intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Vấn đề lý luận chủ yếu về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, các giải pháp gia tăng kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đã huy động cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN _____________________________ HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Hà Nội – Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại:…………………………………………… ……………………………………………………………………………... Người hướng dẫn khoa học: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại ……………………………………………………………………………….. vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: …………………………………. (Ghi tên các thư viện nộp luận án)
  3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông đường bộ (GTĐB) của một thành phố trực thuộc trung ương là vấn đề chưa được nghiên cứu thỏa đáng, nhiều vấn đề lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB như các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư để phát triển CSHT GTĐB chưa được xếp theo thứ tự quan trọng của các yếu tố. Nhận diện nội dung và bản chất của vấn đề huy động vốn đầu tư để phát triển CSHT GTĐB cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư huy động được để phát triển CSHT GTĐB như thế nào cũng chưa được nghiên cứu một cách tường minh. Tất cả những vấn đề như thế cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và thận trọng. Thực tiễn vấn đề gia tăng kết quả huy động và hiệu quả sử dụng vốn huy động được để phát triển CSHT GTĐB cần được nghiên cứu để có câu trả lời thỏa đáng. Từ tất cả những điều vừa nói tới ở trên tác giả chọn vấn đề “Huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của Luận án là làm rõ thêm những vấn đề lý luận chủ yếu về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, các giải pháp gia tăng kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đã huy động cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu đã xác định, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
  4. 2 - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận chủ yếu về huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB gắn với địa bàn thành phố trực thuộc trung ương. - Đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội. - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường kết quả, hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội đến năm 2030. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là CSHT GTĐB và huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB ở thành phố Hà Nội cùng các chủ thể có liên quan. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, cả thực trạng và tương lai huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội; đề xuất định hướng và giải pháp để nâng cao kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội. CSHT GTĐB sẽ nghiên cứu trong luận án bao gồm các cấu thành cơ bản: đường bộ, cầu vượt, hầm chui, bến xe khách liên tỉnh, bãi giao thông tĩnh. - Về không gian: Nghiên cứu địa bàn thành phố Hà Nội. Khi cần thiết tác giả xem xét cả quan hệ với các địa phương khác về các lĩnh vực liên quan. - Về thời gian: Huy động vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015 - 2022. Dự báo đến năm 2030. 5. Khung nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu chỉ ra các việc phải làm và thứ tự thực hiện
  5. 3 các công việc đó trong quá trình nghiên cứu luận án. 5.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 5.2.1. Tiếp cận hệ thống 5.2.2. Tiếp cận từ nguồn lực 5.2.3. Tiếp cận từ thể chế 5.2.4. Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả 5.3. Phương pháp nghiên cứu 5.3.1. Phương pháp phân tích thống kê 5.3.2. Phương pháp so sánh 5.3.3. Phương pháp chuyên gia 5.3.4. Phương pháp dự báo 5.3.5. Phương pháp điều tra khảo sát 5.3.6. Phương pháp mô hình toán 6. Đóng góp mới của luận án a) Về lý luận và học thuật: Luận án đã làm rõ thêm khái niệm về CSHT GTĐB, huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn cho đầu tư phát triển CHST GTĐB, xác định các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn đã huy động để phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn một thành phố trực thuộc trung ương. b) Về thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất định hướng cùng giải pháp gia tăng kết quả, hiệu quả sử dụng vốn huy động để phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội đế năm 2030. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, kết cấu luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án.
