intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nam châm kết dính Nd-Fe-B/Fe-Co từ băng nguội nhanh có yếu tố ảnh hưởng của từ trường

Chia sẻ: Yumimi Yumimi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến các mục tiêu: cải tiến thiết bị phun băng nguội nhanh thương mại ZGK-1 thành thiết bị phun băng trong từ trường phục vụ hướng nghiên cứu của luận án, nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của từ trường lên quá trình hình thành băng nguội nhanh, vi cấu trúc và tính chất từ của chúng,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nam châm kết dính Nd-Fe-B/Fe-Co từ băng nguội nhanh có yếu tố ảnh hưởng của từ trường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC<br /> VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU<br /> <br /> NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO NAM CHÂM KẾT DÍNH<br /> Nd-Fe-B/Fe-Co TỪ BĂNG NGUỘI NHANH<br /> CÓ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG CỦA TỪ TRƢỜNG<br /> Chuyên ngành: Vật liệu điện tử<br /> Mã số: 62 44 01 23<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU<br /> <br /> NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC<br /> 1. PGS.TSKH. Nguyễn Văn Vượng<br /> 2. PGS. TS. Nguyễn Văn Khánh<br /> <br /> HÀ NỘI 12/2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Phòng Công nghệ và Ứng dụng vật liệu và<br /> Phòng Thí nghiệm trọng điểm Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa<br /> học và Công nghệ Việt Nam.<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học:<br /> 1) PGS. TSKH. Nguyễn Văn Vượng<br /> 2) PGS. TS. Nguyễn Văn Khánh<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. Lưu Tuấn Tài<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Nam Nhật<br /> Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Phúc Dương<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện<br /> Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br /> Vào 9.00 AM, ngày tháng 01 năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br /> - Thư viện Viện Khoa học vật liệu.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Mục tiêu của luận án:<br /> 1. Cải tiến thiết bị phun băng nguội nhanh thương mại ZGK-1 thành thiết bị<br /> phun băng trong từ trường phục vụ hướng nghiên cứu của luận án.<br /> 2. Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của từ trường lên quá<br /> trình hình thành băng nguội nhanh, vi cấu trúc và tính chất từ của chúng.<br /> 3. Nghiên cứu công nghệ phun trực tiếp băng tổ hợp nano hai pha<br /> (THNNHP) hệ Nd-Fe-B/Fe-Co chất lượng cao.<br /> 3. Nghiên cứu công nghệ chế tạo nam châm kết dính sử dụng các băng<br /> phun nguội nhanh đã chế tạo được.<br /> Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu:<br /> 1. Phương pháp phun băng nguội nhanh thông thường với việc tối ưu hóa<br /> các điều kiện công nghệ để chế tạo băng chất lượng cao một cách trực tiếp.<br /> 2. Phương pháp phun băng nguội nhanh trong từ trường.<br /> 3. Phương pháp ép viên trong từ trường và ép thường bột được tẩm keo phi<br /> từ.<br /> 4. Phương pháp xác định thành phần pha bằng chụp và phân tích giản đồ<br /> nhiễu xạ (GĐNX) tia X kiểu mẫu bột, xác định thiên hướng tinh thể bằng<br /> phân tích GĐNX tia X trên bề mặt của mẫu băng.<br /> 5. Nghiên cứu hình thái học của mẫu nghiên cứu bằng việc chụp và phân<br /> tích các ảnh chụp trên kính hiển vi quét độ phân giải cao FESEM.