intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng trồng bền vững theo nhóm đáp ứng tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng (FSC) tại các công ty trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đánh giá một số tác động về môi trường, xã hội trong tổ chức thực hiện phương án QLRBV theo nhóm hướng đến CCR và duy trì CCR. Đề xuất các giải pháp thực thi quản lý rừng bền vững theo nhóm đáp ứng tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng (FSC). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng trồng bền vững theo nhóm đáp ứng tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng (FSC) tại các công ty trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------- LÂM NGHIỆP BÙI THỊ VÂN XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỄN VỮNG THEO NHÓM ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ RỪNG (FSC) TẠI CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM NGỌC HOÀN Ngành: Điều tra và quy hoạch rừng Mã số: 9620208 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP G ƯỜI HƯỚ Hà Nội, 2020
  2. Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Nhâm PGS.TS. Phạm Minh Toại Phản biện 1:......................................................................................................... Phản biện 2:......................................................................................................... Phản biện 3:......................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Vào hồi..........giờ..........ngày..........tháng.........năm.......... Có thể tìm hiểu luận án tại: -Thư viện Trường Đại học Lâm Nghiệp - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của luận án Hiện nay, quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR) là xu hướng của toàn cầu và cũng là một định hướng quan trọng đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Nguyên liệu gỗ và lâm sản theo chứng chỉ rừng bền vững ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế nên các doanh nghiệp phải đầu tư chi phí rất lớn để có nguồn nguyên liệu xuất khẩu trong tương lai. Do đó, phát triển rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) là một trong những kế hoạch có tính khả thi cao. Nhằm tạo ra nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu ổn định đầu vào cho các công ty chế biến để sản xuất các sản phẩm gỗ và nguyên liệu giấy. Việc các CTLN tham gia vào các nhóm chứng chỉ rừng giúp cho việc chia sẻ thông tin, nhu cầu, kinh nghiệm và quá trình truyền đạt các kĩ thuật sản xuất tốt và bền vững được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, quá trình chuẩn bị các tài liệu và minh chứng cho việc đánh giá cấp chứng chỉ rừng của bên thứ ba tốn rất nhiều thời gian, do vậy, việc thực hiện theo nhóm sẽ giúp các thành viên san sẻ thời gian và gánh nặng cho hoạt động chuẩn bị này. Đặc biệt, khi có các mô hình và cấu trúc nhóm phù hợp, các trưởng nhóm chứng chỉ rừng có thể hỗ trợ các thành viên một cách tích cực và hiệu quả. Để duy trì nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp ổn định, chứng chỉ rừng theo nhóm giữa các công ty Lâm nghiệp trong tổng công ty (TCT) Giấy đã được hình thành và đang trên đà phát triển. Trên cơ sở này các nguồn lực của các bên tham gia nhóm chứng chỉ rừng sẽ được tối đa hóa. Cụ thể, TCT Giấy (Vinapaco) có tiềm lực về vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ, trình độ quản lý và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm; các công ty lâm nghiệp có nguồn đất trồng rừng và lao động. Cách thức hoạt động theo nhóm chứng chỉ rừng này được xây dựng trên nguyên tắc các công ty Lâm nghiệp tự nguyện tham gia và chịu sự quản lý chung của Vinapaco, cùng thống nhất với nhau về phương án tổ chức và phương thức thực hiện. Chứng chỉ rừng theo nhóm được thực hiện theo phương châm mở, không kép kín, hàng năm kết nạp thêm các thành viên mới. Để được cấp CCR, các hoạt động quản lý rừng (QLR) của các công ty phải đáp ứng được các nguyên tắc QLR của FSC. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu tổng hợp nào trả lời được câu hỏi: Muốn đáp ứng được yêu cầu CCR của FSC các hoạt động QLR của các công ty Lâm nghiệp trong nhóm chứng chỉ rừng TCT cần dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn nào? Với tất cả những ý nghĩa nêu trên, một trong những nhiệm vụ cấp bách là phải nghiên cứu xây dựng được các giải pháp khoa học và lý luận cho việc quản lý và duy trì nhóm chứng chỉ rừng tổng công ty. Xây dựng được các giải pháp tổng thể cho quản lý nhóm rừng trồng bền vững theo FSC phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây cũng là những nhiệm vụ chủ yếu cần được giải quyết trong luận án, nhằm giúp cho các doanh nghiệp Lâm nghiệp của Việt Nam nói chung, Vinapaco nói riêng từng bước tiếp cận và dần đáp ứng với các tiêu chuẩn tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn của FSC để đạt được mục tiêu QLRBV và chứng chỉ rừng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng trồng bền vững theo nhóm đáp ứng tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng (FSC) tại các công ty trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát - Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn QLRBV&CCR theo nhóm Tổng Công ty áp dụng tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng (FSC). Góp phần thúc đẩy nhanh các hoạt động thực hiện Chương trình QLRBV tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều chỉnh sản lượng rừng khai thác bền vững cho các CTLN trong quản lý rừng trồng bền vững theo nhóm. - Đánh giá một số tác động về môi trường, xã hội trong tổ chức thực hiện phương án QLRBV theo nhóm hướng đến CCR và duy trì CCR - Đề xuất các giải pháp thực thi quản lý rừng bền vững theo nhóm đáp ứng tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng (FSC)
  4. 2 3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu - Về không gian: Đánh giá các hoạt động QLRBV&CCR thực hiện trên các CTLN tham gia nhóm chứng chỉ rừng của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong đó có 03 CTLN đang tiến hành gia nhập nhóm CCR Vinapaco: Hàm Yên, Vĩnh Hảo và Tân Phong và tất cả diện tích tài nguyên rừng do 3 Công ty quản lý. (Trong đó diện tích rừng trồng Keo tai tượng tuổi 4 đến tuổi 7 của các CTLN được xác định là đối tượng nghiên cứu về điều chỉnh sản lượng rừng) - Về thời gian: Thực hiện đánh giá từ 2016-2019 - Về nội dung: + Đánh giá QLRBV theo Phiên bản (STD_FM_GFA Vietnam 1.0) của Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng (QLR) của GFA áp dụng cho Việt Nam + Xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững (KHQLRBV) giai đoạn 2016-2022, kế hoạch giám sát giai đoạn 2022-2025 và kế hoạch duy trì chứng chỉ rừng giai đoạn 2022-2027 4. Những đóng góp mới của luận án (1) Bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc điều chỉnh sản lượng khai thác bền vững. (2) Đánh giá được một số tác động về môi trường, xã hội và đề xuất các giải pháp thực thi quản lý rừng bền vững. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới và trong nước theo các chủ điểm (1) Tổng quan về QLRBV và CCR (2) Tổng quan các công trình nghiên cứu về kinh tế - kỹ thuật trong quản lý rừng trồng, (3) Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường – xã hội trong QLRBV, (4) Những đặc điểm chung của Tổng công ty giấy Việt Nam trong quá trình thực hiện QLRBV và CCR. Từ những kết luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu tổng quan, cho phép luận án xác định các vấn đề sau: - Hiện nay, xu hướng QLRBV và CCR đang được coi là giải pháp quan trọng được thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng, xây dựng và phát triển rừng bền vững vì những mục tiêu về kinh tế, môi trường và xã hội. Hiện nay ở Châu Á, lượng gỗ đã được cấp chứng chỉ so với lượng gỗ lưu thông ngoài thị trường còn khá khiêm tốn. Hiện tại, cấp chứng chỉ rừng không còn quá xa lạ với những nước đang phát triển, từ miền ôn đới tới nhiệt đới, từ trồng rừng công nghiệp quy mô lớn đến quy mô nhỏ cấp hộ gia đình và cộng đồng. - Diện tích rừng trồng tăng nhanh hàng năm nhưng năng suất, chất lượng rừng còn thấp, thu nhập do rừng mang lại chưa cao. Giá cả thị trường không ổn định, phụ thuộc vào thị trường gỗ dăm giấy tại các trung tâm xuất khẩu gỗ dăm miền Bắc như Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội... Việc thu mua không ổn định, chủ yếu tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái, gây nên sự chèn ép, cạnh tranh giá cả làm thiệt hại đến kinh tế của người dân làm rừng. Mặc dù với quy mô đang còn nhỏ, còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh nhưng cho thấy rằng phát triển trồng rừng nguyên liệu gắn liền với quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng là hướng đi phù hợp với quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp hiện nay. Đạt được chứng chỉ FSC quốc tế đối với rừng sản xuất là một quá trình khó khăn và phức tạp, nhưng việc giữ và duy trì được chứng chỉ qua các lần đánh giá tiếp theo còn khó hơn rất nhiều và là cả một chặng đường dài với nhiều thách thức để đáp ứng được bộ tiêu chuẩn khắt khe gồm 10 nguyên tắc. Mỗi nguyên tắc bao gồm nhiều tiêu chí cùng với các chỉ số theo dõi giám sát. - Tuy Việt Nam đã có gần 20 năm tham gia vào quá trình thực hiện QLRBV và CCR nhưng thực tế cho thấy diện tích rừng được cấp chứng chỉ còn hạn chế, hầu như diện tích được cấp chứng chỉ là rừng trồng và được triển khai một cách tự phát từ một số doanh nghiệp có tiềm năng - Các công trình nghiên cứu tổng hợp trên cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường trong phương án QLRBV để hướng tới cấp chứng chỉ rừng và duy trì chứng chỉ theo nhóm các CTLN trong Tổng công ty là chưa được thực hiện nghiên cứu ở Việt Nam. Do vấn đề cấp chứng chỉ theo nhóm Tổng công ty ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì thế chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của loại chứng chỉ này.
