intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Quy tắc chính sách tiền tệ và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

54
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu tổng quan về các quy tắc chính sách tiền tệ, kinh nghiệm vận dụng các quy tắc chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Mỹ, Nhật Bản, Nga, Chile; đề xuất quy tắc chính sách tiền tệ và biện pháp để thực hiện thành công chính sách tiền tệ theo quy tắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Quy tắc chính sách tiền tệ và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY TẮC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 NGUYỄN THỊ HỒNG Hà nội – 2020
  2. Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại thương Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Thị Thùy Vinh Phản biện 1: ............................................................................. Phản biện 2: ............................................................................. Phản biện 3: ............................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá cấp Trường họp tại Đại học Ngoại Thương Vào hồi............ngày.........tháng.........năm 2020 Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Ngoại thương
  3. 0 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Thùy Vinh, 2020, Kiểm định quy tắc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2016, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 128, tháng 5/2020. 2. Nguyễn Thị Hồng, Hồ Thị Diệu Linh, 2020, Thực trạng áp dụng chính sách tiền tệ phi truyền thống ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 126, tháng 2/2020. 3. Nguyễn Thị Hồng, 2020, Quy tắc chính sách tiền tệ và thực tiễn vận dụng của một số nước trên thế giới, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 122, tháng 10/2019. 4. Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Huy Công và Trần Quang Thanh, 2019, Tác động của chính sách lạm phát mục tiêu đến tăng trưởng kinh tế Chile và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 114, tháng 2/2019. 5. Nguyễn Thị Hồng, Trần Quang Thanh, 2018, Chính sách tiền tệ phi truyền thống: Bài học từ ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Số 110, tháng 10/2018. 6. Nguyễn Thị Hồng, 2018, Chile’s monetary policy in an inflation targeting framework, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường Đại học Ngoại Thương: “Sustainable development in the Digital Era”, NXB Bách Khoa, tháng 12/2018. 7. Nguyễn Thị Thùy Vinh, Nguyễn Thị Hồng, 2017, Nghiên cứu quy tắc Taylor và quy tắc McCallum trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 1 (464), tháng 1/2017.
  4. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng Trung ương (NHTW) có 2 lựa chọn khi thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT). Một là thực thi chính sách linh hoạt (hay tùy nghi), Hai là tuân thủ các quy tắc điều hành đã được đề ra từ trước. Trong đó, việc thực thi CSTT theo quy tắc đem lại nhiều ưu điểm hơn so với CSTT dạng tùy nghi như: đảm bảo được sự thống nhất trong điều hành hơn và giúp giảm thiểu những biến động trong sản lượng, lạm phát; nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHTW,… Có nhiều quy tắc đưa ra cho việc thực thi CSTT nhưng lựa chọn quy tắc nào và tuân thủ ở mức độ ra sao còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tích cực sử dụng CSTT để tác động đến nền kinh tế. Tuy nhiên, có một số giai đoạn, NHNN theo đuổi đồng thời nhiều mục tiêu, trong đó các mục tiêu có thể không thể đạt được cùng lúc; hoặc NHNN chuyển hướng giữa các mục tiêu khác nhau chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, tạo nên sự kém tin cậy về những cam kết của CSTT. Điều này dẫn đến sự gia tăng chi phí đối với việc thực thi CSTT trong tương lai. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới nên không thể tránh khỏi những tác động và cú sốc từ phía bên ngoài. Để giành thế chủ động mang tính dài hạn và tăng tính hiệu quả của CSTT cần phải có nguyên tắc cụ thể trong điều hành CSTT. Tuy vậy, việc nghiên cứu quy tắc trong điều hành CSTT ở Việt Nam chủ yếu chỉ xem xét từng quy tắc riêng rẽ, ít có nghiên cứu tổng hợp, so sánh giữa các quy tắc cũng như sự phối kết giữa các quy tắc, từ đó đề xuất quy tắc phù hợp với Việt Nam. Xuất phát từ những mục tiêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Quy tắc chính sách tiền tệ và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu chuyên sâu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: nghiên cứu các quy tắc CSTT và đánh giá khả năng áp dụng quy tắc CSTT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT. Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa lý luận về CSTT và các vấn đề liên quan đến các quy tắc CSTT; Nghiên cứu thực tiễn vận dụng quy tắc CSTT của một số NHTW trên thế giới và rút ra bài học khi thực hiện CSTT theo quy tắc; Phân tích thực trạng điều hành CSTT của NHNN;
