intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đồng bằng sông Cửu Long và chính sách phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án "Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đồng bằng sông Cửu Long và chính sách phát triển" là nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng kinh doanh, đổi mới công nghệ, đổi mới lao động và hiệu quả hoạt động củ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực ĐBSCL, đánh giá vai trò của chính sách phát triển trong mối quan hệ này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đồng bằng sông Cửu Long và chính sách phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH -------------- NGUYỄN ĐÌNH THÔNG PHÂN TÍCH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI LAO ĐỘNG, ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh, Năm 2022
  2. i Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài Phản biện 1: .............................................................................. ................................................................................................... Phản biện 2: .............................................................................. ................................................................................................... Phản biện 3: ............................................................................... ................................................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: .............................................................................................. ........................................................................................................... Vào hồi…..giờ…..ngày…..tháng…..năm 20….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ......................................... ...........................................................................................................
  3. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Theo Tổng cục Thống kê (2021), trong những năm qua, kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2016-2020 đạt 5,99%/năm; trong đó, riêng khu vực doanh nghiệp đã đóng góp trên 60% vào GDP. Hiện tại Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp là rất lớn, nhưng nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh là không nhỏ. Bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới Covid-19 càng đòi hỏi tính bức thiết các doanh nghiệp phải thay đổi định hướng kinh doanh, đổi mới công nghệ và đổi mới lao động để tăng khả năng cạnh tranh. Kết quả lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến chủ đề tác động của đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định hướng kinh doanh và chính sách thể chế đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khá phổ biến ở những quốc gia phát triển, nhưng nghiên cứu đổi mới của các DNNVV tại các quốc gia mới nổi như Việt Nam còn hạn chế (Haddad và các cộng sự, 2019; Xie và các cộng sự, 2013). Ngoài ra, việc đo lường định hướng kinh doanh, đổi mới công nghệ, đổi mới lao động thì các nghiên cứu thường sử dụng thang đo Likert nên sẽ chịu ảnh hưởng bởi năng lực, thái độ của người tham gia khảo sát (Arthur, 1994; Chege và cộng sự, 2020; Davis và cộng sự, 2010; Hussain và cộng sự, 2020; Li và cộng sự, 2009; Lumpkin & Dess, 2001; Naldi và cộng sự, 2007; Nikandrou và cộng sự, 2008; Tessema, 2014; Wang, 2008; Wang, 2019; Wiklund & Shepherd, 2005; Xie và cộng sự, 2017). Song song đó, mô hình nghiên cứu trong các nghiên cứu trước thường ít quan tâm đến các đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của môi trường bên ngoài
