thức chuyên môn; Đảm bảo chương trình môn học; Vận dụng các PPDH và sử dụng các phương tiện DH;
  9. 7 Quản lí hồ sơ DH; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. 2.1.2.3. Hoạt động đào tạo SV sư phạm nhằm phát triển NLDH Ở nước ta, hoạt động đào tạo SV sư phạm nhằm phát triển NLDH được coi là một trong số những vấn đề trọng tâm của đào tạo đội ngũ GV. Chúng tôi xem xét vấn đề này ở các khía cạnh như: các mô hình đào tạo SV sư phạm, các giai đoạn đào tạo SV sư phạm và các con đường cơ bản để phát triển NLDH cho SV sư phạm. 2.2. Văn bản đa phương thức và đọc hiểu văn bản đa phương thức 2.2.1. Văn bản đa phương thức 2.2.1.1. Quan niệm chung về văn bản đa phương thức - Vấn đề xác định kênh giao tiếp trong văn bản đa phương thức + Kênh giao tiếp (hay còn gọi là kênh biểu đạt, phương tiện biểu đạt, dạng thức biểu đạt…) xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh là model (kiểu, mô hình, mẫu), có gốc là từ mode (loại, dạng). Khi thuật ngữ kênh giao tiếp được kết hợp với tiền tố multi (nhiều, đa) sẽ tạo thành thuật ngữ chỉ kênh giao tiếp đa phương thức (multimodal). Loại hình VB sử dụng nhiều kênh giao tiếp đa phương thức là VBĐPT (multimodal text), được đặt tương quan với loại hình VB chỉ sử dụng một kênh giao tiếp là VB đơn phương thức (monomodal text). + Kênh giao tiếp trong VBĐPT được chia thành nhiều dạng thức khác nhau, về cơ bản được chia thành ba nhóm như sau: Nhóm kênh giao tiếp tĩnh: từ ngữ, hình ảnh tĩnh (still image - tranh vẽ, ảnh chụp, hình vẽ), đồ họa (sơ đồ, đồ thị, lược đồ, bản đồ),…; Nhóm kênh giao tiếp động: âm thanh (tiếng động, âm nhạc, hiệu ứng âm thanh, khoảng lặng), hình ảnh động (animation), video (ghi hình và tiếng từ các thiết bị quay phim), đường dẫn (link liên kết từ VB này tới VB khác), hoạt động thực tế (thông qua cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ nói, tư thế, diễn xuất của nhân vật trong thực tế)…; Nhóm kênh giao tiếp tương tác: chương trình tương tác (interactive program) yêu cầu sự phản hồi, tương tác giữa người tạo kênh giao tiếp và người nhận kênh giao tiếp hoặc giữa những người nhận kênh giao tiếp với nhau (video tương tác, ảnh tương tác, hội thảo, diễn đàn, mạng xã hội, trang web mua bán, trao đổi…). + Việc phân định và gọi tên các kênh giao tiếp trong VBĐPT chỉ mang tính tương đối. Tồn tại hai quan niệm chính khi phân định các kênh giao tiếp trong VBĐPT như sau: 1- Kênh giao tiếp trong VBĐPT là các yếu tố hoàn chỉnh gồm có ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, video, liên kết, hành động, tương tác… ; 2 - Kênh giao tiếp trong VBĐPT là các tiểu yếu tố của hình ảnh (như màu sắc, ánh sáng, độ tương phản, bố cục, khung,…), âm thanh (như nhạc điệu, cường điệu, ngữ điệu, cao độ, âm vực,…), hành động (như cử chỉ, tư thế, điệu bộ,…) từ đó khẳng định các VB đều tồn tại ở thể đa lập. Theo quan điểm của luận án, chúng tôi theo hướng quan niệm thứ nhất để thuận lợi hơn trong việc phân chia và nhận diện các kênh giao tiếp của VBĐPT. - Đặc điểm của các kênh giao tiếp trong văn bản đa phương thức:
  10. 8 + Các kênh giao tiếp trong VBĐPT thể hiện sự kết hợp, tích hợp với nhau. + Các kênh giao tiếp trong VBĐPT thể hiện sự tương tác, chịu ảnh hưởng lẫn nhau nhưng có những kênh giao tiếp đóng vai trò nổi trội hơn một số kênh giao tiếp khác trong việc biểu đạt nghĩa của VBĐPT. + Các kênh giao tiếp trong VBĐPT, nhất là trong VBĐPT kĩ thuật số có đặc điểm gắn với sự hỗ trợ của kĩ thuật, thể hiện tính linh động về thời gian, địa điểm tiếp nhận Từ những quan niệm về kênh giao tiếp, đặc điểm của kênh giao tiếp trong VBĐPT, có thể xác định quan niệm chung về VBĐPT như sau: VBĐPT (trong tương quan với VB đơn phương thức) là VB được tạo thành bởi hai kênh giao tiếp trở lên (bao gồm ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, video, đường dẫn, hoạt động, sự tương tác…), các kênh giao tiếp này được kết hợp chặt chẽ, thể hiện sự tương tác, ảnh hưởng và kết nối nhất định, có thể kết hợp với sự hỗ trợ của kĩ thuật số, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, biểu đạt ý nghĩa hoàn chỉnh, đáp ứng mục đích giao tiếp nhất định. 2.2.1.2. Phân loại văn bản đa