  5. 3 - Cho đến nay, Vinapaco là đơn vị đi tiên phong thực hiện quá trình cấp chứng chỉ rừng theo nhóm Tổng công ty. Vì mô hình chứng chỉ nhóm theo TCT lần đầu tiên được đưa vào triển khai nên quá trình thực hiện còn rất mới mẻ, chưa có tiền lệ và chưa có thực tế nên chưa hề có kinh nghiệm. Thực hiện quản lý nhóm rừng bền vững, mục tiêu chung và trọng tâm nhất vẫn là Quản lý rừng, còn quản lý nhóm chủ yếu là giải quyết vấn đề cách thức tổ chức quản lý và quy chế nhóm. Cũng như hoạt động duy trì chứng chỉ nhóm theo hình thức TCT. Vì vậy, khi nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn chủ yếu cho quản lý nhóm vẫn là những yếu tố cần nghiên cứu sâu đang hiện diện tại hoạt động QLR của các Công ty thành viên, như về: đánh giá sản lượng rừng; đánh giá tác động môi trường, xã hội ; đa dạng sinh học..., nhằm thực hiện QLR (FM) theo tiêu chuẩn của FSC. Việt Nam hội nhập và nằm trong xu thế chung của thế giới và khu vực: có chung các động cơ nhưng có những đặc thù, nội lực và trở ngại riêng. Để hiểu thêm sự tiếp cận của ngành lâm nghiệp Việt Nam với QLRBV và CCR cũng như hiệu ứng của CCR trong QLRBV, việc “Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý nhóm rừng trồng bền vững theo Bộ tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng (FSC) tại các Công ty trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam” là thực sự cần thiết ở cả cấp độ nhà nước, vĩ mô và ở cả cấp độ vi mô trong các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường năng động và phát triển không ngừng với những tác động đa chiều của nền kinh tế trong nước và thế giới nhằm nâng cao hiệu quả của công cụ, phương pháp này. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Điều tra năng suất rừng trồng tại Vinapaco: (1)Đánh giá hiện trạng rừng trồng tại các CTLN; (2) Nghiên cứu trữ lượng rừng trồng tại TCT Giấy; (3) Điều chỉnh trữ lượng rừng trồng về trạng thái cân bằng ổn định; (4) Hiển thị các dữ liệu thuộc tính đã nghiên cứu lên bản đồ hiện trạng khai thác; (5) Phân tích hiệu quả kinh tế của phương án trồng rừng theo FSC; (6) Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số về kinh tế - kỹ thuật theo FSC 2.1.2. Đánh giá các tác động môi trường trong QLR theo FSC: (1)Đánh giá các tác động ảnh hưởng của công tác QLTN rừng đến môi trường; (2) Đánh giá thực trạng đa dạng thực vật và rừng có giá trị bảo tồn cao theo FSC; (3) Phân tích hiệu quả môi trường của phương án QLRBV và CCR; (4) Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về môi trường. 2.1.3. Đánh giá các tác động xã hội trong quản lý rừng theo FSC: (1) Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng của hoạt động SXKD rừng đến xã hội; (2)Đánh giá hiệu quả xã hội của phương án QLRBV và CCR; (3)Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu chí và chỉ số về xã hội 2.1.4. Xây dựng kế hoạch quản lý rừng trồng theo nhóm Tổng công ty: (1) Phân tích SWOT của phương án QLRBV theo nhóm tổng công ty; (2) Những căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững theo FSC; (3) Lập KHQLR trồng theo tiêu chuẩn của FSC 2.1.5. Xây dựng quy trình cấp và duy trì chứng chỉ rừng theo nhóm Tổng công ty: (1) Xây dựng quy trình cấp chứng chỉ rừng theo nhóm tổng công ty; (2) Kế hoạch duy trì chứng chỉ rừng trong những năm tiếp theo. 2.1.6. Những bài học kinh nghiệm và đề xuất: (1)Tổng hợp nguyên nhân quản lý rừng chưa bền vững theo FSC tại Vinapaco; (2) Một số bài học kinh nghiệm theo nhóm CCR tổng công ty; (3) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động QLRBV và CCR tại Vinapaco. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu Quản lý bền vững nhằm thỏa mãn 3 nguyên tắc lớn về kinh tế, xã hội và môi trường do đó khi đánh giá, xây dựng các giải pháp cần phải tuân thủ có sự kết hợp của cả 3 yếu tố này. Nghĩa là đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau và có tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau chứ không được xem xét đánh giá theo một chiều hướng nhất định. Từ đó sẽ nhìn thấy được bức tranh tổng thể của vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất, xây dựng các giải pháp hợp lý và hiệu quả. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
  6. 4 Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chung bao gồm: (1)Phương pháp kế thừa tài liệu; (2)Phương pháp phỏng vấn; (3)Phương pháp chuyên gia; (4)Phương pháp điều tra, khảo sát, thu nhập dữ liệu thực địa; (5)Phương pháp đánh giá mức độ phù hợp với các tiêu chuẩn trong QLRBV kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: a. Phương pháp đánh giá năng suất rừng trồng + Xác định ô tiêu chuẩn: Ô tiêu chuẩn để thực hiện các nội dung nghiên cứu, có diện tích là 1000 m2 (Kích thước 20m x 50m). Đề tài sử dụng tất cả các OTC đo đếm trên các diện tích lô rừng trồng Keo tai tượng > 1000 m2 từ cấp tuổi 4 đến cấp tuổi 7. Với tổng số 2875 OTC được sử dụng nghiên cứu (trong đó Hàm Yên 621 OTC, Tân Phong 768 OTC, Vĩnh Hảo 1486 OTC) và thực hiện đầy đủ tất cả các phương pháp đo đếm trên OTC để thu thập số liệu điều tra +Kiểm tra sự thuần nhất của các ô mẫu điều tra trong cùng cấp đất :Tiêu chuẩn Kolmogorov- Smirnov được dùng để kiểm tra sự đồng nhất này. + Tính toán các giá trị đo đếm trên OTC như: Đường kính (D) bình quân, chiều cao (H) bình quân, trữ lượng (M/ô) gỗ thân cây cả vỏ của OTC và trữ lượng (M/ha), số cây (N/ô) và (N/ha), và tỷ lệ (N%) cây sống. + Tính trữ lượng rừng theo biểu cấp đất: Tính H0 và tra biểu cấp đất rừng trồng loài keo tai tượng theo H0 sẽ có cấp đất tương ứng. Từ cấp tuổi và cấp đất tính được tra biểu quá trình sinh trưởng rừng trồng loài keo tai tượng sẽ được các giá trị G, M, ZM, ∆M. Trữ lượng rừng thực tế được xác định trên cơ sở sử dụng phương pháp hiệu chỉnh theo tiết diện ngang để cho kết quả phù hợp với thực tiễn điều tra. Để đánh giá độ chính xác của phương pháp hiệu chỉnh sử dụng tiêu chuẩn tổng hạng theo dấu của Wilcoxon. + Điều chỉnh trữ lượng rừng về trạng thái cân bằng ổn định *Điều chỉnh diện tích khai thác/năm về trạng thái cân bằng và ổn định: - Tính diện tích khai thác Keo tai tượng bình quân/năm = Tổng diện tích rừng trồng Keo tai tượng còn lại (sau khi đã trừ đi phần diện tích thực hiện PAPHTN) /chu kỳ 7 năm. *Điều chỉnh khối lượng khai thác/năm về trạng thái cân bằng, ổn định - Xác định khối lượng khai thác/ năm của rừng trồng Keo tai tượng 7 tuổi hiện tại; Dự tính khối lượng khai thác/năm của các tuổi dưới (6, 5, 4.....) khi đạt 7 tuổi và điều chỉnh sao cho khối lượng khai thác/ năm luôn cân bằng và ổn định. *Phương pháp hiển thị dữ liệu thuộc tính của lô trên bản đồ khai thác Thu thập dữ liệu thuộc tính của từng lô rừng như: Tên lô, cấp đất, năm trồng (tuổi), diện tích lô và tổng trữ lượng lô rừng đó. Sau đó các dữ liệu thuộc tính này sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu và xử lý thông qua phần mềm Mapinfor 10.5. * Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của phương án trồng rừng theo FSC Dựa trên kết quả phỏng vấn của các hộ nhận khoán rừng; Kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước đó về tỉ lệ lợi dụng gỗ nguyên liệu của rừng trồng Keo tai tượng. Giá bán gỗ là giá bán do phòng khách hàng TCT giấy cung cấp tại thời điểm tháng 3/2019. Lấy giá trị kinh tế trung bình của các điểm nghiên cứu để tổng hợp số liệu và phân tích. Hiệu quả kinh tế: áp dụng phương pháp tính “động” với 3 chỉ tiêu xác định: Giá trị hiện tại thuần (NPV), Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (B/C), Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR) và tính cho đơn vị diện tích là 1 ha. b. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá các tác động môi trường *Phương pháp đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo tai tượng Trên cơ sở kết quả tính toán trữ lượng rừng theo cấp đất. Nghiên cứu kế thừa kết quả đề tài “Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam với hệ số chuyển đổi tính CO 2 hấp thụ dựa vào trữ lượng rừng của loài Keo tai tượng *Phương pháp đánh giá khả năng xói mòn đất của rừng trồng Keo tai tượng Kết quả đánh giá khả năng xói mòn đất được thực hiện thông qua số liệu thu thập trên các OTC theo dõi xói mòn. OTC có diện tích là 200 m2 (Kích thước 10 m x 20 m); được bố trí có chiều 20 m (chiều dài) chạy từ đỉnh xuống chân đồi, chiều 10m (chiều rộng) chạy ngang theo đường đồng mức; OTC
