intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Kim Tuyền Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án này là bổ sung và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại, đề xuất định hướng và giải pháp đối với hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên các kết luận rút ra từ phân tích đánh giá thực trạng và dự báo những thay đổi về môi trường hoạt động đầu tư trong ối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- ĐINH THỊ PHƯƠNG ANH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2020 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thương mại
  2. 2 Người hướng dẫn khoa học PGS,TS. Nguyễn Đức Trung GS,TS. Herve Boismery Phản biện 1: ………………………………… ……………………………………………….. Phản biện 2: ………………………………… ……………………………………………….. Phản biện 3: ………………………………… ……………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại …………………………………………….. Vào hồi…….. giờ ……… ngày ……. tháng ……. năm ………. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Thương mại
  3. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư chứng khoán nói chung và đầu tư trái phiếu nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng của các ngân hàng, tỷ trọng của danh mục chứng khoán đầu tư thường chiếm từ 1/5 đến 1/3 tổng tài sản sinh lời của các NHTM. Các nghiên cứu cho rằng, việc nắm giữ chứng khoán có vai trò quan trọng giúp các ngân hàng gia tăng thu nhập, tăng cường thanh khoản và tính đa dạng trong danh mục tài sản của mình, qua đó hạn chế rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Đồng thời, khu vực ngân hàng và thị trường trái phiếu có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, vừa là đối tượng cạnh tranh, vừa là đối tượng hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Với thế mạnh về tiềm lực tài chính và thông tin, kỹ năng phân tích, các ngân hàng luôn là những nhà đầu tư chiếm tỷ trọng lớn, nhà bảo lãnh phát hành, môi giới, tư vấn, nhận uỷ thác chính trên thị trường trái phiếu. Do vậy, sự tham gia hiệu quả và lành mạnh của các NHTM sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của thị trường trái phiếu, phối hợp hiệu quả với việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của lĩnh vực ngân hàng truyền thống cùng sự suy giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, các ngân hàng ngày càng mở rộng và tham gia sâu vào các giao dịch trên thị trường tài chính nhằm đa dạng hoá kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2007-2009, những tranh luận trong cả giới học thuật và các nhà hoạch định chính sách xoay quanh vai trò của hoạt động đầu tư trong các NHTM và những tác động của nó đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nguồn cung tín dụng, sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống tài chính đã gia tăng đáng kể. Hàng loạt quy định đã được đưa ra trên các thị trường tài chính lớn nhất thế giới như Anh, Mỹ, châu Âu với sự hạn chế ở các mức độ khác nhau tham gia của các NHTM vào thị trường chứng khoán nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự đầu tư quá mức của các ngân hàng, đồng thời bảo vệ lợi ích của nguời gửi tiền và đảm bảo chức năng trung gian tài chính của các ngân hàng trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày càng đa dạng. Song hành với hoạt động kinh doanh truyền thống, các ngân hàng cũng tham gia vào lĩnh vực đầu tư, trong đó, đầu tư trái phiếu là một hình thức tương đối phổ biến. Thời gian vừa qua, hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM ở Việt Nam diễn ra sôi động với quy mô liên tục tăng trưởng, thu nhập ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, danh mục đầu tư được đa dạng hoá với các loại hình trái phiếu khác nhau, qua đó hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các NHTM, góp phần quản lý hiệu quả nguồn vốn khả dụng, đảm bảo thanh khoản và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên những động thái mới trong xu hướng đầu tư của các NHTM đang đặt ra những câu hỏi về tính an toàn, hiệu quả và lành mạnh của bản thân các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Nhiều ngân hàng đẩy mạnh đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản khi thị trường bất động sản chưa phục hồi vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, một vài ngân hàng có tỉ lệ đầu tư vào trái phiếu khá cao vượt mức trung bình của toàn hệ thống NHTM Việt Nam cũng như tỉ lệ đầu tư của các NHTM trên thế giới … Thực tế trên đã đặt ra những bài toán về quản trị, vận hành an toàn và hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM trong bối cảnh mới với nhiều thách thức và rủi ro. Do vậy việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển, chiến lược, 3
  4. 4 chính sách của hoạt động đầu tư trái phiếu trong các NHTM gắn với bối cảnh, điều kiện thực tế hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án tiến sỹ, với mong muốn và hy vọng góp phần giải quyết các vấn đề đang tồn tại, tôi mạnh dạn nghiên cứu Luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài: “Hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam”. 2. Mục đích, nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ yếu, cốt l i của luận án là nghiên cứu ổ sung và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại, đề xuất định hướng và giải pháp đối với hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên các kết luận rút ra từ phân tích đánh giá thực trạng và dự báo những thay đổi về môi trường hoạt động đầu tư trong ối cảnh mới. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: Một là, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và rút ra khoảng trống nghiên cứu, tạo cơ sở cho việc xác định đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của luận án. Hai là, bổ sung, làm rõ các cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại: khái niệm, các chiến lược và hình thức đầu tư, tổ chức quản lý hoạt động đầu tư, hệ thống tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng. Xác lập mô hình nghiên cứu để đo lường tác động của đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ba là, phân tích thực trạng đầu tư trái phiếu của toàn hệ thống các NHTM Việt Nam và lựa chọn một số nghiên cứu điển hình đại diện cho các nhóm ngân hàng theo quy mô hoạt động (quy mô tài sản) tạo luận cứ thực tiễn cho các nhận định, đánh giá. Kiểm định mô hình nghiên cứu để rút ra kết luận về tác động của đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Bốn là, đề xuất định hướng đầu tư trái phiếu và khuyến nghị một số giải pháp với NHTM, NHNN và các cơ quan chức năng khác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu và an toàn cho hệ thống các NHTM Việt Nam thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu - Đầu tư trái phiếu của NHTM có những đặc điểm gì khác biệt so với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp phi ngân hàng? Các chiến lược và hình thức đầu tư trái phiếu? Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM như thế nào? Tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động ảnh hưởng hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM? - Sử dụng mô hình nghiên cứu gồm những yếu tố nào để kiểm định tác động của đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của NHTM? - Hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam hiện nay có những ất cập, vướng mắc gì? Thực tế hoạt động đầu tư trái phiếu có tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam? - Các NHTM Việt Nam nên xác định quy mô và cơ cấu đầu tư như thế nào? NHTM, NHNN... cần triển khai những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu và an toàn cho hệ thống NHTM Việt Nam thời gian tới? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM. 4
