intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nâng cao chất lượng việc làm trong các cở sở sản xuất kinh doanh phi chính thức thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chất lượng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức. Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nâng cao chất lượng việc làm trong các cở sở sản xuất kinh doanh phi chính thức thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHỬ THỊ LÂN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH PHI CHÍNH THỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2017
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS QUYỀN ĐÌNH HÀ 2. TS. CHU THỊ KIM LOAN Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Anh Tuần Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Phản biện 2 : PGS.TS. Phạm Văn Hùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thanh Hà Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lao động - việc làm là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với mỗi quốc gia bởi con ngƣời vừa là nguồn lực vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, Việt Nam đã duy trì đƣợc khả năng tạo việc làm, để tận dụng “lợi tức dân số”, nƣớc ta đã khá thành công trong tạo công ăn việc làm đầy đủ (full employment), tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vẫn luôn duy trì ở mức thấp (từ 2%- 3%), tuy nhiên quan ngại chủ yếu vẫn là chất lƣợng việc làm thấp (Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2013; Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2016), đặc biệt trong khu vực phi chính thức. Việt Nam cũng nhƣ ở hầu hết các nƣớc đang phát triển khác, khu vực kinh tế phi chính thức đang tồn tại và có vai trò quan trọng tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Đến năm 2015, cả nƣớc có 4,75 triệu cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp (phần lớn là các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) phi chính thức), giải quyết việc làm cho gần 8 triệu ngƣời, chiếm 15,5% tổng số ngƣời đang làm việc. Khu vực này đóng góp 31,33% GDP cả nƣớc năm 2015 (Tổng cục Thống kê, 2016b). Mặc dù có tầm quan trọng nhƣ vậy nhƣng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó nổi bật là chất lƣợng việc làm còn thấp: việc làm không ổn định với tỷ lệ không có hợp đồng lao động trên 60%; tỷ lệ lao động đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thấp; thu nhập thấp và giờ làm việc bình quân cao (Cling et al., 2009; Cling và cs., 2010; Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng, 2014). Tuy nhiên, câu hỏi “chất lƣợng việc làm trong khu vực này thấp nhƣ thế nào? nguyên nhân vì sao? Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng việc làm và giải pháp nào để nâng cao chất lƣợng việc làm?” vẫn còn bỏ ngỏ hoặc đƣợc để cập một cách tản mạn, chung chung. Hơn nữa, chƣa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy vẫn còn khoảng trống nghiên cứu để trả lời các câu hỏi trên. Do đó, trƣớc khi đƣa ra giải pháp nâng cao chất lƣợng việc làm cần phải làm rõ những vấn đề trên. Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả nƣớc, cũng là nơi tập trung rất nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) phi chính thức đó là các hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, các làng nghề, v.v... Năm 2015, Hà Nội đã có 351.105 cơ sở SXKD cá thể, thu hút 631.556 lao động (Tổng cục Thống kê, 2016b), chiếm trên 17% tổng lao động đang làm việc của thành phố. Lao động làm việc trong các cơ sở SXKD cá thể chủ yếu là lao động trình độ thấp, 52,4% lao động làm việc trong các cơ sở này chƣa qua đào tạo và 30,5% đã qua đào tạo nhƣng không có chứng chỉ (Tổng cục Thống kê, 2013). Đặc biệt, có khoảng 30% việc làm là những việc làm bấp bênh, hơn 60 % việc làm không có hợp đồng lao động và gần 95% không đƣợc hƣởng bảo hiểm xã hội (Cling et al., 2009). Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề 1
  4. chất lƣợng việc làm, đánh giá chất lƣợng việc làm từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức thành phố Hà Nội làm luận án nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận về chất lƣợng việc làm, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng việc làm cho ngƣời lao động trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức. (2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội. (3) Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức thành phố Hà Nội thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chất lƣợng việc làm và các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng việc làm của lao động đang làm việc tại các cơ sở SXKD phi chính thức ở thành phố Hà Nội. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung vào xác định các tiêu chí, phƣơng pháp và đánh giá chất lƣợng việc làm, đƣa ra giải pháp nâng cao chất lƣợng việc làm giới hạn trong các khía cạnh sau: (1) tiền lƣơng/thu nhập; (2) thời gian làm việc; (3) việc làm đƣợc đảm bảo thông qua hợp đồng lao động và chính sách bảo hiểm xã hội; (4) điều kiện lao động đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp; (5) tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc và (6) cơ hội đƣợc đào tạo và phát triển kỹ năng. - Về khách thể nghiên cứu: tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vì là đây là ngành có số lƣợng cơ sở cũng nhƣ lao động, lao động làm công hƣởng lƣơng nhiều nhất và phù hợp cho nghiên cứu đầy đủ các nội dung về chất lƣợng việc làm. - Về không gian: thành phố Hà Nội, khảo sát ngƣời lao động làm việc trong các cơ sở SXKD phi chính thức tại 11 quận/huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trƣng, Hà Đông, Gia Lâm, Thƣờng Tín, Ứng Hòa, Từ Liêm (nay là quận 2
  5. Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm), Hoài Đức và Quốc Oai. - Thời gian: Đánh giá chất lƣợng việc làm của lao động trong các cơ sở SXKD phi chính thức trong giai đoạn 2011-2015, đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến 2025. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Về lý luận: Luận án đã tổng hợp nhiều quan điểm tiến bộ về chất lƣợng việc làm; đƣa ra khái niệm, yếu tố cấu thành chất lƣợng việc làm thông qua 6 tiêu chí. - Về phƣơng pháp: Luận án đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích hiện đại nhằm xác định các yếu tố chất lƣợng việc làm cũng nhƣ lƣợng hóa đƣợc các yếu tố đó. Đã xây dựng phƣơng pháp xác định và đánh giá chất lƣợng việc làm qua: (1) qua ma trận chỉ số thành phần và (2) tính toán chỉ số việc làm tổng hợp theo phƣơng pháp: (i) bình quân không trọng số; (ii) bình quân gia quyền với trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí theo thuyết bậc nhu cầu của Maslow và (iii) bình quân gia quyền với trọng số đƣợc tính toán từ phân tích nhân tố. - Về thực tiễn: Luận án đã đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng việc làm, trong các cơ sở SXKD phi chính thức, đó là: + Thúc đẩy chính thức hóa các cơ sở SXKD phi chính thức đồng thời xây dựng chính sách trực tiếp cho các cơ sở SXKD phi chính thức. + Giải pháp chủ yếu: hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao năng lực thực thi chính sách, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng một số chƣơng trình hỗ trợ thực thi chính sách thay vì ép buộc thực hiện. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Luận án đã làm rõ thêm và bổ sung các khái niệm, tiêu chí, phƣơng pháp xác định và tính toán chỉ tiêu chất lƣợng việc làm; vận dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá để kiểm định các tiêu chí chất lƣợng việc làm; vận dụng phƣơng pháp hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập. Đây là những kiến thức, phƣơng pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách. - Giá trị thực tiễn: Luận án đã cung cấp cơ sở dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá chất lƣợng việc làm, yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức cũng nhƣ các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng việc làm. Các phát hiện này là căn cứ quan trọng có giá trị tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ các nhà quản lý trong triển khai chính sách góp phần nâng cao chất lƣợng việc làm cho ngƣời lao động nói chung và trong khu vực phi chính thức nói riêng, hƣớng tới việc làm bền vững. Ngoài ra, luận án cũng có giá trị đào tạo cán bộ nghiên cứu viên trẻ tại các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, giúp các nhà nghiên cứu thay đổi tƣ duy, cách tiếp cận trong nghiên cứu kinh tế xã hội; giúp cán bộ quản lý các cấp nhận biết các tiêu chí chất lƣợng việc làm nhằm xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng việc làm trong lộ trình hội nhập quốc tế. 3
  6. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm Bùi Tôn Hiến (2009), cho rằng chất lƣợng việc làm dƣới giác độ xã hội, yếu tố quan trọng là việc toàn dụng nhân công, mọi ngƣời đều có việc làm và có đƣợc việc làm phù hợp với luật pháp, việc làm nhân văn, việc làm tử tế v.v...Beatson (2000), đã xác định một số đặc điểm công việc ảnh hƣởng đến chất lƣợng việc làm, bao gồm: (i) Các đặc điểm bên ngoài: mức lƣơng, thời gian làm việc, chính sách cân bằng công việc, cuộc sống, an ninh việc làm, cơ hội thăng tiến; (ii) Các đặc điểm bên trong: cƣờng độ làm việc, nguy cơ bệnh tật hoặc thƣơng tích, mối quan hệ với những ngƣời khác trong công việc. Lowe (2000) đã khẳng định chất lƣợng công việc ngƣời Canada muốn dựa trên bốn trụ cột: sức khỏe, hạnh phúc, hỗ trợ cho cuộc sống gia đình và sự tham gia của ngƣời lao động trong việc ra quyết định. Theo quan điểm của chúng tôi chất lƣợng việc làm là các đặc tính của hoạt động lao động nhằm mục đích đƣợc trả tiền công, tiền lƣơng, các đặc tính này bao gồm: (1) tiền lƣơng/thu