intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với một số yếu tố nhân khẩu học thuộc khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Nhokbuongbinh Nhokbuongbinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

84
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án này nhằm xác định và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa sự tăng trưởng của một số yếu tố nhân khẩu học và biến động sử dụng đất tại huyện Giao Thủy trên cơ sở ứng dụng tư liệu viễn thám và các kỹ thuật địa tin học. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với một số yếu tố nhân khẩu học thuộc khu vực huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

1<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br /> <br /> LÊ XUÂN T<br /> <br /> LÊ THỊ THU HÀ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT<br /> TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC<br /> THUỘC KHU VỰC HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH<br /> <br /> Ngành: Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ<br /> Mã số: 62.52.05.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> Hà Nội - Năm 2016<br /> <br /> 2<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Trắc địa mỏ, Khoa Trắc địa Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, P. Đức Thắng,<br /> Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS. TS Phạm Văn Cự<br /> 2. GS. TS Võ Chí Mỹ Anh Nghĩa<br /> Phản biện 1: PGS. TS Trần Xuân Trƣờng<br /> Trường đại học Mỏ - Địa chất<br /> Phản biện 2 : GS. TS Trƣơng Quang Hải<br /> Trường đại học Khoa học Tự nhiên<br /> Phản biện 3: TS. Trần Đình Luật<br /> Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp<br /> tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br /> Vào hồi..............giờ, ngày..........tháng.........năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc<br /> Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Tốc độ gia tăng dân số nhanh cùng với nhiều chính sách nhằm thúc<br /> đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm gần đây đã<br /> gây ra sự biến đổi tiêu cực nhiều mặt đối với tài nguyên - môi trường,<br /> trong đó đất đai là thành phần tài nguyên chịu tác động và biến động sâu<br /> sắc nhất.<br /> Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là khu vực ven biển thuộc đồng bằng<br /> sông Hồng, là nơi có diện tích canh tác trên mỗi đầu người chỉ đạt khoảng<br /> 1/2 con số trung bình của cả nước. Tuy nhiên, đây lại là nơi tập trung dân<br /> cư đông nhất, gấp 5 lần so với mật độ trung bình cả nước. Đất canh tác ít,<br /> dân số quá đông gây áp lực rất lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của<br /> khu vực. Do đó, nghiên cứu tổng thể mối quan hệ biến động sử dụng<br /> đất/các yếu tố nhân khẩu học/phát triển kinh tế - xã hội là thực sự cần thiết.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu<br /> a/ Mục tiêu:<br /> Mục tiêu nghiên cứu của luận án này nhằm xác định và làm sáng tỏ mối<br /> quan hệ giữa sự tăng trưởng của một số yếu tố nhân khẩu học và biến động sử<br /> dụng đất tại huyện Giao Thủy trên cơ sở ứng dụng tư liệu viễn thám và các kỹ<br /> thuật địa tin học.<br /> b/ Nhiệm vụ:<br /> - Tổng quan tài liệu liên quan đến luận án;<br /> - Nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp phân loại nhằm nâng cao độ<br /> chính xác chiết tách thông tin sử dụng đất từ ảnh viễn thám;<br /> - Nghiên cứu và lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm xác định mối<br /> quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các yếu tố nhân khẩu học;<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Mô hình hóa và dự báo biến động sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu.<br /> 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br /> a/ Đối tượng nghiên cứu<br /> Xác định mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và một số yếu tố nhân<br /> khẩu học.<br /> b/ Phạm vi nghiên cứu<br /> - Phạm vi không gian: huyện Giao Thủy, Nam Định.<br /> - Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu từ sau thời kì “Đổi mới” đến nay.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp: phân tích, tổng hợp; tích hợp viễn thám và GIS; hồi quy<br /> thống kê; mô hình hóa; thực nghiệm thực địa.<br /> 5. Các luận điểm bảo vệ<br /> Luận điểm 1:<br /> Biến động tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất xây dựng tại<br /> huyện Giao Thủy thời kỳ sau “Đổi mới” có mối quan hệ chặt chẽ với xu<br /> thế tăng trưởng của hai yếu tố nhân khẩu học là số lượng hộ gia đình và tỷ<br /> trọng dân số trong độ tuổi lao động.<br /> Luận điểm 2:<br /> Tích hợp mô hình hồi quy Logistic, chuỗi Markov với Cellular<br /> Automata trên GIS cho phép dự báo về biến động sử dụng đất huyện Giao<br /> Thủy trên không gian và thời gian đạt độ tin cậy cao.<br /> 6. Những điểm mới của luận án<br /> 1. Sự tích hợp phương pháp phân loại theo hướng đối tượng với<br /> phương pháp phân loại theo vùng thực địa và thuật toán K - NN đã nâng<br /> cao độ tin cậy trong việc đánh giá biến động sử dụng đất từ ảnh vệ tinh.<br /> 2. Xác định được mối quan hệ giữa gia tăng lực lượng lao động, gia<br /> <br /> 3<br /> <br /> tăng số lượng gia đình với biến động sử dụng đất khu vực huyện Giao<br /> Thủy, tỉnh Nam Định dựa trên công nghệ viễn thám và GIS.<br /> 3. Dự báo biến động sử dụng đất tại Giao Thủy dựa trên việc tích hợp<br /> đa mô hình với sự tham gia của các biến nhân khẩu học.<br /> 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> Ý nghĩa khoa học:<br /> - Xây dựng hướng tiếp cận liên ngành giữa khoa học Trái Đất và khoa<br /> học Xã hội để xác định mối quan hệ giữa hai đối tượng sử dụng đất với các<br /> yếu tố nhân khẩu học.<br /> Ý nghĩa thực tiễn:<br /> - Luận án đã làm sáng tỏ vai trò của các yếu tố lực lượng lao động, số<br /> hộ gia đình trong việc sử dụng đất và biến động sử dụng đất. Điều này là<br /> cần thiết cho việc điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.<br /> 8. Cấu trúc luận án<br /> Luận án bao gồm 03 chương cùng với phần mở đầu, kết luận, tài liệu<br /> tham khảo và phụ lục.<br /> NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN<br /> Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN<br /> CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC<br /> YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM<br /> 1.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất<br /> 1.1.1 Xu hướng nghiên cứu biến động sử dụng đất với các yếu tố quan hệ<br /> 1.1.2 Các phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất<br /> Phát hiện biến động có thể được định nghĩa là quá trình xác định sự<br /> khác biệt trạng thái của một đối tượng hoặc hiện tượng bằng cách quan sát<br /> nó ở các thời điểm khác nhau [25].<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2