  4. 2 (Choi và cộng sự, 2015; Chu, 2017; Lasagni và cộng sự, 2015; Faruq & Weidner, 2017; Le và cộng sự, 2021; Martins và cộng sự, 2020; Nguyen và cộng sự, 2013; Nguyen và cộng sự, 2017; Nguyen và cộng sự, 2019; Nguyen, 2021; Tan và cộng sự, 2017; Tran và cộng sự, 2016; Vu và cộng sự, 2018), vai trò của Chính phủ trong thiết kế các chính sách phát triển doanh nghiệp (Li và cộng sự, 2009; Lumpkin & Dess, 2001; Naldi và cộng sự, 2007; Nikandrou và cộng sự, 2008; Tran & Vo, 2020; Rauch và cộng sự, 2009; Siepel và cộng sự, 2021; Wang, 2019). Đồng thời, sản phẩm đầu ra thường được các nghiên cứu trước sử dụng là yếu tố đại diện cho đổi mới công nghệ (Cruz-Cázares và cộng sự, 2013; Subrahmanya, 2011), rất ít nghiên cứu xem xét đến quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp (Chege và cộng sự, 2020; Wang, 2019). Đa số các nghiên cứu thừa nhận rằng, một khi doanh nghiệp có quan hệ khách hàng nhiều hơn sẽ cho cơ hội doanh nghiệp nắm bắt được thông tin nhiều hơn về khách hàng, điều này phục vụ cho hoạt động kinh doanh hiệu quả (Ato Sarsah và cộng sự, 2020; Gronum và cộng sự, 2012; Zhou và cộng sự, 2005). Do đó, quan hệ khách hàng của các DNNVV đóng một vai trò quan trọng tạo chi phối tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, tuy nhiên việc tìm hiểu quan hệ khách hàng như một chất xúc tác mang tính nội sinh tác động đến đổi mới doanh nghiệp còn thiếu vắng và càng hiếm gặp trong bối cảnh Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, trong nghiên cứu, chủ đề đổi mới được đề cập cho đổi mới công nghệ và đổi mới lao động. Thực tế, đổi mới được nghiên cứu phổ biến ở những quốc gia phát triển, nhưng nghiên cứu đổi mới của các DNNVV tại các quốc gia mới nổi như Việt Nam còn
  5. 3 hạn chế (Xie và cộng sự, 2013; Haddad và các cộng sự 2019). Do vậy, việc tiếp cận trong nghiên cứu lần này đối với các DNNVV tại vùng ĐBSCL không chỉ mang đến kết quả nghiên cứu mang tính thực tế của vùng mà còn còn bổ sung các luận giải thực nghiệm liên quan đến DNNVV ở thị trường mới nổi. Thứ hai, trong các công trình được công bố trước, việc nghiên cứu một yếu tố thứ ba làm chi phối đến mối quan hệ của hai yếu tố còn lại được nhiều nghiên cứu quan tâm (Zhou và các cộng sự (2005; Boso và cộng sự, 2013). Trên cơ sở đó, luận án sẽ sử dụng yếu tố quan hệ khách hàng của doanh nghiệp như là biến nội sinh để tìm hiểu sự chi phối của nó đến sự ảnh hưởng của các yếu tố đổi mới công nghệ, đổi mới lao động và định hướng kinh doanh lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Thứ ba, sự chi phối của chính sách phát triển trong Vùng đóng vai trò như thế nào trong mối quan hệ giữa đổi mới, định hướng kinh doanh và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp dường như còn bỏ ngỏ đối với nghiên cứu trường hợp DNNVV vùng ĐBSCL. Những năm gần đây nhiều nghiên cứu chỉ ra sự không chắc chắn về chính sách có thể tạo hiệu ứng tiêu cực cho môi trường bên ngoài nơi các doanh nghiệp đang hoạt động (Shen & Hou, 2021). Trong khi nghiên cứu này tìm đến những tác động của các chính sách phát triển chi phối như thế nào đến đổi mới lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cuối cùng, việc nghiên cứu tích hợp đổi mới công nghệ, định hướng kinh doanh và đổi mới lao động tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp một cách đồng thời áp dụng vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho DNNVV tại quốc gia mới nổi dường như chưa phổ biến.