phương thức VBĐPT có thể được phân chia thành các tiểu loại theo nhiều cách dựa vào các tiêu chí khác nhau. Chúng tôi đưa ra một số tiêu chí phân loại như sau: môi trường tồn tại của VB; kênh giao tiếp đa phương thức nổi trội; mục đích giao tiếp; số lượng kênh giao tiếp đa phương thức; lĩnh vực. 2.2.1.3. Đặc điểm của văn bản đa phương thức - VBĐPT được trình bày theo hình thức không liên tục (non-continuous). - VBĐPT yêu cầu người tiếp nhận huy động nhiều giác quan trong quá trình nhận thức, giải mã VB. - VBĐPT sử dụng các kênh giao tiếp trực quan giúp thông tin được trình bày sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ. - VBĐPT thể hiện tính phổ quát rộng rãi, hướng đến đối tượng người đọc đông đảo hơn VB đơn phương thức - VBĐPT có tính thẩm mĩ. - VBĐPT thể hiện tính hàm súc trong việc biểu đạt thông tin. - Ngoài các đặc điểm trên, VBĐPT trong môn Ngữ văn thể hiện vai trò quan trọng của kênh ngôn ngữ so với các kênh giao tiếp khác trong VB đồng thời thể hiện tính ứng dụng trong DH Ngữ văn. 2.2.1.4. Văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông - CTGDPT môn Ngữ văn (2018) định nghĩa VBĐPT là “văn bản có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh”. Theo định nghĩa này, CTGDPT quan niệm VBĐPT trong môn Ngữ văn trước hết là VB được tạo thành từ kênh ngôn ngữ, sau đó mới là các kênh giao tiếp khác như kí hiệu, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh... - VBĐPT có mặt xuyên suốt các cấp học phổ thông từ tiểu học, trung học cơ sở đến
  11. 9 trung học phổ thông. - Các phương thức chính được kết hợp với phương thức ngôn ngữ để tạo nên VBĐPT bao gồm cả các phương thức giao tiếp tĩnh và động. - Nội dung VBĐPT được đưa vào chương trình phổ thông bao gồm cả mạch đọc hiểu VBĐPT và mạch tạo lập VBĐPT. - Ở hệ thống chuyên đề học tập cho HS, VBĐPT cũng được đưa vào là một nội dung học tập. - Trong nhà trường phổ thông, HS được tiếp cận với cả ba tiểu loại VBĐPT phân loại theo mục đích giao tiếp là VB thông tin đa phương thức, VB văn học đa phương thức và VB nghị luận đa phương thức. - Phương pháp giáo dục và thiết bị DH ở nhà trường phổ thông cũng có nội dung liên quan đến VBĐPT. 2.2.2. Đọc hiểu văn bản đa phương thức 2.2.2.1. Bản chất “đọc hiểu” khi tiếp cận văn bản đa phương thức Warner Jordan Education (2013) sử dụng thuật ngữ “đọc” (reading) khi nhắc đến hoạt động đọc hiểu VBĐPT. Tác giả giải thích tên gọi hoạt động này là đọc (thay vì xem/nghe) vì “VB này có những nội dung yêu cầu người đọc cần có kiến thức về hoạt động đọc để thực sự hiểu những gì mà họ nhìn thấy, và dù cần nhìn/xem nhưng bản chất của hoạt động này vẫn là đọc những kí hiệu trực quan (…) Những VB trực quan được tạo nên bởi những quy tắc riêng buộc người đọc phải có hiểu biết về những quy tắc này khi cố gắng hiểu VB” Quan điểm này cũng thống nhất với cách gọi của nhiều nhà nghiên cứu khác như Kress G. (1996), Fleckenstein K. (2002), Tony Schirato (2004), Serafini F. (2014), Ciera Harris (2019), Stephanie Harvey (2021) … Dù VBĐPT là tổng hợp hệ thống nhiều loại kênh giao tiếp khác nhau, có thể thấy hoạt động đọc hiểu VBĐPT trong nhà trường không thể tách rời với hoạt động đọc hiểu kênh giao tiếp ngôn ngữ. Ngoài ra, khi xem xét mạch đọc hiểu VBĐPT trong nhà trường phổ thông, các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ được kết hợp với kênh giao tiếp ngôn ngữ cũng chủ yếu là các kênh giao tiếp dạng tĩnh như: “hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ…” yêu cầu người đọc cần sử dụng thị giác là chính để tiếp nhận. Những yếu tố này nhấn mạnh bản chất “đọc hiểu” khi người đọc tiếp cận VBĐPT trong nhà trường phổ thông. 2.2.2.2. Tiến trình đọc văn bản đa phương thức Có nhiều quan niệm khác nhau về tiến trình đọc hiểu VBĐPT hoặc mỗi tiểu loại VBĐPT lại có những nghiên cứu về cách đọc riêng. Chúng tôi nhận thấy trong nhiều nghiên cứu, tiến trình đọc hiểu VBĐPT được thống nhất là có thể trải qua các giai đoạn trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc: - Trước khi đọc: Thiết lập mục đích đọc (setting a purpose for reading); Đưa ra dự đoán (making predictions) - Trong khi đọc: Quan sát các phần chính của VBĐPT (observing main tracks); Đặt