nhập; (2) thời gian làm việc; (3) việc làm đƣợc đảm bảo thông qua hợp đồng lao động và chính sách bảo hiểm xã hội; (4) điều kiện lao động đảm bảo an toàn và sức khỏe; (5) tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc và (6) cơ hội đƣợc đào tạo và phát triển kỹ năng. Cơ sở SXKD phi chính thức là cơ sở SXKD phi nông nghiệp không có tƣ cách pháp nhân (theo Luật Doanh nghiệp, Luật HTX) sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi và có thuê lao động. 2.1.2. Đặc điểm, vai trò việc làm, chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức Tucker (2002) cho rằng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức thƣờng là việc làm “bấp bênh”, phi tiêu chuẩn, không toàn thời gian và không cố định. Việc làm trong khu vực phi chính thức gắn liền với đặc tính dễ bị tổn thƣơng và với các nhóm đối tƣợng yếu thế, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ILO, 2009). Việc làm khu vực phi chính thức có những đặc điểm sau: hợp đồng miệng hoặc không có hợp đồng; công việc mang tính không thƣờng xuyên, mức tiền lƣơng không cố định và thấp; không toàn thời gian và không cố định; không tồn tại hoặc thiếu tính pháp lý về bảo trợ (Upadhyaya, 2003; Maurizio, 2016). Nâng cao chất lƣợng việc làm cho ngƣời lao động có vai trò quan trọng đối với ngƣời lao động khu vực phi chính thức ở các nƣớc đang phát triển. Các nƣớc đang phát triển cần có giải pháp để nâng cao chất lƣợng việc làm, đáp ứng các tiêu chuẩn về ổn định việc làm, quyền cơ bản tại nơi làm việc, bảo đảm xã hội và sự tham gia vào đối thoại xã hội của ngƣời lao động để tiến tới việc làm bền vững. 4
  7. 2.1.3. Nội dung nghiên cứu chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow (1943) để xem xét nhu cầu của ngƣời lao động. Chất lƣợng việc làm gồm 06 nội dung theo thứ tự quan trọng nhƣ sau: thứ nhất là tiền lƣơng-thu nhập của ngƣời lao động; thứ hai là thời gian làm việc; thứ ba là bảo đảm việc làm bằng hợp đồng lao động, tham gia BHXH, BHYT; thứ tƣ là điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe; thứ năm là có tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc; thứ 6 là đào tạo và phát triển kỹ năng. Tự hoàn thiện • Cơ hội đào tạo, phát triển thế mạnh cá nhân, Self- phát triển nghề nghiệp actualization Đƣợc tôn trọng • Có tiếng nói, cơ hội thăng tiến Esteem Quan hệ/liên kết và chấp nhận • Sự gắn bó, mối quan hệ nơi làm Belonging việc An toàn • Có hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm và điều kiện Safety làm việc đảm bảo Sinh học/cơ bản • Mức lƣơng tốt, thời Physiological gian làm việc hợp lý Hình 2.1. Ứng dụng thuyết nhu cầu Maslow trong nâng cao chất lƣợng việc làm Để nâng cao chất lƣợng việc làm cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của ngƣời lao động và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng việc làm Trong luận án, các nhóm yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng việc làm trong khu vực phi chính thức bao gồm: (1) Môi trƣờng pháp lý và chính sách (tiền lƣơng, an toàn vệ sinh lao động, an sinh xã hội,..); (2) Yếu tố gắn với tổ chức lao động (đầu tƣ, công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động v.v.) và (3) yếu tố gắn với bản thân ngƣời lao động (đặc điểm nhân khẩu học, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, v.v.). 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức trên thế giới: Ấn Độ, Singapore, Thƣợng Hải- Trung Quốc; Philippine và Nepal. 5
  8. 2.2.2. Chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ở một số địa phƣơng - Chất lƣợng lao động thấp; việc làm không ổn định: việc làm không đƣợc bảo vệ bởi các chính sách bảo hiểm xã hội; thu nhập thấp; giờ làm việc bình quân cao. - Bảo hiểm xã hội tự nguyện tỉnh Nghệ An, cải thiện môi trƣờng và điều kiện làm việc của các doanh nghiệp nhỏ bao gồm cả các cơ sở SXKD ở Thừa Thiên Huế; Cải thiện điều kiện lao động tại các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ ở tỉnh Nam Định. 2.2.3 Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức cho Hà Nội 1) Chính sách đào tạo cho ngƣời lao động, đồng thời nâng cấp công nghệ kỹ thuật trong khu vực phi chính thức để tạo ra sản phẩm tốt hơn, thu nhập cao hơn; 2) Tăng cƣờng an ninh thu nhập và khả năng có việc làm cho ngƣời lao động thông qua chính sách thúc đẩy việc làm phi chính thức cùng với an sinh xã hội; 3) Hệ thống bảo hiểm xã hội dễ tiếp cận và có hỗ trợ cho lao động khu vực phi chính thức có thể tham gia BHXH tự nguyện; 4) Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích và hỗ trợ để đông đảo ngƣời lao động tự do trong khu vực phi chính thức nhận thấy chính sách BHXH tự nguyện là chỗ dựa vững chắc khi họ không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống hay hết tuổi lao động, từ đó có thể làm cho họ chuyển biến nhận thức; 5) Cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở SXKD thông qua tập huấn và áp dụng các giải pháp kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng. 2.2.