<br /> 6. Nghiên cứu nhiệt động học chuyển pha của các mẫu băng chế tạo qua<br /> phép phân tích nhiệt vi sai (DSC).<br /> 7. Xác định nhiệt độ Curie của các mẫu băng có tỉ phần pha mềm Fe-Co<br /> khác nhau bằng phép phân tích từ độ của mẫu băng biến đổi theo nhiệt độ<br /> M(T) trong từ trường nhỏ 0,5 kOe trên hệ từ kế mẫu rung (VSM). Phân tích<br /> đường M(T) để đưa ra xét đoán về sự tối ưu hóa vi cấu trúc tổ hợp nano hai<br /> pha từ cứng, từ mềm.<br /> 8. Xác định tính chất từ của băng trên hệ từ kế từ trường xung (PFM) và hệ<br /> đo các tính chất vật lý (PPMS).<br /> Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm phần mở đầu, kết luận và 5 chương: Chương 1 trình bày<br /> tổng quan về vật liệu từ cứng tổ hợp hai pha từ cứng/từ mềm nền Nd-Fe-B,<br /> chương 2 là tổng quan về ảnh hưởng của từ trường lên vi cấu trúc và tính<br /> chất của vật liệu chương 3 trình bày các kỹ thuật thực nghiệm sử dụng để<br /> thực hiện luận án (3 chương đầu chiếm 62 trang). Hai chương cuối (chương<br /> 4 và 5 chiếm 76 trang) trình bày các kết quả nghiên cứu đã thu được về chế<br /> tạo băng THNNHP Nd-Fe-B/Fe-Co phun trực tiếp và phun trong từ trường.<br /> Hai chương này cũng bàn luận về ảnh hưởng của hợp phần và các tham số<br /> công nghệ, và nhất là ảnh hưởng của từ trường lên vi cấu trúc và tính chất<br /> 1<br /> <br /> từ của chúng. Đồng thời các kết quả về nghiên cứu chế tạo nam châm kết<br /> dính ép không có và có từ trường cũng được trình bày trong hai chương<br /> này. Những kết quả chính của luận án và định hướng phát triển tiếp tục<br /> công nghệ phun băng nguội nhanh trong từ trường được trình bày trong<br /> phần cuối của luận án.<br /> Ý nghĩa khoa học của luận án<br /> Luận án trình bày cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của từ trường ngoài lên<br /> quá trình kết tinh, và qua đó lên vi cấu trúc và các tính chất từ của băng<br /> nguội nhanh THNNHP Nd-Fe-B/Fe-Co. Các kết quả thực nghiệm thu được<br /> đã minh chứng cho sự đúng đắn của dự báo lý thuyết về tác động của từ<br /> trường làm giảm kích thước hạt, thu hẹp phân bố kích thước hạt, gia tăng<br /> độ thiên hướng tinh thể (00l) của băng hệ Nd-Fe-B/Fe-Co, nâng cao khả<br /> năng tạo cấu trúc tổ hợp lõi từ mềm, vành từ cứng và cải thiện tương tác<br /> trao đổi giữa hai pha từ cứng, từ mềm. Những tác động này đã cho thấy từ<br /> trường là một tham số quan trọng trong công nghệ phun băng nguội nhanh<br /> và minh chứng cho khả năng tiềm tàng của công nghệ phun băng nguội<br /> nhanh trong từ trường để chế tạo các băng THNNHP chất lượng cao.<br /> Luận án cũng trình bày khả năng chế tạo băng THNNHP chất lượng cao<br /> Nd-Fe-B/Fe-Co một cách trực tiếp, không cần đến quá trình ủ tái kết tinh<br /> sau phun do sử dụng các tiền hợp kim một cách thích hợp cùng với việc áp<br /> dụng kỹ thuật phun băng kiểu áp suất âm.<br /> Luận án được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Vật liệu và<br /> Linh kiện Điện tử và Phòng Công nghệ và Ứng dụng vật liệu, Viện Khoa<br /> học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong khuôn<br /> khổ thực hiện đề tài NCCB “Những vấn đề cơ bản của công nghệ phun<br /> băng nguội nhanh trong từ trường - Công nghệ mới chế tạo băng từ cứng<br /> chứa đất hiếm cấu trúc nano tinh thể chất lượng cao”, mã số 103.022010.05 do Quỹ Nafosted tài trợ.