  12. 10 câu hỏi (asking questions); Xác định điều quan trọng (determining importance); Nghe (listening); Tưởng tượng (visualizing); Tương tác (interacting) - Sau khi đọc: Suy luận (inferring/ drawing inferences); Tổng hợp (synthesizing) 2.3. Năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức 2.3.1. Khái niệm năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức NLDH đọc hiểu VBĐPT là sự vận dụng hiệu quả các yếu tố như tri thức, trải nghiệm nền có liên quan đến VBĐPT, DH đọc hiểu VBĐPT; các kĩ năng DH đọc hiểu VBĐPT; các thuộc tính cá nhân khác như: ý chí, niềm tin, nhu cầu, hứng thú,… của người dạy để xây dựng kế hoạch DH; tổ chức DH theo kế hoạch; kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của HS; xây dựng và sử dụng hồ sơ DH; tự đánh giá, tìm tòi, nghiên cứu khoa học về DH đọc hiểu VBĐPT, từ đó đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học. 2.3.2. Cấu trúc năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức Từ mô hình tảng băng NL nghề nghiệp của Spencer, L.M. và Spencer, S.M. (1993), Seema Sanghi (2007) và các quan niệm về vấn đề này, chúng tôi mô tả lại mô hình tảng băng NL nghề nghiệp (có điều chỉnh). Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng mô hình tảng băng NLDH đọc hiểu VBĐPT gồm hai phần sau: - Bề sâu bao gồm các yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ, kinh nghiệm không quan sát được như sau: Kiến thức nền về DH đọc hiểu VBĐPT; Kĩ năng DH đọc hiểu VBĐPT; Thái độ, động cơ, kinh nghiệm DH đọc hiểu VBĐPT - Bề mặt bao gồm các yếu tố hiển thị, có thể quan sát được qua các hành vi DH đọc hiểu VBĐPT cụ thể như sau: Xây dựng kế hoạch bài DH đọc hiểu VBĐPT; Tổ chức DH đọc hiểu VBĐPT; Đánh giá năng lực đọc hiểu VBĐPT của HS; Xây dựng và sử dụng hồ sơ DH đọc hiểu VBĐPT; Tự đánh giá NLDH đọc hiểu VBĐPT; Nghiên cứu khoa học về DH đọc hiểu VBĐPT 2.4. Đặc điểm của sinh viên sư phạm Ngữ văn với vấn đề phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức SV sư phạm Ngữ văn vừa có những đặc điểm chung của SV sư phạm, vừa có những đặc điểm riêng của SV chuyên ngành sư phạm Ngữ văn, có những thuận lợi và cũng có một số hạn chế trong quá trình học tập xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. - SV sư phạm Ngữ văn có những đặc điểm chung của SV. - Hoạt động học tập của SV sư phạm Ngữ văn gắn liền với quá trình học nghề. - SV sư phạm Ngữ văn có một số đặc điểm gắn với chuyên ngành đào tạo. - SV sư phạm Ngữ văn cũng có một số hạn chế trong hoạt động học tập, thể hiện ở một số khó khăn gặp phải khi học tập, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV. Có thể thấy, các đặc điểm trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện đặc điểm của SV sư phạm nói chung, SV sư phạm Ngữ văn nói riêng. Tìm hiểu những đặc điểm này giúp GgV và các lực lượng sư phạm khác định hướng được quá trình hình thành và
  13. 11 phát triển NL cho SV một cách hợp lí. 2.5. Thực trạng phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản và năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 2.5.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng - Mục đích khảo sát: Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển NLDH đọc hiểu VB, NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn hiện nay, xác định cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi tiến hành khảo sát các vấn đề chính liên quan tới nhận thức của GgV, SV cũng như thực tiễn chương trình, học liệu, hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá về vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VB, NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn. - Đối tượng khảo sát: + CTGDPT môn Ngữ văn (2018), chương trình đào tạo đại học của một số trường trong nước như trường ĐHSP Hà Nội (2021), trường ĐH Quy Nhơn (2020), trường ĐH Tây Nguyên (2020). + 24 GgV sư phạm Ngữ văn giảng dạy đại học một số chuyên ngành như PPDH Ngữ văn, Văn học Việt Nam hiện đại, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học, Ngôn ngữ và 180 SV sư phạm Ngữ văn năm thứ tư tại các trường đại học kể trên. - Nội dung khảo sát: Vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển NLDH đọc hiểu VB, NLDH đọc hiểu VBĐPT; nội dung NLDH đọc hiểu VB; các giáo trình và tài liệu tham khảo được giới thiệu, sử dụng trong quá trình học đại học; nội dung CTGDPT môn Ngữ văn (2018) và chương trình đào tạo đại học có liên quan đến vấn đề phát triển NLDH, NLDH đọc hiểu VB, NLDH đọc hiểu VBĐPT… - Phương pháp khảo sát: khảo sát bằng phiếu hỏi, phân tích tài liệu, phân tích sản phẩm, phỏng vấn. 2.