intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam" nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia; Lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN; Xác định thực trạng tham gia CGTDL ASEAN của ngành du lịch Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ==================== LÊ HỒNG NGỌC CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ASEAN VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội, 2023
  2. Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VIỆT KHÔI Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án họp tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN Vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Trong bối cảnh hiện nay, chuỗi giá trị toàn cầu và sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành trọng tâm cốt lõi của các hoạt động và chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia, đồng thời cũng là đối tượng được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới với nhiều khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận, phương pháp và mô hình được phát triển. Chuỗi giá trị toàn cầu được tái cấu trúc ở quy mô khu vực và trở thành chuỗi giá trị khu vực, do đó việc tham gia chuỗi giá trị khu vực được xem như một cách thức hiệu quả để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành và liên vùng, qua đó hình thành chuỗi giá trị du lịch có liên kết sâu rộng và phức tạp. Khung khổ lý thuyết nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu được ứng dụng cho ngành du lịch với nhiều khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận, phương pháp, mô hình đa dạng nhưng do tính chất phức tạp của du lịch, việc nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch vẫn chưa có một khuôn khổ lý luận thống nhất dẫn đến nhiều khoảng trống, đặc biệt ở quy mô khu vực có liên quan đến chuỗi giá trị du lịch khu vực có sự tham gia của nhiều chủ thể có liên quan. ASEAN là cơ chế chung cho một khu vực địa lí với 10 nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Đây là khu vực kinh tế năng động và đặc biệt chú trọng phát triển du lịch trong quá trình hội nhập khu vực. Việc hình thành chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của các ngành du lịch thành viên như Việt Nam mang tính tất yếu và đáng chú ý, tuy nhiên chưa được nghiên cứu. 1
  4. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam nhằm rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia. - Lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN. - Xác định thực trạng tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam. - Rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: - Các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia nào cần thiết để phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam? - Chuỗi giá trị du lịch ASEAN bao gồm các thành phần nào? Các thành phần trong chuỗi giá trị du lịch ASEAN có giá trị kinh tế bao nhiêu? Chuỗi giá trị du lịch ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu có những vấn đề gì? - Ngành du lịch Việt Nam tham gia các thành phần nào của chuỗi giá trị du lịch ASEAN? Các chỉ số đo lường mức độ tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam có giá trị bao nhiêu? Ngành du lịch Việt Nam đã có những hành động thực tiễn tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN nào? Sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có những vấn đề gì? 2
  5. - Kết quả phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam có những hàm ý chính sách nào cho ngành du lịch Việt Nam? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: + Các nội dung phân tích có liên quan đến “du lịch” được giới hạn trong phạm vi “du lịch truyền thống” (hoạt động có sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên) không bao gồm “du lịch thực tế ảo” (hoạt động không có sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên) để có sự tương thích với các khái niệm, phương pháp và số liệu được sử dụng trong Luận án. + Việc phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN được giới hạn trong phạm vi lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch (xác định các thành phần được làm rõ trong cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực trong Chương 2) và phân tích