intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

85
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về bản chất và nội hàm về NLCT của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam NHNo&PTNTVN); các yếu tố chi phối năng lực cạnh tranh (NLCT) và đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá NLCT của NHNo&PTNTVN trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nước ta. Luận án đánh giá thực trạng NLCT của NHNo&PTNTVN trong thời gian 2008-2013 (phát hiện mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân yếu kém), từ đó đề xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao NLCT của NHNo&PTNTVN, bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập

  1. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của luận án Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (từ  đây viết  tắt   là   NHNo&PTNTVN   –   tên   tiếng   Anh   là   Agribank)   từ   khi   thành   lập  (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng  thương mại (NHTM) lớn nhất, giữ vai trò chủ  đạo, trụ  cột đối với nền kinh   tế đất nước. Nhu cầu vốn của khu vực nông nghiệp nông thôn là rất lớn, các  nhà đầu tư  ở khu vực này thường có quy mô nhỏ và chịu quá nhiều rủi ro từ  thiên tai, từ  toàn cầu hóa và từ  sự  biến đổi nhanh của thị  trường nên  ảnh  hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng NHNo&PTNTVN. Trong thời gian  vừa qua NHNo&PTNTVN đã có nhiều thành tựu đóng góp cho sự  phát triển  của nền kinh tế nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động chưa cao và thiếu bền   vững, năng lực cạnh tranh yếu. Trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu  hệ  thống NHTM của Chính phủ, việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh  tranh (NLCT) và gia tăng đóng góp của NHNo&PTNTVN vào quá trình tái cơ  cấu kinh tế thành công của cả nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.            Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào, nhất là một   luận án tiến sĩ về  NLCT của NHNo&PTNTVN.  Xuất phát từ  thực tiễn nêu  trên, việc nghiên cứu đánh giá NLCT của NHNo&PTNTVN nhằm đưa ra những  phương hướng, giải pháp góp phần phát triển và khẳng định vị  thế  của ngân  hàng này trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tác giả đã lựa chọn   vấn đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát   triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập”.  2.Mục tiêu nghiên cứu  Làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về bản chất và nội hàm về NLCT  của NHNo&PTNTVN; các yếu tố chi phối NLCT và đề xuất hệ thống chỉ tiêu  đánh giá NLCT của NHNo&PTNTVN trong điều kiện phát triển nền kinh tế  thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nước ta.
  2. 2 Về mặt thực tiễn, đánh giá thực trạng NLCT của NHNo&PTNTVN trong   thời gian 2008­2013 (phát hiện mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân yếu   kém), từ  đó đề  xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao NLCT của  NHNo&PTNTVN, bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.  3. Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án Thực hiện quan điểm hệ  thống và nguyên tắc tuân thủ  logic  khoa học  biện chứng, để  đạt được mục tiêu đề  ra, luận án sẽ  được nghiên cứu theo  khung lý thuyết với tinh thần xuyên suốt như  sơ  đồ  tổng quát (xem hình 1).  Khung lý thuyết nghiên cứu chỉ  rõ từ  mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ  phải  làm rõ những nhiệm vụ khoa học cơ bản phải hoàn thành để luận án có chất   lượng, đáp  ứng yêu cầu nghiên cứu của một luận án tiến sĩ. Nói cách khác   khung lý thuyết chỉ ra những câu hỏi khoa học lớn mà luận án phải làm rõ: 1. NLCT trong hoạt động ngân hàng được hiểu như thế nào? Đâu là yếu  tố  chi phối mạnh mẽ  đến NLCT của đối tượng này? Đánh giá NLCT của  NHTM dựa trên bộ tiêu chí, hay chỉ tiêu nào? 2.  Thực trạng NLCT của NHNo&PTNTVN ra sao? Làm thế  nào để  nâng cao NLCT của ngân hàng này khi mà nền kinh tế thị trường liên tục thay  đổi? NHNo&PTNTVN có sẵn sàng thoát khỏi tư duy cũ để thay đổi?  Hình 1: Khung lý thuyết nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Những câu hỏi khoa học lớn cần làm rõ: 1. NLCT trong hoạt động ngân hàng được hiểu  Tổng như thế nào? Đâu là yếu tố chi phối mạnh mẽ  Kết  đến NLCT của đối tượng này? Đánh giá NLCT  quan của  NHTM  dựa  trên  bộ  tiêu  chí,  hay  chỉ  tiêu  luận và  nào? kiến  2.  Thực  trạng  NLCT  của  NHNo&PTNTVN  ra  nghị sao? Làm thế nào để nâng cao NLCT của ngân  hàng này khi mà nền kinh tế thị trường liên tục  thay  đổi?  NHNo&PTNTVN  có  sẵn  sàng  thoát  khỏi tư duy cũ để thay đổi? Thị trường
  3. 3 Theo cách đặt vấn đề  như  vậy, để  luận án thành công, việc nghiên cứu   phải luôn coi trọng yếu tố thị trường và phải thực hiện những nhiệm vụ chính  như sau: Một là, luôn bám sát mục tiêu nghiên cứu để các phân tích đạt được ý đồ tác   giả muốn thể hiện. Hai là, tổng quan các công trình khoa học đã công bố  có liên quan đến  NLCT của NHTM. Kế thừa kết quả những nghiên cứu trước đây, tập trung  giải quyết những vấn đề  chưa (hoặc ít) được đề  cập đến, đặc biệt những  vẫn đề  đã được giải quyết nhưng tính thời sự  đã lạc hậu trong bối cảnh   mới. Ba  là,  xác   định  những  nhiệm   vụ   khoa   học  cơ  bản  phải   nghiên  cứu.   Trước hết phải làm rõ cơ  sở  lý luận và thực tiễn về   NLCT đặt trong bối  cảnh hội nhập sâu rộng; các yếu tố   ảnh hưởng tới hiệu quả   NLCT; từ  đó  tiến hành phân tích thực trạng NLCT; đề xuất giải pháp nâng cao NLCT của  NHNo&PTNTVN.  Bốn là, đưa ra kết luận chung và kiến nghị  với cơ  quan các cấp để  có  thể   phối   kết   hợp   trong   việc   đạt   được   mục   tiêu   nâng   cao   NLCT   của   NHNo&PTNTVN. 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Tác giả tiếp cận vấn đề từ lý  thuyết đến phân tích thực trạng NLCT  rồi đi đến kiến nghị  giải pháp nâng  cao NLCT của NHNo&PTNTVN.
