intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)

Chia sẻ: La Thăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

41
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án này là làm rõ mối quan hệ thương mại ở cả hai mảng thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ giữa Chính phủ và doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trước khi ký kết VKFTA và sự thay đổi của mối quan hệ này sau khi VKFTA chính thức được ký kết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----o0o----- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC (VKFTA) Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 HOÀNG HẢI Hà Nội, 2021
  2. LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THU HƯƠNG Phản biện 1:………………………………….. Phản biện 2:………………………………….. Phản biện 3:………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại………………………………………………………………………………. vào hồi…….giờ……tháng……năm…… Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện ĐH Ngoại thương
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoàng Hải (2017), Đẩy mạnh quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp cơ sở, Trường Đại học Ngoại thương, 2016-2017 2. Hoàng Hải, Vũ Thị Minh Ngọc (2017), Tăng cường đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Hàn Quốc, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 95/2017, trang 3 – 14. 3. Hoàng Hải, Vũ Thị Minh Ngọc (2017), Tác động của ODA đến thu hút FDI của Hàn Quốc và thương mại song phương Việt – Hàn, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 10/2017, số 30 (670), trang 7-10. 4. Hoàng Hải (2017), Dự báo tác động của thuế quan trong VKFTA tới giá trị xuất nhập khẩu của mặt hàng rau quả Việt Nam sang Hàn Quốc, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 02/2017, số 06, trang 7-10. 5. Vũ Thị Minh Ngọc, Hoàng Hải, Đặng Hương Giang, Hồng Thị Minh (2019), Một số vấn đề về quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Hàng Hải.
  4. LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngay từ năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc liên tục được phát triển trên một giai đoạn mới của quan hệ song phương, một giai đoạn đặc biệt của quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa hai nhà nước. Quan hệ hai nước hiện nay nâng tầm ở mức “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược”. Thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa hai nền kinh tế vốn có những nét đặc trưng tương đồng về nét văn hóa, lịch sử Trong gầm 30 năm qua, Hàn Quốc luôn đứng trong danh sách nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất với Việt Nam. Vì vậy, có thể nói Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng bậc nhất của Việt Nam.. Kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến nay, giao dịch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng khoảng 54 lần, thu hút hàng trăm nghìn người lao động Việt Nam vào làm việc. Điều này đã góp phần cải thiện tình hình kinh tế xã hội và nâng cao uy tín của từng quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Năm 2019, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư, thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (dangcongsan.vn, 2020). Số liệu trên cho thấy tầm quan trọng của thị trường Hàn Quốc đối với thương mại của Việt Nam. Việt Nam và Hàn Quốc cũng là những đối tác gắn bó chặt chẽ ngay trong các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN+3, APEC, ASEM, Liên hợp Quốc, WTO. Năm 2007, Việt Nam và các nước ASEAN khác đã ký Hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc. Các Hiệp định đa phương này đã đem lại sự khởi sắc cho mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc vẫn bị ràng buộc bởi các cam kết đa phương. Cán cân thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc vẫn luôn ở mức xuất siêu từ phía Hàn Quốc. Chính vì vậy, để tăng cường mối quan hệ song phương Việt Nam – Hàn Quốc, năm 2012, chính phủ hai nước đã khởi động các vòng đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Hàn Quốc. Hiệp định bao gồm các nhóm nội dung chính về: Thương mại hàng hóa (cam kết cắt giảm thuế quan); Thương mại dịch vụ (bao gồm các Phụ lục về viễn thông, tài chính...), Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật (SPS); Quy tắc xuất xứ, Thuận lợi hóa hải quan, Phòng vệ thương mại, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại điện tử, cạnh tranh, Thể chế và Pháp lý, Hợp tác kinh tế. Khi Hiệp định VKFTA chính thức được ký kết trong năm 2015, luồng hàng hóa và vốn di chuyển sẽ tự do hóa giữa hai quốc gia, các cơ hội thương mại được mở rộng hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc. Song, cơ hội nhiều, thách thức cũng sẽ càng lớn. Nguy cơ đối với các DN VN như phá sản, mất thị trường ngay trên sân nhà có thể nhìn thấy ngay trước mắt. Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam sẽ có nhiều sự thay đổi theo nhiều chiều, cả về mặt tích cực và tiêu cực, dẫn tới tác động đến sự phát triển kinh tế của từng quốc gia. So với AKFTA, trong VKFTA, Hàn Quốc dành riêng cho Việt Nam những ưu đãi hơn về cam kết dòng thuế, về mở cửa thị trường hơn đối với một số sản phẩm nhạy cảm. Bên cạnh đó, lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng được nhấn mạnh hơn, các cam kết về thương mại điện tử lần đầu tiên được đề cập đến trong quan hệ thương mại giữa hai bên. Năm 2019, 4 năm sau khi Hiệp định VKFTA được ký kết, Việt Nam và Hàn Quốc vẫn là những đối tác thương mại lớn của nhau, song, trong bối cảnh thương mại thế giới có nhiều biến động phức tạp với sự leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung và quan hệ thương mại Nhật – Hàn làm tăng trưởng trong thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đã chậm lại. 8 tháng đầu năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc chỉ đạt 4,4 tỷ USD, chỉ tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam vẫn là đối tác nhập siêu lớn của Hàn Quốc. Sự giảm tốc trong tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc cũng đã làm ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn ra từ đầu năm 2020 đã khiến nền kinh tế cả hai nước chịu ảnh hưởng, giảm sút thương mại hàng hóa và cả thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia. Trong 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ đạt 14,5 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh quan hệ thương 1
  5. mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh mới càng trở nên cấp thiết hơn. Việt Nam và Hàn Quốc cần phải tích cực phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai quốc gia trong thời gian tới. Rõ ràng, sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt văn hóa, địa lý, chính trị, kinh tế giữa hai nước, bên cạnh đó, nhu cầu tăng trưởng kinh tế bền vững của cả hai nước dẫn tới yêu cầu phải phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại trên một bình diện mới. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải đánh giá đúng cơ hội và thách thức mà mối quan hệ hợp tác thương mại trong bối cảnh mới đem lại, từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp hợp lý về chính sách kinh tế, nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế và hội nhập hiệu quả. Đề tài: Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) với mong muốn đem lại một góc nhìn mới, trong bối cảnh mới về quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc; đồng thời gợi ý một số định hướng, giải pháp đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác thương mại giữa hai quốc gia; cũng là những biện pháp có thể giúp Việt Nam phát triển kinh tế, nâng cao vị thế quốc gia và hội nhập thành công trong thời đại mới. