intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

100
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, tạo nền tảng cho sự phát triển KT- XH của tỉnh theo hướng ổn định, hiệu quả và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU THỊNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. PHẠM THỊ TÚY 2.TS. ĐỖ ĐỨC QUÂN Phản biện 1: ……………………………………… …………………………………….. Phản biện 2: ……………………………………… …………………………………......... Phản biện 3: ………………………………………. ………………………………………. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận án Biến đổi khí hậu (BĐKH) là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nhân loại từng đối mặt từ trước đến nay. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng (NBD) 1 m, mỗi năm có khoảng 40 nghìn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như hoàn toàn, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. An Giang là tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL, nơi chịu nhiều tác động nặng nề bởi BĐKH. Các hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn (XNM), thiên tai, dịch bệnh, ngập lụt, sạt lở, v.v.. ngày càng diễn ra thường xuyên, gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất và đời sống nông dân. Để ứng phó với BĐKH, tỉnh An Giang đã triển khai khá nhiều giải pháp. Tuy nhiên, TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện quyết liệt nên đã gây những tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nông dân, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên do vấn đề TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH còn khá mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, chính quyền cấp tỉnh chưa nhận thức đầy đủ tính thời sự cấp thiết và những công việc phải làm trong thực hiện trong TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH,v.v.. Vì vậy, đề tài: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu” được lựa chọn làm luận án tiến sĩ khoa học kinh tế là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và phù hợp với chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, tạo nền tảng cho sự phát triển KT- XH của tỉnh theo hướng ổn định, hiệu quả và bền vững.
  4. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố để xác định những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống cần phải bổ khuyết. Hệ thống hóa và nghiên cứu một cách căn bản những vấn đề lý luận, thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. Phân tích thực trạng TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH, chỉ ra những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH đến năm 2030. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là TCC ngành nông nghiệp theo hướng chủ động ứng phó với BĐKH ở phương diện địa phương cấp tỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học Kinh tế chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, lôgíc kết hợp với lịch sử, phương pháp điều tra xã hội học,v.v.. để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án đã chỉ ra những khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH như: Quan niệm, sự cần thiết, nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng giá và những kinh nghiệm trong thực hiện TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010 - 2017, luận án chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Thứ tư, đề xuất các phương hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH giai đoạn 2018 – 2030. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương 13 tiết.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến sự phát triển KT-XH của tất cả các quốc gia trên thế giới, đe dọa sự tồn vong của con người trên trái đất. Do vậy, nghiên cứu về BĐKH luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp “Clobal Climate Change and Agricutural Production” (Biến đổi khí hậu toàn cầu và sản xuất nông nghiệp) của Fakhri Bazzaz và Wim Sombroek; “Effects of global climate change on agriculture: an interpretative review” (Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với nông nghiệp) của Richard M. Adams và cộng sự; “Viet nam: Economics of Adaptation to Climate Change” (Việt Nam: Nền kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu) của Ngân hàng Thế giới ; “Climate Change Affecting Land Use in Mekong Delta: Adaptation of Rice based Cropping Systems” (Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa) 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp “Regional Trends of Agricultural Restructuring in Canada” (Xu hướng vùng miền của tái cơ cấu nông nghiệp ở Canada của Helen E.Parson; “Conceptual framework for analysing structural change in agriculture and rural livelihoods” (Khung lý thuyết phân tích sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp và sinh kế ở nông thôn) của Gertrud Buchenrieder; “China's Economic Restructuring: Role of Agriculture” (Tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc: Vai trò của nông nghiệp) của Zhang Hongzhou.
