intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỖ THỊ HUYỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VIỆT NAM Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9.58.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: Đại học Giao thông Vận tải Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Trọng Tích Phản biện 1: ...................................................................................... ............................................................................................................ Phản biện 2: ...................................................................................... ............................................................................................................ Phản biện 3: ...................................................................................... ............................................................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường Đại học Giao thông Vận tải họp tại .................................................. ............................................................................................................. Vào hồi ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải; - Thư viện Quốc Gia.
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông đóng vai trò quan trọng phát triển mạng lưới giao thông quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hiệu lực kiểm soát nội bộ (KSNB) của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) Việt Nam chưa cao. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu lực KSNB của các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam? Thứ nhất, cần làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp. Thứ hai, cần làm rõ đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp XDCTGT, cũng như tác động của các đặc điểm này đến các thành phần KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. Thứ ba, cần xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố thuộc thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam. Đây là một trong các căn cứ để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực của KSNB. Khi khảo cứu các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan, tác giả nhận thấy chủ đề KSNB và tác động của từng yếu tố đến tính hiệu lực đã được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB trong các doanh nghiệp XDCTGT ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ vấn đề này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam tìm ra được các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu lực KSNB. Xuất phát từ tính cấp thiết này, tác giả chọn đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần
  4. 2 kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp XDCTGT. Phạm vi nghiên cứu: (1) Về mặt nội dung: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp XDCTGT dưới góc độ quản trị doanh nghiệp. (2) Về mặt không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở các doanh nghiệp XDCTGT có quy mô vừa và quy mô lớn trong lĩnh vực xây dựng công trình đường sắt, xây dựng công trình đường bộ; không bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. (3) Về mặt thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2019. 4. Khung nghiên cứu đề tài Bước 1: Xác định nội dung nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu; Bước 2: Khảo cứu các nghiên cứu trước có liên quan đề tài. Bước 3: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thực tiễn của nội dung nghiên cứu và đề xuất
  5. 3 mô hình nghiên cứu; Bước 4: Vận dụng các phương pháp nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu Kết quả dự kiến của nghiên cứu: đánh giá được sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB, trên cơ cở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các thành phần KSNB góp phần nâng cao hiệu lực KSNB. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: luận án đã tiến hành hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm lý luận về các thành phần KSNB, hiệu lực KSNB; sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT; chỉ ra các đặc điểm riêng của doanh nghiệp XDCTGT ảnh hưởng đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: luận án tiến hành đánh giá thực trạng các thành phần KSNB và hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT; xây dựng mô hình ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT có tính khoa học và tính thực tiễn. Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về các thành phần KSNB, hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT; các doanh nghiệp XDCTGT khi thiết kế và vận hành KSNB tại đơn vị; đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập của sinh viên ngành quản lý xây dựng, kinh tế,... 6. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm 5 chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài; Chương 2: Cơ sở lý thuyết, thực tiễn và mô hình