  5. 2 Kiểm định quy tắc trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam và đánh giá mức độ tác động của các công cụ CSTT đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong các quy tắc; Đánh giá khả năng áp dụng quy tắc CSTT, đề xuất quy tắc phù hợp với Việt Nam và khuyến nghị các giải pháp giúp NHNN thực hiện thành công quy tắc CSTT đã đề xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu tổng quan về các quy tắc CSTT, kinh nghiệm vận dụng các quy tắc CSTT của NHTW Mỹ, Nhật Bản, Nga, Chile. Luận án phân tích thực trạng, kiểm định việc thực hiện CSTT của NHNN Việt Nam, đánh giá tác động của các công cụ CSTT trong các quy tắc đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn quý 1/2000 – quý 4/2019. Từ đó, luận án đề xuất quy tắc CSTT và biện pháp để thực hiện thành công CSTT theo quy tắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính: Nghiên cứu tại bàn, thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh. - Phương pháp định lượng: hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR). 5. Những đóng góp của luận án - Ngoài quy tắc Taylor, luận án còn nghiên cứu cả quy tắc McCallum và quy tắc kết hợp Taylor – McCallum trong điều kiện hội nhập KTQT. - Luận án mở rộng nghiên cứu quy tắc Taylor, quy tắc kết hợp Taylor – McCallum với công cụ lãi suất với biến độ lệch tốc độ TTKT, mở rộng nghiên cứu quy tắc McCallum và quy tắc kết hợp Taylor – McCallum với công cụ lượng tiền với biến cung tiền mở rộng M2. Ngoài ra, luận án còn xem xét đến cả độ trễ của các biến số trong các quy tắc. - Kết quả phân tích định lượng cho thấy, không chỉ hướng theo quy tắc Taylor, NHNN còn vận dụng cả quy tắc kết hợp Taylor – McCallum với công cụ M2 để kiềm chế lạm phát, ổn định tốc độ TTKT và TGHĐ. - Luận án còn đánh giá tác động của các công cụ CSTT trong các quy tắc đến các biến số vĩ mô trong điều kiện hội nhập KTQT. 6. Kết cấu của luận án Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về quy tắc điều hành CSTT Chương 2: Thực trạng điều hành CSTT của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2019
  6. 3 Chương 3: Kiểm định quy tắc điều hành CSTT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT Chương 4: Đánh giá khả năng áp dụng và giải pháp để thực hiện thành công CSTT theo quy tắc ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TẮC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1 Khái quát chung về chính sách tiền tệ 1.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ CSTT là việc NHTW thực hiện các biện pháp, sử dụng các công cụ để chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền tệ, lãi suất và tín dụng nhằm góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. 1.1.2 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ Mục tiêu cuối cùng: là các biến số cuối cùng mà NHTW mong muốn đạt được như: ổn định giá cả, TTKT, việc làm, ổn định lãi suất, ổn định hệ thống tài chính, ổn định thị trường ngoại hối,... Mục tiêu trung gian: là những biến số tiền tệ mà NHTW có thể đo lường chính xác, kiểm soát kịp thời và phải có tác dụng dự báo được mục tiêu cuối cùng như tổng khối lượng tiền cung ứng, hoặc mức lãi suất thị trường hoặc TGHĐ. Mục tiêu hoạt động: là các biến số có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ CSTT như lượng tiền cơ sở, dự trữ của ngân hàng, các loại lãi suất ngắn hạn. 1.1.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ Công cụ gián tiếp: dự trữ bắt buộc (DTBB), tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM). Công cụ trực tiếp: Hạn mức tín dụng (HMTD), lãi suất, tỷ giá 1.2 Cơ chế truyền dẫn và kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ 1.2.1 Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ Kênh lãi suất: Cung tiền tăng → lãi suất danh nghĩa giảm → lãi suất thực tế giảm → đầu tư tăng → Tổng cầu (AD) tăng → sản lượng và mức giá chung tăng. Kênh tỷ giá: Cung tiền tăng → đồng nội tệ giảm giá → cán cân thương mại cải thiện → AD tăng → sản lượng và mức giá chung tăng. Kênh giá tài sản: Cung tiền tăng → giá các tài sản của doanh nghiệp và của cải của hộ gia đình tăng → đầu tư và tiêu dùng tăng → AD tăng → sản lượng và mức giá chung tăng.
  7. 4 Kênh tín dụng: Cung tiền tăng → dự trữ của các ngân hàng tăng → khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàng tăng → đầu tư và tiêu dùng tăng → AD tăng → sản lượng và mức giá chung tăng. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng khả năng truyền dẫn CSTT (i) Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ thị trường quốc tế: chế độ tỷ giá, sự chu chuyển của các dòng vốn, tình trạng đô la hóa nền kinh tế; (ii) Nhóm nhân tố về chất lượng bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng: chất lượng tài sản của ngân hàng, mức độ thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng; (iii) Nhóm nhân tố về đặc điểm môi trường vận hành hệ thống tài chính: mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, mức độ phân cách và sự phát triển của thị trường tài chính (TTTC), mức độ can thiệp của các chủ thể điều tiết vào TTTC,…; (iv) Nhóm các nhân tố khác: mức độ độc lập của NHTW, tình trạng thâm hụt ngân sách và sự lấn át của CSTK, tình trạng bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và hộ gia đình,… 1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới điều hành CSTT 1.3.1 Tác động đến mục tiêu của CSTT Nền kinh tế mở đối mặt với nhiều cú sốc bên trong và bên ngoài nên mục tiêu ổn định vĩ mô trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu. 1.3.2 Tác động đến công cụ của CSTT Khi hội nhập KTQT, NHTW cần phải giảm dần việc sử dụng các công cụ trực tiếp để chuyển sang các công cụ gián tiếp. 1.3.3 Tác động đến các kênh truyền dẫn của CSTT Kênh lãi suất: hiệu lực của kênh lãi suất bị giảm. Kênh tỷ giá: hiệu lực của kênh tỷ giá tăng. Kênh giá tài sản: hiệu lực của kênh giá tài sản tăng. Kênh tín dụng: hiệu lực của kênh truyền tín dụng sẽ bị giảm. 1.4 Giới thiệu quy tắc CSTT và tổng quan các nghiên cứu về quy tắc CSTT 1.4.1 Giới thiệu các quy tắc CSTT Hiện nay, có bốn quy tắc CSTT nguyên bản: quy tắc về tốc độ tăng cung tiền của Friedman (quy tắc k%), quy tắc lãi suất của Taylor, quy tắc lượng tiền cơ sở của McCallum và quy lạm phát mục tiêu (LPMT). 1.4.2 Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết về quy tắc CSTT 1.4.1.1 Quy tắc k% Lượng cung tiền nên được tăng với một tỷ lệ phần trăm cố định (k%) theo thời gian.