  5. 5 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư trái phiếu của hệ thống NHTM Việt Nam theo các nội dung chính như: thực trạng an hành văn ản nội bộ, tổ chức bộ máy kinh doanh và kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu theo các tiêu chí đánh giá về quy mô, về cơ cấu đầu tư (theo loại hình trái phiếu, thời hạn trái phiếu, thị trường...) và về kết quả đầu tư; kiểm định đánh giá mức độ tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Luận án không đi sâu vào các góc độ phân tích kỹ thuật, quản trị danh mục hay quản trị rủi ro… Do số lượng các NHTM Việt Nam khá nhiều (35 ngân hàng), ngoài việc nghiên cứu chung trên toàn hệ thống, luận án lựa chọn 3 điểm nghiên cứu điển hình, đại diện cho 3 nhóm ngân hàng (ngân hàng có quy mô tài sản lớn, ngân hàng có quy mô trung bình và ngân hàng có quy mô nhỏ), để có thêm luận cứ thực tiễn cho các nhận định, đánh giá và đảm bảo tính chuyên sâu cho luận án. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. Cơ sở lựa chọn mốc thời gian bắt đầu từ năm 2015 do ngày 20/11/2014 Ngân hàng Nhà nước an hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ 01/02/2015). Đây là mốc thời gian có những thay đổi trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh ngân hàng, thời điểm số dư đầu tư trái phiếu của ngân hàng được xác định là một bộ phận cấu thành trong tổng dư nợ. Giai đoạn 2015-2019 cũng là khoảng thời gian mà các nghiên cứu đã công ố trước đây chưa nghiên cứu. Định hướng đầu tư và khuyến nghị về các giải pháp đối với NHTM, NHNN đối với hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam được nghiên cứu cho giai đoạn từ 2020 đến 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới của luận án Về học thuật, lý luận Bổ sung, làm rõ khung lý thuyết về đầu tư trái phiếu của NHTM, bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá (gồm các chỉ tiêu định lượng, định tính) và các yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM. Xác lập mô hình nghiên cứu tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của NHTM dựa trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý thuyết trong xây dựng mô hình và quyết định lựa chọn các yếu tố, phát triển bổ sung thêm một số yếu tố nội tại của ngân hàng liên quan đến hoạt động đầu tư. Về thực tiễn Làm rõ thực trạng hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM Việt Nam theo xác nội dung: an hành văn ản nội bộ, tổ chức bộ máy kinh doanh và kết quả đầu tư theo các tiêu chí đánh giá đã được xác lập ở chương lý luận; kiểm định mô hình nghiên cứu và rút ra kết luận về tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó luận án rút ra các kết luận về những hạn chế bất cập trong đầu tư trái phiếu của NHTM giai đoạn 2015-2019, đó là: (i) Một số NHTM có quy mô đầu tư ở mức rất cao vượt quá ngưỡng bình quân của toàn hệ thống cũng như mức trung bình phổ biến của các ngân hàng trên thế giới (từ 1/5-1/3 tổng giá trị tài sản); (ii) Chiến lược đầu tư của một số ngân hàng hiện đang đi ngược với chiến lược đầu tư phổ biến của các ngân hàng trên thế giới (các NHTM có quy mô lớn, năng lực quản trị tốt đầu tư trái phiếu chính phủ với tỉ lệ 5
  6. 6 cao hơn các loại trái phiếu khác; trong khi đó, nhiều ngân hàng nhỏ và vừa lại tăng tỉ lệ đầu tư vào TPDN, trái phiếu của các TCTD khác với kì hạn dài hơn); (iii) Hoạt động đầu tư TPDN ở các NHTM tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro; và (iv) Thực trạng NHTM đầu tư trái phiếu của các TCTD khác tất yếu dẫn đến có một lượng vốn lớn chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế và tác động ngược đến vai trò là trung gian tài chính “cung ứng vốn cho nền kinh tế” của các NHTM. Các nguyên nhân chính của những bất cấp trong hoạt động đầu tư hiện nay ở các NHTM Việt Nam là: (i) Các văn ản nội bộ quy định về đầu tư trái phiếu của NHTM còn khá đơn giản, không có quy định chi tiết về giới hạn đầu tư đối với từng loại trái phiếu, nhất là quy định về các giới hạn mua trái phiếu của doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, hoặc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ; (ii) Chiến lược, quy trình thực hiện, phương pháp quản trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu ở một số NHTM vẫn còn đơn giản, chưa áp dụng các công cụ như Duration, Convexity, VaR..., không áp dụng các phân tích tình huống và phân tích thử nghiệm căng thẳng (stress test); (iii) NHNN chưa an hành quy định về giới hạn đầu tư trái phiếu của NHTM vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, cũng như quy định về tỉ lệ đầu tư trái phiếu/ tổng tài sản.... Về định hướng đầu tư và các giải pháp, khuyến nghị Định hướng đầu tư trái phiếu với mỗi NHTM sẽ khác nhau về quy mô và cơ cấu. Điều này xuất phát từ nhận thức, chiến lược kinh doanh, năng lực quản trị điều hành, quy mô tài sản, khả năng chịu đựng rủi ro... của mỗi ngân hàng. Căn cứ vào các nguyên nhân của những bất cập vướng mắc hiện tại, dự báo những thuận lợi khó khăn, luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp với NHTM, các khuyến nghị với NHNN, với Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư và an toàn cho hệ thống các NHTM Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030. Một số giải pháp và khuyến nghị cần tập trung giải quyết, đó là: (i) Hoàn thiện các văn ản nội bộ về đầu tư trái phiếu; (ii) Tăng cường đầu tư trang thiết bị và tuân thủ nghiêm ngặt quy định nội bộ về quản trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu; (iii) Phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực cho hoạt động đầu tư trái phiếu; (iv) Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn ản quản lý nhà nước và tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo an toàn trong đầu tư trái phiếu của NHTM; (v) Hoàn thiện và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường. 5. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bài báo công bố kết quả nghiên cứu đề tài luận án của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, Luận án gồm có 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Chương 3: Thực trạng đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 4: Định hướng đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số giải pháp, khuyến nghị CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6
