intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của tác giả Trần Đình Ngôn nhằm rút ra những vấn đề mang tính lý luận, góp phần định hướng cho việc sáng tác kịch bản Chèo hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Tuấn Cường KẾ THỪA VÀ BIẾN ĐỔI TRUYỀN THỐNG TRONG KỊCH BẢN CHÈO CỦA TRẦN ĐÌNH NGÔN Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu Mã số: 9210221 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Quang Trung PGS.TS Nguyễn Thị Huế Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện tại VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 32 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội Vào lúc giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chèo là hình thức nghệ thuật độc đáo được sinh ra từ làng quê châu thổ Bắc Bộ, qua hàng ngàn năm gắn bó với đời sống của người nông dân lao động, Chèo đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của họ. Quá trình vận động từ hình thức ca múa, diễn xướng dân gian để trở thành nghệ thuật sân khấu là cả một quá trình biến đổi không ngừng. Tuy nhiên, do sự biến đổi xã hội và một phần do ảnh hưởng của tư duy nghệ thuật phương Tây nên trong suốt nhiều năm Chèo luôn nằm trong quĩ đạo của những cách tân nghệ thuật. Qua những cuộc cách tân, có thể thấy, rõ ràng con đường phát triển của Chèo nói chung, kịch bản Chèo nói riêng không hề đơn giản. Tuy nhiên, sóng gió cũng qua đi khi nhiều nhà làm Chèo đã nhìn ra bất cập để rồi lại cùng nhau xây đắp nên những giá trị đích thực cho Chèo. Đến hôm nay, khi nhìn lại thành tựu của nền nghệ thuật sân khấu Chèo cách mạng, chúng ta không thể không nói tới vai trò của những người làm Chèo đã để lại dấu ấn - những người có công đầu trong việc giữ gìn bản sắc nghệ thuật và làm nên diện mạo sân khấu Chèo hiện đại, đó là các tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu như: Trần Huyền Trân, Trần Bảng, Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều, Hà Văn Cầu, Tào Mạt, Bùi Đức Hạnh, Đôn Truyền, An Viết Đàm, Hoài Giao, Ngọc Phúng, Văn Sử, Trần Trí Trắc... và một trong số tác giả tiêu biểu nhất là nhà viết kịch - tiến sĩ Trần Đình Ngôn. Xuất thân từ diễn viên của Đoàn Chèo Tả ngạn (tiền thân của Nhà hát Chèo Hải Phòng), Không chỉ thành công trong lĩnh vực kịch bản, Trần Đình Ngôn còn tham gia vào các lĩnh vực chuyên
  4. 2 môn khác như đạo diễn, nghiên cứu lý luận, phê bình. Đến nay, với hơn 100 kịch bản Chèo được dàn dựng, tác giả Trần Đình Ngôn đã trở thành người sáng tác, và nhận được nhiều giải thưởng nhất về kịch bản Chèo, được trao tặng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Nghiên cứu, tìm hiểu thành tựu và kinh nghiệm viết Chèo của Trần Đình Ngôn, từ đó rút ra bài học cho những tác giả trẻ, cũng như người làm Chèo hôm nay và mai sau là điều hết sức cần thiết. Từ nhận thức trên, chúng tôi quyết định chọn hướng nghiên cứu Sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn làm đề tài luận án Tiến sĩ, với hy vọng nghiên cứu này có thể rút ra những bài học hữu ích, góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật Chèo. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong kịch bản Chèo của tác giả Trần Đình Ngôn, nhằm rút ra những vấn đề mang tính lý luận, góp phần định hướng cho việc sáng tác kịch bản Chèo hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể - Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật chèo truyền thống để xây dựng khung lý thuyết, làm cơ sở nghiên cứu đề tài. - Nghiên cứu sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong phương pháp viết Chèo của Trần Đình Ngôn qua các giai đoạn lịch sử. - So sánh sự biến đổi trong phương pháp viết Chèo của Trần Đình Ngôn qua các giai đoạn (có thể so sánh với một vài tác giả khác trong điều kiện cho phép). Nêu những thành công và hạn chế của Trần Đình Ngôn trong quá trình sáng tác của ông.
