intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An" nhằm hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững cho người dân ven biển. Từ đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp tạo sinh kế bền vững bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9 31 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGHỆ AN, NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ THỊ PHI HOÀI 2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Vinh Vào hồi ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh, số 182 - Lê Duẩn, Vinh, Nghệ An - Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với diện tích 16.498,5 km2 với hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha). Tuy vậy, sinh kế của người dân vẫn chưa phát triển một cách tương xứng. Chiến lược sinh kế của hộ dân vẫn phụ thuộc nhiều vào đánh bắt thủy hải sản, tỷ trọng thu nhập bình quân từ nghề đánh bắt hải sản so với tổng thu nhập của hộ vẫn còn ở mức cao (gần 30%) [10]. Hoạt động và mô hình sinh kế vẫn còn đơn điệu. Kết quả sinh kế vẫn còn hạn chế và thiếu sự cân đối giữa kinh tế, xã hội, và môi trường dẫn tới sự thiếu bền vững trong phát triển sinh kế, đặc biệt là đối với nhóm hộ phụ thuộc cao vào nghề biển. Khía cạnh xã hội và môi trường của người dân khá đảm bảo, tuy nhiên yếu tố kinh tế lại còn nhiều yếu kém. Thu nhập của hộ dân khá thấp với bình quân là khoảng 34 triệu đồng/hộ/năm và thiếu ổn định do phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi từ biển và các hoạt động nông nghiệp nhỏ lẻ [9]. Từ những thực tế trên cho thấy, việc thực hiện đề tài “Sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An” là cần thiết, nhằm đóng góp một hướng đi mới có tính đột phá trong phát triển kinh tế cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Đây là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài + Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững cho người dân ven biển. Từ đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp tạo sinh kế bền vững bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An. + Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về sinh kế bền vững cho người dân ven biển; - Kinh nghiệm một số quốc gia và một số địa phương trong nước về tạo sinh kế bền vững cho người dân ven biển, từ đó rút ra bài học đối với tạo sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An. - Đánh giá đúng thực trạng về sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, nhằm làm rõ các thành tựu, thách thức, hạn chế và nguyên nhân các hạn chế tồn tại. - Đề xuất quan điểm, giải pháp về tạo sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Sinh kế bền vững của người dân ven biển. + Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế chính sách của nhà nước, của chính quyền địa phương (chủ thể ra quyết định quản lý và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý đến việc sử dụng các nguồn lực sinh kế và chiến lược sinh kế của người dân ven biển (đối tượng quản lý). Chủ thể quản lý sinh kế bền vững cho người dân ven biển trong luận án này chính là chính 1
  4. quyền tỉnh Nghệ An thông qua việc ra quyết định quản lý và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý để tác động đến các hoạt động sinh kế của những người dân ven biển. Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu sinh kế bền vững cho người dân ven biển tại tỉnh Nghệ An Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2018 – 2021, và luận giải đề xuất các giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn 2045. 4. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu 4.1. Tiếp cận nghiên cứu 4.1.1.Tiếp cận sinh kế bền vững 4.1.2. Tiếp cận hợp tác công tư (Public - Private - Partnership Approach) 4.1.3. Tiếp cận nghiên cứu vùng 4.1.4.Tiếp cận nghiên cứu có tham gia 4.1.5. Tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống được sử dụng để để phân tích, đánh giá các quan hệ tác động lẫn nhau. Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Tiếp cận hệ thống được vận dụng vào trong nghiên cứu này nhằm chi ra quan hệ ràng buộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hoạt động sinh kế với các với các nguồn vốn sinh kế, giữa hoạt động sinh kế và kết quả, tác động giữa các pháp sinh kế và các giải pháp khác.... Tiếp cận này còn chỉ ra những điểm hạn chế nhất cản trở phát triển sinh kế và xếp hạng thứ tự giải quyết từng vấn đề. Trong luận án này, tiếp cận nghiên cứu của chuyên ngành quản lý kinh tế là nghiên cứu cơ chế quản lý của Trung ương và địa phương (chính sách, biện pháp, nguyên tắc quản lý, kết quả,..) được chủ thể quản lý xây dựng và thực hiện để tác động vào đối tượng quản lý là những người dân ven biển nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý do chủ thể đề ra. Các mục tiêu quản lý bao gồm mục tiêu dài hạn (sinh kế bền vững) và mục tiêu ngắn hạn (thu nhập của người dân, đời sống tinh thân của người dân, tăng trưởng kinh tế của địa phương, các vấn đề về môi trường và xã hội). 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Khung phân tích 2
  5. Sơ đồ 2. Khung phân tích sinh kế bền vững cho người dân ven biển 3
