intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

71
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH trong thời gian tới. Để đạt được mục đích này, luận án cần thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể sau: Hệ thống hóa lý luận chung về: Ngành nông nghiệp, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của vùng lãnh thổ (khái niệm, nội dung, các nhân tố tác động và chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút và đóng góp của FDI vào nông nghiệp của vùng...); phân tích thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ TÀI CHÍNH<br /> <br /> HỌC VIỆN TÀI CHÍNH<br /> <br /> VŨ VIỆT NINH<br /> <br /> TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ<br /> TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NÔNG NGHIỆP<br /> VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng<br /> Mã số: 9.34.02.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI – 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Học viện Tài chính<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Tiến Thuận<br /> 2. PGS. TS Nhữ Trọng Bách<br /> <br /> Phản biện 1: .................................................<br /> ...............................................<br /> Phản biện 2: .................................................<br /> ...............................................<br /> Phản biện 3: .................................................<br /> ...............................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Tài chính<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> Và Học viện Tài chính<br /> <br /> năm 2018<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Việt Nam là một nước “đi lên” từ nông nghiệp. Sau hơn 30 năm đổi mới,<br /> kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Trong nghiên cứu “mô<br /> hình kinh tế liên ngành và cơ cấu kinh tế của Việt Nam” (Bùi Trinh và cộng<br /> sự…) đã chỉ ra nông nghiệp là ngành cần được ưu tiên phát triển để từ đó thúc<br /> đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam hội nhập sâu, rộng là<br /> điều kiện thuận lợi để thu hút FDI vào các ngành, trong đó có nông nghiệp. Tuy<br /> nhiên, lượng vốn FDI vào ngành này còn rất hạn chế.<br /> Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế có thế mạnh sản xuất<br /> nông nghiệp của Việt Nam. Với truyền thống sản xuất nông nghiệp và có nhiều<br /> điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, đồng bằng sông Hồng hoàn toàn<br /> có thể phát triển hơn nữa thành vùng sản xuất nông nghiệp lớn của quốc gia,<br /> góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế của vùng và của cả nước. Tuy nhiên,<br /> FDI đầu tư vào nông nghiệp vùng rất khiêm tốn so với tiềm năng của ngành<br /> cũng như so với các ngành khác vùng.<br /> Xuất phát từ thực tế trên, NCS thấy rằng nông nghiệp là ngành cần được<br /> ưu tiên phát triển, chủ trương của Đảng và Chính phủ cũng đã khẳng định<br /> nhưng do FDI vào nông nghiệp rất “khiêm tốn” nên việc tăng cường thu hút<br /> vốn FDI vào nông nghiệp là cần thiết. Hơn nữa, thu hút FDI vào nông nghiệp<br /> cần được thực hiện theo vùng kinh tế, bởi nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào<br /> điều kiện tự nhiên nên việc nghiên cứu theo vùng có nhiều nét tương đồng về<br /> các điều kiện này có ý nghĩa hơn so với thu hút vào cả nước.<br /> Với vai trò là vùng đồng bằng lớn thứ hai cả nước, việc nghiên cứu để tìm<br /> ra các yếu tố ảnh hưởng nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của<br /> vùng ĐBSH là cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Tăng<br /> cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng<br /> bằng sông Hồng” làm đề tài luận án tiến sĩ.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Mục đích cơ bản của luận án là: Xây dựng lý luận chung về ngành nông<br /> nghiệp, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của vùng lãnh thổ<br /> (khái niệm, nội dung, các nhân tố tác động và chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút<br /> và đóng góp của FDI vào ngành nông nghiệp của vùng…); phân tích thực trạng<br /> thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH; đánh giá những thành công, hạn<br /> chế và nguyên nhân của thành công và hạn chế trong thực trạng thu hút FDI vào<br /> ngành nông nghiệp của vùng ĐBSH; đánh giá đóng góp của FDI vào ngành nông<br /> nghiệp của vùng ĐBSH; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào<br /> nông nghiệp của vùng ĐBSH thông qua mô hình phân tích nhân tố khám phá<br /> <br /> 2<br /> <br /> (EFA); nghiên cứu hệ thống, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn<br /> FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn thu hút vốn FDI<br /> vào nông nghiệp vùng ĐBSH.<br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> + Nội dung: Tình hình thu hút FDI, những đóng góp của FDI và những<br /> yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp;<br /> + Không gian: Vùng đồng bằng sông Hồng;<br /> + Thời gian: Giai đoạn 2003-2017. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu được<br /> NCS sử dụng từ cuộc điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê nên số liệu<br /> chính thức công bố mới nhất đến năm 2016 và dữ liệu từ một số tổ chức như<br /> OECD, FAO…thường được các tổ chức này đánh giá theo từng giai đoạn nên<br /> cũng không cập nhật đến năm 2017.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận (tiếp cận theo lợi thế so sánh, tiếp<br /> cận theo ngành, tiếp cận theo vùng); phương pháp thu thập thông tin (thu thập<br /> thông tin thứ cấp, thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp khảo sát<br /> bằng bảng hỏi); phương pháp phân tích số liệu (phương pháp định lượng: Dùng<br /> mô hình hồi quy, mô hình EFA; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp<br /> thống kê phân tổ; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp)…<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa lý luận về thu hút vốn FDI nông<br /> nghiệp: Khái niệm, đặc điểm ngành; khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh<br /> hưởng đến thu hút vốn FDI nông nghiệp, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh<br /> kết quả thu hút vốn FDI nông nghiệp cũng như chỉ tiêu cơ bản đánh giá đóng<br /> góp của FDI nông nghiệp.<br /> Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vào<br /> nông nghiệp vùng ĐBSH, giai đoạn 2003-2017, luận án đã chỉ ra được những<br /> kết quả đạt được trong thu hút vốn FDI nông nghiệp của vùng ĐBSH, cũng như<br /> những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, tác giả sử<br /> dụng mô hình EFA để phân tích các yếu tố ảnh hưởngng đến hoạt động thu hút<br /> vốn FDI nông nghiệp của vùng trong thời gian qua. Kết quả phân tích của luận<br /> án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đặc biệt là các địa phương<br /> trong vùng có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về thực trạng hiệu quả thu hút vốn FDI<br /> nông nghiệp của địa phương và toàn vùng ĐBSH.<br /> Trên cơ sở đánh giá về thực trạng thu hút vốn FDI nông nghiệp của vùng<br /> ĐBSH, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thu hút vốn FDI tại<br /> <br /> 3<br /> <br /> một số vùng kinh tế và quốc gia trên thế giới và vùng kinh tế của Việt Nam; bố<br /> cảnh quốc tế và trong nước; quan điểm, mục tiêu và định hướng thu hút vốn<br /> FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH, luận án đề xuất giải pháp nhằm tăng cường<br /> thu hút vốn FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH trong thời gian tới.<br /> Kết cấu của Luận án: Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án gồm:<br /> Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án<br /> Chương 2: Lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trực<br /> tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của vùng kinh tế<br /> Chương 3:Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông<br /> nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng<br /> Chương 4: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài<br /> vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br /> 1.1.Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án<br /> Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không chỉ là một nguồn lực có vai trò<br /> quan trọng cho phát triển kinh tế mà còn là nhân tố có tác động lan tỏa đến rất<br /> nhiều khu vực khác nhau. Vì vậy, Việt Nam cũng như trên thế giới, các nghiên<br /> cứu liên quan đến FDI không chỉ có số lượng rất lớn mà mức độ nghiên cứu<br /> cũng rất “sâu”. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thu hút vốn FDI vào<br /> ngành nông nghiệp còn rất ít ở cả trong và ngoài nước. Trong luận án, NCS đã<br /> phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về thu hút FDI<br /> vào nông nghiệp gồm 11 nghiên cứu nước ngoài (chủ yếu là các nghiên cứu của<br /> UNCTAD, FAO và các nghiên cứu đăng trên các tạp chí uy tín nhưng phần lớn<br /> cũng sử dụng số liệu từ UNCTAD) và 18 nghiên cứu trong nước (07 LATS, 1<br /> sách chuyên khảo, 02 đề tài cấp bộ và 08 bài báo đăng trên các tạp chí uy tín).<br /> 1.2. Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu<br /> “Khoảng trống” mà luận án có thể tiếp tục nghiên cứu thể hiện trên cả góc<br /> độ lý luận và kinh nghiệp thực tiễn; góc độ thực tế và phương pháp luận. Luận<br /> án nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực trạng<br /> thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng kinh tế, tìm ra những nhân tố chủ yếu<br /> ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH và trên cơ sở<br /> đó đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH.<br /> NCS tiến hành thu thập số liệu từ doanh nghiệp thông qua khảo sát bằng bảng hỏi<br /> và dùng mô hình EFA để phân tích nhân tố ảnh hưởng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2