  5. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quá trình kế thừa và biến đổi truyền thống trong sáng tác kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Một số kịch Chèo truyền thống để tham chiếu - Kịch bản và các công trình lý luận của Trần Đình Ngôn - Một số kịch bản Chèo của các tác giả khác để so sánh. 4. Câu hỏi nghiên cứu Trần Đình Ngôn đã kế thừa, biến đổi phương pháp viết Chèo truyền thống như thế nào để đạt được những thành tựu? 5. Giả thuyết nghiên cứu Trần Đình Ngôn là tác giả đã sáng tác nhiều kịch bản Chèo nhất và cũng là tác giả giành nhiều giải thưởng nhất về kịch bản Chèo. Những thành tựu nghệ thuật mà ông đạt được đã minh chứng hướng đi đúng đắn của ông trong sự nghiệp bảo tồn phát triển nghệ thuật Chèo, đó là sự kế thừa truyền thống trong phương pháp sáng tác, là sự biến đổi phù hợp với qui luật xã hội và đáp ứng yêu cầu của thời đại. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phân tích, tổng hợp; So sánh; Tiếp cận đa/liên ngành; Điều tra, phỏng vấn. 7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về con người và sáng tác của Trần Đình Ngôn 8. Đóng góp của luận án 8.1. Đóng góp về lý luận - Xây dựng lý thuyết về phương pháp sáng tác kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn.
  6. 4 8.2. Đóng góp về thực tiễn - Là tài liệu tham khảo cho tác giả trẻ và những người yêu thích nghiên cứu về Chèo. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Trần Đình Ngôn và sự nghiệp sáng tác kịch bản Chèo Chương 3: Trần Đình Ngôn kế thừa và biến đổi truyền thống trong sáng tác Chương 4: Những vấn đề rút ra từ kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Chương 1 gồm 29 trang. Trong chương này, chúng tôi giải quyết hai vấn đề cơ bản là Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài và Cơ sở lý luận của nghệ thuật Chèo truyền thống làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu Luận án. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật Chèo 1.1.1. Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Chèo Trong phần này, chúng tôi quan tâm đến những công trình nghiên cứu: Tìm hiểu sân khấu Chèo của hai tác giả Trần Việt Ngữ và Hoàng Kiều; Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật chèo của Hà Văn Cầu, Tìm hiểu sân khấu chèo của tác giả Vũ Khắc Khoan, Về nghệ thuật Chèo của tác giả Trần Việt Ngữ.
  7. 5 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm của nghệ thuật Chèo Hầu hết các công trình nghiên cứu đều thống nhất đặc điểm: Chèo thuộc loại sân khấu kịch hát dân tộc. Tự sự, ước lệ, biểu diễn ngẫu hứng, khuyến giáo đạo đức là những đặc tính nổi trội trong Chèo. 1.1.3. Nghiên cứu về yếu tố dân gian và bác học trong Chèo Chúng tôi tìm hiểu công trình Kịch bản chèo từ dân gian đến bác học [98] của tác giả Trần Đình Ngôn 1.1.4. Nghiên cứu về sự kế thừa và biến đổi trong nghệ thuật Chèo Chúng tôi tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về quá trình kế thừa và biến đổi nghệ thuật Chèo của các tác giả Nguyễn Thị Nhung [127], Hà Văn Cầu [26], Trần Bảng [12 và 13], Đinh Quang Trung [146]. 1.2. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu nghệ thuật Chèo 1.2.1. Khái niệm nghệ thuật Chèo, Chèo truyền thống, Chèo cổ Dựa vào các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi giải thích, làm rõ các khái niệm trên. 1.2.2. Khái niệm ước lệ nghệ thuật và ước lệ trong Chèo Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ ước lệ nghệ thuật trong Từ điển thuật ngữ văn học [122] để phân tích những vấn đề thuộc về ước lệ trong nghệ thuật nói chung và trong Chèo nói riêng. 1.2.3. Khái niệm cách điệu hoá trong Chèo Động tác cách điệu hoá phải mang tính chất tự nhiên, được khuếch đại, nâng cao về mặt thẩm mỹ và khi cần, bổ sung những yếu tố trang sức như nét guộn ngón tay trong nghệ thuật múa Chèo: hái hoa, bơi thuyền” [121, tr.332].
