intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

101
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích, đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam; đưa ra được những luận giải khoa học để xác định được hướng tiếp cận phù hợp đối với pháp luật về kiểm soát thu nhập cá nhân trong các hướng tiếp cận khác nhau hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ TƯ PHÁP<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN HẢI NINH<br /> <br /> KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ<br /> TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT<br /> THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Luật Kinh tế<br /> Mã số: 62 38 01 07<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> Hà Nội, 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Tuyến<br /> 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Vân<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Nguyễn Am Hiểu<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh<br /> <br /> Phản biện 3: TS.Vũ Văn Cương<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp<br /> trường, họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội, vào<br /> hồi…..….ngày…….. tháng…….. năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> 1. Thư viện Quốc Gia;<br /> 2. Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội<br /> <br /> 1<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007,<br /> chính thức có hiệu lực từ 01/01/2009 và được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2012; Quá trình này<br /> không chỉ đánh dấu sự hoàn thiện trong hệ thống pháp luật thuế mà còn thể hiện bước đổi mới quan<br /> trọng trong tư duy lập pháp ở Việt Nam theo hướng ngày càng tiệm cận với thông lệ quốc tế. Việc triển<br /> khai Luật thuế TNCN vào thực tiễn cuộc sống đã bước đầu góp phần kiểm soát được các nguồn thu<br /> nhập của người dân, tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có một công cụ hữu hiệu để kiểm tra,<br /> kiểm soát thu nhập của dân cư.[VN1] Trải qua 6 năm thực hiện Luật thuế TNCN đã thu được những<br /> thành tựu và kết quả đáng khích lệ; trong công tác quản lý thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thông tin người<br /> nộp thuế (NNT) đã được xây dựng; số lượng NNT được cấp mã số thuế cá nhân (MSTCN) cùng với số<br /> tiền thuế TNCN thu được qua mỗi năm đều tăng cao; về cơ bản, các khoản thu nhập từ tiền công tiền<br /> lương đã được kiểm soát …. Tuy nhiên, tỷ lệ thất thoát NSNN do chưa thể kiểm soát được nguồn thu<br /> của cá nhân người nộp thuế TNCN vẫn còn không nhỏ. Trên thực tế, các cơ quan chức năng ở Việt<br /> Nam mới chỉ có thể kiểm soát thu nhập (KSTN) của những người làm công ăn lương có thu nhập rõ<br /> ràng, ổn định thông qua cơ quan chi trả thu nhập, còn một số lượng không nhỏ những cá nhân kinh<br /> doanh ẩn thuế, tránh thuế do pháp luật thuế TNCN hiện tại mới chỉ có thể kiểm soát được các khoản<br /> thu nhập trên bảng lương (thu nhập danh nghĩa) mà chưa thể kiểm soát được tổng nguồn thu (thu nhập<br /> thực tế) của NNT. Thực tế này cho thấy hiện đang tồn tại một khoảng trống lớn trong các quy định<br /> pháp luật về kiểm soát thu nhập cá nhân (KSTNCN). Dù còn nhiều vấn đề gây tranh cãi xung quanh<br /> việc thực thi đạo luật này nhưng có lẽ việc KSTN của cá nhân NNT như thế nào để khắc phục tình<br /> trạng trốn, lậu thuế để xác định đúng mức thuế phải nộp nhằm thu đúng, thu đủ số thuế TNCN và đảm<br /> bảo công bằng giữa những NNT vẫn là vấn đề nổi cộm nhất, cần được nghiên cứu một cách thấu đáo.<br /> Những lý do nêu trên cho thấy sự cấp bách và cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề<br /> KSTNCN của người nộp thuế TNCN, dưới cả hai giác độ lý luận và thực tiễn pháp lý. Xuất phát từ<br /> nhận thức như vậy, NCS cho rằng với việc lựa chọn vấn đề “Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế<br /> trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ<br /> là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.