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu: Mục tiêu chung: thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đến năm 2030 Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ mối quan hệ thương mại ở cả hai mảng: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ giữa Chính phủ và doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trước khi ký kết VKFTA và sự thay đổi của mối quan hệ này sau khi VKFTA chính thức được ký kết. - Phân tích sự phát triển kinh tế Việt Nam đặt trong mối quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trước và sau khi VKFTA có hiệu lực. - Xác định các giải pháp đẩy mạnh mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc tới năm 2030 trong bối cảnh VKFTA, đảm bảo thu được lợi ích kinh tế cho Việt Nam từ hợp tác thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng về quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trước khi ký kết VKFTA như thế nào, sau khi ký VKFTA thì có thay đổi gì? Những mặt được và hạn chế trong mối quan hệ thương mại Việt Nam và Hàn Quốc là gì? - VKFTA có tác động gì đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc? - Việt Nam cần làm gì để phát triển mối quan hệ hợp tác thương mại với Hàn Quốc trong bối cảnh Việt Nam ký kết Hiệp định VKFTA vào năm 2015, đồng thời đảm bảo được lợi ích kinh tế từ quan hệ hợp tác thương mại này? 2.3. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đặt trong bối cảnh Hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực. . 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Không gian nghiên cứu Luận án chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, không nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. 3.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian: Từ năm 1992 – 2019 (đối với thương mại hàng hóa) khi Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu đặt quan hệ thương mại chính thức và Từ năm 1995 đến năm 2019 (đối với thương mại dịch vụ) do dữ liệu thống kê chỉ thống kê bắt đầu từ năm 1995. Giải pháp được đề xuất áp dụng đến năm 2030. 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác thương mại song phương chính thức trên hai mảng: thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đề tài không đi 2
  6. sâu vào phân tích các mối quan hệ khác giữa hai quốc gia như đầu tư, du lịch… Mặc dù trong quá trình phân tích, NCS cũng có đề cập đến các vấn đề này nhưng chỉ ở góc độ thương mại dịch vụ. - Về thương mại hàng hóa: NCS nghiên cứu tác động của VKFTA đến kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc (dữ liệu được thu thập theo chương (mã HS 2 số)) - Về thương mại dịch vụ: tác giả nghiên cứu tác động của VKFTA đến kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp bao gồm: Mô tả thống kê đối với các phần phân tích về thực trạng thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Để phân tích tác động của Hiệp định VKFTA đến thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc, NCS sử dụng mô hình trọng lực, là mô hình phù hợp để phân tích tác động của Hiệp định thương mại đến xuất nhập khẩu của một quốc gia. Luận án tiếp thu kết quả của các nghiên cứu trước và lựa chọn một số biến giải thích phù hợp với đặc điểm thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, bao gồm các biến về GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Hàn Quốc (giải thích được nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, là cơ sở để luân chuyển dòng hàng và dịch vụ đi từ quốc gia này sang quốc gia khác), các yếu tố khác về kinh tế vĩ mô như chỉ số lạm phát, yếu tố về cơ sở hạ tầng, yếu tố về lao động, chủng loại hàng hóa, v.v.. cũng đã được đưa vào mô hình để giải thích yếu tố luân chuyển hàng hóa và dịch vụ từ Việt Nam sang Hàn Quốc và ngược lại. Trong bối cảnh giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có những thỏa thuận thương mại ưu đãi nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho thương mại song phương, Luận án cũng đã sử dụng các biến về Hiệp định thương mại tự do để giải thích tác động của các Hiệp định này đến thương mại hàng hóa và dịch vụ hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tuy nhiên, do dữ liệu về thương mại dịch vụ hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc chưa đi sâu vào từng loại hình dịch vụ khác nhau, nên Luận án đã sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia (bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức và nhà nghiên cứu) để làm rõ hơn tình hình thương mại trong một số lĩnh vực dịch vụ chủ yếu trong quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc. Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện trong tháng 5/2020 thông qua phỏng vấn trực tiếp và trao đổi qua điện thoại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19. Các ý kiến trao đổi đã được ghi chép và sử dụng có chọn lọc làm cơ sở cho các nhận định trong Luận án. 4.2. Nguồn dữ liệu Các dữ liệu được sử dụng trong đề tài được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: trong đó, số liệu về thương mại hàng hóa của Việt Nam và Hàn Quốc được sử dụng từ nguồn của tổ chức KITA (The Korea International Trade Association – Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc) với dữ liệu chi tiết đến chương. Với dữ liệu về thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, để phân tích tác động của VKFTA đến thương mại dịch vụ của Việt Nam, NCS sử dụng dữ liệu của OECD trong giai đoạn 1995 đến 2019 để phân tích. Các dữ liệu khác nhằm phục vụ cho quá trình phân tích mô hình cũng được sử dụng ở nhiều nguồn tin cậy khác nhau, như: GDP, lạm phát, dân số, tỷ giá hối đoái, cơ sở hạ tầng… đều được lấy nguồn từ WB. Với nguồn dữ liệu về đầu tư FDI giữa hai quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu (1991 đến 2019) được lấy từ nguồn dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Để bổ sung cho các nhận định về thương mại dịch vụ, NCS sử dụng nguồn tin sơ cấp thu thập từ việc phỏng vấn sâu các chuyên gia. Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, do khó khăn trong việc tìm kiếm và thu thập dữ liệu thứ cấp, do vậy, các nhận định, dữ liệu đánh giá về thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc sẽ được bổ sung thông qua phỏng vấn các chuyên gia. 5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN Như vậy, trong tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước, NCS nhận thấy đề tài Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) là một đề tài mới, cần được nghiên cứu sâu thêm. Đóng góp mới của Luận án tập trung vào những điểm như sau: 3
  7. Một là, đề tài đã góp phần hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về quan hệ thương mại, xác định mô hình tác động của Hiệp định thương mại tự do đến quan hệ thương mại song phương Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ VKFTA. Hai là, đi sâu vào phân tích quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ ở góc độ thương mại hàng hóa, mà còn ở góc độ thương mại dịch vụ thông qua việc phân tích các dữ liệu thứ cấp và thông qua các thông tin phỏng vấn sâu từ các chuyên gia, là lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý. Ba là, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng (mô hình trọng lực) kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm giải thích tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) nói riêng và các yếu tố khác nói chung đến thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia, trên cơ sở đó để đánh giá việc tận dụng các cơ hội và thách thức mà VKFTA mang lại, thúc đẩy thương mại của Việt Nam và Hàn Quốc theo hướng hai bên cùng có lợi, góp phần tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia. VKFTA có tác động tích cực đối với thương mại hàng hóa, song lại có tác động ngược chiều đối với thương mại dịch vụ, do độ trễ trong tác động của VKFTA đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều rào cản đối với lĩnh vực dịch vụ bởi đây là lĩnh vực có phạm vi rộng khắp nền kinh tế. Bốn là, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp từ phía Nhà nước và doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc tới năm 2030 trong bối cảnh VKFTA, đảm bảo thu được lợi ích kinh tế cho Việt Nam từ hợp tác thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc. Đề tài này hy vọng sẽ lấp được khoảng trống trong nghiên cứu, trong đó, tác giả dự định sẽ đi sâu vào phân tích quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên cả hai góc độ: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đặt trong bối cảnh trước và sau khi Hiệp định VKFTA được ký kết. Hy vọng nghiên cứu của tác giả sẽ mang lại cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc. 6. KẾT CẤU LUẬN ÁN Ngoài Mục lục, Danh mục hình, bảng, danh mục từ viết tắt, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu của Luận án được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan tới đề tài luận án Chương 2: Một số vấn đề lý thuyết về quan hệ thương mại và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) Chương 3: Thực trạng thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc Chương 4. Phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc Chương 5: Định hướng, giải pháp và kiến nghị thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong bối cảnh VKFTA 4