  6. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập thông tin - Tài liệu thứ cấp Các thông tin, số liệu nói chung về hoạt động sinh kế khai thác hải sản, tình hình đời sống, việc làm của người dân, tình hình khai thác, số lượng, công suất tàu thuyền, nguồn lợi hải sản; tình hình tổ chức triển khai và thực hiện các chính sách người dân… được thu thập từ các công trình nghiên cứu đã công bố như sách, tạp chí, các đề tài, đề án, kỷ yếu hội thảo của các bộ, ngành chức năng. - Tài liệu sơ cấp Sử dụng công cụ PRA [20], các thông tin, số liệu về thực trạng các nguồn lực sinh kế, môi trường dễ bị tổn thương, các chiến lược sinh kế của người dân, đánh giá về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan được thu thập qua khảo sát thực tế. * Phương pháp xử lý số liệu Mã hóa số liệu: các số liệu định tính thu thập được sẽ được chuyển đổi, mã hóa thành các con số để tính toán. Nhập liệu và hiệu chỉnh: các số liệu thu thập được, kể cả số liệu đã được mã hóa sẽ được nhập và lưu phục vụ cho việc xử lý, tính toán tiếp theo. Trong quá trình nhập số liệu, với những số liệu có sự sai sót trong quá trình thu thập sẽ được kiểm tra và hiệu chỉnh lại. Công cụ xử lý: Các số liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ được tổng hợp và xử lý chủ yếu bằng phần mềm excel trên máy tính. * Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp so sánh 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến phát triển sinh kế bền vững cho Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển ở Nghệ An, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau: - Luận án đã hệ thống hóa được và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về khái niệm sinh kế, sinh kế cho người dân ven biển, sinh kế bền vững cho người dân ven biển; các nguồn lực phát triển sinh kế của người dân ven biển. - Luận án đã phân tích làm rõ những nguồn lực và tiêu chí đánh giá nguồn lực đó đối với việc tạo bền vững của người dân ven biển. Từ đó, cho thấy mỗi nguồn lực sinh kế chịu tác động bởi những nhân tố nào đến sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An. Đồng thời, luận án đã phân tích ảnh hưởng của chiến lược sinh kế bền vững của người dân ven biển đến sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của họ. Từ đó có thể nhận thấy ảnh hưởng của các nguồn lực tới sinh kế người dân đặc biệt là người dân ven biển là một khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn. - Nghiên cứu này được tiến hành ở tỉnh Nghệ An - nơi chưa có nghiên cứu sâu về vấn đề này cho người dân ven biển. Đây sẽ là một nghiên cứu không những đóng góp ý nghĩa cho nghiên cứu khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn lớn
  7. trong vấn đề tạo sinh kế bền vững của người dân ven biển tỉnh Nghệ An, là “khoảng trống” mà luận án lấp đầy. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án + Ý nghĩa lý luận của luận án: - Lý luận về phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển thực hiện trong luận án góp phần khẳng định việc thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sinh kế ven biển phát triển bền vững (lợi ích giao thoa giữa kinh tế, xã hội và môi trường lớn nhất), là cơ sở gợi mở cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo. - Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng muốn phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển thì cần phải chú ý đến các nguồn lực sinh kế của họ. - Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng muốn thu hút, thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển thì cần phải chú ý đến cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình thực hiện. Vì vậy, tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải được đặc biệt quan tâm. + Ý nghĩa thực tiễn của luận án: - Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển ở tỉnh Nghệ An; các giải pháp này nếu được áp dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển của Nghệ An trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển ở Nghệ An; các địa phương khác trong cả nước cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong luận án này. 7. Kết cấu của luận án Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến sinh kế và sinh kế bền vững cho người dân ven biển và phương pháp nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về sinh kế bền vững cho người dân ven biển Chương 3. Thực trạng sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An Chương 4. Quan điểm, định hướng và giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN VEN BIỂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển, bền vững, phát triển bền vững Theo tác giả, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển tổng hợp, cân đối của cả ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Cả ba yếu tố này cần được phản ánh tổng hợp trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định. Trong đó, sự ổn định
  8. được đánh giá bởi mức độ không còn có những biến động, thay đổi đáng kể; sự lâu bền được xem xét bởi sự tăng trưởng theo thời gian. 1.1.2. Các nghiên cứu về sinh kế, sinh kế bền vững Xét theo hướng tiếp cận nội dung của nghiên cứu này, phát triển sinh kế bền vững là đảm bảo sự cân đối ở cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường được phản ánh tổng hợp trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định. Đây là một quá trình bao gồm từ việc xem xét chính sách phát triển sinh kế bền vững của các cấp chính quyền địa phương, xây dựng chiến lược sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế đến việc đánh giá kết quả sinh kế bền vững dưới sự ảnh hưởng của nguồn vốn sinh kế, và bối cảnh phát triển sinh kế. 1.1.3. Sinh kế cho người dân ven biển Phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển là một quá trình bao gồm từ việc xem xét chính sách phát triển sinh kế bền vững của các cấp chính quyền địa phương, xây dựng chiến lược sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế đến việc đánh giá kết quả sinh kế bền vững. Quá trình đó được phản ánh trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định ở cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường cho hộ dân sống ven biển có