<br /> 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br /> NCS tiến hành phân tích, đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về mặt lý luận và thực<br /> tiễn những vấn đề pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam; đưa ra được những luận<br /> giải khoa học để xác định được hướng tiếp cận phù hợp đối với pháp luật về KSTNCN trong các hướng<br /> tiếp cận khác nhau hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về KSTN của người nộp thuế<br /> TNCN để từ đó tìm kiếm các giải pháp phù hợp hoàn thiện pháp luật về KSTN của người nộp thuế<br /> TNCN ở Việt Nam.<br /> Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận án được đặt ra nghiên cứu cụ thể các vấn<br /> đề: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về KSTN của NNT trong quá trình thực<br /> hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam; Thứ hai, đánh giá tính hiệu quả của các quy định hiện hành về<br /> KSTNCN trong thực tiễn thi hành pháp luật thuế TNCN thông qua phân tích thực trạng pháp luật và<br /> thực tiễn áp dụng pháp luật thuế TNCN thời gian qua, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm<br /> KSTN của NNT theo pháp luật một số nước. Từ đó tìm ra biện pháp KSTNCN phù hợp và hiệu quả đối<br /> <br /> 2<br /> <br /> với Việt Nam trong điều kiện hiện tại; Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế<br /> KSTN của NNT TNCN ở Việt Nam trên cả hai phương diện: (i) hoàn thiện cơ sở pháp lý; (ii) tổ chức<br /> thực hiện pháp luật vì mục tiêu phòng, chống thất thoát thuế, trốn thuế, lậu thuế TNCN đảm bảo nguồn<br /> thu cho NSNN và đảm bảo sự công bằng giữa những NNT ở Việt Nam.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận án tập trung nghiên cứu các quan điểm lý luận về<br /> KSTN của NNT [vt2]trong pháp luật thuế TNCN và các quy định pháp luật có liên quan; các quy định<br /> pháp luật về KSTNCN của Việt Nam và của một số quốc gia phát triển; thực tiễn pháp luật về KSTN<br /> của NNT trong quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam.<br /> Về phạm vi nghiên cứu của đề tài: Vấn đề KSTNCN là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành<br /> và lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế học, tài chính học và luật học. Trong lĩnh vực luật học, vấn đề<br /> KSTNCN cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành luật khác nhau như: luật kinh tế; luật hành<br /> chính công, công pháp quốc tế. Tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành luật kinh tế, phạm vi nghiên cứu<br /> của đề tài này tập trung vào các vấn đề pháp luật về KSTN của người nộp thuế [vt3]TNCN ở Việt Nam.<br /> Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật về KSTNCN của người nộp thuế<br /> TNCN, để từ đó đánh giá được thực trạng KSTN của NNT TNCN ở Việt Nam. Những quy định pháp<br /> luật nghiên cứu thuộc pháp luật về thuế TNCN, bao gồm luật về nội dung là luật thuế TNCN và luật về<br /> thủ tục là luật quản lý thuế; các quy định pháp luật có liên quan về: Ngân hàng, tín dụng, thuế tài sản,<br /> thanh toán KDTM, trả lương qua tài khoản … Về không gian[vt4], luận án sẽ giới hạn tập trung chủ yếu<br /> nghiên cứu các quy định pháp luật trong nước, bên cạnh đó tham khảo nghiên cứu một số quy định về<br /> KSTNCN ở nước ngoài, phân tích, bình luận các quy định này để rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết<br /> cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam; Về<br /> thời gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về KSTN của NNT hiện hành, qua đó<br /> làm cơ sở đánh giá chính xác thực trạng pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam. Để<br /> đảm bảo tính khả thi cho các kiến nghị, luận án cũng nghiên cứu quá trình thực hiện những quy định về<br /> KSTN của NNT trong thực tiễn cuộc sống.<br /> 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br /> Về phương pháp tiếp cận: Luận án tiếp cận nghiên cứu vấn đề KSTNCN từ góc độ pháp luật<br /> kinh tế. Là công trình nghiên cứu khoa học mang tính lý thuyết pháp lý và ứng dụng về KSTNCN qua<br /> phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam qua đó đề xuất những giải<br /> pháp phù hợp nhằm KSTNCN của NNT [vt5]<br /> Về phương pháp nghiên cứu: Là một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý, để đạt<br /> được mục tiêu nghiên cứu, NCS đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu phù hợp với yêu cầu<br /> của đề tài như: phương pháp hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp; luật học so sánh; thống kê…Các<br /> phương pháp này được vận dụng để nghiên cứu làm rõ từng nội dung cụ thể, nhằm đạt được những<br /> nhiệm vụ đã xác định của luận án.