intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục"Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông" được nghiên cứu với mục tiêu tập trung vào xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam để sử dụng trong quá trình dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 THPT. Đồng thời, đề xuất các nhóm biện pháp cụ thể để khai thác, sử dụng nguồn học liệu này góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN BÍCH HẠNH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Mạnh Hƣởng 2. PGS.TS Nguyễn Văn Huy Phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Hồng Thái Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Bình Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3: TS. Lê Thị Hồng Viện Sử học Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Mạnh Hưởng, Trần Bích Hạnh (2023), “Khai thác tiềm năng giáo dục di sản trong chương trình dạy học lịch sử năm 2022”, Hội thảo khoa học quốc gia Môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới: vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu, giảng dạy. 2. Nguyễn Thanh Hóa, Trần Bích Hạnh (2022), Hồ sơ những hạt giống bí mật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Nguyen Manh Huong, Tran Bich Hanh (2022), “Educating patriotic traditions for high school students through the heritage of Vietnamese scientists”, Journal of Positive School Psychology, Vol. 6, No. 2. 4. Nguyễn Văn Huy, Trần Bích Hạnh (2021), “Một số vấn đề về di sản các NKH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Hội thảo Việt Nam học lần thứ VI, Hà Nội. 5. Nguyễn Mạnh Hưởng, Trần Bích Hạnh (2021), “Sử dụng di sản các NKH Việt Nam khi dạy học về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 250 kỳ I. 6. Trần Bích Hạnh (2021), “Xây dựng hồ sơ danh nhân lịch sử Việt Nam phục vụ dạy học về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) lớp 12 THPT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Chương trình giáo dục Lịch sử phổ thông 2018 và sách giáo khoa lịch sử mới - Từ nội dung đến thực tiễn triển khai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Trần Bích Hạnh (2020), “Từ một cuốn nhật kí nghĩ về một nhân cách”, In trong sách Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 8. Trần Bích Hạnh, Nguyễn Thanh Hóa (2020), “Hợp tác giáo dục Việt – Nga qua tư liệu của đoàn cán bộ đi học Liên Xô 1951”, Hội thảo quốc tế 70 năm hợp tác Việt Nga về giáo dục và khoa học, Khoa Quốc tế - ĐHQG Hà Nội và Chi hội hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga ĐHQG Hà Nội tổ chức. 9. Trần Bích Hạnh (2020), “Giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ từ di sản của các NKH Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số 30, tháng 6. 10. Trần Bích Hạnh (2019), “Giá trị giáo dục qua kí ức và tài liệu của các NKH Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc tế Hồi ức, kí ức, tài liệu lưu trữ về Việt Nam - giá trị nhân văn nhìn từ nhiều phía do Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG Hà Nội và Đại học Aix Marseille, Đại học Texas tổ chức. 11. Nguyễn Văn Huy, Trần Bích Hạnh (2018), “Trung tâm Di sản các NKH Việt Nam - 10 năm một chặng đường”, Tạp chí Thế giới Di sản, số tháng 8. 12. Trần Bích Hạnh (2015), “Nghiên cứu - sưu tầm di sản của các NKH Việt Nam, một bộ phận trong lĩnh vực bảo tồn di sản”, Hội thảo Bảo tàng - cộng đồng: Quan niệm và cách tiếp cận do Bảo tàng Dân tộc học tổ chức, Hà Nội, tháng 10 và in trong Tạp chí Thế giới Di sản, số 11.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của mỗi quốc gia trở thành một động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc sử dụng di sản văn hóa để giáo dục cho thế hệ trẻ học tập ngày càng được ủng hộ và khuyến khích. Từ năm 1994, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã khởi xướng Chương trình Giáo dục di sản thế giới như một sáng kiến đặc biệt để thúc đẩy các hoạt động giáo dục xoay quanh di sản. Ở Việt Nam, nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục di sản trong nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đưa ra Thông tư 73 vào năm 2013, hướng dẫn việc sử dụng di sản trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Từ đó, nhiều chương trình giáo dục đã được thiết kế và triển khai thực tế tại các tổ chức như Trung tâm Quản lí bảo tồn di sản Hội An, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và nhiều nơi khác. Trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào tháng 11-2021, sáu biện pháp quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc đã được xác định. Trong đó việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục di sản văn hóa trong và ngoài nhà trường bằng việc đa dạng hóa mô hình, phương thức, quy mô... được nhấn mạnh. 1.2. Bộ môn Lịch sử, với tư cách của một ngành khoa học nghiên cứu về quá khứ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản truyền thống, có nhiều ưu thế trong việc giảng dạy, nghiên cứu về di sản. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2022 cấp Trung học phổ thông đã đưa một số chủ đề bắt buộc và chuyên đề tự chọn về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Khi học sinh tiếp cận với khối di sản đồ sộ này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lưu trữ, bảo tàng, và giáo dục đã nhận thấy đó không chỉ là nguồn tài liệu quý báu cho nghiên cứu về lịch sử và văn hóa mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc trong việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 1.3. Trong các nguồn tài liệu về di sản, hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam có vai trò quan trọng góp phần làm bài học lịch sử ở trường phổ thông trở nên sống động và thú vị. Lịch sử Việt Nam, đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đã chứng kiến sự đóng góp to lớn của nhiều nhà khoa học đối với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển khoa học và công nghệ. Ghi nhận vai trò của các trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”. Trong bài phát biểu tại Lễ kỉ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (1963-2023) và kỉ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: “Trí thức vừa là một bộ phận nguồn nhân lực, vừa là nguồn lực khoa học, kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước”. Việc nghiên cứu về cuộc đời và những đóng góp của các trí thức, nhà khoa học thông qua di sản họ để lại sẽ làm sáng tỏ bức tranh về lịch sử của