  6. 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng kinh doanh, đổi mới công nghệ, đổi mới lao động và hiệu quả hoạt động của DNNVV tại khu vực ĐBSCL, đánh giá vai trò của chính sách phát triển trong mối quan hệ này. Luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau: - Xây dựng khung lý thuyết về mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định hướng kinh doanh và chính sách phát triển đến hiệu quả hoạt động của DNNVV tại vùng ĐBSCL. - Phân tích tác động của đổi mới công nghệ, đổi mới lao động và định hướng kinh doanh đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và chỉ ra sự chi phối tác động nội sinh trong quan hệ khách hàng. - Phân tích vai trò chính sách phát triển đến hiệu quả hoạt động của DNNVV vùng ĐBSCL. - Gợi ý các chính sách, giải pháp phát triển phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động các DNNVV vùng ĐBSCL. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là mối quan hệ giữa định hướng kinh doanh, đổi mới công nghệ, đổi mới lao động và hiệu quả hoạt động của DNNVV tại khu vực ĐBSCL, cũng như vai trò của thể chế chính sách trong mối quan hệ này. Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2018, 2020. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên kết quả tổng quan lý thuyết, 02 mô hình nghiên cứu được xây dựng nhằm hướng đến đo lường đổi mới công nghệ, đổi lao động và định hướng kinh doanh tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có sự chi phối bởi quan hệ khách hàng
  7. 5 được xem là biến nội sinh. Các biến công cụ để phục vụ dự báo gồm: Loại hình doanh nghiệp, ngành sản xuất của doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phương pháp nghiên cứu định lượng mà cụ thể là ước lượng bằng mô hình hồi qui mở rộng (ERM-Extended Regression Model) được vận dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu được kết hợp từ 3 nguồn khảo sát: (i) Dữ liệu khảo sát doanh nghiệp ở 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL; (ii) Nguồn điều tra công nghệ đối với các DNNVV; (iii) Nguồn dữ liệu khảo sát PCI. 1.6. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng quan hệ khách hàng như là môt biến nội sinh để kiểm định sự chi phối đến tác động của đổi mới công nghệ, đổi mới lao động và định hướng kinh doanh đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kiểm định sự tác động của các chính sách phát triển mà lãnh đạo các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL đưa ra để hỗ trợ các DNNVV trong Vùng, tạo tầm ảnh hưởng để các doanh nghiệp hướng đến đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, và định hướng kinh doanh tác động lên hiệu quả doanh nghiệp. 1.7. Cấu trúc của luận án Luận án được thiết kế gồm 5 Chương, gồm: Chương 1: Giới thiệu, Chương 2: cơ sở lý thuyết và khung phân tích, Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, Chương 4: Kết quả nghiên cứu, Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  8. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Các khái niệm nghiên cứu chính 2.1.1. Đổi mới công nghệ Kế thừa nghiên cứu của (Patel & Pavitt, 1997), trong phạm vi của luận án thì công nghệ là một trong những nguồn lực chính tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là khả năng tiếp cận và hấp thụ kiến thức bên ngoài để chuyển đổi thành một số kỹ năng, kỹ thuật, kiến thức hoặc quy trình sản xuất độc đáo của doanh nghiệp và sử dụng các yếu tố này một cách năng động, giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh (Walsh & Linton, 2002), để cải tiến hoặc phát triển một sản phẩm mới và kinh doanh sản phẩm đó thành công (Archibugi & Coco, 2005) 2.1.2. Đổi mới lao động Đổi mới lao động được hiểu là một phạm trù phản ánh việc đầu tư cho lao động của doanh nghiệp thông qua các loại hình đào tạo (Becker, 1962, 1964; Schultz, 1961; N. P. Tran & Vo, 2020), nhằm nâng cao kỹ năng của lao động (Green và cộng sự, 1996; Harris & Helfat, 1997; Rosen, 1986), qua đó cải thiện hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.3. Định hƣớng kinh doanh Nghiên cứu của Mintzberg (1973) được xem là nguồn gốc khởi xướng cho các nghiên cứu về định hướng kinh doanh (Entrepreneurial Orientation - EO) (Covin & Wales, 2012; Davis và cộng sự, 2010; Kreiser và cộng sự, 2002; Rauch và cộng sự, 2009). Theo Miller (1983), EO được xem như một tập hợp đồng thời của sự đổi mới (innovativeness), chấp nhận rủi ro (risk taking) và chủ động (proactivenes). Theo Lumpkin & Dess (1996), EO đề cập đến quá