kinh tế (xác định giá trị kinh tế và đánh giá nhanh năng lực cạnh tranh) chuỗi giá trị du lịch ASEAN theo mô hình chuỗi giá trị du lịch giản đơn (chỉ bao gồm các thành phần thuộc về ngành du lịch). + Việc phân tích sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam được giới hạn trong phạm vi xác định giá trị của các chỉ số đo lường (chỉ số tham gia bằng liên kết ngược, chỉ số tham gia bằng liên kết xuôi, chỉ số mức độ tham gia và chỉ số vị trí) và hành động thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam trong khuôn khổ thể chế hợp tác phát triển du lịch ASEAN. - Phạm vi không gian: Các nước thành viên ASEAN. 3
  6. - Phạm vi thời gian: 2007 - 2022 (2007 là mốc thời gian Việt Nam chính thức tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới với các cam kết mở cửa thị trường trong ba phân ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch được tự động áp dụng cho các nước thành viên ASEAN và 2022 là mốc thời gian có số liệu được cập nhật mới nhất tính đến thời điểm hoàn thành Luận án). 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các cách tiếp cận: - Cách tiếp cận hệ thống bao gồm góc độ diễn dịch từ các kết quả nghiên cứu hiện có và các vấn đề lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia để phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam và góc độ quy nạp từ các kết quả nghiên cứu của Luận án để bổ sung các vấn đề cần được hoàn thiện làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phù hợp với đặc thù của du lịch ASEAN và ngành du lịch Việt Nam. - Cách tiếp cận lịch sử - logic trong phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2022 để làm rõ động thái và xu hướng của chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam, qua đó làm rõ các kết quả nghiên cứu đã đạt được và khoảng trống nghiên cứu. - Phương pháp kế thừa để hình thành cơ sở lý luận nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia, bao gồm các vấn đề lý thuyết và phương pháp phù hợp. 4
  7. - Phương pháp nghiên cứu định tính để lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN, xác định thực trạng tham gia chuỗi giá trị du lịch của ngành du lịch Việt Nam, qua đó rút ra một số hàm ý chính sách đặt trong bối cảnh chung đối với ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN. 5. Đóng góp mới của Luận án Về lý luận, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia. Đặc biệt, Luận án đã đưa ra định nghĩa về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia, bước đầu thiết lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch khu vực và làm rõ phương pháp xác định mức độ tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia bằng các chỉ số đo lường mức độ. Về thực tiễn, Luận án đã phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2022. Đặc biệt, Luận án đã lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN, xác định sự tham gia của các thành phần khách sạn và và nhà hàng, vận tải đường hàng không, dịch vụ công cộng - xã hội - cá nhân ở cấp vi mô, dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải và hoạt động đại lý lữ hành ở cấp trung và thể chế hợp tác phát triển du lịch ASEAN ở cấp vĩ mô của của ngành du lịch Việt Nam. Qua đó, Luận án đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng, điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị du lịch du lịch ASEAN, qua đó rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam tương ứng với bối cảnh và triển vọng, định hướng chiến lược, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN. 5
  8. 6. Cấu trúc của Luận án Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, Luận án được cấu trúc thành các chương tương ứng với các nội dung chính: Chương 1 - Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam Chương 2 - Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia Chương 3 - Phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN Chương 4 - Phân tích sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam Chương 5 - Bối cảnh chung và một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam 6