  4. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận án, tác giả sử  dụng  phổ  biến các phương pháp chính: Phương pháp phân tích hệ  thống; phương  pháp  phân tích  thống  kê;  phương pháp  so sánh;  phương  pháp chuyên  gia;  phương pháp so sánh sơ  đồ, biểu bảng; phương pháp dự  báo, phương pháp  phân tổ, tổng quát hóa và khái quát hóa; phương pháp diễn giải và quy nạp;   phương pháp phân tích chính sách. Các phương pháp này được tác giả  sử  dụng phối kết hợp để đảm bảo độ tin cậy cần thiết cho kết quả nghiên cứu  luận án như mục tiêu đã đề ra. 
  5. 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: NHNo&PTNTVN, NLCT và giải pháp nâng  cao NLCT của ngân hàng này (cả về lý luận và thực tiễn) trong nền kinh tế thị  trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong xu thế hội nhập quốc tế. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng cạnh tranh và NLCT nội  tại của NHNo&PTNTVN giai đoạn 2008 – 2013; đề xuất định hướng phát triển  và giải pháp nâng cao NLCT của ngân hàng này đặt trong bối cảnh hội nhập   quốc tế. 6. Những đóng góp mới chủ yếu của luận án Luận án đã kiến nghị  quan niệm và nội dung mới về  về  NLCT của  NHNo&PTNTVN, dựa trên cách nhìn nhận và đánh giá bản chất hoạt động   của một doanh nghiệp kinh doanh thứ  hàng hóa đặc biệt là tiền tệ. Khẳng   định các yếu tố chi phối NLCT đối với ngân hàng này bao gồm: Nhóm những   nhân tố  bên trong (thể  hiện các tiêu chí xuất phát từ  đặc điểm riêng của   NHNo&PTNTVN); nhóm những nhân tố  bên ngoài (môi trường ngành, các  điều kiện về  sản phẩm dịch vụ  ngân hàng, các ngành liên quan và phụ  trợ  ngành ngân hàng); đề  xuất hệ  thống tiêu chí và chỉ  tiêu đánh giá NLCT của   NHNo&PTNTVN phù hợp với điều kiện Việt Nam và trong bối cảnh hội  nhập quốc tế; kiến nghị 6 giải pháp nâng cao NLCT.  7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở  đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo ,  nội  dung  luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương   mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp  và Phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013 Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông 
  6. 6 nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập    Dưới đây là nội dung tóm tắt luận án: CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI  ĐỀ TÀI Bám sát yêu cầu nghiên cứu của luận án,  tác giả  tổng quan  hơn 50  tài  liệu  trong và ngoài nước phân tích và nghiên cứu cùng đề  tài   và lựa chọn  những vấn đề chủ yếu nhằm phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu luận án.  Từ  kết quả  phân tích cho thấy phần lớn các nghiên cứu đều đưa ra được  quan niệm về  NLCT của NHTM đặt trong bối cảnh hội nhập, nhưng thời   gian nghiên cứu đã khá cũ (chủ yếu trong giai đoạn những năm 2007, một số  nghiên cứu năm 2011, 2012 nhưng là các luận văn thạc sĩ có phạm vi phân   tích khá nhỏ). Các nghiên cứu cũng đã đề xuất chỉ tiêu để đánh giá NLCT của  NHTM, nhưng các chỉ tiêu này khá chung chung, để áp dụng cho 1 NHTM là  rất khó vì mỗi NHTM có những đặc thù riêng biệt. Nhìn chung, các công trình  được tổng quan đều có xu hướng nhìn nhận ngân hàng và các yếu tố chi phối   NLCT của ngân hàng theo kiểu truyền thống, chưa chỉ  rõ trách nhiệm của  nhà nước cũng như  của chính các ngân hàng, xem xét thay đổi của NHTM  chưa thực sự gắn với sự thay đổi khôn lường của nền kinh tế quốc tế. Các   nghiên cứu đều có xu hướng phân tích trạng thái: phải làm gì để đối mặt với   sự  thay đổi (trạng thái bị  động), chứ  không nghĩ tới việc sẽ  chủ  động tạo  cạnh tranh như  thế  nào? (trạng thái chủ  động). Hệ  thống chỉ  tiêu dùng để  đánh giá NLCT chưa tính hết sự thay đổi của thị trường khiến cho những chỉ  tiêu đã sử dụng không phản ảnh hết được những đòi hỏi của thực tiễn. Đặc   biệt, các nghiên cứu hay bị nhầm lẫn trong cụm từ “các tiêu chí” và “các chỉ  tiêu” đánh giá, khiến người đọc dễ bị nhầm lẫn về các tiêu thức này. Tác giả  kế  thừa những nội dung đã được phân tích từ  đó tập trung vào các nội dung  mới hơn (các nội dung mới và các nội dung cần được làm rõ hơn), xác định 