  8. 6 1.2.4. Khái niệm tượng trưng trong Chèo Theo nghĩa rộng, tượng trưng là hình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu, là kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng. Theo nghĩa hẹp, tượng trưng là một dạng chuyển nghĩa (tương tự như phúng dụ) [122, tr. 331]. Chèo xưa đã sử dụng thủ pháp tượng trưng trong hầu khắp các thành phần nghệ thuật như hát, múa. diễn xuất cũng như trong hóa trang…[146, tr, 39]. 1.2.5. Nguyên tắc tự sự trong Chèo Với nguyên tắc tự sự, quá trình biểu diễn Chèo là quá trình diễn - kể. Câu chuyện diễn ra trên sân khấu sẽ được kể lại theo trình tự thời gian, thông qua những trò diễn. 1.2.6. Nguyên tắc xây dựng và chuyển hóa mô hình trong Chèo Mô hình là những khuôn mẫu trong các thành phần nghệ thuật của Chèo. Xây dựng và chuyển hóa mô hình là một trong những nguyên tắc quan trọng góp phần làm nên vẻ đẹp của nghệ thuật Chèo. 1.2.7. Khái niệm kế thừa và biến đổi - “Kế thừa được hiểu là: Thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá trị tinh thần). Kế thừa những di sản văn hoá của dân tộc “[123, tr. 486]. - “Biến đổi: Thay đổi một sự vật hiện tượng làm cho nó khác trước” [123, tr. 64]. Tiểu kết chương 1 Chèo là hình thức diễn xướng dân gian được sinh ra trên vùng đất châu thổ Bắc bộ. Trong quá trình giao lưu văn hoá, Chèo không ngừng tích hợp các yếu tố văn hóa khác để biến đổi từ hình thức diễn xướng dân gian trở thành một thể loại sân khấu. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về Chèo chỉ thực sự diễn ra sôi nổi trong thế kỷ 20 đến nay. Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu nên
  9. 7 những vấn đề về danh xưng cũng như nguồn gốc, lịch sử hình thành phát triển của Chèo đến nay vẫn là những ẩn số chưa có lời giải đáp chính thức. Về học thuật, rất nhiều các bậc thầy, các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu công phu về Chèo, về sự kế thừa và phát triển... Những công trình đó đã đóng góp một khối lượng đồ sộ kiến thức lý luận về Chèo. Những công trình liên quan đến vấn đề kế thừa và phát triển nghệ thuật Chèo của Trần Bảng, Hà Văn Cầu, Trần Việt Ngữ, Trần Trí Trắc, Nguyễn Thị Nhung, Trần Đình Ngôn, Đinh Quang Trung… đã đưa ra những dẫn chứng và lý giải rất xác đáng về thành công và thất bại của quá trình biến đổi nghệ thuật Chèo trong hơn 60 năm qua. Ngoài những thành tựu quý giá đã đạt được, phần lớn ý kiến đều cho rằng, sở dĩ có sự thất bại trong quá trình biến đổi Chèo là bởi vì nhiều người làm Chèo mới đã nhầm lẫn, chủ quan, và chưa có được tư duy mang tính triết học biện chứng phương Đông trong cách làm Chèo. Vì nhầm lẫn giữa văn minh và văn hóa nên cho rằng văn hóa phương Tây là “tiên tiến, hiện đại” hơn văn hóa phương Đông. Vì thiếu kiến thức triết học căn bản nên không nhận ra sự khác biệt về văn hóa cũng như trong cấu trúc giữa nghệ thuật sân khấu phương Đông và phương Tây, không thấy được sự “uyển chuyển và mềm mại” trong cấu trúc kịch bản của sân khấu truyền thống, không hiểu rằng với nghệ thuật trình diễn thì hình thức thể hiện, trong đó, cấu trúc chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phân biệt các loại hình nghệ thuật. Từ những hạn chế trên dẫn đến việc tiếp nhận một cách máy móc lý luận kịch nghệ phương Tây đem áp dụng cho sân khấu Chèo, điều này đã góp phần không nhỏ khiến cho Chèo rơi vào bế tắc trong suốt mấy chục năm qua.
