intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau nội chiến đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất (1865-1918)

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ mục tiêu và thực chất chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) nhằm vươn lên ngang hàng với các cường quốc và đứng đầu thế giới sau này. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau nội chiến đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất (1865-1918)

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> ----------***----------<br /> <br /> DƢƠNG QUANG HIỆP<br /> <br /> CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ<br /> TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC<br /> CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT<br /> (1865 – 1918)<br /> <br /> Chuyên ngành: Lịch sử thế giới<br /> Mã số: 62 22 03 11<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ<br /> <br /> HUẾ - NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế.<br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Văn Tận.<br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại<br /> …………………………………………………………………….<br /> Vào hồi: ….giờ……ngày……tháng……năm……………………..<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ………………………………<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong bất kỳ thời đại lịch sử nào, đối với mỗi quốc gia, chính sách đối<br /> ngoại luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong suốt quá trình phát triển<br /> đi lên, sự hưng vong của mỗi nước không chỉ là kết quả của việc thực thi<br /> chính sách đối nội mà còn gắn liền với chính sách đối ngoại. Hoa Kỳ cũng<br /> không nằm ngoài quy luật này. Hoa Kỳ sẽ không có được sự phát triển lớn<br /> mạnh nếu không có sự can dự ở nhiều khu vực, trước hết là ở Mỹ Latinh,<br /> châu Á và châu Âu cùng nhiều vùng đất khác trên thế giới.<br /> Ngay sau khi vừa mới ra đời, nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (The<br /> United States of America - USA) đã phải đương đầu với các nước Anh,<br /> Pháp, Tây Ban Nha, Nga…ở Tây bán cầu. Ở khu vực châu Á và một số nơi<br /> khác, khi Mỹ đang còn bận bịu với việc giải quyết các vấn đề nội tại và bảo<br /> vệ lợi ích Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, các cường quốc châu Âu đã gần như<br /> phân chia xong phạm vi ảnh hưởng ở đây. Điều đó đòi hỏi chính giới Mỹ<br /> phải hành động để không chỉ bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở những khu vực<br /> cận kề mà còn tìm cách bành trướng ảnh hưởng, cạnh tranh địa vị, vươn đến<br /> quyền lực thế giới của Mỹ trên trường quốc tế.<br /> Để hiện thực hóa tham vọng trên, các chính phủ Hoa Kỳ nối tiếp nhau<br /> thực hiện các kế sách đối ngoại khôn khéo với các cường quốc châu Âu và<br /> Nhật Bản. Nhằm ba mục tiêu cơ bản là an ninh, phát triển và phát huy ảnh<br /> hưởng của mình trên thế giới, Hoa Kỳ trước hết đã chọn khu vực Mỹ<br /> Latinh, sau đó là khu vực châu Á và một số nơi khác để thực hiện các mục<br /> tiêu đối ngoại.<br /> Ở khu vực Mỹ Latinh, sự có mặt của các cường quốc châu Âu là mối đe<br /> dọa nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ trên cả ba phương diện đã đề cập. Mặt<br /> khác, trên đà phát triển sau khi giành được độc lập, “khát vọng” của Mỹ<br /> muốn biến Mỹ Latinh, vốn trở thành các nước độc lập vào thập niên 20 của<br /> thế kỷ XIX, thành “sân sau” ngày càng lớn dần. Việc đề ra các chính sách<br /> ngoại giao của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh tính từ thời điểm tuyên<br /> bố Học thuyết Monroe (1823) và đặc biệt là sau Nội chiến đến kết thúc<br /> Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918) đã từng bước biến Hoa Kỳ trở<br /> thành một “đế quốc độc quyền” Tây bán cầu, tạo tiền đề vững chắc cho Hoa<br /> Kỳ lũng đoạn chính trường thế giới trong thế kỷ XIX, XX và cả những năm<br /> đầu thế kỷ XXI.<br /> Đối với châu Á và châu Âu, Hoa Kỳ đã từng bước dính líu đến các khu<br /> vực này khi điều kiện trong nước cho phép, nhất là sau Nội chiến, với nền<br /> kinh tế phát triển vượt trội, Hoa Kỳ cần có một thị trường tương ứng để thỏa<br /> mãn nhu cầu kinh tế của CNTB Mỹ. Do đó, Hoa Kỳ đã từng bước thâm<br /> <br /> nhập vào châu Á bằng cách: buộc Nhật Bản mở cửa, kết thân với Thái Lan,<br /> gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, “Mở cửa” Trung<br /> Quốc… Qua đó, Hoa Kỳ đã có được vị thế ngang hàng với các cường quốc,<br /> tham gia giải quyết các vấn đề của thế giới và ngay chính ở châu Âu trong<br /> và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.<br /> Vậy, đâu là nhân tố quyết định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với<br /> các khu vực Mỹ Latinh, châu Á, châu Âu trong giai đoạn 1865 - 1918? Nội<br /> dung cụ thể và tác động chính sách đến chính bản thân nước Mỹ cũng như<br /> các chủ thể liên quan?...