  6. 4 nghiên cứu; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Thực trạng hiệu lực kiểm soát nội bộ và ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam; Chương 5: Các giải pháp hoàn thiện các thành phần kiểm soát nội bộ góp phần nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu công bố ở nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ Nghiên cứu theo hướng quản trị: COSO (2013) thiết lập khuôn mẫu chung về KSNB cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị. Nerissa C. Brown (2008) chứng minh tác động tích cực của các quy tắc kiểm soát nội bộ đến chất lượng thu nhập. Trên cơ sở chọn mẫu khảo sát ở diện rộng trong các công ty sản xuất ở Kenya, Kamau Caroline (2013) cho thấy KSNB hiệu quả có mối quan hệ tích cực, đáng kể với các chỉ số về hiệu quả tài chính. Nghiên cứu của Thomas (2016) cho thấy người đứng đầu bộ phận điều hành không thể hiện sự hỗ trợ mạnh mẽ cho kiểm soát nội bộ thì tổ chức này sẽ không thực hiện kiểm soát nội bộ tốt. Tác giả Hammersely (2017) cho thấy có mối liên hệ giữa KSNB yếu kém với sự sụt giảm thị giá cổ phiếu doanh nghiệp Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với kiểm toán: Masood Fooladi, Maryam Farhadi (2011) xác định sự ảnh hưởng, tầm quan trọng của đặc thù môi trường kiểm soát nội bộ đến việc lập kế hoạch và chỉ đạo một cuộc kiểm toán. Faudziah
  7. 5 Hanim Fadzil (2005) cho thấy việc tuân thủ các tiêu chuẩn về thực tiễn chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát nội bộ của công ty. 1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu lực kiểm soát nội bộ Angella Amudo (Uganda, 2009) nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, công nghệ thông tin tới hiệu lực KSNB của các dự án khu vực công của Uganda. Sultana (2011), C.T.Gamage (2014) chỉ ra sự ảnh hưởng của 5 thành phần KSNB (tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát) đến hiệu lực KSNB. Ngoài ra, các nghiên cứu khác chỉ ra sự ảnh hưởng của từng thành phần đến hiệu lực KSNB như Philip Ayagre (2014). 1.2. Tổng quan nghiên cứu công bố ở trong nước 1.2.1. Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ Nghiên cứu theo hướng quản trị: Phạm Bính Ngọ (2011), Bùi Thị Minh Hải (2012), Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Chu Thị Thu Thủy (2016), Nguyễn Tố Tâm (2014), Võ Thu Phụng (2016), Nguyễn Thanh Trang (2016), Đặng Thúy Anh (2017). Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với kiểm toán: giáo trình “Lý thuyết kiểm toán” của Học viện Tài chính, giáo trình Kiểm toán tài chính của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, sách Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp của TS Phan Trung Kiên, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thành Trung (2017).
  8. 6 1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu lực kiểm soát nội bộ Hồ Tuấn Vũ (2016) xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát, lợi ích nhóm và thể chế chính trị. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của luận án 1.3.1. Kết luận từ nghiên cứu tổng quan Đối với các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu lực KSNB, điểm tương đồng giữa các nghiên cứu này là đều thể hiện sự ảnh hưởng quan trọng của năm thành phần KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát) đến hiệu lực KSNB và khi đưa ra mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là hiệu lực KSNB thì biến độc lập đều chứa năm thành phần KSNB. Bên cạnh đó, ở một số nghiên cứu khác có đưa thêm một số yếu tố khác như thể chế chính trị, lợi ích nhóm, công nghệ thông tin. 1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu Từ việc khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án nhận thấy nâng cao hiệu lực KSNB mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam đặc biệt khi các doanh nghiệp này phải chia sẻ thị phần cho các nhà thầu nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu lực KSNB của các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam. Có thể khẳng định đây
  9. 7 là khoảng trống chưa được quan tâm, nghiên cứu. Luận án tập trung giải quyết vấn đề còn bỏ ngỏ này. 1.3.3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển những công trình nghiên cứu trước, luận án nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT với các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đánh giá sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: (1) Xác định các thành phần của KSNB với góc độ quản trị doanh nghiệp, dựa trên nền tảng lý thuyết KSNB của COSO. (2) Làm rõ lý luận về hiệu lực KSNB, sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB. (3) Đánh giá thực trạng các thành phần KSNB và thực trạng hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. (4) Xây dựng mô hình đánh giá sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. (5) Đề xuất giải pháp hoàn thiện các thành phần KSNB để nâng cao hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, các câu hỏi nghiên cứu tương ứng được đặt ra như sau: Câu hỏi 1, KSNB là gì? KSNB bao gồm những thành phần nào? Hiệu lực KSNB là gì? Câu hỏi 2, đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp XDCTGT ảnh hưởng đến KSNB như thế nào? Câu hỏi 3, thực trạng các thành phần KSNB và thực trạng hiệu lực KSNB tại các doanh nghiệp XDCTGT như thế nào? Câu hỏi 4, mô hình về sự ảnh