  8. 5 ∆M = k = ∆P + ∆Y - ∆V - Ưu điểm của quy tắc k%: Quy tắc của Friedman là một quy tắc đơn giản, dễ áp dụng. - Hạn chế của quy tắc k%: Hiệu quả của quy tắc k% thuộc vào tính ổn định của hai biến số sản lượng thực tế (Y) và vòng quay của tiền (V). Thực tế cho thấy, cả hai biến số này đều dễ bị biến động. - Điều kiện áp dụng quy tắc k%: Khi nền kinh tế phát triển ổn định (sản lượng thực tế và tốc độ vòng quay của tiền). 1.4.1.2 Quy tắc Taylor Quy tắc Taylor nguyên bản cho rằng hoạch định CSTT phải điều chỉnh lãi suất điều hành bất cứ khi nào lạm phát thực tế lệch khỏi mức LPMT và/hoặc sản lượng thực tế lệch khỏi mức sản lượng tiềm năng: it = πt + r + α(πt – π*) + β(yt) - Ưu điểm của quy tắc Taylor: đơn giản và cụ thể, có thể được áp dụng để đạt được hai mục tiêu là ổn định kinh tế trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát trong dài hạn; giúp NHTW tăng cường khả năng giải trình và gia tăng sự minh bạch của chính sách. - Hạn chế của quy tắc Taylor: các biến trong quy tắc Taylor không dễ tính toán trực tiếp được mà chỉ có thể ước lượng nên có thể dẫn tới sự không chính xác trong việc đặt ra mức lãi suất; quy tắc Taylor gốc không tính tới và đưa vào mô hình các diễn biến bất thường, các điều kiện kinh tế vĩ mô khác có thể tác động đến lãi suất ngoài lạm phát và tăng trưởng; chỉ vận dụng được trong điều kiện nền kinh tế ổn định. Khi nền kinh tế xảy ra khủng hoảng hoặc rơi vào tình huống đặc biệt như tình trạng lãi suất tiệm cận mức 0% (the zero lower bound on interest rates – ZLB) thì quy tắc này không còn phù hợp nữa. - Điều kiện áp dụng quy tắc Taylor: (i) mục tiêu về sản lượng và lạm phát được phân định rõ ràng; (ii) khi nền kinh tế không rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng với mức lãi suất danh nghĩa giảm xuống 0%; (iii) nền kinh tế có được những công cụ dự báo tốt mức sản lượng tiềm năng. 1.4.1.3 Quy tắc McCallum Quy tắc McCallum cho rằng NHTW nên điều chỉnh tốc độ tăng lượng tiền cơ sở bất cứ khi nào GDP danh nghĩa lệch khỏi mức mục tiêu. Bt = x* − Vt B +  (x* − xt −1 ) - Ưu điểm của quy tắc McCallum: có tính tới khả năng các biến số
  9. 6 sản lượng và tốc độ vòng quay của tiền thay đổi; các biến số trong quy tắc McCallum dường như dễ đo lường hơn biến số trong quy tắc; có thể vận dụng trong trường hợp nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát hay đối mặt với tình huống lãi suất tiệm cận mức 0% - Nhược điểm của quy tắc McCallum: việc tính tới sự thay đổi của tốc độ chu chuyển tiền tệ và thu nhập sẽ làm tăng khó khăn cho các nhà hoạch định CSTT khi áp dụng quy tắc; trong quy tắc McCallum tăng trưởng tốc độ vòng quay của tiền được tính toán dựa trên giá trị bình quân lịch sử gần nhất, nhưng việc lựa chọn thời điểm nào để tính bình quân lịch sử là một câu hỏi còn nhiều vướng mắc; nếu lựa chọn hệ số phản ứng của lượng tiền cơ sở trước sự thay đổi của thu nhập danh nghĩa so với mức mục tiêu không phù hợp sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế. - Điều kiện áp dụng quy tắc McCallum: (i) mục tiêu về sản lượng và lạm phát không cần phân định rõ ràng, (ii) khi nền kinh tế có những sự thay đổi trong tốc độ chu chuyển tiền tệ, hoặc nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát, hay thậm chí đối mặt với tình huống lãi suất tiệm cận mức 0% (iii) nền kinh tế chưa có được những công cụ dự báo tốt về các biến số vĩ mô. 1.4.1.4 Quy tắc kết hợp Taylor - McCallum Quy tắc kết Taylor – McCallum có thể tồn tại dưới các dạng sau: Bt = x* − Vt B + 1 ( * −  t −1 ) + 2 (x* − xt −1 ) Bt =  + 1Bt −1 + 2 ( t −  * ) + 3 yt + 4 (et − e* ) it =  + 1it −1 + 2 (x* − xt −1 ) + 3 (et − e* ) 1.4.1.5 Quy tắc lạm phát mục tiêu Quy tắc LPMT cho biết lượng cung tiền cần phải điều chỉnh bao nhiêu để đạt được mục tiêu lạm phát đã định trước. ∆M = π + ∆Y - ∆V - Ưu điểm của quy tắc lạm phát mục tiêu: không cần phải biết thông tin về lãi suất thực tế cân bằng hay mức sản lượng tiềm năng; việc công bố mức LPMT sẽ có khả năng truyền tải thông tin tốt hơn các công cụ CSTT khác (như lượng cung tiền); Mức LPMT được công bố công khai, rõ ràng cũng làm tăng niềm tin của công chúng và thị trường vào mục tiêu mà NHTW theo đuổi, đồng thời tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHTW. - Nhược điểm của quy tắc lạm phát mục tiêu: không chỉ rõ NHTW nên đo lường tốc độ tăng của sản lượng và tốc độ chu chuyển tiền tệ