  7. 7 rõ cơ sở lý luận được sử dụng phân tích NLCT của NHNo&PTNTVN. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG  THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Một số nội dung cơ bản trong chương 2 được tác giả tập trung làm rõ là:  (i) Cơ  sở  lý luận về  cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM, hội nhập   quốc tế  và các tác động đến khả  năng cạnh tranh của hệ  thống ngân hàng;  (ii)   Cơ   sở   phân   tích   năng   lực   cạnh   tranh   của   NHTM   (bao   gồm   mô   hình  SWOT, mô hình các nhân tố  môi trường kinh doanh và mô hình 5 lực lượng  cạnh tranh của M.Porter); (iii) Đề xuất các tiêu chí và chỉ tiêu để xác định các  tiêu chí này; (iv) Phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn  quốc và một số  ngân hàng Nông nghiệp của các nước Thái Lan, Indonesia,  Ấn độ để tìm bài học nâng cao năng lực cạnh tranh cho NHTM Việt Nam.  Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận (hay nền tảng lý thuyết) phục   vụ việc nghiên cứu của luận án. Cụ thể là: ­ Đã đưa ra quan niệm, nội dung, bản chất về NLCT của NHTM v ới   quan điểm mới trong điều kiện Việt Nam và trong xu thế hội nhập quốc tế. ­ Kiến nghị các yếu tố chi phối NLCT với cách nhìn mới và chỉ rõ Nhà  nước (cùng với thể  chế  và chính sách kinh tế); bản thân NHNo&PTNTVN  (cùng các đối thủ cạnh tranh) và thị trường.  ­ Đề xuất hệ thống tiêu chí và xác định chỉ tiêu đánh giá NLCT đối với  NHTM nói chung phục vụ việc nghiên cứu hiện trạng NLCT của ngân hàng  NHNo&PTNTVN. Qua đó, cung cấp căn cứ  khoa học cho việc đề  xuất định  hướng phát triển, giải pháp nâng cao NLCT của NHNo&PTNTVN trong bối   cảnh hội nhập. Trong đó, nhấn mạnh năng lực quản trị ngân hàng, năng lực  tài chính và nhân lực chất lượng cao. Trong chương 2, tác giả cũng đã rút ra một số vấn đề có tính bài học cho  NHTMVN từ việc nghiên cứu một số Quốc gia có tình hình kinh tế, chính trị, 
  8. 8 xã hội tương đồng trong quá trình xây dựng NLCT của các NHTM ở đất nước  họ. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG  NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG GIAI  ĐOẠN 2008 – 2013 Sau khi tổng quan về NHNo&PTNTVN (quá trình hình thành phát triển,  ngành nghề và địa bàn kinh doanh), tác giả đánh giá thực trạng cạnh tranh và  NLCT nội tại của ngân hàng này. Các nội dung chính như sau: 3.1. Hệ  thống tiêu chí và chỉ  tiêu được sử  dụng đánh giá năng lực cạnh  tranh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam  Các tiêu chí đánh giá: Số  Tên tiêu chí Ý nghĩa của tiêu chí TT 1 Quy mô vốn Phản   ánh   năng   lực   vốn   để   hoạt   động   kinh  doanh của ngân hàng 2 Thị phần vốn Tỷ  trọng NHNo&PTNTVN trong cả  hệ  thống   ngân hàng thương mại của Việt Nam 3 Quy mô và chất lượng  Sức mạnh nội tại của NHNo&PTNTVN so với   tài sản các ngân hàng thương mại khác 4 Quy   mô   mạng   lưới  Năng   lực   hoạt   động   kinh   doanh   của  kinh doanh NHNo&PTNTVN trên phạm vi cả  nước và  ở  nước ngoài 5 Khả năng thanh toán Năng lực tài chính của NHNo&PTNTVN 6 An toàn hoạt động Khả   năng   chống   đỡ   rủi   ro   và   bất   trắc   của  NHNo&PTNTVN 7 Sản phẩm dịch vụ Năng lực kinh doanh của NHNo&PTNTVN Các chỉ tiêu được sử dụng để xác định tiêu chí: (1). Thị phần tài sản (C1, đơn vị: %) C1= (Tn: Tt).100
  9. 9 Tn: Tài sản của NHNo&PTNTVN Tt: Tổng tài sản của hệ thống NHTM của cả nước (2). Thị phần dư nợ (C2, đơn vị:%) C2= (Nn: Nt).100 Nn: Dư nợ của NHNo&PTNTVN Nt: Dư nợ của cả hệ thống NHTM của cả nước (3). Thị phần nợ xấu (C3, Đơn vị:%) C3= (Dn: Dt).100 Dn: Nợ xấu của NHNo&PTNTVN Dt: Nợ xấu của cả hệ thống NHTM của cả nước (4). Thị phần huy động vốn (C4, Đơn vị:%) C4= (Hn: Ht).100 Hn: Tổng vốn huy động của NHNo&PTNTVN Ht: Tổng vốn huy động của hệ thống NHTM của cả nước (5). Thị phần thẻ (C5, Đơn vị: %) C5= (An: At).100 An: Số thẻ phát ra của NHNo&PTNTVN At: Tổng số thẻ phát ra của hệ thống NHTM của cả nước (6). Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn (C6, đơn vị:%) C6= (Ln: Vn).100 Ln: Tổng lợi nhuận của NHNo&PTNTVN Vn: Tổng vốn kinh doanh của NHNo&PTNTVN Ngoài 6 chỉ tiêu nêu trên, có thế sử dụng thêm một số chỉ tiêu khác như: + Tỷ lệ an toàn vốn + Khả năng thanh toán/chi trả + Khả năng chi trả ngay Và đánh giá dựa trên một số tiêu chí định tính khác.