  10. 8 Những công trình trên không chỉ nêu ra bất cập của một số tác giả, đạo diễn trong quá trình làm Chèo mới, mà còn đa ra những ý kiến quý giá, gợi mở hướng đi cho nghệ thuật Chèo trong tương lai. Điều đáng tiếc nhất là trong số các công trình trên, mới chỉ có rất ít công trình được nâng lên thành giáo trình để giảng dậy trong trường nghệ thuật như Khái luận về chèo. Còn lại, hầu hết các công trình lý luận mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra những thiếu sót, sai lầm và hướng khắc phục một cách chung chung, mang tính trao đổi, tham khảo. Bên cạnh những sai lầm, thiếu sót, một khuynh hướng làm Chèo mới trên cơ sở kế thừa những nguyên tắc cơ bản của Chèo truyền thống đã hình thành và ngày càng có nhiều tác phẩm thành công, chiếm lĩnh “thị phần” cao hơn trong đời sống sân khấu, nhưng chưa được nghiên cứu tổng kết để khẳng định. Nếu có được sự hợp tác nghiên cứu và trao đổi giữa các bậc thầy để có được những công trình mang tính trí tuệ tập thể thì có lẽ những thế hệ làm Chèo sau này sẽ còn có nhiều công trình mang tính giáo khoa hơn. Nó chính là cơ sở lý luận giúp cho các tác giả, đạo diễn trẻ có thêm nhiều bài học bổ ích trên con đường kế thừa và biến đổi nghệ thuật Chèo. Chương 2 TRẦN ĐÌNH NGÔN VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC KỊCH BẢN CHÈO Chương 2 gồm 32 trang. Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu về phương pháp sáng tác kế thừa và biến đổi truyền thống trong sáng tác kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn cho thấy tác giả đã có những đóng góp nhất định cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nghệ thuật chèo trong suốt những năm qua. 2.1. Trần Đình Ngôn đến với nghệ thuật Chèo
  11. 9 Trong phần viết này, chúng tôi giới thiệu đôi nét về tác giả Trần Đình Ngôn và con đường dẫn ông đến với sự nghiệp Chèo. 2.2. Trần Đình Ngôn và quá trình sáng tác Chúng tôi phân tích về quá trình sáng tác của Trần Đình Ngôn qua ba đoạn chính: Giai đoạn sáng tác từ 1962 đến 1980; Giai đoạn sáng tác từ 1981 đến 1995; Giai đoạn sáng tác từ 1996 đến nay, đồng thời điểm những tác phẩm thành công của ông trong toàn bộ thời gian này. 2.3. Quan điểm của Trần Đình Ngôn về sáng tác kịch bản Chèo 2.3.1. Quan điểm về đặc trưng sáng tác nghệ thuật Chèo Theo Trần Đình Ngôn, Phương pháp sáng tác huyền thoại - dân gian; Phương pháp sáng tác hiện thực tả ý, bút pháp là thần; Nguyên tắc tự sự; Cách điệu; Lạ hóa; Ẩn dụ; Đối sánh ví von - lấy mây tả trăng, lấy nước tả trời; Nguyên tắc ước lệ; Nguyên tắc xây dựng và chuyển hóa mô hình làm nên dặc trưng nghệ thuật Chèo. 2.3.2. Quan điểm về nguyên tắc và thủ pháp nghệ thuật Chèo Trong sách Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật chèo (Nxb Sân khấu - 2005)[104], Trần Đình Ngôn nhấn mạnh, phương pháp sáng tác của Chèo truyền thống là phương pháp sáng tác huyền thoại hóa - dân gian. “Nguyên tắc tự sự cần phải được tôn trọng và vận dụng sáng tạo trong sáng tác và biểu diễn các vở chèo với nhiều đề tài để đảm bảo không xa rời truyền thống, vẫn giữ được đặc trưng truyền thống trong ngôn ngữ nghệ thuật [104, tr.151]. 2.3.3. Quan niệm về nguyên tắc ước lệ Theo Trần Đình Ngôn, nguyên tắc ước lệ là nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật Chèo truyền thống bao quát từ cấu trúc tích trò nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, múa, mĩ thuật, văn chương đối thoại...