  9. 7 trình (processes), việc thực hành (practices) và ra quyết định (decision-making) của doanh nghiệp nhằm dẫn đến một hướng kinh doanh mới (new entry). EO liên quan đến ý định và hành động của những người chủ chốt quản lý doanh nghiệp trong một môi trường năng động nhằm tạo dựng nên liên doanh sáng tạo mới (new-venture creation). Mở rộng số lượng các khía cạnh đặc trưng cho EO, Lumpkin & Dess (1996) cho rằng 5 khía cạnh đặc trưng dùng để mô tả EO bao gồm: tính tự chủ (autonomy), sẵn sàng đổi mới (innovativeness), chấp nhận rủi ro (risk taking), chủ động trước những cơ hội kinh doanh (proactiveness) và cạnh tranh quyết liệt với đối thủ cạnh tranh (competitive aggressiveness). 2.1.4. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Firm Performance) là một khái niệm rất phổ biến trong các tài liệu học thuật nhưng hầu như lại không có sự thống nhất về định nghĩa và cách đo lường về khái niệm này (Taouab & Issor, 2019). Trong phạm vi của luận án, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được hiểu là năng lực và khả năng của một doanh nghiệp trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực và phương tiện hạn chế sẵn có (Georgopoulos & Tannenbaum, 1957) để đạt được những thành tích phù hợp với các mục tiêu đã đặt ra của doanh nghiệp (Gijsbers et al., 2003) như hiệu quả về thị trường và hiệu quả tài chỉnh. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sẽ bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm cung cấp thông tin về mức độ hoàn thành các mục tiêu và kết quả (Lebas & Euske, 2006). 2.1.5. Chính sách và ảnh hƣởng doanh nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, trên cơ sở nghiên cứu của (Christopher Hood, 1991), thể chế chính sách sẽ được phản ánh thông qua các yếu tố gồm: (1) Thực hành quản lý chuyên nghiệp
  10. 8 trong khu vực công; (2) Có những chuẩn mực công khai và đo lường được việc thực hiện; (3) Đặt trọng tâm mạnh hơn vào các biện pháp quản lý đầu ra; (4) Sự chia tách này chính là sự phân chia chức năng giữa làm chính sách và thực thi chính sách; (5) Dịch chuyển sang cơ chế cạnh tranh lớn hơn ngay trong bộ máy nhà nước; (6) Nhấn mạnh vào phong cách thực hành quản lý khu vực tư nhân; (7) Kỷ luật và tiết kiệm hơn trong sử dụng nguồn lực sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết doanh nghiệp Lý thuyết về doanh nghiệp là một chủ đề chung bao gồm các mô hình nhằm tìm cách trả lời một số câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp, bao gồm (1) lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại? (2) điều gì giúp xác định ranh giới giữa doanh nghiệp và thị trường? (3) làm thế nào chủ sở hữu có thể kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp khi chủ sở hữu và ban quản lý doanh nghiệp khác nhau? (4) các doanh nghiệp nên được tổ chức nội bộ như thế nào để đạt hiệu quả và tăng trưởng? (5) làm thế nào để các doanh nghiệp riêng lẻ phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh? (Teece, 2016). Trên cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp (Theory of the Firm), hàm sản xuất của doanh nghiệp có thể được mô tả như sau: ( ) (2.1) Trong đó Y đại diện cho đầu ra của doanh nghiệp, Xj là tập hợp các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, nguyên vật liệu và A là năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP). 2.2.2. Lý thuyết ra quyết định chiến lƣợc Trong lý thuyết về việc ra quyết định chiến lược, Mintzberg (1973) cho rằng mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh là cách