  7. 7 1.1.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư/đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại với hoạt động ngân hàng truyền thống Trong phần này, NCS đã tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả: Diamond and Rajan, (2011); Lehmann, (2016); Krahnen, Noth và Schüwer, (2017); Stein, (2013); Arping, (2013); Abbassi và cộng sự (2015); Boot và Ratnovski, (2016); Krahnen, Noth và Schüwer (2017) (Kurz, M. và Kleimeie, (2019)... 1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động đầu tư/đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Phần này, NCS đã tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả: Nguyen và cộng sự, (2012); Deng và cộng sự, (2013); Baele và cộng sự, (2007); Kohler, (2014); Cebenoyan và Strahan (2004); DeYoung và Rice,( 2004); Stiroh và Rumble, (2006); Lepetit và cộng sự, (2008); Michael và cộng sự (2013); Nguyễn Thị Thu Trang và Hoàng Anh Thư (2019)... 1.1.3. Các nghiên cứu về tổ chức hoạt động đầu tư/đầu tư trái phiếu tại ngân hàng thương mại Phần này, NCS đã tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả: an-Pieter rahnen, elix Noth và Ulrich Schu er (201 ); giả Lê Thị Hương (2003); Nguyễn Thị Anh Đào (2011); Vũ Hoàng Nam (2015). 1.2. MỘT SỐ ẾT LUẬN RÚT RA TỪ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.2.1. Giá trị khoa học và thực tiễn của các nghiên cứu đã công bố Các công trình nước ngoài, bằng những nghiên cứu thực nghiệm, đã kiểm định và chỉ ra mức độ tác động của hoạt động đầu tư tại các NHTM đến kết quả kinh doanh nói chung và quy mô nguồn vốn tín dụng nói riêng, đồng thời đề xuất mô hình, các mức giới hạn, các lĩnh vực bị hạn chế trong hoạt động đầu tư tại các NHTM. Các công trình trong nước đã làm r được một số lý luận cơ ản về hoạt động đầu tư chứng khoán nói chung, trái phiếu nói riêng của các NHTM như: chiến lược và các loại hình thức chứng khoán đầu tư; mô hình kinh doanh; các chỉ tiêu tài chính đánh giá và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư chứng khoán của NHTM. Các giá trị khoa học và thực tiễn trên là những nguồn tài liệu quan trọng để NCS tham khảo và tiếp tục nghiên cứu, phát triển trong luận án của mình. 1.2.2. Giới hạn của các nghiên cứu đã công bố Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, số lượng các công trình nghiên cứu về hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM một cách độc lập, chuyên sâu còn rất hạn chế, chủ yếu nằm trong nội hàm nghiên cứu về hoạt động đầu tư chứng khoán nói chung của các NHTM (trừ luận án tiến sĩ của Vũ Hoàng Nam). Bên cạnh những kết quả đã thực hiện được, do bối cảnh nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, các nghiên cứu đã công ố (được NCS tổng quan ở phần trên) còn có các giới hạn sau: + Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu về hoạt động đầu tư trái phiếu (công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Hoàng Nam) còn tương đối hẹp khi tập trung vào 04 NHTM có quy mô lớn và tham gia sâu vào hoạt động đầu tư trái phiếu, chưa nêu lên được bức tranh tổng thể về hoạt động này đối với toàn bộ hệ thống các NHTM Việt Nam, chưa có tính ao quát, đại diện cho toàn hệ thống (do 4 ngân hàng này chỉ đại diện cho các ngân hàng lớn, chưa đại diện cho các ngân hàng có quy mô trung bình và nhỏ; mỗi nhóm ngân hàng cũng có năng lực quản trị kinh doanh nói chung, quản trị hoạt động đầu tư trái phiếu nói riêng ở các trình độ khác nhau). Hiện nay, hoạt động đầu tư trái phiếu, nhất là trái phiếu doanh nghiệp, 7
  8. 8 của hệ thống các NHTM Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, việc đánh giá thực trạng đầu tư trong các nhóm ngân hàng khác nhau của hệ thống sẽ góp phần đưa ra những đánh giá chính xác và phổ quát hơn, đồng thời có những khuyến nghị, đề xuất phù hợp với từng nhóm ngân hàng cụ thể. + Thứ hai, việc phân tích đánh giá thực trạng đầu tư trái phiếu, thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu tại một số NHTM của các nghiên cứu đã công ố được sử dụng nguồn thông tin dữ liệu giai đoạn trước năm 2014 và chưa có những minh chứng, diễn giải, phân tích chi tiết. Mặt khác, từ cuối năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành một loạt văn ản pháp luật mới quy định về các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của TCTD như Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 06/2016/TT-NHNN, Thông tư 19/201 /TT- NHNN, Thông tư 02/2018/VBHN-NHNN, Thông tư số 22/2016/TT-NHNN, Thông tư số 15/2018/TT-NHNN.... Vì vậy, những kết luận rút ra qua nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của hoạt động đầu tư trái phiếu trong nội bộ mỗi NHTM của các nghiên cứu đã công ố trước đây có thể không còn phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực tế hiện nay. + Thứ ba, mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của một số yếu tố đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam được tác giả Vũ Hoàng Nam đưa ra trong luận án chưa thực sự có cơ sở lý thuyết chặt chẽ trong xây dựng mô hình và quyết định lựa chọn các nhân tố, thiếu vắng các nhân tố đặc thù đại diện cho hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM. 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu Từ nhận định về giới hạn của các nghiên cứu trước cho thấy, có những vấn đề lý luận và thực tiễn dưới đây chưa được làm rõ, hoặc chưa được nghiên cứu trong các công trình khoa học trong và ngoài nước đã công ố. Đó là: - Lý luận về đầu tư trái phiếu: khái niệm đầu tư trái phiếu của NHTM, tổ chức quản lý hoạt động đầu tư; hệ thống tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng. - Luận cứ để lựa chọn và phát triển mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam trên cả hai phương diện lợi nhuận và rủi ro. - Thực trạng hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015- 2019 xét trên bình diện toàn bộ hệ thống (nghiên cứu đảm bảo tính bao quát, toàn diện) và với từng ngân hàng, từng nhóm ngân hàng (để thấy được những đặc điểm riêng, cụ thể, chi tiết về tổ chức hoạt động và xu hướng đầu tư trái phiếu trong từng nhóm ngân hàng khác nhau theo quy mô tài sản). - Định hướng, chiến lược đầu tư trái phiếu và các giải pháp ngân hàng cần triển khai thực hiện (gồm các giải pháp chung và những giải pháp cụ thể, phù hợp với từng nhóm NHTM) trong bối cảnh phát triển thị trường trái phiếu, phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2030. Các “khoảng trống” trên là những nội dung NCS sẽ tập trung nghiên cứu để có thể trả lời các câu hỏi đặt ra trong luận án của mình. 1.3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Quy trình nghiên cứu Phần này NCS trình bày quy trình nghiên cứu thông qua một sơ đồ mô tả các khâu từ tổng quan nghiên cứu, đến xác lập cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đề xuất định hướng 8