  9. CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ASEAN VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 1.1. Các kết quả nghiên cứu chính có liên quan 1.1.1. Nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia 1.1.1.1. Chuỗi giá trị du lịch khu vực Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị khu vực, du lịch, chuỗi giá trị du lịch trên các khía cạnh lý luận và phương pháp nghiên cứu. 1.1.1.2. Sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, sự tham gia chuỗi giá trị khu vực, sự tham gia chuỗi giá trị du lịch về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu. 1.1.2. Nghiên cứu trường hợp của du lịch ASEAN và ngành du lịch Việt Nam Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị khu vực tại ASEAN, phát triển và hội nhập du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam. 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các công trình khoa học trong và ngoài nước được tổng quan đã nghiên cứu một số khía cạnh nhất định liên quan đến chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia, cũng như thực tiễn phát triển du lịch của ASEAN và Việt Nam với tư cách là một nước thành viên. 7
  10. Kết quả tổng quan cho thấy vai trò của chuỗi giá trị toàn cầu và việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đối với sự phát triển của các quốc gia đã được khẳng định, đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Đồng thời, xu hướng chuyển đổi mô hình chuỗi giá trị toàn cầu thành chuỗi giá trị khu vực và giá trị của việc tham gia chuỗi giá trị khu vực đối với các quốc gia trong cùng một khu vực địa lý trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay cũng đã được nhấn mạnh, cho thấy sự cần thiết của nghiên cứu về chuỗi giá trị khu vực và sự tham gia chuỗi giá trị khu vực trong bối cảnh thương mại quốc tế chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, tác động chuỗi giá trị toàn cầu ở quy mô khu vực và sự tham gia chuỗi giá trị khu vực của các quốc gia chưa được chú trọng nghiên cứu. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, các lý thuyết hiện có không tương thích hoặc thường bỏ qua đặc tính không gian và đặc thù dịch vụ của du lịch, khiến nội hàm của chuỗi giá trị du lịch và sự tham gia chuỗi giá trị du lịch chưa có sự thống nhất mặc dù nghiên cứu có liên quan đã và đang trở nên phổ biến với đa dạng quy mô và đối tượng. Bên cạnh một số nội dung nghiên cứu về chuỗi giá trị du lịch như thực trạng vận hành, các yếu tố ảnh hưởng, động thái và xu hướng biến đổi..., việc nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch vẫn là một thách thức do những hạn chế về quan điểm lý thuyết và cách tiếp cận hiện có, tạo ra khoảng trống phát triển về lý luận và phương pháp. Ngoài ra, một số yếu tố ảnh hưởng sự tham gia chuỗi giá trị du lịch của các chủ thể cũng được đề cập và phân nhóm. Chuỗi giá trị du lịch và sự tham gia chuỗi giá trị du lịch được nghiên cứu bằng nhiều mô hình và phương pháp. Trong phân tích chuỗi giá trị du lịch, các phương pháp phổ biến là phân tích đầu vào - đầu ra sử dụng số liệu cân đối liên ngành và phân tích tỷ trọng giá 8
  11. trị của từng chủ thể trong từng công đoạn sử dụng số liệu chi tiêu du lịch hoặc doanh thu dịch vụ du lịch. Tương tự trong phân tích sự tham gia chuỗi giá trị du lịch, các phương pháp phổ biến là phân tích đầu vào - đầu ra và phân tích lợi ích - chi phí. Qua đó, chuỗi giá trị du lịch đã được lập bản đồ tương ứng với các đối tượng và quy mô nghiên cứu, bao gồm đa dạng chủ thể và công đoạn. Bên cạnh đó, một số khía cạnh nghiên cứu được mở rộng vượt ra khỏi phạm vi của ngành du lịch hoặc của một lãnh thổ, tạo ra sự đa dạng về mô hình và quy mô chuỗi giá trị du lịch cũng như các khía cạnh phân tích sự tham gia của các chủ thể trong các công đoạn. Tuy nhiên, sự không thống nhất về mặt định nghĩa và sự khác biệt trong quá trình tiếp cận chuỗi giá trị du lịch và sự tham gia chuỗi giá trị du lịch cũng đã dẫn đến sự không nhất quán trong việc khoanh vùng phạm vi các chủ thể và các công đoạn. Điều này cũng tạo ra khó khăn trong việc xác định số liệu thống kê và thực hiện tính toán để phục vụ nghiên cứu. Ứng dụng trong trường hợp thực tiễn của du lịch ASEAN và Việt Nam với tư cách là một nước thành viên, vai trò của chuỗi giá trị toàn cầu và xu hướng chuyển đổi mô hình chuỗi giá trị toàn cầu sang chuỗi giá trị khu vực tại ASEAN đã được chỉ ra. Đồng thời, tầm quan trọng và lợi ích của phát triển du lịch trong bối cảnh ASEAN tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và tự do hóa thương mại dịch vụ cũng đã được nhấn mạnh. Mặc dù sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch đã phần nào được tiếp cận nghiên cứu, sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam ở cấp độ khu vực vẫn còn khoảng trống về cả lý luận và thực tiễn, đặc biệt liên quan đến chuỗi giá trị du lịch ASEAN cũng là một vấn đề chưa được tiếp cận nghiên cứu. 9