  6. 4 Chương 2: Cơ sở lý luận về huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và kinh nghiệm thực tiễn. Chương 3: Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 4: Định hướng và giải pháp gia tăng kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Khái niệm, bản chất của huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn một thành phố trực thuộc trung ương Đối tượng nghiên cứu của luận án là thành phố Hà Nội vì vậy ở chương 2 này, tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận cho thành phố trực thuộc trung ương. 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn một thành phố trực thuộc trung ương 2.1.1.1. Khái niệm về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Có thể hiểu CSHT GTĐB là toàn bộ điều kiện vật chất kỹ thuật như: hệ thống đường bộ, cầu vượt, hầm chui, bãi giao thông tĩnh và các bến xe khách liên tỉnh. 2.1.1.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo cứu thực tiễn, tác giả cho rằng hệ thống CSHT GTĐB bao gồm có các thuộc tính chủ yếu như sau: Thứ nhất, tính hệ thống Thứ hai, tính đồng bộ
  7. 5 Thứ ba, tính dài hạn Thứ tư, tính vùng Thứ năm, tính công cộng Thứ sáu, CSHT GTĐB phát huy hiệu quả lâu dài 2.1.2. Một số vấn đề quan trọng về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn một thành phố trực thuộc trung ương 2.1.2.1. Khái niệm vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương Vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB là vốn đầu tư nhằm cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới hệ thống CSHT GTĐB 2.1.2.2. Các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương a. Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ nhà nước - Vốn ngân sách nhà nước - Vốn vay tín dụng phát triển của nhà nước - Vốn từ phát hành trái phiếu b. Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ODA c. Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ khu vực tư nhân 2.1.2.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và đặc điểm của nó Đầu tư phát triển CSHT GTĐB được hiểu là đem một khoản vốn đầu tư có được để phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn nhất định nhằm có được hệ thống CSHT GTĐB đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hôi, an ninh quốc phòng. Đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể bao gồm:
  8. 6 Một là, đầu tư xây dựng CSHT GTĐB thường đòi hỏi lượng vốn rất lớn, thời gian đầu tư xây dựng kéo dài, thu hồi vốn chậm và chứa đựng rủi ro cao. Hai là, đầu tư xây dựng CSHT GTĐB thường sử dụng vốn nhà nước là chủ yếu, nhất là giai đoạn nền kinh tế chưa phát triển Ba là, vốn đầu tư xây dựng các công trình CSHT GTĐB để phát triển và sử dụng lâu dài cho toàn xã hội. 2.1.2.4. Khái niệm huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương Huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB được hiểu là việc cơ quan nhà nước hữu trách huy động vốn đầu tư của nhà nước và của tư nhân để phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn theo luật định và theo quy hoạch đã được xác định. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của một thành phố trực thuộc trung ương Các kiểm định của mô hình hồi quy đã đều được chấp nhận (Các bảng phân tích ở phụ lục 2), qua đó các biến độc lập trong mô hình có sự ảnh hưởng tới biến phụ thuộc theo phương trình hồi quy dạng chuẩn hóa như sau (Đã sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp) HĐV = 0,316*NLQTTC + 0,246*CSPL + 0,225*KTXH + 0,197*HNKTQT + 0,171*DKTN + 0,166*TCVHGT 2.2.1. Năng lực chủ thể quản lý và năng lực của đơn vị thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.2.2. Chủ trương, pháp luật của nhà nước và chính sách đặc thù của địa phương về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.2.3. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương 2.2.4. Hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.5. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
  9. 7 2.2.6. Tổ chức giao thông vận tải và văn hóa giao thông của người dân 2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cho thành phố trực thuộc trung ương 2.3.1. Yêu cầu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương Thứ nhất, đánh giá kết quả huy động và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho phát triển CHST GTĐB phải tạo ra cơ sở khoa học để gia tăng kết quả huy động và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho phát triển CSHT GTĐB của thành phố trực thuộc trung ương. Thứ hai, trong các nguồn vốn huy động để phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương phải xem xét rõ cơ cấu vốn đã huy động được và động thái của nó qua các thời kỳ. Thứ ba, việc huy động vốn phát triển CSHT GTĐB phải đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH cũng như nhu cầu đi lại của người dân nên phải chú ý đánh giá ý kiến, mức độ hài lòng của người dân trong quá trình đi lại, sử dụng hệ thống GTĐB. 2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cho thành phố trực thuộc trung ương 2.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ a. Tổng quy mô vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ b. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ c. Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư huy động để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