  10. 7 theo từng thời kỳ hay nên tính trung bình trong một số thời kỳ hoặc dự đoán theo xu thế; cần có những điều kiện tiên quyết như: mục tiêu lạm phát được ưu tiên hơn so với các mục tiêu khác, NHTW phải hoàn toàn độc lập và không chịu bất cứ một áp lực tài khóa/chính trị nào, hệ thống tài chính lành mạnh và phát triển, TGHĐ linh hoạt,… - Điều kiện áp dụng quy tắc lạm phát mục tiêu: (i) NHTW độc lập với chính phủ; (ii) có những công cụ tốt để xác định rõ được cơ chế truyền dẫn tiền tệ và dự báo đúng tỷ lệ lạm phát, (iii) cần có CSTK vững, không sử dụng công cụ phát hành tiền để trả nợ hay bù đắp thâm hụt ngân sách. 1.4.3 Tổng quan các nghiên cứu về việc vận dụng các quy tắc CSTT 1.4.3.1 Quy tắc k% Nghiên cứu tiêu biểu về việc áp dụng quy tắc k% là của Friedman và Schwartzs (1968). Theo các tác giả, trong những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, NHTW Mỹ nên tăng cung tiền với tốc độ 3% – 4%/năm. 1.4.3.2 Quy tắc Taylor Với trường hợp của Mỹ có các nghiên cứu như Orphanides (2003), Judd và Rudebusch (1998) Taylor (1993a), Taylor (2007), Romanchuk (2015); Bernanke (2015);... Đối với NHTW Nhật Bản: McCallum (2001), Ahearne và các cộng sự (2002),... Đối với NHTW Châu Âu: Lee và Crowley (2010), Nechio (2011),... Đối với NHTW Anh: Batini và cộng sự (2001); Danske (2011); Martin và Milas, 2012,... Đối với các NHTW khác: De Brouwer và O’Regan (1997) đã xem xét quy tắc Taylor đối với nền kinh tế Úc. Esanov và các cộng sự (2004); Korhonen và Nuutilainen (2017) đã xem xét với NHTW Nga. Mohanty và Klau (2004) nghiên cứu trường hợp của Ấn Độ. Shaari (2008) đã thực hiện đối với NHTW Malaysia. IMF (2012) thực hiện với Indonesia và Phillipines. Với trường hợp của Việt Nam: Nguyễn Thị Hương Liên (2010), Nguyễn Đức Long và Lê Quang Phong (2012), Đặng Anh Tuấn (2013), Nguyễn Thanh Nhàn (2014), Nguyễn Thị Thùy Vinh và cộng sự (2016), Nguyễn Trần Ân (2017), Phạm Thị Bảo Oanh (2017), Nguyễn Khắc Quốc Bảo và cộng sự (2018), Nguyễn Hà Thạch (2018, 2019),…
  11. 8 1.4.3.3 Quy tắc McCallum McCallum (1987) đã kiểm định hành vi điều chỉnh lượng cung tiền của Fed. McCallum (2001), Liu và Zhang (2007), Tuuli và cộng sự (2008) nghiên cứu với trường hợp NHTW Nhật Bản. Với Trung Quốc thì có nghiên cứu Tuuli và cộng sự (2008), Liu và Zhang (2007), Burdekin và Siklos (2008). Esanov và các cộng sự (2004), Korhonen và Nuutilainen (2017) đã xem xét hành vi của NHTW Nga. Khakimov và cộng sự (2010) đã nghiên cứu trường hợp NHTW Thổ Nhĩ Kỳ,… 1.4.3.4 Quy tắc kết hợp Taylor – McCallum Kong (2008) đã kiểm định quy tắc Taylor (cả nguyên bản và mở rộng - dạng hướng về tương lai), quy tắc McCallum và quy tắc kết hợp Taylor – McCallum cho NHTW Trung Quốc. Mehrotra và Sánchez-Fung (2011) thực hiện ước lượng quy tắc Taylor, quy tắc McCallum, và quy tắc kết hợp Taylor - McCallum cho 20 thị trường mới nổi ở khu vực Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh. 1.4.3.5 Quy tắc lạm phát mục tiêu Đã có nhiều nghiên cứu chứng rằng chính sách LPMT có tác động tích cực đến lạm phát và TTKT như: Vega và Winkelried (2005), Lin và Ye (2009), Bousrih (2013), Nguyễn Thị Hồng và cộng sự (2019). Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu cho rằng chính sách này không tác động hoặc tác động tiêu cực đến TTKT, đó là: Ball và Sheridan (2005), Lin và Ye (2007), Brito và Bystedt (2010), Kovalchuk (2012). 1.4.4 Khoảng trống nghiên cứu Trên thế giới hầu như chưa có công trình nào xem xét trường hợp của NHNN Việt Nam. Trong khi các công trình nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào từng quy tắc mà ít có nghiên cứu tổng hợp, so sánh giữa các quy tắc cũng như sự phối kết giữa các quy tắc. Trên thực tế, cùng với lãi suất, NHNN Việt Nam còn sử dụng chỉ tiêu lượng cung tiền M2 trong điều hành CSTT để đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Vì thế, không chỉ xem xét quy tắc Taylor, cần xem các quy tắc khác như quy tắc McCallum hoặc các quy tắc kết hợp Taylor – McCallum với việc bổ sung thêm biến độ lệch TGHĐ (để tính đến yếu tố hội nhập KTQT). Bên cạnh đó, ngoài kiểm định với biến độ lệch sản lượng như thông thường, cần kiểm định thêm với biến độ lệch tốc độ TTKT trong các quy tắc cho phù hợp với thực tiễn điều hành CSTT ở Việt Nam. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỆ
  12. 9 CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2019 Ở Việt Nam, nền kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2019 chịu tác động chủ yếu bởi 3 cú sốc tiêu cực bên ngoài. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, giá hàng hóa và xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao vào năm 2007 – 2008 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nhằm khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, trong giai đoạn 2000 – 2006, NHNN đã điều hành CSTT theo hướng nới lỏng để tập trung vào mục tiêu phục hồi kinh tế. Kết quả là CSTT đã đóng góp thiết thực vào mục tiêu TTKT nhưng lạm phát đã quay trở lại. Khi giá hàng hóa và xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao vào năm 2007 đến đầu năm 2008, cộng với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (do Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO), NHNN đã sử dụng đồng bộ các công cụ để thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, hiệu quả điều hành CSTT chưa cao lại thường xuyên bị động nên mục tiêu lạm phát vẫn không đạt được. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, TTKT ở giai đoạn 2008 – 2011 đã giảm sút rõ rệt, tốc độ tăng trưởng trong một số năm đã không đạt được mục tiêu đề ra, trong khi lạm phát tăng cao. NHNN đã liên tục chuyển hướng trong điều hành CSTT, thậm chí can thiệp cả bằng nhiều biện pháp hành chính song kết quả mang lại không được như mong muốn. Từ năm 2012 trở đi, cơ chế điều hành CSTT đã có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường. NHNN từng bước chuyển từ điều tiết theo khối lượng (kiểm soát cung tiền) sang điều hành theo giá (kiểm soát lãi suất). Đặc biệt từ năm 2016, NHNN đã chuyển sang thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm. Sự thay đổi về chất trong công tác điều hành CSTT đã giúp tỷ lệ lạm phát giảm mạnh đồng thời tốc độ TTKT có xu hướng hồi phục dần. 2.1 Giai đoạn 2000 - 2007 2.1.1 Mục tiêu CSTT Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế châu Á, năm 1999, nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái, TTKT chỉ đạt 4,8% và lạm phát chỉ ở mức 0,1%. Do vậy, trong giai đoạn 2000 – 2007, việc điều hành CSTT ưu tiên tập trung vào phục hồi kinh tế.
  13. 10 2.1.2 Công cụ điều hành CSTT 2.1.2.1 Công cụ DTBB Để thực hiện mục tiêu hàng đầu là phục hồi nền kinh tế, khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, CSTT của NHNN tập trung theo hướng nới lỏng tiền tệ là chính thông qua việc giảm dần tỷ lệ DTBB trong giai đoạn 2000 – tháng 6/2004. Đến tháng 7/2004, khi tỷ lệ lạm phát tăng, NHNN đã tăng tỷ lệ DTBB nhằm kiềm chế lạm phát. Trong 2 năm 2005 và 2006, NHNN không thay đổi tỷ lệ DTBB. Song đến năm 2007, để ngăn ngừa tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng và lạm phát có dấu hiệu tăng cao NHNN đã tăng gấp đôi tỷ lệ DTBB so với mức của năm 2006. 2.1.2.2 Công cụ tái cấp vốn Trong các năm 2000 – 2002, lạm phát ở mức thấp, NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn (LSTCV), lãi suất tái chiết khấu (LSTCK) và giữ ở mức thấp. Từ năm 2003, NHNN đã từng bước hình thành khung lãi suất nhằm định hướng lãi suất thị trường. Theo đó, LSTCV được điều chỉnh dần để đóng vai trò là lãi suất trần của thị trường liên ngân hàng (LNH), LSTCK được điều chỉnh theo hướng là lãi suất sàn. Sau khi lạm phát tăng cao vào năm 2004, năm 2005, NHNN đã thực hiện 3 lần điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành nhằm thực hiện CSTT thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Mức lãi suất đó giữ nguyên trong giai đoạn 2006 – 2007. 2.1.2.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở NVTTM bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2000. Sau khi đi vào hoạt động, NVTTM đã không ngừng được hoàn thiện và trở thành công cụ điều tiết tiền tệ thường xuyên của NHNN. Trong giai đoạn 2000 – 2007, doanh số và số phiên giao dịch ngày càng tăng. Kỳ hạn giao dịch được đa dạng hóa, thời gian thanh toán được rút ngắn, số thành viên tham gia tăng. 2.1.2.4 Công cụ hạn mức tín dụng Trong giai đoạn 2000 - 2006, NHNN không sử công cụ HMTD. Trong năm 2007, khi lạm phát tăng cao, NHNN đã yêu cầu các NHTM thực hiện giải pháp kiểm soát tín dụng, khống chế dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3%. 2.1.2.5 Công cụ lãi suất Từ ngày 05/8/2000 NHNN đã bỏ quy định về cơ chế trần lãi suất, chuyển sang áp dụng cơ chế điều hành lãi suất theo lãi suất cơ bản