  8. CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Về quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa hai quốc gia, nhiều nghiên cứu đã đề cập đến việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thương mại giữa hai quốc gia hoặc giữa một quốc gia với một khối kinh tế. Về hợp tác thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc: Nhiều nghiên cứu của Kwesi Atuaful Quansah và Woo ChulAhn (2017), ADB (2010), Jae – Ho Lee (2016), Park Noh Wan, (2014), Kim Kyoung Mi, (2011), Phan Thanh Hoan, Ji Young Jeong (2014) đã đề cập đến mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, trong đó có nhiều nghiên cứu phân tích cụ thể quan hệ thương mại Việt Nam và Hàn Quốc, dựa trên cơ sở các Hiệp định thương mại tự do song phương và cho rằng đây là một công cụ tốt để thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích dưới góc độ định tính, một số sử dụng công cụ định lượng như chỉ số thương mại nội ngành (IIT) trong mô hình thương mại nội ngành giữa một nước phát triển và một nước đang phát triển, chỉ số cường độ thương mại (TII), chỉ số lợi thế so sánh (RCA) của từng quốc gia để đánh giá mức độ hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Hầu hết các tác giả chỉ đề cập đến quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trên góc độ chung nhất, không đi sâu vào mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc. Nhiều nghiên cứu đề cập đến quan hệ thương mại nhưng chưa thấy được tác động của một Hiệp định thương mại tự do song phương đối với sự phát triển kinh tế của hai quốc gia. Đây là điểm trống trong nghiên cứu mà NCS sẽ khai thác trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả công trình này. Nhiều tác giả nghiên cứu về mô hình lực hấp dẫn để giải thích tác động của các Hiệp định đến thương mại song phương nhưng không đề cập trực tiếp đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc như Chan (2005), Somayeh Razzaghi và cộng sự (2012), Rose và Frankel (2002); Projan (2001), Papazoglou (2007), Tri Thai Do (2006), Gul và Yasin (2011),. Kết quả của các nghiên cứu trên cũng sẽ được NCS tiếp thu và ứng dụng trong nghiên cứu của mình. Về thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc: hiện theo kết quả nghiên cứu của NCS, chưa có đề tài nào đi sâu khai thác quan hệ thương mại dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc, nhất là đặt trong bối cảnh VKFTA đã được ký kết. 1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Về mối quan hệ hợp tác thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, có một số công trình, dự án nghiên cứu của một số cơ quan nhà nước như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI, Bộ Ngoại giao, sách của nhiều tác giả trong nước về quan hệ song phương giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Nhiều công trình trong số này đề cập đến mối quan hệ tổng thể giữa Việt Nam – Hàn Quốc, trong đó có đề cập đến mối quan hệ song phương về thương mại. Có thể kể đến một số công trình về vấn đề này của các tác giả: VCCI, (2014), Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Đại hàn Dân quốc, (2011, Đỗ Hoài Nam, (2005), Phạm Thu Hương, (2002), Ngô Xuân Bình, (2010), MUTRAP, (2011), Phạm Hữu Tài (2016). Các tác giả thường đề cập đến quan hệ hợp tác kinh tế chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc, hoặc chủ yếu đi sâu vào thương mại hàng hóa chứ không đề cập đến thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia, và chưa đề cập đến mối quan hệ này trong bối cảnh sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc được ký kết. Một số nghiên cứu của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam lại sử dụng mô hình lượng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để phân tích tác động của AKFTA đến mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói chung hoặc sử dụng phân tích đa nhân tố, sử dụng mô hình Input – Output truyền thống có cải tiến và cho thấy nền kinh tế Việt Nam có lợi thế so sánh đáng kể về gạo, may mặc, đồ nội thất và giày dép từ các FTA này, mang lại hy vọng cho tương lai. Mặc dù vậy, các tác giả không đi sâu phân tích quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc mà chỉ đánh giá với góc độ của cả khu vực ASEAN. 5
  9. Về thương mại dịch vụ: Có một số tác giả đề cập đến thương mại dịch vụ, ở góc độ xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam, nhưng chưa nói đến quan hệ thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc hoặc đề cập đến mối quan hệ này ở một khía cạnh cụ thể như xuất khẩu lao động hoặc du lịch. Các tác giả điển hình như Hà Văn Hội, (2008), Phạm Chi Lan, Dorothy I. Riddle, (2005, Phạm Thị Kim Oanh, (2013) Nguyễn Thị Hồng Vân, (2013). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên chưa đề cập đến quan hệ thương mại dịch vụ giữa Viêt Nam và Hàn Quốc mà chỉ nghiên cứu thương mại dịch vụ chung của Việt Nam. Bản thân tác giả cũng đã có công trình nghiên cứu về đề tài này. Trong một nghiên cứu năm 2016, tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực để thấy được tác động của việc ký kết VKFTA tới thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc. Với phạm vi nghiên cứu hẹp, đề tài này cũng chưa thể bao quát được mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Về mô hình trọng lực, NCS cũng dựa trên một số kết quả nghiên cứu của Đoàn Quang Hưng (2013), Nguyễn Bình Dương và cộng sự, (2012), Từ Thúy Anh (2008) để làm cơ sở cho nghiên cứu của Luận án. 1.3. Kết luận chung về tổng thể nghiên cứu Có thể khẳng định, đề tài nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) là một đề tài mới. Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã ký bản Ký tắt Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc vào ngày 30/3/2015, bản chính thức được ký kết trong năm 2015. Từ đó cho đến nay, do nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế về mặt dữ liệu nên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đặt trong bối cảnh hiệu lực của VKFTA. Đây cũng là khoảng trống trong nghiên cứu, dựa trên cơ sở đó tác giả đi sâu vào phân tích và khai thác mảng đề tài này. 1.4. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài Trong các công trình nghiên cứu trên tác giả nhận thấy một số khoảng trống trong nghiên cứu, có thể liệt kê như sau:  Về nội dung nghiên cứu:  Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, song chủ yếu chỉ dừng lại ở thương mại hàng hóa. Có một vài công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ thương mại dịch vụ, song chỉ đề cập đến thương mại dịch vụ của Việt Nam nói chung, chưa phân tích vào quan hệ thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc. Trong khi đó, Luận án này đi sâu vào lý giải quan hệ thương mại giữa hai quốc gia ở cả góc độ thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.  Chưa có nghiên cứu nào phân tích mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, nhất là thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia được đặt trong bối cảnh Hiệp định VKFTA. Mặc dù trước đó, có một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến các hiệp định như AKFTA đến mối quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư nói chung của Việt Nam và Hàn Quốc. Song hầu hết các nghiên cứu trên chưa phân tích tác động của một Hiệp định thương mại tự do song phương đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.  Về phương pháp nghiên cứu: Nhiều công trình chỉ sử dụng phương pháp phân tích thống kê báo cáo; hoặc chỉ sử dụng phương pháp định lượng thông qua các chỉ số TII, IIT, PCI để phân tích mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc; hoặc sử dụng mô hình cân bằng tổng thể CGE có sử dụng số liệu phân tích GTAP để phân tích tác động của Hiệp định AKFTA đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc; hoặc chỉ sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để phân tích và đánh giá hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. Dựa trên các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ nguồn của OECD và WB để phân tích tác động của VKFTA đến thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc. Mô hình phù hợp nhất với dữ liệu thu thập 6
