intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng sử dụng dàn chống tự hành trong điều kiện vỉa dày dốc ở vùng Quảng Ninh

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu đề tài là: Tổng quan về HTKT lò DVPT áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới và trong nước. Nghiên cứu quá trình thu hồi than nóc trong HTKT lò DVPT sử dụng DCTH. Nghiên cứu, xác định các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng sử dụng dàn chống tự hành trong điều kiện vỉa dày dốc ở vùng Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NHỮ VIỆT TUẤN NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ HỢP LÝ CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC LÒ DỌC VỈA PHÂN TẦNG SỬ DỤNG DÀN CHỐNG TỰ HÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VỈA DÀY DỐC VÙNG QUẢNG NINH Ngành: Khai thác mỏ Mã số: 62.52.06.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn khai thác hầm lò, Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đỗ Mạnh Phong, Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2. TS Nguyễn Anh Tuấn, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Phản biện 1: PGS.TS Trần Văn Thanh, Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 2: TS Lê Đức Vinh, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ Phản biện 3: GS.TSKH Lê Như Hùng, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vào hồi…. giờ….. phút ngày…. tháng…. năm 2017 Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc Gia Hà Nội hoặc Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tại bể than Quảng Ninh, trong thời gian tới, sản lượng than khai thác sẽ tiếp tục tăng và tỷ trọng than khai thác hầm lò sẽ tăng từ 58% (2014) lên tới 88% (2030). Các vỉa than dày, dốc chiếm khoảng 10 ÷ 12% tổng trữ lượng huy động và được khai thác chủ yếu bằng HTKT lò DVPT, HTKT chia lớp ngang nghiêng, khấu bằng KNM (khoan nổ mìn), chống bằng vì thủy lực với SLKT (sản lượng khai thác), NSLĐ (năng suất lao động) thấp, tổn thất than cao. HTKT (hệ thống khai thác) lò DVPT (dọc vỉa phân tầng) sử dụng DCTH (dàn chống tự hành) được áp dụng tại nhiều nước, cho phép nâng cao NSLĐ, SLKT, an toàn. Để áp dụng hiệu quả HTKT lò DVPT sử dụng DCTH cho điều kiện các vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh cần phải nghiên cứu, xác định các tham số của HTKT cùng các giải pháp kỹ thuật, thiết bị đi cùng phù hợp. Do đó, nội dung nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học, thực tiễn quan trọng và cấp thiết. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Xác định các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh nhằm nâng cao mức độ an toàn lao động và hiệu quả khai thác. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các tham số của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH. Phạm vi nghiên cứu là các vỉa than có chiều dày lớn hơn 3,5 m, dốc hơn 450 thuộc các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU a) Tổng quan về HTKT lò DVPT áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới và trong nước. b) Nghiên cứu quá trình thu hồi than nóc trong HTKT lò DVPT sử dụng DCTH. c) Nghiên cứu, xác định các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH trong điều kiện vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh. d) Áp dụng các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH trong điều kiện cụ thể.
  4. 2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp mô phỏng đối tượng nghiên cứu bằng mô hình vật liệu tương đương, mô hình số; phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu tại hiện trường; phương pháp thống kê, so sánh... 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN a) Ý nghĩa khoa học: góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu, xác định các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng dàn chống trong điều kiện vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh. b) Giá trị thực tiễn: góp phần định hướng phát triển công nghệ CGH (cơ giới hóa) khai thác vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh. 7. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN a) Xác định, làm rõ được sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chất, kỹ thuât mỏ đối với tỷ lệ tổn thất than thu hồi khi áp dụng HTKT lò DVPT sử dụng DCTH cho điều kiện các vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh. b) Xác định được quy luật xuất hiện ứng suất, dịch chuyển, sập đổ của trần than, đá vách khi áp dụng HTKT lò DVPT sử dụng DCTH cho điều kiện các vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh. c) Thiết lập được hàm số thể hiện mối quan hệ giữa các tham số của HTKT với yếu tố địa chất - kỹ thuật - kinh tế và xác định được phạm vi chiều cao PTKT (phân tầng khai thác), chiều dài theo phương KKT (khu khai thác) hợp lý cho điều kiện các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh khi áp dụng HTKT lò DVPT sử dụng DCTH. d) Đề xuất được giải pháp kỹ thuật, đồng bộ thiết bị CGH, kết cấu dàn chống, quy trình thu hồi than nóc phù hợp khi áp dụng HTKT lò DVPT cho điều kiện các vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh. 8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ a) Tổn thất than trong quá trình khai thác áp dụng HTKT lò DVPT chủ yếu do không thể thu hồi được các khối than có dạng hình tam giác (nêm than) nằm dưới nền lò, được hình thành một cách có hệ thống, theo chu kỳ và lượng than nằm phía trụ vỉa, ổn định dưới góc dốc khoảng 730 ÷ 780. b) Trong HTKT lò DVPT, khi thu hồi than hạ trần, than luôn dịch chuyển xuống trước, đá vách sập đổ sau, theo trật tự nhất định,
  5. 3 không hỗn loạn và đá vách của phân tầng thứ hai trở đi luôn dễ sập đổ hơn phân tầng đầu tiên. c) Trong HTKT lò DVPT, chiều cao PTKT tỷ lệ thuận với góc dốc vỉa, tỷ lệ tổn thất than cho phép, tỷ lệ nghịch với bước hạ trần và có thể được nâng cao khi sử dụng DCTH có cửa sổ thu hồi than trên xà phá hoả với bộ phận cấp liệu phía dưới và thu hồi than đồng thời trên các cửa sổ tháo, khe hở giữa các DCTH. Trong điều kiện các vỉa dày, dốc đặc trưng vùng Quảng Ninh (vỉa dày 7 m, dốc 650), khi sử dụng DCTH, chiều cao PTKT hợp lý được xác định khoảng từ 13,2 ÷ 23,5 m. d) Trong HTKT lò DVPT, chiều dài theo phương KKT tỷ lệ thuận với SLKT, tỷ lệ nghịch với chiều cao PTKT và phụ thuộc vào kết cấu chống lò DVPT, độ cứng của than, sự nhịp nhàng giữa công tác đào lò – khai thác. Trong điều kiện địa chất, kỹ thuật các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, chiều dài theo phương KKT hợp lý khi sử dụng DCTH được xác định khoảng từ 130 ÷ 150 m. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được kết cấu gồm: phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận – kiến nghị, được trình bày trong 115 trang đánh máy khổ A4 210x217 mm với 19 bảng biểu, 57 hình vẽ và biểu đồ. 10. CÁC ẤN PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ Tác giả Luận án đã công bố 03 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, 04 báo cáo tại các hội nghị khoa học và 05 công trình nghiên cứu tại các hội đồng khoa học các cấp. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HTKT LÒ DVPT ÁP DỤNG CHO ĐIỀU KIỆN CÁC VỈA THAN DÀY, DỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.1. Tổng quan về HTKT lò DVPT áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới 1.1.1. Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng HTKT lò DVPT áp dụng CNKT (công nghệ khai thác) thủ công gồm các dạng sau: * HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan ngắn: áp dụng cho vỉa dày 3 ÷ 7 m, dốc hơn 450; chiều cao phân tầng 6 ÷ 10 m; NSLĐ