  11. 9 thức tổ chức quản lý được đặc trưng bởi việc tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới trong môi trường nhiều rủi ro, thông qua đó đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh. Hoạch định chiến lược là một hiện tượng trong tổ chức, kết hợp việc lập kế hoạch, phân tích, ra quyết định và các khía cạnh khác liên quan đến văn hóa, hệ thống giá trị và sứ mệnh của tổ chức. 2.2.3. Lý thuyết vốn con ngƣời Trên cơ sở nghiên cứu của (Becker, 1962), việc doanh nghiệp sở hữu những lao động có vốn con người cao hoặc doanh nghiệp đầu tư để đổi mới lao động, nâng cao vốn con người cho lao động của doanh nghiệp thông qua những hoạt động đào tạo kiến thức, kỹ năng sẽ góp phần nâng cao năng suất của lao động, tạo điều kiện để lao động có khả năng tiếp cận và vận dụng công nghệ mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 2.2.4. Lý thuyết thể chế North (1990) nhấn mạnh môi trường thể chế khác nhau sẽ dẫn đến các kết quả phát triển khác nhau, đặc biệt là vai trò của các quy định trong thực hiện hợp đồng và bảo vệ quyền tài sản trong quá trình tạo ra động lực cải thiện tăng trưởng kinh tế. Môi trường thể chế tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí giao dịch, từ đó yên tâm hoạt động, tăng cường các hoạt động đầu tư, qua đó cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong môi trường thể chế đổi mới, các doanh nghiệp có điều kiện phát triển các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và giúp tạo nên thương hiệu quốc gia. Việc tuân thủ luật pháp và các quy tắc, đặc biệt là các quy định về quyền tài sản sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào đổi mới công nghệ và cải tiến sản phẩm (Baumol, 1990). Nếu không có môi trường thể chế với
  12. 10 hệ thống bảo vệ quyền tài sản tốt và các cơ quan chức năng làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động tốt (Rodrik, 2007). 2.3. Các nghiên cứu có liên quan Trong nội dung này, luận án lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đổi mới công nghệ và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (ERTÜRK, 2009; Subrahmanya, 2011; Cruz-Cázares và cộng sự, 2013; Wang, 2019; Chege và cộng sự, 2020), đổi mới lao động và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Arthur, 1994; Nikandrou và cộng sự, 2008; Nguyen & Truong, 2011; Tessema, 2014; Khan & Quaddus, 2018; Githaiga, 2019; Mertzanis & Said, 2019; Tran & Vo, 2020; Hussain và cộng sự, 2020; Kang & Na, 2020; Siepel và cộng sự, 2021), định hướng kinh doanh và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Lumpkin & Dess, 2001; Wiklund & Shepherd, 2005; Naldi và cộng sự, 2007; Wang, 2008; Rauch và cộng sự, 2009; Li và cộng sự, 2009; Davis và cộng sự, 2010), vai trò chính sách trong phát triển hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Choi và cộng sự, 2015; Lasagni, Nifo, & Vecchione, 2015; Faruq & Weidner, 2017; Xie và cộng sự, 2017; Martins và cộng sự, 2020; Nguyen, 2021). 2.4. Khung phân tích đề xuất cho luận án Xuất phát từ kết quả tổng quan lý thuyết, luận án sẽ hướng đến tiếp cận các vấn đề của đổi mới công nghệ, đổi mới lao động và định hướng kinh doanh. Đồng thời nội dung sẽ đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa từng thành phần của chúng và sự kết hợp giữa chúng tác động lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như thế nào cũng sẽ được phân tích. Đặc biệt trong đó có yếu tố nội sinh “quan hệ khách hàng” sẽ được tìm hiểu về sự chi phối của chúng đến các mối quan hệ vừa nêu (hình 2.1).
  13. 11 Đổi mới công nghệ Hiệu quả hoạt động doanh Đổi mới lao động nghiệp Định hƣớng kinh doanh Quan hệ khách hàng Đặc điểm doanh nghiệp Chính sách phát triển Vốn xây dựng cơ bản Hình 2.1: Khung phân tích đề xuất cho nghiên cứu Nguồn: Đề xuất của tác giả