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan Trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan nhƣ các nghiên cứu về việc làm bền vững (decent work) trong khu vực phi chính thức, ASXH và khu vực phi chính thức; nghiên cứu về đánh giá chất lƣợng việc làm qua một số chỉ số tổng hợp về chất lƣợng việc làm, v.v. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu đầy đủ về nâng cao chất lƣợng việc làm cho các CSSXKD phi chính thức. Ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu về chất lƣợng việc làm mà chỉ có một số nghiên cứu về khu vực phi chính thức trong đó có vấn đề việc làm hoặc nghiên cứu về việc làm khu vực phi chính thức. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu đầy đủ về chất lƣợng việc làm và các yếu tố ảnh hƣởng để có giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lƣợng việc làm trong khu vực này ở Việt Nam. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý, địa hình, đất đai và khí hậu Hà Nội khá thuận lợi cho phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế tập trung vào dịch vụ và công nghiệp- 6
  9. xây dựng và có xu hƣớng chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng dân số chung bình quân giai đoạn 2009-2015 là 2,27%/năm, riêng khu vực thành thị là 5%/năm do tốc độ đô thị hóa nhanh. Dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 76,96% tổng dân số. Lực lƣợng lao động đạt 3,88 triệu ngƣời năm 2015 với tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động là 70,2%. Tỷ lệ LLLĐ có trình độ chiếm 41,8% trong đó nhiều nhất là trình độ đại học trở lên. Với đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, cơ cấu việc làm của Hà Nội tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, Hà Nội có nền kinh tế cá thể với nhiều làng nghề truyền thống và ngành nghề, từ ngành công nghiệp, buôn bán đến các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, lƣu trú thu hút nhiều lao động. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Khung phân tích Khung phân tích tổng thể của luận án theo hình 3.1. Nâng cao chất lƣợng việc làm trong các cơ sở SXKD phi chính thức thành phố Hà Nội Chất lƣợng việc làm Phƣơng pháp, công cụ Yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng Tiền lƣơng, thu nhập việc làm Ma trận xếp hạng chỉ số chất lƣợng việc làm Thời gian làm việc Chính sách và môi trƣờng bên ngoài Chỉ số chất lƣợng Hợp đồng và BHXH việc làm tổng hợp qua chỉ số trung gan Điều kiện làm việc Tổ chức sản xuất từ và chỉ số thành phần phía ngƣời sử dụng lao động Tiếng nói và mối Phân tích nhân tố quan hệ nơi làm khám phá (EFA) việc (Kiểm định Yếu tố từ phía bản Đào tạo và phát triển Cronbach’s Alpha, thân ngƣời lao động KMO, hồi quy GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SXKD PHI CHÍNH THỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hình 3.1. Mô hình khung phân tích đề nghị 7
  10. 3.2.2. Phƣơng pháp tiếp cận Luận án tiếp cận vấn đề chất lƣợng việc làm từ các góc nhìn khác nhau nhƣ tiếp cận hệ thống, tiếp cận thể chế chính sách, tiếp cận theo loại hình sản xuất kinh doanh, theo khu vực nội thành-ngoại thành, theo giới. 3.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin - Số liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp đã đƣợc công bố từ TCTK, số liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ sở SXKD phi chính thức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội và các văn bản chính sách liên quan. - Số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn qua bảng hỏi 341 ngƣời lao động (thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố theo tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lƣờng (items) là 5:1 (Hair et al.,2006)); phỏng vấn sâu 30 chủ cơ sở và 35 cán bộ các cấp. Chọn điểm nghiên cứu: Luận án chọn phân chia không gian để tiến hành nghiên cứu thành hai khu vực: - Nội thành gồm các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trƣng, Hà Đông - Ngoại thành, gồm các quận/huyện: Gia Lâm, Thƣờng Tín, Ứng Hòa, Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm), Hoài Đức và Quốc Oai. 3.2.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu và phân tích Xử lý và phân tích số liệu bằng các phần mềm thống kê: Stata, SPSS và Excel. Phƣơng pháp phân tích: thống kê mô tả, phân tích định tính, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Luận án đề xuất và xây dựng phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng việc làm từng chỉ số thành phần theo ma trận và phƣơng pháp tính chỉ số chất lƣợng việc làm tổng hợp dựa trên chỉ số thành phần và chỉ số trung gian. 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng việc làm phải đảm bảo đủ 6 nội dung chất lƣợng việc làm: - Về tiền lƣơng-thu nhập gồm 9 chỉ tiêu - Về thời gian làm việc gồm 7 chỉ tiêu - Về bảo đàm việc làm gồm 11 chỉ tiêu - Về điều kiện việc làm đảm bảo an toàn và sức khỏe gồm 6 chỉ tiêu - Về tiếng nói mối quan hệ nơi làm việc gồm 5 chỉ tiêu - Về đào tạo và phát triển kỹ năng gồm 3 chỉ tiêu. 8
