intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên" được nghiên cứu với mục tiêu: Hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn; Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------------------------------- NGUYỄN ĐỨC TRUNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHÃN Ở TỈNH HƯNG YÊN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 HÀ NỘI - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Đăng TS. Quyền Đình Hà Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng Học viện nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Văn Huyền Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS.TS Trần Đức Hiệp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi......ngày.......tháng.........năm 2024 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Nông nghiệp (NN) và nông thôn là một trong những lĩnh vực luôn nhận được Nhà nước quan tâm và ưu tiên đầu tư. ĐTC cho NN trong thời gian qua đã phát huy được vai trò tăng cường năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu NN. Mặt khác, đầu tư trong NN có nhiều rủi ro, khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn nên việc thu hút vốn đầu tư tham gia vào lĩnh vực này còn hạn chế. Do đó, vốn NSNN đóng vai trò tiên phong, mở đường để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào NN thông qua việc: đầu tư vốn, tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất NN, đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn đầu tư vào NN khi có sự tham gia của Nhà nước. Tỉnh Hưng Yên có tiềm năng và lợi thế phát triển trồng cây nhãn. Trong giai đoạn 2016-2021, ĐTC đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển khâu sản xuất nhãn ở Hưng Yên. Kết quả đã làm thay đổi diện tích, sản lượng. Đến năm 2021: tổng DT trồng nhãn là 4.765 ha, trong đó diện tích đến thời kỳ thu hoạch đạt 4.081ha, SL nhãn thu hoạch đạt 49.807 tấn, NS thu hoạch đạt trung bình 11,95 tấn/ha (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, 2021). Đến nay, Hưng Yên có 155 ha trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó, có 2 vùng sản xuất nhãn được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc huy động vốn đầu tư vào CGT sản phẩm NN nói chung và sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên nói riêng vẫn còn hạn chế. Dẫn đến việc sản xuất và tiêu thụ nhãn của tỉnh Hưng Yên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành chọn Đề tài: “Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên” làm chủ đề làm luận án tiến sĩ. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu, phân tích đánh giá về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng của ĐTC cho phát triển CGT sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên. 1
  4. 1.2.2. Mục tiên cụ thể - Hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. - Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: những lý luận và thực tiễn về đầu tư công và dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn; các nội dung đầu tư công và các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên. Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm: i) Bên cung cấp đầu tư công (cán bộ quản lý các sở ban ngành thuộc UBND tỉnh Hưng Yên, cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã); ii) Bên tiếp nhận đầu tư công là các tác nhân ở các khâu (khâu cung cấp đầu vào, khâu sản xuất, khâu thu mua, khâu chế biến và khâu phân phối sản phẩm) trong CGT sản phẩm nhãn trên địa bản tỉnh Hưng Yên. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Về không gian Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi địa bàn tỉnh Hưng Yên. b. Về thời gian Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2016-2021; số liệu sơ cấp được thu thập, khảo sát vào năm 2021. Các giải pháp đề xuất đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. c. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu những vấn đề: i) Xác định các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên và các bên tham gia vào cung cấp đầu tư công và dịch vụ công; ii) Đánh giá thực trạng nhu cầu về đầu tư công và dịch vụ công của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn; iii) Đánh giá thực trạng về đầu tư công và dịch vụ công cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn; iv) Phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư công cho chuỗi giá trị 2