  10. 8 hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT là gì? Mức độ ảnh hưởng của từng thành phần đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT như thế nào? Câu hỏi 5, các thành phần KSNB của doanh nghiệp XDCTGT cần hoàn thiện như thế nào để nâng cao hiệu lực KSNB? KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận án trình bày tổng quan nghiên cứu về KSNB trong và ngoài nước, từ đó đã làm rõ các vấn đề sau: - Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã công bố nghiên cứu KSNB theo các hướng: theo hướng quản trị, theo hướng phục vụ kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, theo hướng ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KSNB. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng khẳng định kết quả có thể thay đổi khi nó được áp dụng trong điều kiện khác nhau ở các quốc gia có đặc điểm khác nhau. - Các nghiên cứu về KSNB ở Việt Nam đã đề cập đến nhiều mảng vấn đề khác nhau liên quan đến KSNB như tác động của các thành phần KSNB đến hiệu quả hoạt động, mối quan hệ giữa KSNB, rủi ro gian lận và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính, tổ chức KSNB, KSNB chi phí sản xuất,... - Về mảng nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực hiện ở các lĩnh vực ngân hàng, giáo dục, khu vực công,..., tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực XDCTGT; trong nước chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu sự ảnh hưởng
  11. 9 của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu làm nền tảng cho việc trình bày các chương tiếp theo của luận án. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ KSNB là một qui trình bao gồm các hoạt động được Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì ở mọi bộ phận của tổ chức nhằm tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Chủ thể KSNB bao gồm Ban quản trị, Ban giám đốc, quản lý bộ phận chức năng và các cá nhân khác (người lao động). Nội dung KSNB của doanh nghiệp mang tính chất toàn diện, bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.2. Các thành phần của kiểm soát nội bộ (1) Môi trường kiểm soát: Thành phần “Môi trường kiểm soát” phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Cam kết về sự trung thực và tuân thủ các giá trị đạo đức; chịu trách nhiệm giám sát; thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm; sử dụng nhân viên có năng lực và có chính sách phát triển nguồn nhân lực; yêu cầu cá nhân báo cáo và chịu trách nhiệm. (2) Đánh giá rủi ro: Thành phần “Đánh giá rủi ro” phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Xác định mục tiêu; nhận diện rủi ro; phân tích rủi ro; nhận diện và phân tích sự thay đổi.
  12. 10 (3) Hoạt động kiểm soát: Thành phần “Hoạt động kiểm soát” phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Các hoạt động kiểm soát được thiết lập trên cơ sở chọn lọc phù hợp; thiết lập kiểm soát chung và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát; triển khai tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách, thủ tục, quy định. (4) Thông tin truyền thông: Thành phần “Thông tin truyền thông” phải đảm bảo nguyên tắc: Thu thập hay tự tạo thông tin thích hợp, kịp thời có chất lượng; truyền thông nội bộ kịp thời và đúng đối tượng; truyền thông bên ngoài các thông tin cần thiết. (5) Giám sát: Thành phần “Giám sát” phải đảm bảo các nguyên tắc: Tiến hành đánh giá thường xuyên liên tục hoặc riêng biệt; thông báo các khiếm khuyết cho các đối tượng có liên quan. 2.1.3. Kinh nghiệm kiểm soát nội bộ của một số doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trên thế giới Từ việc nghiên cứu KSNB của một số doanh nghiệp XDCTGT lớn trên thế giới như công ty Shimizu (Nhật Bản), Hyundai E&C (Hàn Quốc), Hochtief, Đức, luận án rút ra 05 bài học về KSNB cho các doanh nghiệp XDCTGT tại Việt Nam. 2.2. Hiệu lực kiểm soát nội bộ 2.2.1. Khái niệm hiệu lực kiểm soát nội bộ Hiệu lực KSNB là khả năng KSNB cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu. 2.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu lực kiểm soát nội bộ COSO đưa ra ba tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực của KSNB bao gồm: (i) kết quả hoạt động của doanh nghiệp; (ii) độ
  13. 11 tin cậy của các báo cáo của doanh nghiệp; (iii) mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định của doanh nghiệp. 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm soát nội bộ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KSNB bao gồm các yếu tố bên ngoài (môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp) và các yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực KSNB (các yếu tố cấu thành nên KSNB, bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát). 2.3. Ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông. 2.3.1. Lý thuyết nền giải thích sự ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ Các lý thuyết nền làm nền tảng nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB bao gồm: lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết Chaos, lý thuyết bất định, lý thuyết tâm lý học xã hội trong tổ chức, lý thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. 2.3.2. Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông ảnh hưởng đến các thành phần kiểm soát nội bộ Hoạt động sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp XDCTGT có các đặc điểm khá khác biệt so với các ngành sản xuất sản phẩm thông thường khác, như: Hoạt động sản xuất diễn ra trên địa bàn rộng, ở nhiều địa phương khác nhau; đối tượng xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài; sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ, tính cá biệt cao; sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài
  14. 12 trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường. Các đặc điểm này những vấn đề đặt ra với KSNB của doanh nghiệp XDCTGT như sau: phải chú trọng đến đánh giá rủi ro; phải tăng cường chốt kiểm soát cho các quy trình công việc; phải có các bộ phận hỗ trợ cho khối sản xuất trực tiếp; cần xây dựng các kênh truyền thông hiệu quả; tăng cường hoạt động giám sát. 2.3.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông. Mục đích xác định mô hình nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB, đề xuất giải pháp hoàn thiện các thành phần KSNB để nâng cao hiệu lực KSNB. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu: (i) dựa trên việc kế thừa có chọn lọc một số nghiên cứu trước; (ii) đặc điểm của doanh nghiệp XDCTGT. Nội dung mô hình nghiên cứu: Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT
  15. 13 - Các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1: Môi trường kiểm soát có tác động cùng chiều đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. Giả thuyết H2: Đánh giá rủi ro có tác động cùng chiều đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm soát có tác động cùng chiều đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. Giả thuyết H4: Thông tin, truyền thông có tác động cùng chiều đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. Giả thuyết H5: Giám sát có tác động cùng chiều đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 của luận án đã tập trung làm rõ: (1) Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về KSNB. (2) Làm rõ các thành phần KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát. (3) Hệ thống hóa lý luận về hiệu lực KSNB, trong đó làm rõ khái niệm hiệu lực KSNB, tiêu chí đánh giá hiệu lực KSNB, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KSNB. (4) Các lý thuyết nền làm cơ sở giải thích sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB. (5) Đề xuất mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu – các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam Trong phần này, luận án trình bày khái quát về số lượng, doanh thu, lao động của các doanh nghiệp XDCTGT tương ứng với các quy mô khác nhau.
  16. 14 3.2. Phương pháp điều tra khảo sát 3.2.1. Thiết kế phiếu khảo sát Câu hỏi được thiết kế trong phiếu khảo sát bao gồm: Câu hỏi về môi trường kiểm soát (26 câu), câu hỏi về đánh giá rủi ro (10 câu), câu hỏi về hoạt động kiểm soát (14 câu), câu hỏi về thông tin và truyền thông (8 câu), và câu hỏi về giám sát (6 câu). 3.2.2. Đối tượng gửi phiếu khảo sát Đối tượng gửi phiếu khảo sát bao gồm những người làm ở các vị trí sau trong doanh nghiệp XDCTGT: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc xí nghiệp; Trưởng, phó phòng; Ban kiểm soát; Kiểm toán nội bộ; Cán bộ, nhân viên. 3.2.3. Các bước thực hiện khảo sát (1) Thiết kế phiếu câu hỏi để khảo sát; (2) Gửi phiếu đến các chuyên gia để nhận được sự góp ý; (3) Chỉnh sửa phiếu và gửi phiếu. (4) Nhập dữ liệu và xử lý số liệu thông. 3.2.4. Mẫu nghiên cứu Số lượng mẫu nghiên cứu n =250 đạt yêu cầu kích thước mẫu 3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để: phân tích đặc điểm sản xuất ảnh hưởng đến KSNB của doanh nghiệp XDCTGT, phân tích thực trạng các thành phần KSNB và thực trạng hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT; tổng hợp, đánh giá các thành tựu, hạn chế và lý giải được nguyên nhân của hạn chế của các thành phần KSNB.
  17. 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.4.1. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng Bước 1: Xử lý dữ liệu thô Bước 2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá Bước 4: Phân tích tương quan Bước 5: Phân tích hồi quy và kiểm định mô hình hồi quy 3.4.2. Phân tích dữ liệu định lượng Các thang đo MT, RR, HD, TT, GS đều đạt độ tin cậy. Hệ số tương quan r giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đều bằng 1 cho thấy giữa biến phụ thuộc HL và các biến độc lập MT, RR, HD, TT, GS có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. Do vậy, các biến độc lập này sẽ được đưa vào mô hình hồi quy để giải thích cho biến phụ thuộc HL. Phép phân tích hồi quy cho biết quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc HL với các biến độc lập MT, RR, HD, TT, GS HL = -0,527 + 0,261MT + 0,209 RR + 0,268 HD+ 0,211 TT+ 0,105 GS Kết quả kiểm định hồi quy cho kết quả như sau: (1) R2 = 0,804: mô hình được đánh giá là tốt, 5 biến độc lập đưa vào (MT, RR, HD, TT, GS) giải thích được 80,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc (HL), còn 19,6% còn lại là do các biến ngoài mô hình và do sai số ngẫu nhiên. (2) Giá trị Durbin-Watson của mô hình bằng 1,693: 1< 1,693 < 3 như vậy không có tương quan chuỗi trong mô hình (3) Sig = 0,000 < 0,005: mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với tổng thể.