nguồn sống, thu nhập dựa vào biển và ảnh hưởng lớn từ biển. 1.1.4. Đánh giá chung về tổng quan các tài liệu nghiên cứu 1.1.4.1 Kết quả đạt được Các nghiên cứu thảo luận các vấn đề trên nhiều cấp độ và các khía cạnh khác nhau là khá toàn diện về sinh kế, phát triển sinh kế và sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển cũng như phân tích sự ảnh hưởng của tiếp cận sinh kế đối với người dân các vùng miền. Các chính sách, cách tiếp cận sinh kế theo chuỗi tác động , theo từng vùng và theo nhóm hưởng lợi, tiếp cận theo từng vùng miền, lĩnh vực, theo giai đoạn và quan điểm đa chiều để đánh giá sự phát triển sinh kế bền vững từ đó chỉ ra được những hạn chế, bất cập trong vấn đề tạo sinh kế bền vững, các nghiên cứu đã làm rõ những hạn chế, bất cập; tính hiệu quả và ảnh hưởng lan tỏa các hiệu ứng tích cực của tạo sinh kế, sinh kế bền vững, để từ đó đưa ra được những giải pháp có tính thực tiễn cao. 1.1.4.2 Hạn chế còn tồn tại và “khoảng trống” nghiên cứu Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá từng mặt, từng chỉ tiêu trong tạo sinh kế và sinh kế bền vững với những ảnh hưởng mang tính riêng rẽ về kinh tế, xã hội hoặc đánh giá tình trạng sinh kế nói chung và sinh kế của người dân ven biển nói riêng, chưa đi sâu phân tích làm rõ ảnh hưởng của tạo sinh kế bền vững ới sinh kế và sự thay đổi các nguồn lực sinh kế đến người dân nói chung và người dân ven biển nói riêng. Từ đó có thể nhận thấy ảnh hưởng của các nguồn lực tới sinh kế người dân đặc biệt là người dân ven biển là một khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới các vấn đề đơn lẻ về sinh kế, chiến lược sinh kế, hoạt động sinh kế… Một số luận án đã sử dụng các cách tiếp cận theo khung phân tích sinh kế của DFID, IFAD để nghiên cứu cụ thể hơn nhưng cũng mới tập trung phân tích nguồn lực sinh kế, thay đổi sinh kế, hoạt động sinh kế, bối cảnh dễ bị tổn thương hay môi trường thể chế. Chưa có nhiều nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững hay sinh kế cụ thể ở tỉnh Nghệ An. Do vậy, luận án này hệ thống hoá và làm rõ phát triển sinh kế theo hướng bền vững xuất phát từ việc xem xét chính sách phát triển sinh kế bền vững của các cấp chính quyền, xây dựng chiến lược sinh kế, hoạt động
  9. phát triển sinh kế, kết quả phát triển sinh kế trên cơ sở sự ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn vốn sinh kế, chính sách của các cấp chính quyền, và bối cảnh dễ bị tổn thương. Đồng thời, nghiên cứu này được tiến hành ở tỉnh Nghệ An - nơi chưa có nghiên cứu sâu về vấn đề này cho người dân ven biển. Đây sẽ là một nghiên cứu không những đóng góp ý nghĩa cho nghiên cứu khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn lớn trong vấn đề tạo sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An, là “khoảng trống” mà luận án sẽ lấp đầy. Từ những phân tích, đánh giá trên, tác giả khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An” là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, phù hợp với chuyên ngành Quản lý kinh tế. 1.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 1.2.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu 1.2.1.1. Phương pháp luận Để thực hiện luận án, tác giả dựa vào: - Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng (tức là nghiên cứu đối tượng trên cơ sở các quan điểm lịch sử-cụ thể, nguyên lý phát triển, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến) và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phương pháp luận duy vật lịch sử được cụ thể bằng các quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, của tỉnh Nghệ An về các vấn đề liên quan đến phát triển sinh kế bền vững. - Luận án cũng kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. 1.2.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án sử dụng một số cách tiếp cận: tiếp cận hệ thống và liên ngành, tiếp cận theo thể chế chính sách, tiếp cận lịch sử, tiếp cận phát triển bền vững để nghiên cứu về sinh kế cho người dân ven biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng để thu thập và xử lý dữ liệu như sau: 1.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu * Thu thập dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Phòng tổng hợp thuộc Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An, Chi Cục Thủy Sản, Chi cục phát triển HTX thuộc Sở NN&PTNN tỉnh Nghệ An, Cục thống kê tỉnh Nghệ An, trên các địa chỉ internet,…nghiên cứu của các công trình liên quan đến các nguồn lực sinh kế cho người dân ven biển. Các dữ liệu trên chỉ phục vụ cho việc thống kê, đánh giá và tìm hiểu một số tiêu chí có liên quan đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven biển tỉnh Nghệ An. * Thu thập dữ liệu sơ cấp Chủ thể chính của nghiên cứu là người dân ven biển tỉnh Nghệ An với những đặc điểm sau: • Có nguồn lực sinh kế đa dạng, bao gồm cả đất canh tác, diện tích nuôi trồng thủy sản, tài nguyên biển và rừng ngập mặn ven biển. • Có hoạt động sinh kế đa dạng, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi từ biển. • Sinh kế dễ bị tổn thương với rủi ro thời tiết đặc trưng ven biển như bão biển, triều cường, xâm nhập mặn. Tác giả đã tiến hành khảo sát tại 4 huyện ven biển, với tổng số phiếu khảo sát là 240 phiếu, gồm: Quỳnh Lưu (xã Quỳnh Thạch, xã Sơn Hải), Diễn Châu (Diễn Kim,