  7. 5 được khống chế bằng 4 cột Bêtông định vị tại 4 góc và hình lòng máng; định kỳ hàng năm sẽ cân đo phân tích lượng đất này để đánh giá mức độ xói mòn * Phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nước Tại mỗi vị trí (vườn ươm và suối) mỗi công ty thu thập 3 mẫu nước (Giá trị thu được là giá trị TB của 03 mẫu thu thập). Các mẫu nước thu thập được các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang thực hiện đánh giá và phân tích. * Phương pháp xác định các ảnh hưởng của hoạt động SXKD tới môi trường Sử dụng các công cụ PRA để tiến hành điều tra phỏng vấn. Mỗi khâu công việc tiến hành phỏng vấn 02 lãnh đạo Công ty, 03 cán bộ kỹ thuật và 20 công nhân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất trong khâu công việc đó. Điều tra khảo sát các hiện trường khai thác rừng, trồng rừng,… để kiểm chứng những thông tin đã thu thập được đồng thời bổ sung những số liệu còn thiếu về ảnh hưởng của các hoạt động SXKD như: khai thác rừng, trồng rừng tới môi trường. * Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật và rừng có giá trị bảo tồn cao Kế thừa tài liệu : “Báo cáo kết quả điều tra đa dạng sinh học vùng nguyên liệu giấy Bãi Bằng”- Viện điều tra quy hoạch rừng (2015) [49] để tổng hợp và chọn lọc thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu và phân tích đối chiếu với thực tế. * Phương pháp phân tích hiệu quả môi trường Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề môi trường, nghiên cứu xác định các ảnh hưởng trong hoạt động QLRBV đến của môi trường thông qua các chỉ tiêu liên quan. Từ đó đánh giá hiệu quả của môi trường rừng đối với đời sống của cộng đồng dân cư xung quanh khu vực các CTLN quản lý. c. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá các tác động xã hội *Phương pháp nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến xã hội: Điều tra thông qua việc phỏng vấn các bên liên quan như lãnh đạo UBND xã và các ban ngành liên quan; hạt Kiểm lâm và cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn; đặc biệt là phỏng vấn các đội sản xuất, các đội trưởng là những người trực tiếp QLR về những nội dung liên quan. Khảo sát hiện trường để kiểm tra, nhận xét, đánh giá việc thực hiện các hoạt động QLR của các công ty liên quan đến tác động xã hội. d. Phương pháp xây dựng và lập kế hoạch quản lý rừng trồng *Phương pháp phân tích SWOT của phương án QLRBV theo nhóm tổng công ty Dựa trên kết quả phỏng vấn kết hợp với hoạt động lấy ý kiến chuyên gia và phân tích tổng hợp để xây dựng các yếu tố như điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức trong quản lý rừng theo nhóm tổng công ty tại Vinapaco. * Phương pháp xác định những căn cứ xây dựng kế hoạch QLRBV Trên cơ sở xem xét các loại văn bản quy định của pháp luật Việt Nam; các văn bản của TCT Giấy và Bộ tiêu chuẩn FSC của tổ chức GFA áp dụng tại Việt Nam để xác định các cơ sở pháp lý có liên quan đến hoạt động QLRBV và CCR của các đơn vị nghiên cứu. Kết quả điều tra, khảo sát và tổng hợp hiện trạng các hoạt động SXKD trên các lĩnh vực: Lao động, nguồn vốn, thị trường tiêu thụ v.v… * Phương pháp xây dựng KHQLR trồng Trên sơ sở các kết quả nghiên cứu hiện trạng hoạt động QLRBV và dự báo về nhu cầu gỗ giấy trong tương lai, kết hợp với kế hoạch phân bổ các chỉ tiêu cho hoạt động SXKD rừng của Tổng công ty cho các đơn vị để xây dựng các hạng mục thực hiện kế hoạch QLRBV theo FSC cho từng CTLN, trên cơ sở áp dụng phương pháp phỏng vấn và phương pháp đánh giá có sự tham gia của các chuyên gia dự báo và phân tích làm dữ liệu phân tích tổng hợp các kế hoạch QLR của đơn vị. e. Phương pháp xây dựng kế hoạch kết nạp và duy trì chứng chỉ rừng. *Phương pháp đánh giá QLR: Áp dụng phương pháp đánh giá trong phòng kết hợp với đánh giá ngoài hiện trường và tham vấn các cơ quan hữu quan. Các chỉ số của mỗi tiêu chí cần được phân làm 4 loại theo phương pháp đánh giá. Ngoài ra, tổ đánh giá cũng cần chọn ra những tiêu chí hoặc chỉ số không áp dụng (hay không liên quan) đối với đơn vị. Những tiêu chí hoặc chỉ số này sẽ không được xem xét trong quá trình khảo sát đánh giá
  8. 6 * Đánh giá trong phòng Nhiệm vụ của đánh giá trong phòng làm việc là khảo sát các văn bản, tài liệu, sổ sách liên quan đến quản lý rừng như kế hoạch sản xuất kinh doanh, các bản hướng dẫn, quy trình, các bản báo cáo định kỳ và hàng năm, các báo cáo về kết quả giám sát đánh giá, các hợp đồng khai thác v.v., So sánh nội dung các văn bản tài liệu đó với yêu cầu của bộ tiêu chuẩn FSC, kiểm tra những việc làm ngoài hiện trường có đúng như kế hoạch, quy trình, hướng dẫn và các báo cáo đã công bố hay không * Đánh giá ngoài hiện trường - Thông thường thì tổ đánh giá sẽ chọn ngẫu nhiên một số địa điểm để khảo sát sao cho có thể nắm được đầy đủ nhất về các hoạt động quản lý rừng ngoài hiện trường và có cán bộ chuyên môn phụ trách công việc được đánh giá đi theo để giải thích hoặc trả lời các câu hỏi. Một phần quan trọng của đánh giá ngoài hiện trường là phỏng vấn những người có liên quan đến quản lý rừng như cán bộ công nhân của chủ rừng làm việc tại hiện trường, chính quyền địa phương, các tổ chức có các hoạt động trong vùng, và người dân sở tại. * Tham vấn các đối tác hữu quan Mỗi nhóm đánh giá cử một người ghi Phiếu đánh giá. Phiếu chỉ được ghi sau khi đã thống nhất trong cả nhóm. Từng thành viên Nhóm đánh giá cho điểm độc lập, sau đó lấy giá trị trung bình để ghi vào phiếu. Mức độ thực hiện chỉ số được đánh giá theo thang điểm: Hoàn chỉnh : 8.6-10 điểm; Khá: 7.1 – 8.5 điểm; Trung bình: 5.6 – 7.0 điểm; Kém: 4.1 – 5.5; Rất kém: dưới 4.1 * Họp kết thúc đánh giá Tổ đánh giá đưa ra các lỗi chưa tuân thủ (CTT) và đưa ra các yêu cầu hoạt động yêu cầu khắc phục (YCKP) những lỗi đó. Cảnh báo lỗi CTT lỗi lớn (lỗi có tính bao quát rộng, thời gian mắc lỗi dài), lỗi nhỏ (lỗi có tính bao quát hẹp, thời gian ngắn). *Giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý rừng Quá trình giám sát căn cứ vào yêu cầu của nguyên tắc 10 (các tiêu chuẩn, tiêu chí riêng của đơn vị xây dựng) đối với rừng trồng tại Việt Nam. g. Phương pháp xác định bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp Áp dụng phân tích cây vấn đề - nguyên nhân về 3 vấn đề kinh tế - kỹ thuật, xã hội và môi trường: Dựa trên cơ sở đánh giá cho điểm theo các chỉ số nói trên, tổng hợp chỉ số chưa đạt (điểm < 6) và kết quả phân tích tổng hợp để xác định hệ nguyên nhân thông qua phân tích cây vấn đề cho từng lĩnh vực. Dựa vào tham vấn chuyên gia để định hướng các giải pháp cho các chỉ số chưa đạt được và đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi không tuân thủ Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều tra năng suất rừng trồng tại Vinapaco 3.1.1. Hiện trạng rừng trồng tại các CTLN trong Vinapaco Kết quả điều tra sơ bộ rừng trồng nguyên liệu giấy vùng trung tâm cho thấy hầu hết các các CTLN trong TCT Giấy đã trồng rừng nguyên liệu giấy được hơn 20 năm, đã trải qua khoảng hơn 3 chu kỳ cây. Các loài cây đã từng trồng tại các CTLN gồm: Thông, Bạch đàn, Bồ đề, Mỡ và Keo…Qua thực tế và kết quả phỏng vấn cho thấy loài cây Keo tai tượng (Acacia mangium) phù hợp nhất với điều kiện lập địa ở vùng trung tâm, sinh trưởng phát triển nhanh, tuổi thành thục công nghệ từ 7-8 năm. Từ kết quả phúc tra cho thấy: Diện tích trồng Keo tai tượng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu cây trồng rừng của các công ty, tỉ lệ diện tích rừng trồng keo tai tượng của CTLN Vĩnh Hảo chiếm tới 97,0% (1693,7ha), tiếp đến là Tân Phong chiếm 95,1% (926,5ha) và Hàm Yên là 53% với 768,1ha. Kết quả thống kê hiện trạng rừng trồng tại các đơn vị nghiên cứu cho thấy: Diện tích trồng rừng theo các năm là không đồng đều, bao gồm cả trồng trên diện tích mới và trồng trên phần diện tích đã khai thác của các năm trước. Trên cơ sở đó đề tài xác định loài Keo tai tượng là loài cây phù hợp và được nghiên cứu điều chỉnh về diện tích, trữ lượng để hướng tới ổn định và nâng cao sản lượng, làm cơ sở lập kế hoạch quản lý rừng bền vững hướng tới chứng chỉ rừng cho các CTLN trong TCT Giấy 3.1.2. Nghiên cứu trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng.