  14. 12 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giả thuyết nghiên cứu 3.2.1. Quan hệ đổi mới công nghệ và hiệu quả doanh nghiệp có sự chi phối bởi quan hệ khách hàng của doanh nghiệp H1: Khi quan hệ khách hàng là yếu tố nội sinh của doanh nghiệp, sẽ tạo hiệu ứng tích cực trong đổi mới công nghệ làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 3.2.2. Quan hệ đổi mới lao động và hiệu quả doanh nghiệp có sự chi phối bởi quan hệ khách hàng của doanh nghiệp H2: Khi quan hệ khách hàng là yếu tố nội sinh, sẽ tạo hiệu ứng tích cực trong đổi mới lao động làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 3.2.3. Quan hệ định hƣớng kinh doanh và hiệu quả doanh nghiệp có sự chi phối bởi quan hệ khách hàng H3: Khi quan hệ khách hàng là yếu tố nội sinh, sẽ tạo hiệu ứng tích cực định hướng kinh doanh làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 3.2.4. Chính sách phát triển và sự tác động đến hiệu quả doanh nghiệp H4: Chính sách phát triển có chi phối tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 3.2. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu hướng đến đo lường đổi mới công nghệ, đổi lao động và định hướng kinh doanh tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có sự chi phối bởi quan hệ khách hàng được xem là biến nội sinh, các biến công cụ để phục vụ dự báo
  15. 13 bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, ngành sản xuất của doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản; cụ thể như sau: Mô hình 1: Firm performance = b0 + b1*TI + b2*LI + b3*EO + b*CR + e.y (3.1) Trong đó: Các biến công cụ gồm: Loại hình doanh nghiệp, ngành sản xuất của doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp. Mô hình 2: Firm performance = b0 + b1*TI + b2*LI + b3*EO + b*CR + e.y (3.2) Trong đó: Các biến công cụ là vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bảng 3.1: Tổng hợp các biến được đề xuất trong mô hình nghiên cứu Những phát hiện trƣớc và tài liệu Tên các biến tham khảo Biến phụ thuộc Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Koellinger (2008) và Wu và cộng sự (firm performance) (2003) Biến độc lập Del Carmen Martinez Serna và cộng Đổi mới công nghệ sự (2013) Đổi mới lao động Gronum và cộng sự (2012) Wiklund & Shepherd (2003), Ato Định hướng kinh doanh Sarsah và cộng sự (2020) và Tang và cộng sự (2015) Thể chế chính sách (tiêu chí PCI) Huggins & Williams (2009) Chính sách năng động, sáng tạo để CSTP1 giải quyết Chính sách hỗ trợ DN phát triển, CSTP2 chất lượng cao CSTP3 Chính sách đào tạo lao động Biến nội sinh (endogeneity) Quan hệ khác hàng (Customer Zhou và cộng sự (2005), Lee và relationship) cộng sự (2015)
  16. 14 Những phát hiện trƣớc và tài liệu Tên các biến tham khảo Biến công cụ Bonilla và cộng sự (2010), Tang và Loại hình doanh nghiệp cộng sự (2007), Lee và cộng sự (2015) Ngành sản xuất của doanh nghiệp Lee và cộng sự (2015) Qui mô lao động Hamilton (2012), Binh & Tien (2019) Nhóm 1: 1- 5 lao động Nhóm 2: >5 – 10 lao động Nhóm 3: >10 – 50 lao động Nhóm 4: >51 – 200 lao động Nhóm 5: >200 lao động Pham và cộng sự (2021) và Gu & Đầu tư vốn xây dựng cơ bản Qian (2019) Nguồn: Đề xuất của tác giả 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được kết hợp từ 3 nguồn khảo sát: (i) Dữ liệu khảo sát doanh nghiệp ở 63 tỉnh thành cả nước, trong đó doanh nghiệp 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL được chiết xuất ra phục vụ nghiên cứu; (ii) Nguồn điều tra công nghệ đối với các DNNVV; (iii) Nguồn dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) được thực hiện. 3.4. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình Luận án không sử dụng hồi qui bội (multiple regression) thông thường mà sẽ ước lượng bằng mô hình hồi qui mở rộng (ERM- Extended Regression Model). Việc sử dụng hồi qui thông thường sẽ không giúp cho nghiên cứu đo lường những tiềm ẩn tác động của các yếu tố không được quan sát trong mô hình do một yếu tố nội sinh nào đó (Drukker, 2017), trong khi đó, ERM sẽ là điều ngược lại..