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng 2.5.2.1. Thực tiễn nhận thức của giảng viên và sinh viên sư phạm Ngữ văn với vấn đề phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản - Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VB: Kết quả khảo sát nhận thức của GgV/SV về tầm quan trọng của vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VB cho thấy tất cả các GgV được khảo sát đều cho rằng việc phát triển NLDH đọc hiểu VB là quan trọng đối với SV, khẳng định đó là một NL cần thiết để SV có thể hành nghề sau này. - Nhận thức về NLDH đọc hiểu VB, NLDH đọc hiểu VBĐPT: Kết quả khảo sát nhận thức của GgV về các nội dung liên quan đến NLDH đọc hiểu VB, NLDH đọc hiểu VBĐPT được thể hiện ở việc phần lớn GgV được khảo sát biết hoặc biết rõ về các nội dung NL, phát triển NL; NLDH và phát triển NLDH. Với nội dung VBĐPT, GgV chủ yếu đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân ở mức bình thường hoặc biết cơ bản; 12,5% GgV cho rằng mình không biết về vấn đề đọc hiểu VBĐPT, NLDH đọc hiểu VBĐPT. Kết
  14. 12 quả khảo sát các nội dung trên đối với SV cho thấy trong số 180 SV được khảo sát, phần lớn SV có hiểu biết về NL, vấn đề phát triển NL; NLDH; đọc hiểu VB và NLDH đọc hiểu VB. Số lượng SV có hiểu biết về vấn đề VBĐPT, NLDH đọc hiểu VBĐPT tương đối thấp. 2.5.2.2. Thực tiễn chương trình, học liệu để phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản, năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn - Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018): Theo kết quả thống kê, tất cả GgV được khảo sát đều sử dụng CTGDPT môn Ngữ văn (2018) trong quá trình DH. - Chương trình đào tạo đại học: Chúng tôi lựa chọn và cập nhật chương trình đào tạo hiện hành của một số trường đại học trong nước với thời gian ban hành tương ứng sau: trường ĐHSP Hà Nội (2021), trường ĐH Quy Nhơn (2020), trường ĐH Tây Nguyên (2020). Quá trình khảo sát chương trình đào tạo hướng tới những nội dung chính sau: mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của SV sư phạm, khối lượng kiến thức có nội dung phát triển NLDH của SV. - Học liệu: Chúng tôi nghiên cứu hệ thống học liệu trong đề cương một số học phần nhằm phát triển NLDH cho SV ở các khía cạnh: Về mức độ phong phú, đa dạng của học liệu; Về mức độ phổ biến của học liệu; Về mức độ cập nhật của học liệu. Bên cạnh đó, chúng tôi tìm hiểu thực tiễn giới thiệu và sử dụng học liệu trong quá trình DH của GgV và SV ở các trường trong phạm vi khảo sát. Chúng tôi nhận thấy kết quả trên tương đối thống nhất với kết quả khảo sát của GgV, cả về danh mục tài liệu được sử dụng nhiều cũng như tính phân hóa vùng miền như đã thấy được ở việc sử dụng học liệu của GgV. Điều này cho thấy SV đã có ý thức sử dụng những tài liệu được GgV giới thiệu, tuy nhiên ít tự tìm hiểu các tài liệu khác. 2.5.2.3. Thực tiễn về hoạt động phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức của sinh viên sư phạm Ngữ văn Để tìm hiểu thực tiễn hoạt động phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn, chúng tôi khảo sát nội dung DH đọc hiểu VBĐPT; hoạt động kiểm tra, đánh giá nội dung DH đọc hiểu VBĐPT và thực tiễn NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn thể hiện ở các thành tố xây dựng kế hoạch DH đọc hiểu VBĐPT; tổ chức DH đọc hiểu VBĐPT và đánh giá NL đọc hiểu VBĐPT của HS. Đối tượng khảo sát là 8 GgV sư phạm Ngữ văn giảng dạy đại học chuyên ngành PPDH Ngữ văn và 30 SV sư phạm Ngữ văn năm thứ thứ tư ngẫu nhiên tại các trường như ĐHSP Hà Nội, ĐH Tây Nguyên, ĐH Quy Nhơn. Từ việc khảo sát nội dung DH, hoạt động DH, hoạt động kiểm tra đánh giá cũng như một số thành tố trong NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV, chúng tôi nhận thấy nội dung DH đọc hiểu VBĐPT, hoạt động kiểm tra đánh giá còn nhiều bất cập từ đó dẫn tới kết quả thực hiện các hoạt động DH đọc hiểu VBĐPT của SV còn tương đối thấp. Điều này phụ