  6. 4 1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu “Building Climate Resilience in the Agricuture Sector of Asia and the Pacific” (Xây dựng khả năng hồi phục khí hậu trong ngành nông nghiệp Châu Á và Thái Bình Dương) của ADB; “Vietnam Development Report 2016 - Transforming Vietnamese Agricuture: Gaining more from less” (Báo cáo phát triển Việt Nam 2016: Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng gía trị, giảm đầu vào); “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” của Nhóm Ngân hàng thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến đề tài Không chỉ các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về BĐKH mà ở Việt Nam cũng có không ít công trình nghiên cứu liên quan, trong đó có: 1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường; “Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng Đồng bằng Sông Cửu Long” của Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường; “Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó” của Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết ; “Đối sách của các quốc gia và các vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001- 2020” do Trần Quang Minh chủ biên; “Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam và một số gợi ý chính sách” của tác giả Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu; “Những thông tin cập nhật về biến đổi khí hậu dùng cho các đối tượng cộng đồng” của Ngô Trọng Thuận và Nguyễn Văn Liêm; “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long” của Ngô Quang Thành; “Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long” của Lê Quang Trí,v.v.. 1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp “Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam” của Lê Quốc Doanh, Đào Thế
  7. 5 Anh và Đào Thế Tuấn; “Cơ sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Uyên; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” do Phạm Thị Khanh làm chủ biên; “Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị gia tăng cao” của TS. Đặng Kim Sơn; “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay” của Vương Đình Huệ,v.v... 1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” bài viết của Lê Anh Tuấn; “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với sự biến đổi khí hậu” của Trường Đại học Cần Thơ; “Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương” của TS. Lê Anh Tuấn; “Mô hình tăng trưởng xanh khung phân tích và lựa chọn chính sách cho Việt Nam” của Nguyễn Trọng Hoài; “Cơ sở khoa học để Đồng bằng Sông Cửu long thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng” của Bùi Lai; “Sản xuất lúa và tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Ngọc Đệ và Lê Anh Tuấn; “Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu với nông nghiệp” của Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Quang An và Nguyễn Thiện Sơn; “Chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương; “Đầu tư phát triển nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu” luận án tiến sĩ của Phạm Văn Ơ”; “Quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước thích ứng với biến đổi khí hậu Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Hiếu Trung và cộng sự; “Chọn giống lúa ngập và mặn phục vụ Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Thị Lang và cộng sự; “Biến động cơ cấu sử dụng đất lúa và vùng dễ bị ảnh hưởng dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của Võ Quang Minh và cộng sự.; Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ: Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu” của Nguyễn Thị Hường và cộng sự; “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm ứng phó với
  8. 6 biến đổi khí hậu ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ” của TS. Trương Thị Mỹ Nhân và TS. Lê Thị Thục,v.v; “Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến canh tác lúa tỉnh An Giang trên cơ sở các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau” của Nguyễn Thị Hà Mi và Võ Quang Minh 1.2. TỔNG QUAN KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu đã công bố 1.2.1.1.Về lý luận Thứ nhất, nhiều vấn đề lý luận cơ bản về TCC ngành nông nghiệp đã được làm sáng tỏ. Nhiều công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu khái niệm, lý thuyết TCC, tính quy luật của TCC nền kinh tế và những cơ chế, chính sách liên quan. Thứ hai, các vấn đề lý luận liên quan đến BĐKH đã được các nhà khoa học đề cập khá toàn diện, sâu sắc. Thứ ba, một số công trình nghiên cứu về tác động của BĐKH đã chỉ ra các ngành dễ bị tổn thương nhất do BĐKH là nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên biển, tài nguyên nước. Thứ tư, một số công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều vấn đề lý luận liên quan đến TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. 1.2.1.2.Về thực tiễn Thứ nhất, các nghiên cứu chỉ ra rằng, BĐKH là thách thức lớn nhất đối với nhân loại hiện nay. BĐKH giờ đây là một thực tế đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Thứ hai, các nhà nghiên cứu đã đánh giá thực trạng, xu thế BĐKH toàn cầu, Việt Nam và khu vực ĐBSCL; Xây dựng các kịch bản BĐKH trên thế giới, ở Việt Nam và ĐBSCL trong thế kỷ XXI. Thứ ba, nghiên cứu về BĐKH tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau, song tất cả đều thống nhất rằng nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện và sâu sắc nhất bởi BĐKH.