  10. 10 3.2. Đánh giá thực trạng cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát  triển nông thôn Việt Nam Sử   dụng   các   tiêu   chí   để   đánh   giá   mức   độ   cạnh   tranh   hiện   tại   của  NHNo&PTNTVN  so với các NHTM khác, biểu hiện qua thị  phần hoạt động  gồm:  Thị  phần tổng tài sản:  Phân tích số  liệu về  tổng tài sản, có thể  thấy  NHNo&PTNTVN vẫn  ở vị trí đầu bảng nhưng khoảng cách về thị phần của  NHNo&PTNTVN đã bị thu hẹp tương đối và quãng dao động cũng không còn  lớn như trước nữa. Thị  phần tổng nguồn vốn huy động:  Trong năm 2013, nguồn vốn huy  động của NHNo&PTNTVN vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt. Thị phần về  nguồn vốn huy động của NHNo&PTNTVN dao động qua các năm từ  14%  đến 23%, là mức thị  phần cao nhất trong toàn hệ  thống NHTM Việt Nam.  Tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNTVN tăng từ  375.033 tỷ  đồng  (năm 2008) đến 626.390 tỷ  đồng (năm 2013), tăng 251.357 tỷ  đồng tương  đương tăng 67%. Tuy nhiên, thị phần của NHNo&PTNTVN đã giảm dần một  cách đáng kể  qua các năm, khoảng cách này cũng đã bị  các NHTM theo khá   sát. Mức giảm về  thị  phần huy động vốn hiện tại là một báo hiệu về  chất  lượng dịch vụ, chiến lược sản phẩm của NHNo&PTNTVN đã không còn phù  hợp, xu thế tiêu dùng đã thay đổi và cơ hội sẽ chia đều cho các NHTM. Thị   phần  dư   nợ   cho vay:  Tồng dư  nợ  của  NHNo&PTNTVN   tăng từ  294.697 tỷ  đồng (năm 2008) đến 530.600 tỷ  đồng (năm 2013). Thị phần dao  động qua các năm từ  15% đến 25%. Chính sách duy trì và phát triển khách  hàng vay vốn của NHNo&PTNTVN chưa đạt được kết quả tương xứng với  tiềm năng.
  11. 11 Thị   phần   Thẻ:  Là   một   trong   ba   ngân   hàng   thương   mại   dẫn   đầu   thị  trường về  số  lượng thẻ  phát hành, doanh số  sử  dụng thẻ, doanh số  thanh  toán thẻ và hệ thống ATM.  Thị  phần ATM:  Tổng số  ATM của NHNo&PTNTVN tăng từ  1.202 cái  (năm 2008) đến 3.614 cái (năm 2013), tăng 2.412 cái trong suốt kỳ  nghiên   cứu. Thị phần về ATM của NHNo&PTNTVN dao động qua các năm từ 15%  đến 24%, Đặc biệt thị  phần của năm 2013 đạt mức cao nhất trong kỳ, đạt  24%.  Thị  phần POS: Tổng POS của NHNo&PTNTVN tăng từ  1.868 cái (năm  2008) đến 7.046 cái (năm 2012), tăng 5.178 cái trong suốt kỳ nghiên cứu. Thị  phần   về   POS   của   NHNo&PTNTVN   dao   động   qua   các   năm   từ   6.4%  đến  7.4%, một số  NHTM khác có số  POS cao hơn như  VCB, BIDV... tuỳ  từng   thời điểm.  Thị  phần POS của NHNo&PTNTVN tuy có tăng về  số  lượng  trong kỳ  nghiên cứu, tuy nhiên so với toàn ngành thì đó vẫn là con số  khiêm  tốn.  Thị phần về số lượng chi nhánh và phòng giao dịch: Tổng CN, PGD của  NHNo&PTNTVN hiện nay được phủ  rộng khắp các tỉnh, thậm chí về  tận  từng huyện và xã nên chỉ tiêu này vượt trội hơn hẳn so với các NHTM khác.  Đến   31/12/2014   là   2.260   CN   và   PGD.   Thị   phần   CN   và   PGD   của  NHNo&PTNTVN luôn chiếm ưu thế so với các NHTM khác. 3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của ngân hàng Nông nghiệp và  Phát triển nông thôn Việt Nam 3.3.1. Năng lực tài chính (1) Quy mô về vốn Quy mô tổng vốn:  Tổng vốn của NHNo&PTNTVN đến cuối năm 2013  đạt 705.365 tỷ đồng, con số này vượt trội so với các NHTM khác. Theo sau  là   các  NHTMNN   như   Vietinbank,   nhóm   các   NHTMCP,   NHNNg   hay  NH  