  15. 13 thuộc từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan từ chương trình đào tạo đến quá trình DH. CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN 3.1. Các yêu cầu trong phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn - Đảm bảo đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn - Đảm bảo gắn bó chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành - Đảm bảo mối quan hệ giữa “bề sâu” và “bề mặt” trong mô hình tảng băng NLDH đọc hiểu VBĐPT - Đảm bảo tích cực hóa hoạt động nhận thức, thực hành của SV - Đảm bảo DH đọc hiểu VBĐPT theo đặc điểm thể loại 3.2. Các biện pháp phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 3.2.1. Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 3.2.1.1. Cơ sở khoa học của hoạt động xây dựng chuẩn đánh giá năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức Từ quy trình xây dựng chuẩn đánh giá NL nói chung, kết hợp với cơ sở khoa học là mục tiêu của một số học phần có nội dung liên quan đến hoạt động DH đọc hiểu VB và phát triển NLDH đọc hiểu VB, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học, chúng tôi tổng hợp (có điều chỉnh) và thực hiện quy trình xây dựng chuẩn đánh giá NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn. 3.2.1.2. Tiến hành xây dựng chuẩn đánh giá năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn Chuẩn đánh giá NLDH đọc hiểu VBĐPT được xây dựng trong luận án với mong muốn là nội dung khảo nghiệm trong hoạt động đánh giá NLDH của SV, đơn vị NLDH đọc hiểu VBĐPT trong một số học phần chuyên ngành PPDH như Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn, Tổ chức dạy học môn Ngữ văn (Trường ĐHSP Hà Nội, 2021), học phần Lí luận và phương pháp dạy học Văn 1, Lí luận và phương pháp dạy học Văn 2 (học phần trong chương trình đào tạo của Trường ĐH Quy Nhơn, 2020), học phần Lí luận dạy học Ngữ văn, Phương pháp dạy học Văn (học phần trong chương trình đào tạo của Trường ĐH Tây Nguyên, 2020). Bước 1. Xác định khái niệm NLDH đọc hiểu VBĐPT Khái niệm NLDH đọc hiểu VBĐPT được thống nhất theo quan điểm của luận án. Bước 2. Xác định cấu trúc NLDH đọc hiểu VBĐPT Chúng tôi xác định cấu trúc NLDH đọc hiểu VBĐPT gồm hai phần tương ứng với mô hình của tảng băng NLDH đọc hiểu VBĐPT. Trong quá trình xây dựng chuẩn đánh
  16. 14 giá NLDH đọc hiểu VBĐPT, chúng tôi tập trung vào cấu trúc phần nổi của tảng băng NLDH đọc hiểu VBĐPT vì đây là thành phần có thể quan sát và đo được, cũng là “đầu ra” của năng lực, là “năng lực thực hiện” dạy học đọc hiểu VBĐPT, bao gồm những phần sau: i) Xây dựng kế hoạch DH đọc hiểu VBĐPT; ii) Tổ chức DH đọc hiểu VBĐPT theo kế hoạch DH; iii) Đánh giá năng lực đọc hiểu VBĐPT của HS; iv) Xây dựng và sử dụng hồ sơ DH đọc hiểu VBĐPT; v) Tự đánh giá NLDH đọc hiểu VBĐPT của bản thân; vi) Nghiên cứu khoa học về DH đọc hiểu VBĐPT Bước 3. Mô tả phạm vi của từng thành tố trong cấu trúc NLDH đọc hiểu VBĐPT Bước 4. Thiết lập đường phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT Sau khi xác định các chỉ số hành vi của từng thành phần NLDH đọc hiểu VBĐPT, chúng tôi xây dựng mô tả các tiêu chí chất lượng cho mỗi chỉ số hành vi. Đây chính là bước xác định các mức độ phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn nhằm phân biệt các mức độ NL khác nhau của SV. Trên cơ sở phần mô tả các tiêu chí chất lượng trong mỗi chỉ số hành vi của NLDH đọc hiểu VBĐPT, chúng tôi xây dựng chuẩn đánh giá NLDH đọc hiểu VBĐPT làm tiền đề để thiết lập đường phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT. Đường phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT gồm các mức sau: Mức 1 - Chưa đạt; mức 2 - Đạt; mức 3 - Khá; mức 4 - Tốt. 3.2.2. Trang bị tri thức nền nhằm phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 3.2.2.1. Một số tri thức nền cần trang bị cho sinh viên sư phạm Ngữ văn Có nhiều đơn vị tri thức nền về VBĐPT hỗ trợ trong quá trình phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV, trong giới hạn luận án, chúng tôi tập trung xem xét tới việc trang bị một số tri thức nền có liên quan trực tiếp tới việc phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn như sau: 1 - VBĐPT; 2 - Các chiến thuật đọc hiểu VBĐPT; 3 - DH đọc hiểu VBĐPT. 