  11. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH PHI CHÍNH THỨC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Khái quát tình hình phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2016b) đến 1/7/2015, Hà Nội có 351,1 nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, với tốc độ tăng bình quân 3,08%/năm giai đoạn 2009-2015. Các cơ sở cá thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại với gần 152,86 nghìn cơ sở thuộc ngành “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ” (chiếm 43,54%) và ngành “Công nghiệp chế biến, chế tạo” với gần 86 nghìn cơ sở (chiếm 24,48% tổng số). 4.1.2. Tình hình lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội Năm 2015, số lƣợng lao động đang làm việc trong các cơ sở cá thể là 631,56 nghìn ngƣời, 40,8% tập trung ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo và 33,3% trong ngành “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ”. Quy mô lao động của các cơ sở không lớn (bình quân 1,9 ngƣời/cơ sở, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tập trung ở nhóm qui mô từ 2-5 lao động) (Tổng cục thống kê, (2016b). 4.1.3. Chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội 4.1.3.1. Tiền lương, thu nhập và các khoản phúc lợi Phân tích số liệu điều tra điều tra ngƣời lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2011; 2015) cho thấy: năm 2015, thu nhập bình quân tháng của một lao động làm việc trong các cơ sở SXKD phi chính thức trên địa bàn Hà Nội đạt 4,18 triệu đồng, bằng 70% mức này của lao động làm việc trong các doanh nghiệp chính thức và có mức tăng thấp hơn tốc độ tăng GRDP. Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm: nội thành cao hơn ngoại thành; nam cao hơn nữ, nhóm 40-59 tuổi cao hơn nhóm còn lại. Mức thu nhập của lao động trong các ngành dệt, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, da giầy thấp hơn so với các ngành khác Bảng 4.1. Phân loại thu nhập bình quân và tốc độ tăng thu nhập của các nhóm theo giới tính, nơi làm việc, lao động nội tỉnh/ngoại tỉnh và ngành (bảng 4.1). 9
  12. Bảng 4.1. Phân loại thu nhập bình quân và tốc độ tăng thu nhập của các nhóm theo giới tính, nơi làm việc, lao động nội tỉnh/ngoại tỉnh và ngành Thu nhập bình quân tháng (triệu đồng/tháng) Cao: Trung bình: Thấp: từ 4,6 -5,5 từ 4,2-4,4 từ 2,6-4,1 - Làm việc ở vùng ngoại thành - Ngành “SX da và Tốc độ tăng thu nhập bình quân năm 2009-2012 (%) Cao: - Lao động nội tỉnh - Ngành “Chế biến gỗ và các sản phẩm có liên từ - Nữ sản xuất sản phẩm từ gỗ, quan 11,1- - Ngành “Sản xuất tre, nứa (trừ giƣờng, tủ, SX sản phẩm từ 16,5 trang phục” bàn, ghế); sản xuất sản khoáng phi kim loại phẩm từ rơm, rạ và vật khác” liệu tết bện” - Từ 40-59 tuổi Trung - Ngành “Sản xuất bình: - Làm việc ở nội thành kim loại” Từ 8,3- - Từ 25-39 tuổi - Ngành “SX sản - Từ 15-24 tuổi 10,5 - Nam phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học” - Lao động ngoại tỉnh - Ngành “SX sản - Ngành “SX chế biến Thấp: - Ngành “SX đồ uống” phẩm từ kim loại đúc thực phẩm” Từ -1,2 - Ngành “SXgiƣờng, tủ, sẵn” - Ngành “Dệt” -7,8 bàn, ghế” - Ngành “SX giấy và sản phẩm từ giấy” 4.1.3.2. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi Thời gian làm việc của lao động trong các cơ sơ SXKD phi chính thức thấp hơn của lao động trong các doanh nghiệp chính thức 2,1 giờ/tuần. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm (của nam cao hơn nữ và khu vực nội thành cao hơn khu vực ngoại thành) cho thấy thiếu sự điều chỉnh của các chính sách cũng nhƣ quản lý trong khu vực phi chính thức. 4.1.3.3. Bảo hiểm và bảo đảm việc làm Tỷ lệ lao động làm việc trong các cơ sở SXKD phi chính thức ở Hà Nội có ký kết hợp đồng lao động thấp (10%) ảnh hƣởng tới tính bền vững, ổn định của việc làm cũng nhƣ các chế độ phúc lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội và các chính sách an sinh, hỗ trợ khác khi gặp rủi ro. 4.1.3.4. Điều kiện lao động an toàn và sức khỏe Đặc điểm chung của đa số cơ sở SXKD phi chính thức là quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, ngh o nàn, lạc hậu: nhà xƣởng chật h p, công nghệ thiết bị máy móc đơn giản, lạc hậu, v.v. Điều kiện làm việc bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố 10
  13. nhƣ : chất lƣợng không khí không đảm bảo, dễ cháy nổ, nóng, tiếng ồn, bị ô nhiễm rác và nƣớc thải, v.v thể hiện trong một số hình ảnh do tác giả thu thập trong quá trình khảo sát (hình 4.1). Chất lƣợng không khí kém (quá nhiều Dễ cháy nổ, cần có dụng cụ bảo vệ, giảm khói bụi, thiếu thiết bị lọc không khí) nguy cơ cháy nổ Nóng: quá nhiều hơi nóng Tiếng ồn: quá nhiều tiếng ồn, cần thiết bị bảo hộ Ánh sang: thiếu độ sang cho phép Chất thải, nƣớc ô nhiễm: thiếu hệ thống xử lý Hình 4.1. Môi trƣờng làm việc của lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở thành phố Hà Nội 11