  10. Diễn Ngọc), Nghi Lộc (Nghi Thiết, Nghi Tiến) và thị xã Cửa Lò (Nghi Tân, Nghi Thủy, Thu Thủy, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hải), với mẫu khảo sát tại các huyện là 104 phiếu; thị xã Cửa Lò là 124 phiếu. Nội dung khảo sát: nguồn lực sinh kế bao gồm nguồn lực ở cấp hộ gia đình và cộng đồng địa phương. Theo khung phân tích sinh kế được tổng quan trong phần mở đầu, có năm loại nguồn lực sinh kế, tuy nhiên nghiên cứu tại tỉnh Nghệ An căn cứ chủ yếu vào nguồn lực tự nhiên (đất canh tác, rừng, nguồn lợi tự nhiên ven biển), tương ứng với các hoạt động sinh kế gắn với nguồn lực đó làm tiêu thức phân tổ điều tra. Sự kết hợp các hoạt động sinh kế dựa trên nguồn lực hiện có của hộ, trong bối cảnh môi trường tổn thương và thể chế chính sách, sẽ hình thành lên sinh kế của mỗi nhóm hộ khác nhau. Kết quả phỏng vấn cán bộ chủ chốt và thảo luận nhóm ở các huyện ven biển cho thấy một số sinh kế chính gắn với nguồn lực và hoạt động sinh kế trong từng bối cảnh. 1.2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin Thông tin thứ cấp và sơ cấp sẽ được tổng hợp, phân loại theo các tiêu chí cụ thể và xử lý như sau: - Đối với thông tin định tính: phân loại, tổng hợp và lưu trữ theo từng hộp nội dung nghiên cứu. - Đối với thông tin định lượng: phân loại, tổng hợp và được xử lý bằng phần mềm SPSS theo từng nội dung nghiên cứu. 1.2.2.2. Phương pháp phân tích a. Tổng quan chính sách Các chính sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm các văn bản chính thống, luật, chương trình dự án liên quan đến sinh kế ven biển do các cấp chính quyền ban hành. Nghiên cứu tổng quan các chính sách và phân tích ảnh hưởng của chính sách đến sinh kế tại địa bàn nghiên cứu. b. Phân tích tình huống Biến đổi khí hậu và các tác động của nó có ảnh hưởng không giống nhau đến các cộng đồng dân cư có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Vì vậy, hiểu được bối cảnh cụ thể của từng nhóm cộng đồng (ví dụ người dân trong cộng đồng đó có nguồn lực gì, sinh kế của họ ra sao, khả năng thích ứng như thế nào ...) là rất cần thiết trong việc thiết kế và đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế, giúp ổn định đời sống và sản xuất cho người dân ven biển. c. Phân tích sinh kế Phân tích sinh kế tập trung nghiên cứu các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng kiếm sống bằng cách nào? họ tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ ra sao? trong điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị như thế nào? Như vậy, phân tích sinh kế giúp nhận diện các hoạt động và sinh kế mà người dân tham gia để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và tăng thu nhập của họ. Trong nghiên cứu này, phân tích sinh kế được áp dụng xuyên suốt nội dung của quá trình nghiên cứu: từ phân tích bối cảnh (môi trường tổn thương, thể chế, chính sách, tính mùa vụ), đến sinh kế, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế, và giải pháp cải thiện sinh kế. d. Phương pháp thống kê kinh tế Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả: (i) đặc điểm nhân khẩu học; (ii) điều
  11. kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu; (iii) môi trường tổn thương và cách thức thực hiện sinh kế trong từng bối cảnh cụ thể. Thống kê so sánh sẽ được sử dụng để so sánh các nhóm hộ ở các hệ thống canh tác khác nhau, chịu ảnh hưởng của môi trường tổn thương và thực hiện các sinh kế của họ theo những cách khác nhau. Bằng cách tiếp cận thống kê kinh tế, nghiên cứu so sánh hiệu quả kinh tế của các sinh kế trong các bối cảnh cụ thể. Một số tiêu thức phân loại các hộ dân ven biển: Căn cứ vào nguồn lực sinh kế: Các hộ ở địa phương có rừng ngập mặn hay không có rừng ngập mặn Các hộ có đất trồng trọt, diện tích NTTS hay không có. Căn cứ vào các hoạt động sinh kế Hoạt động sinh kế dựa vào nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, NTTS. Hoạt động sinh kế dựa vào làm thuê trong nông nghiệp: cấy thuê, bắt ngao thuê, đánh bắt thuê. Hoạt động phi nông nghiệp: công nhân, viên chức, di cư,… CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN VEN BIỂN 2.1. Cơ sở lý luận về sinh kế và sinh kế bền vững 2.1.1 Các khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm về vùng ven biển * Vùng ven biển Vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố; vùng đất ven biển bao gồm các xã, phường, thị trấn có biển [5]. * Đặc điểm vùng ven biển Bảng 2.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với vùng ven biển Điểm mạnh Điểm yếu • Đa dạng sinh học cao và nguồn lợi hải sản • Mưa bão, gió mùa gây khó khăn cho các tương đối dồi dào hoạt động kinh tế • Tiềm năng du lịch - thu hút và mở rộng thị • Bị cách ly với thị trường đất liền (đối với trường du lịch các đảo nhỏ) • Lao động rẻ và khỏe mạnh • Bị cách ly khỏi các dịch vụ và thông tin từ • Có bến cảng là nơi cung cấp dịch vụ cho tàu đất liền về giáo dục, y tế (đối với các đảo nhỏ) đánh bắt xa bờ và tàu chở hàng • Cơ sở hạ tầng và dịch vụ yếu kém, đặc biệt • Thị trường địa phương tương đối thuận lợi là điện, nước, xử lý rác thải và nước thải • Cách ly với bệnh tật của cây trồng và vật nuôi • Lao động tay nghề thấp ở đất liền (đối với các đảo nhỏ) • Ít lựa chọn về sinh kế để tạo ra thu nhập ổn • Đoàn kết về mặt xã hội và quan hệ cộng đồng định và bền vững vững chắc