  14. 11 (LSCB). NHNN công bố LSCB và một biên độ. Các TCTD ấn định lãi suất cho vay dựa trên cơ sở LSCB cộng thêm biên độ thích hợp. Từ tháng 6/2001, các TCTD được tự quyết định lãi suất cho vay cũng như huy động bằng ngoại tệ theo cung cầu vốn trên thị trường. Từ tháng 6/2002, các TCTD được thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động cho vay thương mại bằng VND đối với khách hàng. Từ tháng 2/2007 quy định trần lãi suất tiền gửi USD được dỡ bỏ và thực hiện theo cơ chế thoả thuận trước sức ép tăng giá VND khi Việt Nam gia nhập WTO để đảm bảo phù hợp với cung - cầu vốn trong nước và lãi suất thị truờng quốc tế. 2.1.2.6 Công cụ tỷ giá Trong giai đoạn 2000 – 2007, đồng Việt Nam gần như liên tục mất giá danh nghĩa so với USD, trừ một số thời điểm nhỏ. Do đó, NHNN chủ yếu điều chỉnh tăng dần tỷ giá LNH. Biên độ tối đa đã được điều chỉnh tăng 3 lần, từ 0,1% biên độ tỷ giá được mở rộng theo 2 chiều lên ±0,25% từ 01/7/2002, ±0,5% từ 31/12/2006 và ± 0,75% từ 24/12/2007. 2.1.3 Đánh giá kết quả điều hành Trong giai đoạn 2000 – 2007, CSTT theo hướng nới lỏng là chủ yếu đã đóng góp thiết thực vào mục tiêu TTKT. Tuy nhiên, CSTT nới lỏng đi cùng với CSTK mở rộng đã tạo ra áp lực làm lạm phát tăng mạnh vào năm 2004 và những năm sau đó. 2.2 Giai đoạn 2008 - 2011 Đây là giai đoạn nền kinh tế có diễn biến phức tạp và bất ổn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Sự suy giảm của kinh tế gắn liền với những rủi ro về lạm phát đã khiến cho việc chọn lựa CSTT của NHNN trong giai đoạn này trở nên rất khó khăn với nhiều sự thay đổi trái chiều trong chính sách trong một khoảng thời gian ngắn. 2.2.1 Mục tiêu CSTT Những tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, Chính phủ chủ trương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì TTKT ở mức hợp lý. Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm, do tác động của suy thoái kinh thế thế giới, Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục điều hành CSTT thắt chặt và sau đó có xu hướng nới lỏng dần để ngăn chặn đà suy giảm TTKT. Từ năm 2009 – quý 3/2010, các giải pháp điều hành CSTT tiếp tục hướng tới mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Sau đó, trước tình hình lạm phát tăng cao, từ quý 4/2010 – 2011, nhiệm
  15. 12 vụ trọng tâm của NHNN lại là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. 2.2.2 Công cụ điều hành CSTT 2.2.2.1 Công cụ DTBB Khi phát năm 2007 tăng cao, ngày 16/01/2008, NHNN đã tăng tỷ lệ DTBB. Nhưng bắt đầu từ tháng 10/2008 đến năm 2009, khi nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, NHNN lại đảo chiều và liên tục điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB. Sau khi giảm liên tục tỷ lệ DTBB, năm 2010 - 2011, NHNN lại tăng mức DTBB trở lại. 2.2.2.2 Công cụ tái cấp vốn Do bất ổn kinh tế, chỉ trong năm 2008, NHNN đã thay đổi các mức lãi suất điều hành tới 8 lần. Thời kỳ 2009 – quý 3/2010, LSTCV và LSTCK tiếp tục điều chỉnh giảm để thúc đẩy TTKT. Quý 4/2010 - 2011, vì lạm phát tăng cao, NHNN lại tăng các mức lãi suất điều hành. 2.2.2.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở Về lý thuyết, giai đoạn 2008 – 2011, nền kinh tế đối mặt với lạm phát cao nên NVTTM phải được sử dụng nhằm mục đích hút tiền về. Tuy nhiên, trên thực tế, các NHTM gặp khó khăn về thanh khoản nên NHNN đã thực hiện việc “bơm” tiền ra là chủ yếu để hỗ trợ các ngân hàng. 2.2.2.4 Công cụ HMTD Sau một thời gian dài không sử dụng, đến năm 2011, HMTD lại được NHNN sử dụng trở lại. NHNN yêu cầu các NHTM xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho năm 2011 không vượt quá 20% dư nợ so với cuối năm 2010 và phải được NHNN phê duyệt. 2.2.2.5 Công cụ lãi suất Do lạm phát năm 2007 tăng cao, năm 2008, NHNN đã quay trở lại cơ chế điều hành lãi suất trực tiếp (thông qua trần lãi suất và LSCB). NHNN đã thực hiện điều chỉnh tăng/giảm mức LSCB tới 8 lần. Trong năm 2009, bên cạnh việc hạ LSCB, NHNN còn thực hiện hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân để sản xuất, kinh doanh. Năm 2010, NHNN chính thức cho phép các NHTM được áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng. Sang năm 2011, khi mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao, để ổn định TTTT, NHNN quyết định phải ổn định lại mặt bằng lãi suất thông qua áp dụng cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp (quy định trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay).