  10. 8 d. Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư huy động để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo các loại hình giao thông đường bộ e. Tỷ lệ tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ so với tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn f. Tỷ trọng vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ giữa nội thị và ngoại thị. g. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ so với nhu cầu quy hoạch (hoặc so với kế hoạch) 2.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ a. Khối lượng và tỷ trọng thất thoát, lãng phí vốn huy động b. Hệ số lôi kéo vốn tư nhân và vốn ODA trên một đồng vốn nhà nước c. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.4. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của một số thành phố trong nước 2.4.1. Đối với của thành phố Hồ Chí Minh UBND thành phố lập và thông qua quy hoạch CSHT GTĐB và quan tâm đến tổ chức đấu thầu thực hiện. Từ kế hoạch đó, thành phố HCM đã sử dụng đến phương án phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ cho kế hoạch, quy hoạch đã đề ra trước đó. 2.4.2. Đối với thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng quy hoạch quỹ đất dành cho phát triển CSHT GTĐB và đã truyền thông công khai qua các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân và doanh nghiệp. 2.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội Một là, nhất thiết phải có quy hoạch, kế hoạch phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn để có cơ sở cho việc lập kế hoạch huy động vốn phát triển CSHT GTĐB một cách đúng mức.
  11. 9 Hai là, phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn đầu tư để phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn. Tiểu kết chương 2: Ở chương 2, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu để tạo ra những căn cứ khoa học thống nhất cho việc nghiên cứu luận án (đặc biệt tạo căn cứ khoa học cho việc nghiên cứu chương 3 và chương 4 của luận án). Luận án đã làm rõ khái niệm về CSHT GTĐB, huy động vốn đầu tư phát triển cho CSHT GTĐB, chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn phát triển CSHT GTDB của thành phố, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tế, tác giả xác định 10 chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá kết quả huy động và hiệu quả sử dụng vốn huy động được. Luận án cũng đã đúc rút kinh nghiệm của 2 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố HCM và Đà Nẵng trong việc huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB để rút ra bài học cho thành phố Hà Nội trong huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB . CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho đầu từ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua 3.1.1. Năng lực chủ thể quản lý và năng lực của đơn vị thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Hà Nội đã triển khai các bước chính như sau để huy động vốn cho phát triển CSHT GTĐB: (i) Lập kế hoạch huy động vốn
  12. 10 (ii) Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB (iii) Công tác thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước 3.1.2. Chủ trương, pháp luật của nhà nước và chính sách đặc thù của địa phương về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Nhà nước đã ban hành nhiều luật cũng như nghị định liên quan đến huy động vốn cho phát triển CSHT GTĐB. Hà Nội cũng đã ban hành nhiều quy hoạch cũng như những nghị quyết để phát triển CSHT GTĐB. 3.1.3. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương Tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội ngày càng nhanh. Không thể phủ nhận rằng quá trình đô thị hóa là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển các dự án đô thị và khu đô thị mới. Tuy nhiên, do dân số đông thứ 2 cả nước nên GRDP đầu người của Hà Nội chỉ đạt 133 triệu đồng, thấp hơn Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng. 3.1.4. Hội nhập kinh tế quốc tế Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung đại sứ quán các nước, nơi sống và làm việc của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, cũng như của người nước ngoài nên việc phát triển CSHT GTĐB đã được quan tâm phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã quan tâm đến Hà Nội ngày càng nhiều. 3.1.5. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội có địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Với diện tích này, Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam.