  12. Nhìn chung, khoảng trống trong nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch đã dẫn đến khoảng trống trong nghiên cứu sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ở các cấp độ, đặc biệt là cấp độ khu vực, và cụ thể cho trường hợp chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam chưa có nghiên cứu tương tự đề cập và tiếp cận nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam. Tiểu kết chƣơng 1 Chương 1 đã tổng quan một số công trình khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu theo hai nhóm vấn đề (1) lý luận và phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia và (2) thực tiễn nghiên cứu du lịch ASEAN và ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập du lịch ASEAN. Việc tổng quan đã làm rõ các kết quả nghiên cứu đạt được trên các khía cạnh lý luận, phương pháp và thực tiễn, qua đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, điểm kế thừa và hướng phát triển của Luận án. 10
  13. CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH KHU VỰC VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH QUỐC GIA 2.1. Chuỗi giá trị du lịch khu vực 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị khu vực Luận án đề cập và làm rõ các khái niệm chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị khu vực. Trong phạm vi của Luận án, chuỗi giá trị khu vực là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến việc tạo ra và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng, trong đó các hoạt động được diễn ra trong cùng một khu vực kinh tế và được thực hiện bởi chủ thể là các nước thành viên thông qua hoạt động thương mại nội khối. 2.1.1.2. Du lịch, ngành du lịch và sản phẩm du lịch Luận án đề cập và làm rõ các khái niệm du lịch, ngành du lịch và sản phẩm du lịch. 2.1.1.3. Chuỗi giá trị du lịch, chuỗi giá trị du lịch toàn cầu và chuỗi giá trị du lịch khu vực Luận án đề cập và làm rõ các khái niệm chuỗi giá trị du lịch, chuỗi giá trị du lịch toàn cầu và chuỗi giá trị du lịch khu vực. Trong phạm vi của Luận án, chuỗi giá trị du lịch khu vực là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến việc sản xuất, cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch được diễn ra trong cùng một khu vực kinh tế và được thực hiện bởi chủ thể là ngành du lịch của các nước thành viên thông qua hoạt động thương mại du lịch nội khối. 2.1.2. Quy trình phân tích chuỗi giá trị du lịch khu vực 2.1.2.1. Lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch khu vực 11
  14. Luận án đề cập và làm rõ các nội dung về lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch khu vực, bao gồm việc xác định sản phẩm, thị trường tiêu dùng cuối cùng, người tiêu dùng cuối cùng, các cấp độ, chủ thể và công đoạn tương ứng. 2.1.2.2. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch khu vực Luận án đề cập và làm rõ các nội dung về phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch khu vực, bao gồm việc xác định giá trị gia tăng và đánh giá nhanh năng lực cạnh tranh của chuỗi giá trị. 2.2. Sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia 2.2.1. Bản chất của sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia Luận án đề cập và làm rõ bản chất của sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia. Trong phạm vi Luận án, sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia là việc ngành du lịch của một quốc gia trở thành chủ thể trong chuỗi giá trị du lịch khu vực, tham gia vào ít nhất một hoạt động trong quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch được khách du lịch tiêu dùng tại thị trường khu vực, thông qua hoạt động thương mại trong lĩnh vực du lịch giữa các nước thành viên. 2.2.2. Lợi ích và điều kiện tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia 2.2.2.1. Lợi ích khi ngành du lịch quốc gia tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực Luận án đề cập và làm rõ lợi ích đối với ngành du lịch quốc gia khi tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực. 12