  12. 12 liên   doanh   đa   số   có   tổng   vốn   với   quy   mô   nhỏ   hơn   nhiều   so   với   NHNo&PTNTVN. Đây là lợi thế  cạnh tranh của NHNo&PTNTVN mà các  ngân hàng khác khó có thể đạt được. Quy mô vốn huy động: Tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNTVN  năm 2008 đạt 375.033 tỷ  đồng đến 2013 đạt 626.390 tỷ  đồng. Tốc độ  tăng   trưởng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNTVN qua các năm dao động từ  6% đến 16% năm sau so với năm trước. Vốn huy động/tổng nguồn vốn: Tỷ lệ này  ở  NHNo&PTNTVN khá cao,  đạt mức trung bình gần 90%. Mức độ  huy động vốn của NHNo&PTNTVN  được đánh giá khá tốt, tuy nhiên, cũng cần tính toán đến tỷ lệ an toàn vốn và  mức chi phí gia tăng nếu vốn huy động sử dụng không đạt hiệu quả. Tổng tài sản và vốn điều lệ:  Trước năm 2011, hệ  số  an toàn vốn của  NHNo&PTNTVN luôn  ở  mức dưới 7% nhưng từ  nửa cuối 2011 và cả  2012,   chỉ số này luôn trên 9%; tỷ lệ an toàn chi trả theo quy định là 15% nhưng nay là  16%; tỷ lệ sử  dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trước là 30% nhưng  nay chỉ  dưới 24%. Nợ  xấu trước đây của  NHNo&PTNTVN  luôn trên 6% thì  nay chỉ còn 5,6%. Nếu như sử dụng toàn bộ dự phòng rủi ro mà ngân hàng đã   trích lập để xử lý nợ xấu thì nợ xấu thấp hơn rất nhiều so với con số nói trên.   Dự kiến đến 2014, tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNTVN sẽ dưới 3%, vượt mục  tiêu mà Thống đốc đặt ra cho ngân hàng này.  Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu (CSH), trong đó bao gồm vốn điều lệ,  là điều kiện để xác định quy mô hoạt động của NHTM. Tỷ lệ vốn CSH trong   tổng vốn của NHNo&PTNTVN dao động từ  4% đến 7% qua các năm, tỷ  lệ  này đạt cao nhất vào năm 2012 (7%). Trong mấy năm gần đây tỷ lệ vốn chủ  sở hữu trong tổng nguồn vốn được tăng lên thể hiện cơ cấu vốn bền vững,   gia tăng sức mạnh tài chính cho NHNo&PTNTVN.  (2) Quy mô và chất lượng tài sản có Tổng   dư   nợ   của   NHNo&PTNTVN   tăng   dần   qua   các   năm   2008   đạt  294.697 tỷ  đồng, đến năm 2013 đạt 530.600 tỷ  đồng, lớn nhất hệ  thống  
  13. 13 NHTMVN. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ dao động qua các năm  khoản từ 60% đến 65%, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn từ 35% đến 40%.  Tỷ trọng của dư nợ trong tổng tài sản của NHNo&PTNTVN đạt từ 74% đến   79%.  (3) Khả năng thanh toán Theo khảo sát thì hầu hết các NHTM đều đáp ứng được tỷ  lệ tối thiểu   15%. Agribank năm 2012 đạt 16.94%, năm 2013 đạt 16.5%, phản ánh tình  hình tài sản có thanh toán ngay của Agribank luôn sẵn sàng đáp  ứng các nhu  cầu rút tiền mặt và thanh toán của khách hàng. (4) Khả năng sinh lời Lợi  nhuận  sau thuế   của  NHNo&PTNTVN  qua  các   năm  từ   2008  đến  2012 đạt lần lượt là 3.319 tỷ  đồng, ­1.856 tỷ  đồng, 2.568 tỷ  đồng, 2.280 tỷ  đồng và 3.255 tỷ  đồng. Trong tổng thu nhập hoạt động, nguồn thu chủ  yếu  của  NHNo&PTNTVN  là  thu nhập lãi thuần, chiếm từ  89% đến 94%, cho  chấy NHNo&PTNTVN vẫn là NHTM truyền thống, các nguồn thu nhập từ  sản phẩm dịch vụ  hiện đại chưa nhiều.  Lợi nhuận của  NHNo&PTNTVN  không cao do việc thực hiện trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN   trong khi việc cho vay ra đối với các đối tượng  ưu tiên như  nông nghiệp,  nông thôn và nông dân, ngành nghề sử dụng công nghệ cao, xuất khẩu, công   nghệ  hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa... với lãi suất thấp nên lợi nhuận gia  tăng mạnh là điều không dễ dàng.