  5. 2 từng lĩnh vực khoa học cụ thể và lịch sử của đất nước. Đây là một khối di sản có giá trị lịch sử, nhân văn và giáo dục sâu sắc đối với những người tiếp cận. 1.4. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong giáo dục lịch sử ở trường THPT chưa nhận được sự quan tâm thích đáng, một phần do chương trình giáo dục không đề cập đầy đủ đến vấn đề này hoặc do thiếu thời gian và hạn chế về thông tin, tài liệu… Ngoài ra, Chương trình GDPT môn Lịch sử (2022) mới chỉ áp dụng cho lớp 10, 11 còn lớp 12 đang xây dựng sách giáo khoa, chuẩn bị triển khai từ năm học 2024-2025. Do đó, việc xây dựng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam và thiết kế các hoạt động giảng dạy liên quan đến nội dung này khi dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 là một nhiệm vụ cần thiết, góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lí luận và phương pháp dạy học môn Lịch sử, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 THPT” là đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, mã số 9140111. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng và sử dụng DS các NKH Việt Nam, luận án tập trung vào xây dựng hồ sơ DS các NKH Việt Nam để sử dụng trong quá trình dạy học môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT. Đồng thời, đề xuất các nhóm biện pháp cụ thể để khai thác, sử dụng nguồn học liệu này góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu về giáo dục, tâm lí học, phương pháp DHLS trong và ngoài nước liên quan đến việc xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở lớp 12 THPT, bao gồm việc tìm hiểu các nghiên cứu, bài viết và tài liệu có liên quan. Hai là, tìm hiểu cơ sở lí luận và tiến hành khảo sát việc xây dựng, sử dụng di sản văn hóa nói chung và hồ sơ DS các NKH Việt Nam nói riêng trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 THPT. Ba là, nghiên cứu và đề xuất phương pháp xây dựng hồ sơ DS các NKH Việt Nam, trên cơ sở đó sẽ xây dựng hệ thống “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” phục vụ DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT. Bốn là, nghiên cứu và đề xuất các nhóm biện pháp khai thác, sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong quá trình DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT. Đồng thời, luận án cũng xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức thực nghiệm, thử nghiệm sư phạm để kiểm tra và khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong luận án. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 THPT. * Phạm vi nghiên cứu Về lí luận dạy học bộ môn: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận (có hệ thống), đề tài tập
  6. 3 trung đề xuất phương pháp xây dựng và biện pháp sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 THPT. Về nội dung kiến thức lịch sử: Luận án tập trung khai thác nội dung lịch sử Việt Nam lớp 12 (Chương trình môn Lịch sử năm 2006 và Chương trình môn Lịch sử năm 2022) có liên quan đến các NKH Việt Nam để xây dựng hồ sơ DS các NKH phục vụ nâng cao chất lượng dạy học. Nội dung kiến thức thực nghiệm sư phạm trong chương trình môn Lịch sử 2006 là bài “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời” và thử nghiệm sư phạm trong chương trình môn Lịch sử 2022 là chủ đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam”. Về địa bàn điều tra khảo sát, thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm: - Điều tra, khảo sát trên nhiều tỉnh thành đại diện cho ba miền Bắc-Trung-Nam và tập trung tại một số trường ở miền Bắc (do đặc thù công việc)1. - Trường phổ thông được nghiên cứu sinh lựa chọn thực nghiệm, thử nghiệm sư phạm là các trường có thầy cô giáo và học sinh ủng hộ, nhiệt tình đón nhận ý tưởng nghiên cứu (các tỉnh miền Bắc từ Thanh Hóa trở ra)2. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của đề tài đứng trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác nghiên cứu, giáo dục lịch sử và giáo dục di sản cho thế hệ trẻ. Để thực hiện đề tài, luận án sử dụng 4 nhóm phương pháp nghiên cứu chính như sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các tài liệu giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch sử về việc sử dụng di sản văn hóa trong giáo dục nói chung và những tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài; Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT (chương trình bắt buộc môn Lịch sử năm 2022); Nghiên cứu tài liệu về các nhà khoa học Việt Nam có liên quan đến nội dung chương trình DHLS lớp 12 THPT. - Nhóm phương pháp khảo sát thực tiễn: Thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp học sinh, giáo viên về tình hình dạy học lịch sử, sử dụng di sản văn hóa, xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam ở lớp 12 THPT. Dự giờ chuyên môn của giáo viên ở trường phổ thông khi dạy học về di sản văn hóa; Xin ý kiến chuyên gia thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm khoa học; Phỏng vấn nhân chứng lịch sử để lấy thông tin tư liệu khi xây dựng hồ sơ… - Thực nghiệm sư phạm: Trên cơ sở những đề xuất về hình thức, biện pháp sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong giảng dạy lịch sử ở lớp 12 THPT, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm (từng phần và toàn phần) nhằm xem xét, đánh giá tính khả thi của những đề xuất đã nêu. - Phương pháp thống kê toán học: Luận án sử dụng phần mềm thống kê để xử lí cơ sở dữ liệu khi phân tích về số liệu điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm. Kết quả của phương pháp thống kê toán học sẽ là căn cứ khoa học để nhận xét, đánh giá. 1 Tại Hà Nội (THPT Thượng Cát, THPT FPT), Bắc Ninh (THPT Lí Nhân Tông), Bắc Giang (THPT Giáp Hải, THPT Cẩm Lí), Hòa Bình (THPT Cao Phong, THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ), Nghệ An (THPT Thanh Chương 3, Chuyên Phan Bội Châu), Nam Định (THPT Nguyễn Trãi),… 2 THPT Thượng Cát, THPT Chúc Động (Hà Nội), Lục Nam (Bắc Giang), THPT Tuyên Quang (Tuyên Quang), THPT Dân tộc nội trú (Thanh Hóa), THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình), THPT Chuyên (Bắc Ninh), THPT Phú Cường, THPT Liên cấp Sao Mai (Hòa Bình).