  6. 4 đạt 4 ÷ 6 tấn/công, SLKT 80 ÷ 120 tấn/ca, tổn thất than 28 ÷ 47%. * HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan dài: áp dụng cho vỉa ổn định, dày 4,5 ÷ 15 m, dốc > 410; chiều cao PTKT 35 m; NSLĐ đạt 28 tấn/công, tổn thất than 35 %. * HTKT lò DVPT kết hợp với máy khoan đường kính lớn (PSO): áp dụng cho vỉa ổn định, dày 3,0  8,0 m, dốc > 45; các lỗ khoan có đường kính 850 mm, cách nhau từ 6 ÷ 8 m; SLKT 50  60 ngàn tấn/năm, NSLĐ đạt 8  15 tấn/công, tổn thất than 35  45%. Các HTKT lò DVPT áp dụng công nghệ CGH bao gồm: * Tại khu vực Prokopevsko-Kiselevsk, LB Nga: đã áp dụng tổ hợp PKK, KPO, APV, KPV cho vỉa dày 6  14 m, dốc 48o  64o; chiều cao PTKT 6  23 m; NSLĐ 40 tấn/công, SLKT 242  472 tấn/ngày, tổn thất than 18%. Do nguy hiểm về khí, nên thử nghiệm bị dừng lại. * Tại Ba Lan: HTKT lò DVPT sử dụng DCTH BMV-10 của Slovakia được áp dụng tại mỏ "Kazimierz Juliusz”, vỉa dày 20 m, dốc 45o; chiều dài theo phương KKT 150  200 m, chiều cao PTKT 20  40 m. HTKT đã hoạt động tốt, nhưng đã dừng do trữ lượng hết. * Tại vùng than Kuznetsk, LB Nga: Viện Mỏ Siberi đã nghiên cứu, thiết kế tổ hợp dàn chống KPV1 cho HTKT lò DVPT tại vùng Kuznetsk. Trong HTKT này, trần than phía trên được làm yếu bằng các lò DVPT trung gian đào trong than, chiều dài theo phương KKT từ 150 ÷ 200 m, chiều cao PTKT từ 15 ÷ 20 m (Hiǹ h 1.1, Hiǹ h 1.2). Hình 1.1: HTKT lò DVPT sử dụng Hình 1.2: Tổ hợp dàn tổ hợp dàn chống KPV1 chống KPV1
  7. 5 Dàn chống KPV1 có ưu điểm: diện tích cửa tháo lớn, việc tải than được CGH, có bộ phận cấp liệu cho phép nâng cao hiệu quả thu hồi. Khi áp dụng các tổ hợp CGH, chiều cao PTKT được nâng lên, nên cần thiết phải làm yếu trần than. Có nhiều phương pháp làm yếu trần than đã áp dụng như: khoan nổ mìn (KNM), thủy lực, địa chấn và sóng phân cực. Phương pháp làm yếu bằng KNM, sử dụng kíp nổ vi sai phi điện an toàn, chất nổ dạng dẻo có hiệu quả nhất. 1.1.2. Đánh giá kết quả áp dụng HTKT lò DVPT - HTKT lò DVPT sử dụng CNKT thủ công được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới; tuy nhiên, SLKT, NSLĐ không cao. - HTKT lò DVPT áp dụng công nghệ CGH đạt các chỉ tiêu KTKT tốt, đặc biệt là an toàn lao động, SLKT và NSLĐ cao. - Khi áp dụng CGH khai thác, chiều dày vỉa lớn hơn 5 m, chiều cao PTKT lên tới 40 m, chiều dài theo phương KKT lên tới 200 m. - Phương pháp làm yếu trần than bằng KNM có nhiều ưu điểm hơn cả so với các phương pháp khác. - Dàn chống KPV1 có nhiều ưu điểm hơn cả so với các loại khác khi được áp dụng trong HTKT lò DVPT. 1.1.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới Các công trình nghiên cứu về HTKT lò DVPT chủ yếu tập trung vào các giải pháp kỹ thuật, công nghệ. Các tham số của HTKT chủ yếu được chọn theo kinh nghiệm, không có công thức tính toán. Các phương pháp sử dụng gồm: nghiên cứu lý thuyết, hiện trường mỏ, mô hình vật liệu tương đương và gần đây sử dụng mô hình số. 1.1.4. Hướng hoàn thiện HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới Để nâng cao hiệu quả, an toàn, có thể hoàn thiện HTKT lò DVPT theo các hướng như sau: tăng cường áp dụng các tổ hợp CGH; đồng thời, nâng cao các thông số của HTKT tới mức phù hợp và sử dụng giải pháp làm yếu trần than bằng KNM. 1.2. Tổng quan kinh nghiệm áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh 1.2.1. Khái quát chung về bể than Quảng Ninh
  8. 6 Bể than Quảng Ninh có diện tích khoảng 1.400 km2, gồm ba khu vực: Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí. Than thuộc loại Antraxít, có chất lượng tốt. Tổng trữ lượng than còn lại tính đến ngày 1/1/2011 là 8.826.923 ngàn tấn. Hiện nay, tại Quảng Ninh, có khoảng 20 mỏ, điểm khai thác lộ thiên và khoảng 30 mỏ hầm lò. Năm 2013, SLKT đạt 45 triệu và tỷ trọng than khai thác hầm lò đạt 54,0%. SLKT và tỷ trọng than khai thác hầm lò có xu hướng tăng trong giai đoạn tới. 1.2.2. Đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh - Địa tầng: có tuổi địa chất thuộc hệ Triats - Thống Thượng, bậc Nori - Rêti - hệ tầng Hòn Gai (T3n-rhg), phụ hệ tầng Hòn Gai giữa T3n- rhg2; có chiều dày thay đổi từ 200  1500 m; chứa các loại đá: sét than, sét kết, bột kết, cát kết, cuội sạn kết và các vỉa than. - Kiến tạo: có nhiều nếp uốn lớn, dài từ 35  40 km, dốc 200 ÷ 800 và trên hai cánh thường phát triển các nếp uốn bậc cao. - Điều kiện địa chất thủy văn: nhiều suối, nước dưới đất quan hệ mật thiết với nước mặt, điều kiện thủy văn phức tạp. - Điều kiện khí mỏ: phần lớn các mỏ được xếp loại I, II về độ chứa khí mê tan, ngoại trừ mỏ Mạo Khê được xếp siêu hạng. - Chất lượng than: bể than Quảng Ninh có tới 96,19% là than antraxit và bán antraxit, có chất lượng tốt. - Tính tự cháy của than: than có khả tự cháy thấp, mới phát hiện vỉa 24 – Tràng Khê II, III và vỉa 5 - Khe Chuối có tính tự cháy. - Trữ lượng các vỉa than: được xác định có khả năng áp dụng CGH là 116.564,90 nghìn tấn, chiếm 10  12% tổng trữ lượng, trong đó: vỉa dày 5,0  10,0 m, chiếm 48,8%; vỉa có chiều dài theo phương > 800 m, chiếm 55,7% và từ 300  800 m chiếm 39,11%. 