  9. 7 Thứ tư, nhiều công trình nghiên cứu đã thành công trong phân tích, đánh giá thực trạng TCC ngành nông nghiệp ở Việt Nam, ĐBSCL và nhiều địa phương khác trong cả nước. Thứ năm, một số công trình khoa học đã nghiên cứu thành công những mô hình, kỹ thuật canh tác, các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng tốt với điều kiện BĐKH và NBD. 1.2.2. Những khoảng trống, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Qua tổng quan kết quả các công trình nghiên cứu nêu trên cho thấy, công trình nghiên cứu vấn đề TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH vẫn còn rất ít, chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này. Trong thực tiễn, việc vận dụng lý luận để thực hiện TCC ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH còn không ít hạn chế. Vì vậy, đề tài luận án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu” là hoàn toàn mới, cần thiết, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng, phù hợp với chuyên ngành Kinh tế chính trị. Đề tài luận án sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu như sau: Về lý luận: Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH: Quan niệm, sự cần thiết, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. Qua đó, cung cấp luận cứ khoa học trong TCC ngành nông nghiệp hiện nay. Về thực tiễn: Nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm kinh nghiệm ứng phó với BĐKH thông qua TCC ngành nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam; Đánh giá thực trạng TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH trong những năm qua, chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp thực hiện TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH từ nay đến năm 2030.
  10. 8 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. QUAN NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1.1.Quan niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu Khi BĐKH là thách thức thực sự cho sự phát triển KT-XH cả hiện tại và tương lai, thì công tác ứng phó với BĐKH được đánh giá là hoạt động ưu tiên của bất kỳ địa phương hay quốc gia nào trên thế giới. Ứng phó với BĐKH được hiểu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Thích ứng với BĐKH của ngành nông nghiệp là việc điều chỉnh, quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện khí hậu đang thay đổi. Nó có thể bao gồm các giải pháp sản xuất nông nghiệp sạch, đa dạng hóa và bền vững. Hoạt động thích ứng trong nông nghiệp cũng cần tiếp cận nhanh và hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Giảm nhẹ BĐKH trong nông nghiệp được hiểu là giảm phát thải KNK trong sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều này, cần cải tiến quản lý và kỹ thuật nông nghiệp; tăng cường sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học, hạn chế khai phá rừng, tăng cường trồng rừng và tái tạo rừng, phòng chống cháy rừng; nghiên cứu công nghệ sinh học nhằm cải thiện nguồn giống loài thủy sản, khả năng thích nghi với môi trường, có phát thải KNK thấp,v.v.. Từ sự phân tích trên có thể quan niệm: TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH là quá trình phát triển ngành nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất nhằm tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp hiện đại với tính hiệu quả và phát triển bền vững hơn để thích ứng và giảm nhẹ những tác động của BĐKH. Bản chất của TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH là quá trình phân bổ lại nguồn lực theo hướng tối ưu hóa để tạo ra cơ cấu mới với hiệu quả cao hơn và ứng phó tốt hơn với BĐKH. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, việc phân bổ lại các nguồn lực cho TCC bị chi phối bởi nhiều quan hệ từ phía
  11. 9 chủ thể quản lý nhà nước và từ phía khách quan cơ chế thị trường. Vì vậy, để phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả, Nhà nước phải lấy thị trường làm căn cứ để phân bổ lại nguồn lực, hạn chế tới mức tối đa sự can thiệp hành chính thô bạo, loại bỏ cách tiếp cận theo hướng xin - cho, phải bảo đảm các quyền cho mọi chủ thể có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực “đầu vào” của sản xuất. Muốn vậy, Nhà nước phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, định vị lại hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng trong nông nghiệp, đất đai, phát triển KHCN trong nông nghiệp, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân,v.v.. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH là vấn đề mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì quá trình này có một số đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, đây là quá trình Nhà nước chủ động sử dụng những chính sách, công cụ và nguồn lực để bố trí, sắp xếp lại ngành nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện BĐKH. Thứ hai, chủ thể liên quan đến TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH bao gồm chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, nông dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề có liên quan,v.v..Trong đó, chính quyền các cấp đóng vai trò định hướng, điều tiết, hỗ trợ, còn nông dân là chủ thể trực tiếp tham gia thực hiện. Thứ ba, tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH là quá trình thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ là thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đối với ngành nông nghiệp, trong đó thích ứng là trọng tâm. Thứ tư, mục tiêu cao nhất của TCC ngành nông nghiệp là để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những cơ hội, đồng thời giảm thiểu những tác động bất lợi của BĐKH đối với ngành nông nghiệp và sinh kế của nông dân, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững. Thứ năm, tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH là quá trình cải biến tổng thể về không gian kinh tế (cơ cấu ngành, nguồn nhân lực và vật lực cho phát triển, chuỗi giá trị gia tăng), không gian xã hội (lao động việc làm, di chuyển dân cư) và không gian vùng địa lý (liên kết vùng, lợi thế địa lý). Quá trình này tạo ra sự thay đổi cấp tiến về năng lực sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với BĐKH.