  12. Cơ hội Thách thức • Thu nhập từ nghề cá có thể bền vững nếu tài • Tiếp tục suy giảm nguồn lợi biển và thu nguyên biển được quản lý tốt hơn nhập thiếu bền vững trong dài hạn • Nuôi trồng thủy sản có tiềm năng phát triển • Ô nhiễm gia tăng, đặc biệt là từ chất thải đối với một số hộ gia đình rắn, nước thải công nghiệp, sự cố tràn dầu… • Phát triển du lịch • Phát triển du lịch bừa bãi và không đem lại • Dịch vụ cảng biển phát triển lợi ích công bằng cho cộng đồng • Di dân theo mùa • Bão lụt có xu hướng ngày càng gia tăng • Tạo ra các sản phẩm ở địa phương thay thế • Biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao sản phẩm nhập khẩu (Nguồn: [154]) 2.1.1.2. Khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững a. Sinh kế Sinh kế trong nghiên cứu này được hiểu là một phương thức kiếm sống, tạo thu nhập và việc làm. Một sinh kế bao gồm khả năng, tài sản, các hoạt động và việc tiếp cận đến các tài sản và hoạt động này thông qua thể chế, các quan hệ xã hội. Tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân và hộ gia đình nhận được. b. Sinh kế bền vững TÀI SẢN SINH KẾ Cơ cấu và tiến trình thực hiện KẾT QUẢ H Cơ cấu SINH KẾ Quá trình - Tăng thu nhập S N - Chính quyền Phạm vi rủi ro - Tư nhân tiến hành - Tăng sự ổn định - Các cú sốc -Luật lệ CLSK - Giảm rủi ro - Các khuynh hướng -Chính sách - Nâng cao ATLT - Tính thời vụ -Văn hóa - Sử dụng BV các P F -Thể chế nguồn lực tự nhiên Kí hiệu H = Vốn nhân lực F = Vốn tài chính N = Vốn tự nhiên P = Vốn vật chất S = Vốn xã hội Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID Nguồn: [117] c. Sinh kế hộ gia đình Từ những cơ sở lý luận trên về sinh kế có thể đi đến khái niệm chung nhất về sinh kế người dân là: tập hợp các nguồn lực và khả năng mà người dân có được, kết hợp với các quyết định của họ nhằm để kiếm sống trước những tác động do sự phát triển của xã hội. 2.1.1.3. Khái niệm về sinh kế cho người dân ven biển Khung sinh kế bền vững của người dân ven biển là một quá trình bao gồm từ việc các hộ dân ven biển sử dụng các nguồn lực sinh kế, xây dựng chiến lược sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế đến việc đánh giá kết quả sinh kế bền vững. Quá
  13. trình đó được phản ánh trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định ở cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường cho hộ dân sống ven biển có nguồn sống, thu nhập dựa vào biển và ảnh hưởng lớn từ biển. 2.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của nghiên cứu sinh kế cho người dân ven biển 2.1.2.1. Đặc điểm của sinh kế cho người dân ven biển Thứ nhất, vùng ven biển tập trung dân số lớn, mật độ dân số khá cao với khoảng 2,7 tỷ người - chiếm khoảng 40% dân số thế giới [16]. Thứ hai, sinh kế của người dân ven biển đa dạng hơn so với các vùng khác do có nguồn tài nguyên ven biển phong phú bên cạnh các nguồn tài nguyên khác ở khu vực nông thôn. Thứ ba, so với các vùng sinh thái nông nghiệp khác, vùng ven biển là khu vực phát triển năng động, nhưng đồng thời cũng là nơi chịu nhiều tác động từ tự nhiên cũng như hoạt động sinh sống và sản xuất của con người. Thứ tư, sinh kế ven biển được đặc trưng bởi công nghệ và năng suất thấp, phụ thuộc vào thỏa thuận kinh tế - xã hội không chính thống, lại thường xuyên tiếp xúc với tổn thương về kinh tế cũng như những khó khăn để dự đoán kết quả của lao động và các khoản đầu tư khác. Thứ năm, chiến lược sinh kế của người dân ven biển có nguy cơ bị thu hẹp dưới tác động của BĐKH, ô nhiễm môi trường và các áp lực khác. 2.1.2.2. Ý nghĩa của nghiên cứu sinh kế cho người dân ven biển 2.2. Nội dung sinh kế bền vững của người dân ven biển 2.2.1. Chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước và địa phương 2.2.2. Các nguồn lực sinh kế bền vững của người dân ven biển Theo khung sinh kế bền vững của DFID, năm loại tài sản sinh kế hay vốn sinh kế được hiểu là: (i) Vốn vật chất, (ii) Vốn tài chính, (iii) Vốn xã hội (iv) Vốn nhân lực và (v) Vốn tự nhiên [117]. 2.2.3. Chiến lược phát triển sinh kế của người dân cho người dân ven biển 2.2.3.1. Khả năng thích ứng chiến lược của người dân ven biển 2.2.3.2. Thay đổi chiến lược sinh kế của người dân ven biển 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững cho người dân ven biển 2.3.1. Nhân tố khách quan - Điều kiện tự nhiên - Hội nhập kinh tế quốc tế - Nhân tố thị trường - Cách mạng công nghiệp 4.0 - Biến đổi khí hậu 2.3.2. Nhân tố chủ quan - Nguồn lực mặt đất, mặt nước - Vốn đầu tư - Nguồn nhân lực - Cơ sở hạ tầng - Chính sách của Nhà nước về phát triển sinh kế bền vững
  14. 2.4. Cơ sở thực tiễn về sinh kế bền vữn của người dân ven biển 2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực 2.4.2. Kinh nghiệm sinh kế bền vững của người dân ven biển tại một số địa phương trong nước * Vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận * Vùng ven biển tỉnh Nam Định * Vùng ven biển tỉnh Bến Tre * Vùng ven biển thành phố Đà Nẵng * Bà Rịa – Vũng Tàu 2.4.3. Bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An Thứ nhất, tập trung phát triển các thành phố ven biển. Thứ hai, khai thác lợi thế phát triển mạnh các ngành kinh tế ven biển. Thứ ba, xây dựng đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế ven biển. Thứ tư, coi trọng đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN 3.1. Tiềm năng và lợi thế về các sản phẩm ven biển của tỉnh Nghệ An 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm vùng ven biển Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển, trong đó cảng Cửa Lò và cảng cá Cửa Hội. Cảng Cửa Lò (hiện tại tàu loại 10.000 tấn ra vào thuận lợi, khu vực kho bãi rộng khoảng 13.000 m²) đã được Nhà nước quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng thành cảng nước sâu và đã được khởi công xây dựng, có công suất tàu đến 50.000 tấn, bắt đầu khai thác vào năm 2015. Đây là điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ trong tương lai. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 7,20%; - Nông nghiệp tăng trưởng cao (tăng trưởng bình quân ước đạt 4,65%), chuyển biến theo hướng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả. - Công nghiệp phát triển đúng hướng, tăng trưởng khá (tăng bình quân 13,21%/năm); các ngành chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn. Hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp tiếp tục được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ.