  9. 9 đầu tư trái phiếu của NHTM và các khuyến nghị giải pháp. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu gồm: thông tin thứ cấp (các văn ản quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước an hành, văn ản nội bộ do NHTM ban hành; thông tin từ các áo cáo thường niên của NHNN, NHTM, UBCKNN; thông tin, số liệu từ các báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Tổng cục Thống kê, cơ quan kiểm toán...). Ngoài ra, NCS có tham khảo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, nhà quản lý và quản trị ngân hàng, cán bộ ngân hàng trực tiếp làm việc tại các bộ phận kinh doanh, kiểm soát rủi ro... trong đầu tư trái phiếu của NHTM. Việc xử lý thông tin được tác giả luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó chủ yếu là định tính (thống kê mô tả, phân tích, so sánh, nghiên cứu tình huống...). CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 2.1.1. Tổng quan về trái phiếu Phần này, NCS trình bày các khái niệm về trái phiếu, đặc điểm và các loại trái phiếu theo một số tiêu thức phân loại như căn cứ vào chủ thể phát hành, vào phương thức trả lãi, tính chất lãi suất,... 2.1.2. Thị trường trái phiếu Sau khi trình bày khái niệm và phân loại thị trường trái phiếu, tác giả luận án tập trung nghiên cứu về các loại hình và phương thức giao dịch làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng các loại hình và phương thức giao dịch trái phiếu trên thị trường Việt Nam. 2.2. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.2.1. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Để có một cái nhìn tổng quan về các hoạt động của NHTM, trước khi đi sâu vào chủ đề trọng tâm là hoạt động đầu tư trái phiếu, NCS trình bày các hoạt động ngân hàng dựa vào bảng cân đối kế toán, đó là các hoạt động nội bảng (gồm: nghiệp vụ nguồn vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn) và hoạt động ngoại bảng (gồm các dịch vụ không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán như dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, ủy thác, đại lý, tư vấn và cung cấp thông tin...). 2.2.2. Khái niệm và các hình thức đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại Trên cơ sở tham chiếu các khái niệm về đầu tư trái phiếu của các tác giả khác, NCS chỉ r quan điểm tiếp cận nghiên cứu của luận án và sử dụng khái niệm xuyên suốt cho việc nghiên cứu các nội dung tiếp theo của luận án, đó là “hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM là việc ngân hàng mua, hoặc ủy thác cho tổ chức khác (quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ…) mua trái phiếu để tối ưu hóa việc sử dụng vốn, đa dạng hóa thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng”. Luận án cũng phân tích một số hình thức đầu tư trái phiếu chủ yếu của NHTM như: đầu tư trực tiếp (ngân hàng tự đầu tư) và đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư (đầu tư ủy thác); đầu tư ngắn hạn, đầu tư trung và dài hạn; đầu tư trái phiếu phát hành lần đầu trên 9
  10. 10 thị trường sơ cấp và mua lại trái phiếu của các pháp nhân và cá nhân trên thị trường chứng khoán thứ cấp... 2.2.3. Mục đích và đặc điểm hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại Các NHTM ngày nay tham gia vào lĩnh vực đầu tư trái phiếu nhằm các mục tiêu: (i) ổn định thu nhập của ngân hàng; (ii) Bù trừ rủi ro tín dụng; (iii) Cung cấp dự trữ cho ngân hàng; và (iv) Cung cấp một sự đa dạng hoá về mặt địa lý trong hoạt động kinh doanh. Là một hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu của NHTM cũng có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động đầu tư chứng khoán, đó là: - Thứ nhất, đầu tư trái phiếu là hoạt động đầu tư tài chính linh hoạt do trái phiếu thường có tính thanh khoản cao hơn so với các hình thức đầu tư khác. - Thứ hai, đầu tư trái phiếu của NHTM được thực hiện trên cơ sở các giao dịch trực tiếp với tổ chức phát hành trái phiếu riêng lẻ, qua đại lý phát hành, hoặc được thực hiện thông qua các trung gian tài chính (quỹ đầu tư, công ty chứng khoán) với các trái phiếu chào bán ra công chúng. - Thứ ba, hoạt động đầu tư trái phiếu phải tuân thủ các quy định của thị trường về trình tự, thủ tục đầu tư, các quy định về điều kiện để được cấp phép thành viên giao dịch, thành viên đấu thầu, nhà tạo lập thị trường... - Thứ tư, ngoài việc tuân thủ các quy định chung trong đầu tư trái phiếu, là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, ngân hàng còn có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của NHTƯ/ NHNN đối với lĩnh vực kinh doanh này. 2.2.4. Thu nhập và rủi ro trong đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại Thu nhập trong đầu tư trái phiếu gồm: lợi tức trái phiếu và chênh lệch giá trái phiếu trên thị trường. Rủi ro phổ biến trong đầu tư trái phiếu của NHTM là ngân hàng không nhận được lãi và vốn đầu tư trái phiếu, hoặc thu nhập từ việc bán trái phiếu bị suy giảm do thị giá trái phiếu trên thị trường giảm giá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong đầu tư trái phiếu và theo đó tác động của chúng đến thu nhập thực tế cũng rất khác nhau, với các đặc trưng và mức độ rủi ro cao thấp khác nhau. 2.2.5. Tính hai mặt trong hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại Hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM tác động đến các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, góp phần linh hoạt hóa các hình thức tạo nguồn vốn và sử dụng vốn của các NHTM và TCTD khác…Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng cũng có thể có những tác động bất lợi đến nền kinh tế - xã hội, đến sự phát triển của mỗi ngân hàng cũng như sự an toàn, bền vững của cả hệ thống nếu các nhà quản trị và kinh doanh ngân hàng không tuân thủ quy định nhà nước, quy định nội bộ của ngân hàng trong đầu tư. Hiện tượng đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau giữa các TCTD dẫn đến có một lượng vốn luân chuyển lòng vòng trong hệ thống, có thể gây nên tình trạng làm tăng vốn ảo của ngân hàng dẫn đến những khó khăn trong kiểm soát hệ số an toàn vốn, tỉ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của các cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động NHTM đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu của các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao không chỉ làm tăng nguy cơ rủi ro cho mỗi ngân hàng mà còn làm tăng rủi ro cho cả hệ thống các TCTD. 2.3. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.3.1. Mục tiêu tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu 10