  5. sản phẩm nhãn; v) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận, Luận án đã Hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển nông nghiệp nói chung và đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn nói riêng. Về phương pháp, Luận án đã chỉ ra được cách tiếp cận nghiên cứu mới đối với nghiên cứu đầu tư công cho phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm nhãn từ. Luận án tiến hành nghiên cứu từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Luận án có sự xem xét, đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn tại tỉnh Hưng yên theo đa dạng các hướng tiếp cận như: theo khu vực, theo chuỗi giá trị, theo vùng sản xuất, theo quy mô sản xuất. Từ đó, Luận án có những đánh giá toàn diện và đầy đủ hơn về nội dung nghiên cứu. - Về mặt thực tiễn, Luận án đã chỉ ra rằng nội dung ĐTC cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn bao gồm hàng hoá công và dịch vụ công. Các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn bao gồm: khâu cung cấp đầu vào, khâu sản xuất, khâu thu mua, khâu chế biến và khâu phân phối sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư công đã mang lại những hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao giá trị sản phẩm nhãn Về mặt ứng dụng, Luận án đã đưa ra các giải pháp về nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên.: (i) Nâng cao hiệu quả chính sách đầu tư công; (ii) Nâng cao hiệu quả về quản lý nhà nước; (iii) Giải pháp về vốn đầu tư; (iv) Giải pháp về nâng cao cơ sở hạ tầng, (v) Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý; (vi) Giải pháp về liên kết, xúc tiến thương mại, phân phối sản phẩm; (vii) Giải pháp đối với khâu sản xuất, trồng nhãn và nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất; (viii) Giải pháp đối với khâu sơ chế, chế biến, (ix) Giải pháp với khâu thu mua và tiêu thụ sản phẩm nhãn. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Luận án “Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên” là đề tài khoa học nghiên cứu về một chủ đề mới. Vấn đề 3
  6. Luận án giải quyết vừa có ý về mặt khoa học và vừa có ý nghĩa thực tiễn cho ĐTC cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên. - Đóng góp về mặt khoa học: Luận án đã xây dựng được phương pháp tiếp cận tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về ĐTC cho phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. - Đóng góp về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, bên cung cấp ĐTC tỉnh Hưng Yên xác định thực trạng và nhu cầu ĐTC cho phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm nhãn, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTC để từ đó ban hành các chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHÃN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHÃN 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư công Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng: “Đầu tư công là khoản chi tiêu công giúp làm tăng thêm tích lũy vốn vật chất. Tổng đầu tư công bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất do chính phủ trung ương, chính quyền địa phương và các công ty thuộc khu vực công thực hiện”. Theo Nguyễn Minh Phong (2012), đầu tư công được hiểu là đầu tư của khu vực nhà nước, không chỉ bao gồm đầu tư từ nguồn ngân sách của chính phủ mà còn của chính quyền địa phương, đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư qua kênh ngân hàng phát triển, và kể cả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. 2.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ công Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện 4