  15. 2.2.2.2. Điều kiện tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia Luận án đề cập và làm rõ điều kiện tham gia tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực đối với ngành du lịch quốc gia. 2.2.3. Quy trình phân tích sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia Luận án đề cập và làm rõ việc phân tách giá trị xuất khẩu theo giá trị gia tăng và các chỉ số đo lường sự tham gia chuỗi giá trị khu vực, bao gồm chỉ số tham gia bằng liên kết xuôi, chỉ số tham gia bằng liên kết ngược, chỉ số tham gia và chỉ số vị trí trong chuỗi giá trị khu vực. 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia Luận án đề cập và làm rõ các nhân tố thuộc về ngành du lịch quốc gia và các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô của khu vực ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia. 2.2.4.1. Các nhân tố thuộc về ngành du lịch quốc gia Luận án đề cập các nhân tố thuộc về ngành du lịch quốc gia phản ánh ảnh hưởng từ phía chủ thể tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực mà ngành du lịch nói riêng và quốc gia nói chung có thể chủ động điều chỉnh. 2.2.4.2. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô của khu vực Luận án đề cập các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô phản ánh ảnh hưởng từ phía chuỗi giá trị du lịch khu vực, mà ngành du lịch nói riêng và quốc gia nói chung không thể hoàn toàn chủ động điều chỉnh và phải thích ứng 13
  16. 2.3. Khung phân tích của Luận án Đầu tiên, trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam, Luận án lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch ASEAN bao gồm cấp vi mô, cấp trung, cấp vĩ mô và phân tích kinh tế để xác định chuỗi giá trị du lịch ở cấp vi mô và cấp trung, đồng thời phân tích cấp vĩ mô của chuỗi giá trị du lịch ASEAN thông qua khía cạnh thể chế hợp tác phát triển du lịch khu vực. Qua đó, Luận án chỉ ra những kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại đối với chuỗi giá trị du lịch ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu. Tiếp đến, trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN, Luận án phân tích sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam thông qua việc xác định các chỉ số đo lường mức độ tham gia ở cấp vi mô và cấp trung, đồng thời phân tích thực trạng tham gia ở cấp vĩ mô thông qua những hành động thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN. Bên cạnh đó, một số nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam cũng được nhận diện và làm rõ. Qua đó, Luận án chỉ ra những kết quả đạt được, điểm mạnh và điểm yếu, những vấn đề tồn tại đối với ngành du lịch Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu. Cuối cùng, dựa trên các kết quả phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam, Luận án khái quát bối cảnh và triển vọng, định hướng chiến lược, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN. Qua đó, Luận án đề xuất một số hàm ý chính sách đối với ngành du lịch Việt Nam. 14
  17. Tiểu kết chƣơng 2 Chương 2 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu theo hai nhóm vấn đề (1) chuỗi giá trị du lịch khu vực và (2) sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm có liên quan, bản chất của chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia, xác định quy trình và phương pháp phân tích chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia, đề cập một số nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia, qua đó đề xuất khung phân tích của Luận án. 15