  10. được là trên cơ sở mô hình trọng lực. Trong đó, biến giả VKFTA sẽ được đưa vào mô hình cùng với một số biến khác để đo lường và đánh giá tác động của VKFTA đến xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với đối tác Hàn Quốc. Trên cơ sở các kết luận từ mô hình và các đánh giá định tính, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, do nguồn dữ liệu về thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc được sử dụng từ nguồn của OECD chưa đầy đủ, và do có sự thay đổi cách tính từ phía OECD từ năm 2012 nên để đánh giá được tình hình thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc, NCS đã sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia. Các đánh giá, nhận định của các chuyên gia đến từ các cơ sở nghiên cứu, lãnh đạo các doanh nghiệp và bộ ngành góp thêm cơ sở để đánh giá tình hình thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc. Như vậy, Luận án đã sử dụng được kết hợp nhiều phương pháp để làm rõ các nội dung nghiên cứu, trong đó, Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp định tính thông qua mô hình trọng lực và phương pháp định tính thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia. Đây là điều mà chưa thấy sử dụng ở các công trình nghiên cứu khác cùng chủ đề. 7
  11. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC (VKFTA) Chương 2 sẽ đề cập đến các vấn đề lý thuyết về quan hệ thương mại, các nội dung của Hiệp định VKFTA và mô hình tác động của VKFTA đến quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là cơ sở để thực hiện phân tích và đánh giá trong các chương tiếp theo. 2.1. Các vấn đề chung về quan hệ thương mại quốc tế 2.1.1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế Các lý thuyết về thương mại quốc tế đã giải thích cho các quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Theo đó, các quốc gia sẽ có quan hệ thương mại với nhau khi có lợi ích trong thương mại. Các lợi ích này có thể là lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế. Các lý thuyết cổ điển về lợi thế tuyệt đối của A.Smith và lợi thế so sánh của D. Ricardo sẽ vẫn là những lý thuyết nền tảng giải thích nguyên nhân dẫn đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. 2.1.1.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối Đây là các lý thuyết cổ điển quan trọng, chứng minh mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đều dựa trên cơ sở lợi ích, theo nguyên tắc: đôi bên cùng có lợi. * Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith: Theo lý thuyết của A. Smith, hai quốc gia sẽ tiến hành trao đổi và mua bán với nhau khi dựa vào lợi thế tuyệt đối của từng quốc gia. Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được khi một quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn các quốc gia khác thì tất cả các quốc gia đều có lợi. * Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo D. Ricardo tiếp thu và phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A. Smith, nêu rõ thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa một quốc gia gặp bất lợi tuyệt đối về tất cả các mặt hàng và một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng, nếu như các quốc gia này có lợi thế so sánh. 2.1.1.2. Lý thuyết trọng lực: Lý thuyết trọng lực cũng là một trong những lý thuyết hiện đại được sử dụng để giải thích sự dịch chuyển của hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác. Mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế quốc tế cũng tương tự như mô hình lực hấp dẫn trong các môn khoa học xã hội khác, dự đoán rằng trao đổi thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng. Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế A và B được biểu diễn theo công thức sau: ln (Trao đổi thương mại hai chiều) = α + βln(GDP quốc gia A) + βln(GDP quốc gia B) - βln(Khoảng cách) + ε Dựa trên nền tảng lý thuyết của Jan Tinbergen, nhiều nhà nghiên cứu đã bổ sung làm đầy đủ hơn mô hình trọng lực với việc phát triển các yếu tố có thể tác động tới thương mại giữa hai quốc gia. Nhiều yếu tố đã được đưa thêm vào mô hình như mức thu nhập bình quân theo đầu người (GDP per capita), chỉ số giá tiêu dùng, ngôn ngữ, thuế quan, quan hệ láng giềng (ADB, 2010). Nhiều nghiên cứu về sau đã phát hiện ra thêm nhiều yếu tố có thể tác động đến thương mại giữa hai quốc gia, như FDI, thậm chí cả yếu tố giảm phát (Devaluation) và một số các biến khác như cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, các hiệp định thương mại quốc tế (các biến số này có thể được biểu diễn dưới dạng các biến giả - dummy variable) v.v. 2.1.2. Các khái niệm liên quan đến quan hệ thương mại quốc tế 2.1.2.1. Khái niệm về thương mại và thương mại quốc tế: Có thể thấy thương mại quốc tế chính là việc thực thi thương mại giữa các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia. 2.1.2.2. Phân loại thương mại quốc tế Trong thương mại quốc tế có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại, song căn cứ vào đối tượng mua bán giao dịch, có thể chia thành: thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Sau này có một số hàng hóa đặc biệt, là các sản phẩm điện tử, số hóa, nên hình thành thêm khái niệm về thương mại điện tử. Tuy nhiên, trong nội dung của Luận án chỉ đề cập đến thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. GATT không đưa ra khái niệm “thương mại dịch vụ” mà chỉ trình thương mại dịch vụ theo 4 phương thức cung cấp, tùy thuộc vào sự hiện diện trên lãnh thổ của nhà cung cấp và khách hàng trong thời gian tiến hành giao dịch, theo đó, bao gồm: 8
  12. + Cung cấp qua biên giới – thương mại xuyên biên giới (phương thức 1) + Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (phương thức 2) + Hiện diện thương mại (phương thức 3) + Hiện diện thể nhân (phương thức 4) Trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) thương mại dịch vụ cũng được định nghĩa giống như định nghĩa của GATS. 2.1.2.3. Khái quát về quan hệ thương mại quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do * Quan hệ thương mại quốc tế: thực chất là mối quan hệ thương mại giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới dựa trên cơ sở công bằng, đôi bên cùng có lợi. Các quan hệ thương mại quốc tế có thể hình thành trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia hoặc giữa nhiều quốc gia, hoặc giữa một quốc gia với một khu vực. * Hiệp định thương mại tự do: FTA – Free Trade Agreement- là các thỏa ước giữa hai hay nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo một lộ trình cam kết, nhằm mục đích thành lập một khu vực mậu dịch tự do, cho phép di chuyển tự do dòng hàng, vốn, lao động giữa các nước thành viên. Việc ký kết các FTA sẽ làm giảm các rào cản thương mại giúp các ngành công nghiệp tiếp cận thị trường mới, tăng cường tiếp cận và số lượng người mà họ có thể bán sản phẩm của mình; đồng thời mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. * Đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia: Về mặt lý luận, chưa có nghiên cứu nào đề cập rõ ràng về khái niệm đẩy mạnh quan hệ thương mại. Gandolfo (1986) cho rằng thúc đẩy là cách tăng xuất khẩu cả về giá trị tuyệt đối và tương đối so với nhập khẩu. Đẩy mạnh quan hệ có thể được đo lường bằng nhiều yếu tố khác nhau như: gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa hai quốc gia theo thời gian, hoặc gia tăng tỷ trọng thương mại song phương trong tổng cơ cấu thương mại của mỗi quốc gia; hoặc gia tăng chủng loại mặt hàng/dịch vụ trong cơ cấu thương mại hai chiều. 