  11. 11 Tổ chức quản lý đầu tư trái phiếu của NHTM thường hướng tới thực hiện các mục tiêu: - Đảm bảo an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư trái phiếu. - Phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân liên quan, tạo sự chủ động và linh hoạt, tăng cường và nâng cao ý thực trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu. - Đảm bảo hoạt động đầu tư trái phiếu tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật, phù hợp với chính sách, định hướng và quy định nội bộ của mỗi ngân hàng. 2.3.2. Ban hành chính sách/quy định nội bộ về đầu tư trái phiếu Các chính sách/quy định nội bộ về đầu tư trái phiếu của NHTM thường bao gồm một số nội dung chính sau: - Quy định về chiến lược đầu tư trái phiếu và tổ chức bộ máy thực hiện. - Quy trình, thủ tục thẩm định, phê duyệt và quyết định mua trái phiếu. - Các loại trái phiếu được mua và nguồn vốn được sử dụng trong đầu tư. Các chính sách và giới hạn quản lý an toàn trong đầu tư trái phiếu. - Các quy định về quản lý, giám sát sau đầu tư; về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. - Các quy định về hạch toán kế toán, thống kê và lưu giữ hồ sơ, kiểm soát nội bộ hoạt động đầu tư trái phiếu... 2.3.3. Tổ chức bộ máy triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu Để triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu, tùy theo điều kiện, chiến lược phát triển riêng của mình, mỗi ngân hàng có thể lựa chọn một mô hình tổ chức khác nhau, hoặc tổ chức hoạt động đầu tư thông qua việc thành lập các tổ chức chuyên doanh như thành lập công ty quản lý quỹ/hoặc quỹ đầu tư; hoặc kinh doanh tổng hợp trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ đầu tư trái phiếu cho các đơn vị, bộ phận thuộc hệ thống ngân hàng. Dù với phương thức nào, hoạt động đầu tư trái phiếu cũng được triển khai thông qua 03 bộ phận: bộ phận kinh doanh (front office), bộ phận nghiên cứu và quản trị rủi ro (middle office) và bộ phận vận hành (back office). 2.4. KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu đã công ố có liên quan, tác giả luận án bổ sung, phát triển thành 12 chỉ tiêu và chia thành ba nhóm: Chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu tư (1 chỉ tiêu); Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong đầu tư và chất lượng hoạt động đầu tư trái phiếu (8 chỉ tiêu) và Chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động đầu tư trái phiếu (3 chỉ tiêu). 2.4.2. Mô hình nghiên cứu tác động của hoạt động đầu tư trái phiếu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Trên cơ sở tham khảo mô hình nghiên cứu của DeYoung và Rice, 2003; Odesanmi và Wolfe, 2007; Chiorazzo và cộng sự, 2008; Baele và cộng sự, 200 ;… tác giả luận án xác lập mô hình nghiên cứu gồm 2 biến phụ thuộc ROA (ROE) i,t (Hiệu quả kinh doanh) và Z-SCOREi,t (Rủi ro phá sản); 5 biến độc lập (gồm: tỷ lệ thu nhập từ cho vay, tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ, tỷ lệ thu nhập từ đầu tư chứng khoán, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ quy mô đầu tư chứng khoán); 7 biến kiểm soát (gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ cho vay, tỷ lệ VCSH, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát). 2.4.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng thương mại 11
  12. 12 Luận án phân tích 5 yếu tố chủ quan (gồm: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng, Tiềm lực tài chính, Hoạt động quản lý rủi ro trong đầu tư trái phiếu, Chất lượng nhân lực, Công nghệ và các cơ sở hạ tầng); và 4 yếu tố khách quan (gồm: Môi trường kinh tế, Môi trường chính trị và pháp luật; Thông tin khách hàng: tổ chức, cá nhân bán trái phiếu; Sự phát triển của thị trường trái phiếu). CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VÀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1.1. Vài nét khái quát về thị trường trái phiếu Việt Nam Thị trường trái phiếu (TTTP) Việt Nam hình thành từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước với việc Chính phủ quyết định thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), chuyển giao nhiệm vụ quản lý quỹ thuộc ngân sách nhà nước từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sang Bộ Tài chính. Ngay từ khi thành lập cho đến nay, hệ thống BNN đã tổ chức hoạt động huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển bằng trái phiếu Chính phủ (TPCP). Sau 20 năm hoạt động, TTTP Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, nhanh chóng nhưng còn chưa cân ằng và thiếu bền vững khi sự tăng trưởng chủ yếu diễn ra trên thị trường TPCP, trong khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) còn nhỏ hẹp, mức độ hoạt động rất hạn chế, giá trị phát hành nhỏ chỉ tập trung ở một vài doanh nghiệp. Quy mô trái phiếu chính phủ (TPCP) chiếm từ 85%-87% thị trường trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chỉ chiếm từ 13%-15% thị phần. Biểu đồ 3.2: Quy mô các thị trường vốn tại Việt Nam so với GDP giai đoạn 2015-2019 160% 140% 120% 100% Quy mô TPDN/GDP 80% Quy mô TPCP/GDP 60% Quy mô tín dụng/GDP 40% 20% 0% 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: NCS tổng hợp Tại thời điểm cuối quý 3/2019, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam (gồm cả TPCP và TPDN), đạt khoảng 95,37 tỷ USD, tương đương 3 ,6% GDP, ngang ằng với Philippines nhưng còn cách khá xa tỷ lệ xấp xỉ 60% GDP của Trung Quốc và Thái Lan.Tỷ lệ này còn thấp hơn nữa nếu so với các nền kinh tế phát triển tại khu vực Châu Á như Nhật Bản là 214% GDP, Hàn Quốc là 120% GDP... 12
  13. 13 * Trái phiếu chính phủ Nhà đầu tư mua TPCP gồm các TCTD, tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong các TCTD, ngân hàng thương mại (NHTM) đầu tư TPCP với tỉ lệ khoảng 90%. Bảng 3.1: Tỉ trọng nhà đầu tư nắm giữ TPCP giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: % TT Nhà đầu tư 2015 2016 2017 2018 2019 1 Các tổ chức tín dụng 65,4 55,2 51,2 47,8 46,3 Các tổ chức tài chính phi 31,1 44,8 48,8 52,2 53,7 2 ngân hàng Nguồn: Vụ Tài chính - Ngân hàng, Bộ Tài chính Năm 2019, với mục tiêu tái cơ cấu danh mục nợ công theo hướng kéo dài kì hạn vay của ngân sách nhà nước, tăng cường tính bền vững của danh mục nợ, KBNN tập trung phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm trở lên, đặt biệt là trái phiếu có kỳ hạn từ 10 năm trở lên, chiếm 92% tổng khối lượng huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Thanh khoản thị trường thứ cấp luôn duy trì ở mức cao, giao dịch repos (mua bán lại) có xu hướng tăng vượt giao dịch Ouright. Bảng 3.2: Các loại hình giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp Đơn vị tính: % TT Loại hình giao dịch 2017 2018 2019 1 Giao dịch Outright 50,8 45,5 45 2 Giao dịch Repos 49,2 54,5 55 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội * Trái phiếu doanh nghiệp Quy mô phát hành TPDN (bao gồm cả các TCTD) nhìn chung tăng trưởng qua các năm, năm 2018 đạt 224.000 tỷ đồng; năm 2019 đạt 280.141 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2018. Nhờ đó, quy mô thị trường trái phiếu tăng mạnh từ mức 9% GDP lên mức 11,3% GDP vào năm 2019. Trong tổng số 211 doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2019, có 129 doanh nghiệp chưa niêm yết. Năm 2019, NHTM là các tổ chức phát hành trái phiếu nhiều nhất chiếm 41%, tiếp theo là các doanh nghiệp bất động sản chiếm 38%, các công ty năng lượng và khoáng sản, công ty phát triển hạ tầng, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp khác chiếm tỉ lệ từ 3%-9%. Nhìn chung, lãi suất TPDN cao hơn lãi suất TPCP và có mức độ cao thấp khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp. Lãi suất TPDN bất động sản và cơ sở hạ tầng cao nhất, lĩnh vực ngân hàng và định chế tài chính có mức lãi suất thấp nhất Các tổ chức mua TPDN phần lớn là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chuyên nghiệp, các NHTM (trực tiếp hoặc qua công ty con). Đây là nhóm tổ chức có nguồn vốn lớn, có năng lực đánh giá, định giá trái phiếu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro từ việc mua trái phiếu. 3.1.2. Tổng quan về hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam * Số lượng ngân hàng thương mại Bảng 3.3: Số lượng NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2015-2019 (Số liệu ngày 31/12 hàng năm) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 NHTM nhà nước 7 4 4 4 4 13