  16. 13 2.2.2.6 Công cụ tỷ giá Để ứng phó với sự biến động của tỷ giá, từ tháng 3/2008 – 3/2009, NHNN đã có 4 lần điều chỉnh nới lỏng biên độ tỷ giá từ ±0,75% (24/12/2007) lên ±1% (10/3/2008), ±2% (27/6/2008), ±3% (6/11/2008) và ±5% (24/3/2009). Bên cạnh đó, NHNN còn đồng thời triển khai hàng loạt các biện pháp khác như: kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ, tăng cường truyền thông, công bố dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Giai đoạn từ tháng 11/2009 - 2011, NHNN đã điều chỉnh giảm biên độ tỷ giá (xuống chỉ còn ± 1% vào cuối năm 2011), NHNN đã đặt mục tiêu kiểm soát tỷ giá tăng không quá 1% năm 2011 và không quá 1- 3%/năm trong những năm tiếp theo nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của đồng Việt Nam. 2.2.3 Đánh giá kết quả điều hành Có thể nói việc điều hành CSTT trong gian đoạn 2008 – 2011 điều hành khá lúng túng và bị động. NHNN liên tiếp thay đổi chính sách để ứng phó với những biến động bất thường của nền kinh tế, thậm chí NHNN buộc phải sử dụng biện pháp hành chính. Mặc dù vậy, kết quả mang lại không được như mục tiêu đặt ra, tốc độ TTKT thấp trong khi lạm phát thường xuyên vượt xa mức kế hoạch. 2.3 Giai đoạn 2012 – 2019 Trong giai đoạn này, sự thay đổi về chất trong công tác điều hành CSTT đã giúp lạm phát giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống mức thấp nhất là 0,63% vào năm 2015 và dưới 4% ở các năm sau đó. TTKT hồi phục dần, từ 5,03% năm 2012 lên 7,08% năm 2018, đây là mức cao nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. 2.3.1 Mục tiêu CSTT Đối với mục tiêu trung gian, từ năm 2012 trở đi, bên cạnh chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán M2, NHNN bắt đầu lấy cả lãi suất làm mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT. Đối với mục tiêu cuối cùng, năm 2012, NHNN đã cam kết duy trì lạm phát thấp cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn, khắc phục được tình trạng theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn (như TTKT) và bỏ rơi mục tiêu dài hạn. Các năm tiếp theo (2013 – 2019), NHNN đã đặt mục tiêu, nhiệm vụ điều hành CSTT là chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với CSTK nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ TTKT ở mức hợp lý.
  17. 14 2.3.2 Công cụ điều hành CSTT 2.3.2.1 Công cụ DTBB Trong giai đoạn 2012 – tháng 5/2019, nền kinh tế đã ổn định hơn giai đoạn trước, lạm phát đã giảm mạnh nên công cụ DTBB không được sử dụng. Tuy nhiên, đến ngày 29/5/2019, NHNN đã giảm tỷ lệ DTBB đối với các loại tiền gửi bằng VND và tiền gửi bằng ngoại tệ của Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô về mức 0%. Song nâng tỷ lệ DTBB của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Hợp tác xã đối với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng lên 3% (từ mức cũ là 1%). 2.3.2.2 Công cụ tái cấp vốn Để hỗ trợ TTKT, NHNN đã đồng loạt điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành. Cụ thể, LSTCV đã được điều chỉnh giảm từ 15% trong năm 2012 và tiếp tục giảm xuống 4,5% năm 2014. LSTCK được điều chỉnh giảm từ 13% (2012) xuống và 4,5% (năm 2014). Ngày 10/7/2017, nhằm thúc đẩy TTKT khi lạm phát có chiều hướng tăng chậm và có khả năng kiểm soát ở mức mục tiêu 4%, NHNN đã giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành. Ngày 12/9/2019, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn và khó khăn, nhiều NHTW trên thế giới đã và đang giảm lãi suất. 2.3.2.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở Trong giai đoạn 2012 – 2019, với điều kiện thanh khoản VND của các NHTM đã được cải thiện và có lúc dư thừa, lãi suất trên thị trường LNH giảm, lạm phát có xu hướng giảm nên NHNN đã điều hành linh hoạt NVTTM theo cả 2 chiều mua/bán nhằm góp phần ổn định TTTT. 2.3.2.4 Công cụ HMTD Từ năm 2012 trở đi, NHNN đã phân bổ và kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD/nhóm TCTD theo các tiêu chí: chất lượng tài sản nợ, tài sản có, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng nhân lực và tuân thủ các quy định. NHNN có thể điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng trong năm theo điều kiện thị trường. 2.3.2.5 Công cụ lãi suất Trong năm 2012, NHNN đã có 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, từ 14%/năm xuống 13%/năm (13/3), rồi 12%/năm (11/4), 11% (28/5), 9% (11/6) và cuối cùng là 8% (24/12). Bên cạnh đó, NHNN bổ sung quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên.