  9. 7 Bảng 3.1. Kết quả tính trữ lượng rừng theo cấp đất cuả các CTLN (Đơn vị tính: m3) Cấp đất 1 Cấp đất 2 Cấp đất 3 Công Tuổi Tổng M M Tổng M M Tổng M M ty DT thực/ha thực/tuổi DT thực/ha thực/tuổi DT thực/ha thực/tuổi 4 26,76 60,2 1611,0 44,60 45,2 2013,9 17,84 36,6 653,1 Hàm 5 23,73 88,5 2100,9 39,55 70,4 2784,3 15,82 58,7 928,6 Yên 6 84,96 111,4 9464,5 141,60 92,2 13055,5 56,64 78,7 4457,6 7 80,10 133,3 10677,3 133,50 110,6 14765,1 53,40 95,3 5089,0 4 31,11 52,9 1646,7 51,85 40,2 2083,8 20,74 33,0 683,4 Tân 5 27,09 80,7 2186,2 45,15 62,5 2820,9 18,06 53,1 959,6 Phong 6 48,93 101,2 4951,7 81,55 80,6 6572,9 32,62 70,8 2309,5 7 60,93 121,1 7378,6 101,55 96,8 9830,0 40,62 85,2 3460,8 4 31,77 68,4 2173,1 52,95 51,9 2749,6 21,18 42,1 891,7 Vĩnh 5 94,50 96,4 9109,8 157,50 76,2 12001,5 63,00 64,5 4063,5 Hảo 6 90,60 117,5 10647,3 151,00 97,1 14662,1 60,40 84,7 5115,9 7 97,65 137,8 13456,2 162,75 115,2 18755,5 65,10 100,2 6523,0 Kết quả trên bảng 4.2 cho thấy 03 CTLN lựa chọn nghiên cứu có trữ lượng tương ứng nằm trong giá trị của 3 cấp đất (Từ cấp đất I đến cấp đất III), không có trữ lượng thuộc cấp đất IV. Trữ lượng bình quân (/ha) của rừng Keo tai tượng (tuổi 4 đến tuổi 7) dao động từ 52,9 – 137,8 m3/ha, khi đạt tuổi khai thác (tuổi 7) ở các công ty có trữ lượng dao động từ 85,2-137,8 m3/ha 3.1.3. Điều chỉnh trữ lượng rừng trồng về trạng thái cân bằng ổn định 3.1.3.1. Điều chỉnh trữ lượng rừng khai thác hàng năm tính theo diện tích Dựa trên hiện trạng diện tích rừng trồng phân bố theo các năm trồng và kế hoạch mỗi công ty dự kiến để lại từ 10-15% diện tích rừng tốt đến tuổi khai thác hằng năm để thực hiện phương án phục hồi tự nhiên (PAPHTN) theo PAKDR của FSC. Đề tài xác định tỉ lệ diện tích để lại cho PAPHTN của các CTLN là 10% tổng diện tích rừng thuộc cấp tuổi 7. Bảng 3.2. Điều chỉnh diện tích rừng trồng phân bố theo tuổi của các công ty (Đơn vị tính: ha) Công ty Năm Hàm Yên Tân Phong Vĩnh Hảo trồng Hiện DT thực DT Cân Hiện DT thực DT Cân Hiện DT thực DT Cân trạng ĐC bằng trạng ĐC bằng trạng ĐC bằng 2016 307,3 307,3 197,56 292,1 292,1 164,24 362,0 362,0 296,63 2017 192,7 192,7 197,56 147,2 147,2 164,24 325,5 325,5 296,63 2018 188,7 188,7 197,56 133,1 133,1 164,24 327,0 327,0 296,63 2019 217,1 217,1 197,53 162,3 162,3 164,24 325,0 325,0 296,63 2020 200,3 200,3 197,56 170,7 170,7 164,24 324,2 324,2 296,63 2021 217,8 217,8 197,56 172,0 172,0 164,24 323,4 323,4 296,63 2022 212,7 59,04 197,56 200,0 72,3 164,24 320,0 89,29 296,63 Tổng 1536,6 1382,94 1277,4 1149,66 2307,1 2076,39 Kết quả bảng 3.2 cho thấy diện tích rừng tuổi 7 để lại của các công ty Hàm Yên – Tân Phong – Vĩnh Hảo lần lượt 153,6 ha và 127,7 ha và 230,7 (ha). Đây là phần diện tích rừng tốt để thiết lập PAPHTN cho mỗi công ty đáp ứng yêu cầu QLRBV về trữ lượng của FSC. Đề tài xây dựng phương án điều chỉnh cân bằng diện tích đồng đều cho các cấp tuổi như sau: Đối với CTLN Hàm Yên tổng diện tích rừng trồng Keo tai tượng là 1536,6 (ha). Diện tích để lại tuổi 7 là 10%*1536,6 = 153,6 (ha). Diện tích thực trồng là 212,7 ha và diện tích thực để lại điều chỉnh sẽ chỉ còn là 212,7-153,6= 59,04 (ha), với chu kỳ kinh doanh hiện tại là 7 năm thì diện tích rừng trồng chuẩn đồng đều mỗi năm sẽ là 1382,94/7=197,56 ha/năm. Tương tự như vậy đối với công ty Tân Phong mỗi năm diện tích trồng là 164,24 ha/ năm và công ty Vĩnh Hảo sẽ là 296,63 ha/năm a. Điều chỉnh diện tích công ty Lâm nghiệp Hàm Yên Từ kết quả bảng 3.2, tóm tắt phương án điều chỉnh trữ lượng rừng tính theo diện tích (ĐVT : ha) của CTLN Hàm Yên theo từng cấp đất được thể hiện trong bảng 3.3
  10. 8 Bảng 3.3. Điều chỉnh diện tích trồng rừng cân bằng của CTLN Hàm Yên (Đơn vị tính: ha) Phân theo cấp đất Năm DT thực Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III trồng ĐC DT thưc DTCB DT thưc DTCB DT thưc DTCB 2016 307,3 92,19 59,27 153,65 98,78 61,46 39,51 2017 192,7 57,81 59,27 96,35 98,78 38,54 39,51 2018 188,7 56,61 59,27 94,35 98,78 37,74 39,51 2019 217,1 65,13 59,27 108,55 98,78 43,42 39,51 2020 200,3 60,09 59,27 100,15 98,78 40,06 39,51 2021 217,8 65,34 59,27 108,90 98,78 43,56 39,51 2022 59,0 17,71 59,27 29,52 98,78 11,81 39,51 Tổng 1382,94 414,88 691,47 276,59  Đối với cấp đất I Từ kết quả tính toán diện tích khai thác của CTLN Hàm Yên ở trạng thái cân bằng với cấp đất I là 59.27 ha/năm, căn cứ theo DT hiện trạng để xác định phần DT để lại (nếu DT hiện trạng lớn hơn DT cân bằng) hoặc DT khai thác thêm (nếu DT hiện trạng nhỏ hơn DT cân bằng) cho mỗi năm khai thác được tính toán trong phụ lục 01 (bảng PL 4.1.1 và PL 4.1.2). Thuyết minh cụ thể cho phương án thực hiện trong bảng 3.4 như sau: Bảng 3.4. Thuyết minh phương án điều chỉnh trữ lượng rừng tính theo diện tích CTLN Hàm Yên đối với cấp đất I (Đơn vị tính: ha) Năm Tuổi lâm phần khai Thuyết minh thác 1 2 3 4 5 6 7 Khai thác 59,27 ha tuổi 7; để lại 32,92 ha; sau 2023 59,27 đó trồng lại 59,27 ha sau khai thác Khai thác 32,92 ha tuổi 8 và 26,35 ha tuổi 7; 2024 26,35 32,92 để lại 31,46 ha; sau đó trồng lại 59,27 ha sau khai thác Khai thác 31,46 ha Tuổi 8 và 27,81 ha tuổi 7; 2025 27,81 31,46 để lại 12,61 ha; sau đó trồng lại 28,80 ha sau khai thác Khai thác 28,80 ha tuổi 8 và 30,47 ha tuổi 7; 2026 30,47 28,80 để lại 34,66 ha; sau đó trồng lại 59,27 ha sau khai thác Khai thác 34,66 ha tuổi 8 và 24,61 ha tuổi 7; 2027 24,61 34,66 để lại 35,48 ha; sau đó trồng lại 59,27 ha sau khai thác Khai thác 35,48 ha tuổi 8 và 23,78 ha tuổi 7; 2028 23,78 35,48 để lại 41,55 ha; sau đó trồng lại 59,27 ha sau khai thác Khai thác 41,55 ha tuổi 8 và 17,71 ha tuổi 7; 2029 17,71 41,55 sau đó trồng lại 59,27 ha sau khai thác Với phương thức điều chỉnh như trên sau chu kỳ 7 năm thì diện tích khai thác khai thác của mỗi năm đều được cân bằng, đảm bảo đáp ứng được phương án KDRBV theo FSC. Để chu kỳ tiếp theo sản lượng khai thác hàng năm sẽ cân bằng về diện tích trong chu kỳ hiện tại phải khai thác muộn 1 tuổi. Điều này có sự biến động về sản lượng nhưng đổi lại, chu kỳ sau cả ba CTLN sẽ có sản lượng theo diện tích luôn ổn định và cân bằng, góp phần làm cho kế hoạch QLR được thuận lợi và bền vững. Với phương án thực hiện như trên từ chu kỳ kinh doanh tiếp theo (2023 - 2029) và các chu kỳ kinh doanh sau, diện tích rừng trồng Keo tai tượng các năm bằng nhau theo tuổi và sản lượng khai thác hàng năm tính theo diện tích cũng luôn bằng nhau tại các CTLN theo từng cấp đất. Áp dụng tương tự cách thực hiện trên cho các cấp đất còn lại của CTLN Hàm Yên; CTLN Tân Phong và Vĩnh Hảo
  11. 9 3.1.3.2. Điều chỉnh sản lượng rừng khai thác hàng năm tính theo trữ lượng a. Điều chỉnh trữ lượng khai thác hàng năm CTLN Hàm Yên Ước tính trữ lượng trên toàn bộ diện tích thực điều chỉnh của công ty theo từng cấp đất như sau Bảng 3.5. Thống kê diện tích và ước tính trữ lượng rừng trồng CTLN Hàm Yên Phân theo cấp đất DT Năm Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III thực trồng DT ĐC DT thưc M/ha Tổng M M/ha Tổng M DT thưc M/ha Tổng M thưc 2016 307,3 92,19 153,65 61,46 2017 192,7 57,81 96,35 38,54 2018 188,7 56,61 94,35 37,74 2019 217,1 65,13 60,2 3920,83 108,55 45,2 4901,64 43,42 36,6 1589,65 2020 200,3 60,09 88,5 5320,08 100,15 70,4 7050,56 40,06 58,7 2351,52 2021 217,8 65,34 111,4 7278,88 108,9 92,2 10040,58 43,56 78,7 3428,17 2022 59,0 17,71 133,3 2361,01 29,52 110,6 3264,91 11,81 95,3 1125,30 Tổng 1382,9 414,882 18.880,8 691,47 25.257,7 276,588 8.494,65 Ghi chú: Kí hiệu M là trữ lượng rừng, đơn vị tính diện tích là ha, trữ lượng là m3 Kết quả bảng 3.5 cho thấy, tổng diện tích rừng trồng của CTLN Hàm Yên là 1382,9 ha. Trong đó tỉ lệ diện tích thuộc cấp đất II là lớn nhất với 691,47ha, cấp đất I là 414,88ha và cấp đất III là 276,588 ha. Diện tích rừng trồng qua các năm cũng có biến động rõ rệt. Trên cơ sở trữ lượng thực tế điều chỉnh theo tiết diện ngang, đề tài căn cứ vào trữ lượng tuổi 7 làm cơ sở dự tính sản lượng khai thác ổn định cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Để diện tích và sản lượng rừng khai thác hàng năm của Công ty cân bằng và ổn định góp phần thực hiện QLRBV cần phải tiến hành điều chỉnh. Từ kết quả trên bảng 4.10, phương án dự tính sản lượng theo các cấp tuổi ở công ty được xây dựng như sau: Bảng 3.6. Dự tính sản lượng rừng ở tuổi khai thác chính CTLN Hàm Yên ( ơn vị tính:m3) Phân theo cấp đất Năm Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III khai thác DT M7 dự DT M7 dự DT M7 dự M CB M CB M CB thưc tính/ha thưc tính/ha thưc tính/ha 2023 92,19 12288,9 7900,5 153,65 16993,7 10925,23 61,46 5857,1 3765,55 2024 57,81 7706,1 7900,5 96,35 10656,3 10925,23 38,54 3672,9 3765,55 2025 56,61 7546,1 7900,5 94,35 10435,1 10925,23 37,74 3596,6 3765,55 2026 65,13 8681,8 7900,5 108,55 12005,6 10925,23 43,42 4137,9 3765,55 2027 60,09 8010,0 7900,5 100,15 11076,6 10925,23 40,06 3817,7 3765,55 2028 65,34 8709,8 7900,5 108,9 12044,3 10925,23 43,56 4151,3 3765,55 2029 17,71 2361,0 7900,5 29,52 3264,9 10925,23 11,808 1125,3 3765,55 Tổng 55303,8 76476,58 26358,84 Như vậy đối với cấp đất I bình quân mỗi năm CTLN Hàm Yên sẽ khai thác 7900.5 m3 gỗ Keo tai tượng với diện tích cân bằng là 64.67 ha, tỉ lệ này của cấp đất II là 10925.23 m3/107.78 ha, và của cấp đất III là 3765.55 m3/43.11 ha * Điều chỉnh sản lượng cân bằng khai thác hàng năm theo cấp đất I Bảng 3.7. Tính toán sản lượng rừng theo trữ lượng khai thác của từng năm của CTLN Hàm Yên (Cấp đất I) Đơn vị tính:m3 Năm Tuổi lâm phần KT 1 2 3 4 5 6 7 2023 7900,5 2024 3512,1 4388,4 2025 3706,6 4193,9 2026 4061,0 3839,5 2027 3279,7 4620,8 2028 3170,3 4730,3 2029 2361,0 5539,5