  7. cho khu vực tư thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội. Dịch vụ công có các đặc trưng: Thứ nhất, đó là các hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Thứ hai, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp cung cấp hoặc ủy nhiệm việc cung cấp). Ngay cả khi nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung cấp thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm bảo đảm sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. Thứ ba, là các hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của các tổ chức và công dân. Thứ tư, bảo đảm tính công bằng và tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ (Đỗ Kim Chung, 2018). 2.1.1.3. Khái niệm về phát triển Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ (Bùi Đình Thanh, 2015). 2.1.1.4. Khái niệm về chuỗi giá trị Chuỗi giá trị có thể hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng: - Theo nghĩa hẹp, một CGT bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi liên kết, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Giá trị của mỗi hoạt động bổ sung, cấu thành nên giá trị cho thành phẩm cuối cùng. - Theo nghĩa rộng, CGT là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến nguyên liệu thô và 5
  8. chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không chỉ xem xét đến các hoạt động do một doanh nghiệp tiến hành, mà cả các mối liên kết ngược, xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và liên kết với người tiêu dùng cuối cùng. Đặc điểm của CGT: Tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua làm việc cùng nhau trong CGT; Trong CGT, tất cả các khâu đều luôn phải tuân theo một tiêu chuẩn và luôn cần được cải tiến để có thể tăng khả năng cạnh tranh với các chuỗi khác. Chuỗi giá trị thành công khi lợi nhuận tạo ra trong chuỗi được chia sẻ một cách hợp lý cho các bên tham gia. 2.1.1.5. Khái niệm về đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị nhãn ĐTC cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án hỗ trợ dịch vụ công ích phục vụ công ích phát triển các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn cụ thể bao gồm về vốn hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng như hệ thống kênh mương, thủy lợi, đường giao thông nội đồng, hệ thống điện lưới phục vụ sản xuất nhãn, hệ thống chợ, các cơ sở bảo quản và chế biến nhãn,... cùng với đó hỗ trợ đầu tư các dịch vụ công để hỗ trợ người trồng nhãn tiếp cận các thông tin thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, dịch vụ khuyến nông,... (từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào đến khâu đâu cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng) nhằm đem lại lợi ích cho toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm nhãn, thúc đẩy phát chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. Trong luận án này, CGT sản phẩm nhãn Hưng Yên được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là CGT là một hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau, từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào sản xuất, đến thu mua, chế biến, tiếp thị đến khâu cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. 2.1.2. Tổng hợp đặc điểm đầu tư công trong cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Đặc điểm đầu tư trong sản phẩm nhãn có những nét đặc trưng riêng: Thứ nhất, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, Thứ hai, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư công là từ Nhà nước, Thứ ba, mục tiêu của hoạt động đầu tư công là nhằm phát triển kinh tế – xã hội, mang tính kinh tế gắn chặt với tính xã hội, Thứ tư, đầu tư công là hoạt động có nhiều rủi ro, 6
  9. Thứ năm, ĐTC được thực hiện trong khuôn khổ được pháp luật quy định, Thứ sáu, đầu tư công luôn gắn với địa bản rộng lớn. 2.1.3. Vai trò của đầu tư công cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản phẩm nhãn nói riêng là cần thiết và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân. Đối với ĐTC cho phát triển sản phẩm nhãn có các vai trò cụ thể sau: a) Góp phần xóa đói giảm nghèo; b) Thứ hai, tác động đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan phát triển; c) Thứ ba, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân cùng với đó tác động đến quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; d) Thứ tư, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định