  13. 11 3.1.6. Tổ chức giao thông vận tải và văn hóa giao thông của người dân Về tổ chức giao thông vận tải: Tổ chức giao thông vận tải đã được thành phố chú ý từ lâu nhưng thiếu nhiều yếu tố phát triển nên vận tải hàng hóa và hành khách còn gặp nhiều khó khăn. Về Văn hóa giao thông: Văn hóa giao thông của người dân từng bước được hình thành, nhưng chưa có chủ trương chính sách chung nên vẫn bộc lộ rất nhiều hạn chế để có được giao thông trên địa bàn một cách tiến bộ. 3.2. Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2.1. Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội 3.2.1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội Huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB chỉ chiếm khoảng 9% - 10% so với tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng dần qua các năm, lũy kế giai đoạn 2015 - 2022 thực hiện là 263.664 tỷ đồng. 3.2.1.2. Thực trạng huy động vốn từ nhà nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội a. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước Tổng nguồn vốn từ nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB đạt 146.024 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phân bổ từ NSNN giai đoạn 2015-2022 chiếm ưu thế với 114.604 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 78,5% tổng nguồn vốn đầu tư từ nhà nước.
  14. 12 b. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2015 - 2022 từ phát hành trái phiếu là 21.300 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 14,6% trong tổng nguồn vốn đầu tư nhà nước. c. Nguồn vốn vay tín dụng nhà nước Nguồn vốn vay quỹ đầu tư phát triển là 10.120 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 6,9% trong tổng nguồn vốn đầu tư từ nhà nước để hỗ trợ để xây dựng đường giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng tham gia. 3.2.1.3 Thực trạng huy động vốn từ nguồn vốn đầu tư ODA Nguồn vốn ODA giai đoạn 2015 - 2022 cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội là 31.127 tỷ đồng, có xu hướng tăng dần qua các năm, chiếm tỷ trọng khoảng 12% trong tổng số vốn huy động. 3.2.1.4. Thực trạng huy động vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội Nguồn vốn huy động từ tư nhân, chủ yếu theo hình thức đối tác công tư giai đoạn 2015 - 2022 cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội là 86.513 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33% so với tổng vốn huy động được. 3.2.1.5. Thực trạng sử dụng vốn huy động đã thực hiện theo hệ thống giao thông Giai đoạn 2015 – 2022, vốn đầu tư cho phát triển đường bộ là lớn nhất với 212.250 tỷ, chiếm 80,5%, tiếp theo là vốn đầu tư cho cầu vượt, hầm chui là 45.087 tỷ, chiếm 17,1%. Vốn cho phát triển giao thông tĩnh là thấp nhất với hơn 6.000 tỷ, chỉ chiếm vỏn vẹn 2,4%.
  15. 13 3.2.1.6. Thực trạng sử dụng vốn huy động để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo địa bàn CSHT GTĐB đang phân bổ chủ yếu ở nội thành Hà Nội, cụ thể: Vốn chi cho khu vực nội thành giai đoạn 2015 – 2022 là 175.864 tỷ, chiếm 66,7%; vốn chi cho khu vực ngoại thành là 87.800 tỷ, chiếm 33,3%. 3.2.1.7. Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Từ 2019 đến 2022, tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch lũy kế chỉ khoảng gần 65%. 3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn huy động cho đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội 3.2.2.1. Tình hình thất thoát, lãng phí vốn huy động Tỷ lệ lãng phí khoảng 12,05% trong giai đoạn 2015 – 2022 là con số đáng báo động. 3.2.2.2. Hệ số lôi kéo vốn từ vốn nhà nước Giai đoạn 2015 – 2022, với 100 đồng vốn NSNN sẽ thu hút được 21 đồng vốn ODA và 59 đồng vốn từ khu vực tư nhân. 3.2.2.3 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Qua khảo sát, tác giả nhận thấy, mức độ hài lòng của người dân khu vực ngoại thành cao hơn khu vực nội thành về vận tải hàng hóa nhưng thấp hơn về vận tải hành khách. 3.3. Tình hình phát triển giao thông đường bộ và mức độ đáp ứng yêu cầu vận tải giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội 3.3.1. Đặc điểm mạng lưới giao thông của thành phố Hà Nội Hà Nội là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện.
