intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

187
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam" đề ra các giải pháp hoàn thiện quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGUYỄN ĐỨC THÁI<br /> <br /> KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA<br /> NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự<br /> Mã số: 62380104<br /> <br /> HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> 1. TS. Võ Thị Kim Oanh<br /> 2. TS. Lê Thành Dương<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Luật<br /> thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. TS. Võ Thị Kim Oanh<br /> 2. TS. Lê Thành Dương<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án<br /> cấp Trường họp tại phòng …… Trường Đại học Luật thành<br /> phố Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, vào hồi<br /> …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm …………<br /> <br /> Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Trường Đại học<br /> Luật thành phố Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4<br /> hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do lựa chọn đề tài<br /> Trong bất kỳ mô hình tố tụng hình sự và ở bất kỳ quốc gia<br /> nào, việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm,<br /> đồng thời tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong tố tụng<br /> hình sự luôn phải được giải quyết hài hòa. Về nguyên tắc, khi<br /> xảy ra vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải khởi tố vụ án,<br /> nhằm giữ nghiêm trật tự, kỷ cương, nhưng có khi việc khởi tố<br /> vụ án lại mang đến cho người bị hại những hậu quả không<br /> mong muốn. Do vậy trong một số trường hợp, pháp luật cho<br /> phép người bị hại quyết định có yêu cầu nhà nước xử lý người<br /> gây thiệt hại cho mình theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự hay<br /> không, để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ.<br /> Quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị<br /> hại là cơ sở pháp lý quan trọng, đã và đang phát huy vai trò tích<br /> cực trong thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ<br /> quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Tuy nhiên, sau một<br /> thời gian áp dụng, quy định này đã bộc lộ những vướng mắc,<br /> bất cập do chưa hợp lý và thiếu đồng bộ; chưa dự liệu và điều<br /> chỉnh hết các trường hợp xảy ra trong thực tiễn; chưa thực sự<br /> đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.<br /> Mặt khác, Việt Nam đang trong tiến trình cải cách tư pháp<br /> và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Hoàn thiện quy định<br /> khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là hết sức<br /> cần thiết nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp<br /> pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách<br /> có hệ thống về quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của<br /> người bị hại, mảng tri thức về đề tài này hiện còn hạn chế.<br /> Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên<br /> sâu về quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị<br /> hại là yêu cầu khách quan và cần thiết, nhằm lý giải một cách<br /> khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay.<br /> Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Khởi tố<br /> vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình<br /> sự Việt Nam” làm Luận án Tiến sĩ luật học là có tính cấp thiết.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 2.1 Mục đích nghiên cứu<br /> Đề ra các giải pháp hoàn thiện quy định khởi tố vụ án hình<br /> sự theo yêu cầu của người bị hại, góp phần nâng cao hiệu quả<br /> áp dụng trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự.<br /> 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Phân tích, đánh giá bản chất pháp lý, cơ sở lý luận và<br /> thực tiễn của việc hình thành quy định khởi tố vụ án hình sự<br /> theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam.<br /> - Phân tích và đánh giá quy định của pháp luật hiện hành<br /> về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại; những<br /> khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng?<br /> - Phân tích và đánh giá pháp luật tố tụng hình sự một số<br /> nước trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam về<br /> quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Trên cơ sở đánh giá thực trạng ở Việt Nam và tiếp thu<br /> kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đưa ra các giải pháp<br /> hoàn thiện pháp luật.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1 Đối tượng nghiên cứu<br /> - Quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị<br /> hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật một<br /> số nước thế giới.<br /> - Đánh giá việc áp dụng quy định này trong thực tiễn có<br /> những khó khăn, vướng mắc, bất cập, tồn tại gì. Làm cơ sở cho<br /> việc đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật.<br /> 3.2 Phạm vi nghiên cứu<br /> Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về khởi tố vụ án<br /> hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong pháp luật Việt Nam<br /> và một số nước trên thế giới, thực tiễn áp dụng quy định khởi tố<br /> vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tại Việt Nam.<br /> Phạm vi nghiên cứu về thời gian là các văn bản pháp luật<br /> có liên quan, chủ yếu là văn bản pháp luật tố tụng hình sự ban<br /> hành từ năm 1988 đến nay; số liệu giải quyết án được phân tích<br /> và đánh giá từ năm 2008 đến 2013.<br /> 4. Những điểm mới của luận án<br /> - Luận án đã làm rõ khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo<br /> yêu cầu của người bị hại, cơ sở lý luận và thực tiễn của quy<br /> định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong<br /> tố tụng hình sự Việt Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2