1.2.3. Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh * HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan ngắn: được áp dụng tại hầu hết các mỏ, cho điều kiện: vỉa dốc hơn 450, dày từ 2 ÷ 5 m; chiều dài theo phương KKT khoảng 80 ÷ 100 m, chiều cao PTKT từ 6 ÷ 8 m; chống bằng các cũi lợn gỗ hoặc vì thủy lực; công suất 25  35 ngàn tấn/năm, NSLĐ 2,5  3,5 tấn/công, chi phí lò chuẩn bị 50  60
  9. 7 m/1000 tấn, tổn thất than 25  35% ; ưu điểm là thích ứng tốt với điều kiện địa chất phức tạp, quy trình kỹ thuật đơn giản; nhược điểm là chi phí mét lò chuẩn bị, tổn thất than cao, NSLĐ thấp. * HTKT lò DVPT kết hợp với máy khoan đường kính lớn (PSO): đã được áp dụng tại mỏ Mông Dương cho vỉa ổn định với chiều dày 3  8 m, dốc > 45; công suất 35.000 tấn/năm; NSLĐ 3,5 tấn/công; chi phí gỗ 25 m3/1000 tấn, tổn thất than 35%; ưu, nhược điểm tương tự như HTKT đã áp dụng tại Liên Xô (cũ). * HTKT lò DVPT sử dụng DCTH kết hợp nổ mìn trong lỗ khoan dài: được thử nghiệm tại mỏ Hà Ráng với vỉa dày 6,5m; dốc 560 ; chiều cao PTKT 15 m; chống bằng tổ hợp KDT-2. Do ảnh hưởng bởi nước mặt, nên thử nghiệm chưa thành công; tuy nhiên, công nghệ đã chứng minh được hiệu quả như: SLKT đạt 4297 tấn/tháng, NSLĐ đạt 7,4 tấn/công, mức độ an toàn được nâng cao. 1.2.4. Đánh giá kết quả áp dụng HTKT lò DVPT - Chủ yếu áp dụng CNKT thủ công, chiều cao PTKT 6 ÷ 8 m, chiều dài KKT từ 80 ÷ 100 m, SLKT, NSLĐ thấp, tổn thất than cao. - Công nghệ CGH được áp dụng còn rất ít và chưa thành công; tuy nhiên, bước đầu đã chỉ ra hiệu quả của công nghệ. 1.2.5. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh Đã có các công trình nghiên cứu về HTKT lò DVPT cho điều kiện vùng Quảng Ninh, được áp dụng và mang lại kết quả tốt. Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về CNKT thủ công, về công nghệ CGH còn hạn chế. Việc nghiên cứu hoàn thiện các tham số của HTKT, CNKT ít được quan tâm, nếu có thường là chiều cao PTKT. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích lý thuyết kết hợp với nghiên cứu tại thực tế hiện trường. 1.2.6. Hướng hoàn thiện HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh - Tăng cường áp dụng công nghệ, thiết bị CGH phù hợp; - Xác định được các tham số phù hợp cho HTKT khi áp dụng công nghệ CGH đào lò và khai thác; - Lựa chọn kết cấu, tiết diện, vật liệu chống giữ, gia cường các
  10. 8 đường lò phù hợp với điều kiện địa chất, HTKT, CNKT được áp dụng; - Hoàn thiện giải pháp nổ mìn trong các lỗ khoan dài theo hướng áp dụng CGH khâu nạp kíp, mìn để rút ngắn thời gian thi công; - Kiểm soát tốt nguy cơ về cháy nổ khí, bục nước, sập đổ lò. 1.3. Kết luận Chương 1 - Trên thế giới, HTKT lò DVPT sử dụng tổ hợp CGH đã được áp dụng rộng rãi cho vỉa dày hơn 5 m, chiều cao PTKT lên tới 20 m và chiều dài theo phương KKT tới 200 m; các chỉ tiêu KTKT đạt tốt. - Các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh có trữ lượng lớn, thuận lợi để áp dụng công nghệ CGH trong HTKT lò DVPT. - HTKT lò DVPT sử dụng CNKT thủ công được áp dụng rộng rãi tại vùng Quảng Ninh; tuy nhiên, SLKT và NSLĐ còn thấp, tổn thất than cao. Trong khi đó, công nghệ CGH chưa thành công. - Có nhiều nghiên cứu về HTKT lò DVPT; tuy nhiên, chủ yếu tập trung vào các khâu công nghệ, giải pháp kỹ thuật, chưa xác định được tham số của HTKT theo các yếu tố địa chất, kỹ thuật. - Để nâng cao hiệu quả HTKT lò DVPT tại vùng Quảng Ninh cần: tăng cường áp dụng CGH; xác định được các tham số phù hợp cho HTKT; lựa chọn được kết cấu, tiết