2.2. Căn cứ hình thành và tác động đến mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia 2.2.1. Cơ sở hình thành quan hệ thương mại quốc tế * Quan hệ đối ngoại Rõ ràng, việc thiết lập quan hệ đối ngoại sẽ là nền tảng cho phép tạo lập các mối quan hệ về thương mại quốc tế giữa hai quốc gia. Sự ràng buộc giữa hai nhà nước ở trên cả hai mặt chính trị và kinh tế, vì vậy chính sách về đối ngoại sẽ thường đi song song với các chính sách về kinh tế. * Lợi thế của mỗi quốc gia Có thể thấy hầu hết các quốc gia khi tham gia vào thị trường quốc tế đều dựa trên cơ sở các lợi thế của mình. Như đã được giải thích trong các lý thuyết về thương mại quốc tế, phần lớn các quốc gia sẽ tăng cường xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế và nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa có hiệu quả. * Các nguyên tắc thực thi thương mại quốc tế Dựa trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử và đôi bên cùng có lợi, các mối quan hệ thương mại quốc tế được phát triển trên nhiều cấp độ khác nhau. Các hiệp định thương mại song phương và đa phương thường dựa trên các nguyên tắc chủ yếu như: Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation), Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT – Nation Treatment) 2.2.2. Các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia Các yếu tố này vừa xuất phát từ cả hai phía, tạo nên lực đẩy và lực hút, vừa là các nhân tố hình thành, nhưng cũng đồng thời là các nhân tố tác động đến mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Các yếu tố này bao gồm cả các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia, trong đó, các yếu tố chủ yếu bao gồm: (i) Phát triển kinh tế; (ii) Chính sách thương mại; (iii) Hoạt động đầu tư quốc tế; (iv) Cơ sở hạ tầng; (v) Cơ cấu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; (vi) Tỷ giá hối đoái. 2.3. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) 2.3.1. Cơ sở ra đời Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, hai nước Hàn Quốc và Việt Nam đã phát triển quan hệ hợp tác vượt bậc trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. 9
  13. 2.3.2. Quá trình đàm phán VKFTA của Việt Nam và Hàn Quốc Tháng 10/2009, Việt Nam và Hàn Quốc đã nhất trí thành lập Nhóm Công tác chung để nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của “Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc". Ngày 6 tháng 8 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam và Bộ trưởng phụ trách thương mại Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc cùng ra tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Trong phiên họp ngày 30/11, Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Ngày 20 tháng 12 năm 2015, Hiệp định VKFTA chính thức có hiệu lực, đem đến những cơ hội mới đối với cả hai bên Hàn Quốc và Việt Nam. 2.3.3. Nội dung chính của VKFTA 2.3.3.1. Sơ lược về nội dung của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) Hiệp định gồm 17 Chương (208 Điều), 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy định. Các Chương chính là: - Thương mại hàng hoá + Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn) và + Các biểu cam kết thuế quan cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường) - Quy tắc xuất xứ - Thuận lợi hóa hải quan - Phòng vệ thương mại - Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) - Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) - Thương mại Dịch vụ + Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn) với các Phụ lục về Dịch vụ Viễn thông, Dịch vụ Tài chính, Di chuyển thể nhân + Các biểu cam kết mở cửa dịch vụ cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường) - Đầu tư - Sở hữu trí tuệ - Thương mại Điện tử - Cạnh tranh - Minh bạch - Hợp tác kinh tế - Thể chế và các vấn đề pháp lý. 2.3.3.2. Nội dung chính liên quan đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc a) Thương mại hàng hóa Thương mại hàng hóa bao gồm các cam kết về thuế quan và các cam kết về xuất xứ * Các cam kết thuế quan: Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền các cam kết thuế quan trong FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn. Nói cách khác, VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt giảm còn hạn chế. * Cam kết về Quy tắc xuất xứ: Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong VKFTA, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định. Nói chung, Quy tắc xuất xứ trong VKFTA chặt hơn so với AKFTA nhưng vẫn tương đối đơn giản. Nhìn chung, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA, hàng hóa cần đáp ứng được một trong các tiêu chí sau: (i) Tỷ lệ Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo quy định (thường là trên 40%); (ii) Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số); hoặc (iii) Trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất (các sản phẩm dệt may). b) Thương mại dịch vụ Chương về Dịch vụ trong VKFTA được chia làm 02 phần: - Cam kết về nguyên tắc: bao gồm các định nghĩa, các quy định chung về nghĩa vụ: Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc…, và 03 Phụ lục về Tài chính, Viễn thông, Di chuyển thể nhân. - Cam kết về mở cửa thị trường: là 01 Phụ lục riêng bao gồm 02 Danh mục mở cửa của Việt Nam và Hàn Quốc về từng lĩnh vực dịch vụ. 2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động của VKFTA đến thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam 2.4.1. Khung lý thuyết Để phân tích tác động của VKFTA đến thương mại hai chiều Việt Nam sang Hàn Quốc, tác giả dựa trên lý thuyết lực hấp dẫn trong thương mại. Để thuận tiện cho việc phân tích mô hình trọng lực, tác giả sử dụng phương pháp logarit tự nhiên đối với cả hai vế của phương trình. Mô hình trên sẽ được viết lại thành: ln (Xij ) = ln GSi + ln Mj + ln φij Công thức trên đo lường mức độ tác động (tính bằng tỷ lệ) của các yếu tố đến thương mại hai chiều giữa hai quốc gia i và j. Bởi vậy, việc lấy logarit sẽ cho phép đánh giá tốt hơn tác động của các yếu tố đến xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Công thức trên được chi tiết hóa thành mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa/ dịch vụ như sau: 10
  14. + Mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa: ln Ex = a0 + a1* lnEXR + a2* lnFDI + a3*Infr + a4*CPI + a5*FTA + a7*HS + a8* GDPt + ui Trong đó: Ex: xuất khẩu hàng hóa từ nước i sang nước j (đại diện cho yếu tố Xij) Các yếu tố đại diện cho yếu tố nhu cầu của thị trường nước nhập khẩu (GSi) tạo ra lực thu hút hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước, bao gồm: GDPt (GDP bình quân của nước nhập khẩu trong năm t), chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái của hai nước EXR, vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa hai quốc gia Infr, chênh lệch về chỉ số giá, thể hiện lợi thế so sánh về chi phí sản xuất sản phẩm CPI, FTA (các hiệp định thương mại tự do), HS (đo lường mức độ phân loại hàng hóa), ui: các biến khác. + Mô hình các yếu tố tác động đến nhập khẩu hàng hóa: Tương tự như mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu, có thể thể hiện mô hình tác động đến nhập khẩu hàng hóa như sau: ln Im = a0 + a1* lnEXR + a2* lnFDI + a3*Infr + a4*CPI + a5*FTA + a7*HS + a8* GDPt + ui + Mô hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ: Thương mại dịch vụ thông thường chịu tác động từ các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của chính phủ. Bên cạnh đó, việc tăng cường các hoạt động thương mại hàng hóa cũng sẽ góp phần thúc đẩy giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ. Các yếu tố về hạ tầng cơ sở và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ tạo ra sức hút đối với nhu cầu về dịch vụ của các quốc gia. LnEXSt = a0 + a1* LnGIM + a2*LnEx + a3* FTA + a4* Lninfr + a5* Lnfdi + ui LniIMSt = a0 + a1* lnGIM + a2*LnEx + a3* FTA + a4* Lninfr + a5* Lnfdi + ui Các mô hình lý thuyết trên sẽ được áp dụng để phân tích các yếu tố tác động đến thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh ký