  15. 3.1.3. Đặc điểm sinh kế của người dân ven biển tỉnh Nghệ An Bảng 3.1: Các chiến lược sinh kế của các nhóm hộ, thời kì 2010 - 2020 ĐVT: % Năm 2010 - 2011 Năm 2014 - 2020 Các dạng chiến lược Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ nghèo TB khá nghèo TB khá Dựa vào nông nghiệp (NN) 53,7 43,4 39,8 44,3 38,3 33,4 - Chủ yếu dựa vào trồng trọt 34,3 13,2 10,4 32,1 10,7 7,6 - Chủ yếu dựa vào chăn nuôi 14,7 22,3 12,3 11,5 17,5 9,2 Dựa vào NN và ngành nghề 16,1 25,7 43,2 21,3 23,1 44,2 Dựa vào nông nghiệp & làm công/ công nhân 33,8 40,2 11,4 32,4 47,5 42,1 Dựa vào làm công nhân 12,3 21,2 5,2 10,2 18,4 7,2 Buôn bán - Dịch vụ 10,9 13,4 17,1 10,6 12,8 22,3 Làm thuê nơi khác 19,6 22,3 12,1 17,3 20,1 9,7 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2021) * Lựa chọn vùng biển khai thác Bảng 3.3. Tình hình người dân khai thác tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An Lao động khai thác xa bờ Lao động khai thác gần bờ Năm Tổng số Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (lđ) (lđ) (%) (lđ) (%) 2016 13.669 3.127 22,9 10.542 77,1 2017 13.959 3.194 22,9 10.765 77,1 2018 13.669 3.227 23,6 10.442 76,4 2019 13.478 3.361 24,9 10.117 75,1 2020 13.098 3.482 26,6 9.616 73,4 Nguồn: Chi Cục KT&BVNLTS các tỉnh Bắc Trung Bộ, 2020 * Lựa chọn nghề khai thác Bảng 3.4. Lao động khai thác hải sản theo nhóm nghề (2017-2020) Nhóm TT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) nghề Số lao Cơ Số lao Cơ Số lao Cơ 2019 2020 động cấu động cấu động cấu /201 BQ /2019 (lđ) (%) (lđ) (%) (lđ) (%) 8 1 Lưới kéo 1.844 13,5 1.765 13,1 1.692 12,9 95,7 95,9 95,8 2 Lưới rê 3.484 25,5 3.342 24,8 3.162 24,1 95,9 94,6 95,3 3 Câu 472 3,5 469 3,5 362 2,8 99,4 77,2 87,6 105, 105, 4 Chụp ,mực 1.635 12,0 1.726 12,8 1.812 13,8 6 105,0 3 5 Khác 6.234 45,6 6.176 45,8 6070 46,3 99,1 98,3 98,7 13.09 Tổng 13.669 100,0 13.478 100,0 8 100,0 98,6 97,2 97,9 Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bắc Trung Bộ
  16. * Lựa chọn kết hợp nghề phụ Bảng 3.5. Tình hình người dân kết hợp khai thác hải sản với nghề phụ Tỷ lệ hộ người dân làm thêm nghề phụ (%) Tỷ lệ hộ Chế Buôn Nuôi Dịch vụ người dân Loại tàu Nông Nghề biến hải bán trồng HCNC, làm nghề nghiệp khác sản nhỏ thủy sản du lịch phụ (%) Dưới 20 CV 3,3 6,7 16,7 16,7 3,3 16,7 63,3 Từ 20 - dưới 50 CV 3,3 3,3 6,7 10,0 10,0 10,0 43,3 Từ 50 - dưới 90 CV 0,0 10,0 10,0 0,0 0,0 10,0 30,0 Từ 90 CV trở lên 0,0 0,0 0,0 5,0 5,0 5,0 15,0 Tổng số 2,2 4,4 8,9 10,0 5,6 11,1 42,2 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2021) 3.2. Thực trạng sinh kế bền vững của người dân ven biển tỉnh Nghệ An 3.2.1. Hiện trạng chính sách, cơ chế quản lý của Trung ương và chính quyền tỉnh Nghệ An đối với sinh kế cho người dân ven biển Các chính sách phát triển sinh kế bền vững trong thời gian qua thể hiện tầm nhìn chiến lược, góp phần làm tăng sản lượng của ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ven biển. Tuy nhiên, mặt hạn chế của chính sách là nặng thúc đẩy phát triển sản xuất hơn là tiếp cận thị trường; thiếu đánh giá, phản hồi dẫn đến tình trạng chồng chéo và chậm cải tiến; thiếu lồng ghép về chiến lược thích ứng với BĐKH và thiếu liên kết công cụ chính sách. Chẳng hạn, liên kết sản