  7. 4 5. Giả thuyết khoa học Việc xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các NKH Việt Nam có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT. Nếu xây dựng được hồ sơ di sản các NKH Việt Nam trong DHLS dân tộc lớp 12; xác định được những nội dung lịch sử cần sử dụng hồ sơ di sản và đề xuất được các biện pháp sử dụng phù hợp với điều kiện dạy học ở trường phổ thông thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Lịch sử, hoàn thành mục tiêu dạy học. 6. Đóng góp của luận án - Xác lập cơ sở lí luận (có tính hệ thống) về việc xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường THPT. - Đánh giá đúng thực tiễn về việc xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản nói chung và hồ sơ DS các NKH Việt Nam nói riêng trong DHLS dân tộc thông qua điều tra, khảo sát GV và HS ở trường THPT. - Xây dựng được hệ thống “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” (gồm 12 NKH). Đây là nguồn học liệu bổ ích, mang tính trực quan hỗ trợ cho GV trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT (Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử năm 2006 và 2022). Các dữ liệu trong “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” được số hóa trên website https://www.dsnkh.com để thuận tiện cho GV và HS truy cập, khai thác phục vụ dạy - học lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT. - Đề xuất được bốn nhóm biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” (đã được xây dựng ở Chương 3) theo hướng phát triển năng lực HS. Những biện pháp luận án đề xuất đều được kiểm chứng qua TNSP (Chương trình 2006) và thử nghiệm sư phạm (Chương trình 2022). 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận án góp phần bổ sung, làm phong phú thêm lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, đặc biệt là về vấn đề xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT. Luận án giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ và vận dụng những kết quả nghiên cứu vào công việc chuyên môn, phát huy giá trị DS các NKH Việt Nam. Đồng thời, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho GV, HS để khai thác trong dạy học lịch sử lớp 12 THPT (Chương trình 2006 và Chương trình 2022). Bên cạnh đó, phương pháp xây dựng, sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam và các yêu cầu liên quan được đề cập trong luận án sẽ là những gợi ý cách thức xây dựng học liệu về các nhân vật lịch sử trong DHLS ở trường phổ thông. 8. Cấu trúc của luận án Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Vấn đề xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông - Lí luận và thực tiễn Chƣơng 3: Phương pháp xây dựng và nội dung cơ bản của “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT Chƣơng 4: Biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT. Thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm
  8. 5 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những nghiên cứu về di sản và di sản các nhà khoa học nói chung 1.1.1. Trên thế giới * Những nghiên cứu về di sản Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II (1945), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thúc đẩy nhiều hoạt động bảo vệ di sản với các chiến dịch đặc biệt và dự thảo các công ước quốc tế, các khuyến nghị bảo vệ di sản của nhân loại. Trong các Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972, Chương trình kí ức thế giới năm 1992 và Công ước về bảo tồn văn hóa phi vật thể năm 2003 đã đề cập quan niệm cơ bản về di sản cũng như đưa ra hướng dẫn nhận diện để bảo tồn di sản. Các tác giả Peter Howard trong “Heritage: Management, Interpretation, Identity” (Di sản: quản lí, diễn giải, nhận dạng), Laurajane Smith trong “Use of heritage” (Sử dụng di sản), Rodney Harrison trong “Heritage: Critical approaches” (Di sản: tiếp cận phê phán),… đã đề cập đến di sản và quá trình hình thành di sản. Những nghiên cứu này là nền tảng để chúng tôi tiếp cận quan niệm về di sản và khai thác di sản phục vụ giáo dục trong đề tài. * Những nghiên cứu về di sản các nhà khoa học Tuy chưa có các công trình xuất bản thành sách, nhưng một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành đã phân tích vai trò của di sản khoa học và giới thiệu trào lưu tại một số trường đại học, quốc gia trong việc lưu giữ và quảng bá di sản này. Có thể kể đến như bài “The history of science through academic collections” (Lịch sử khoa học qua các bộ sưu tập học thuật) của Liba Taub, “What makes scientific communities think the preservation of their heritage is important?” (Những gì khiến cộng đồng khoa học nghĩ việc bảo tồn di sản của họ quan trọng) của Sebastien Soubiran, “Scientific heritage: reflections on it nature and new approaches to preservation, study and access” (Di sản khoa học: suy ngẫm về bản chất và phương pháp mới trong bảo tồn, nghiên cứu và tiếp cận) của Lourenco và Wilson. * Nghiên cứu về di sản các nhà khoa học Việt Nam Liên quan đến nghiên cứu về di sản các nhà khoa học Việt Nam, một số nhà nghiên cứu người Việt ở Pháp đã công bố một số công trình như Trịnh Văn Thảo với “Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954): Nghiên cứ lịch sử xã hội”, Nguyễn Phương Ngọc với “Tìm về cội nguồn nhân học ở Việt Nam”, Susan Bayly với “Vienamese intellectuals in revolutionary and postcolonial times” (Những nhà trí thức Việt Nam trong thời kỳ cách mạng và hậu thuộc địa),… Tuy vậy những nghiên cứu này mới tập trung chủ yếu ở một số trí thức, nhà khoa học để phục vụ cho nghiên cứu lịch sử và nhân học. 1.1.2. Ở Việt Nam * Những nghiên cứu về di sản Trong Luật Di sản văn hóa do Quốc hội CHXHCN Việt Nam ban hành, dựa trên
  9. 6 quan niệm của UNESCO về di sản, đã định nghĩa về di sản văn hóa và quy định các vấn đề trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản dân tộc. Các văn bản của nhà nước, sách chuyên khảo hay nhiều bài viết trên tạp chí đều thừa nhận vai trò, giá trị to lớn của di sản và sự cần thiết bảo tồn di sản, nhất là trong thời đại công nghệ và toàn cầu hóa. Mặc dù chưa đề cập tới DS các NKH Việt Nam nhưng đây là những tài liệu cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu sâu về DS nói chung và di sản các NKH Việt Nam nói riêng. * Những nghiên cứu về di sản các nhà khoa học Việt Nam Ở nước ta, một loạt sách giới thiệu về tiểu sử, cuộc đời của các nhà khoa học Việt Nam đã ra đời như Danh nhân khoa học Việt Nam, Tấm gương người làm khoa học,…. Từ những năm 1990 trở lại đây, sách tập hợp bài viết về chân dung nhà khoa học còn được xuất bản theo đơn vị trường, viện, chuyên ngành hoặc sách về chân dung, cuộc đời, sự nghiệp của từng nhà khoa học cũng được phát triển mạnh. Sự ra đời của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam cùng một tuyến bài truyền thông nhiều năm cho di sản các nhà khoa học Việt Nam đã khẳng định quan niệm, phương pháp nghiên cứu và cách tổ chức giáo dục, trưng bày về di sản này. Đây là những thông tin quý giúp chúng tôi có cơ sở và đi sâu nghiên cứu để xây dựng và sử dụng DS các NKH trong dạy học lịch sử. 1.2. Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS ở trƣờng phổ thông 1.2.1. Trên thế giới * Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng di sản trong dạy học nói chung Trong các công trình giáo dục học và dạy học lịch sử như “Kinh nghiệm và giáo dục” (John Dewey), “Tư duy học sinh” (Sacđacôp), “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” (Đairi) đã khẳng định vai trò quan trọng của sử dụng đồ dùng trực quan và trải nghiệm trong dạy học. Năm 1994, UNESCO khởi xướng Chương trình giáo dục di sản thế giới và tạo ra phong trào mạnh mẽ ở nhiều nước để đưa di sản vào trường học với bộ tài liệu “Di sản thế giới trong tay thế hệ trẻ”. * Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học trong dạy học Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, hoàn thiện về xây dựng hồ sơ DS các NKH nhưng việc sử dụng di sản con người trong dạy học ít nhiều được đề cập đến thông qua hoạt động của một số bảo tảng về nhà khoa học như Bảo tàng Einstein, Marrie Curie, Thomas Edison,… Những kinh nghiệm của họ trong việc xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH khá phong phú, là nguồn thông tin hữu ích cho chúng tôi tham khảo và phát triển các ý tưởng liên quan đến DS các NKH Việt Nam. 1.2.2. Ở Việt Nam * Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng di sản trong dạy học nói chung Vấn đề tích hợp di sản văn hóa nói chung và di sản nhà khoa học nói riêng trong giáo dục được nhiều nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử đề cập. Năm 2003, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hướng dẫn 73 về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn “Tài liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, môn Lịch sử”,… Điều này chứng tỏ sự quan tâm đến
  10. 7 việc sử dụng di sản trong dạy học và các cách khai thác tư liệu, di sản cũng như tổ chức hoạt động cho học sinh được đề cập trong các tài liệu là những kinh nghiệm hay cho chúng tôi tham khảo. * Những nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử Nhiều nhà giáo dục lịch sử đã đề cập đến việc sử dụng đồ dung trực quan nói chung trong giảng dạy, đặc biệt là tạo biểu tượng về nhân vật để làm bài học lịch sử hấp dẫn hơn. Những năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu tiểu sử phục vụ giáo dục đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số phương pháp sử dụng tiểu sử các nhà khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường ĐHSP Hà Nội”. Tuy nhiên, do nhiều lí do, Trung tâm này hoạt động được vài năm rồi chấm dứt. Năm 2019, Trung tâm và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã biên soạn chương trình “Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua DS các NKH Việt Nam”, nhấn mạnh đến giáo dục kỹ năng, giá trị nói chung. Một số bài viết, luận án của các tác giả có đề cập đến dạy học về nhân vật, dạy học về di sản nhưng chưa có nghiên cứu nào sâu về xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong DHLS. 1.3. Đánh giá khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài đƣợc luận án kế thừa và vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục giải quyết 1.3.1. Khái quát những nghiên cứu được luận án kế thừa Trên cơ sở tìm hiểu các công trình đã nghiên cứu trên thế giới và trong nước về di sản và sử dụng hồ sơ DS các NKH trong DHLS, chúng tôi có những nhận xét sau: Thứ nhất, các công trình đã gợi mở nhận thức về DS nói chung và DS các NKH Việt Nam nói riêng. Thứ hai, khẳng định vị trí và giá trị của di sản không chỉ là quá khứ, mà còn là cầu nối với hiện tại và cần thiết gìn giữ di sản cho các thế hệ mai sau. Thứ ba, các tài liệu này giúp nghiên cứu sinh nhìn nhận DS và DS các NKH Việt Nam từ nhiều góc độ khác nhau. Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã đề xuất một số ý tưởng về việc sử dụng hồ sơ DS các NKH trong thời đại công nghệ thông tin. Thứ năm, các nguồn tài liệu này cung cấp kênh thông tin và nguồn tư liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh khai thác nguồn sử liệu. Thứ sáu, các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã gợi mở một số hình thức và phương pháp khác nhau để sử dụng hồ sơ DS các NKH trong giáo dục tại trường học. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục giải quyết Trên cơ sở được kế thừa các nguồn tài liệu đã nêu, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu để giải quyết những vấn đề cốt lõi sau đây: Thứ nhất, luận án sẽ xây dựng cơ sở lí luận (có hệ thống) về xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong chương trình dạy học Lịch sử dân tộc ở trường phổ thông và tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn để làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng, sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam. Vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết trong chương 2 của luận án. Thứ hai, tác giả sẽ tìm hiểu đặc thù của môn học Lịch sử, nội dung của chương
  11. 8 trình giáo dục phổ thông năm 2006 và 2022 ở lớp 12 để xác định tiêu chí và danh sách các danh nhân lịch sử và văn hóa được xem là các NKH cần xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản. Thứ ba, luận án nghiên cứu và đề xuất các phương pháp xây dựng hồ sơ DS các NKH Việt Nam, cụ thể hóa các phương pháp xây dựng bằng một hệ thống hồ sơ các nhà khoa học Việt Nam phục vụ dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 THPT. Hồ sơ DS của các NKH Việt Nam được xây dựng bám sát mục tiêu, chương trình lịch sử dân tộc ở lớp 12, được đăng tải trên website phục vụ việc sử dụng công khai. Vấn đề thứ hai và vấn đề thứ ba đặt ra để giải quyết được thể hiện ở chương 3. Thứ tư, chúng tôi sẽ nghiên cứu và đề xuất các các nhóm biện pháp sử dụng hiệu quả hồ sơ DS các NKH Việt Nam (đã được xây dựng) trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT. Thứ năm, trên cơ sở những nghiên cứu và đề xuất biện pháp sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức TNSP (từng phần và toàn phần, áp dụng đối với Chương trình GDPT năm 2006) và thử nghiệm sư phạm (đối với Chương trình GDPT năm 2018, 2022). Việc xây dựng kế hoạch bài dạy, TNSP và TN sư phạm nhằm kiểm chứng và xác minh tính khả thi của những biện pháp được đề xuất trong luận án. Dựa trên dữ liệu TNSP và TN sư phạm, luận án đưa ra kết luận và khuyến nghị. Vấn đề thứ tư và vấn đề thứ năm đặt ra để giải quyết được thể hiện ở chương 4. Chương 2 VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Trong chương này, nghiên cứu sinh sẽ phân tích làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc cần thiết xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông. 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Quan niệm về các nhà khoa học Việt Nam và di sản các nhà khoa học Việt Nam * Các nhà khoa học và các nhà khoa học Việt Nam Theo Từ điển Oxford, nhà khoa học nghĩa rộng là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ. Người này có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong khoa học tự nhiên, toán học và xã hội. Các nhà khoa học Việt Nam là những người hoạt động khoa học có quốc tịch Việt Nam, sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, học tập trưởng thành trong nước hoặc ở các nước trên thế giới. Họ tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy đào tạo, phổ biến kiến thức khoa học bằng nhiều cách khác nhau, góp phần vào phục vụ xây dựng nước nhà. * Di sản và Di sản các nhà khoa học Việt Nam