kết hiệp định VKFTA và các Hiệp định đa phương khác. 2.4.2. Mô hình phân tích tác động của VKFTA đến quan hệ thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với Hàn Quốc 2.4.2.1. Mô hình đánh giá tác động Bên cạnh các yếu tố đã phân tích ở trên, theo NCS, việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin sẽ là yếu tố thúc đẩy hoạt động sản xuất, giúp sản phẩm và dịch vụ cung ứng của Việt Nam phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường Hàn Quốc. Do vậy, mô hình phân tích tác động của VKFTA đến thương mại của Việt Nam và Hàn Quốc được thể hiện như sau: * Mô hình tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc: lnEXVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA + a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDPKt + ui * Mô hình tác động đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hàn Quốc: lnImVt = a0 + a1* lnEXRVKt + a2* lnFKt + a3*InfrVKt + a4*CPIVKt + a5*AKFTA + a6*VKFTA + a7*HS + a8*GDPVt + ui * Mô hình tác động đến xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc LnEXSVt = a0 + a1* LnGIMV + a2*LnExV + a3* AKFTA + a4* VKFTA + a5* Lninfrv + a6* Lnfk + ui LniIMSVt = a0 + a1* LnGIMV + a2*LnExV + a3* VKFTA + a4* AKFTA + a5* Lninfrv + a6* lnfk + ui 2.4.2.2. Nguồn dữ liệu sử dụng trong tính toán: Do không có đủ dữ liệu tính toán theo cùng một nguồn, nên tác giả sử dụng nhiều nguồn tham khảo khác nhau trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2019 (đối với thương mại hàng hóa), và trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2018 đối với thương mại dịch vụ , trong đó: Kim ngạch XNK được lấy từ dữ liệu của KITA Hàn Quốc, các dữ liệu khác lấy từ Ngân hàng Thế giới (WB), FDI lấy từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam. Các biến giả AKFTA và VKFTA sẽ được nhận giá trị 0 khi Hiệp định chưa được ký kết, và nhận giá trị 1 khi Hiệp định được ký kết và đi vào hoạt động. Bên cạnh các dữ liệu sơ cấp thu thập được, do vấn đề về thương mại dịch vụ tương đối phức tạp nên để bổ sung cho các kết quả nghiên cứu, NCS sử dụng thêm các thông tin và dữ liệu thu thập từ phỏng vấn sâu các chuyên gia, là lãnh đạo một số doanh nghiệp và các chuyên gia đến từ Kotra Hà Nội và các trường Đại học. 11
  15. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC 3.1. Thực trạng thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc 3.1.1. Thực trạng chung * Xuất nhập khẩu của Việt Nam Về thương mại hàng hóa của Việt Nam, sau rất nhiều năm nhập siêu, trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2019, Việt Nam đã có xuất siêu trong khoảng từ 7 tỷ đến 16 tỷ USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam theo chiều hướng tăng dần, tuy nhiên từ thời điểm năm 2012, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu ở mức trên 100 tỷ USD mỗi năm, trong 3 năm 2017 đến 2019, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đạt trên 200 tỷ USD. Điều này cho thấy Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. * Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc Riêng đối với đối tác Hàn Quốc, Việt Nam thường xuyên nhập siêu hàng hóa với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Trong giai đoạn trước năm 2015, thương mại hàng hóa của Việt Nam của Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ nhập siêu ở mức dưới 20 tỷ USD, thì sau năm 2015 đến nay, mức nhập siêu ngày càng lớn hơn, vào khoảng 30 tỷ USD. Đây cũng là một vấn đề thách thức đối với Việt Nam, bởi rõ ràng, sau khi VKFTA có hiệu lực, giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam luôn ở mức ngày càng cao so với xuất khẩu, gây áp lực đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán của Việt Nam. Mặc dù vậy, trong bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc vẫn có thể thấy những điểm sáng. Đó là sau năm 2015 khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực, tốc độ gia tăng giá trị xuất khẩu đã có dấu hiệu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của nhập khẩu trong vài năm gần đây. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc năm 2019 tăng 2,1 lần so với năm 2015, trong khi giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc chỉ tăng 1,7 lần vào năm 2019 so với năm 2015. Cán cân thương mại cũng đã có dấu hiệu tích cực khi giảm nhập siêu, mặc dù thâm hụt trong cán cân thương mại vẫn còn cao. 3.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, theo dữ liệu cập nhật của KITA, hẩu hết các mặt hàng trong chương 85 có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. * Về cơ cấu nhập khẩu: Đa số các mặt hàng nhập khẩu đều nằm trong nhóm sản phẩm về điện, điện tử, phục vụ cho các hoạt động gia công, sản xuất hàng điện tử của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam. 10 nhóm hàng này đã chiếm khoảng 50% giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc. Cơ cấu nhập khẩu vẫn hầu như không có sự thay đổi trước và sau năm 2015, vẫn chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất, các nguyên liệu phục vụ cho ngành may mặc. Như vậy, cũng có thể thấy trong nhiều năm, Việt Nam vẫn hầu như phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài trong những ngành hàng đòi hỏi sự gia công chế biến phức tạp, công nghệ cao hoặc các nguyên liệu cho những ngành hàng gia công như may mặc. * Về cơ cấu xuất khẩu: Theo dữ liệu thống kê của KITA, top 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn là những mặt hàng thành phẩm của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam, và nhóm hàng giày dép, quần áo. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm 1992 và 2015 đã có sự chuyển biến từ các nguyên liệu thô dần chuyển sang các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao hơn. Đến năm 2015, tỷ trọng các mặt hàng thô, sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đã giảm đáng kể, những mặt hàng có hàm lượng chế biến cao hơn như máy điện, dụng cụ quang học, giày dép… đã trở thành những mặt hàng chính trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Lợi thế so sánh của Việt Nam không phải chỉ là tài nguyên thiên nhiên, mà phần lớn là dựa vào lực lượng lao động dồi dào, chi phí thấp. Đến năm 2019, sau tác động từ Hiệp định VKFTA, giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng lên. Nhìn về dữ liệu thì thấy các mặt hàng có hàm lượng công nghệ và chế biến cao đang chiếm ưu thế trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Nhưng phân tích sâu xa hơn, thì thực chất, phần lớn là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại dựa vào các sản phẩm gia công 12
  16. điện tử, giày dép, xuất phát từ các doanh nghiệp FDI, giá trị hàm lượng nội địa của Việt Nam thấp. Do vậy, việc tăng cường năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam luôn là vấn đề mà nhà nước cần quan tâm hàng đầu. 3.2. Thực trạng thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc 3.2.1. Tình hình chung về thương mại dịch vụ của Việt Nam và thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc 3.2.1.1. Tình hình thương mại dịch vụ của Việt Nam Theo dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) tình hình trên thị trường dịch vụ lại có xu hướng ngược chiều với thị trường hàng hóa. Trong cả giai đoạn 1996 – 2019, Việt Nam liên tục nhập siêu, chỉ có duy nhất 1 năm là vào năm 2005, cán cân chênh lệch trong thương mại dịch vụ với các nước khác trên thế giới chỉ ở mức cân bằng. Đối với tất cả các năm còn lại, hầu hết đều nhập siêu dịch vụ với khoảng cách ngày càng chênh lệch nhiều hơn. Các dữ liệu được phân tích theo từng hình thức dịch vụ như sau: cơ cấu dịch vụ vận tải và du lịch là hai hình thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam. Trong khi hình thức dịch vụ chuyển dịch theo hướng tăng giá trị xuất khẩu so với giá trị nhập khẩu, thì dịch vụ vận tải lại chuyển theo hướng ngược lại. 3.2.1.2. Tình hình thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc Do hạn chế về nguồn dữ liệu, NCS chỉ thu thập được dữ liệu về thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo năm, không thu thập được dữ liệu chi tiết theo các loại hình. Theo đó, xuất khẩu dịch vụ và nhập khẩu dịch vụ giữa hai quốc gia ở mức tương đối đồng đều. Có những năm thậm chí xuất khẩu dịch vụ còn đạt mức cao hơn nhập khẩu. Song trong những năm gần đây, từ năm 2016 đến 2019, xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh so với nhập khẩu. Về hình thức cung cấp dịch vụ, mặc dù không thu thập được dữ liệu chi tiết từ giai đoạn 2013 cho đến 2019, song từ nguồn dữ liệu đánh giá của OECD (2012) thì hai lĩnh vực nhập khẩu chủ yếu là lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải (chiếm tỷ trọng tương ứng khoảng 45% và 38%). Về cơ cấu xuất khẩu: Hai lĩnh vực mà Việt Nam xuất siêu sang thị trường Hàn Quốc là dịch vụ kinh doanh và du lịch (49,6% và 30,68%) * Tỷ trọng thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc trong GDP Thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc chỉ chiếm khoảng 1% trong GDP của Việt Nam. Chỉ số này khá thấp và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển thực sự trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia. Mức tăng trưởng tỷ trọng có biến động theo chiều hướng tăng qua từng năm, nhưng mức tăng rất chậm và thường chỉ dao động ở mức 1% trong suốt giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2019. Đóng góp của xuất khẩu và nhập khẩu vào giá trị GDP là tương đối cân bằng, mặc dù trong một vài năm, tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP nhỉnh hơn một chút so với nhập khẩu. Song, điều này cũng phản ánh thị trường Hàn Quốc có ý nghĩa đối với xuất khẩu của Việt Nam hơn so với nhập khẩu. 3.2.2. Cơ cấu thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc theo phương thức XNK Thực tế, việc phân loại tình hình thương mại Việt Nam – Hàn Quốc theo phương thức XNK cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi các giá trị xuất nhập khẩu thường đan xen với nhau theo các phương thức XNK khá phức tạp. Trong khuôn khổ Luận án, tác giả cũng đã rất cố gắng để phân tích thương mại dịch vụ song phương Việt Nam – Hàn Quốc một cách chi tiết theo các phương thức XNK, nhưng sai số là không thể tránh khỏi do tính chất phức tạp của các hoạt động kinh doanh trên thực tế, cũng như việc thiếu các dữ liệu thống kê. * Phương thức 1 – Phương thức thương mại xuyên biên giới Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ tài chính thường được thực hiện theo phương thức 1 và phương thức 3. Các dịch vụ chuyển tiền thông qua ngân hàng của 2 nước sẽ được ghi nhận vào giá trị xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Các hình thức này chủ yếu được thực hiện theo phương thức 1. Dịch vụ máy tính và thông tin được cung cấp theo phương thức 1 là chủ yếu, nhất là đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc, bởi hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực này của Việt Nam hầu như rất nhỏ. * Phương thức 2 – Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ Dịch vụ du lịch và các dịch vụ chính phủ thích hợp với phương thức cung cấp này. Các dịch 13
  17. vụ khác như vận tải, xây dựng, kinh doanh, các dịch vụ văn hóa giải trí cũng được cung cấp chủ yếu theo phương thức 2 trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. * Phương thức 3 – Phương thức hiện diện thương mại Thường áp dụng đối với các dịch vụ vận tải – kho bãi, các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư không nhiều tại Việt Nam, chỉ chiếm khoảng 2% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam. * Phương thức 4: Phương thức hiện diện thể nhân Do Việt Nam và Hàn Quốc chưa cam kết theo phương thức này trong hầu hết các dịch vụ của Việt Nam nên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam chỉ tính theo các dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí khác (thường tính theo giá trị xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc). Kết quả cho thấy, giá trị xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu tại chỗ theo phương thức 2. Phương thức 1 cũng đóng góp khoảng 16% vào giá trị xuất khẩu dịch vụ chung của Việt Nam nhờ việc tăng cường các dịch vụ viễn thông, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ thông tin. Phương thức 3 cũng đóng góp một phần nhỏ vào làm tăng giá trị xuất khẩu thông qua một số ít các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc. Đối với hoạt động nhập khẩu, phương thức 3 lại chiếm vị trí chủ đạo vì hầu hết các dịch vụ được nhập khẩu vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam với hơn 62 tỷ USD, trong hơn 7000 dự án đầu tư tại Việt Nam. Lượng khách du lịch Việt Nam cũng như số lượng các lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc theo các hợp đồng xuất khẩu lao động đang tăng dần qua các năm đã khiến cho tỷ lệ nhập khẩu dịch vụ tại Hàn Quốc của các công dân Việt Nam tăng lên. Đây chính là lý do khiến cho phương thức 2 cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc. 3.2.3. Cơ cấu xuất nhập khẩu dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc theo loại hình dịch vụ 3.2.3.1. Về cơ cấu nhập khẩu: Trước thời điểm ký kết VKFTA, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các dịch vụ xây dựng và giao thông vận tải (chiếm tỷ trọng tương ứng khoảng 45% và 38%). Hai hình thức dịch vụ xây dựng và vận tải chiếm phần lớn trong cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam từ Hàn Quốc. Dữ liệu từ đó đến năm 2019, do OECD thay đổi cách tính dữ liệu và bản thân tác giả chưa có điều kiện để tiếp cận với bộ dữ liệu gốc của OECD do dữ liệu về thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc hiện đang gặp tình trạng “missing”. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, hoạt động nhập khẩu dịch vụ xây dựng và logistics vẫn chiếm chủ đạo. 3.2.3.2 Về cơ cấu xuất khẩu: Hai lĩnh vực mà Việt Nam xuất siêu sang thị trường Hàn Quốc là dịch vụ kinh doanh và du lịch. 3.3. Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc: 3.3.1. Kết quả đạt được * Về thương mại hàng hóa: Việc thực hiện các cam kết trong VKFTA đã có tác động tích cực, làm giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đã có những khởi sắc đáng kể. Nếu năm 1991, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ đạt 41 triệu USD, thì sang đến năm 2018, giá trị xuất khẩu đạt 19,6 tỷ USD, tăng 477 lần. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc mang tính bổ sung, không mang tính cạnh tranh trực nên có cơ hội hợp tác phát triển thương mại hai chiều. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu), là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, trao đổi thương mại giữa hai nước tăng nhanh chóng sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ cuối năm 2015. Việt Nam là đối tác hết sức quan trọng của Hàn Quốc trong khu vực ASEAN, đặc biệt là quy mô trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc chiếm hơn 40% tổng quy mô trao đổi thương mại giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN. Về cơ cấu xuất khẩu hàng hóa, có sự chuyển đổi từ nhóm hàng có hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng thấp như hàng nông, lâm thủy sản và công nghiệp nhẹ sang nhóm hàng có hàm lượng chế biến cao hơn như các mặt hàng cơ khí chế tạo, điện tử viễn thông và công nghiệp nặng, thực 14