  16. 14 Trong nội đô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là ô tô và xe máy. 3.3.2. Khái quát về hệ thống giao thông đường bộ thành phố Hà Nội Toàn bộ hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số chiều dài 22.918 km, trong đó hệ thống đường bộ cấp Thành phố giao Sở Giao thông Vận tải quản lý 3.3.2.1. Hiện trạng hệ thống cao tốc trên địa bàn thành phố Hà Nội Hà Nội được quy hoạch với 11 tuyến đường cao tốc, trục hướng tâm đi qua địa bàn thành phố. 3.3.2.2. Hiện trạng hệ thống quốc lộ trên địa bàn thành phố Hà Nội Trên địa bàn thành phố có 14 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 433,4 km, trong đó 359,2 km mặt đường bê tông nhựa, 74,2 km mặt đường đá dăm nhựa. 3.3.2.3. Hiện trạng hệ thống đường tỉnh lộ trên địa bàn thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải Hà Nội quản lý và khai thác 83 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài 1568,3 km. 3.3.2.4. Hiện trạng đường giao thông đô thị, quận, huyện, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo báo cáo kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội đến thời điểm tháng 12/2022 của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tổng chiều dài đường giao thông nhóm này là hơn 20.485 km, chiếm phần lớn trong hệ thống giao thông đường bộ ở Hà Nội. 3.3.2.5. Hiện trạng hệ thống bến xe vận tải hành khách trên địa bàn thành phố Hà Nội Mặc dù Hà Nội đã được mở rộng diện tích nhưng hiện chỉ có 9 bến xe liên tỉnh (diện tích tổng 19,53 ha). Với mật độ dân số và nhu cầu đi lại tăng cao như hiện nay thì số lượng bến xe khách còn thiếu. 3.3.2.6. Hiện trạng hệ thống cầu vượt ở nội thành Hà Nội
  17. 15 Nội thành Hà Nội đã có 12 cây cầu bắc qua các ngã tư trọng điểm, giúp giảm tình ùn tắc giao thông trên địa bàn nội thành Hà Nội. 3.3.2.7. Hiện trạng hệ thống hầm chui ở khu vực nội thành Hà Nội Tính đến hết năm 2022, nội thành Hà Nội có 4 hầm chui đã đi vào hoạt động 3.3.2.8. Hiện trạng giao thông tĩnh trên địa bàn Hà Nội Đây là vấn đề gay gắt đối với thành phố Hà Nội. Do chưa có quy hoạch từ trước nên Hà Nội gặp khó khăn lớn về giao thông tĩnh. 3.3.2.9. Tình hình tắc nghẽn giao thông và ngập nước các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội *Tình hình tắc nghẽn giao thông trên địa bàn Hà Nội Tác giả đồng tình với Sở GTVT rằng, nguyên nhân cơ bản gây ùn tắc giao thông hiện nay nổi bật là: quá tải hệ thống hạ tầng giao thông; ý thức của của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao; đầu tư phát triển CSHT giao thông chưa đồng bộ theo quy hoạch;nhiều các công trình tổ chức thi công trên đường giao thông gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông; các tuyến đường giao thông trục chính, các cầu lớn có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn *Tình hình ngập nước các đường phố ở Hà Nội Theo Sở Giao thông vận tải tình trạng ngập nước khí có lượng mưa tích lũy với lượng khoảng 30-70 mm, 120 mm thì nhiều con phố ngập tới 30-40 cm. 3.4. Đánh giá tổng quát huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 3.4.1.1. Những kết quá đạt được chủ yếu Thứ nhất, về quy mô vốn huy động, vốn nhà nước hay cụ thể hơn là NSNN dành cho phát triển CSHT GTĐB tăng lên về số lượng;
  18. 16 Thứ hai, mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của CSHT GTĐB cũng đã ở mức khá. Mức độ hài lòng của người dân đều ở mức tương đối cao (85%-90%) 3.4.1.2. Nguyên nhân chính của những kết quả đạt được Trong những năm qua, chính quyền thành phố Hà Nội đã chú ý hơn tới phát triển CSHT là xây dựng CSHT GTĐB từ khâu quy hoạch tới đầu tư phát triển, 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 3.4.2.1. Những hạn chế Thứ nhất, huy động vốn tư nhân cho phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm vừa qua còn ít so với nhu cầu và so với tiềm năng vốn tư nhân trên địa bàn Hà Nội cũng như trên