intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu rung động và biện pháp giảm rung động trong nền do khai thác hệ thống tàu điện ngầm

Chia sẻ: Nhokbuongbinh Nhokbuongbinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

120
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu rung động và biện pháp giảm rung động trong nền do khai thác hệ thống tàu điện ngầm nghiên cứu phương pháp, mô hình, thuật toán và chương trình tính để dự báo mức độ rung động của nền đất do tải trọng động của đoàn tàu di chuyển trong hầm và biện pháp giảm rung động bằng đệm đàn hồi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu rung động và biện pháp giảm rung động trong nền do khai thác hệ thống tàu điện ngầm

BỘ QUỐC PHÒNG<br /> HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ<br /> --------------<br /> <br /> NGUYỄN QUANG DŨNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU RUNG ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP<br /> GIẢM RUNG ĐỘNG TRONG NỀN DO KHAI THÁC<br /> HỆ THỐNG TÀU ĐIỆN NGẦM<br /> <br /> Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình đặc biệt<br /> Mã số:<br /> <br /> 62 58 02 06<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> Hà Nội – 2013<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br /> HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÕNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> GS.TS Vũ Đình Lợi<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Mạnh Yên<br /> Đại học Xây dựng Hà Nội<br /> Phản biện 2: GS.TSKH Nguyễn Văn Quảng<br /> Đại học Kiến Trúc Hà Nội<br /> Phản biện 3: GS.TSKH Nguyễn Đông Anh<br /> Viện Cơ học<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện<br /> theo quyết định số ………./……….., ngày ….. tháng ….. năm 2013<br /> của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, họp tại: Học viện Kỹ thuật<br /> Quân sự vào hồi: ……..giờ…….. ngày…..tháng….. năm 2013.<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ<br /> 1. Nguyễn Quang Dũng, Vũ Đình Lợi (2010), Đánh giá ảnh hưởng<br /> rung dối với môi trường do khai thác tàu điện ngầm Hà Nội, Tạp<br /> chí Khoa học và Kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự, số 136/082010.<br /> 2. Nguyễn Quang Dũng, Vũ Đình Lợi (2013), Dự báo rung động nền<br /> do khai thác các tuyến metro Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí<br /> Giao thông Vận tải, số tháng 04/2013.<br /> 3. Nguyễn Quang Dũng (2013), Ứng dụng phương pháp phổ biên độ<br /> Fourier xác định tần số dao động riêng của nền đất, Tạp chí Khoa<br /> học và Kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự, chuyên san tuyển<br /> tập công trình Hội nghị khoa học các nhà nghiên cứu trẻ, số<br /> 154/04-2013.<br /> 4. Nguyễn Quang Dũng, Phan Thành Trung (2013), Mô phỏng tải<br /> trọng động đoàn tàu di chuyển trong đường hầm để phân tích bài<br /> toán động của metro theo mô hình bài toán phẳng, Tạp chí Khoa<br /> học và Kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự, số 155/06-2013.<br /> 5. Nguyễn Quang Dũng (2013), Sử dụng đệm đàn hồi giảm rung<br /> động cho nền khi khai thác hệ thống Metro, Tạp chí Giao thông<br /> Vận tải, số tháng 07/2013.<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> Tính cấp thiết của đề tài<br /> Giao thông ngầm là một hình thức giao thông tiên tiến, sử dụng<br /> hợp lý không gian ngầm, cho phép giải quyết nhiều vấn đề của các đô<br /> thị lớn trên thế giới. Ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TpHCM đã<br /> tiến hành khởi động các dự án đường sắt đô thị. Khi đưa vào khai<br /> thác hệ thống này sẽ phát sinh rung động gây khó chịu cho dân cư<br /> sinh sống hai bên tuyến và có thể gây phá hoại kết cấu của công trình<br /> xây dựng nếu xảy ra cộng hưởng.