diện, vật liệu chống giữ, gia cường các đường lò; hoàn thiện giải pháp nổ mìn trong lỗ khoan dài; kiểm soát hiệu quả nguy cơ về cháy nổ khí, bục nước, sập đổ lò. CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH THU HỒI THAN NÓC TRONG HTKT LÒ DVPT SỬ DỤNG DÀN CHỐNG 2.1. Quy luật dịch chuyển của than – đá trong quá trình thu hồi than nóc Các nghiên cứu đầu tiên về hạ trần, thu hồi than nóc được thực hiện tại Trường Đại học Mỏ Leningrad vào những năm 1949 ÷ 1953 cho thấy: để đảm bảo quá trình tháo than diễn ra bình thường, chiều cao của lớp than được tháo phải lớn hơn kích thước của cục than từ 4 ÷ 6 lần và không quá 2  15 lần kích thước của cửa tháo than; khối than được tháo phải được bố trí nghiêng về phía không gian khai thác 60o ÷ 80o và khoảng cách giữa các cửa sổ tháo phải là tối thiểu. Ivanov B.A. đã thí nghiệm tháo than tại cửa tháo đơn bằng mô
  11. 9 hình vật liệu tương đương và cho thấy, vùng dịch chuyển của than hạ trần tới cửa tháo (gọi là vùng tháo than hay vùng thu hồi) có dạng parabol (Paraboloid), trục đi qua cửa tháo, có mặt nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc từ 60o  65o. Các cục than được tháo chuyển động với tốc độ khác nhau, các cục càng gần trục đi qua tâm cửa tháo càng có tốc độ dịch chuyển lớn và ngược lại. Năm 1969 – 1973, Ivanov B.A đã thí nghiệm sử dụng thiết bị tháo – đập than có pít tông tác động hai phía. Việc tháo than với sự trợ giúp của pít tông đẩy ngang đảm bảo sự dịch chuyển của than xuống dưới với tốc độ như nhau, theo chiều thẳng đứng, các cục than trong một mặt phẳng đến cửa tháo gần như đồng thời. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tháo than sử dụng pít tông đẩy ngang đã nâng tỷ lệ than sạch thu hồi được từ 40% lên 80% và giảm tổn thất than. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sau mỗi chu kỳ tháo than, khu vực phía sau cửa tháo hình thành các khối than có dạng lăng trụ tam giác, không thu hồi được, gây tổn thất than. 2.2. Nghiên cứu quá trình thu hồi than nóc trên mô hình vật liệu tương đương 2.2.1. Quá trình hạ trần, thu hồi than nóc dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chất – kỹ thuật mỏ Chọn những yếu tố chính để nghiên cứu, bao gồm: góc dốc vỉa than ():  = 450, 650, 850; chiều dày vỉa (M): M = 7 m; bước hạ trần than nóc (a): a = 1 m, 2 m, 3 m; chiều cao PTKT (h): h = 8 m, 12 m và 15 m và trần than được giả định đã bị phá vỡ, làm yếu. Mô hình được chọn có kích thước dài x rộng x cao = 800 x 800 x 800 mm, mô phỏng HTKT lò DVPT với: chiều dài theo phương lò DVPT: 40 m; tổng chiều cao lò DVPT, trần than và đá phá hoả: 40 m; chiều dày vỉa: 7 m; chiều cao lò DVPT: 2 m; chiều rộng lò DVPT: 4 m. Các hệ số đồng dạng của mô hình được tính toán, xác định như sau: kích thức αl=1:50; khối lượng = 1:1; thời gian t = 1:7; cường độ kháng nén, kéo nén = kéo = l. =1:50; lực dính kết c= l.= 1:50; góc nội ma sát =tgTT/tgM=1:1; hệ số đàn hồi E E= l.=1:50; hệ số PoatxôngTT=M=1:1. Đá phá hoả và than của mô hình được lấy từ hiện trường mỏ. Tiến hành khai thác 27 mô hình,
  12. 10 tổng hợp, xác định và phân tích mối quan hệ giữa tỷ lệ tổn thất than theo các yếu tố địa chất, kỹ thuật (Hình 2.2, 2.3, 2.4). Hình 2.1: Quá trình khai thác một mô hình đặc trưng a) a =1 m b) a =2 m c) a =3 m Hình 2.2: Quan hệ giữa tỷ lệ tổn thất than - chiều cao phân tầng a) h =8 m b) h =12 m c) h =15 m Hình 2.3: Quan hệ giữa tỷ lệ tổn thất than – góc dốc vỉa a) α = 450 b) α = 650 c) α = 850 Hình 2.4: Quan hệ giữa tỷ lệ tổn thất than – bước hạ trần
  13. 11 Từ các kết quả phân tích trên, có thể nhận xét: - Tổn thất than luôn tỷ lệ thuận với chiều cao PTKT, khi chiều cao PTKT tăng từ 8 m lên 15 m, tỷ lệ tổn thất than tăng từ 3 ÷ 7 %. - Tổn thất than luôn tỷ lệ nghịch với góc dốc vỉa , khi  giảm từ 850 xuống 450, tỷ lệ tổn thất than tăng từ 12 ÷ 18 %. - Tổn thất than luôn tỷ lệ thuận với bước hạ trần a (m), khi a tăng từ 1 m lên 3 m, tỷ lệ tổn thất than tăng từ 6 ÷ 11 %. 2.2.2. Quá trình hạ trần, thu hồi than nóc dưới sự ảnh hưởng của kết cấu dàn chống và quy trình thu hồi than nóc Luận án chọn mô hình vật liệu tương đương để mô phỏng một chu kỳ hạ trần với các tham số địa chất, kỹ thuật mỏ đặc trưng của vùng Quảng Ninh: góc dốc vỉa than ():  = 650; chiều dày vỉa (M): M = 7 m; bước hạ trần than nóc (a): a = 1 m; chiều cao PTKT (h): h = 12 m; trần than phía trên lò DVPT đã bị phá vỡ. Mô hình có kích thước: dài x rộng x cao = 800 x 420 x 50 mm, có 3 cửa tháo than cao 100 mm, rộng 50 mm, tương ứng với kích thước thực là 2,0 x 1,0 m. Các cửa tháo than cách nhau 75 mm, tương ứng với kích thước thực là 1,5 m. Các đại lượng nghiên cứu trên mô hình và giá trị thực tế được liên hệ bởi các tỷ lệ đồng dạng như sau: về kích thước: l = 1:20; về thời gian: T = 1:4,5; về khối lượng 1:1. Vật liệu tương đương được chọn là đá bột kết và than được lấy tại mỏ. Luận án đã tiến hành thí nghiệm với 4 mô hình, kết quả như sau: - Khi thu hồi than hạ trần của Mô hình 1, chỉ thu hồi than tại cửa sổ tháo ở giữa, tỷ lệ tổn thất than đạt lớn nhất,  = 48,6 %. - Khi thu hồi than hạ trần của Mô hình 4, thu hồi than đồng thời tại 03 cửa sổ, tỷ lệ tổn thất than đạt thấp nhất,  = 39,3 %. - Khi thu hồi than của Mô hình 2 và Mô hình 3, từ trụ sang vách và từ vách sang trụ, tỷ lệ tổn thất là  = 41,1% và  = 42,0%. Từ các kết quả nghiên cứu, có thể nhận xét: để giảm tốn thất than, nên chọn dàn chống có cửa sổ thu hồi trên xà phá hoả và khe hở giữa hai dàn và thu hồi đồng thời trên các cửa tháo. 2.3. Nghiên cứu qúa trình hạ trần, thu hồi than nóc của HTKT lò DVPT sử dụng dàn chống KDT-2 tại mỏ than Hà Ráng bằng mô hình số
  14. 12 2.3.1. Lựa chọn các tham số và xây dựng mô hình mô phỏng Luận án sử dụng phần mềm PHASE2 để mô phỏng dịch chuyển của than, đá vách trong quá trình thu hồi than nóc của HTKT lò DVPT sử dụng dàn chống KDT-2 tại mỏ than Hà Ráng. Mô hình có dạng 2D, kích thước 120 x 120 m, mô phỏng các đối tượng gồm: vỉa dày 6,5 m; dốc 56; vách gồm sét kết, bột kết, cát kết, cuội, sạn kết; trụ gồm bột kết, cát kết, cuội sạn kết; lò DVPT mức +30 và +41; trần than được làm yếu bằng KNM; phân tầng +41  +50 được chống bằng giá thủy lực XDY, phân tầng +30  +41 được chống bằng dàn chống KDT-2. Than, đá được mô phỏng bằng các loại vật liệu đàn hồi dẻo tuyến tính, nứt nẻ như khối đá trong tự nhiên. 2.3.2. Khai thác mô hình mô phỏng - Giai đoạn 1: trạng thái ban đầu với trường ứng suất tự nhiên. - Giai đoạn thứ 2: đào chống lò DVPT mức +41 và chống giá thủy lực tăng cường tại đường lò này. - Giai đoạn thứ 3: phá nổ cưỡng bức lớp than nóc. - Giai đoạn thứ 4: hạ trần than nóc lò DVPT mức +41. - Giai đoạn thứ 5: thu hồi giá thủy lực ở lò DVPT mức +41, đào lò DVPT mức +30 và chống dàn chống KDT-2. - Giai đoạn thứ 6: lặp lại trình tự trên đối với phân tầng thứ hai. 2.3.3. Phân tích, đánh giá các kết quả khai thác trên mô hình số Khi đào lò DVPT, hình thành vùng ứng suất tập trung bao quanh biên lò, cách biên lò khoảng 3,0  3,5 m (Hình 2.5). Khi chống tăng cường, trần than trên nóc lò hình thành vùng phá hủy hình vòm, có chiều cao khoảng 2,5 m (Hình 2.6).
  15. 13 Hình 2.5: Trạng thái ứng Hình 2.6: Chiều cao trần than suất xung quanh lò DVPT tự sập đổ trên nóc lò DVPT Khi bắt đầu thu hồi than, một phần vách trực tiếp trên nóc lò DVPT hình thành các phá hủy dạng cắt, tạo thành một dải khe nứt, tạo bước gẫy ban đầu. Khi thu hồi hết lớp than nóc (10 m), vùng khe nứt phát triển mạnh hơn, nhưng chưa sập đổ. Sau khi thu hồi dàn chống, vách trực tiếp bắt đầu sập đổ (Hình 2.7). a) b) c) d) Hình 2.7: Quá trình thu hồi than nóc tại phân tầng thứ nhất Khai thác phân tầng thứ hai với trình tự tương tự như trên; tuy nhiên, ngay sau khi thu hồi, phá hủy đã phát triển mạnh trong đá