  18. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 luận án đã tập trung làm rõ các vấn đề sau: (i) đưa ra cái nhìn khái quát về số lượng, loại hình, quy mô của các doanh nghiệp XDCTGT ở Việt Nam hiện nay; (ii) lựa chọn phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp nghiên cứu định lượng; (iii) xác định các bước thực hiện nghiên cứu định lượng bao gồm: xử lý dữ liệu thô, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và xác định mô hình hồi quy, kiểm định mô hình hồi quy; (iv) kết quả xử lý số liệu với việc ứng dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VIỆT NAM 4.1. Thực trạng các thành phần kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam. Trong phần này, luận án trình bày thực trạng của từng thành phần KSNB của doanh nghiệp XDCTGT thông qua kết quả khảo sát thực tế và ví dụ cụ thể tại một số doanh nghiệp XDCTGT. Từ đó cho thấy bên cạnh các thành tựu đạt được, các thành phần KSNB của doanh nghiệp XDCTGT vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế đến từ việc cơ cấu tổ chức chưa đủ mạnh, chưa chú trọng đánh giá rủi ro, thiết lập hoạt động kiểm soát không xuất phát từ đánh giá rủi ro, chưa chú trọng xây dựng kế hoạch
  19. 17 truyền thông, chưa nhìn nhận vai trò quan trọng của giám sát trong cải tiến KSNB. 4.2. Thực trạng hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam Trong phần này, luận án trình bày thực trạng hiệu lực KSNB dựa trên kết quả điều tra, khảo sát và số liệu thứ cấp về kết quả hoạt động của các doanh nghiệp XDCTGT. 4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam Kết quả các phép phân tích và kiểm định trên dữ liệu thu thập được từ các mẫu nghiên cứu cho thấy các thành phần môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát đều ảnh hưởng đến tính hiệu lực KSNB và giải thích được 80,4% sự biến thiên của hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. Cả năm thành phần đều ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu lực KSNB theo thứ tự mức độ ảnh hưởng là môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát; đánh giá rủi ro và thông tin truyền thông; giám sát KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Chương 4 luận án đã tập trung làm rõ các vấn đề sau: (i) đánh giá thực trạng các thành phần KSNB và hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT; (ii) nguyên nhân chủ quan của những hạn chế đến từ việc cơ cấu tổ chức chưa đủ mạnh, chưa chú trọng đánh giá rủi ro, thiết lập hoạt động kiểm soát không xuất phát từ đánh giá rủi ro, chưa chú trọng xây dựng kế hoạch truyền thông, chưa nhìn nhận vai trò quan trọng của giám sát trong cải tiến KSNB; (iii) xác định mức độ ảnh hưởng của các
  20. 18 thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB. Kết quả nghiên cứu ở Chương 4 là một trong những căn cứ để luận án đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT trong Chương 5 tiếp theo. CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC THÀNH PHẦN CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VIỆT NAM 5.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp hoàn thiện các thành phần của KSNB góp phần nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam - Đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - Phù hợp đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp XDCTGT - Đảm bảo sự hợp lý giữa chi phí và lợi ích 5.2. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các thành phần kiểm soát nội bộ góp phần nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam Luận án trình bày các giải pháp được trình bày theo logic: Căn cứ đề xuất, nội dung giải pháp, kết quả dự kiến đạt được. Căn cứ đề xuất các giải pháp là các kết quả phân tích, đánh giá và mô hình được xây dựng ở Chương 4. 5.2.1. Tăng cường hoạt động kiểm soát thông qua việc tăng cường chốt kiểm soát trong các quy trình công việc Giải pháp chính được đề xuất là sử dụng ma trận RACI và các phương án lắp chốt kiểm soát ngăn ngừa, chốt phát hiện,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2