<br /> Hiện nay ở nước ta chưa có các nghiên cứu về dự báo rung động<br /> và biện pháp giảm rung động trong nền đất khi khai thác hệ thống<br /> metro trước khi xây dựng, nhằm phát triển kinh tế quốc dân đi đôi<br /> với việc đảm bảo môi trường sống đô thị. Do vậy đề tài “Nghiên cứu<br /> rung động và biện pháp giảm rung động trong nền do khai thác hệ<br /> thống tàu điện ngầm” luận án đặt ra cho đến nay đang là vấn đề có ý<br /> nghĩa khoa học và thực tiễn.<br /> Mục đích nghiên cứu của luận án<br /> Nghiên cứu phương pháp, mô hình, thuật toán và chương trình<br /> tính để dự báo mức độ rung động của nền đất do tải trọng động của<br /> đoàn tàu di chuyển trong hầm và biện pháp giảm rung động bằng<br /> đệm đàn hồi.<br /> Phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> - Về kết cấu: Kết cấu công trình hầm được mô tả là hệ thanh.<br /> - Về nền đất: Nền đất được mô tả bằng mô hình đàn dẻo.<br /> - Về tải trọng: Tải trọng đoàn tàu được mô tả là một dãy trục xe di<br /> chuyển trong hầm có xét đến khuyết tật của mặt tiếp bánh xe-ray và<br /> không xét hệ treo giảm chấn của toa xe.<br /> Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu lý thuyết, sử dụng phương pháp PTHH tiến hành thử<br /> nghiệm số tính toán hệ “tàu điện ngầm – kết cấu hầm – nền đất” và<br /> lập trình tính toán số liệu tải trọng động đầu vào trong Labview.<br /> Cấu trúc của luận án<br /> Toàn bộ nội dung luận án được trình bày trong phần mở đầu, 4<br /> chương, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo. Nội dung<br /> <br /> 2<br /> luận án bao gồm 119 trang, 16 bảng biểu, 81 hình vẽ và đồ thị, 85 tài<br /> liệu tham khảo, 5 bài báo khoa học phản ánh nội dung của luận án.<br /> CHƢƠNG I<br /> TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> Luận án đã tiến hành tổng quan về các vấn đề liên quan đến nội<br /> dung của luận án. Từ tổng quan rút ra các nhận xét, đánh giá như sau:<br /> - Trong đánh giá rung động, áp dụng khái niệm “cường độ rung”,<br /> cường độ rung được mô tả thông qua vận tốc và được phân cấp theo<br /> Decibel rung động, ký hiệu là VdB để phân biệt với cường độ âm<br /> thanh (dB) [7]. Các tiêu chuẩn trên thế giới về rung động áp dụng<br /> điều kiện giới hạn rung như sau:<br /> L max Li [ L]<br /> [VdB]<br /> (1.1)<br /> trong đó:<br /> <br /> Li<br /> <br /> 20 log 10<br /> <br /> vi<br /> vref<br /> <br /> [VdB]<br /> <br /> (1.2)<br /> <br /> L: Cường độ rung động lớn nhất phát sinh.<br /> Li : Cường độ rung động tại khoảng thời gian 1s thứ i.<br /> [L]: Cường độ rung động giới hạn trong tiêu chuẩn áp dụng.<br /> vi : Vận tốc dao động căn quân phương tại khoảng 1s thứ i.<br /> vref : Vận tốc dao động tham chiếu, vref=5.10-8 m/s [77].<br /> - Các nghiên cứu đã tiếp cận bài toán theo hướng giải quyết hai<br /> mô hình con: (i) bài toán tương tác ray-bánh xe để xác định tải trọng<br /> xuống sàn hầm và (ii) bài toán tương tác động lực học hầm – nền.<br /> - Nhiều nghiên cứu xem môi trường đất là một lớp với các tham<br /> số là trung bình của các lớp hoặc nhiều lớp đàn hồi tuyến tính. Việc<br /> quy đổi về 1 lớp trung bình khi đặc tính các lớp đất khác nhau nhiều<br /> sẽ dẫn đến kết quả chưa phù hợp.<br /> - Thực tế tải trọng động của đoàn tàu là rất phức tạp và bị ảnh<br /> hưởng của nhiều yếu tố liên quan, đến nay nhiều nghiên cứu đã đơn<br /> giản hóa xem tải trọng đoàn tàu là hàm điều hòa 1 tần số và tính toán<br /> cho 1 trục hay 1 toa xe, dẫn đến việc mô phỏng tải trọng chưa sát<br /> thực tế. Một số nghiên cứu sử dụng kết quả đo gia tốc hay tải trọng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2