kinh tế - xã hội; e) Thứ năm, góp phần mở rộng thị trường, xây dựng các mô hình kinh tế mới; f. Thứ sáu, thu hút đầu tư tư nhân; g. Thứ bẩy, thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế 2.1.4. Nội dung nghiên cứu về ĐTC cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn - Đánh giá thực trạng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nhãn - Đánh giá thực trạng nhu cầu về đầu tư công của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. - Thực trạng về đầu tư công cho phát chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. - Kết quả và hiệu quả đầu tư công cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu gồm: i) Tiếp cận theo khu vực công và khu vực tư; ii) Tiếp cận theo chuỗi giá trị; iii) Tiếp cận theo vùng: vùng trồng nhãn tập trung và vùng trồng nhãn phân tán nhỏ lẻ; iv) Tiếp cận theo quy mô sản xuất: quy mô hộ gia đình, quy mô trang trại, quy mô THT/HTX. 3.2. KHUNG PHÂN TÍCH Dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu đã trình bày ở trên, khung phân tích sử dụng trong nghiên cứu này như sau: 7
  10. Nhu cầu về đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Thực trạng Khâu cung đầu tư Khâu sản Khâu thu Khâu chế Khâu cấp đầu xuất gom biến tiêu thụ công vào cho phát Giải triển Kết pháp chuỗi quả và nâng giá trị hiệu cao Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn sản quả hiệu phẩm đầu tư quả nhãn công đầu tư 8 cho công phát cho Vốn Cơ sở hạ tầng Dịch vụ công triển phát chuỗi triển giá trị chuỗi sản giá trị phẩm sản Nhân lực và vật lực thực hiện và quản lý đầu tư công nhãn phẩm nhãn Khả năng tài chính của tỉnh Yếu tố Năng lực của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ảnh hưởng Điều kiện tự nhiên Cơ chế chính sách đầu tư công cho phát triển chuối giá trị sản phẩm nhãn Hình 3.1. Khung phân tích nghiên cứu đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên
  11. 3.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đặc điểm phát triển nhãn ở Hưng Yên Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố (TP. Hưng Yên), 1 thị xã (TX. Mỹ Hào) và 8 huyện (Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, Phủ Cừ). Diện tích và sản lượng quy mô lớn tập trung chủ yếu tại huyện Khoái Châu và TP. Hưng Yên, tổng diện tích và sản lượng trồng nhãn ở hai địa phương này chiếm chiếm trên 55% diện tích và sản lượng trồng nhãn của toàn tỉnh Hưng Yên. Bảng 3.1. Hiện trạng sản xuất nhãn tỉnh Hưng Yên năm 2020 Diện tích Sản lượng Diện tích trồng thu hoạch thu hoạch Đơn vị Số Cơ Số Cơ Số Cơ cấu lượng cấu lượng cấu lượng (%) (ha) (%) (ha) (%) (tấn) TP. Hưng Yên 1.034 22,17 978 24,76 12.529 27,11 H. Văn Lâm 52 1,11 50 1,27 545 1,18 H. Văn Giang 159 3,41 102 2,58 1.100 2,38 H. Yên Mỹ 132 2,83 111 2,81 1.106 2,39 TX. Mỹ Hào 21 0,45 19 0,48 197 0,43 H. Ân Thi 447 9,58 418 10,58 5.019 10,86 H. Khoái Châu 1.651 35,39 1.271 32,18 14.386 31,13 H. Kim Động 264 5,66 249 6,30 2.993 6,48 H. Tiên Lữ 515 11,04 387 9,80 4.663 10,09 H. Phù Cừ 390 8,36 365 9,24 3.669 7,94 Tỉnh Hưng Yên 4.665 100,00 3.950 100,00 46.207 100,00 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2020) Dựa trên cơ sở hiện trạng sản xuất nhãn tại các huyện, thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đề tài đã lựa chọn 04 huyện/thành phố để nghiên cứu sâu, bao gồm: TP. Hưng Yên, huyện Khoái Châu, huyện Ân Thi và huyện Tiên Lữ. Trong mỗi huyện/thành phố được chọn, chúng tôi lựa chọn 3 xã/phường để làm điềm nghiên cứu. Các xã/phường được lựa chọn đảm bảo các tiêu chí: Có vùng sản xuất nhãn tập trung và có vùng sản xuất nhãn riêng lẻ. 3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp Các chủ trương chính sách, các báo cáo về đầu tư công trong nông 9