  12. 9 Di sản là những gì do con người tạo ra và để lại cho các thế hệ sau. Theo quan niệm của UNESCO, các lĩnh vực di sản bao gồm di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp. Xét một cách tổng thể, di sản các nhà khoa học Việt Nam là những di sản vật thể và phi vật thể thuộc dạng tư liệu, phản ánh quá trình học tập, nghiên cứu và đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, nhiều thời kỳ và nhiều địa bàn khác nhau. Những di sản ấy cần phải được bảo tồn và phát huy không ngừng trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Việc triển khai nghiên cứu xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử là một trong những động thái góp phần để bảo tồn và phát huy loại hình di sản này. 2.1.2. Quan niệm về xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông * Hồ sơ và hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam Hồ sơ DS các NKH Việt Nam là tập hợp tài liệu, thông tin, hiện vật về các nhà khoa học hoặc của chính nhà khoa học tạo ra trong quá trình hoạt động, được lưu tại gia đình, cơ quan nơi làm việc, trong Trung tâm Lưu trữ hoặc viện bảo tàng, phòng truyền thống của các cơ quan. Hồ sơ này chứa các tài liệu và thông tin về cuộc đời, công trình nghiên cứu, đóng góp và thành tựu của các nhà khoa học. Những hồ sơ này có thể bao gồm bài viết, sách, tài liệu nghiên cứu, hình ảnh, hồi kí, thư từ và các nguồn tư liệu khác liên quan đến các nhà khoa học và công trình của họ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. * Xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam Xây dựng hồ sơ DS các NKH Việt Nam là việc thu thập, tổ chức và lưu trữ thông tin, tài liệu và dữ liệu liên quan đến các nhà khoa học nổi tiếng và đóng góp của họ trong lĩnh vực khoa học tại Việt Nam. Mục tiêu của việc xây dựng hồ sơ di sản là bảo vệ và duy trì di sản tri thức, khoa học và văn hóa của các nhà khoa học, để thế hệ sau có thể tiếp tục tìm hiểu và học hỏi từ công trình của họ. Sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam nghĩa là việc khai thác có hiệu quả những di sản của các nhà khoa học đã được xây dựng trong hồ sơ. Việc sử dụng này có sự kết hợp đa dạng bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, kỹ thuật dạy học khác nhau theo định hướng dạy học phát triển năng lực. Qua đó góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng DHLS dân tộc ở trường phổ thông. 2.1.3. Phân loại và đặc điểm của hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông * Phân loại hồ sơ DS các NKH Việt Nam Trong dạy học lịch sử ở trường THPT, có nhiều cách để phân loại hồ sơ Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Tùy từng trường hợp và mục tiêu để lựa chọn cách phân loại Hồ sơ Di sản các nhà khoa học phù hợp. Trong đó, cách phổ biến, dễ sử dụng là phân loại theo nhà khoa học hoặc theo nội dung bài học lịch sử.
  13. 10 * Đặc điểm của hồ sơ DS các NKH Việt Nam Hồ sơ di sản nói chung, hồ sơ DS các NKH Việt Nam nói riêng mang nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng nổi bật là những đặc điểm sau đây: - Thứ nhất, tính đa dạng - Thứ hai, tính hệ thống - Thứ ba, tính phổ biến, dễ tìm kiếm 2.1.4. Giá trị của hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam Trước hết, di sản các nhà khoa học Việt Nam mang giá trị lịch sử. Lịch sử do con người tạo ra và nhà khoa học cũng là một phần của lịch sử. Họ vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa tác động, ảnh hưởng đến lịch sử, vừa là nhân chứng của lịch sử. Các nhà nghiên cứu lịch sử có thể tìm thấy trong di sản của các nhà khoa học những tư liệu gốc liên quan đến nhiều sự kiện của đất nước, của một ngành khoa học hoặc một cơ quan, đơn vị. Thứ hai, di sản các nhà khoa học Việt Nam có giá trị khoa học ở nhiều mức độ khác nhau, để phục vụ thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Một phần rất quan trọng trong di sản này là tư duy, quan điểm và thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học. Có những công trình không chỉ có giá trị ở thời điểm ra đời, mà còn hữu ích cả về sau, thậm chí càng ngày chúng ta càng nhận ra giá trị trong đó. Thứ ba, di sản các nhà khoa học Việt Nam chứa đựng giá trị văn hóa to lớn. Thứ tư, di sản các nhà khoa học Việt Nam mang tính giáo dục sâu sắc. Dù là kinh nghiệm thất bại hay thành công, những câu chuyện cuộc đời của các nhà khoa học đều để lại những bài học về thế giới quan, nhân sinh quan cho thế hệ sau. Các nhà giáo dục có thể tìm thấy cách truyền cảm hứng, giá trị sống từ nhân cách, tư tưởng, tình cảm, từ cuộc đời lao động, cống hiến, sáng tạo của các nhà khoa học Việt Nam. 2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông * Vai trò của hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong DHLS Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam không chỉ là nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho việc dạy học lịch sử dân tộc mà còn là tài liệu mang tính trực quan hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong dạy học lịch sử. Khi xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH, giáo viên không chỉ nâng cao năng lực nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa nói chung và di sản các nhà khoa học nói riêng mà còn phát triển năng lực nghiên cứu khoa học trong việc sưu tầm, tìm kiếm thông tin, tư liệu. Hơn nữa, bồi dưỡng nhận thức của giáo viên hiểu hơn về lịch sử và nâng cao năng lực sư phạm cũng như năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên để tổ chức dạy học hiệu quả. * Ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong DHLS Việc sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam vào giáo dục học sinh, nhất là trong dạy học lịch sử sẽ có tác dụng trên nhiều phương diện: bồi dưỡng nhận thức, giáo dục ý thức, thái độ học tập, rèn luyện kỹ năng học tập lịch sử qua đó hình thành các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù và phẩm chất công dân.