  17. 15 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGIÊN CỨU 4.1. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu Bảng 4.16: Mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định hướng kinh doanh và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Mô hình TI Mô hình EO Mô hình LI Mô hình Kết hợp Biến Hệ số P>|z| Hệ số P>|z| Hệ số P>|z| Hệ số P>|z| Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (FP) TI 0.002 0.003 0.002 0.013 EO 0.028 0.000 0.023 0.026 LI 0.049 0.001 0.044 0.002 CR 0.018 0.017 0.018 0.019 0.016 0.020 0.017 0.023 _hằng số 8.925 0.000 8.806 0.000 8.535 0.000 8.434 0.000 Quan hệ khách hàng (CR) tác động FP qua loại hình doanh nghiệp FirmStyle -40.467 0.032 -39.721 0.036 -43.724 0.035 -41.785 0.039 FoodSector 35.805 0.034 39.147 0.034 32.158 0.046 37.947 0.041 FirmSize > 5-10 employees 57.791 0.143 54.185 0.162 62.942 0.139 60.241 0.149 > 10-50 employees 108.784 0.039 104.397 0.044 113.527 0.043 110.899 0.047 > 50-200 employees 158.088 0.023 177.421 0.027 188.342 0.027 182.370 0.030 > 200 employees 293.752 0.020 288.098 0.022 305.267 0.023 292.333 0.026 _hằng số -72.096 0.448 -68.658 0.470 -75.084 0.442 -72.558 0.460 var(e.FP) 429.3064 436.639 384.999 384.771 var(e.CR) 1354816 1354965 1354274 1355014 corr(e.CR, e.FP) -0.997 0.000 -0.997 0.000 -0.996 0.000 -0.996 0.000 Số quan sát 459 459 459 459 Wald chi2(1) 14.390 12.500 17.460 29.760 Prob > chi2 0.000 0.002 0.000 0.000 Log likelihood -4759.518 -4760.302 -4758.038 -4752.01 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Mô hình TI, mô hình EO và mô hình LI có điểm chung loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh có giá trị P nhỏ hơn 5%. Cho kết luận, sự chi phối của biến nội sinh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xuất hiện ở những doanh nghiệp khác hơn là doanh nghiệp của tư nhân. Doanh nghiệp khác ở đây bao gồm doanh nghiệp
  18. 16 nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hợp tác với đối tác nước ngoài có cổ phần lớn hơn 50%. Bên cạnh đó, ba mô hình nêu trên còn cho thấy, doanh nghiệp có qui mô siêu nhỏ (≤ 10 lao động) không cho minh chứng đầy đủ để kết luận sự chi phối của chúng đến biến nội sinh, mà thông tin này chỉ xuất hiện cho những doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa, tức số lao động trong doanh nghiệp >10 lao động. Từ các nhận định trên cho kết luận, biến nội sinh quan hệ khách hàng có chi phối đến tác động của đổi mới công nghệ lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (mô hình 1), chi phối tác động của định hướng kinh doanh lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (mô hình 2), chi phối tác động của đổi mới lao động lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (mô hình 3), nhưng sự chi phối này được thể hiện rõ ở những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, loại hình doanh nghiệp không là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có qui mô lao động > 10 lao động. Kết quả bảng 4.16 biểu diễn sự kết hợp cùng lúc của đổi mới công nghệ, định hướng kinh doanh và đổi mới lao động trong mô hình. Xét về sự tồn tại của các biến độc lập kết hợp này cho thấy, hệ số của chúng là dương và có ý nghĩa 1% đối với TI và 5% đối với EO và LI. Một lần nữa mô hình kết hợp khẳng định đổi mới công nghệ (TI), định hướng kinh doanh (EO) và đổi mới lao động (LI) có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Tương tự, mô hình kết hợp trong bảng 4.16, có giá trị tương quan sai số của CR và sai số của hiệu quả hoạt động (corr(e.CR,e.FP) tồn tại ở mức ý nghĩa 1%. Theo Drukker (2017), kết luận biến nội sinh quan hệ khách hàng (CR) tồn tại trong mô hình kết hợp. Tức có đủ bằng chứng cho rằng biến nội sinh tạo chi phối đến làm thay đổi sự kết hợp giữa các biến đổi mới công nghệ (TI), biến định hướng