  12. nghiệp nói chung và đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên; các công trình nghiên cứu liên quan đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và cây ăn quả trong nước và quốc tế. 3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp a. Thu thập thông tin bên đầu tư công và dịch vụ công Đề tài đã tiến hành điều tra phỏng vấn lấy ý kiến của 30 cán bộ cấp tỉnh, 30 cán bộ cấp huyện và 30 cán bộ cấp xã. b. Điều tra phỏng vấn bên tiếp nhận kết quả đầu tư công theo các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn: Tổng phiếu điều tra bên tiếp nhận kết quả đầu tư công là 260 phiếu, trong đó: Khâu trồng nhãn điều tra 180 phiếu (90 phiếu thuộc vùng tập trung và 90 phiếu thuộc vùng phân tán); Khâu cung cấp đầu vào 30 phiếu; Khâu thu mua 10 phiếu; Khâu chế biến 30 phiếu; và Khâu thương mại 10 phiếu. 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh;; Phân tích xử lý số liệu bằng các phần mền Excel và phần mền SPSS 26.0; sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá; Phương pháp tính hiệu quả sử dụng vốn ICOR. 3.6. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH Luận án dùng các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu về thực trạng đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị nhãn; Chỉ tiêu đánh giá về nhu cầu đầu tư công; Chỉ tiêu đánh giá về thực trạng đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm; Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả đầu tư công; Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHÃN Ở TỈNH HƯNG YÊN 4.1. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHÃN Ở TỈNH HƯNG YÊN 4.1.1. Đánh giá thực trạng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nhãn Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có tiềm năng và lợi thế phát triển cây nhãn. 10
  13. Hình 4.1. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Hưng Yên Trong giai đoạn 2016-2021, ĐTC cho phát triển cây nhãn trên địa bàn đã được quan tâm, nhận được nhiều sự hỗ trợ ĐTC trong thời gian qua và đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nhãn Hưng Yên. Đến năm 2021: tổng diện tích trồng nhãn đến thời kỳ thu hoạch đạt 4.167 ha, sản lượng nhãn thu hoạch đạt 49.807 tấn, năng suất thu hoạch đạt trung bình 11,95 tấn/ha (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên, năm 2021); chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên được hình thành. Thực trạng CGT nhãn sản phẩm nhãn Hưng Yên được mô tả qua sơ đồ sau (Hình 4.1). Tác nhân tham gia vào khâu sản xuất nhãn: Các tác nhân tham chính vào khâu sản xuất nhãn bao gồm các hộ dân, các trang trại và Hợp tác xã/tổ hợp tác, trong đó hộ dân là tác nhân chính của khâu này. Tác nhân là HTX/THT có xu hướng tăng nhanh (với tốc độ tăng trưởng bình quân về số cơ sở HTX/THT là 22,4%/năm, tăng trưởng bình quân về tổng quy mô diện tích HTX/THT là 41.3%), tác nhân là hộ gia đình có xu hướng giảm (giảm về số lượng cơ sở hộ trồng nhãn là 2,7%/năm; giảm về tổng quy mô diện tích hộ trồng nhãn là 1,7%/năm), trong khi đó tác nhân là trang trại không có sự biến động nhiều (số cơ sở trang trại tăng bình quân 11
  14. 1,5%/năm, quy mô diện tích trang trại tăng bình quân 2,0%/năm). Tác nhân tham gia vào khâu cung cấp đầu vào sản xuất: Tác nhân tham gia khâu cung cấp đầu vào cho sản xuất khá đa dạng và phong phú, các tác nhân đầu vào sản xuất có chức năng cung cấp đầu vào gồm cấp cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước, điện, trạng thiết bị, máy móc, dịch vụ kỹ thuật,… Các tác nhân cung cấp đầu vào quyết định đến năng suất, chất lượng, cũng như chi phí để tạo ra sản phẩm nhãn. Tác nhân tham gia vào khâu thu gom: Tác nhân tham gia vào khâu này cũng khá đa dạng. Họ có thể là những người dân làm nghề kinh doanh, là doanh nghiệp, HTX, là các hộ gia đình (được gọi quen là thương lái)…. làm nhiệm vụ thu gom, phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến nới tiêu thụ; tham gia vào hệ thống thu mua và bán buôn, bán lẻ. Tác nhân tham gia vào khâu chế biến: Tác nhân tham gia vào khâu chế biến gồm cả người tại vùng trồng nhãn và ở địa phương khác, chủ yếu là các cơ sở tư nhân có lợi thế về vốn và có kinh nghiệm trong việc chế biến sản phẩm nhãn. Tác nhân tham gia vào khâu thương mại (phân phối sản phẩm): Tác nhân của khâu này gồm các tác nhân chính tham gia: Bán buôn và bán lẻ. 4.1.2. Đánh giá nhu cầu đầu tư công cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 4.1.2.1. Nhu cầu về vốn đầu tư công và dịch vụ công Vốn có vai trò rất quan trọng đến việc đầu tư vào toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm nhãn từ khâu đầu vào, khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. 