intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Sen Sen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

39
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br /> <br /> PHẠM THỊ THÚY<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI<br /> ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI<br /> TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI, 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh<br /> Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. TS Nguyễn Duy Lạc<br /> 2. TS Phan Thị Thái<br /> <br /> Phản biện 1:TS. Đặng Huy Thái<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Định<br /> Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp trường tại:<br /> Trường Đại học Mỏ - Địa chất, vào hồi…. ngày…. Tháng…. Năm 2018.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> 1. Thư viện Quốc gia<br /> 2. Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước<br /> hết phải đảm bảo đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Muốn có vốn đầu tư lớn và dài<br /> hạn đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm trong nước cũng như tăng cường thu hút<br /> vốn đầu tư nước ngoài. Với các quốc gia đang phát triển, khi nguồn vốn đầu<br /> tư trong nước còn khan hiến chưa đủ đáp ứng nhu cầu về vốn thì việc tiếp<br /> nhận vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) càng trở nên cần thiết mang lại những<br /> lợi ích to lớn cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao mức<br /> thu nhập và đời sống của dân cư. Với những ưu điểm nổi bật của mình, việc<br /> thu hút ngày càng nhiều FDI đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế của<br /> mỗi quốc gia. Đồng hành với việc tăng cường thu hút FDI thì việc đánh giá<br /> hiệu quả kinh tế - xã hội của sử dụng vốn FDI làm cơ sở để Chính phủ quốc<br /> gia cũng như chính quyền các địa phương có chiến lược thu hút đầu tư vào<br /> ngành nào, đề ra nhưng chính sách gì để sử dụng tốt nhất đồng vốn đầu tư<br /> này cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương là vấn đề rất cần<br /> thiết và cần được thực hiện thường xuyên trong từng giai đoạn của quá trình<br /> phát triển kinh tế.<br /> Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình<br /> Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam<br /> cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện thành công mục tiêu<br /> này chúng ta cần phải có một nguồn vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu của nền<br /> kinh tế. Nguồn vốn này có thể được huy động từ nhiều kênh khác nhau,<br /> trong đó có vốn FDI. Mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào quy mô<br /> và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.<br /> Thời gian qua, FDI đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và<br /> phát triển của Việt Nam. Đồng thời, FDI cũng có tác động lan tỏa đến các<br /> khu vực khác của nền kinh tế, khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, góp<br /> phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi<br /> mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội<br /> nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thu hút FDI chưa đạt được một số mục tiêu<br /> kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ<br /> <br /> 2<br /> <br /> tầng và chuyển giao công nghệ. Chất lượng của dự án FDI nhìn chung chưa<br /> cao, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, sự tham gia đầu tư<br /> theo chuỗi sản xuất của các tập đoàn xuyên quốc gia còn hạn chế. Một số<br /> doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; Một<br /> số doanh nghiệp FDI có biểu hiện sử dụng phương thức chuyển giá để trốn<br /> thuế, gây thất thu ngân sách, không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người<br /> lao động... Vì vậy Chính phủ đã đề ra Nghị quyết số 103/NĐ – CP ngày<br /> 29/8/2013 về “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý<br /> FDI trong thời gian tới”. Một trong các yêu cầu của Nghị quyết số 103 đối<br /> với các địa phương là cần đánh giá hiệu quả FDI và đề ra phương hướng<br /> nâng cao hiệu quả sử dụng FDI phù hợp với điều kiện của địa phương mình.<br /> Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ<br /> đô Hà Nội. Với phương châm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế<br /> so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính<br /> sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài<br /> nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu<br /> tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao. Ngay từ khi tái<br /> lập tỉnh (1997), lãnh đạo Tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát<br /> triển kinh tế quốc tế và khẳng định vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp<br /> nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã<br /> hội. Sự tham gia của FDI đã kích thích phát triển đồng bộ, hoàn thiện cấu<br /> trúc phát triển kinh tế và từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã<br /> hội, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, góp phần cải<br /> thiện cơ sở hạ tầng, gia tăng giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ<br /> nông nghiệp sang công nghiệp, tăng thu ngân sách cho tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy<br /> nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh<br /> Vĩnh Phúc vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được<br /> những mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả<br /> kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết vì:<br /> Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng về tốc độ thực hiện và tính hiệu quả FDI<br /> trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Thứ hai, nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội FDI là cơ sở để đánh giá quản<br /> lý nhà nước với các dự án này.<br /> Thứ ba, dự án FDI tập trung không đồng đều ở các khu vực và ngành<br /> nghề.<br /> Thứ tư, xuất phát từ những hạn chế về khía cạnh xã hội, môi trường đặt ra<br /> với các dự án FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc.<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã<br /> hội của FDI đối với tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài<br /> nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước<br /> ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Đề tài có ý nghĩa về lý luận và thực<br /> tiễn sâu sắc, hứa hẹn sẽ có nhiều đóng góp tích cực đối với hoạt động quản lý<br /> vĩ mô của Nhà nước và vấn đề hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp<br /> nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là làm rõ những vấn đề cơ bản<br /> về lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài,<br /> trên cơ sở đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa<br /> hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế<br /> - xã hội của FDI trên địa bàn địa phương tiếp nhận FDI.<br /> Phạm vi nghiên cứu : Đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI thì<br /> thường đứng trên các góc độ khác nhau: Góc độ của nhà đầu tư nước ngoài,<br /> góc độ quản lý nhà nước, góc độ của địa phương giai đoạn 2011 – 2016 và định<br /> hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh<br /> Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030.<br /> 4. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Thứ nhất, hệ thống hóa, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan<br /> đến đề tài để rút ra những vấn đề khoa học mà luận án kế thừa và tiếp tục<br /> giải quyết.<br /> - Thứ hai, Làm rõ nội hàm, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hiệu<br /> quả kinh tế - xã hội của FDI.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2