  14. 4.1.3.5.Tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc Vai trò, tiếng nói của ngƣời lao động trong các cơ sở SXKD phi chính thức còn hạn chế. Ở các các cơ sở sản xuất SXKD phi chính thức vì không có tổ chức đại diện cho ngƣời lao động nên những quyết định liên quan đến công việc thƣờng đƣợc do chủ sử dụng lao động quyết định. Tỷ lệ lao động đƣợc thƣơng lƣợng với chủ cơ sở là 51,7%, 47,2% cho rằng chỉ đƣợc thông báo các quyết định của chủ cơ sở và 1,14% ngƣời lao động cho rằng chủ cơ sở hoàn toàn không lấy ý kiến hay thông báo cho ngƣời lao động. 4.1.3.6. Đào tạo và phát triển kỹ năng Ngƣời lao động trong các cơ sở SXKD phi chính thức ít có cơ hôi đƣợc đào tạo phát triển kỹ năng hay có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình mặc dù đây cũng là yếu tố tác động khá lớn tới mức độ hài lòng về việc làm của họ. Các cơ sở SXKD cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao kỹ năng, trình độ cho ngƣời lao động của mình thông qua các khóa bồi dƣỡng, đào tạo ngắn hạn. Chính sách đào tạo, đào tạo lại ngƣời lao động cũng cần phải tính đến đối tƣợng lao động trong khu vực này. 4.1.4. Chất lƣợng việc làm của lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức thông qua chỉ số tổng hợp 4.1.4.1. Kiểm định các chỉ số đo lường chất lượng việc làm a. Lựa chọn chỉ số Để đánh giá các nhân tố chất lƣợng việc làm cần xác định chỉ số thành phần có thể phản ánh cho từng nhân tố đã lựa chọn. Tác giả đề xuất 35 chỉ tiêu phản ánh các nhân tố chất lƣợng việc làm trong bảng 4.2. b. Kiểm định các chỉ số thành phần và chỉ số trung gian đánh giá chất lượng việc Để xem xét sự phù hợp của các chỉ số và các chỉ số trung gian có thể phản ánh đƣợc chất lƣợng việc làm, tác giả thực hiện kiểm định qua phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Qua năm vòng phân tích, đã có 6 chỉ số thành phần bị loại khỏi mô hình, các chỉ số thành phần còn lại đƣợc nhóm thành 6 nhóm chỉ số trung gian, trong mỗi nhóm có các chỉ tiêu thành phần nhƣ sau: - Nhóm F1: Chính sách bảo hiểm và bảo đảm việc làm, bao gồm các biến Bh1, Bh2, Bh3, Bh4, Bh6, Bh7, Bh8, Bh9; - Nhóm F2: Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, bao gồm các biến Dk1Dk2, Dk3, Dk4, Dk5, Dk6; - Nhóm F3: Thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bao gồm các biến Tg1, Tg2, Tg3, Tg4, Tg5; - Nhóm F4: Tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc, bao gồm các biến Qh2, Qh3 và Qh4. 12
  15. Bảng 4.2. Kết quả đánh giá của ngƣời lao động về các chỉ tiêu về chất lƣợng việc làm Mã Biến Giải thích biến Điểm trung bình Tiền lương-Thu nhập 6.6 Tn1 Mức lƣơng 6.9 Tn2 Hình thức trả lƣơng 7.5 Tn3 Lƣơng làm thêm 7.1 Tn4 Thƣởng lễ tết 4.1 Tn5 Hỗ trợ ăn trƣa 3.2 Tn6 Hỗ trợ khác 1.9 Tn7 Tăng lƣơng 4.7 Thời gian làm việc 8.2 Tg1 Việc làm đều trong năm 7.9 Tg2 Việc làm đều trong tháng 8.2 Tg3 Số ngày làm việc trong tuần 8.4 Tg4 Phù hợp về số giờ làm việc trong ngày 8.6 Tg5 Phù hợp về thời điểm làm việc trong ngày 8.6 Tg6 Nghỉ giữa giờ làm việc 6.4 Chính sách bảo hiểm và bảo đảm việc làm 1.2 Bh1 Nghỉ ốm có lƣơng 1.2 Bh2 Nghỉ thai sản 1.2 Bh3 Hỗ trợ khi về hƣu 1.2 Bh4 Trợ cấp thôi việc 1.2 Bh5 Bồi thƣờng tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp 2.0 Bh6 Tử tuất 1.3 Bh7 Nghỉ phép hàng năm có lƣơng 1.2 Bh8 Chi phí y tế/BHYT 1.2 Bh9 Tham gia BHXH 1.2 Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn 3.2 Dk1 Tập huấn và giám sát về ATVSLĐ 2.6 Dk2 Trang bị thiết bị ATVSLĐ 4.2 Dk3 Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động 4.3 Dk4 Trang bị thiết bị giảm thiếu tác động yếu tố có hại 4.2 Dk5 Trang bị thiết bị xử lý rác thải, nƣớc thải 4.0 Dk6 Môi trƣờng làm việc ít bị ảnh hƣởng bởi yếu tố có hại 3.8 Tiếng nói và quan hệ nơi làm việc 5.4 Qh1 Tiếng nói trong các quyết định của cơ sở SXKD 3.9 Qh2 Tiếng nói trong các quyết định liên quan đến bản thân 7.9 Qh3 Quan hệ với chủ cơ sở SXKD 8.0 Qh4 Quan hệ với đồng nghiệp 8.2 Đào tạo phát triển kỹ năng 5.6 Pt1 Đào tạo phát triển kỹ năng 5.7 Pt2 Phát triển nghề nghiệp 5.7 Pt3 Có cơ hội thăng tiến 5.4 - Nhóm F5: Phát triển nghề nghiệp bao gồm các biến Pt1, Pt2, Pt3 và Tn7. Biến Tn7 là biến tăng lƣơng có thể phản ánh tiêu thức về phát triển nghề nghiệp 13