4.1.2.1. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng Nhu cầu về giao thông: Hệ thống giao thông có vai trò tác động tích cực đến toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm nhãn từ khâu đầu vào, khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. - Nhu cầu về hệ thống điện: Hệ thống điện có vai trò quan trọng đối với toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Hưng Yên. Kết quả điều tra về nhu cầu điện của các khâu trong chuỗi giá trị nhãn cho thấy tất cả các khâu đều có nhu cầu về hệ thống điện. - Hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi có vai trò quan trọng đối với phát triển ngành nông nghiệp nói chung và đối với sản xuất nhãn nói riêng. Kết quả điều tra cho thấy 100% khâu trồng nhãn có nhu cầu về hệ thống thuỷ lợi; và 33,3% khâu cung cấp đầu vào có nhu cầu về thuỷ 12
  15. lợi, khâu đầu vào sản xuất có nhu cầu về thuỷ lợi là các cơ sở sản xuất, kinh doanh về cây giống. Các khâu khác như khâu thu mua, khâu sơ chế, chế biến và khâu thương mại khâu đều không có nhu cầu về đầu tư về hệ thống thuỷ lợi. - Nhu cầu về hệ thống chế biến: Kết quả điều tra về nhu cầu về xây dựng khu chế biển cho thấy chỉ có khâu chế biến có nhu cầu, còn lại các khâu khác trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn không có nhu cầu về đầu tư hệ thống chế biến. Các khâu trồng nhãn, khâu thu mua, khâu sơ chế và chế biển có nhu cầu về hệ thống chiếu xạ, khử trùng. Nhu cầu về khó lạnh ở khâu trồng nhãn là 44,4%, ở khâu thu mua là 80%, ở khâu sở chế, chế biến là 100% và ở khâu thương maik là 30%. Nhu cầu về hệ thống máy sấy ở khâu trồng nhãn là 38.9%, ở khâu thu mua là 30%, khâu chế biến là 100%. Nhu cầu về chợ: Chợ là nơi tập kết các mặt hàng vật tư, phân bón, cây giống,… phục vụ sản xuất trồng nhãn và cũng là nơi đáp ứng các nhu cầu mua bán, tiêu thụ sản phẩm nhãn. Kết quả điều tra về nhu cầu về chợ theo các khâu sản xuất trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn cho thấy các khâu trong chuỗi đều có nhu cầu về chợ, tuy nhiên nhu cầu về chợ ở các khâu khác nhau có sự khác nhau. 4.1.2.2. Nhu cầu về dịch vụ công a. Khâu cung cấp dịch vụ đầu vào sản xuất nhãn Khâu dịch vụ đầu vào sản xuất nhãn có nhu cầu về: Hỗ trợ quy hoạch ổn định lâu dài các khu sản xuất; Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho các công nhân kỹ thuật; Hỗ trợ đào tạo quản lý sản xuất cho chủ cơ sở; Hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường; Hỗ trợ tham gia mô hình chuỗi liên kết phát triển thị trường sản xuất và tiêu thụ nhãn trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ, nộp hồ sơ đăng ký sản xuất, kinh doanh trực tuyến; Hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục để tham gia các chính sách hỗ trợ của nhà nước. b. Khâu sản xuất nhãn Khảo sát về nhu cầu hỗ trợ về dịch vụ công ở khâu trồng nhãn cho thấy, 100% các tổ chức, cá nhân tham gia ở khâu trông nhãn đều có nhu cầu về: Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật kỹ thuật, hướng dẫn về quy trình sản xuất 13
  16. an toàn, quy trình theo VietGAP; Đào tạo, tập huấn và thông tin tuyên truyền kiến thức ATTP; Kiểm soát chặt chẽ giá dịch vụ cung cấp, truy xuất nguồn gốc đầu vào cho khâu trồng nhãn (giống, phân bón, thuốc BVTV); Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP; Hỗ trợ các giống cây mới để cải tạo vườn nhãn năng suất thấp, già cỗi và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; Hỗ trợ, hướng dẫn tham gia thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước; Hỗ trợ đào tạo quản lý sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường. c. Khâu thu mua Khâu thu mua (thương lái) có nhu cầu về: Đào tạo, tập huấn kỹ thuật về kỹ thuật thu hoạch, phương pháp vận chuyển, phân loại sản phẩm và biện pháp bảo quản sản phẩm nhãn ngay sau khi thu hoạch; hỗ trợ đầu tư phương tiện (xe lạnh) để vận chuyển nhãn tươi; đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ tập