  18. 15 Năm 2013 – 2014, NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất huy động để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích người dân chi tiêu. Năm 2015, NHNN giữ nguyên các mức quy định về trần lãi suất huy động và cho vay đối với VND nhưng đã hạ mức lãi suất huy động USD của cá nhân từ 0,75%/năm xuống còn 0%/năm nhằm giảm tình trạng đô la hóa. Mức này được duy trì ổn định trong giai đoạn 2016 – 2018. Ngày 19/11/2019, NHNN đã điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động với mức giảm từ 0,2 – 0,5% đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 6 tháng. 2.3.2.6 Công cụ tỷ giá Trong các năm 2012 – 2014, mỗi năm tỷ giá chỉ điều chỉnh một lần. Song năm 2015, do sự biến động kinh tế toàn cầu, sự kiện phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc và kỳ vọng điều chỉnh tăng lãi suất điều hành của Fed vào cuối năm 2015, NHNN đã phải phá giá 3 lần trong năm 2015 với mức 1%/lần. Đồng thời, tháng 8/2015 do áp lực phá giá mạnh đồng CNY, NHNN Việt Nam đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ±1% lên ±2% vào ngày 12/8 và lên ±3% vào ngày 19/8. Từ 04/01/2016, NHNN thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm. Tỷ giá này được xác định trên cơ sở diễn biến của 3 yếu tố chính: (1) Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ LNH ngày hôm trước. (2) Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của 8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam (gồm USD, EUR, CNY, THB, JPY, SGD, KRW, TWD). (3) Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu CSTT. Tỷ giá giao dịch của các NHTM được phép giao động trong biên độ ±3% so với tỷ giá trung tâm do NHNN công bố. 2.3.3 Đánh giá kết quả điều hành Trong giai đoạn 2012 – 2019, cơ chế điều hành CSTT đã có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường, từng bước chuyển từ cơ chế điều tiết theo khối lượng sang điều hành theo lãi suất, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với những diễn biến kinh tế vĩ mô. Kết quả là lạm phát liên tục giảm (thậm chí ở dưới cả mức mục tiêu đề ra), trong khi tốc độ TTKT ngày càng được cải thiện. CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH QUY TẮC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
  19. 16 3.1 Kiểm định quy tắc điều hành CSTT ở Việt Nam 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu Để xem xét các NHTW có tuân thủ theo quy tắc CSTT nào hay không các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam thường thực hiện hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất – OLS. Do vậy, để kiểm định các quy tắc CSTT cho trường hợp của Việt Nam tác giả cũng thực hiện hồi quy bằng phương pháp OLS. 3.1.2 Mô hình nghiên cứu 3.1.2.1 Xác định mô hình và lựa chọn các biến số ➢ Về quy tắc kiểm định: Luận án kiểm tra quy tắc Taylor, quy tắc McCallum và quy tắc kết hợp Taylor – McCallum. Bởi quy tắc k% có tính khả thi thấp, còn quy tắc LPMT chưa thực sự phù hợp với trường hợp của Việt Nam. ➢ Về biến số sử dụng: Ngoài các biến thông thường trong các quy tắc, luận án bổ sung biến biến động của TGHĐ để phản ánh yếu tố hội nhập KTQT. Luận án còn tiến hành kiểm định thêm các quy tắc với lượng cung tiền mở rộng M2 và tốc độ TTKT, trong đó, độ lệch tốc độ TTKT được tính bằng chênh lệch giữa tốc độ TTKT thực hiện với tốc độ TTKT mục tiêu. Nghiên cứu tiến hành dựa trên giả định rằng, nếu kỳ trước, lạm phát, sản lượng (hoặc TTKT) thấp hơn mức mục tiêu, thì trong kỳ này các công cụ của CSTT có xu hướng nới lỏng, tức là giảm lãi suất (hoặc tăng lượng cung tiền) và ngược lại. Tóm lại, các quy tắc được sử dụng để kiểm định cho Việt Nam dựa theo ý tưởng của Mehrotra và Sánchez-Fung (2011), Woglom (2003) có dạng sau: Quy tắc Taylor mở rộng (có tính đến yếu tố hội nhập KTQT): PRt = T + T PRt −1 + T ( t −1 −  * ) + T yt −1 + T et −1 Quy tắc McCallum mở rộng (có tính đến yếu tố hội nhập KTQT): MBt =  M + M MBt −1 + M (x* − xt −1 ) + M et −1 Quy tắc kết hợp Taylor – McCallum mở rộng (có tính đến yếu tố hội nhập KTQT) với công cụ lãi suất: PRt = TM + TM PRt −1 + TM (x* − xt −1 ) + TM et −1 Quy tắc kết hợp Taylor – McCallum mở rộng (có tính đến yếu tố hội nhập KTQT) với công cụ lượng tiền cơ sở có dạng: MBt = TM + TM MBt −1 + TM ( t −1 −  *) + TM yt −1 + TM et −1
  20. 17 Trong đó: ✓ PR (Policy Rate) là lãi suất chính sách, đó là LSTCK ✓ π là tỷ lệ lạm phát tính theo năm, tức là tốc độ thay đổi của CPI quý năm nay so với CPI cùng kỳ năm trước; π* là tỷ lệ LPMT, tỷ lệ này dựa trên mức LPTM công bố trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Quốc hội. ✓ yt là độ lệch tổng sản lượng so với mức tiềm năng, với yt = 100 × (Yt – Y*)/Yt. Trong đó, Y: GDP thực tế (theo giá năm 2010), Y*: GDP tiềm năng, được tính dựa trên GDP thực tế bằng phương pháp lọc HP (Hodrick-Prescott filter) sau khi đã hiệu chỉnh mùa vụ theo phương pháp hiệu chỉnh Census X-12. ✓ ΔMB là tốc độ tăng lượng tiền cơ sở, ✓ Δx là tốc độ tăng GDP danh nghĩa; Δx* là tốc độ tăng GDP danh nghĩa mục tiêu, được tính bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cộng với tỷ lệ LPMT. ✓ e là tỷ giá thị trường của đồng đô la Mỹ so với đồng Việt Nam (VND/USD). Δe là mức độ thay đổi của tỷ giá, một sự gia tăng trong tỷ giá phản ánh sự mất giá của đồng Việt Nam. Bảng 3.1: Các biến số trong mô hình kiểm định quy tắc CSTT Tên biến Ý nghĩa ĐVT Công cụ CSTT P_RATE LSTCK (PR) % MB_GROW Tốc độ tăng tiền cơ sở (ΔMB) % M2_GROW Tốc độ tăng cung tiền M2 (ΔM2) % Định hướng CSTT Độ lệch của lạm phát thực hiện và lạm phát mục INF_GAP % tiêu ( ) Độ lệch của sản lượng thực tế với sản lượng tiềm OUT_GAP % năng ( ) Độ lệch của tốc độ TTKT thực tế với tốc độ TTKT OUT_G_GAP % mục tiêu Độ lệch của tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa NGDP_GAP % mục tiêu và thực hiện ( )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2