  12. 10 2.3.4. Quan niệm về nguyên tắc xây dựng và chuyển hóa mô hình Trần Đình Ngôn cho rằng: “Chuyển hóa mô hình là vận dụng những đặc điểm chung của mô hình và nhân vật cụ thể, đồng thời sáng tạo những nét riêng của nhân vật cân đối hài hòa giữa cái "đại đồng và cái tiểu dị" làm cho nhân vật và toát lên nét đặc trưng của mô hình nhân vật, vừa mang nét tính cách cá biệt của mình. [100, tr. 18-19]. 2.3.5. Quan niệm về đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật Theo Trần Đình Ngôn, nghệ thuật Chèo truyền thống có bốn thuộc tính phẩm chất: - Sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn - Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hài và bi - Sự kết hợp hài hòa giữa dân gian và bác học - Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bốn thuộc tính chèo có được là nhờ kết cấu bốn thành tố quan trọng làm nên ngôn ngữ nghệ thuật của chèo. Bốn thành tố đó là: 1) Tư duy huyền thoại kết đọng ở tính kì; 2) Bút pháp tả thần; 3) Nguyên tắc trò nhại; 5) Hát múa được Chèo hóa từ hát múa dân gian. 2.3.6. Nhận thức về kế thừa và cách tân Trần Đình Ngôn luôn thể hiện và bảo vệ quan điểm “Bảo tồn và phát triển, phát triển phải dựa trên cơ sở kế thừa” trên cả hai phương diện: nghiên cứu lý luận và sáng tác kịch bản Chèo. Đồng thời nhấn mạnh là những người làm Chèo phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản và đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật của Chèo. Với quan điểm đúng đắn về kế thừa truyền thống trong sáng tác kịch bản Chèo,Trần Đình Ngôn đã gặt hát được nhiều thành công với nhiều mảng đề tài trong sân khấu Chèo từ dân gian, hiện đại, đến đương đại, lịch sử, danh nhân văn hóa…
  13. 11 Tiểu kết chương 2 Trong diễn trình lịch sử, nghệ thuật Chèo từ lúc sơ khai cho đến nay luôn kế thừa và biến đổi không ngừng theo dòng chảy văn hóa của dân tộc. Từ những tích diễn nhỏ lẻ trong các lễ hội, đình, đám dân gian, đến sự kiện Lý Nguyên Cát và cho đến hôm nay, nghệ thuật Chèo luôn đồng hành trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ qua, Chèo hiện đại đã kế thừa Chèo cổ trong việc phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong các phạm trù đạo đức nhằm mục đích giáo huấn. Cùng với việc phản ánh cuộc sống con người trong các mối quan hệ đạo đức truyền thống, Chèo hiện đại còn tập trung phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong lao động sản xuất, trong đấu tranh cách mạng, trong các mối quan hệ đa chiều. Để nghệ thuật chèo có được diện mạo hôm nay, nhiều thế hệ nghệ sĩ Việt Nam trong đó có Trần Đình Ngôn, luôn kế tiếp nhau trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển Chèo. Với tình yêu tha thiết đối với Chèo, Trần Đình Ngôn không ngừng học hỏi, nghiên cứu sáng tạo và đạt được những kết quả với con số cả trăm kịch bản Chèo, trong đó có hàng chục vở đã được các đoàn Chèo trong cả nước dàn dựng và trình diễn và đã đạt được huy chương trong các kỳ hội diễn hàng năm. Nghiên cứu về phương pháp sáng tác kế thừa và biến đổi truyền thống trong sáng tác kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn cho thấy tác giả đã có những đóng góp nhất định cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nghệ thuật Chèo trong suốt những năm qua. Nhiều mảng đề tài của cuộc sống đã được tác giả tái hiện một cách sinh động qua những sáng tác của mình. Trần Đình Ngôn luôn tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong Chèo truyền thống, kế thừa, biến đổi có sàng lọc khách quan, phát triển đề tài, mô hình nhân vật, ngôn ngữ văn chương, nội dung phản ánh đáp ứng được