  16. 14 vách. Khi thu hồi đạt chiều cao khoảng 3,0 m xuất hiện dấu hiệu đá vách bắt đầu sập đổ. Xem xét biểu đồ mô tả chuyển vị của các phần tử hữu hạn cho thấy, trần than bị phá hủy lớn hơn rất nhiều lần so với đá vách và than luôn xuống trước đá vách, phản ánh đúng diễn biến tại thực tế hiện trường. 2.4. Kết luận Chương 2 - Pít tông đẩy ngang dưới cửa tháo giúp cho than dịch chuyển đều trong phễu tháo, cho phép nâng cao năng suất, giảm tổn thất than. - Tỷ lệ tổn thất than phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: góc dốc vỉa, bước hạ trần, chiều cao phân tầng, trình tự thu hồi và kết cấu dàn chống. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, để nâng cao hiệu quả khai thác cần ưu tiên nâng cao chiều cao PTKT, sử dụng dàn chống có cửa sổ thu hồi than nóc trên xà phá hoả với bộ phận cấp liệu dưới cửa sổ thu hồi và thu hồi đồng thời trên các cửa tháo. - Khi khai thác từ phân tầng thứ hai trở đi, đá vách dễ sập đổ hơn và khi sập đổ, than luôn dịch chuyển xuống trước và đá vách sập đổ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thu hồi than nóc. CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ HỢP LÝ CỦA HTKT LÒ DVPT SỬ DỤNG DCTH TRONG ĐIỀU KIỆN CÁC VỈA THAN DÀY, DỐC VÙNG QUẢNG NINH 3.1. Nghiên cứu, đề xuất công nghệ CGH áp dụng cho HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận án đề xuất HTKT lò DVPT cho điều kiện vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh như sau: - Chuẩn bị khoáng sàng: theo phương, các tầng được chuẩn bị thành các KKT và tầng được chia thành các phân tầng. Các lò nối được đào với góc dốc khoảng 300, tiết diện, kết cấu phù hợp để có thể thuận lợi cho việc vận chuyển than, vật liệu, thiết bị. - Các khâu công nghệ chính bao gồm: + Khâu hạ trần than nóc áp dụng giải pháp nổ mìn trong lỗ khoan dài sử dụng kíp nổ phi điện an toàn hầm lò. + Chống tăng cường sử dụng tổ hợp dàn chống có cấu tạo tương tự tổ hợp dàn chống KPV1. Mỗi KKT bố trí 02 gương khấu đồng
  17. 15 thời, cách nhau khoảng 20 ÷ 30 m. + Than được thu hồi đồng thời trên 3 cửa tháo, xuống bộ phận cấp liệu, cầu chuyển tải, lên băng tải và ra ngoài. + Việc di chuyển dàn chống và cầu chuyển tải được thực hiện bằng các kích thủy lực chuyên dụng đặt phía trước. Công tác đào lò và khai thác sẽ được thực hiện theo trình tự lần lượt từng cột, từ biên giới khai trường về trung tâm, từ trên xuống và nhịp nhàng, không gián đoạn, ảnh hưởng lẫn nhau. Đồng bộ thiết bị được đề xuất gồm: tổ hợp dàn chống KPV1, trạm bơm dung dịch CH90/32, băng tải co giãn DSJ 65/10/40, cầu chuyển tải SZB 730/40, máy khoan thủy lực VPS-01 và máy combai đào lò AM-50Z hoặc các thiết bị có đặc tính kỹ thuật tương đương. Bảng 3.1: Tổng hợp đặc tính kỹ thuật của DCTH KPV1 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Số lượng 1 Chiều cao tối thiểu/tối đa m 1,8/3,5 2 Chiều rộng của dàn chống m 1,75 3 Kích thước cửa tháo than m 0,9 x 2 4 Bước di chuyển của dàn chống mm 800 5 Số lượng cột chống cột 2 6 Lực chống của cột chống kN 3530 7 Cường độ kháng nền MPa >2 8 Trọng lượng tấn 17 3.2. Nghiên cứu xác định các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh 3.2.1. Nghiên cứu xác định chiều cao PTKT hợp lý Mỗi mô hình vật liệu tương đương có các tham số: góc dốc vỉa α (radian), bước hạ trần a (m), chiều cao PTKT h (m) và tỷ lệ tổn thất than  (%). Sau khi 27 mô hình được thí nghiệm (Chương 2), đã tập hợp được cơ sở dữ liệu gồm các tham số trên. Trên cơ sở đó, Luận án sử dụng phần mềm Datafit để hồi quy cơ sở dữ liệu trên và xác định được hàm số biểu thị mối quan hệ giữa các tham số như sau: =exp(-0,562α+0,099a+0,01157h–0,683) (3.1)
  18. 16 Thay các tham số của 27 mô hình vật liệu tương đương đã thí nghiệm vào công thức (3.1), xác định được tỷ lệ tổn thất than theo tính toán cho từng trường hợp. So sánh kết quả thu được cho thấy, sai số giữa kết quả thí nghiệm và kết quả tính toán từ công thức (3.1) khá thấp, mức độ chênh lệch tuyệt đối ||=0,16 ÷ 1,352%, trung bình 0,645%. Như vậy, hàm số xác định tại công thức 3.1 có thể chấp nhận, tin cậy được. Nếu thay () bằng tỷ lệ tổn than cho phép (cp) và biến đổi, sẽ xác định được chiều cao PTKT hợp lý như sau: h=(lncp+ 0,562α- 0,099a +0,683). 