  18. phẩm chế biến cao cấp, hàng thời trang, nông thủy sản chế biến. Đồng thời các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã và đang dần xây dựng được thương hiệu tại thị trường Hàn Quốc; trong đó phải kể đến mặt hàng dệt may. Dưới tác động của các Hiệp định thương mại AKFTA và VKFTA, nhiều mặt hàng trước đây khó thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc như các mặt hàng nông sản của Việt Nam (dừa, dứa, thanh long, xoài, chuối…) đã có cơ hội tiếp cận thị trường khó tính này. Giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả và trái cây của Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc đạt 2,145 tỷ USD. * Về thương mại dịch vụ: Mặc dù dữ liệu chi tiết về thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia chỉ được cung cấp đến năm 2012, song dựa vào dữ liệu tổng thể cho thấy, xu hướng xuất nhập khẩu dịch vụ giữa hai quốc gia có chiều hướng tăng nhanh. Năm 1995, tổng thương mại dịch vụ giữa hai nước đạt mức 366 triệu USD, đến năm 2018, tổng giá trị thương mại hai chiều Việt Nam và Hàn Quốc đạt mức 4109 triệu USD, gấp hơn 10 lần so với mức năm 1995. Điều này cho thấy sự tăng trưởng trong giao dịch thương mại dịch vụ giữa hai nước. Các thỏa thuận và cam kết về thương mại dịch vụ trong các Hiệp định AKFTA và VKFTA mặc dù còn chưa có tác động rõ rệt đến giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ giữa hai nước, song cũng đã có tác động tích cực bước đầu. Theo kết quả phân tích ở trên, Hiệp định AKFTA có tác động làm tăng giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ hai chiều. Điều này thể hiện rõ ràng việc mở cửa từ các chính sách nhà nước cũng đã tác động tích cực đến thương mại dịch vụ giữa hai quốc gia. Thứ nhất, giá trị thương mại dịch vụ của Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Năm 1995, tổng giá trị thương mại dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc đạt 366 triệu USD (trong đó, xuất khẩu đạt 198 triệu USD và nhập khẩu đạt 168 triệu USD). Đến năm 2018, tổng giá trị thương mại dịch vụ của Việt Nam đạt mức 4 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,2 tỷ USD), gấp hơn 10 lần giá trị của năm 1995. Thứ hai, phát huy được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Xu hướng tăng giá trị xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sang Hàn Quốc trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch, viễn thông, tài chính, sản xuất kinh doanh cũng cho thấy Việt Nam đã dần cải thiện quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng với nhu cầu của thị trường thế giới. Bên cạnh việc tăng thu hút khách du lịch từ Hàn Quốc sang Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam cũng hiện diện tại Hàn Quốc, mở đường cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt trên “xứ sở kim chi”. Thứ ba, mặc dù chưa có số liệu cụ thể chứng minh, song việc mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã có tác động tích cực và cộng hưởng tới thương mại hàng hóa. Việc mở cửa và tăng trưởng của các ngành dịch vụ như vận tải, tài chính ngân hàng đã hỗ trợ cho việc phát triển thương mại hàng hóa và hoạt động đầu tư. Thứ tư, đóng góp vào tăng trưởng GDP. Mặc dù sự đóng góp của thương mại dịch vụ nói chung và thương mại dịch vụ với Hàn Quốc nói riêng vào GDP của Việt Nam còn thấp, nhưng rõ ràng, việc phát triển các dịch vụ cũng góp phần bổ sung vào nguồn thu trong ngân sách nhà nước. Thứ năm, tăng cường thắt chặt mối quan hệ kinh tế - thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Song song với phát triển hợp tác thương mại hàng hóa, hợp tác đầu tư, việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ sẽ giúp sự gắn kết giữa hai quốc gia ngày càng bền vững hơn. Hàn Quốc là một trong các đối tác chiến lược của Việt Nam cả về địa chính trị và địa kinh tế. 3.3.2. Hạn chế tồn tại * Về thương mại hàng hóa: Việt Nam thường xuyên nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc, khoảng cách chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu ngày càng rộng hơn theo thời gian và chưa có dấu hiệu giảm. Đây cũng là vấn đề nan giải không chỉ riêng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, mà còn của các doanh nghiệp. Nhờ các cam kết mở cửa trong VKFTA, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặc dù đã có sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu, song vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dung lượng thị trường của Hàn Quốc, trong khi cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam lại ở mức khá cao, gây mất cân đối về cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa thực sự phát huy được thế mạnh về xuất xứ Việt Nam, cũng như chưa tận 15
  19. dụng được các cơ hội mà VKFTA mang lại, như đối với hàng nông sản, tỷ trọng mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng 6% trong tổng số 35,2 tỷ USD dung lượng thị trường nhập khẩu nông sản (năm 2018) của Hàn Quốc. Vấn đề về xây dựng thương hiệu mặc dù đã được chú ý, song vẫn là một trong những rào cản đối với hàng hóa của Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc, nhất là đối với các mặt hàng có xuất xứ toàn bộ như các mặt hàng nông sản và thủy sản, hiện nay chưa xây dựng được thương hiệu của Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc. * Về thương mại dịch vụ: Xu hướng nhập khẩu dịch vụ gia tăng nhiều hơn so với mức tăng của xuất khẩu, làm cho cán cân thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc thường ở chiều hướng nhập siêu về phía Việt Nam. Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực. Điều này cũng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường dịch vụ. Bên cạnh đó, có thể do độ trễ về mặt thời gian, VKFTA chưa có tác động tích cực làm tăng giá trị thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hàn Quốc mặc dù so với AKFTA, hai nước đã thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ở mức độ sâu hơn. Tỷ trọng của thương mại dịch vụ trong GDP còn thấp, thiếu vắng nhiều dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Các vấn đề mà thương mại dịch vụ Việt Nam – Hàn Quốc đang gặp phải tập trung vào các nội dung như: Thứ nhất, Cán cân thương mại vẫn thâm hụt qua các năm cho thấy giá trị xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết các tiềm năng. Với các cam kết về thương mại dịch vụ trong VKFTA có xu hướng mở hơn so với AKFTA có tác động tích cực, song cũng tồn tại những mặt trái. Mặc dù chưa có căn cứ cụ thể, song với dấu hiệu thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ ngày càng trầm trọng giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những năm gần đây thì có thể thấy việc mở cửa thị trường dịch vụ trong VKFTA có thể mang lại những tác động không mong muốn đối với các ngành dịch vụ của Việt Nam. Thứ hai, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP của dịch vụ còn thấp. Giá trị thương mại dịch vụ còn thấp hơn nhiều so với thương mại hàng hóa, chỉ đạt khoảng 6 – 8% trong tổng giá trị GDP (nếu tính tổng giá trị thương mại xuất nhập khẩu thì tỷ lệ này khoảng 14 – 15%). So sánh với các quốc gia khác trong khu vực thì tỷ trọng của Việt Nam thấp hơn khá nhiều. Tỷ trọng này của các nước LDCs – các nước có trình độ phát triển kém hơn Việt Nam là 23% (mức bình quân) và các nước ASEAN – các nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương Việt Nam là 22% (mức trung bình) (VCCI, 2019). Điều này cho thấy Việt Nam chưa thực sự hội nhập sâu vào thị trường dịch vụ thế giới. Thứ ba, chưa thể hiện đầy đủ dữ liệu về các hình thức dịch vụ. Nhiều dịch vụ khá quan trọng song do giá trị xuất nhập khẩu còn thấp nên chưa thể đưa vào thống kê, như dịch vụ môi trường, các dịch vụ giáo dục đào tạo. Sự thiếu vắng dữ liệu của các ngành dịch vụ dẫn tới việc đánh giá tổng thể các ngành kinh tế dịch vụ của Việt Nam chưa đầy đủ và thiếu chính xác. Việc hoạch định các chính sách phát triển thương mại dịch vụ do vậy cũng thiếu căn cứ để thực hiện và điều chỉnh. Thứ tư, nhiều dịch vụ được cho là tiềm năng chưa phát huy được thế mạnh. Có thể thấy điển hình như các dịch vụ vận tải, logistics. Việt Nam với đường bờ biển dài, hệ thống cảng biển dày đặc, rất thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ logistics. Song, các số liệu thống kê lại cho thấy Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các dịch vụ này, thay vì xuất khẩu. Thứ năm, phương thức xuất khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào phương thức 2 (xuất khẩu tại chỗ) và phương thức 1, như vậy, mức độ vươn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Trong khi đó, nhập khẩu lại được thực hiện thông qua phương thức 3 và phương thức 2. Việt Nam vẫn thụ động chờ các doanh nghiệp nước ngoài đến, khả năng chủ động tiếp cận với thị trường nước ngoài còn thấp. 3.3.3. Nguyên nhân * Từ phía Nhà nước: Một là, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, nhất quán và ổn định Hai là, hoạt động xúc tiến thương mại chưa thực sự có hiệu quả Ba là, thiếu sự liên kết giữa các ngành để tận dụng cơ hội mà VKFTA mang lại Bốn là, thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2