  14. 14 Bảng 3.1. Suất sinh lời trên tài sản – ROA của các NHTM ĐVT: % STT Ngân hàng thương mại 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I NHTM Nhà nước 0.67 1 Agribank ­ 0.54 0.58 0.71 0.55 0.67 2 VCB 1.29 1.64 1.50 1.25 1.13 1.0 3 Vietinbank 1.35 1.54 1.50 2.03 1.70 1.6 4 BIDV 0.80 0.94 1.00 0.83 0.74 0.7 I NHTMCP VN 0.31 1 Techcombank 2.28 2.24 1.86 1.83 0.42 0.39 2 Eximbank 1.74 1.99 1.85 l .93 1.20 1.46 3 Sacombank 1.49 1.79 1.50 1.44 0.68 1.38 4 MB 2.33 2.66 2.56 2.11 1.97 2.04 5 ACB 2.68 2.08 1.66 1.73 0.50 1.03 6 SHB 2.10 2.35 1.90 ­ ­ ­ Bình quân toàn ngành ­ 2.00 ­ ­ 0.49 0.62 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo BCTN  của các NHTM từ 2008 ­ 2013) Bảng 3.2. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE của các NHTM ĐVT:% STT Ngân hàng thương mại 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I NHTM Nhà nước 7.93 1 Agribank ­ ­ 10.53 11.01 8.10 9.34 2 VCB 19.74 25.58 22.55 17.08 12.61 10 3 Vietinbank 15.70 20.60 22.10 26.74 19.90 19.8 4 BIDV 19.38 21.04 18.00 13.16 12.90 12.34 II NHTMCP VN 3.6 1 Techcombank 25.87 26.86 24.80 28.87 5.58 4.77 2 Eximbank 7.43 8.65 13.51 20.39 13.30 15.85 3 Sacombank 13.14 16.56 15.04 14.60 7.15 14.32 4 MB 21.78 26.61 29.02 28.34 27.46 27.98 5 ACB 36.52 37.76 28.91 36.02 8.50 ­ 6 SHB 12.70 17.80 22.60 15.00 0.30 ­ Bình quân toàn ngành ­ ­ ­ ­ 6.31 5.18 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo BCTN  của các NHTM từ 2008 ­ 2013) Bảng 3.3. Tỷ suất thu nhập lãi thuần – NIM của các NHTM
  15. 15 ĐVT:% STT Ngân hàng thương mại 2008 2009 2010 2011 2012 2013 II NHTM Nhà nước 1 Agribank 2.48 2.52 3.309 4.805 4.129 4.312 2 VCB 3.31 2.89 3.08 3.85 2.90 2.49 3.83 3 Vietinbank 4.13 2.13 4.14 5.07 4.02 4 BIDV 2.91 2.69 2.89 3.41 2.16 2.75 II NHTMCP VN 2.96 1 Techcombank 3.84 3.59 2.93 3.62 3.28 2 Eximbank 3.70 4.06 3.35 3.73 3.12 2.14 5.13 3 Sacombank 2.08 3.26 3.59 4.74 5.29 3.81 4 MB 4.27 3.51 4.34 4.66 4.54 5 ACB 3.42 2.57 2.73 3.41 3.72 3.00 6 SHB 1.46 3.50 3.46 3.50 2.26 2.05 Bình quân toàn ngành 3.23 3.13 3.39 4.00 3.48 3.13 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo BCTN  của các NHTM từ 2008 ­ 2013)  (5) An toàn hoạt động Tỷ   lệ   an   toàn   vốn   tối   thiểu:  Tỷ   lệ   an   toàn   vốn   tối   thiểu   của  NHNo&PTNTVN  là không đạt vào năm 2010,  2011  với mức  tương  ứng là  6.1% và 6.23%. Đến năm 2012, sau rất nhiều nỗ lực NHNo&PTNTVN đã đạt  9.49% nhưng đến năm 2013 thì tỷ lệ này còn 9.1%. Tỷ  lệ  vốn ngắn hạn được phép cho vay trung dài hạn:  Tỷ  lệ  này tại  NHNo&PTNTVN qua các năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 26.2%; 21%  và 24.3%, đảm bảo tỷ  lệ  quy định của NHNN là không quá 30% nhưng cao  hơn tỷ  lệ  bình quân trên toàn hệ  thống NHTM là 17.16% (năm 2012) và  17.4% (năm 2013). 