84,43 (3.2) Hiện nay, tại Quảng Ninh, tỷ lệ tổn thất than cho phép khi khai thác vỉa dày, dốc được chấp nhận khoảng 35 ÷ 40%. Giá trị này được xác định trên cơ sở đặc điểm địa chất, kỹ thuật mỏ, chi phí đầu vào, giá bán, mô hình quản lý và nhiều yếu tố khác, được chấp nhận, giao khoán cho các mỏ. Khi đó, áp dụng công thức (3.2) có thể xác định được chiều cao phân tầng hợp lý cho điều kiện đặc trưng của vùng Quảng Ninh (M = 7 m, α = 650) khoảng h = 14,5 ÷ 25,7 m. Kết quả tính toán trên không kể tới ảnh hưởng của yếu tố dàn chống. Nếu kể tới ảnh hưởng của kết cấu dàn chống, chiều cao phân tầng hợp lý được chọn sẽ thấp hơn so với kết quả tính toán trên và được xác định như sau: h=(lncp+0,562α-0,099a+0,683).84,43.k1 (3.3) Trong đó: k1 là hệ số kể tới ảnh hưởng của dàn chống, quy trình thu hồi. Hệ số k1 được xác định trên cơ sở thí nghiệm của hai mô hình có điều kiện địa chất, kỹ thuật tương tự, chỉ khác là có một mô hình có vì chống. Từ kết quả thí nghiệm của Mô hình 13 tại mục 2.2.1 và Mô hình 4 tại mục 2.2.2, có thể xác định được k1 = 0,91. Khi đó, trong điều kiện các vỉa dày, dốc đặc trưng vùng Quảng Ninh và với công nghệ, thiết bị được đề xuất như trên, chiều cao phân tầng hợp lý của HTKT lò DVPT được xác định như sau: h=(14,5 ÷ 25,7).k1 = (14,5 ÷ 25,7).0,91 = 13,2 ÷ 23,5 m 3.2.2. Nghiên cứu xác định chiều dài theo phương KKT hợp lý Việc xác định chiều dài theo phương KKT trên cơ sở nhiều yếu tố rất phức tạp, khó thực hiện. Do đó, trong phạm vi của Luận án, tác giả chỉ nghiên cứu, xác định chiều dài theo phương KKT hợp lý trên
  19. 17 cơ sở phối hợp hài hòa giữa khâu đào lò chuẩn bị và khai thác. Khi đó, công tác đào lò chuẩn bị phải đáp ứng được tiến độ khai thác, đảm bảo khai thác liên tục và ngược lại, công tác khai thác phải đảm bảo theo kịp tiến độ chuẩn bị khai trường. Tức là, thời gian đào lò chuẩn bị và thời gian khai thác của một khu phải bằng nhau. Đây là cơ sở để xác định chiều dài theo phương KKT hợp lý. Khi đó, việc xác định chiều dài theo phương KKT hợp lý được xác định như sau: - Tổng trữ lượng công nghiệp của một cột khai thác (Z): (3.4) Trong đó: h: chiều cao phân tầng, m; n: số PTKT của một tầng, phân tầng; M: chiều dày vỉa, m; góc dốc vỉa, độ; tỷ trọng than, m3/tấn; tỷ lệ tổn thất than, %; Lb: chiều dài theo phương KKT (blốc), m; So: tiết diện lò DVPT, m2; góc dốc của lò nối, độ; a: chiều rộng trụ bảo vệ giữa gương khấu-lò nối, m; b: chiều rộng trụ bảo vệ giữa hai lò nối, m; r: chiều rộng lò nối, m. - Thời gian khai thác xong một cột khấu (TKT): (3.5) , ngày Trong đó: Qo: SLKT của một gương khấu, tấn/ngày đêm; t1: thời gian di chuyển, lắp đặt một tổ hợp CGH, ngày. Thay công thức (3.4) vào công thức (3.5) ta có:
  20. 18 (3.6) - Thời gian đào lò chuẩn bị xong một KKT (Tcb): (3.7) Trong đó: H: chiều cao (đứng) của tầng khai thác, m; Vn: tốc độ đào lò nối bằng thủ công, m/ngày đêm; Vdv: tốc độ đào lò DVPT bằng combai, m/ngày đêm; t2: thời gian di chuyển, lắp đặt tổ hợp CGH đào lò, ngày. Để Tkt = Tcb và biến đổi ta có: (3.8) Chọn các thông số đặc điểm điều kiện địa chất - kỹ thuật đặc trưng của các vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh gồm:  tấn/m3, M = 7 m,  So = 9,2 m2, a = 8 m, b = 4, r = 3,5 m, t1 = 7 ngày, t2 = 3 ngày, Vn = 3,2 m/ngày đêm, Vdv = 10 m/ngày đêm. Thay các giá trị trên vào công thức (3.8), cho H, n, h, Qo, biến đổi và phân tích cho thấy, chiều dài theo phương KKT phụ thuộc rất lớn vào chiều cao PTKT, SLKT. Trên cơ sở điều kiện của vùng Quảng Ninh và kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, với chiều cao phân tầng khoảng 10 ÷ 20 m, quy mô công suất của một KKT với 2 tổ hợp CGH có thể đạt khoảng 200 ÷ 250 tấn/ngày đêm, tương đương với công suất 110.000 ÷ 135.000 tấn/năm và khi đó, chiều dài theo phương KKT được xác định khoảng 130 ÷ 150 m. 3.3. Kết luận Chương 3 - Chiều cao PTKT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là: góc dốc vỉa, kết cấu dàn chống, bước hạ trần, quy trình thu hồi than nóc và tỷ lệ tổn thất than cho phép. Trong điều kiện các vỉa dày, dốc đặc trưng vùng Quảng Ninh, khi áp dụng HTKT lò DVPT sử dụng công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2