kết hàng hoá sản phẩm nhãn; khu sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm nhãn; kho lạnh tại các vùng trồng nhãn tập trung. d. Khâu chế biến Khâu chế biến có nhu cầu về: Được đào tạo, tập huấn về các công nghệ tiên tiến trong chế biến sản phẩm nhãn; các hộ dân có nhu cầu được hỗ trợ chuyển đổi từ lò sấy long nhãn bằng than, sấy củi sang sấy bằng hơi nhiệt sạch để đảm bảo vệ sinh; hỗ trợ hệ thống cơ sở bảo quản (sấy, chiếu xạ, khử trùng, kho lạnh) cho sản phẩm nhãn; nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ chế biến các sản phẩm như: sản phẩm nhãn đóng lon, thạch nhãn, kẹo nhãn, long nhãn đông lạnh, cooktail ... cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm. e. Khâu thương mại Khâu thị trường đầu ra có nhu cầu về: hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; xúc tiến tiêu thụ, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu cho quả nhãn Hưng Yên. 4.1.3. Thực trạng đầu tư công cho phát triển CGT sản phẩm nhãn 4.1.3.1. Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Trong giai đoạn 2016-2020: Tổng nguồn vốn ĐT phát triển trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt 117.056 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân (TTBQ) là 6,65%/năm. Cơ cấu vốn ĐT theo 14
  17. thành phần kinh tế cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, thể hiện ở chỗ: nguồn vốn khu vực Nhà nước đã giảm xuống; khu vực ngoài Nhà nước và nguồn vốn khu vực ĐT trực tiếp của nước ngoài tăng lên. Trong giai đoạn 2016-2020: Tổng vốn ĐT vào ngành NN tỉnh Hưng Yên giảm bình quân là 1,60%/năm, nguồn vốn ĐTC vào ngành NN tỉnh giảm bình quân 3,23%/năm. Năm 2020: tỷ lệ vốn ĐT vào ngành NN so với tổng sản phẩm ngành NN tỉnh tạo ra là 14,64%, giảm bình quân là 3,80%/năm; tỷ trọng tổng vốn ĐT vào ngành NN so với tổng vốn ĐT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là 3,17%, giảm bình quân là 7,74%/năm; tỷ trọng vốn ĐTC vào ngành NN so với tổng vốn ĐT ngành NN của tỉnh năm 2020 đạt 26,7%, giảm bình quân 1,66%/năm. Như vậy cho thấy ĐTC vào nông nghiệp không được ưu tiên so với ĐTC trong lĩnh vực công nghiệp và lĩnh vực khác. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do nền sản xuất nông nghiệp hiện vẫn tồn tại tình trạng phổ biến nhỏ lẻ phân tán, chủ yếu dựa vào kinh tế hộ, nguồn nhân lực lao động nông nghi ệp được đào tạo quá thấp, mang tính giản đơn và truyền thống. Mặc dù, quy mô vốn ĐT vào ngành NN còn thấp so với tổng nguồn vốn ĐT của tỉnh và có xu hướng giảm dần, song ngành nông nghiệp của tỉnh đã và đang có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển KTXH tỉnh Hưng Yên. Trong giai đoạn 2016-2020: Tổng sản phẩm ngành NN của tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng bình quân 2,29%/năm, cơ cấu sản phẩm ngành NN trong GRDP tỉnh duy trì trên 10%/năm. Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 đạt 57.867 tỷ đồng, trong đó: nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) chiếm chiếm 10,15%; công nghiệp và xây dựng (CN&XD) 58,57%; thương mại và dịch vụ (TM&DL) chiếm 24,37%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm (TSP) 6,91% (Bảng 4.16). 4.1.3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Hệ thống cơ sở hạ tầng chính phục vụ cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn bao gồm: hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, các cơ sở chế biến và hệ thống siêu thị, chợ tiêu thụ sản phẩm nhãn. Hiên trạng hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Hưng Yên ở các khâu khác nhau có mức độ khác nhau. Kết quả đánh giá của 15