  16. 16 Bảng 3.4. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn  của các NHTM ĐVT: % STT Ngân hàng thương mại 2011 2012 2013 I NHTM Nhà nước 1 Agribank 26.20 21.00 24.30 2 BIDV 25.60 21.20 22.43 II NHTMCP 1 Eximbank 5.91 10.72 9.32 2 Sacombank 22.36 23.9 27.6 3 MB 15.8 10.9 13.54 4 SHB 12.86 18.42 16.24 III 100% vốn nước ngoài IV NH Liên doanh Bình quân toàn ngành ­ 17.16 17.40 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo BCTN  của các NHTM từ 2008 ­ 2013) Tỷ  lệ  nợ  xấu: Năm 2013, tỷ  lệ  nợ  xấu của NHNo&PTNTVN cao nhất   trong hệ  thống.  Tỷ  lệ  nợ  xấu tăng từ  2.7% năm 2008 lên mức 6.54% năm  2013.  Giai   đoạn   2011   –   2013   tỷ   lệ   nợ   xấu   của   NHNo&PTNTVN   có   xu  hướng tăng rất cao tương đương gần 300% so với giai đoạn 2008­2010, và   cao nhất vào năm 2011 lên đến 6,67%.  Bảng 3.5. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM từ 2008 – 2013 ĐVT: % Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 AGR  2.70 3.97 2.60 6.67 6.14 6.54 VCB  3.87 2.00 2.91 2.10 3.21 2.80 BIDV  4,80 2,82 2.60 2.80 2.67 2.78 ACB  0.08 0.4 1.07 0.89 2.10 2.98 STB  0.23 0.69 0.52 0.57 1.40 2.51 TCB  1.40 2,00 2.29 2.83 2.94 5.20 MB  1.10 1.66 1.30 1.59 1.84 2.44 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các NHTM của NHNN từ 2008 ­2013)
  17. 17 3.3.2. Năng lực công nghệ Về  trình độ  trang thiết bị  máy móc và công nghệ:  NHNo&PTNTVN  đầu tư  công nghệ  một cách bài bản và đúng mức với những áp dụng công  nghệ   mới   nhất   như:  triển   khai   dự   án   IPCAS   (The   modemization   of   the  Interbank Payment and Customer Accounting System), dự án hiện đại hoá hệ  thống thanh toán và kế  toán khách hàng.  Hệ  thống giao dịch Corebanking  được thiết kế theo phân lớp chức năng và nghiệp vụ theo chuẩn quốc tế theo   các module như  thông tin khách hàng (CIF), sổ  cái (GL), tiền gửi (DP), tiền  vay (LN),  chuyển tiền (FX),  tài trợ  thương mại (TF),  quản lý vốn và kinh  doanh ngoại tệ, quản lý nội bộ (GA), hệ thống thông tin quản lý (MIS) quản  trị hệ thống, các nghiệp vụ kết nối khách hàng… Về  năng lực khai thác trang thiết bị  công nghệ: Mặc dù cùng với việc  lắp đặt, triển khai các thiết bị công nghệ hiện đại, NHNo&PTNTVN đã triển  khai hàng loạt các khóa đào tạo, hướng dẫn sử dụng thiết bị công nghệ  mới  nhưng do nhiều vướng mắc về  nguồn nhân lực và các hướng dẫn về  quy  trình nghiệp vụ mới khiến hiệu quả khai thác các thiết bị còn thấp. Nội dung  này NHNo&PTNTVN bị đánh giá là yếu so với các NHTMCP khác. 3.3.3. Nhân lực Chất lượng đội ngũ nhân lực hiện tại: Số lượng cán bộ nhân viên nhiều,  tập trung chủ yếu các khi đô thị lớn, thiếu nhân sự  giỏi ở các địa phương, ít  có sự đánh giá để nâng cao chất lượng. Khả năng thu hút và giữ chân nhân tài: Tại NHNo&PTNTVN còn nhiều  bất cập chưa được giải quyết, đặc biệt là bất cập trong chính sách tuyển   dụng, bất cập trong chính sách đánh giá nhân viên, không thu hút được nhân  tài trẻ tuổi.  3.3.4. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức Trình độ  nhận thức của ban lãnh đạo về  cạnh tranh và hội nhập:  Đội  ngũ lãnh đạo của NHNo&PTNTVN hiện nay phần lớn đều là những người 
  18. 18 có trình độ  thạc sỹ  trở  lên và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực   ngân hàng. Tuy nhiên, ý thức tự đổi mới, kiến thức về hội nhập thực sự vẫn   là một thách thức đối với đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng.  Tổ chức bộ máy và cơ  cấu điều hành :  Theo đánh giá, mô hình hiện tại  của  NHNo&PTNTVN  chưa đáp  ứng được những yêu cầu về  điều hành từ  trụ sở chính đến các phòng ban và các chi nhánh. Công   cụ   và   chính   sách   quản   lý:  Một   hạn   chế   rất   lớn   tại  NHNo&PTNTVN  hiện nay về  năng lực quản lý chính là thiếu công cụ  và  chính sách quản lý hiện đại, hiệu quả. Hệ thống thông tin báo cáo còn chồng  chéo, thủ công; hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHNo&PTNTVN  hoạt động chưa hiệu quả; chiến lược kinh doanh chung chung, chưa bài bản  và chưa được tiến hành cụ  thể, phần lớn chỉ  dừng lại  ở  định hướng hoạt   động cho năm sau tại báo cáo tổng kết hết năm tài chính. Mạng   lưới   chi   nhánh,   kênh   phân   phối:  Số   lượng   CN   và   PGD   của  NHNo&PTNTVN  không ngừng tăng, bao phủ  khắp các tỉnh thành trong cả  nước là một lợi thế tuyệt đối của ngân hàng này. 3.3.5. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách   hàng Danh mục sản phẩm dịch vụ   của  NHNo&PTNTVN  tương đối phong  phú, đa dạng, tuy nhiên cấu trúc sản phẩm dịch vụ của vẫn đa số  là các sản  phấm dịch vụ truyền thống. Số lượng các sản phẩm dịch vụ hiện đại là các  sản phẩm dịch vụ được cung  ứng qua các kênh phân phối bằng mạng thông  tin di động, internet (gọi chung là ngân hàng điện tử) còn chưa rộng rãi do đối  tượng vay vốn của  NHNo&PTNTVN  khoảng 70% là các khách hàng thuộc  lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn. 3.3.6. Thương hiệu Hoạt động tiếp thị  và truyền thông trên toàn hệ  thống đã bướ c đầ u  chuyển động theo hướng chuyên nghiệp và bài bản hơn, nâng cao giá trị  thươ ng   hiệu   NHNo&PTNTVN  trên   thị   trườ ng   trong   n ước   và   quốc   tế. 