  12. 10 Thứ sáu, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong CCKT sẽ ngày càng giảm. Trong nội bộ ngành, tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi giảm xuống, ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng lên. Những loại cây trồng, vật nuôi kém thích nghi với BĐKH sẽ ngày càng giảm, đồng thời những cây trồng, vật nuôi mới thích ứng tốt với điều kiện BĐKH sẽ ngày càng tăng. Thứ bảy, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) là khâu đột phá trong TCC ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH. Thực tế cho thấy, để ngành nông nghiệp thực hiện tốt hơn những chức năng đa dạng của mình trong điều kiện BĐKH thì vấn đề quan trọng hàng đầu là nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ KH-CN trong sản xuất nông nghiệp, có nghĩa là phải tăng hàm lượng “tri thức” trong nông nghiệp. 2.1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp 2.1.2.1. Nhận thức chung về biến đổi khí hậu BĐKH là những thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên và do các tác động từ hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu có những đặc điểm chủ yếu sau: BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu so với trạng thái trước đây; Sự thay đổi khí hậu thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài; BĐKH biểu hiện cụ thể thông qua sự nóng lên của khí quyển toàn cầu, thời tiết thay đổi thất thường không theo quy luật nhất định nào, sự dâng cao của mực nước biển dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác; BĐKH do yếu tố tự nhiên và con người gây ra; BĐKH thường tác động tiêu cực đối với sự phát triển KT-XH, nhưng đồng thời cũng mang đến những cơ hội mới cho sự phát triển. 2.1.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm,v.v.. cho nên sẽ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. 2.1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
  13. 11 * Đối với trồng trọt: Biến đổi khí hậu làm giảm diện tích đất sản xuất; Gây nguy cơ thiếu nước ngọt cho sản xuất; Gia tăng các loại dịch bệnh trên cây trồng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất. * Đối với chăn nuôi: Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi bị hạn chế; BĐKH tác động tới sự sinh trưởng phát triển của gia súc, gia cầm; Nguy cơ bùng phát dịch bệnh; Tính đa dạng sinh học bị giảm. 2.1.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp Biến đổi khí hậu làm giảm diện tích rừng; Thay đổi cơ cấu tổ chức rừng; Chất lượng rừng bị suy giảm. 2.1.2.5. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy sản Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi về nơi cư trú của một số thủy sản; Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt. 2.1.3. Sự cần thiết phải tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu Thứ nhất, ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong ứng phó với BĐKH Thứ hai, biến đổi khí hậu là nhân tố cản trở sự phát triển của ngành nông nghiệp Thứ ba, biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến lợi ích của nông dân Thứ tư, biến đổi khí hậu gây bất ổn đời sống xã hội ở nông thôn Thứ năm, biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái 2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.2.1. Nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH có nhiều chủ thể tham gia, mỗi chủ thể có vai trò nhất định. Trong đó, nông dân là chủ thể trực tiếp thực hiện TCC nhưng lại thiêu thông tin, kiến thức và nguồn lực. Vì vậy, vai trò chủ yếu của Nhà nước ở Trung ương là dự báo chính xác tình hình BĐKH, định hướng, hỗ trợ, tạo lập thể chế, phân bổ lại nguồn lực và tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước. Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, vai trò của Nhà nước được thể hiện thông qua công tác quy hoạch, đầu tư, KHCN, phát triển nguồn nhân lực, tổ chức lại sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tuyên truyền nâng cao nhận thức của