  18. các tác nhân trong chuỗi cho thấy: Hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông, điện cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn; hệ thống thuỷ lợi hỗ trợ cho khâu trồng nhãn đạt điểm đát giá trung bình (điếm đánh giá đạt 3,39); hệ thống cơ sở chợ, siêu thị hỗ trợ cho khâu tiêu thụ sản phẩm nhãn đạt mức độ trung bình (điểm đánh giá đạt từ 3,13 đên 3,27); hệ thống cơ sở chế biến hỗ trợ cho khâu chế biến được đánh giá ở mức độ trung bình và yếu (điểm đánh giá 2,40-2,47). Từ các kết quả phân tích đánh giá hiện trạng về ĐTC trên cho thấy: ĐTC cho nông nghiệp nói chung và sản xuất nhãn nói riêng đã được quan tâm đầu tư, nhưng do nguồn vốn ĐTC còn hạn chế nên vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu đầu tư của các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. Về hiện trạng đầu tư hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được 100% nhu cầu mặt đường nhựa, BTXM (hiện trạng vẫn còn 24% là đường cấp phối). Về hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu: hiện trạng hệ thống thuỷ lợi chưa được cứng hoá 100%, công trình thủy lợi nội đồng chủ yếu do người dân đầu tư xây dựng, hạn chế về nguồn lực cũng như kỹ thuật, thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên nên đa phần đã xuống cấp. Một số tuyến kênh, mương tiêu nước thương xuyên bị tắc, nghẽn dãn đến tưới tiêu nước bị chậm ảnh hưởng đến hiệu quả khâu trồng nhãn. Về hệ thống điện về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất; các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn đánh giá tốt về hệ thống điện (điểm đánh giá trung bình là 4,15). Hiện trạng về hệ thống chế biến hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa có hệ thống sấy, chiếu xạ, khử trùng và kho lạnh; điểm đánh giá đối với hệ thống chế biến ở của tỉnh Hưng Yên ở mức trung bình và yếu. Về hệ thống chợ, siêu thị hiện nay được đánh giá ở mức trung bình (điểm đánh giá từ 3,13 đến 3,27); để đáp ứng được nhù cầu phát triển của ngành sản xuất nhãn trong thời gian tới thì hệ thống chợ, siêu thị cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp và có bố trí khu gian chuyên buôn, bán sản phẩm nhãn kết hợp với việc bố trí hệ thống các kho lạnh để bảo quản sản phẩm nhãn tại các chợ. 4.1.3.3. Dịch vụ công cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Các dịch vụ công hỗ trợ cho phát triển sản phẩm nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, gồm có: Dịch vụ khuyễn nông, dịch vụ cung cấp cây giống, dịch vụ cung cấp phân bón, dịch vụ cung cấp thuốc bảo vệ thực 16
  19. vật, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ thu mua, bao tiêu sản phẩm nhãn, dịch vụ thuỷ lợi,…. Đơn vị cung cấp dịch vụ công do các cơ quan hành chính hay các đơn vị sự nghiệp công thực hiện là chủ yếu, có sự kết hợp đan xen, đa dạng về chủ thể tham gia dịch vụ cả các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong cơ quan nhà nước hoặc ngoài cơ quan nhà nước đều tham gia, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, uỷ quyền thực hiện. 4.1.4. Kết quả và hiệu quả đầu tư công Trong giai đoạn 2016-2021, ĐTC đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống thuỷ lợi,…) và dịch vụ đầu vào (giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật…) và mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển khâu sản xuất nhãn ở Hưng Yên. Kết quả đã làm thay đổi diện tích, sản lượng, năng suất trồng nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: Diện tích trồng nhãn tăng trường bình quân (TTBQ) đạt 4,85%/năm, diện tích thu hoạch TTBQ đạt 4,99%/năm, sản lượng thu hoạch TTBQ đạt 5,48%/năm, năng suất thu hoạch TTQB đạt 0,46%/năm. Bảng 4.2. Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế giữa các cơ sở trồng nhãn ở vùng tập trung và với các cơ sở trồng nhãn ở vùng phân tán Vùng tập trung Vùng phân tán Chỉ tiêu Đơn vị tính (n=90) (n=90) Năng suất tấn/ha 12,45 ± 0,44a 12,03 ± 0,38b Giá bán triệu đồng/tấn 19,09 ± 2,23a 17,80 ± 1,71b Giá trị sản xuất (GO) triệu đồng/ha/năm 238,27 ± 34,13 a 214,55 ± 25,16b Chi phí trung gian (IC) triệu đồng/ha/năm 58,86 ± 5,32 a 56,89 ± 4,14b Giá trị gia tăng (VA) triệu đồng/ha/năm 179,41 ± 30,98a 157,653 ± 24,62b VA/IC lần 3,05 ± 0,43a 2,78 ± 0,46b Ghi chú: những ký tự khác nhau cùng một dòng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kế (p
  20. vùng tập trung và 90 cơ sở ở vùng phân tán, nhỏ lẻ) cho thấy, Giá trị gia tăng (VA) trung bình của các cơ sở trồng nhãn ở vùng tập trung là 179,41 triệu đồng/ha/năm, cao hơn VA trung bình của các cơ sở trồng nhãn ở vùng phân tán là 157,65 triệu đồng/ha/năm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2