  14. 12 nhiều mặt của cuộc sống đương đại, nhưng không đánh mất những giá trị đích thực, vốn có của nghệ thuật Chèo. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng còn ở chỗ mức độ kế thừa và biến đổi của nội dung có được thể hiện tương ứng, hài hòa với việc kế thừa và biến đổi về mặt hình thức hay không? Để xem xét vấn đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát, hệ thống hóa về sự kế thừa và biến đổi truyền thống trong sáng tác kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn thuộc hai phương diện nội dung và hình thức để rút ra những luận điểm khoa học về mối quan hệ giữa kế thừa và biến đổi trong nghệ thuật Chèo. Chương 3 TRẦN ĐÌNH NGÔN KẾ THỪA VÀ BIẾN ĐỔI TRUYỀN THỐNG TRONG SÁNG TÁC Chương 3 gồm 47 trang. Trong chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích toàn diện về kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn trong các đề tài do ông sáng tác. Đồng thời minh định việc tác giả Trần Đình Ngôn đã tuân thủ phương pháp sáng tác kế thừa và biến đổi truyền thống trong những tác phẩm của mình. Giá trị lớn nhất ở đây là Trần Đình Ngôn đã kế thừa nội dung của Chèo truyền thống để xây dựng nên những tích Chèo hiện đại ở trình độ cao hơn mà không mất đi bản sắc của Chèo truyền thống, đây có thể nói là thành tựu lớn nhất trong phương pháp sáng tác của ông, và một điều không thể phủ nhận là mô hinh nhân vật lãnh tụ đã được xuất hiện và biểu diễn thành công trong nhiều vở Chèo do Trần Đình Ngôn sáng tác, ghi một dấu ấn mới cho sự nghiệp sáng tác của mình. Trong đó có cả việc bảo tồn và phát huy những giá trị đích thực của nghệ thuật Chèo.
  15. 13 3.1. Về đề tài sáng tác trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn 3.1.1. Đề tài dân gian 3.1.2. Đề tài lịch sử 3.1.3. Đề tài hiện đại 3.2. Về nội dung phản ánh trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn Trần Đình Ngôn là một tác giả thuận tay ở cả ba đề tài lớn: dân gian, lịch sử và hiện đại. Với một tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc và tinh tế, dưới ngòi bút sắc sảo, Trần Đình Ngôn đã mô tả một cách chân thực đời sống tinh thần của con người ở nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Có thể nói, nội dung phản ánh trong sáng tác với nhiều mảng đề tài của Trần Đình Ngôn là vô cùng phong phú. Những tình đời, tình người những cái mới, cũ đan xen nhau, những câu chuyện dân gian, nhân vật lịch sử trong quá khứ được tác giả đã đưa lên sân khấu có nhiều ý nghĩa đối với đời sống của hôm nay. Tác giả hư cấu nghệ thuật trên cơ sở những chất liệu có sẵn đó, đảm bảo tính chân thực, nhưng vẫn tạo nên những tác phẩm có tính mới, tính bứt phá, có nội dung tư tưởng sâu sắc, như: Nước mắt vua Đinh, Tấm áo bào Hoàng Đế, Chuyện tình bên Hồ Tây, Dòng lệ Tố Như, Cô đào cụ Tam Nguyên, Lời sấm truyền từ quán Trung Tân, Phò mã áo chàm, Trần Anh Tông, Lời nguyền trên sông Lô Giang, Tiếng sóng Bạch Đằng, Vạn kiếp truyền thư, Phùng Khắc Khoan, Những vần thơ thép…. 3.3. Về chủ đề tư tưởng tác phẩm Trong sáng tác, dù ở đề tài nào, Trần Đình Ngôn luôn xác định tư tưởng là linh hồn của tác phẩm, là mối liên hệ mật thiết giữa nhà viết kịch với sự kiện, hình tượng nhân vật được mô tả, đó