  12. 10 Căn cứ trên kế hoạch khai thác hiện trạng và đối so với lượng khai thác hàng năm ở trạng thái cân bằng phương pháp điều chỉnh được thực hiện như sau: Hàng năm chỉ tiến hành khai thác đúng đủ phần trữ lượng cân bằng đã tính toán và trồng lại rừng từ năm thứ nhất đến năm thứ 7 đúng bằng diện tích rừng chuẩn. Thuyết minh phương pháp cụ thể điều chỉnh thể hiện như sau Bảng 3.8. Thuyết minh phương án điều chỉnh trữ lượng khai thác của về trạng thái cân bằng ổn định của CTLN Hàm Yên (Cấp đất I) Năm KT Thuyết minh phương án khai thác Khai thác đủ trữ lượng cân bằng là 7900,5 m3, Trữ lượng còn dư lại là 4388,4 m3, phần trữ lượng đến 2023 tuổi khai thác này chuyển sang năm sau khai thác, sau đó trồng lại phần diện tích đã khai thác này, Sau 7 năm sẽ cho trữ lượng khai thác ổn định là 7900,5 m3 Tiến hành khai thác 4388,4 m3 ở tuổi khai thác năm 2023 để lại và khai thác thêm 3512,1 m3 trữ 2024 lượng của tuổi khai thác hiện tại, phần trữ lượng để lại của năm 2024 là 4193,9 m3, sau đó trồng lại phần diện tích đã khai thác này, Sau 7 năm sẽ cho trữ lượng khai thác ổn định là 7900,5 m3 Khai thác 4193,9 m3 ở tuổi khai thác trước để lại và khai thác thêm 3706,6 m3 trữ lượng của tuổi khai 2025 thác hiện tại, phần trữ lượng để lại của năm 2025 là 3839,5 m3, sau đó trồng lại phần diện tích đã khai thác này, Sau 7 năm sẽ cho trữ lượng khai thác ổn định là 7900,5 m3 Khai thác 3839,5 m3 ở tuổi khai thác trước để lại và khai thác thêm 4061,0 m3 trữ lượng của tuổi khai 2026 thác hiện tại, phần trữ lượng để lại của năm 2026 là 4620,8 m3, sau đó trồng lại phần diện tích đã khai thác này, Sau 7 năm sẽ cho trữ lượng khai thác ổn định là là 7900,5 m3, Tiến hành khai thác 4620,8 m3 ở tuổi khai thác năm 2026 để lại và khai thác thêm 3279,7 m3 trữ 2027 lượng của tuổi khai thác hiện tại, phần trữ lượng để lại của năm 2027 là 4730,2 m3, sau đó trồng lại phần diện tích đã khai thác này, Sau 7 năm sẽ cho trữ lượng khai thác ổn định là 7900,5 m3 Khai thác 4730,2 m3 ở tuổi khai thác trước để lại và khai thác thêm 3170,3 m3 trữ lượng của tuổi khai 2028 thác hiện tại, phần trữ lượng để lại của năm 2028 là 5539,5 m3, sau đó trồng lại phần diện tích đã khai thác này, Sau 7 năm sẽ cho trữ lượng khai thác ổn định là 7900,5 m3 Tiến hành khai thác 5539,5 m3 ở tuổi khai thác trước để lại và khai thác thêm 2361,0 m3 trữ lượng 2029 của tuổi khai thác hiện tại, sau đó trồng lại phần diện tích đã khai thác này, Sau 7 năm sẽ cho trữ lượng khai thác ổn định là 7900,5 m3, Một số hình minh họa cho phương án điều chỉnh được thể hiện trong hình 3.1 Sản lượng hiện trạng Điều chỉnh sản lượng năm 2025 14000,0 12000,0 SL thực SL CB 12000 SL khai thác SL CB 10000,0 10000 Trữ lượng Trữ lượng 8000,0 8000 6000,0 6000 4000,0 4000 2000 2000,0 0 0,0 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 Năm khai thác Năm khai thác Điều chỉnh sản lượng năm 2027 Điều chỉnh sản lượng năm 2029 SL khai thác SL CB SL khai thác SL CB 15000,00 8000,00 6000,00 Trữ lượng Trữ lượng 10000,00 4000,00 5000,00 2000,00 0,00 0,00 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 Năm khai thác Năm khai thác Hình 3.1. Biểu đồ điều chỉnh sản lượng rừng theo trữ lượng CTLN Hàm Yên (Cấp đất I) Như vậy, sau một chu kỳ khai thác (7 năm), lượng khai thác hàng năm đã chuyển từ chưa cân bằng, ổn định về trạng thái cân bằng, ổn định. Tương tự như cách triển khai điều chỉnh cấp đất I để áp dụng điều chỉnh cho các cấp đất II và III còn lại của công ty. Tương tự phương pháp thực hiện đối với CTLN Hàm Yên để sử dụng cho các CTLN còn lại.
  13. 11 3.1.4. Hiển thị các dữ liệu thuộc tính đã nghiên cứu lên bản đồ hiện trạng khai thác Để giúp các CTLN thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện phương án khai thác rừng bền vững, đề tài sử dụng kết quả đã nghiên cứu trữ lượng rừng theo cấp đất của từng lô trong các tất cả các khoảnh của các CTLN. Trên cơ sở đó sử dụng phần mềm Mapinfor 10.5 đề tài hiển thị các dữ liệu thuộc tính như: cấp đất, diện tích và trữ lượng hiện tại. Chi tiết cụ thể các lớp dữ liệu hiển thị trên bản đồ ở phụ lục hình ảnh của đề tài. Ví dụ một trường dữ liệu trong lô được hiển thị như hình sau Hình 3.2. Các dữ liệu thuộc tính được hiển thị trên bản đồ 3.1.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của phương án trồng rừng theo FSC 31.5.1. Ước tính và so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng có và không có chứng chỉ FSC So sánh hiệu quả của mô hình trồng rừng có và không có chứng chỉ FSC. Tổng hợp kết quả và ước tính giá trị kinh tế thu được thông qua hoạt động kinh doanh rừng của các hộ gia đình nhận khoán trong trong đó - Tỉ lệ lợi dụng gỗ được kế thừa từ kết quả đề tài cấp bộ “Khảo sát xác định tỉ lệ lợi dụng gỗ nguyên liệu giấy của loài Keo tai tượng” do Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy – Tổng công ty Giấy Việt Nam thực hiện.- Giá bán gỗ được cung cấp bởi thông tin của phòng khách hàng Tổng công ty giấy Việt Nam và cập nhật tại thời điểm tháng 6/2018.Kết quả cho thấy: Trong mô hình trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy của các hộ gia đình nhận khoán và CTLN, thì TCT cam kết mua toàn bộ gỗ nguyên liệu phù hợp có chứng chỉ FSC của các CTLN với giá cao hơn từ 15-20% lần so với giá trung bình của gỗ cùng loại không có chứng chỉ trên thị trường tại thời điểm giao dịch. Tuy nhiên, khi khoảng cách chênh lệch giá bán giữa gỗ có chứng chỉ và không có chứng chỉ ngày một thu nhỏ lại, mà các CTLN phải chịu tất cả các chi phí chứng chỉ rừng thì phần lợi nhuận của các CTLN sẽ giảm xuống rất nhiều và có xu hướng lỗ vốn trừ khi chi phí này được chia sẻ trong nhóm một TCT. Kết quả trên bảng 3.9 cho cho thấy lợi nhuận trung bình các CTLN thu được/1 ha Keo tai tượng 7 tuổi (có chứng chỉ FSC) dao động trong khoảng 129.5-137.2 tr/01ha. Lợi nhuận trung bình /1m3 hay 1 tấn gỗ nguyên liệu vào khoảng 0.9-1 tr/01ha. 4.1.5.2. Hiệu quả kinh tế của phương án trồng rừng sản xuất nguyên liệu giấy Tính toán hiệu quả đầu tư (tính theo thông lệ quốc tế) có kết quả như sau: Bảng 3.9. Dự tính hiệu quả kinh tế cho một ha rừng trồng Keo tai tượng (Tính trung bình cho cả 3 cấp đất) Công ty Chỉ số Hàm Yên Tân Phong Vĩnh Hảo NPV 29.545.753 37.820.198 41.590.719 BCR 1,36 1,53 1,54 IRR 15,8 % 19,8% 21,7% Kết quả trên cho thấy rằng ở cả 03 CTLN đều cho giá trị NPV >0, BCR>1 và IRR > Lãi suất vay, có nghĩa rằng cả các CTLN khi thực hiện phương án KDR đều có lãi. Tuy nhiên với cùng lãi suất vay ban đầu là 10%/năm thì lợi nhuận ở mỗi CTLN là khác nhau. Như vậy với lãi suất vay 10%/năm như hiện nay và duy trì cho các CKKD về sau không biến động với mức lãi suất này thì 1ha rừng trồng Keo tai tượng của CTLN Vĩnh Hảo sẽ cho lợi nhuận cao nhất là 41.590.719 đồng/ha, giá trị này của CTLN Tân Phong là 37.820.198 đồng/ha và thấp nhất là CTLN Hàm Yên với lợi nhuận thu được 29.545.753 đồng/ha. Trong đó một phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, ở đây ta thấy tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR của các công ty đều > r = 10%. Như vậy phần lãi thuộc về các CTLN là 5,8% (Hàm Yên), 9,8% (Tân Phong) và cao nhất là 11,7% (Vĩnh Hảo).