3.2.2.2. Tiến hành trang bị tri thức nền nhằm phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn Quá trình trang bị tri thức nền để phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn là một quá trình lâu dài, có thể được tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau. GgV có thể trang bị tri thức cho SV thông qua các hình thức DH đa dạng trên lớp, hệ thống bài tập cho quá trình học tập ở nhà hay các hình thức hoạt động ngoại khóa… Ở đây, chúng tôi lựa chọn hình thức DH theo mô hình LHĐN để thực hiện trang bị tri thức nền nhằm phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV. Quy trình vận dụng mô hình LHĐN vào việc trang bị tri thức nền về VBĐPT và DH đọc hiểu VBĐPT cho SV có thể diễn ra như sau: Bước 1: Lựa chọn đơn vị tri thức nền về VBĐPT cần trang bị và xác định mục tiêu bài học Bước 2: Thiết kế nội dung tự học trực tuyến
  17. 15 Bước 3: Triển khai hoạt động tự học lớp học trực tuyến Bước 4: Tiến hành trao đổi, thảo luận trên lớp học 3.2.3. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 3.2.3.1. Quan niệm về bài tập theo định hướng phát triển năng lực Bài tập theo định hướng phát triển NL được xây dựng thay thế cho bài tập thuần kiểm tra nội dung kiến thức. Bài tập phát triển NL nói chung, bài tập phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn nói riêng có những đặc điểm sau: Bài tập được xây dựng gắn với bối cảnh thực tế; Bài tập yêu cầu SV huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ và các thuộc tính cá nhân khác để thực hiện các hoạt động DH đọc hiểu VBĐPT một cách hiệu quả; Bài tập đảm bảo tính phân hóa, vừa sức với đối tượng SV. Do NL là yếu tố mang tính “động”, thay đổi trong những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống khác nhau nên bài tập phát triển NL cần chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng người học để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của người học trong quá trình phát triển NL. 3.2.3.2. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn Để đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn, chúng tôi chia hệ thống bài tập theo tiêu chí các hoạt động DH đọc hiểu VBĐPT của SV. Trong mỗi nhóm bài tập này lại được chia thành 4 dạng bài tập tương ứng phân loại theo các cấp độ nhận thức của người học là bài tập nhận biết, bài tập thông hiểu, bài tập vận dụng và bài tập đánh giá. Khi xây dựng bài tập phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT, GgV cần chú ý đến mục đích sử dụng bài tập, dạng bài tập lựa chọn và cách thức sử dụng bài tập trong thực tế DH. Tùy từng trường hợp cụ thể mà GgV có thể tiến hành quy trình xây dựng bài tập khác nhau. Về cơ bản, quy trình xây dựng bài tập phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT có thể bao gồm những bước sau: Bước 1: Lựa chọn đơn vị NLDH đọc hiểu VBĐPT cần phát triển cho SV Bước 2: Lựa chọn dạng bài tập phù hợp, sau đó tiến hành xây dựng Bước 3: Xây dựng đáp án, hướng dẫn chấm, tiêu chí đánh giá kết quả làm bài tập Bước 4: Kiểm tra lại bài tập đã xây dựng và lập kế hoạch sử dụng hệ thống bài tập Hoạt động xây dựng bài tập phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT được tiến hành như quy trình đã xây dựng. Chúng tôi đưa ra một ví dụ minh họa cho mỗi dạng bài tập trong hệ thống phân loại bài tập phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT. Quy trình sử dụng hệ thống bài tập phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT có thể được diễn ra linh hoạt tùy theo vào mục đích sử dụng bài tập, vị trí của hoạt động sử dụng bài tập trong tiến trình DH… Về cơ bản, hoạt động sử dụng hệ thống bài tập phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT có thể được tiến hành theo quy trình sau:
  18. 16 Bước 1: Giới thiệu mục tiêu DH Bước 2: Giao bài tập cho SV Bước 3: Hướng dẫn SV thực hiện bài tập Bước 4: Chữa bài tập, đánh giá kết quả hoạt động của SV Bước 5: Kết luận 3.2.4. Tổ chức trải nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môi trường giáo dục phổ thông cho sinh viên sư phạm Ngữ văn - Phân tích bài DH đọc hiểu VBĐPT ở nhà trường phổ thông qua dữ liệu video DH: Hoạt động sử dụng video trong DH nhằm tăng cường trải nghiệm DH đọc hiểu VBĐPT trong môi trường giáo dục phổ thông cho SV sư phạm Ngữ văn cần đảm bảo một số yêu cầu nhất định. Quy trình sử dụng video trong DH phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn có thể được tiến hành theo ba giai đoạn sau: Trước giờ lên lớp; Trong giờ lên lớp; Sau giờ lên lớp. Khi tiến hành sử dụng video DH, GgV cần thiết kế hoạt động cụ thể vào kế hoạch DH. Hoạt động DH bằng video có thể tiến hành thành một bài học cụ thể hoặc là một phần của bài học. - Phân tích giờ DH đọc hiểu VBĐPT ở nhà trường phổ thông qua hoạt động dự giờ: Hoạt động dự giờ (observation of teaching/ peer observation of teaching/ peer review of teaching) là việc người dự (observer) quan sát, theo dõi hoạt động DH của người dạy (observee) trong một hoặc một số tiết học để từ đó có những đánh giá, phản hồi phù hợp, góp phần phát triển chuyên môn của người dạy. Hoạt động dự giờ DH đọc hiểu VBĐPT cần thể hiện quá trình quan sát chủ động của SV. Hoạt động dự giờ giúp SV xem xét cách thức GV hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ học tập, nhận ra những vấn đề trong lớp học thực tế và nâng cao khả năng thích ứng của SV trong bối cảnh thực tế ở trường phổ thông. Quy trình dự giờ DH đọc hiểu VBĐPT ở nhà trường phổ thông có thể diễn ra theo các giai đoạn: Trước khi dự giờ DH đọc hiểu VBĐPT; Trong khi dự giờ DH đọc hiểu VBĐPT; Sau khi dự giờ DH đọc hiểu VBĐPT - Thực hành DH đọc hiểu VBĐPT ở nhà trường phổ thông qua hoạt động thực tập sư phạm: Hoạt động TTSP (teaching practicum) là việc người học được tham gia trải nghiệm DH ở môi trường nghề nghiệp thực tế nhằm phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Hoạt động TTSP đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển NLDH nói chung, NLDH đọc hiểu VBĐPT nói riêng cho SV sư phạm Ngữ văn. Hoạt động TTSP thường diễn ra vào thời điểm SV bước vào giai đoạn cuối ở trường đại học, khi đã đáp ứng được những yêu cầu cần thiết về kiến thức, kĩ năng DH. Hoạt động thực tập DH đọc hiểu VBĐPT chi là một phần nhỏ trong cả quá trình TTSP của SV. Chúng tôi xác định quy trình rèn luyện NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV thông qua hoạt động TTSP được đặt trong hoạt động rèn luyện NLDH nói chung với những giai đoạn cơ bản sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực tập sư phạm về DH đọc hiểu VBĐPT; Giai đoạn 2: Tổ chức thực tập sư phạm về DH đọc hiểu VBĐPT; Giai đoạn 3: Đánh giá, phản hồi sau thực tập sư phạm về
  19. 17 DH đọc hiểu VBĐPT. 3.2.5. Hướng dẫn sinh viên sư phạm Ngữ văn phát hiện và giải quyết vấn đề về dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học Hoạt động NCKH góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo đại học, là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học, là khâu quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện của SV, thể hiện tính chủ động, tích cực, sáng tạo của SV khi phát hiện, giải quyết vấn đề, rèn luyện tư duy phản biện, tư duy nghiên cứu vấn đề ở chiều sâu. Hoạt động NCKH về DH đọc hiểu VBĐPT được đặt trong hoạt động NCKH về các vấn đề học thuật nói chung của SV, góp phần giúp SV phát huy khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong nội dung các học phần Phương pháp DH Ngữ văn hoặc Phương pháp NCKH ở trường đại học, GgV có thể xen kẽ hoạt động rèn luyện kĩ năng NCKH cho SV. Hoạt động rèn luyện các kĩ năng NCKH đối với vấn đề DH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn có thể thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Xác định kĩ năng nghiên cứu khoa học cần hình thành Bước 2: Thực hiện thao tác mẫu cho SV Bước 3: GgV cho SV thực hiện kĩ năng nghiên cứu khoa học Bước 4: Vận dụng 3.2.6. Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết trong phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn Việc kết hợp hai loại hình đánh giá trên trong việc phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV dựa vào những cơ sở sau: Mỗi hình thức đánh giá có những ưu thế riêng; Đảm bảo tính chất “động” của NL; Phù hợp với mục tiêu DH và quy định về các loại hình đánh giá của các học phần Phương pháp DH bộ môn; Góp phần giảm áp lực về điểm số; Thể hiện định hướng lấy người học làm trung tâm. Hoạt động phối hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết trong phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn có thể được thực hiện theo những định hướng sau: Nội dung đánh giá bao gồm các thành tố NLDH đọc hiểu VBĐPT; Đánh giá thông qua hoạt động DH các học phần Phương pháp DH Ngữ văn; Đánh giá thông qua việc áp dụng các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật DH, sử dụng các công cụ đánh giá khác nhau; Đánh giá ở nhiều thời điểm và bối cảnh khác nhau. Chúng tôi xây dựng quy trình phối hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết nhằm phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá DH đọc hiểu VBĐPT Bước 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá DH đọc hiểu VBĐPT Bước 3: Tổ chức đánh giá DH đọc hiểu VBĐPT Bước 4: Tổng hợp, xử lí kết quả đánh giá DH đọc hiểu VBĐPT
  20. 18 CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Mục đích, đối tượng, nội dung và thời gian thực nghiệm 4.1.1. Mục đích thực nghiệm Hoạt động TN được tiến hành nhằm cụ thể hóa các biện pháp phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn được đề xuất. Bên cạnh đó, hoạt động TN sư phạm còn nhằm đánh giá kết quả NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn qua việc phân tích, đối chiếu kết quả định tính và định lượng NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV qua các lần đánh giá khác nhau. Từ đó, chúng tôi kiểm chứng tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học được đưa ra ở chương 2 cũng như đánh giá tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn được đưa ra ở chương 3. NLDH đọc hiểu VBĐPT được cấu thành từ nhiều thành tố khác nhau. Do điều kiện giới hạn của đề tài, chúng tôi không tiến hành TN kiểm chứng mức độ hiệu quả của tất cả các biện pháp phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT để hình thành và phát triển tất cả các thành tố NLDH đọc hiểu VBĐPT. Việc TN sư phạm hướng đến hình thành và phát triển cho người học một thành tố cụ thể trong NLDH đọc hiểu VBĐPT là khả năng xây dựng kế hoạch DH đọc hiểu VBĐPT. Việc phát triển thành tố NL này được thực hiện với sự hỗ trợ của 4 biện pháp chủ yếu trong số các biện pháp đã nêu là 1- Xây dựng chuẩn đánh giá NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn, 2- Vận dụng mô hình LHĐN để trang bị tri thức nền về VBĐPT và DH đọc hiểu VBĐPT, 3- Sử dụng hệ thống bài tập phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn và 4- Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết trong phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp đã nêu với đề xuất phát triển khả năng xây dựng kế hoạch DH đọc hiểu VBĐPT, chúng tôi kì vọng các biện pháp này và các đề xuất khác trong luận án sẽ phát huy hiệu quả tích cực đối với việc phát triển các thành tố NL còn lại của NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn. 4.1.2. Đối tượng thực nghiệm Đối tượng TN của luận án là 51 SV sư phạm Ngữ văn năm thứ 3, kì 1 (tương đương với kì 5 của khóa học) trường ĐHSP Hà Nội. Các SV này đã học một số học phần nghiệp vụ chung (như Giáo dục học; Lí luận DH; Thực hành kĩ năng giáo dục; Giao tiếp sư phạm; Phát triển mối quan hệ nhà trường) và nghiệp vụ chuyên ngành (như Lí luận và phương pháp DH môn Ngữ văn; Lí luận DH phát triển NL môn Ngữ văn). Các học phần này được học vào các kì 3,4 của khóa học. Chúng tôi lựa chọn dạy học nội dung TN vào quá trình SV đang học tập học phần Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn, sau khi SV đã học xong những nội dung cơ bản về hoạt động xây dựng kế hoạch DH môn Ngữ văn như: Phân tích chương trình môn Ngữ văn, xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn trong năm học, xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học trong môn Ngữ văn. 4.1.3. Nội dung thực nghiệm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2