  14. 14 NHTM cổ phần 28 31 31 31 31 NH liên doanh 3 2 2 2 2 NH 100% vốn nước 5 8 9 9 9 ngoài Chi nhánh NH nước 50 51 49 49 49 ngoài (Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước) Tính đến ngày 31/12/2019, hệ thống NHTM Việt Nam có 31 NHTMCP, 4 NHTM Nhà nước (gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và 3 NHTM cổ phần được NHNN mua lại 0 đồng vào năm 2015, đó là: Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu và Ngân hàng Đại dương). Trong 31 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có 10 ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Công Thương Việt Nam, NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTMCP Quân đội, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Ngoại thương Việt nam, NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam, NHTMCP Tiên Phong, NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng), 3 ngân hàng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (NHTMCP Á Châu, NHTMCP Quốc Dân, NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội) và 3 ngân hàng niêm yết trên thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết - Upcom (NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Bưu Điện Liên Việt, NHTMCP quốc tế Việt Nam). * Tình hình tài sản của các ngân hàng thương mại Tổng giá trị tài sản của toàn hệ thống ngân hàng và giá trị tài sản bình quân của một ngân hàng ở Việt Nam liên tục tăng, từ 151.412,43 tỉ đồng năm 2015 lên 243.96 ,13 tỉ đồng năm 2019. Căn cứ vào quy mô tài sản có thể chia hệ thống ngân hàng Việt Nam thành ba nhóm: (i) Nhóm 1: gồm các ngân hàng có quy mô tài sản năm 2019 trên 1.000.000 tỉ đồng. Đây là những ngân hàng có quy mô giá trị tài sản lớn nhất trong hệ thống của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, gồm: Nông nghiệp, Đầu tư, Công Thương, Ngoại thương, gấp 5-6 lần mức trung bình của một ngân hàng; (ii) Nhóm 2: gồm các ngân hàng có quy mô tài sản năm 2019 từ trên 300.000 tỉ đến trên 500.000 tỉ đồng (không có ngân hàng nào có quy mô tài sản từ 600.000 tỉ đến 1.000.000 tỉ đồng); (iii) Nhóm 3: gồm các ngân hàng có quy mô tài sản năm 2019 từ dưới 300.000 tỉ đồng, trong đó có ngân hàng có quy mô tài sản dưới 100.000 tỉ đồng. * Thực trạng nguồn vốn của các ngân hàng thương mại Vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng và số vốn điều lệ bình quân của một ngân hàng ở Việt Nam tăng nhẹ qua các năm, trong đó 4 ngân hàng giữ vị trí nhóm 1 về tài sản (gồm: Đầu tư, Công Thương, Ngoại thương, Nông nghiệp) và ĩ thương có vốn điều lệ gấp khoảng 3 lần mức trung bình của một ngân hàng. Một số ngân hàng có mức vốn điều lệ tăng nhanh trong hai năm gần đây như ĩ Thương, Việt Nam Thịnh Vượng... Vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng và số vốn tự có bình quân của một ngân hàng ở Việt Nam tăng nhẹ qua các năm, riêng ngân hàng Đầu tư có mức tăng trưởng mạnh vào năm 2019. Bốn ngân hàng giữ vị trí nhóm 1 về tài sản (gồm: Đầu tư, Công Thương, Ngoại thương và Nông nghiệp) có vốn tự có năm 2019 gấp từ 4-5,5 lần mức trung bình của một ngân hàng. * Kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Giai đoạn 2015-2019, ROA, ROE của các ngân hàng biến động liên tục qua các năm. 14
  15. 15 Các ngân hàng có giá trị tài sản, vốn tự có cao (ngân hàng nhóm 1) như: Đầu tư, Công Thương và Nông nghiệp không phải là những ngân hàng có ROA, ROE cao nhất (ngoại trừ Ngoại thương). Một số ngân hàng có giá trị tài sản, vốn tự có chỉ ở mức trung bình (ngân hàng nhóm 2) trong toàn hệ thống như ĩ thương, VN Thịnh Vượng, Phương Đông, Quân Đội... là những ngân hàng có ROA cao. Quốc tế, Tiên Phong, Phương Đông, Á Châu, Quân Đội... lại là những ngân hàng có mức ROE khá cao. Một số ngân hàng như Đại chúng, Việt Nam Thương tín... (ngân hàng nhóm 3) có ROA, ROE âm ở một vài năm. 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.2.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam Ngoài các văn ản luật (Luật các TCTD, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp), Nghị định của Chính phủ về phát hành trái phiếu), trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đã an hành thông tư để tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam (36/2014/TT-NHNN; 06/2016/TT-NHNN; 19/2017/TT-NHNN; 02/2018/VBHN-NHNN; 22/2016/TT-NHNN; 15/2018/TT-NHNN; 22/2019/TT-NHNN). * Các quy định về điều kiện đầu tư trái phiếu Theo quy định hiện hành, NHTM muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phải có: (i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xếp hạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu; và (ii) Ban hành quy định nội bộ về mua trái phiếu doanh nghiệp phù hợp quy định hiện hành của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có tối thiểu các nội dung: - Quy trình, thủ tục thẩm định, phê duyệt và quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp; nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt mua trái phiếu doanh nghiệp; quy định về việc quản lý rủi ro trong hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định và quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp; - Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro mua trái phiếu đối với các đối tượng doanh nghiệp, các loại trái phiếu doanh nghiệp; - Hệ thống đo lường và quản trị rủi ro, điều kiện, biện pháp và quy trình xử lý rủi ro; trích lập dự phòng đúng quy định; - Kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài các quy định trên, từ 12/02/2018 theo Thông tư số 19/2017/TT-NHNN và Thông tư số 02/2018/VBHN-NHNN (có hiệu lực từ 12/02/2018), muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, NHTM phải đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR tối thiểu 9%; ngân hàng không được phép cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp nếu có tỉ lệ nợ xấu lớn hơn hoặc bằng 3%. * Các quy định về giới hạn đầu tư trái phiếu Thông tư số 22/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 15/8/2016) quy định số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan. Vì vậy hoạt động đầu tư trái phiếu cũng phải tuân thủ các quy định về giới hạn tín dụng. NHTM có trách nhiệm quy định cụ thể các giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp: Mua trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành; mua trái phiếu của một doanh nghiệp phát hành và doanh nghiệp liên quan phát hành; mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm, không có bảo đảm; mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích để án, để đầu tư và giữ đến ngày đáo hạn. 15