  14. 12 3.1.6. Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về kinh tế - kỹ thuật Sử dụng câu hỏi phỏng vấn cho điểm để đánh giá mức độ đáp ứng của 60 chỉ số FSC của GFA liên quan đến yếu tố kinh tế - kỹ thuật, bao gồm tiêu chuẩn 5, 7 và 8. Sau đó gộp các chỉ số của các công ty phân thành 2 loại: Loại đạt yêu cầu gồm chỉ số tốt và chỉ số khá. Loại chưa đạt yêu cầu gồm có chỉ số trung bình và chỉ số kém. Nhóm các yếu tố liên quan đến lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật gồm 60 chỉ số. Trong đó có 48 chỉ số đạt yêu cầu và 12 chỉ số chưa đạt yêu cầu. Các chỉ số liên quan đến kinh tế - kỹ thuật đạt yêu cầu bao gồm các lĩnh vực chính: Có phương án điều chế rừng theo quy định, có phương án kinh doanh, có bản đồ quy hoạch, hiện trạng rừng. Có báo cáo tài chính, lưu trữ hồ sơ đầu tư, biên bản sau khai thác. Có đường vận xuất, vận chuyển tương đối hợp lý v.v. Các chỉ số liên quan đến kinh tế - kỹ thuật chưa đạt yêu cầu bao gồm lĩnh vực: Chưa thực hiện các giám sát trồng rừng, khai thác, an toàn lao động, sức khỏe v.v … theo đúng mẫu và tần suất của Vinapaco quy định. Chưa phổ biến lại kiến thức về kỹ thuật khai thác cho công nhân vận hành cưa xăng. Diện tích BVHLVS trên bản đồ số hóa vẫn tính cả DT lòng suối. Vẫn còn cành, ngọn cây khi khai thác rơi vào khu hành lang ven suối. v.v. 3.2. Nghiên cứu và đánh giá các tác động môi trường trong QLR theo FSC 3.2.1. Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Keo tai tượng Dựa trên kết quả tính toán trữ lượng rừng đã được trình bày, đề tài tính toán khả năng hấp thụ CO2 cho diện tích rừng theo các cấp tuổi và cấp đất kết quả được thể hiện như sau: Bảng 3.10. Tương quan giữa trữ lượng và khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo tai tượng Đơn vị tính: Diện tích (ha); Trữ lượng (m3); Hàm lượng CO2 (tấn/ha) Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III Công Tổng M CO2 Tổng Tổng M CO2 Tổng Tổng M CO2 Tổng Tuổi ty DT thực/ha hấp thụ lượng DT thực/ha hấp thụ lượng DT thực/ha hấp thụ lượng (ha) (m3/ha) (tấn/ha) CO2 (ha) (m3/ha) (tấn/ha) CO2 (ha) (m3/ha) (tấn/ha) CO2 4 26,8 60,2 100,5 2689,4 44,6 45,2 75,4 3362,2 17,84 36,6 61,1 1090,4 Hàm 5 23,7 88,5 147,8 3507,5 39,6 70,4 117,5 4648,3 15,82 58,7 98,0 1550,3 Yên 6 85 111 186,0 15800,8 142 92,2 153,9 21795,8 56,64 78,7 131,4 7441,8 7 80,1 133 222,5 17825,5 134 111 184,6 24649,9 53,4 95,3 159,1 8496 4 31,1 52,9 88,4 2749,1 51,9 40,2 67,1 3478,8 20,74 33,0 55,0 1140,9 Tân 5 27,1 80,7 134,7 3649,7 45,2 62,5 104,3 4709,4 18,06 53,1 88,7 1602 Phong 6 48,9 101 169,0 8266,7 81,6 80,6 134,6 10973,3 32,62 70,8 118,2 3855,6 7 60,9 121 202,2 12318,4 102 96,8 161,6 16410,9 40,62 85,2 142,2 5777,7 4 31,8 68,4 114,2 3627,9 53 51,9 86,7 4590,4 21,18 42,1 70,3 1488,7 Vĩnh 5 94,5 96,4 160,9 15208,5 158 76,2 127,2 20036,1 63 64,5 107,7 6783,9 Hảo 6 90,6 117,5 196,2 17775,3 151 97,1 162,1 24477,9 60,4 84,7 141,4 8540,8 7 97,7 137,8 230,1 22464,6 163 115,2 192,4 31311,7 65,1 100,2 167,3 10890 Tổng hợp kết quả nghiên cứu trên cho thấy, khả năng hấp thụ Carbonic từ diện tích rừng do các công ty quản lý là rất lớn và liên tục tăng qua từng cấp đất và cấp tuổi rừng, khả năng hấp thụ CO2 của rừng tăng là một đóng góp rất lớn đối việc cải thiện môi trường sinh thái. 3.2.2. Đánh giá khả năng xói mòn đất của rừng trồng Keo tai tượng Quá trình nghiên cứu khả năng xói mòn đất của rừng Keo tai tượng tại các CTLN thông qua thu thập các mẫu đất trong lòng máng theo đúng trình tự nghiên cứu và sấy khô lượng đất thu được sau 01 năm theo dõi tại các OTC rồi cân lại lần 02. Qua kết quả thu thập số liệu và đối chiếu vào biểu cấp xói mòn theo TC 579-TCVN-1995 thì xói mòn đất dưới tán rừng trồng của 03 công ty nghiên cứu nằm ở
  15. 13 cấp I từ 0 - 10 tấn/ha/năm. Mức độ xói mòn đất dưới tán rừng trồng cây keo NLG tại các công ty Lâm nghiệp (0,2 tấn/ha/năm). Do vậy, việc kinh doanh rừng trồng cây NLG giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Rừng trồng có tác dụng cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ nguồn nước, điều hòa không khí tạo môi trường cảnh quan, sinh thái 3.2.3. Đánh giá chất lượng nguồn nước thông qua hoạt động SXKDR Kết quả đánh giá chất lượng nguồn nước tại các vị trí lấy mẫu được thể hiện như trong bảng 3.13. Từ kết quả đánh giá tại các nguồn nước cho thấy hầu hết các thông số đánh giá còn lại tại các CTLN đều đạt theo tiêu chuẩn, chứng minh rằng trong hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng và các hoạt động liên quan trên địa bàn các công ty quản lý không làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Điều này chứng tỏ các CTLN đã tuân thủ đúng các quy trình quy định trong hoạt động sản xuất của mình Kết quả đo đạc, phân tích mẫu nước sinh hoạt phục vụ đời sống của CBCNV và phục vụ tưới tiêu vườn ươm có các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn đã đưa ra. Điều này chứng minh rằng hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng và các hoạt động của các công ty không có tác động tiêu cực đến môi trường nước sinh hoạt xung quanh khu vực các CTLN quản lý Bảng 3.11. Kết quả đánh giá chất lượng nguồn nước suối năm 2018 Kết quả Giá trị Các chỉ tiêu đánh giá Đơn vị tính Phương pháp thử Hàm Yên Tân Phong Vĩnh Hảo GH Màu sắc 0 Hơi vàng 0 Tài liệu nội bộ Chỉ tiêu Mùi vị 0 0 0 Tài liệu nội bộ vậy lý Độ đục NTU 1,25 20,2 1,58
  16. 14 3.2.5. Phân tích hiệu quả môi trường của phương án QLRBV và CCR Mô hình gắn trồng rừng với những yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn FSC đem lại nhiều điểm tích cực về mặt môi trường. Không sử dụng gỗ nguyên liệu từ khai thác bất hợp pháp, từ khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao về đa dạng sinh học, từ vành đai bảo vệ nguồn nước, từ chuyển đổi rừng tự nhiên, nguồn gốc gỗ không rõ ràng;… giúp hạn chế mất và suy thoái rừng, nguồn nước và đa dạng sinh học. Nâng cao độ che phủ của rừng của các CTLN; nâng cao hệ số sử dụng đất. Nâng cao khả năng phòng hộ, điều tiết nguồn nước hạn chế lũ lụt, chống xói mòn rửa trôi đất, làm giảm những tác động bất lợi, đảm bảo sự điều hoà khí hậu, thời tiết trong lưu vực. Bảo vệ tạo cảnh quan môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy cho vùng. Quy định về kỹ thuật không được khai thác trắng diện tích lớn, không được đốt đại trà thực bì (đốt có kiểm soát) hoặc không được đốt, không sử dụng thuốc diệt cỏ, chỉ được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được FSC và nhà nước cho phép đã được kiểm chứng an toàn với môi trường và người sử dụng, phải làm vành đai bảo vệ nguồn nước, vùng có giá trị bảo tồn cao, vùng nguy cơ xói lở, không để bao bì, rác, xăng dầu vương vãi trong rừng,… giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống cho người dân. Các quy định bắt buộc về điều kiện vệ sinh môi trường nhà xưởng giúp môi trường làm việc chất lượng hơn, đảm bảo sức khỏe người lao động. 3.2.6. Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số về môi trường Nhóm các yếu tố môi trường gồm 75 chỉ số thuộc 02 tiêu chuẩn 6 và 10. Trong đó có 62 chỉ số đạt yêu cầu và 13 chỉ số chưa đạt yêu cầu. Các chỉ số về môi trường đạt yêu cầu bao gồm các lĩnh vực chính: Có kế hoạch khoán bảo vệ, phòng cháy, khoanh nuôi. Có các văn bản được lưu trữ về môi trường như các công ước quốc tế CITES và nghị định 32-82. Không sử dụng các loài cây trồng rừng nhập nội chưa qua kiểm nghiệm. Không sử dụng các hóa chất, có kho lưu trữ hóa chất, phân bón, không chuyển đổi rừng tự nhiên để trồng rừng v.v. Các chỉ số về môi trường chưa đạt yêu cầu bao gồm lĩnh vực: Chú dẫn bằng tiếng Anh trên bản đồ chưa đúng. DT đất loại trừ khỏi phạm vi chứng chỉ chưa ghi rõ tên của từng thửa đất. Trên bản đồ số hóa chưa tách rõ. Quy trình xử lý thực bì chưa có công văn thông báo. Chưa có biện pháp ngăn ngừa xói mòn tại các đường lâm nghiệp có độ dốc lớn... 3.3. Nghiên cứu đánh giá tác động xã hội trong quản lý rừng theo FSC 3.3.1. Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng của hoạt động SXKD rừng đến xã hội a. Khả năng tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương Thực hiện quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC đã đem lại hiệu quả thiết thực cho Công ty và cộng đồng người dân trên địa bàn. Đóng góp cho địa phương, tạo việc làm cho nhân dân trong khu vực các công ty chỉ sử dụng nguồn lao động hiện có và thuê khoán nhân dân trên địa bàn. Bảng 3.12. Kết quả sử dụng lao động năm 2018-2019 Công ty Hạng mục Đơn vị Hàm Yên Tân Phong Vĩnh Hảo Số công sử dụng Công 54.890 44.698 74.253 Số lao động sử dụng Người 1.257 1.061 1.894 Lao động của Công ty Người 100 51 92 Tạo việc làm cho người dân địa phương Người 214 203 201 Giá trị thuê khoán ngoài 1.000đ 5.904 5.140 7.879 Doanh thu đồng 114.671,9 11.646,3 9.586,3 Lãi đồng 142,5 145,7 80,6 Quỹ lương thực hiện đồng 5.136 1.897.2 5.875,2 Lương (TB/người/tháng) đồng 4,28 3,1 3,4 Bình quân mỗi năm công ty thanh toán tiền công lao động cho nhân dân tham gia trồng chăm sóc quản lý bảo vệ rừng hơn 7,5 tỉ đồng. Do vậy đã có nhiều hộ gia đình có việc làm và thu nhập ổn định từng bước nâng cao đời sống của các gia đình trên địa bàn các công ty Lâm Nghiệp hoạt động b.. Các tác động tiêu cực của hoạt động SXKD rừng đến xã hội Bên cạnh sự tác động tích cực của các hoạt động SXKD rừng đến xã hội đã nêu trên thì trong mối quan hệ này vẫn còn những hạn chế, tồn tại ở mỗi CTLN