  16. trong các cơ sở SXKD phi chính thức. - Nhóm F6: Tiền lƣơng- thu nhập, bao gồm các biến Tn1, Tn2, Tn3. Tiếp tục thực hiện kiểm định độ tin cậy của các chỉ số trung gian (thang đo) bằng công cụ Cronbach’s alpha. Kết quả cho thấy cả 6 nhóm chỉ số trung gian đạt tiêu chuẩn và độ tin cậy hay nói cách khác các nhân tố này có thể phản ánh chất lƣợng việc làm chung (chỉ số tổng hợp) với hệ số Cronbach Alpha của tất cả các nhóm đều lớn hơn 0,6; hệ số của từng chỉ tiêu thành phần cũng đều đạt yêu cầu và độ tin cậy với hệ số tƣơng quan biến-tổng đều lớn hơn 0,3. 4.1.4.2. Đánh giá vai trò của các nhân tố chất lượng việc làm a. Vai trò của các biến đối với chỉ số trung gian Dựa vào ma trận điểm đóng góp thành phần của của từng chỉ số thành phần tới chỉ số trung gian có thể thấy các chỉ số thành phần phản ánh thuận chiều đối với chỉ số trung gian. Vì vậy, bất cứ một sự tác động nào tích cực đến chỉ số thành phần sẽ làm tăng giá trị của chỉ số trung gian phản ánh chất lƣợng việc làm. F1 = 0,14Bh1 + 0,15Bh2 + 0,15Bh3 + 0,14Bh4 + 0,09Bh6 + 0,15Bh7 + 0,14Bh8 + 0,14Bh9 F2 = 0,21Dk1 + 0,22Dk2+ 0,2Dk3 0,2Dk4+ 0,2Dk5+ 0,25Dk6 F3 = 0,22Tg1 + 0,26Tg2 +0,25Tg3 +0,23Tg4 +0,22Tg5 F4 = 0,33Qh2 + 0,38Qh3 + 0,33Qh4 F5 = 0,34Tn7 + 0,18Pt1 + 0,2Pt2 + 0,19Pt3 F6 = 0,4Tn1 + 0,42Tn2 + 0,37Tn3 Vấn đề ngƣời lao động đƣợc nghỉ thai sản, đƣợc hƣởng lƣơng hƣu hay nghỉ phép năm có lƣơng có ảnh hƣởng lớn nhất tới bảo đảm việc làm. Môi trƣờng làm việc ít bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố có hại sẽ tác động lớn nhất tới kết quả điều kiện làm việc. Tần suất có việc làm đều trong tháng và số ngày làm việc trong tuần đóng góp lớn nhất cho kết quả đánh góa yếu tố thời gian làm việc, nghĩa là việc làm tốt là có thời gian làm việc phù hợp và đƣợc phân bố hợp lý. Mối quan hệ với chủ cơ sở cũng đóng vai trò quan trọng nhất trong đánh giá tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc. Biến tăng lƣơng lại là biến có tác động lớn nhất tới đánh giá về phát triển nghề nghiệp và biến mức lƣơng và hình thức trả lƣơng tác động lớn nhất tới nhân tố thu nhập của ngƣời lao động. b. Vai trò của các chỉ số trung gian đối với chỉ số tổng hợp Để xác định vai trò của từng chỉ số trung gian đối với chỉ số tổng hợp chất lƣợng việc làm chung, tác giả thực hiện hồi qui tuyến tính giữa 6 nhân tố F1, F2, F3, F4, F5, F6 với biến phụ thuộc là mức độ đánh giá của ngƣời lao động về việc 14
  17. làm hiện tại của mình. Kết quả phƣơng trình hồi quy có dạng nhƣ sau: Y= 6,57 + 0,11F1 + 0,13F2+ 0,43F3+ 0,1F4+ 0,44F5 + 0,12F6 Tất cả các yếu tố có ảnh hƣởng thuận chiều đến mức độ đánh giá của ngƣời lao động về việc làm của mình, trong đó, yếu tố phát triển nghề nghiệp và thời gian làm việc có đối với chỉ số chất lƣợng việc làm. Yếu tố phát triển nghề nghiệp lại bị chi phối nhiều nhất bởi tăng lƣơng và số lƣợng giờ làm việc trong tuần và có việc làm đều trong tháng. Điều này hàm ý sự ổn định theo chiều hƣớng tăng của tiền lƣơng cũng nhƣ ổn định về thời gian làm việc là các yếu tố có vai trò lớn nhất đối với chất lƣợng việc làm. Trên thực tế ngƣời lao động trong các cơ sở SXKD phi chính thức chƣa hài lòng về các yếu tố nhƣ: phúc lợi khác ngoài lƣơng; các chính sách về bào hiểm và bảo đảm việc làm; môi trƣờng làm việc; vai trò trong các quyết định của cơ sở,v.v. Kết quả phân tích trên khá tƣơng đồng với sự cảm nhận của các đối tƣợng khảo sát về tầm quan trọng của các nhóm yếu tố. Tuy nhiên, họ cảm nhận yếu tố tiền lƣơng, thu nhập lại là quan trọng nhất, tiếp đến là thời gian làm việc, môi trƣờng và điều kiện làm việc, chính sách bảo hiểm và bảo đảm việc làm, mối quan hệ nơi làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Đơn vị: điểm Tiền lƣơng, thu nhập 7.00 6,64 6.00 Khác 5.00 Thời gian làm việc 4.00 5,00 3.00 2,02 2.00 1.00 0.00 Tiến nói và mối quan 3,36 3,49 Chính sách bảo hiểm hệ nơi làm việc và bảo đảm việc làm 3,25 4,24 Đào tạo và phát triển Điều kiện làm việc an nghề nghiệp toàn Biểu đồ 4.1. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố chất lƣợng việc làm của các đối tƣợng phỏng vấn Ghi chú: Điểm càng cao yếu tố càng có vai trò quan trọng. 4.1.4.3. Chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng việc làm a. Trọng số của các chỉ số thành phần và chỉ số trung gian đánh giá chất lượng việc làm Dựa trên hệ số đóng góp phản ánh vai trò của các chỉ số thành phần đối với chủ số trung gian và vai trò của chỉ số trung gian đối với chỉ số tổng hợp chất 15
  18. lƣợng việc làm, sử dụng phƣơng pháp chuẩn hóa để đƣa các hệ số này theo thứ bậc để sử dụng làm trọng số tính toán chỉ tiêu chất lƣợng việc làm tổng hợp. b. Chỉ số chất lượng việc làm tổng hợp Chỉ số tổng hợp chất lƣợng việc làm đƣợc tính toán dựa trên các chỉ số trung gian, chỉ số trung gian đƣợc tính từ chỉ số thành phần. Sử dụng ba phƣơng án tính chỉ số việc làm tổng hợp: (i) Bình quân không trọng số; (ii) Bình quân gia quyền với trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí theo thuyết bậc nhu cầu của Maslow và (iii) Bình quân gia quyền với trọng số đƣợc tính toán từ phân tích nhân tố (Bảng 4.3). Bảng 4.3. Cách tính các chỉ số tổng hợp chất lƣợng việc Phƣơng Phƣơng án 2: án 1: Bình quân gia Phƣơng án 3: Bình quân Hệ số của các nhóm tiêu chí Bình quyền, trọng số gia quyền, trọng số và biến con quân theo thuyết bậc chuẩn hóa xác định từ không nhu cầu của mô hình hồi quy (wi) trọng số Maslow = trung Chỉ số chất lƣợng việc làm chung bình = QEI ((F1)--- (F1*4+F2*3+.. = (F1*wf1++..