intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964" nghiên cứu có hệ thống về sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh trong giai đoạn 1950 - 1964. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGUYỄN ĐỨC TOÀN<br /> <br /> Sù NGHIÖP CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC<br /> CñA CéNG HßA ÊN §é TRONG GIAI §O¹N 1950 - 1964<br /> <br /> Chuyên ngành : Lịch sử Phong trào cộng sản,<br /> công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc<br /> Mã số<br /> <br /> : 62 22 52 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> 1. PGS, TS Nguyễn Hoàng Giáp<br /> 2. PGS, TS Thái Văn Long<br /> <br /> Phản biện 1: .......................................................<br /> .......................................................<br /> <br /> Phản biện 2: .......................................................<br /> .......................................................<br /> <br /> Phản biện 3: .......................................................<br /> .......................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong bối cảnh nhiều mối quan hệ quốc tế mới đan xen, phức tạp của xu<br /> thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, để tồn tại và phát triển theo hướng<br /> độc lập tự chủ, đòi hỏi mỗi quốc gia phải tìm cho mình một hướng đi thích<br /> hợp. Hướng đi đó cần hợp với xu thế của thời đại, với những đặc thù của<br /> quốc gia dân tộc thì việc bảo vệ và củng cố nền độc lập cho dân tộc sẽ được<br /> thực hiện một cách thuận lợi. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu những con<br /> đường đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập và phát triển quốc gia, dân tộc của<br /> các nước trên thế giới có một ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.<br /> Nằm ở khu vực Nam Á, Ấn Độ không chỉ được biết đến như một trong<br /> những quốc gia rộng lớn và đông dân, mà thế kỷ XX, Ấn Độ từ một nước<br /> thuộc địa, vươn lên trở thành một cường quốc, đã và đang tham gia vào các<br /> vấn đề chung của khu vực và quốc tế. Sau khi giành được độc lập và bắt đầu<br /> bước vào kỷ nguyên mới xây dựng nền Cộng hòa, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho<br /> dân tộc Ấn Độ hết sức to lớn: đó là lựa chọn con đường đi đến tương lai, tiến<br /> theo kịp sự phát triển của thế giới văn minh. Đây không phải là một công việc<br /> đơn giản, bởi vì với phương châm “đi mà ở” của thực dân Anh, Ấn Độ phải<br /> giải quyết những hậu quả hết sức nặng nề: một nền kinh tế khủng hoảng với<br /> những tàn dư dai dẳng mang tính chất thuộc địa; một chế độ chính trị xã hội<br /> phức tạp với những mâu thuẫn về dân tộc, những bất hòa về tín ngưỡng; sự bỏ<br /> dở vấn đề Kashmir trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan... Tuy nhiên, các vấn đề<br /> này đã được giải quyết một cách khá hiệu quả dưới thời Chính phủ Thủ tướng<br /> J. Nehru, từ năm 1950 đến năm 1964. Đây cũng là nền tảng để các chính phủ<br /> tiếp theo tiếp tục lãnh đạo đất nước đạt nhiều thành tựu về sau.<br /> Chính vì thế, việc nghiên cứu sự nghiệp củng cố nền độc lập dân tộc<br /> của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964, phân tích quá trình bền<br /> bỉ và gian khổ của nhân dân Ấn Độ, từng bước củng cố nền Cộng hòa,<br /> đánh giá được những thành tựu, hạn chế, rút ra đặc điểm của con đường<br /> xây dựng và bảo vệ đất nước theo đường lối J. Nehru có giá trị cao về lý<br /> luận lẫn thực tiễn.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Xuất phát từ tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, tác giả quyết<br /> định chọn đề tài “Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ<br /> trong giai đoạn 1950 - 1964” để nghiên cứu viết luận án Tiến sĩ Lịch sử.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án<br /> 2.1. Nghiên cứu có hệ thống về sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của<br /> Cộng hòa Ấn Độ từ góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam trên các lĩnh<br /> vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh<br /> trong giai đoạn 1950 - 1964.<br /> 2.2. Luận án giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:<br /> - Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình củng cố nền độc lập<br /> dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964.<br /> - Phân tích việc thực thi các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa,<br /> ngoại giao, quốc phòng - an ninh trong việc bảo vệ và củng cố nền Cộng<br /> hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964. Qua đây làm rõ sự thành công và<br /> hạn chế từ sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong<br /> giai đoạn 1950 - 1964.<br /> - Bước đầu rút ra đặc điểm về sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của<br /> Cộng hòa Ấn Độ và một số kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của<br /> Cộng hòa Ấn Độ. Vấn đề được tiếp cận là các chính sách phát triển đất<br /> nước của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Không gian: đất nước Ấn Độ kể từ khi thiết lập nền Cộng hòa.<br /> - Thời gian: đề tài được giới hạn từ năm 1950 đến 1964.<br /> - Nội dung: nghiên cứu toàn diện những biện pháp củng cố độc lập<br /> dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại<br /> giao, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh…<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Cơ sở phương pháp luận: Luận án quán triệt những quan điểm<br /> cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm<br /> <br /> 3<br /> <br /> của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số vấn đề như: vấn đề dân tộc và<br /> quyền tự quyết dân tộc, Đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị; độc lập<br /> dân tộc và đấu tranh củng cố độc lập dân tộc trong bối cảnh hiện nay…<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lịch sử là cơ<br /> bản; ngoài ra, luận án vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu chuyên<br /> ngành: sưu tầm, chọn lọc, phân loại, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… để xử<br /> lý tư liệu, hỗ trợ giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra.<br /> 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án<br /> 5.1. Luận án được trình bày một cách có hệ thống trên cơ sở khai thác<br /> và xử lý các tài liệu thu thập được về sự nghiệp củng cố nền độc lập của<br /> Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964, từ củng cố nền chính trị hành chính quốc gia đến chủ quyền lãnh thổ, phát triển kinh tế, văn hóa xã<br /> hội, quốc phòng - an ninh thời kỳ Chiến tranh lạnh.<br /> 5.2. Luận án khái quát các chính sách mà Chính phủ Ấn Độ đề ra và<br /> thực hiện trong giai đoạn 1950 - 1964 nhằm củng cố nền độc lập, chỉ ra<br /> những thành công, hạn chế của quá trình này, từ đó rút ra những kinh<br /> nghiệm đối với các nước đang phát triển. Do đó, nội dung của luận án sẽ<br /> góp phần hiểu rõ hơn vai trò của “kiến trúc sư” Thủ tướng J. Nehru trong<br /> công cuộc đấu tranh vì một nước Ấn Độ phát triển.<br /> 5.3. Thông qua việc thực hiện luận án, giai đoạn 1950 - 1964 trong<br /> lịch sử Ấn Độ được làm sáng tỏ hơn. Do vậy, luận án có thể dùng để tham<br /> khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề khác nhau về lịch sử bảo<br /> vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ nhất là về sự lựa chọn thể<br /> chế chính trị, mô hình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển<br /> quốc phòng - an ninh, về chủ trương thống nhất đoàn kết quốc gia - dân<br /> tộc... cũng như về lịch sử đấu tranh vì nền độc lập dân tộc và phát triển đất<br /> nước của các nước đang phát triển.<br /> 6. Bố cục của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,<br /> nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương, 12 tiết.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2