  19. 19 Chiến lượ c phát triển thươ ng hiệu   ''Mang phồn th ịnh  đến khách hàng”  của  NHNo&PTNTVN  đượ c  gắn với phươ ng châm vì sự  thịnh vượ ng và  phát triển bền vững của  ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng. 3.3.7. Khả năng hợp tác với các NHTM Hiện tại, các NHTM thiếu sự hợp tác mang tính chất toàn diện để tạo ra  một sức mạnh cạnh tranh tổng hợp, có thể  gây áp lực cạnh tranh với các  NHTM nước ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước. 3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng Nông nghiệp  và Phát triển nông thôn Việt Nam. 3.4.1. Kết quả đạt được Qua các kết quả  phân tích thực trạng,  NHNo&PTNTVN  đã đạt được  một số kết quả về nội dung: (1)  Quy mô về vốn: (2) Quy mô về mạng lưới;  (3) Khả  năng thanh toán; (4) Thương hiệu; (5) Trình độ công nghệ; (6) Khả  năng hợp tác với các NHTM khác. 3.4.2. Những hạn chế. (i) Về năng lực tài chính: khả năng sinh lời còn thấp, nợ xấu ở mức cao. (ii)   Về  năng lực công nghệ: năng lực khai thác thiết bị công nghệ  thấp. (iii) Về  nhân lực: Phân bổ  thiếu hợp lý, hạn chế  trong chính sách tuyển dụng, hạn   chế  trong chính sách đánh giá. (iv) Về  năng lực quản lý và cơ  cấu tổ  chức:   Trình độ  nhận thức của ban lãnh đạo và tư  tưởng chủ  động tạo cạnh tranh  trong môi trường hội nhập còn hạn chế, tổ chức bộ máy và cơ cấu điều hành   hiện tại chưa hợp lý, hạn chế  về  công cụ  và chính sách quản lý thể  hiện ở  hệ  thống thông tin báo cáo, hệ  thống kiểm soát nội bộ, chưa có chiến lược  kinh doanh dài hạn theo hướng chủ động vươn ra thị trường. (v)  Về mức độ   đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ  khách hàng: các sản  phẩm chủ  yếu là truyền thống, sản phẩm chậm thay đổi theo yêu cầu, đặc  biệt   những  sản  phẩm   nông  thôn  mới.   (vi)  Về   khả   năng  hợp  tác   với   các   NHTM khác: Mặc dù nội dung này được phân tích là một trong những lợi thế 
  20. 20 của  NHNo&PTNTVN, nhưng trước những đòi hỏi về  hội nhập và mức độ  quan trọng của vấn đề này, tác giả cho rằng NHNo&PTNTVN vẫn còn phải  cố gắng hơn nữa với vai trò là đầu tàu trong ngành, chủ động tạo sự hợp tác   toàn diện, nâng cao NLCT trong ngành. 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân từ  phía môi trường vĩ mô và hệ  thống luật pháp: (i) Hệ  thống luật pháp trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng còn thiếu những quy  định quan trọng tạo điều kiện cho ngành phát triển phù hợp với các chuẩn  mực quốc tế; (ii) Thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế còn phổ biến   làm hạn chế việc phát triển các dịch vụ ngân hàng như  huy động vốn, thanh   toán không dùng tiền mặt; (iii)  Chưa có những quy định chặt chẽ  về  minh   bạch thông tin trong hoạt động kinh doanh; (iv) Đổi mới trong ngân hàng diễn  ra chậm; (v) Những can thiệp mang tính chất bắt buộc của NHNN làm giảm  NLCT của NHNo&PTNTVN. Nguyên nhân từ  bản thân  NHNo&PTNTVN: (i)  Sự  phát triển mạnh mẽ  của các NHTM là nguyên nhân chính khiến thị phần của NHNo&PTNTVN bị  giảm sút mạnh; (ii) Thiếu chuẩn bị cho cạnh tranh; (iii) Ít chú trọng đến phát  triển   nguồn   nhân   lực;   (iv)   Chưa   thực   sự   chú   trọng   đến   việc   phát   triển  thương hiệu dưới góc độ  chất lượng dịch vụ  mà chỉ  thiên về  hình thức của  thương hiệu.  Nguyên   nhân   do   sự   thiếu   liên   kết   giữa   các   NHTM:  Sự   liên   kết   của  NHNo&PTNTVN với các NHTM hiện nay mới chỉ dừng lại trong từng mảng   nghiệp vụ. Việc thiếu liên kết khiến NLCT của ngành đối với những thách  thức của thị trường trong xu thế mới là rất hạn chế. CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN  HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM  TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2