+F6*wf6)/ (F6)) +F6*6)/21 (wf1+…+wf6) = (Bh1*wbh1+Bh9 *wbh9)/ F1 Bảo đảm việc làm trung bình ((Bh1)---(Bh9)) (wbh1+…+wbh9) = (Bh1*a1+Bh9 *a6)/ F2 Điều kiện làm việc trung bình ((Dk1)---(Dk6)) (a1+…+a9) = F3 Thời gian làm việc trung bình ((Tg1)---(Tg5)) (Tg1*wTg1+..Tg5*wTg5)/ (wTg1+…+wTg5) = (Qh1*wqh1.. F4 Tiếng nói và mối quan hệ trung bình ((Qh2)---(Qh4)) +Qh4 *wqh4)/ (wqh1+…+ wqh4) = (Tn7*wtn7+..Pt3*wpt3)/ F5 Phát triển nghề nghiệp trung bình ((Tn7)---(Pt3)) (wtn1+…+wpt3) = (Tn1*wtn1+Tn3 *wtn3)/ F6 Thu nhập trung bình ((Tn1)---(Tn3)) (wtn1+…+wtn3) F1: = trung bình ((Bh1)---(Bh9)) Bh2 Nghỉ thai sản Bh3 Hỗ trợ khi về hƣu Bh4 Trợ cấp thôi việc Bh6 Tử tuất Bh7 Nghỉ phép hàng năm có lƣơng Bh8 Chi phí y tế/BHYT Bh9 Tham gia BHXH F2: = trung bình ((Dk1)---(Dk6)) Tập huấn và giám sát về chuẩn hóa công thức 1b Dk1 ATVSLĐ 16
  19. Phƣơng Phƣơng án 2: án 1: Bình quân gia Phƣơng án 3: Bình quân Hệ số của các nhóm tiêu chí Bình quyền, trọng số gia quyền, trọng số và biến con quân theo thuyết bậc chuẩn hóa xác định từ không nhu cầu của mô hình hồi quy (wi) trọng số Maslow Dk2 Trang bị thiết bị ATVSLĐ Trang bị dụng cụ bảo hộ lao Dk3 động Trang bị thiết bị giảm thiếu Dk4 tác động yếu tố có hại Trang bị thiết bị xử lý rác Dk5 thải, nƣớc thải Môi trƣờng làm việc ít bị ảnh Dk6 hƣởng bởi yếu tố có hại F3: = trung bình ((Tg1)---(Tg5)) Tg1 Việc làm đều trong năm Tg2 Việc làm đều trong tháng Tg3 Số ngày làm việc trong tuần Trọng số wi đƣợc chuẩn Phù hợp về số giờ làm việc trong chuẩn hóa công thức 1b hóa từ hệ số đóng góp Tg4 ngày từng biến đến nhóm nhân Phù hợp về thời điểm làm tốtheo thứ bậc Tg5 việc trong ngày (công thức 4) F4: = trung bình ((Qh2)---(Qh4)) wkj= (k-1) x ((akj – Tiếng nói trong các quyết meanj)/(maxj – meanj) +1 Qh2 định liên quan đến bản thân (CT4) chuẩn hóa công thức 1b Qh3 Quan hệ với chủ cơ sở Qh4 Quan hệ với đồng nghiệp F5 = trung bình ((Tn7)---(Pt3)) Tn7 Tăng lƣơng Pt1 Đào tạo phát triển kỹ năng Pt2 Phát triển nghề nghiệp Pt3 Có cơ hội thăng tiến chuẩn hóa công thức 1b F6 = trung bình ((Tn1)---(Tn3)) Tn1 Mức lƣơng Tn2 Hình thức trả lƣơng Tn3 Lƣơng làm thêm chuẩn hóa công thức 1b Xem xét chỉ số chất lƣợng việc làm của các nhóm lao động trong các cơ sở SXKD phi chính thức khác nhau nhằm tìm ra giải pháp đối với từng nhóm. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm lao động khác nhau trong các cơ sở SXKD phi chính thức ở Hà Nội. Xem xét từng chỉ số thành phần đối với từng nhóm lao động sẽ thấy đƣợc để nâng cao chất lƣợng việc làm của nhóm đó thì cần can thiệp vào yếu tố nào. - Theo giới tính, chất lƣợng việc làm của lao động nam tốt hơn lao động nữ. 17
  20. chất lƣợng việc làm của nhóm lao động nữ bị hạn chế ở yếu tố thu nhập, tiếng nói và mối quan hệ nơi làm việc và bảo đảm việc làm. - Xét theo khu vực làm việc, lao động làm việc ở khu vực nội thành có chất lƣợng việc làm cao hơn ngƣời lao động làm việc trong các cơ sở ở ngoại thành. Để nâng cao chất lƣợng việc làm cho lao động khu vực ngoại thành cần chú ý đến hai yếu tố là điều kiện làm việc và thời gian làm việc. - Chất lƣợng việc làm của lao động nhóm tuổi trung niên từ 25-39 tuổi cao hơn nhóm thanh niên (15-24 tuổi) và nhóm từ 40 tuổi trở lên. cần chú ý cải thiện điều kiện làm việc và thời gian làm việc của nhóm lao động trên 40 tuổi và yếu tố tiếng nói và mối quan hệ; yếu tố phát triển nghề nghiệp của nhóm lao động trẻ dƣới 25 tuổi - Xét theo ngành, chất lƣợng việc làm của lao động làm việc trong ngành dệt và sản xuất kim loại là cao nhất. Chất lƣợng việc làm trong các cơ sở sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy còn hạn chế và cần ƣu tiên các giải pháp nâng cao thu nhập, phát triển nghề nghiệp, nâng cao vai trò và tiếng nói của ngƣời lao động, cải thiện thời gian làm việc và nâng cao bảo đảm việc làm. Đơn vị: điểm chuẩn hóa -0.10 -0.08 -0.06 -0.04 -0.02 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0,03 Nam 0,01 0,04 -0,03 Nữ -0,05 -0,01 0,04 Nội thành 0,05 0,07 -0,05 Ngoại thành -0,08 -0,06 QEI1 0,00 QEI2 Hộ khẩu Hà Nội -0,02 -0,02 QEI3 0,00 Hộ khẩu ngoại tỉnh 0,03 0,02 -0,05 Dƣới 25 -0.09 -0,03 0,02 Từ 25-39 0,03 0,02 -0,02 Từ 40 trở lên -0,06 -0,01 Biểu đồ 4.2. Chỉ số chất lƣợng việc làm tổng hợp (QEI) theo 3 phƣơng pháp, giới tính, nơi làm việc, hộ khẩu và nhóm tuổi 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH PHI CHÍNH THỨC 4.2.1. Thể chế chính sách Trong hệ thống chính sách hiện hành của nƣớc ta, hầu hết các quy định về thời giờ làm việc, tiền lƣơng-thu nhập, điều kiện lao động,..đã đƣợc quy định trong bộ Luật Lao động, Luật tiền lƣơng tối thiểu, Luật An toàn vệ sinh lao động,v.v. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2