  14. 12 nông dân và các thành phần khác trong xã hội, tạo lập các điều kiện và tổ chức thực hiện TCC tại địa phương. 2.2.1.1. Tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thông qua các giải pháp tổng thể về quy hoạch, đầu tư, KH-CN, phát triển nguồn nhân lực, phân công lại lao động trong nông nghiệp,v.v.. - Chuyển dịch trong nội bộ cơ cấu ngành nông nghiệp. - Tiến hành rà soát, quy hoạch, tái bố trí sử dụng đất đai. - Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. 2.2.1.2. Cơ cấu lại nội bộ ngành nông nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi) - Trồng trọt: Phát triển ngành trồng trọt theo chiều sâu; Phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn; Triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến. - Chăn nuôi: Xác định đối tượng chăn nuôi phù hợp; Quy hoạch, bố trí khu vực chăn nuôi; Phát triển chăn nuôi theo phương thức tiên tiến; Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. 2.2.1.3. Cơ cấu lại nội bộ ngành lâm nghiệp - Phát triển rừng sản xuất. - Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng. - Quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên rừng. 2.2.1.4. Cơ cấu lại nội bộ ngành thủy sản - Tăng tỷ trọng về giá trị khai thác, đánh bắt thủy sản, nhất là thủy sản xa bờ. - Xác định đối tượng thủy sản nuôi trồng phù hợp - Quy hoạch, quản lý tốt vùng nuôi. - Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản. 2.2.2.Tiêu chí đánh giá kết quả TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH Thứ nhất, khả năng thích ứng của ngành nông nghiệp trong điều kiện BĐKH Thứ hai, phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp Thứ ba, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Thứ tư, sự tăng trưởng bền vững của ngành nông nghiệp
  15. 13 Thứ năm, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn Thứ sáu, mức độ thiệt hại của ngành nông nghiệp do BĐKH 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu 2.2.3.1. Nhân tố khách quan: Điều kiện tự nhiên, diễn biến của thị trường. 2.2.3.2. Nhân tố chủ quan: Vai trò của Nhà nước; chất lượng nguồn nhân lực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trình độ phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp. 2.3. KINH NGHIỆM TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.3.1. Kinh nghiệm thế giới 2.3.1.1. Kinh nghiệm của Hà Lan Thứ nhất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tối ưu hóa Thứ hai, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu mới về khoa học - công nghệ Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng Thứ tư, xây dựng quy hoạch tổng thể dài hạn 2.3.1.2. Kinh nghiệm của Israel Thứ nhất, tập trung đầu tư cho KH-CN phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp Thứ hai, tiết kiệm tối đa nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp Thứ ba, thực hiện mô hình liên kết “5 nhà” trong nông nghiệp 2.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan Thứ nhất, xây dựng năng lực thích ứng và giảm thiểu rủi ro do tác động của BĐKH Thứ hai, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi Thứ ba, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp Thứ tư, thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu khí nhà kính dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững 2.3.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước 2.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau Để ứng phó với BĐKH, đảm bảo sinh kế bền vững cho nông dân, ngành nông nghiệp Cà Mau đã triển khai thực hiện các giải pháp sau:
  16. 14 Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, hiện đại và bền vững Thứ hai, kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình trong ứng phó với BĐKH Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với BĐKH 2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang Để ứng phó với BĐKH, Kiên Giang xác định ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế như: Lúa gạo, các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao (tôm, cá, cua, sò...), chăn nuôi gia súc gia cầm (heo, gà, vịt) gắn với lợi thế so sánh theo 04 tiểu vùng sinh thái của tỉnh. 2.3.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp là tỉnh nằm ở thượng nguồn khu vực ĐBSCL, chịu nhiều tác động bởi BĐKH. Các hiện tượng hạn hán, XNM, NBD, thời tiết cực đoan, sạt lở bờ sông có xu hướng ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Vì vậy, để ứng phó BĐKH, ngành nông nghiệp Đồng Tháp chủ trương thực hiện TCC gắn tổ chức lại sản xuất trên cơ sở áp dụng các tiến bộ KH-CN. Nội dung cốt lõi trong TCC ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp là xây dựng chuỗi ngành hàng và vùng chuyên canh nông sản với các mặt hàng chủ lực của tỉnh. 2.3.3. Bài học đối với tỉnh An Giang Qua nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước và một số địa phương ở Việt Nam trong ứng phó với BĐKH, bước đầu có thể rút ra một số bài học đối với An Giang như sau: Thứ nhất, xây dựng chiến lược ứng phó với BĐKH mang tính khoa học Thứ hai, bố trí, sắp xếp lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại và thích ứng với BĐKH Thứ ba, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng phải đảm bảo mục tiêu phát triển nông nghiệp và thích ứng với BĐKH Thứ năm, coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với BĐKH