xuất, tiêu thụ SPTS chưa gắn với Quyết định 80, Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản hoặc các cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng để kết nối chuỗi. Vì vậy, các chính sách trong thời gian qua còn thiếu bền vững vì chưa thể hiện được sự hài hòa lợi ích giữa các bên, xuất khẩu có tăng nhưng người dân ven biển vẫn nghèo và chịu nhiều thiệt thòi nhất. Mặt khác, một số chính sách hỗ trợ như chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ tín dụng hiện nay còn dàn trải, chưa đồng bộ và chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm, chậm đi vào cuộc sống, hiệu quả mang lại cho người dân ven biển chưa cao. Một số chính sách hỗ trợ chưa phân biệt rõ việc làm kinh tế trong đầu tư sản xuất nông nghiệp với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Những chính sách khi đi vào cuộc sống, người nông dân thường hưởng lợi không nhiều. 3.2.2. Thực trạng các nguồn lực sinh kế của người dân ven biển tỉnh Nghệ An 3.2.2.1. Nguồn vốn con người Bảng 3.6: Trình độ học vấn của người dân vùng ven biển tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) Tuổi bình quân của lao động 45 Cấp 1 4,3 Trình độ văn hóa Cấp 2 73,9 Cấp 3 21,7 Trung cấp 13,6 Cao đẳng 0 Đại học 4,5 Trình độ chuyên môn Học nghề 9,1 Truyền nghề 13,6 Không bằng cấp 59,1
  17. Khai thác hải sản 8,7 Lĩnh vực chuyên môn Kinh tế 4,3 được đào tạo Thuyền trưởng 4,3 Số nhân khẩu bình quân/hộ 6 (5,95) Số lao động bình quân/hộ 3 (3,19) (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2021) 3.2.2.2. Nguồn vốn xã hội - Quan hệ giữa các hộ gia đình với nhau: (giữa anh em họ hàng,bạn bè và hàng xóm láng giềng trong xóm, làng và ngoài làng) Bảng 3.15. Quan hệ và hình thức hợp tác của người dân vùng ven biển tỉnh Nghệ An Chung Cùng Trao đổi Hỗ trợ Hình thức STT vốn để tham gia thông tin tiêu thụ Quan hệ sản xuất sản xuất kinh nghiệm sản phẩm 1 Anh em họ hàng 23,2 43,8 3,5 27,9 2 Người cùng xóm 11,2 47,2 15,3 36,5 3 Người ngoài xóm, cùng làng 5,6 31,2 6,3 33,3 4 Người ngoài làng, bạn bè 2,1 45,6 6,2 40,6 5 Bạn bè 8,3 46,3 36,7 7,5 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2021) 3.2.2.4. Nguồn vốn tài chính Nguồn vốn tài chính bao gồm các nguồn lực tài chính mà hộ gia đình có được hoặc có thể tiếp cận và sử dụng để đạt được mục đích sinh kế của họ. Bảng 3.18. Thu nhập và tiết kiệm của người dân vùng ven biển Nghệ An ĐVT: triệu đồng/năm Tiết kiệm BQ/ năm STT Địa điểm nghiên cứu Thu nhập BQ/ hộ của hộ 1 Thị xã Cửa Lò 56.32 22.30 2 Huyện Quỳnh Lưu 48.56 19.78 3 Huyện Diễn Châu 52.13 25.44 4 Huyện Nghi Lộc 77.52 33.78 5 Trung bình 58.64 25.33 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020) ➢ Tiền tiết kiệm Theo điều tra bình quân hàng năm mỗi hộ gia đình sống tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An hàng năm mức tiết kiệm của hộ khoảng 26 triệu đồng/ năm. (bảng 3.18) Trong thực tế có những hộ nghèo và cận nghèo hàng năm họ không có nguồn vốn tiết kiệm thậm chí là không đủ để chi tiêu, bên cạnh đó có những hộ gia đình sản xuất kinh doanh ngành nghề truyền thống như trồng hoa cây cảnh, may mặc… thì khoản tiền tiền tiết kiệm của các hộ đó khá lớn, và ở mức trên 80 triệu và thậm chí là vài trăm triệu.