  14. 11 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Điều tra, khảo sát việc xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở trường phổ thông Nghiên cứu sinh sử dụng nhiều phương thức khác nhau như phương pháp quan sát, dự giờ thăm lớp, kết hợp bảng hỏi qua google form, phiếu hỏi trực tiếp. Đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn để có được thông tin đa dạng, nhiều chiều. Trong đó, sử dụng tập trung là bảng hỏi google form. 2.2.2. Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát Trên cơ sở điều tra, với ý kiến của 66 giáo viên, 651 học sinh, các chuyên gia, cán bộ của 9 bảo tàng, phòng lưu niệm về danh nhân khoa học, lịch sử, nghiên cứu sinh đánh giá kết quả điều tra, khảo sát như sau: * Về phía giáo viên * Về phía học sinh * Về phía các cơ quan quản lí và phát huy di sản Nhìn chung, GV, HS và các cán bộ bảo tàng đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT. Tuy vậy, vì nhiều lí do khác nhau như khó khăn về thời gian, kinh phí,... GV và HS chưa quan tâm đúng mức tới việc xây dựng và sử dụng nguồn học liệu này. Các bảo tàng danh nhân khoa học ở Việt Nam chưa có kịch bản hoặc chương trình cụ thể dành cho GV và HS phù hợp với từng chủ đề bài học lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 12 THPT. Việc nghiên cứu để sử dụng hồ sơ DS các NKH Việt Nam dành cho HS trong DHLS dân tộc sẽ là một đóng góp khỏa lấp khoảng trống này. 2.2.3. Một số kết luận rút ra từ điều tra, khảo sát Việc DHLS nói chung, DHLS Việt Nam nói riêng ở trường phổ thông trong những năm gần đây có tiến bộ đáng kể, nhất là môn lịch sử đã trở thành môn học bắt buộc theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2022. Giáo viên và học sinh đều khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng DS các NKH Việt Nam trong dạy học lịch sử, coi hồ sơ di sản không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích mà còn là phương tiện đồ dùng trực quan có giá trị trong DHLS. Mặc dù GV và HS điều nhận thức được tầm quan trọng nhưng thực tiễn rất ít giáo viên dành thời gian công sức cho việc xây dựng nội dung hồ sơ DS các NKH Việt Nam vì không có thời gian,… Về phía giáo viên và học sinh đều mong muốn có được hồ sơ DS các NKH để khai thác trong quá trình dạy học, đặc biệt là những hồ sơ đa dạng, số hóa vì tích hợp được nhiều yếu tố. Còn về phía các bảo tàng, phòng lưu niệm – nơi lưu giữ và phát huy di sản các nhà khoa học, chưa có một kịch bản cụ thể để khai thác khi học sinh đến tìm hiểu nhằm bổ trợ trực tiếp cho bài học lịch sử ở trên lớp. Những kết quả điều tra, khảo sát và kết luận trên là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải quyết thật tốt trong các nội dung tiếp theo của luận án.
  15. 12 Chương 3 PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA “HỒ SƠ DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Từ cơ sở lí luận và thực tiễn tại chương 2, trong chương này, luận án sẽ nghiên cứu và trình bày về phương pháp xây dựng cũng như giới thiệu nội dung cơ bản trong hồ sơ của 12 nhà khoa học Việt Nam có thể khai thác, sử dụng trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT. 3.1. Phƣơng pháp xây dựng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT 3.1.1. Tìm hiểu vị trí, mục tiêu DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT * Đối với Chương trình môn Lịch sử năm 2006 * Đối với Chương trình môn Lịch sử năm 2022 Trên cơ sở tìm hiểu các chủ đề, chuyên đề trong chương trình học, giáo viên xác định được những nhà khoa học Việt Nam có mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các sự kiện, quá trình lịch sử để giới thiệu cho học sinh và sưu tầm thông tin. 3.1.2. Xác định những yêu cầu cơ bản có tính nguyên tắc khi xây dựng hồ sơ DS các NKH Việt Nam trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT * Bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học * Bảo đảm độ tin cậy, tính chính xác và khoa học * Bảo đảm tính cơ bản, logic, có định hướng giáo dục, phù hợp và khả thi * Bảo đảm tính đa dạng và trực quan của nguồn học liệu trong Hồ sơ DS các NKH được xây dựng 3.1.3. Tìm hiểu, lựa chọn các nhà khoa học Việt Nam có thể và cần xây dựng hồ sơ di sản trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT * Tiêu chí xác định và lựa chọn để xây dựng Hồ sơ DS các NKH Việt Nam Trong hàng nghìn nhà khoa học Việt Nam, để lựa chọn các nhà khoa học cần thiết giới thiệu trong bài học lịch sử dân tộc ở lớp 12 THPT, GV cần dựa vào một số tiêu chí như sau: Bảng 3.1: Tiêu chí lựa chọn nhà khoa học vào DHLS STT Tiêu chí Biểu hiện Có liên quan trực tiếp với chương trình lịch sử dân Các nhà khoa học là nhân chứng lịch sử hoặc có liên quan 1 tộc ở lớp 12 THPT trực tiếp đến nội dung, sự kiện lịch sử ở lớp 12 THPT. (Chương trình môn Lịch sử năm 2006 và 2022) Những nhà khoa học có đóng góp lớn đối với sự phát triển Để lại “di sản”, phục vụ 2 đất nước, thể hiện bằng các công trình cụ thể, có ảnh hưởng cho phát triển của dân tộc. sâu rộng trong và ngoài nước. Có đóng góp cho lịch sử Nhà khoa học có các đóng góp được ghi nhận bằng giải 3 dân tộc, được ghi nhận, thưởng hoặc được tôn vinh, nhà nước ghi nhớ đóng góp, tôn vinh - vinh danh. được đặt tên đường phố, công trình xây dựng… Các nhà khoa học phù hợp với nội dung lịch sử và mục tiêu giáo Có tính giáo dục, nêu 4 dục lịch sử cần định hướng cho học sinh. Họ có phẩm chất, đạo gương. đức là tấm gương để giáo dục nhân cách cho học sinh.