  19. 17 kinh doanh (EO), và biến đổi mới lao động (LI) lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Thêm vào đó, mô hình kết hợp còn cho thông điệp, loại hình doanh nghiệp (FirmStyle), ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (FirmSector) có giá trị p nhỏ hơn 5% mức ý nghĩa. Cho kết luận, sự chi phối của biến nội sinh đến hiệu quả của doanh nghiệp được xuất hiện ở những doanh nghiệp khác hơn là doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp khác bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hợp tác với đối tác nước ngoài có cổ phần lớn hơn 50%. Mô hình kết hợp cũng cho rằng, doanh nghiệp có qui mô siêu nhỏ (số lao động trong doanh nghiệp ≤ 10 lao động) không cho minh chứng để kết luận sự chi phối của chúng đến biến nội sinh, mà ngược lại những biến nội sinh có thể bị tác động bởi những doanh nghiệp có qui mô lao động >10 lao động (tức doanh nghiệp nhỏ và vừa). Theo kết luận trên, biến nội sinh quan hệ khách hàng (CR) có chi phối đến tác động của sự kết hợp ba thành phần đổi mới công nghệ (TI), định hướng kinh doanh (EO), đổi mới lao động (LI) lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nhưng sự chi phối này thể hiện rõ ở những doanh nghiệp lĩnh vực chế biến thực phẩm, doanh nghiệp không là doanh nghiệp tư nhân (mà là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hợp tác với nước ngoài có cổ phần >50%) và doanh nghiệp có qui mô lao động > 10 lao động (nhỏ và vừa). Từ kết quả phân tích trên cho nhận định, ba giả thuyết H1, H2 và H3 đều được chấp nhận. Tức ba thành phần đổi mới công nghệ, đổi mới lao động và định hướng kinh doanh có tác động đến hiệu quả hoạt động, trong đó vai trò của biến quan hệ khách hàng có một tác động nội sinh đến tác động hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết
  20. 18 quả nghiên cứu này có những khác biệt và giống với các nghiên cứu trước như thế nào sẽ được thảo luận trong phần tiếp theo. Bảng 4.19: Kết quả ước lượng tác động Chính sách phát triển đến FP Mô hình 4.2a: Mô hình 4.2b: Mô hình 4.2c: Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc doanh thu ROA ROE Biến Hệ số P>|z| Hệ số P>|z| Hệ số P>|z| Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (FP) 0.257 TI 0.527 0.000 0.050 0.089 0.099 EO 0.615 0.000 0.170 0.000 0.152 0.000 0.541 LI 0.124 0.000 0.012 0.044 0.055 0.014 CSTP1 0.269 0.000 0.078 0.095 0.013 0.014 CSTP2 0.203 0.000 0.068 0.094 0.004 0.000 CSTP3 0.224 0.000 0.118 0.210 0.000 0.000 CR 39.329 0.000 5.329 10.318 0.000 0.000 _hằng số -72.658 0.000 -12.252 -24.975 0.000 Quan hệ khách hàng (CR) DTVON 0.056 0.000 0.056 0.000 0.055 0.000 _hằng số 2.142 0.000 2.143 0.000 2.143 0.000 var(e.FP) 435.186 10.389 33.247 var(e.CR) 0.278 0.277 0.279 corr(e.CR, e.FP) -0.994 0.000 -0.874 0.000 -0.941 0.000 Số quan sát 8,571 8,538 7.885 Wald chi2(1) 913.330 145.490 167.950 Prob > chi2 0.000 0.000 0.000 Log likelihood -25671 -22576 -22113 Nguồn: Tổng hợp của tác giả Theo kết quả lượng hóa đổi mới công nghệ (TI) tồn tại ý nghĩa 1% ở mô hình (4.2a) và 10% ở mô hình (4.2c). Tương tự đổi mới lao động (LI) tổn tại ý nghĩa mức 1% ở mô hình (4.2a) và ý nghĩa 10% ở mô hình (4.2c). Trong khi đó định hướng kinh doanh (EO) tồn tại ý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2