  17. 15 Bảng 3.13. Đánh giá tác động xã hội tiêu cực của hoạt động SXKD Lâm nghiệp Công ty Tác động tiêu cực - Một bộ phận dân cư vẫn trồng rừng quảng canh mà chưa tiếp cận được với kỹ thuật trồng rừng thâm canh; - Trong khai thác, xây dựng đường và vận chuyển nguyên liệu giấy ít nhiều cũng ảnh hưởng tới Hàm môi trường nước và đường dân sinh của người dân trên địa bàn; Yên - Do năng suất rừng và mức sống của công nhân trong Công ty thường cao hơn người dân nên nảy sinh những suy nghĩ so sánh đã ít nhiều ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa người dân và công nhân Công ty. - Tồn tại một số ít hiện tượng người dân cạnh tranh đất của công ty để trồng hoa màu trên đất trồng rừng chưa được giải quyết được dứt điểm. Vĩnh - Mặc dù Công ty đã có cơ chế tiếp nhận thông tin phản hồi của chính quyền và người dân sở tại Hảo nhưng lượng thông tin tiếp nhận được còn hạn chế. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến một số trường hợp xử lý các mâu thuẫn giữa Công ty và người dân địa phương chưa được kịp thời. - Còn 1 số hộ dân có những ý kiến thắc mắc về mức hỗ trợ khi vận xuất gỗ qua đất trồng cây nông nghiệp của dân. Trong quá trình ở đường vận xuất có một lượng đất đá rơi xuống những diện tích đất trồng lúa của dân Tân - Do lịch sử để lại tại một số đội trồng rừng vẫn còn xảy ra hiện tượng người dân địa phương tự Phong ý sử dụng đất trồng rừng của Công ty. - Việc đầu tư mở tuyến đường tỉnh lộ cắt ngang qua các lâm phận rừng của các CTLN đã gây khó khăn trong công tác QLBVR. 3.3.2. Phân tích hiệu quả xã hội mô hình trồng rừng theo tiêu chuẩn của FSC Về mặt tích cực, mô hình trồng rừng theo tiêu chuẩn của FSC đã tạo ra được chuỗi giá trị mà theo đó các bên phát huy được tốt hơn thế mạnh của mình, giải quyết hay hạn chế được điểm yếu, từ đó sự ổn định và bền vững sẽ tốt hơn. Tính hỗ trợ lẫn nhau giúp các bên tham gia mô hình giảm được các áp lực bên ngoài, tăng khả năng cạnh tranh, đầu tư hiệu quả hơn, từ đó tạo được sự phát triển chung và bền vững hơn cho toàn xã hội và nền kinh tế. Các CTLN đã được hưởng lợi từ bán gỗ chứng chỉ, mang lại doanh thu cao hơn nhiều so với sản phẩm thông thường; đội ngũ CBCNV đang được cải thiện về nhận thức thâm canh rừng, nhìn thấy lợi ích từ đó, thay đổi năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ và tay nghề cho công nhân. Hàng năm các CTLN đóng góp kinh phí vào duy tu đường dân sinh bảo đảm đi lại bình thường của người dân. Phối hợp với chính quyền địa phương và các hộ dân giải quyết thuê lại và trồng rừng liên doanh, liên kết với dân những diện tích đang bị xâm lấn; đảm bảo lợi ích hài hoà, đôi bên cùng có lợi, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho nhân dân địa phương. Hàng năm tổng kết SXKD, công ty mời đại diện chính quyền địa phương, hộ nhận khoán tiêu biểu đến dự họp và tham gia ý kiến. 3.3.3. Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn tiêu chí và chỉ số về xã hội Sử dụng câu hỏi phỏng vấn cho điểm để đánh giá mức độ đáp ứng của 60 chỉ số lập được biểu đồ phân cấp các chỉ số như sau Phân cấp số các chỉ số đạt yêu cầu Phân cấp số các chỉ số chưa đạt yêu cầu 25 5 Số chỉ số chưa đạt 20 Số chỉ số đạt Hàm Yên 15 Tân Phong Hàm Yên 10 Vĩnh Hảo Tân Phong 5 Vĩnh Hảo 0 0 1 2 3 4 1 2 3 4 Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Hình 3.2. Biểu đồ phân cấp các chỉ số xã hội theo tiêu chuẩn FSC Hình 3.2 cho thấy nhóm các yếu tố xã hội có 60 chỉ số thuộc các tiêu chuẩn 1 - 2 - 3 và 4. Trong đó có từ 51-54 chỉ số đạt yêu cầu và 6-9 chỉ số chưa đạt yêu cầu. 3.4. Xây dựng kế hoạch quản lý rừng trồng theo nhóm Tổng công ty 3.4.1. Phân tích SWOT của phương án QLRBV theo nhóm tổng công ty
  18. 16 Bảng 3.14: (Trích) Phân tích SWOT về phương án QLRBV theo nhóm trong Vinapaco Điểm mạnh Điểm yếu - Công tác quản lý kinh doanh rừng của TCT Giấy được thiết - Các CTLN tham gia nhóm CCR cần đáp ứng lập có hệ thống (ISO 9001); chặt chẽ và đã có kinh nghiệm đồng thời cả 2 tiêu chuẩn (Tiêu chuẩn quản lý 05 năm về chứng chỉ rừng bền vững FSC rừng và tiêu chuẩn quản lý nhóm) là rất khó khăn. - Có kinh nghiệm quản lý quốc tế vì đã tham gia dự án xây - Quy mô 10 Công ty thành viên khá nhỏ, diện dựng Liên hiệp Giấy sợi vùng Đông Bắc do Thụy Điển hỗ tích trung bình từ 1000-2000ha/1 công ty trợ. - Năng suất rừng trồng của 10 Công ty đều thấp - Tất cả 16 CTLN trong Vinapaco đều kinh doanh rừng trồng khoảng 70-80m 3/ha với chu kỳ 6-7 năm. NLG nằm trong vùng Trung tâm Bắc bộ, thuận tiện cho - Hoạt động Quản lý rừng vẫn chủ yếu theo giám sát, đánh giá rừng mà không phức tạp như rừng tự phương thức truyền thống, lấy sản lượng, trữ nhiên lượng gỗ là chủ yếu trong sản xuất kinh doanh. - Môi trường kinh doanh rừng và đất rừng của các CTLN có - Việc hạch toán phụ thuộc của các CTLN vào những thuận lợi và khó khăn tương đồng nhau (về điều kiện Tổng công ty sẽ làm mất đi tính chủ động trong tự nhiên, kinh tế, xã hội; về mục tiêu kinh doanh…). Các hoạt động QLKD rừng của các đơn vị, chưa tạo CTLN tham gia là thành viên nhóm đều có khả năng đáp động lực bứt phá cho các CTLN có tiềm năng lao ứng được các tiêu chuẩn mà FSC yêu cầu động mạnh. - Các CTLN sự hỗ trợ rất lớn từ nguồn vốn cũng như các -Liên kết nhóm giữa các CTLN trong TCT còn vấn đề kỹ thuật trong hoạt động QLRBV từ Tổng công ty mẹ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Đơn vị tư -Có thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ ổn định là nhà máy giấy vấn đánh giá, thị trường, chính sách, tác động của Bãi Bằng, tạo ra chu trình khép kín: Cung cấp nguyên liệu chính quyền địa phương, cơ chế liên kết và phân gỗ và sản xuất Giấy chia lợi ích Cơ hội Thách thức - Tổng công ty Giấy thuộc Bộ công thương, cơ cấu sản - Các hoạt động theo dõi, giám sát kế hoạch phẩm đang theo xu hướng kinh doanh tổng hợp: Gỗ Giấy (gỗ QLRBv theo nhóm cần được đầu tư và mất nhiều nhỏ, chu kỳ ngắn 6-7 năm, cấp đất trung bình xấu và trung thời gian bình), gỗ nguyên liệu (gỗ có kích thước lớn, chu kỳ 10-12 - Sức ép chuyển đổi sử dụng đất từ sản xuất kinh năm, cấp đất tốt) doanh lâm nghiệp sang các ngành khác ngày càng - Thị trường tiêu thụ gỗ của Việt Nam ngày càng lớn; lớn (Du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, vui chơi giải Chương trình dự kiến Xuất khẩu lâm sản của Việt nam (gỗ trí, sản xuất nông nghiệp... Diện tích đất lâm rừng trồng) đáp ứng xuất khẩu 25 tỷ USD vào năm 2025 nghiệp ngày càng bị thu hẹp - Thị trường thế giới đang có nhu cầu ngay càng tăng về sản - Trình độ sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp của phấm đồ gỗ của Việt Nam biểu thị ở kim ngạch xuất khẩu đồ người trực tiếp sản xuất rất thấp, đa số là người gỗ của ta đang trở thành 1 ngành sản xuất lớn. Song, do hiện dân tộc thiểu số và nghèo nay Viêt nam sản xuất gỗ để chế biến quá ít (80% nhập - Cây trồng rừng (Keo tai tượng) đang thể hiện khẩu), lại chưa có chứng chỉ QLRBV, nên lãi xuất rất thấp thái hóa (chết khô) chưa tìm được loại cây thay mặc dù kim ngạch xuất khẩu rất cao thế 3.4.2. Những căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững theo FSC 3.4.2.1. Những cơ sở căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch quản lý rừng. + Căn cứ Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 156/2018 và Thông tư 28/2018 về phương án QLRBV. Luật Đất đai năm 2013; + Căn cứ kết quả kiểm kê rừng thời điểm 31/12/2018 thực hiện tiếp tục cổ phần hóa Vinapaco năm 2020 + Căn cứ Quy quy trình trồng rừng thâm canh và khai thác rừng nguyên liệu giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam ban hành tại Quyết định số 1517/QĐ-HĐQT ngày 06/11/2002; + Căn cứ Quy chế khoán sử dụng đất trồng rừng NLG của Tổng Công ty Giấy Việt Nam ban hành tại quyết định số 378/QĐ/GVN.PT ngày 04/11/2013; + Căn cứ Bộ tiêu chuẩn FSC của tổ chức GFA Certification GmbH áp dụng cho đánh giá rừng tại Việt Nam phiên bản 1.0 ngày 20/5/2010 có hiệu lực từ năm 2010; + Căn cứ hiện trạng rừng và đất rừng của CTLN trong Vinapaco. Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Đa dạng sinh học; Công ước Cartagena về an toàn sinh thái cho Đa dạng sinh học, Công ước ILO; Công ước CITIES, Thỏa thuận quốc tế về gỗ rừng nhiệt đới ITTA... 3.4.2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở các công ty Lâm nghiệp * Về lao động: Hiện tại, số lao động là bộ quản lý thì chỉ có 01 người có trình độ trên đại học chiếm tỉ lệ rất thấp 0,4%; 34 người có trình độ đại học, chiếm 14%, 5 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, 1 công nhân kỹ thuật và có tới 170 lao động chưa qua đào tạo về chuyên môn. Có thể