  18. ➢ Tiền vốn vay 8.3 Nhóm thị xã % 22. 2% 32. 4% 37. 1% Hình 3.3. Cơ cấu vay vốn của người dân vùng ven biển tỉnh Nghệ An (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020) 3.2.2.5. Đánh giá chung các nguồn vốn sinh kế của người dân vùng ven biển tỉnh Nghệ An Các nguồn vốn sinh kế của hộ được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Để đánh gía chung đề tài đã dùng thang đo bằng cách cho điểm các chỉ tiêu sau đó tổng hợp để có điểm bình quân của từng loại vốn sinh kế. So sánh nguồn vốn sinh kế giữa hai nhóm hộ vùng ven biển tỉnh Nghệ An là nhóm thuộc quản lý của thị xã và nhóm hộ thuộc các huyện quản lý. Bảng 3.19. Thang điểm tổng hợp các loại vốn sinh kế (điểm) TT Nguồn vốn Ký hiệu Thị xã Huyện Vùng ven 1 Vốn con người H 2.2 2 2.1 2 Vốn tự nhiên N 1.1 1.8 1.5 3 Vốn tài chính F 1.9 1.7 1.8 4 Vốn vật chất M 2.3 1.5 1.9 5 Vốn xã hội S 2.3 2.1 2.2 Cộng 9,8 9,1 9,5 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020) 3.2.3. Chiến lược phát triển sinh kế bền vững của người dân ven biển tỉnh Nghệ An 3.2.3.1. Khả năng thích ứng chiến lược của người dân ven biển tỉnh Nghệ An a. Chiến lược sinh kế phân theo thu nhập Bảng 3.20. Chiến lược sinh kế dựa trên tiêu chí thu nhập và mức độ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên Các huyện TX.Cửa Lò Chung Sinh kế Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) I. CLSK dựa vào TNTN 1. Trồng trọt và chăn nuôi 21 20,2 10 7,4 31 12,9 3. NTTS 50 48,1 77 56,6 127 52,9 4. Nghề cá 16 15,4 10 7,4 26 10,8 II. CLSK ít/không dựa vào TNTN
  19. 1. Làm thuê trong NN 3 2,9 6 4,4 9 3,8 2. Phi NN 14 13,5 33 24,3 47 19,6 Tổng 104 100,0 136 100,0 240 100,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020) Mặc dù có tới 19,2% số hộ tham gia vào hoạt động làm thuê trong nông nghiệp nhưng số hộ lựa chọn đây là chiến lược sinh kế (phân theo tiêu chí thu nhập) lại ở mức thấp (3,8%). Sở dĩ như vậy là do các hộ coi làm thuê mùa vụ là hoạt động tạo thu nhập tăng thêm vào lúc nông nhàn chứ không phải là CLSK chính của mình. b) Chiến lược sinh kế lựa chọn trong thực tế Bảng 3.21. Chiến lược sinh kế phân theo các tiêu chí tổng hợp của hộ Các huyện TX. Cửa Lò Chung Sinh kế Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) I. CLSK dựa vào TNTN 1. Trồng trọt và chăn nuôi 39 37,5 41 30,2 80 33,3 2. NTTS 54 51,9 74 54,4 128 53,3 3. Đánh bắt 11 10,6 11 8,1 22 9,2 II. CLSK ít/không dựa vào TNTN 4. Làm thuê NN 0 0,0 1 0,7 1 0,4 5. Phi NN 0 0,0 9 6,6 9 3,8 Tổng 104 100,0 136 100,0 240 100,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2021) Bảng 3.22. So sánh chiến lược sinh kế của các hộ dân ven biển ĐVT: % Các huyện TX. Cửa Lò Chung TT Lựa chọn sinh kế 5 năm 5 năm 5 năm Hiện tại Hiện tại Hiện tại trước trước trước I. CLSK dựa vào TNTN 1 Trồng trọt và chăn nuôi 37,5 30,8 30,1 20,6 33,3 25,0 2 NTTS 51,9 50,0 54,4 51,5 53,3 50,8 3 Nghề cá 10,6 10,6 8,1 6,6 9,2 8,3 II. CLSK ít/không dựa vào TNTN 4 Làm thuê NN 0,0 1,0 0,7 2,9 0,4 1,7 5 Phi NN 0,0 7,7 6,6 19,1 3,8 14,2 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2021) 3.2.3.2. Thay đổi chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Nghệ An ❖ Xu hướng thay đổi của từng nhóm chiến lược sinh kế (1) Nhóm hộ có chiến lược sinh kế dựa vào nông nghiệp (2) Nhóm hộ có chiến lược sinh kế dựa vào nuôi trồng thuỷ sản
  20. (3) Nhóm hộ chiến lược sinh kế dựa vào nghề cá ❖ Lý do không thay đổi chiến lược sinh kế trong dài hạn Bảng 3.23. Lý do không thay đổi chiến lược sinh kế trong dài hạn Phân theo CLSK hiện tại ĐVT Nông NTTS Nghề Lý do Làm Phi Chung nghiệp cá thuê NN NN Tổng số hộ không thay đổi Hộ 64 119 22 1 8 214 - Quen với SK hiện tại % 85,9 96,6 100,0 0,0 8,5 93,0 - Ngại thay đổi % 90,6 63,9 86,4 0,0 50,0 73,4 - Không có nguồn lực để % chuyển 87,5 82,4 90,9 100,0 37,5 83,2 - Sợ rủi ro % 71,9 72,3 63,6 100,0 75,0 71,5 - SK hiện tại hiệu quả hơn % 15,6 79,8 72,7 0,0 75,0 59,3 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2021) b) Thay đổi trong ngắn hạn Trong ngắn hạn, các hộ không có xu hướng thay đổi sinh kế mà sẽ thay đổi theo hướng cải thiện các hoạt động sinh kế hiện tại để thích ứng với rủi ro. Chỉ có 10,8% số hộ khảo sát lựa chọn thay đổi sinh kế nhưng có đến 98,3% số hộ thay đổi và điều chỉnh các hoạt động sinh kế để thích ứng với BĐKH. Con số này đạt 100% ở các nhóm hộ có sinh kế không/ít dựa vào TNTN, bao gồm làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. ❖ Thay đổi sinh kế của nhóm hộ có sinh kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên (1) Thay đổi quy mô sản xuất Bảng 3.24. Thay đổi quy mô sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu Sinh kế dựa vào TNTN Quy mô sản xuất ĐVT Chung Nông nghiệp NTTS Nghề cá Tổng số hộ Hộ 80 128 22 230 - Quy mô trồng trọt % 18,8 10,2 0,0 12,2 - Quy mô chăn nuôi % 17,5 3,1 18,2 9,6 - Quy mô NTTS % 7,5 32,8 0,0 21,3 - Quy mô nghề cá % 2,5 0,8 18,2 3,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2021) (2) Thay đổi giống (3) Thay đổi lịch thời vụ (4) Thay đổi phương thức sản xuất Bảng 3.26. Thay đổi phương thức sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu Sinh kế dựa vào TNTN Thay đổi PTSX Số lượng (n=230) Tỉ lệ (%) 1) Trồng trọt 21 9,1 2) Chăn nuôi 54 23,5 3) NTTS 44 19,1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0