  18. CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ASEAN 3.1. Lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch ASEAN 3.1.1. Sản phẩm, thị trường và khách du lịch Trong chuỗi giá trị du lịch ASEAN, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm du lịch ASEAN, được tiêu dùng tại thị trường du lịch ASEAN và bởi khách du lịch quốc tế đến giữa các nước thành viên và từ bên ngoài ASEAN đến. 3.1.2. Các chủ thể và các công đoạn cấp vi mô Các chủ thể cấp vi mô và các công đoạn tương ứng trong chuỗi giá trị du lịch ASEAN: - Chủ thể là ngành khách sạn và nhà hàng và công đoạn dịch vụ lưu trú và phục vụ ăn uống. - Chủ thể là ngành vận tải đường hàng không và công đoạn dịch vụ vận tải khách du lịch bằng đường hàng không. - Chủ thể là ngành dịch vụ công cộng - xã hội - cá nhân và công đoạn dịch vụ văn hóa, dịch vụ thể thao và giải trí, hàng hóa và dịch vụ mang tính du lịch đặc trưng của quốc gia. 3.1.3. Chủ thể và công đoạn cấp trung Chủ thể cấp trung trong chuỗi giá trị du lịch ASEAN là ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải và hoạt động đại lý lữ hành và công đoạn tương ứng là dịch vụ hỗ trợ vận tải như môi giới vận tải, đóng gói hàng hóa, giao nhận hàng, lưu kho, hậu cần vận tải... và hoạt động đại lý lữ hành như bán dịch vụ lữ hành, vận chuyển hành khách, tổ chức chương trình du lịch, đặt chỗ... 3.1.4. Chủ thể và hoạt động cấp vĩ mô Ở cấp vĩ mô, chuỗi giá trị du lịch ASEAN liên quan đến thể chế phát triển du lịch chung của khu vực, có sự tham gia của các bộ 16
  19. máy quản lý du lịch và đặt trong bối cảnh của quá trình hội nhập du lịch của ASEAN. 3.1.5. Bản đồ chuỗi giá trị Trên cơ sở xác định các thành phần của chuỗi giá trị du lịch ASEAN và phác họa sơ bộ bản đồ chuỗi giá trị du lịch khu vực, bản đồ chuỗi giá trị du lịch ASEAN được xác lập. Cụ thể, chuỗi giá trị du lịch ASEAN gồm có ba cấp độ: - Cấp vi mô bao gồm các chủ thể là ngành khách sạn và nhà hàng, ngành vận tải đường hàng không, ngành dịch vụ công cộng - xã hội - cá nhân của tất cả các nước thành viên, cung ứng các dịch vụ du lịch tương ứng. - Cấp trung bao gồm chủ thể là ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải và hoạt động đại lý lữ hành của tất cả các nước thành viên, cung ứng các dịch vụ tương ứng. - Cấp vĩ mô bao gồm chủ thể là các cơ quan du lịch quốc gia, Ban thư ký ASEAN, các nhóm công tác và các ủy ban về du lịch của ASEAN có chức năng hỗ trợ và điều phối hoạt động du lịch chung của khu vực. 3.2. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN 3.2.1. Xác định giá trị gia tăng của các công đoạn Luận án xác định giá trị gia tăng của ngành khách sạn và nhà hàng, ngành vận tải đường hàng không, dịch vụ công cộng - xã hội - cá nhân, ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải và hoạt động đại lý lữ hành của ASEAN trong giai đoạn 2007 - 2022. 3.2.2. Đánh giá nhanh năng lực cạnh tranh của chuỗi Luận án đánh giá nhanh năng lực cạnh tranh của chuỗi giá trị du lịch ASEAN thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh và lữ hành của ASEAN trong giai đoạn 2007 - 2022. 17
  20. 3.3. Nhận xét về chuỗi giá trị du lịch ASEAN 3.3.1. Kết quả đạt được Luận án đề cập và làm rõ các kết quả đạt được của chuỗi giá trị du lịch ASEAN trong giai đoạn 2007 - 2022. 3.3.2. Một số vấn đề đặt ra Luận án đề cập và làm rõ một số vấn đề đặt ra đối với ASEAN thông qua phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN trong giai đoạn 2007 - 2022. Tiểu kết chƣơng 3 Chương 3 đã phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN thông qua việc lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN ở cấp vi mô, cấp trung và cấp vĩ mô trong giai đoạn 2007 - 2022. Ở cấp vi mô, các chủ thể là ngành khách sạn và nhà hàng, ngành vận tải đường hàng không, ngành dịch vụ công cộng - xã hội - cá nhân của các nước thành viên. Ở cấp trung, chủ thể là ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải và hoạt động đại lý lữ hành của các nước thành viên. Ở cấp vĩ mô, chủ thể là các cơ quan du lịch quốc gia của các nước thành viên, Ban thư ký ASEAN, các nhóm công tác và các ủy ban về du lịch của ASEAN. Việc phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN ở cấp vi mô và cấp trung đã xác định sản lượng, giá trị gia tăng của bốn ngành kinh tế nói trên và đánh giá nhanh năng lực cạnh tranh của chuỗi giá trị du lịch ASEAN thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch của khu vực trong cùng giai đoạn. Qua đó, Luận án đưa ra nhận xét về các kết quả đạt được và một số vấn đề đặt ra đối với chuỗi giá trị du lịch ASEAN trong giai đoạn 2007 - 2022 có liên quan đến sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, các ngành kinh tế bộ phận của du lịch, thể chế hợp tác phát triển du lịch ASEAN... 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2