  16. 13 Với những tiêu chí này, giáo viên và học sinh sẽ có căn cứ thuận lợi để lựa chọn các nhà khoa học Việt Nam đưa vào bài học lịch sử dân tộc lớp 12 THPT. * Các nhà khoa học Việt Nam có thể và cần xây dựng hồ sơ di sản Căn cứ vào chương trình môn Lịch sử lớp 12 THPT và yêu cầu cần đạt, nghiên cứu sinh đề xuất thông tin các nhà khoa học Việt Nam trong một số chủ đề, chuyên đề và bài học như sau: Bảng 3.2: Danh sách các nhà khoa học có thể và cần xây dựng hồ sơ trong DHLS dân tộc lớp 12 Lĩnh vực Nội dung cần STT Nhà khoa học Mối liên hệ với lịch sử đóng góp khai thác 1 Lĩnh vực khoa học tự nhiên Người phụ trách đối ngoại của Lịch sử đối nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; GS Tạ Quang ngoại Việt 1.1 Toán học trực tiếp đặt bút kí hiệp định Bửu Nam thời cận – Geneve về lập lại hòa bình ở miền hiện đại Bắc Việt Nam. Nghiên cứu rà phá bom từ trường, Kháng chiến GS.TSKH 1.2 Vật lí thủy lôi khi Mỹ thả xuống phong chống Mỹ cứu Vũ Đình Cự tỏa cảng Hải Phòng (tháng 5-1972) nước GS.TSKH, Vừa là nhà khoa học vừa là tình Thiếu tướng Một số bài học 1.3 Toán học báo cho nước Việt Nam Dân chủ Nguyễn Đình lịch sử cộng hòa. Ngọc 2 Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và ứng dụng Kỹ sư từ Pháp về nước cùng Chủ Hồ Chí Minh KS Võ Quí tịch Hồ Chí Minh năm 1946, từ số 2.1 Luyện kim trong lịch sử Huân không, sản xuất gang, thép phục Việt Nam vụ sản xuất vũ khí Thiết kế, thi công cầu dây, đảm Kháng chiến GS Nguyễn Văn 2.2 Xây dựng bảo giao thông trong những năm chống Mỹ cứu Hường chống Mỹ ác liệt nước Chế tạo peniciline chữa bệnh cho bộ đội trong kháng chiến chống Cuộc kháng GS Đặng Văn Pháp, nghiên cứu chống muỗi và chiến chống 2.3 Y học Ngữ sốt rét trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Mỹ, hi sinh trong một trận bom ở (1954-1975) Thừa Thiên Huế năm 1968 Nhà khoa học được Hồ Chí Minh Cuộc kháng GS Trần Đại 2.4 Quân sự trọng dụng, thể hiện rất rõ tài sử chiến chống Nghĩa dụng nhân tài tham gia kháng Pháp và kháng
  17. 14 chiến cứu quốc của Hồ Chí Minh. chiến chống Tham gia nghiên cứu, chế tạo vũ Mỹ cứu nước khí, phục vụ kháng chiến, Anh hùng lao động đợt 1 năm 1952. Nhân chứng chiến dịch Điện Biên Cuộc chiến GS Tôn Thất Phủ, nhân chứng trận 12 ngày đêm 2.5 Y học tranh giải Tùng máy bay B52 của Mỹ ném bom Hà phóng dân tộc Nội. GS.TSKH, Cầu nối ngoại giao khoa học với Quá trình hội Thiếu tướng 2.6 Y học Mỹ thông qua hoạt động của Hội nhập quốc tế Nguyễn Huy Phẫu thuật nụ cười. của Việt Nam Phan Người thiết kế kỳ đài trong vòng GS Ngô Huy Cách mạng 2.7 Xây dựng 48 giờ để Chủ tịch Hồ Chí Minh Quỳnh tháng Tám đứng đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Nhóm cán bộ khoa học đầu Y học, Thể hiện tầm nhìn của Hồ Chí Hồ Chí Minh tiên được Chủ quân sự, 2.8 Minh chuẩn bị trước nhân sự, trong lịch sử tịch Hồ Chí luyện người tài để xây dựng đất nước. Việt Nam Minh cử đi Liên kim… Xô 3 Lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học giáo dục Người lãnh đạo Ủy ban kháng Cách mạng GS Trần Văn chiến Nam Bộ giành chính quyền 3.1 Sử học tháng Tám năm Giàu trong Cách mạng tháng Tám ở Sài 1945 Gòn Cuộc kháng chiến chống Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, GS.TS thực dân Pháp quyết không ra hàng Pháp và xây 3.2 Nguyễn Văn Sử học và kháng chiến dựng nền giáo dục trong hai cuộc Huyên chống Mỹ cứu kháng chiến nước (1945- 1975) Người soạn thảo bản Quân lệnh số Cách mạng GS Trần Huy 1, thay mặt Chính phủ Lâm thời 3.3 Sử học tháng Tám năm Liệu nhận ấn kiếm thoái vị của Vua Bảo 1945 Đại ngày 30-8-1945 Ngoài những nhà khoa học Việt Nam có liên quan trực tiếp đến chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT, chúng tôi xác định có một số nhà sử học, giáo dục lịch sử có nhiều công trình nghiên cứu để khai thác nguồn học liệu phục vụ dạy học, như:
  18. 15 Bảng 3.3: Các nhà sử học có công trình nghiên cứu liên quan đến DHLS dân tộc lớp 12 Lĩnh vực Công trình đóng góp Nội dung cần STT Nhà khoa học đóng góp tiêu biểu khai thác Cách mạng tháng Tám 1945, chiến Miền Nam giữ vững thành GS Trần Văn tranh giải phóng 1 Sử học đồng; Giai cấp công nhân Việt Giàu dân tộc và bảo vệ Nam; Chống xâm lăng Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh với GS Phan Ngọc Giáo dục Hồ Chí Minh trong 3 quốc tế, Hồ Chí Minh với Liên lịch sử lịch sử Việt Nam công tác sử học 3.1.4. Lựa chọn và sử dụng các công cụ, phần mềm tiện ích để xây dựng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT Trong quá trình xây dựng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ để lưu trữ, sử dụng tư liệu trong hồ sơ được hiệu quả nhất là việc hết sức cần thiết. Luận án giới thiệu một số công cụ như: * Sử dụng Canva để thiết kế các ấn phẩm và học liệu điện tử * Sử dụng Google Photos để hỗ trợ tạo album ảnh trực tuyến * Sử dụng các công cụ, phần mềm thông dụng được cài đặt trên máy tính để tập hợp cơ sở dữ liệu và xử lí các nguồn học liệu điện tử 3.1.5. Lập quy trình và tiến hành xây dựng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT Trên cơ sở xác định vị trí, mục tiêu dạy học, luận án lập quy trình và tiến trình xây dựng hồ sơ DS các NKH Việt Nam. Việc làm này trải qua các bước sau đây:
  19. 16 Xác định đối tượng sử dụng, mục tiêu, yêu cầu Bước 1: cần đạt Điều tra, khảo sát nhu cầu của người sử dụng hồ Bước 2: sơ di sản các NKH Việt Nam Bước 3: Nghiên cứu, phác thảo cấu tạo hồ sơ di sản các NKH Việt Nam Sưu tầm, xử lí nguồn sử liệu liên quan đến các nhà Bước 4: khoa học Việt Nam Thiết kế và số hóa các học liệu đưa vào hồ sơ di sản Bước 5: Bước 6: Vận hành thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh Hình 3.12: Quy trình xây dựng hồ sơ DS các NKH Việt Nam 3.2. Nội dung cơ bản của “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT Trên cơ sở nghiên cứu chương trình, chúng tôi xác định có khoảng 12 nhân vật gắn với nội dung lịch sử dân tộc lớp 12 THPT. Do số trang có hạn, luận án sẽ giới thiệu hồ sơ của một số nhà khoa học một cách tổng quát, chi tiết thông tin, hình ảnh sẽ theo dõi trong website: dsnkh.com. 3.2.1. Các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên * Hồ sơ của GS Tạ Quang Bửu * Hồ sơ của GS.TSKH Vũ Đình Cự 3.2.2. Các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và ứng dụng * Hồ sơ của Kỹ sư Võ Quí Huân * Hồ sơ của GS Trần Đại Nghĩa * Hồ sơ của GS.VS Tôn Thất Tùng * Hồ sơ của GS.TSKH Nguyễn Huy Phan * Hồ sơ của GS, kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh 3.2.3. Các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học giáo dục * Hồ sơ của GS Trần Huy Liệu * Hồ sơ của GS Nguyễn Văn Huyên * Hồ sơ của GS Trần Văn Giàu * Hồ sơ của GS Phan Ngọc Liên
  20. 17 Nội dung “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” có thể được giáo viên cập nhật theo thời gian, qua các phương tiện truyền thông hoặc cơ quan lưu trữ, bảo tàng, thư viện cung cấp thông tin. Với lượng hồ sơ dày dặn, giáo viên và học sinh có nguồn học liệu phong phú để khai thác trong các bài học lịch sử. Chương 4 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG “HỒ SƠ DI SẢN CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM 4.1. Một số yêu cầu cơ bản khi xác định và vận dụng các biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT * Đáp ứng chương trình, mục tiêu và yêu cầu cần đạt (về kiến thức). * Kết hợp tính khoa học với tính giáo dục và kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm. * Thực hiện theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. * Kết hợp các yếu tố công nghệ, kỹ thuật với cải tiến các phương pháp truyền thống trong quá trình khai thác, sử dụng. 4.2. Các biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong DHLS dân tộc ở lớp 12 THPT 4.2.1. Nhóm biện pháp sử dụng “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” trong giờ học nghiên cứu kiến thức mới * Khai thác triệt để “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” để bổ sung và khắc sâu kiến thức trong sách giáo khoa Để khai thác triệt để “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” theo sơ đồ Đairi, GV thực hiện theo các bước: - Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt (kiến thức) khi khai thác “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam”. - Nghiên cứu nội dung, sự kiện trong sách giáo khoa, kết hợp tìm hiểu “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” có liên quan đến sự kiện trong bài học để khai thác. - Khai thác nguồn học liệu trong “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” đã xây dựng hoặc giới thiệu cho HS các nguồn học liệu trong “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” để khai thác. Ở bước này, GV khi dạy nội dung nào liên quan thì khai thác nội dung đó trong Hồ sơ. - Tổ chức các hoạt động học tập cho HS khai thác nguồn học liệu trong “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” để giải quyết nhiệm vụ học tập liên quan đến lịch sử dân tộc, hướng dẫn HS trình bày báo cáo, thảo luận. - Nhận xét hoạt động học tập của HS, trình bày bổ sung kiến thức thông qua khai thác thông tin, tư liệu trong “Hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam” để HS hiểu rõ sự kiện trong bài học, có mối liên hệ giữa kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa với kiến thức mở rộng ngoài sách giáo khoa. * Xây dựng câu chuyện và kể chuyện lịch sử về các nhà khoa học Việt Nam để tạo hứng thú trong quá trình học tập lịch sử dân tộc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2