<br /> CHƢƠNG 1:<br /> TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU TỪ CỨNG NANOCOMPOSITE NỀN Nd-Fe-B<br /> <br /> Điều kiện cần và đủ để có được một nam châm vĩnh cửu chất lượng cao<br /> là: i) các đặc tính từ nội tại tốt của vật liệu sử dụng; ii) vi cấu trúc tối ưu<br /> của nam châm. Sự ảnh hưởng lẫn nhau được tối ưu hóa giữa các đặc tính từ<br /> nội tại và vi cấu trúc sẽ tạo ra sản phẩm nam châm có phẩm chất từ tính tốt<br /> nhất có thể. Chương này trình bày tổng quan về vật liệu từ cứng có vi cấu<br /> trúc nano bao gồm: 1) Những vấn đề từ học cơ bản của vật liệu nano NdFe-B, 2) Cơ sở lý thuyết và 3) Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm.<br /> 1.1. Những vấn đề từ học cơ bản của vật liệu nano Nd-Fe-B<br /> 1.1.1. Sự tạo thành pha từ cứng Nd2Fe14B<br /> 2<br /> <br /> 1.1.2. Đặc tính từ của Nd2Fe14B<br /> 1.1.3. Mômen từ của NdFeB<br /> 1.2. Một số nghiên cứu lý thuyết về tính chất từ của các vật liệu nam<br /> châm vĩnh cửu cấu trúc nano đa pha từ<br /> 1.3. Nghiên cứu thực nghiệm trong chế tạo nam châm nano tổ hợp hai<br /> pha từ cứng từ mềm nền Nd-Fe-B.<br /> 1.3.1. Hợp phần lựa chọn để chế tạo nam châm tổ hợp<br /> 1.3.2. Sự hình thành cấu trúc nano tổ hợp trong quá trình nguội nhanh<br /> 1.3.3. Ảnh hưởng của các nguyên tố pha thêm lên quá trình kết tinh<br /> CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA TỪ TRƢỜNG<br /> LÊN VI CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU<br /> Phần đầu (phần 2.1) của chương tổng quan lại một số vấn đề cơ bản liên<br /> quan đến quá trình kết tinh nguội nhanh, bao gồm:<br /> 2.1. Nhiệt động học quá trình chuyển pha<br /> 2.1.1. Độ quá nguội<br /> 2.1.2. Sự hình thành và điều kiện hình thành mầm tinh thể.<br /> 2.1.3. Tốc độ tạo mầm<br /> Các kết quả nghiên cứu chính về ảnh hưởng của từ trường lên quá trình<br /> hình thành vật liệu được tóm tắt trong phần 2.2 – 2.4.<br /> 2.2. Ảnh hƣởng của từ trƣờng đối với sự hình thành mầm tinh thể của<br /> dung dịch chất thuận từ và nghịch từ.<br /> 2.2.1. Một số khái niệm cơ sở<br /> 2.2.2. Sự đóng góp của từ trường vào năng lượng tự do<br /> 2.2.3. Sự định hướng phát triển của vật liệu trong từ trường<br /> 2.3. Ảnh hƣởng của từ trƣờng lên mầm tinh thể và vi cấu trúc trong<br /> quá trình đóng rắn của vật liệu.<br /> 2.3.1. Ảnh hưởng của từ trường lên vi cấu trúc đóng rắn của kim loại<br /> 2.3.2. Ảnh hưởng của từ trường lên vi cấu trúc đóng rắn của hợp kim<br /> Từ trường có khả năng tác động lên năng lượng của hệ vật liệu trong<br /> quá trình kết tinh, có khả năng ảnh hưởng lên vi cấu trúc của vật liệu kim<br /> loại và hợp kim. Một hiện tượng được chú ý hiện nay là ảnh hưởng của từ<br /> trường lên định hướng tinh thể của các vật liệu. De Rango và các cộng sự<br /> [12] đã sử dụng từ trường cao để định hướng tinh thể của vật liệu siêu dẫn<br /> nhiệt độ cao YBa2Cu3O7. Các kết quả tương tự cũng đạt được trong việc<br /> định hướng cấu trúc từ của các vật liệu như Bi-Mn [10] và hợp kim Al-Ni<br /> [15]. Mặt khác, từ trường cũng được sử dụng để làm chậm quá trình đóng<br /> rắn, sự định hướng tinh thể trong hợp kim được tìm ra có thể là song song<br /> hoặc vuông góc với hướng của từ trường [7-9, 16].<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2