<br /> 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án<br /> Là công trình nghiên cứu về một chủ đề mới và chuyên sâu của khoa học pháp lý, luận án có<br /> những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:<br /> Thứ nhất, về mặt lý luận. Luận án đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về KSTN của NNT<br /> trong quá trình thực hiện pháp luật thuế TNCN như: Từ những cách tiếp cận khác nhau để nghiên cứu<br /> bản chất của KSTN, luận án đã (i) xây dựng được khái niệm về KSTNCN bao quát đầy đủ các dấu hiệu<br /> <br /> 3<br /> <br /> cũng như phương thức thực hiện của KSTNCN; (ii) Nhận diện và làm rõ những vấn đề thuộc bản chất<br /> pháp lý về KSTNCN; (iii) Nhận diện và xác định rõ pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN là<br /> một bộ phận quan trọng cấu thành của pháp luật quản lý thuế TNCN; Nhận diện và làm rõ các bộ phận<br /> cấu thành pháp luật về KSTNCN; (iv) Nhận diện và chỉ rõ các phương thức KSTNCN của NNT ở Việt<br /> Nam; (v) Làm rõ các yếu tố chi phối, tác động đến pháp luật về KSTNCN của NNT trong quá trình<br /> thực thi pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam;<br /> Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án chỉ ra những thành tựu đạt được và làm rõ những bất cập, hạn<br /> chế trong thực tiễn KSTNCN của NNT ở Việt Nam; chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các<br /> hạn chế đó. Đây là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về KSTNCN của<br /> NNT ở Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nước.<br /> Thứ ba, luận án đề xuất được định hướng và các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật<br /> về KSTN của NTT phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; đảm bảo yêu cầu kiểm soát nguồn thu<br /> và chống thất thoát thuế. Các giải pháp này tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: ban hành một đạo<br /> luật riêng về KSTNCN của NNT; áp dụng biện pháp KSTN của NNT thông qua tài khoản cá nhân duy<br /> nhất tại ngân hàng gắn liền với MST cá nhân NNT; KSTNCN thông qua quy định hạn mức thanh toán<br /> bằng tiền mặt và TTKDTM; KSTNCN thông qua khấu trừ tại nguồn tại đơn vị chi trả thu nhập;<br /> KSTNCN thông qua hệ thống quản lý thông tin dữ liệu NNT tập trung; KSTNCN thông qua quy định<br /> nghĩa vụ giải trình và chứng minh thu nhập đối với cá nhân NNT…<br /> Thứ tư, những phát hiện, đóng góp mới của luận án còn thể hiện ở chỗ, đây cũng là công trình<br /> khoa học đầu tiên ở cấp độ luận án tiến sĩ Luật học nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về<br /> vấn đề KSTNCN của người nộp thuế TNCN ở Việt Nam cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn<br /> pháp lý.<br /> Thứ năm, Các kết quả nghiên cứu và kết luận khoa học trong luận án có thể coi là nguồn tư liệu<br /> tham khảo cho các cơ quan chức năng trong hoàn thiện pháp luật về KSTNCN người nộp thuế ở Việt<br /> Nam.<br /> 6. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được thiết kế gồm 4<br /> chương như sau:<br /> Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.<br /> Chương 2: Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập cá nhân và pháp luật về kiểm soát thu<br /> nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân.<br /> Chương 3: Thực trạng kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp<br /> luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.<br /> Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá<br /> trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.<br /> <br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br /> 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài<br /> 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới<br /> Trên thực tế, những công trình có đề cập đến các vấn đề về KSTNCN không nhiều; trong đó, có<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2