<br /> Với những vấn đề đặt ra ở trên, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sau Nội<br /> chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865-1918) trở nên hấp<br /> dẫn và lôi cuốn giới nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử quan hệ quốc tế<br /> nói riêng. Điều thực sự có ý nghĩa nếu có được một công trình nghiên cứu<br /> cơ bản, có hệ thống về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn<br /> được đề cập.<br /> Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải các vấn đề phức tạp trên,<br /> chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau<br /> Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918)” làm<br /> luận án tiến sĩ sử học, chuyên ngành Lịch sử thế giới.<br /> Đây là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về góc độ khoa học,<br /> bằng việc tái hiện quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại<br /> của Hoa Kỳ giai đoạn 1865 – 1918, luận án sẽ chỉ ra tiền đề, thành tựu, đặc<br /> điểm của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Đồng thời, luận án cũng cố gắng<br /> làm sáng tỏ những tác động chính sách cả về phía Hoa Kỳ cũng như các<br /> nước ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu.<br /> Về góc độ thực tiễn, hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đa<br /> phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Do vậy, trong quan hệ<br /> với các nước lớn, nhất là với Hoa Kỳ, chúng ta càng phải nghiên cứu kỹ<br /> càng mọi mặt về quốc gia này, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao. Có như thế<br /> chúng ta mới có những biện pháp hữu hiệu để vừa hợp tác vừa đấu tranh<br /> trong quan hệ với Hoa Kỳ - một đối tác đầy tiềm năng và cũng lắm thách<br /> thức, đúng như tinh thần của Paul Kennedy đã từng nói “Cách tốt nhất để<br /> nhận thức được tương lai sắp đến là nhìn lại một chút về quá khứ”.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục đích: Làm rõ mục tiêu và thực chất chính sách đối ngoại của Hoa<br /> Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 –<br /> 1918) nhằm vươn lên ngang hàng với các cường quốc và đứng đầu thế giới<br /> sau này.<br /> Nhiệm vụ:<br /> <br /> - Làm rõ cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, bao gồm:<br /> kinh tế, chính trị, xã hội; bối cảnh quốc tế và khu vực…<br /> - Nghiên cứu một cách có hệ thống những nội dung, điều chỉnh chính<br /> sách đối ngoại Hoa Kỳ đối với từng chủ thể ở khu vực Mỹ Latinh, châu Á<br /> và châu Âu giai đoạn 1865 – 1918.<br /> - Rút ra một số nhận xét đánh giá về thành tựu, đặc điểm, tác động của<br /> chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong giai đoạn được đề cập.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ<br /> từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918), cụ<br /> thể là:<br /> - Những nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách đối ngoại Hoa<br /> Kỳ.<br /> - Nội dung, những điều chỉnh và quá trình thực hiện chính sách đối<br /> ngoại của Hoa Kỳ đối với từng chủ thể cụ thể.<br /> - Thành công, hạn chế, tác động của những chính sách này.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại<br /> của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà<br /> Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn 1865 – 1918.<br /> Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là giai đoạn 1865 –<br /> 1918. Mốc mở đầu của luận án là từ sau cuộc Nội chiến kết thúc (1865).<br /> Mốc kết thúc của luận án là năm 1918 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết<br /> thúc, với tư cách là nước thắng trận, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bước<br /> sang một trang mới. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cụ thể, luận án có<br /> thể kéo lùi về trước hoặc sau thời gian được xác định để có cái nhìn logic và<br /> hợp lý hơn.<br /> Về vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hoạch<br /> định, thực thi và kết quả của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ nhằm khống chế<br /> Mỹ Latinh (Cuba, Puerto Rico, Mexico…), mở rộng ảnh hưởng ở châu Á<br /> (Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan,…) cũng như những can dự<br /> của Mỹ ở châu Âu khi giải quyết những vấn đề trong và sau Chiến tranh thế<br /> giới thứ nhất. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn 1865<br /> – 1918 được triển khai rất rộng và phức tạp, trong khuôn khổ của luận án,<br /> chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở một số các chủ thể tiêu biểu như trên.<br /> Về tên gọi Hợp chúng quốc Mỹ hay Hoa Kỳ:<br /> Ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn phổ biến cách gọi Mỹ, Hoa Kỳ hay<br /> đầy đủ hơn là Hợp chúng quốc Mỹ hoặc Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cách gọi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2