  16. 16 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/02/2015): chỉ quy định giới hạn dư nợ cấp tín dụng cho một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng; một khách hàng và người liên quan không được quá 25%; không quy định riêng đối với đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên, do số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng nên ngân hàng cũng cần tuân thủ quy định này. Thông tư số 06/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/7/2016): bổ sung thêm quy định “NHTM không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết; ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) được đầu tư trái phiếu chính phủ (TPCP) tối đa 25%, ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) được đầu tư tối đa 35% nguồn vốn ngắn hạn bình quân tháng liền kề trước đó”. Thông tư số 19/2017 và 02/2018/VBHN-NHNN (có hiệu lực từ 12/02/2018): bổ sung thêm quy định tổng dư nợ cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của TCTD không được quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD. Theo quy định hiện hành, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của NHTM là một bộ phận cấu thành tổng số dư nợ cấp tín dụng, nhưng tổng số dư trái phiếu doanh nghiệp NHTM đầu tư không thuộc diện điều chỉnh tại quy định này. 3.2.2. Thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 3.2.2.1. Thực trạng ban hành quy định nội bộ về đầu tư trái phiếu Thực hiện quy định hiện hành của NHNN về đầu tư trái phiếu, những năm qua, để có cơ sở cho việc tổ chức triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu, hầu hết các ngân hàng đã an hành văn ản nội bộ quy định đối với hoạt động này. Tuy nhiên, mức độ bao phủ của các quy định đối với các loại trái phiếu có khác nhau. Có ngân hàng an hành các văn ản nội bộ riêng cho từng hoạt động đầu tư (đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu chính phủ như PVcomBank, MB,...). Có ngân hàng chỉ an hành quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Có ngân hàng an hành quy định đầu tư chung tất cả các loại trái phiếu. Ngoài ra, cũng có một số ngân hàng không an hành các văn ản nội bộ về đầu tư trái phiếu. Căn cứ vào thực tế thị trường trái phiếu, hội đồng thành viên/HĐQT của ngân hàng ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư trái phiếu của từng tổ chức phát hành, trong đó xác định rõ số lượng tối đa loại trái phiếu đầu tư và giao cho tổng giám đốc chỉ đạo sở giao dịch và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. 3.2.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu Để triển khai hoạt động đầu tư trái phiếu, tùy theo điều kiện, chiến lược phát triển riêng, mỗi ngân hàng có thể lựa chọn mô hình tổ chức khác nhau: (i) Tổ chức hoạt động đầu tư chuyên iệt thông qua việc thành lập công ty quản lý quỹ, hoặc quỹ đầu tư trái phiếu (chẳng hạn như TCB của Techcombank, BVBF của Bảo Việt, MBBF của MB, VTBF của VietinBank...); (ii) Và/hoặc đầu tư dựa vào bộ máy các đơn vị có sẵn của ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều tổ chức hoạt động đầu tư trái phiếu dựa vào bộ máy các đơn vị có sẵn của ngân hàng. Tham gia vào hoạt động đầu tư thường bao gồm các bộ phận như: Đơn vị kinh doanh (chi nhánh, phòng giao dịch…); tại Hội sở chính gồm các khối: Khối kinh doanh/Khối nguồn vốn và thị trường tài chính, Khối vận hành, Khối quản trị rủi ro , Khối kiểm tra - kiểm soát nội bộ , Khối tài chính - kế toán, Khối pháp chế... Về cơ ản, các NHTM Việt Nam đều xây dựng và thực hiện quy trình hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu theo trình tự các ước: Thiết lập mục tiêu, lựa chọn loại hình đầu tư kinh doanh, chiến lược đầu tư kinh doanh, lựa chọn loại hình trái phiếu và cuối cùng là 16
  17. 17 đo lường và định giá kết quả. Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu vẫn là phục vụ hỗ trợ cho việc quản lý kinh doanh nguồn vốn khả dụng của bản thân ngân hàng, đảm bảo duy trì khả năng thanh toán toàn hệ thống. Ngoài ra, hoạt động đầu tư trái phiếu còn hướng tới mục tiêu đa dạng hóa kinh doanh để đem lại thu nhập tương đối ổn định cho ngân hàng trong bối cảnh nguồn vốn huy động được lớn nhưng khả năng cho vay và thực hiện các hình thức tín dụng khác bị giới hạn. 3.2.3. Thực trạng kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 3.2.3.1. Số lượng ngân hàng thương mại, quy mô và tỉ lệ đầu tư trái phiếu/tổng tài sản Những năm qua hầu hết các NHTM Việt Nam đều đầu tư trái phiếu, song quy mô, tỉ lệ đầu tư trái phiếu/tổng tài sản có khác nhau. Các ngân hàng lớn (nhóm 1) như Công thương, Đầu tư, Ngoại thương, Nông nghiệp có quy mô đầu tư trên 100.000 tỉ đồng/năm, nhưng cũng có những ngân hàng chỉ đầu tư với quy mô trên 1.000 tỉ đồng/năm – đây thường là những ngân hàng nhỏ thuộc nhóm 3 trong xếp loại của NCS ở phần trên. Tỉ lệ đầu tư trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 20,66% năm 2015 xuống còn 14, 8% năm 2019. Một số ngân hàng có tỉ lệ đầu tư/tổng tài sản khá cao, đó là những ngân hàng ở nhóm 2 và nhóm 3 như: Đại Dương, Hàng Hải, Bảo Việt, Tiên Phong.... Bảng 3.10: Tỉ lệ tổng đầu tư/tổng tài sản của các NHTM ở Việt Nam Giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: % TT Tên ngân hàng 2015 2016 2017 2018 2019 Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư trên tổng tài sản cao hơn mức trung bình toàn hệ thống 1 Đại dương 34,86 47,99 47,77 37,55 35,80 2 Dầu khí Toàn cầu 37,46 36,49 32,40 28,74 19,91 3 Hàng hải 54,23 41,17 46,51 33,95 33,25 4 VN Thịnh vượng 31,82 33,69 26,94 23,31 24,44 5 Bưu điện Liên Việt 34,31 27,23 22,66 23,52 19,72 6 Tiên Phong 32,66 32,45 23,83 21,31 18,13 7 Bảo Việt 37,03 46,89 43,73 38,72 33,75 Trung bình toàn hệ thống 20,66 20,94 18,58 16,86 14,78 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán các năm 3.2.3.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư trái phiếu Bảng 3.11: Cơ cấu đầu tư trái phiếu của các NHTM Việt Nam theo sản phẩm Giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1 Tổng đầu tư 20,66 20,94 18,58 16,86 14,78 TP/Tổng tài sản 2 TP NHNN + 9,96 10,46 9,37 8,48 7,20 TPCP/Tổng tài sản 3 TPDN/Tổng tài 5,85 5,25 4,37 3,60 2,57 17