cả nước. Thứ hai, việc phát triển CSHT GTĐB mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH chưa được như mong muốn. Mức độ hài lòng của người dân về việc phát triển CSHT GTĐB cũng còn nhiều bất cập Thứ ba, Thứ ba, thành phố Hà Nội đã chú ý giành nguồn vốn ngân sách cho việc phát triển CSHT GTĐB nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là yêu cầu về phát triển giao thông tĩnh. Tổ chức vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa theo hướng hiện đại và văn hóa giao thông của người dân cũng còn nhiều khiếm khuyết. Thứ tư, việc cụ thể hóa luật pháp của nhà nước và chính sách đặc thù về huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ địa bàn thành phố Hà Nội cũng còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thứ năm, tổng lượng vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc sử dụng lượng vốn huy động này vẫn còn kém hiệu quả, chưa tối ưu được việc sử dụng vốn.
  19. 17 3.4.2.2. Nguyên nhân chủ yếu Thứ nhất, ngoài luật pháp quy định chung của nhà nước về phát triển CSHT GTĐB thì chưa có nhiều sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phố trực thuộc trung ương nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng. Thứ hai, khuôn khổ luật pháp huy động vốn ODA, vốn tư nhân tham gia xây dựng CSHT GTĐB cũng còn chung chung. Thứ ba, về năng lực quản lý của cơ quan nhà nước còn có những bất cập cần phải sửa Tiểu kết chương 3: Chương 3 sau khi đánh giá khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn phát triển CSHT GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội theo thứ tự quan trọng của các yếu tố như chương 2 đã đề cập, luận án đã đi sâu đánh giá thực trạng thu hút vốn phát triển CSHT GTĐB, chỉ rõ những thành công và những hạn chế của việc thu hút vốn trong thời gian vừa qua. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những thành công và của những hạn chế trong việc huy động vốn phát triển CSHT GTĐB của thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2022. Tất cả những kết quả đó làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu chương 4 của luận án. CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1. Bối cảnh ảnh hưởng đến huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Hà Nội 4.1.1. Bối cảnh quốc tế và ảnh hưởng của nó
  20. 18 Kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới và khả năng huy động nguồn vốn ODA cũng sẽ có hạn. Quá trình chuyển đổi số và phát triển các phương tiện vận tải điện phù hợp với xu thế phát triển xanh sẽ trở thành xu thế tất yếu.Sau đại dịch COVID 19 khách du lịch sẽ trở lại bình thường. 4.1.2. Bối cảnh trong nước và ảnh hưởng của nó Đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hóa hiện đại (thu nhập bình quân khoảng 7500$/năm). Theo dự báo của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, khách du lịch nội địa tăng trưởng 7% - 9%/năm. Thành phố Hà Nội dự kiến thu hút khoảng 25 – 30 triệu khách du lịch vào năm 2030. Cơ chế chính sách của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện và ban hành cập nhật, nhằm khai thông các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB 4.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và ảnh hưởng của nó tới huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố Thành phố Hà Nội đề ra định hướng phát triển thành phố thông minh, văn minh, hiện đại. Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định kinh tế Hà Nội tăng trưởng từ 7,5%/năm - 8%/năm, Hà Nội sẽ đón khoảng 30 triệu khách du lịch vào năm 2030 4.3. Định hướng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố đến năm 2030 4.3.1. Dự báo nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở thành phố Hà Nội Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đề xuất 8 nhóm dự án giao thông quan trọng với 45 công trình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2