  19. 17 thấy rằng, mặc dù lực lượng lao động của công ty là tương đối đông nhưng số cán bộ có trình độ chuyên môn cao thì lại còn rất thiếu. * Về đất đai: Thống kê hiện trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của các công ty được thể hiện trong phụ lục 4.2.20. Diện tích đất Lâm nghiệp do các công ty quản lý dao động từ 274,95 ha đến 3170,08 ha và phần diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tỉ lệ rất lớn từ 96,8% cho đến 99,8% tổng diện tích. * Về nguồn vốn: Qua quá trình điều tra khảo sát tại các CTLN cho thấy các công ty có vốn tích lũy trong hoạt động sản xuất kinh doanh là rất thấp. Toàn bộ nguồn vốn sử dụng trong phát triển trồng rừng nguyên liệu của các công ty được vay từ phía TCT giấy Việt Nam và vay từ các nguồn vốn khác, số tiền này được hoàn trả khi Công ty khai thác rừng và bán gỗ nguyên liệu cho Vinapco. Tuy nhiên, lượng vốn do TCT cấp cho các CTLN vay chỉ bằng 70% -80% nhu cầu vốn vay theo kế hoạch của các CTLN. Phần nhu cầu vốn còn lại TCT ủy quyền cho các CTLN vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại chỉ cho vay tối đa 60% số vốn của chủ sở hữu, do đó các CTLN chỉ vay được khoảng 1,4 tỷ đồng cho năm kế hoạch và mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu vốn còn thiếu. Việc thực hiện vay được 20% nhu cầu vốn còn thiếu là một thách thức rất lớn *Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chiến lược Phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 thì nhu cầu gỗ nguyên liệu giấy nước ta sẽ tăng từ 3,388 triệu m3/năm (năm 2010) lên 8,283 triệu m3/năm (năm 2020) tức là chỉ trong vòng vài năm tới, nhu cầu gỗ nguyên liệu giấy của nước ta sẽ tăng khoảng 2,4 lần so với thời điểm năm 2010, điều này đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực rất lớn trong gây trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta. Chính vì vậy, có thể thấy rằng thị trường đầu ra cho sản phẩm gỗ nguyên liệu giấy của các CTLN là vô cùng rộng mở. 3.4.2.3. Dự báo về nhu cầu gỗ và giấy theo mô hình rừng trồng Theo nghiên cứu khảo sát, hiện nay mỗi năm, riêng Công ty giấy Bãi Bằng cần tới 350.000 tấn tre, gỗ, nứa... để làm nguyên liệu. Trong khi đó, đến năm 2018 mới đạt 218.000 tấn nguyên liệu/năm, không tương ứng với nhu cầu tiêu thụ giấy được dự báo là sẽ tăng bình quân từ 10 đến 11%/năm. Theo báo cáo của tổng công ty giấy trong 5 năm sản lượng gỗ khai thác mới chỉ đạt 1,4 triệu m3, bằng 93,3% kế hoạch, trung bình mỗi năm khai thác khoảng 28.000 m3/năm, đáp ứng được từ 30-40% nhu cầu nguyên liệu phục vụ ngành chế biến gỗ và sản xuất giấy trên địa bàn hiện nay, còn lại là phải thu mua từ nơi khác. Trong khi yêu cầu các năm tới phải có 100% gỗ có chứng chỉ FSC, và đặc biệt vấn đề nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp sẽ là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệpHoạt động trồng rừng và chế biến sản phẩm rừng trồng sẽ đóng vai trò lớn quan trọng hơn trong việc cung cấp gỗ và lâm sản khác cho nền kinh tế quốc dân. 3.4.3. Xây dựng KHQLR trồng theo tiêu chuẩn của FSC 3.4.3.1. Kế hoạch trồng rừng cho một chu kỳ - Biện pháp kỹ thuật trồng rừng: Theo quy trình kỹ thuật của Tổng công ty Giấy Việt Nam; Kế hoạch chăm sóc rừng trồng trong 1 chu kỳ trồng rừng: Thực hiện theo các lô sau khi trồng rừng. Tiến hành chăm sóc trong 3 năm; Kế hoạch cung ứng hạt giống và sản xuất cây con: Cung ứng hạt giống do Tổng công ty cung cấp, nguồn hạt giống nội và nhập nội đảm bảo quy định; Kế hoạch nâng cao năng suất rừng thông qua các khâu kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng, cũng như khâu chọn tạo giống mới có năng suất cao hơn hiện tại. Nguồn giống có năng suất cao ưu tiên sử dụng các giống cây mô được sản xuất tại Vinapaco 3.4.3.2. Kế hoạch khai thác *Kế hoạch khai thác cả chu kỳ: - Căn cứ phương thức kinh doanh rừng gỗ nhỏ, mọc nhanh và làm bột giấy; căn cứ thị trường tiêu thụ là nhà máy giấy Bãi Bằng và căn cứ điều kiện địa hình; Căn cứ chu kỳ khai thác (tuổi khai thác chính): ≥ 7năm, đạt thành thục công nghệ làm bột giấy. Phương thức khai thác: Khai thác trắng theo đám (DT đám ≤ 5ha); Công cụ khai thác: Chặt hạ bằng cưa xăng, vận xuất bằng trâu kéo, vận chuyển bằng ô tô. Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác: Đạt tuổi khai thác chính; gần trước xa sau, dễ trước khó sau; phân bổ tương đối đều theo các đội sản xuất.
  20. 18 *Lập kế hoạch khai thác hàng năm: Căn cứ lập kế hoạch khai thác năm: Kế hoạch khai thác cả chu kỳ khai thác; Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; Điều kiện khai thác, vận chuyển. Khai thác theo hướng điều chỉnh trữ lượng ổn định theo diện tích cho từng cấp đất đã trình bày trong phần kết quả ở trên *Thiết kế khai thác: Diện tích khai thác hằng năm được Công ty Thiết kế rừng thuộc Vinapaco thiết kế khai thác và được phòng Quản lý tài nguyên rừng thẩm định, sau đó được Vinapaco phê duyệt cho khai thác. Hồ sơ thiết kế khai thác gồm: Xác định vị trí khai thác; Sản lượng khai thác năm; Công cụ khai thác; Vận chuyển vận xuất; Đường vận xuất; Hệ thống đường vận chuyển; Kỹ thuật khai thác (Theo quy trình kỹ thuật khai thác của Tổng công ty). *Tổ chức khai thác, tiêu thụ gỗ: Căn cứ kế hoạch khai thác của TCT duyệt, Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm toàn chu kỳ khai thác sản phẩm được tiêu thụ tại Nhà máy giấy Bãi Bằng, khối lượng theo loại sản phẩm, thời gian và địa chỉ giao sản phẩm *Kế hoạch vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm: Kế hoạch vận chuyển: Công ty có đội tổ chức vận chuyển đến nhà máy giấy Bãi Bằng. Gỗ khai thác đến đâu vận chuyển giao ngay, không để tồn đọng trong rừng. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng năm: Căn cứ vào hợp đồng khai thác tiêu thụ sản phẩm giữa Tổng công ty Giấy Việt Nam và Công ty đã ký. 3.4.3.3. Kế hoạch bảo vệ rừng - Phòng chống xâm hại rừng và đất rừng: Tuần tra, canh gác và kiểm tra những khu rừng, đất rừng hay bị xâm hại. Trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều giải pháp để khắc phục và hạn chế được việc chặt phá, rút ruột rừng, chăn thả gia súc... Bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng: Việc phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt chú ý vào thời điểm mùa khô, hanh (Từ đầu tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Cấp phát bổ sung trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cho các tổ đội PCCCR hằng năm. Phòng trừ sâu bệnh hại: Kiểm tra, theo dõi thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời để xử lý; 3.4.3.4. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng - Kế hoạch mở đường: Trong thời gian tới các công ty không mở đường mới, chủ yếu tập trung vào nâng cấp, sửa chữa duy tuy các tuyến đường cũ phục vụ cho vận chuyển vật tư và hàng hóa. Kế hoạch duy tu đường: Hiện nay đã có tổng số 62,65-133 km đường phục vụ cho hoạt động sản xuất và dân sinh trên địa bàn. Hàng năm các công ty thực hiện duy tu bảo dưỡng những tuyến đường này nhằm phục vụ cho kế hoạch khai thác, trồng rừng. Chỉ đến khi các khu vực đó có khai thác các công ty mới cho sửa chữa lớn. - Hệ thống bãi gỗ: Căn cứ kế hoạch khai thác, các công ty bố trí xây dựng bãi gỗ tại các đội sản xuất. Bãi 1 tại chân lô, tăng bo ra Bãi 2 rồi bốc lên xe có trọng tải lớn hơn để vận chuyển. Các bãi gỗ được xây dựng ở vị trí thuận lợi bằng phẳng, dễ thoát nước, đảm bảo an toàn cũng như việc phân loại, bốc xếp gỗ để vận chuyển theo kế hoạch được giao hàng tháng, quý và cả năm. 3.4.3.5. Kế hoạch đánh giá tác động môi trường Trên cơ sở điều kiện thực trạng của các CTLN và bộ tiêu chuẩn của FSC áp dụng đối với các chỉ tiêu môi trường cần đáp ứng, kế hoạch đánh giá tác động môi trường được xây dựng trên cơ sở 6 nội dung cần thực hiện 1 - Xói mòn đất 4- Thu gom rác thải 2- Xây dựng hành lang bảo vệ ven suối 5- Sử dụng hóa chất 3- Chất lượng nguồn nước 6- Đa dạng sinh học 3.4.3.6. Kế hoạch đánh giá tác động xã hội Thông qua các hoạt động trồng rừng của Công ty, hàng năm đã thu hút, giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, đã có nhiều hộ gia đình có việc làm và thu nhập ổn định. Ổn định sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương. Xây dựng kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội thông qua các kế hoạch giám sát các tác động xã hội, đặc biệt các hoạt động giải quyết và khắc phục các mâu thuẫn phát sinh với người dân sở tại về pháp luật, có kế hoạch đóng góp kinh phí cho các hạng mục phúc lợi xã hội của địa phương cũng như duy tu đường dân sinh bảo đảm đời sống của người dân được cải thiện. 3.4.3.7. Kế hoạch nhân lực và đào tạo a. Kế hoạch nhân lực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2