  17. 15 Chương 3 THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA AN GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên An Giang có nhiều thuận lợi về nguồn nước, khí hậu, thời tiết ôn hòa, đất đai nên có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng gây không ít khó khăn: đất đai bị bạc màu, số lượng và chất lượng nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng suy giảm, tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông, hạn hán và XNM có xu hướng gia tăng. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội An Giang hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Dân số toàn tỉnh đến ngày 31/12/2017 khoảng 2.161.713 người, trong đó dân số sống ở nông thôn chiếm khoảng 69,25%. Đa số người dân An Giang sinh sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng lúa nước, nuôi tôm cá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông. Hiện nay, số lao động trong nông nghiệp chiếm 53,66%, công nghiệp 14,29%, dịch vụ 32,05%. Tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH, nhất là ngành nông nghiệp; Nông dân An Giang vốn cần cù, chịu khó, ham học hỏi và sáng tạo,v.v..Tuy nhiên, điều kiện KT-XH cũng gây nhiều khó khăn đối với quá trình TCC ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH: Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; CCKT chuyển dịch chậm, ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao; Kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; Giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh thường “bắp bênh”; Trình độ dân trí còn thấp. 3.2. THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 3.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp An Giang An Giang được xác định là một trong bốn tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH. Các biểu hiện chủ yếu như đất đai bị bạc màu, XNM, nhiệt độ tăng cao, hạn hán, sạt lở, lũ lụt không theo quy luật và nhiều dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi đã đe dọa đến tình hình sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh.
  18. 16 Trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan và XNM ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, gây nhiều thiệt hại cho nông dân và ngành nông nghiệp. Theo Sở NN &PTNT An Giang, từ giữa năm 2015, hiện tượng El Nino bắt đầu xuất hiện và kéo dài đến hết năm 2016, gây ra hiện tượng thời tiết bất thường như khô hạn, không có lũ, XNM. Nhiệt độ có thời điểm cao nhất lên đến 37,6°C, mực nước lũ tại thị xã Tân Châu chỉ đạt 255cm (thấp nhất so chuỗi số liệu quan trắc được từ năm 1926), XNM có nồng độ cao và kéo dài (4,5o/oo). Với diễn biến hạn hán và XNM như trên gây thiếu nước sinh hoạt cho khoảng 150.000 dân ở khu vực vùng cao của huyện Tịnh Biên và Tri Tôn; khoảng 26.162 người dân bị ảnh hưởng bởi nhiễm mặn; 6.000 ha ở vùng cao và gần 40.000 ha ở các huyện còn lại bị thiếu nước sản xuất. BĐKH cũng làm gia tăng các loài dịch bệnh, ảnh hưởng đến năng suất các cây trồng và thu nhập của người dân. Năm 2016, do nắng nóng kéo dài nên đã có gần 468,5 ngàn ha cây trồng nhiễm sâu bệnh. Trong năm 2017, tình hình mưa bão kéo dài và kèm theo dông lốc đã gây thiệt hại 12.191 ha lúa và hoa màu. Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng thiệt hại về kinh tế trong giai đoạn 2011- 2017 do lũ lụt, hạn hán, thiên tai, dịch bệnh và sạt lở đất là 1683,56 tỷ đồng. 3.2.2. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2010 - 2017 3.2.2.1. Tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Thứ nhất, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế An Giang đã có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giảm nhanh tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Từ năm 2010 đến năm 2017, ngành nông nghiệp đã giảm từ 38,5% xuống còn 30,90% trong CCKT, đồng thời gia tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Chính điều này đã góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực của BĐKH đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là góp phần làm hạn chế mức độ tổn thương của ngành nông nghiệp trước tác động của BĐKH. Thứ hai, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản Đến cuối năm 2017, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 79,01%, ngành lâm nghiệp 0,75% và ngành thủy sản 20,24% trong tổng GTSX nông - lâm -