  18. 18 sản 4 TP của TCTD 4,85 5,23 4,84 4,78 5,01 khác/Tổng tài sản Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM tập trung chủ yếu vào TPCP (chiếm tỉ lệ khoảng trên dưới 50%), còn lại là TPDN và trái phiếu của các TCTD khác. Tỷ lệ đầu tư trái phiếu/ tổng tài sản của các NHTM có xu hướng giảm, từ mức 20,66% năm 2015 giảm xuống còn 14, 8% năm 2019. Trong đó, giảm mạnh nhất là tỷ lệ vốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với mức giảm trên 50%, (từ 5,85%/ tổng tài sản xuống còn 2,57%), trong khi tỷ lệ đầu tư vào TPCP giảm nhẹ và đầu tư vào TP của các TCTD khác không dao động nhiều. * Đối với trái phiếu chính phủ Bảng 3.13: Kết quả đầu tư TPCP của các NHTM Việt Nam trên thị trường sơ cấp Giai đoạn 2015-2019 Số NHTM tham Giá trị trái phiếu trúng Tổng giá trị trái phiếu đầu tư Năm gia đấu thầu thầu (tỉ đồng) trên thị trường sơ cấp (tỉ đồng) 2015 18 190,258 222,410 2016 15 229,811 271,519 2017 16 144,375 162,154 2018 16 73,640 78,998 Quý 12 36,415 42,968 I/2019 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Trong giai đoạn 2015-201 , nhóm thành viên đấu thầu là các NHTM có khối lượng mua trái phiếu lớn nhất, chiếm tới hơn 0% tổng khối lượng trái phiếu phát hành bằng hình thức đấu thầu. Đây cũng là nhóm nhà đầu tư chính trên thị trường với tỷ trọng khối lượng trúng thầu luôn chiếm trên 80%. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, tỷ trọng khối lượng trúng thầu của khối NHTM giảm mạnh do thị trường có sự tham gia tích cực hơn từ khối công ty bảo hiểm. Bảng 3.14: Kết quả đầu tư trái phiếu chính phủ của các NHTM Việt Nam trên thị trường thứ cấp (Giai đoạn 2015-2019) Đơn vị tính: tỉ đồng Loại hình TT 2015 2016 2017 2018 2019 giao dịch Outright 1.057.859,07 1.676.990,18 1.948.216,51 1.680.671,71 1.881.460,65 1 Tỉ lệ (%) 67 61 48 43 47 Repos 535.177,84 1.092.840,08 2.118.164,71 2.246.379,25 2.149.914,50 2 Tỉ lệ (%) 33 39 52 57 53 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Trên thị trường thứ cấp, hoạt động đầu tư TPCP của các NHTM thực hiện qua các giao dịch Outright và Repos (trong đó có 28 NHTM là thành viên giao dịch). Cùng với sự tăng trưởng quy mô giao dịch Repos của thị trường, giao dịch Repos của các NHTM cũng có xu hướng tăng liên tục từ 33% năm 2015 lên 53% năm 2019, riêng năm 2018 chiếm 57%. Hoạt động đầu tư qua giao dịch Outright của NHTM có xu hướng giảm, từ 6 % năm 2015 xuống 4 % năm 2019. 18
  19. 19 Trong 5 năm qua, các NHTM chủ yếu đầu tư vào các trái phiếu chính phủ trung hạn. Riêng năm 2019 có sự thay đổi lớn về cơ cấu đầu tư, đầu tư dài hạn tăng từ 5% năm 2015 lên 82% năm 2019. Điều này do sự thay đổi trong định hướng huy động vốn của Chính phủ với mục tiêu tái cơ cấu danh mục nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn vay của ngân sách nhà nước, tăng cường tính bền vững của danh mục nợ. Bảng 3.15: Cơ cấu đầu tư trái phiếu chính phủ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019 (theo kì hạn của trái phiếu) Đơn vị tính: % TT Kì hạn của trái phiếu 2015 2016 2017 2018 2019 1 Ngắn hạn (nhỏ hơn 1 năm) 44 2 1 4 2 2 Trung hạn (từ 1 đến 5 năm) 51 90 82 78 16 3 Dài hạn (trên 5 năm) 5 8 17 18 82 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội * Đối với trái phiếu doanh nghiệp Tỉ lệ đầu tư TPDN trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 5,85% năm 2015 xuống còn 2,5 % năm 2019. Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TPDN /tổng tài sản khá cao thường là những ngân hàng ở nhóm 3 như: Đại Dương, Dầu khí toàn cầu, Xây dựng Việt Nam, Hàng Hải... Các ngân hàng ở nhóm 1, nhóm 2 có tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thường ở mức trung bình, hoặc thấp. Bảng 3.16: Tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: % TT Tên ngân hàng 2015 2016 2017 2018 2019 Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TPDN cao hơn mức trung bình toàn hệ thống 1 Đại dương 16,02 11,88 14,86 8,87 10,97 2 Dầu khí Toàn cầu 15,08 11,52 10,22 9,07 5,96 3 Xây dựng Việt 10,78 11,77 12,29 53,78 1,05 Nam 4 Hàng hải 19,37 16,50 13,76 6,99 3,76 5 Quốc Dân 11,60 11,48 11,31 10,21 7,95 6 Bảo Việt 7,79 20,88 11,99 10,50 17,63 7 Đại chúng Việt 11,71 12,27 9,90 7,16 12,81 Nam Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TPDN thấp hơn mức trung bình toàn hệ thống 1 Á Châu 3,09 1,81 - - - 2 Quân Đội 2,70 2,59 1,75 2,37 3,63 3 Bắc Á 2,33 1,53 0,84 0,51 0,44 4 Phương Đông 3,38 1,74 1,30 1,49 1,24 Trung bình toàn hệ 5,85 5,25 4,37 3,60 2,57 thống Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm * Đối với trái phiếu của các TCTD khác Tỉ lệ đầu tư vào TP của các TCTD khác trên tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng tương đối ổn định qua các năm, từ 4,85% năm 2015 lên 5,02% năm 2019. Một số ngân hàng có tỉ lệ đầu tư vào TP của các TCTD khác/tổng tài sản khá cao 19
  20. 20 như: Đại Dương, Dầu khí toàn cầu, Xây dựng Việt Nam, Hàng Hải... Trong khi các ngân hàng này có tỉ lệ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cao thì các ngân hàng ở nhóm 1 có tỉ lệ đầu tư thấp. Bảng 3.17: Tỉ lệ đầu tư vào trái phiếu của các TCTD khác/Tổng tài sản Giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: % TT Tên ngân hàng 2015 2016 2017 2018 2019 Các ngân hàng có tỉ lệ đầu tư TP của các TCTD khác cao hơn mức trung bình toàn hệ thống 1 Đại dương 6,52 7,79 8,61 8,89 9,19 2 Dầu khí Toàn cầu 12,42 12,42 10,01 9,74 8,69 3 Hàng hải 11,8 9,94 10,78 8,74 12,04 4 VN Thịnh vượng 11,09 12,66 11,19 8,81 10,48 5 Bắc Á 12,25 10,36 12,43 11,08 11,27 6 Việt Á 22,93 19,68 15,03 12,80 9,26 7 Bưu điện Liên Việt 11,25 13,44 10,35 11,71 9,35 Trung bình toàn hệ 4,85 5,23 4,84 4,79 5,02 thống Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của NHNN, của các công ty kiểm toán qua các năm 3.2.3.3. Thu nhập từ hoạt động đầu tư trái phiếu Do những khó khăn trong thu thập số liệu về thu nhập từ hoạt động đầu tư trái phiếu của từng ngân hàng, NCS tính mức thu nhập từ các hoạt động đầu tư trái phiếu dựa vào quy mô đầu tư từng loại trái phiếu của toàn hệ thống NHTM trong mỗi năm và lãi suất bình quân của các loại trái phiếu do HNX công bố. Bảng 3.18: Lãi suất bình quân NHTM thu được từ đầu tư trái phiếu chính phủ Giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1 Trái phiếu ngắn Lãi suất hạn (nhỏ hơn 1 4,71 4,53 4,00 3,26 3,10 năm) Tỉ lệ đầu tư 44 2 1 4 2 2 Trái phiếu trung Lãi suất 5,50 5,59 4,73 3,55 3,46 hạn (từ 1 đến 5 Tỉ lệ đầu tư 51 90 82 78 16 năm) 3 Trái phiếu dài hạn Lãi suất 7,17 6,98 6,13 5,03 4,53 (trên 5 năm) Tỉ lệ đầu tư 5 8 17 18 82 4 Lãi suất bình quân NHTM thu 5,24 5,68 4,96 3,81 4,33 được từ đầu tư TPCP Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và tính toán của tác giả 3.2.3.4. Mức độ tuân thủ pháp luật trong đầu tư trái phiếu Hầu hết các NHTM Việt Nam đều duy trì hệ số CAR ở mức trên 9%, tuân thủ pháp luật hiện hành về điều kiện đầu tư trái phiếu cũng như quy định về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu…. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2019, 03 NHTM cổ phần được NHNN mua lại 0 đồng vào năm 2015 (Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu, Ngân hàng Đại dương) và 01 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt (Đông Á Bank) không có 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2