  19. 17 thủy sản. Nếu so với thời điểm năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp giảm 1,13%, ngành lâm nghiệp giảm 0,08%, ngành thủy sản tăng 1,21% . Thứ ba, rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất nông, lâm, thủy sản thích ứng với BĐKH Trên cơ sở các điều kiện sinh thái, khả năng thủy lợi và tập quán canh tác, tỉnh An Giang tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các quy hoạch hiện có, đồng thời nghiên cứu xây dựng mới các quy hoạch phục vụ TCC ngành nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020, quy hoạch chi tiết phát triển các vùng chuyên canh lúa, rau màu và thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Thứ tư, phân công lại lực lượng lao động trong nông nghiệp Tổng số lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thủy sản tính đến ngày 01/7/2016 là 361.713 người. Nếu so với năm 2011, số lao động tham gia nông - lâm - thủy sản đã giảm 165.193 người (34,14%). Điều này cho thấy lao động trong nông nghiệp đã chuyển dịch sang các ngành nghề khác hoặc di cư ra thành thị. Đây là xu thế tích cực trong TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. Thứ năm, bố trí, sử dụng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp Năm 2017, tổng diện tích tự nhiên tỉnh An Giang là 353.668,02 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 298.512,43 ha, chiếm 84,40%; Đất phi nông nghiệp 54.013,79 ha, chiếm 15,27%; Đất chưa sử dụng 1.141,80 ha, chiếm 0,32%. So với năm 2010, quỹ đất nông nghiệp tỉnh An Giang tăng 726,47 ha. Theo chỉ tiêu Nghị quyết số 50/NQ-CP, ngày 08/4/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp tỉnh An Giang là 291.870 ha. Thứ sáu, đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Sự phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng là hướng đi tích cực trong quá trình TCC ngành nông nghiệp. Trong đó, sự phát triển của hình thức liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị và liên kết sản xuất theo mô hình CĐL đã mở ra hướng đi mới trong quá trình xã hội hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần giúp nông dân từng bước tiến lên sản xuất lớn, hiện đại và thích ứng tốt hơn với BĐKH.
  20. 18 Thứ bảy, định vị lại hệ thống kết cấu hạ tầng Công tác bố trí, sắp xếp, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thời gian qua đã phát huy tác dụng to lớn trong việc giúp cho nông dân ổn định phát triển sản xuất trước những diễn biến bất thường của lũ lụt, hạn hán, thiên tai, XNM,v.v.. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực đầu tư nên hệ thống kết cấu hạ tầng KT- XH của An Giang vẫn còn khá khiêm tốn, chưa có những công trình mang tính chiến lược để thích ứng với những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của BĐKH trong tương lai, nhất là tình trạng nắng nóng kéo dài, thiếu nước ngọt, XNM, sạt lở bờ sông, ngập lụt,v.v.. Thứ tám, nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp Sản phẩm lúa - gạo: Đã nghiên cứu lai tạo và tuyển chọn giống lúa thơm Bảy Núi, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt thích nghi với BĐKH. Sản phẩm rau màu: Các loại giống tốt được sử dụng phổ biến trong sản xuất rau, màu hiện nay. Sản phẩm chăn nuôi: Ngoài việc cải thiện giống vật nuôi, nhiều giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi được triển khai trong sản xuất như chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng đệm lót sinh học, chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, biogas, vaccine phòng bệnh. Nhóm sản phẩm thủy sản: Trung tâm giống thủy sản đã sản xuất và cung cấp cho thị trường 150.000 con giống cá điêu hồng Ecuador chất lượng có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao. Tập đoàn Tiran sản xuất tôm càng xanh giống toàn đực theo công nghệ Israel đã cung cấp con giống cho tỉnh An Giang và các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL với gần 11 triệu con giống chất lượng,v.v.. 3.2.2.2. Cơ cấu lại nội bộ chuyên ngành nông nghiệp Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và chủ động ứng phó với BĐKH, An Giang chủ trương đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, giảm dần trồng lúa, tăng các loại hoa màu, phát triển chăn nuôi quy mô lớn và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay, nội bộ chuyên ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực. GTSX toàn ngành ngày càng tăng, nhưng tỷ trọng trồng trọt từ 85,7% (2011) giảm còn 83% (2017), ngành chăn nuôi từ 6,4% tăng lên 6,6%, dịch vụ từ 7,9% tăng lên 10,4%. Đối với trồng trọt Nhìn chung, quá trình TCC ngành trồng trọt mang lại những kết quả bước đầu đáng trân trọng. Diện tích đất trồng trọt giảm nhưng nhờ chuyển đổi cơ cấu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2