  16. 14 là khái quát thể hiện lý tưởng cuộc sống và con người. Sự biến đổi về tư tưởng và tư tưởng trong những tác phẩm của Trần Đình Ngôn không chỉ thể hiện những quan niệm, mà thông qua hình tượng nghệ thuật (có sự chi phối của tình cảm, cảm xúc của tác giả) đã thể hiện sự lý giải những vấn đề tác phẩm đặt ra, cũng như phản ánh ý nghĩa xã hội mà tác phẩm nhằm mang đến. 3.4. Về xây dựng hình tượng nhân vật Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn trước hết là sự vận dụng, kế thừa nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chèo truyển thống. Nhân vật của Trần Đình Ngôn thường được khắc họa bằng thủ pháp gần với Chèo truyền thống, như tả ý, tả thần, ước lệ, cách điệu, mô hình hóa… Với yêu cầu phản ánh cuộc sống hiện đại, con người hiện đại, Trần Đình Ngôn cũng đã tiếp thu có chọn lọc một số thủ pháp xây dựng nhân vật của sân khấu kịch nói thể hệ Stanislapxki. Nhiều nhân vật trong các đề tài hiện đại, dân gian, lịch sử, giã sử của ông không mang tính mô hình như trong Chèo truyền thống. Đó là những nhân vật có tính cách phức tạp, nhiều màu sắc, có đời sống nội tâm đa chiều, có đấu tranh chuyển biến cả về tâm lý và tính cách. Sự bổ sung mô hình nhân vật mới và các nhân vật mới không mang tính mô hình đã làm cho khả năng chuyển tải nội dung câu chuyện trở nên phong phú, biến hóa hơn nhiều so với việc chỉ vận dụng và chuyển hóa các mô hình truyền thống. Đồng thời, sự bổ sung này cũng tạo cơ sở để có thêm sự sáng tạo của đạo diễn, diễn viên trong quá trình tiếp tục xây dựng nhân vật trên sàn diễn. 3.5. Về cấu trúc nội dung Qua khảo sát các kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn, có thể thấy ông đã sáng tác theo nguyên tắc kế thừa từ bốn khía cạnh cơ bản sau: 1.Kết cấu bố cục kịch bản; 2. Xây dựng hình tượng nhân vật; 3. Sử dụng ngôn ngữ văn chương;4.Sử dụng làn điệu Chèo.
  17. 15 Qua khảo sát những kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn không hiếm gặp những vở diễn xuất hiện nhiều lớp giáo đầu, khai từ gần với mô hình giáo đầu trong Chèo truyền thống hoặc đã được xử lý, chuyển hóa mang phong cách hiện đại. Và có cả sự xuất hiện của các lớp dẫn chuyện xen kẽ các lớp kịch, hay các lớp diễn ngoài màn, các lớp trò có tính chất ngoài tích… 3.6. Về ngôn ngữ văn chương Kế thừa phương pháp sáng tác sở trường của văn học dân gian trong Chèo truyền thống, văn chương trong kịch bản Chèo Trần Đình Ngôn giàu ngôn ngữ hình ảnh và sức biểu cảm, đặc biệt ở những đoạn đối thoại độc bạch hay những lời hát có chất trữ tình. Ông vận dụng thủ pháp văn chương, những hình thức văn học, những biện pháp tu từ rất phong phú, linh hoạt, uyển chuyển và sâu đậm cảm xúc. Ông cũng thể hiện sự vận dụng linh hoạt, điêu luyện về ngôn ngữ giữa kế thừa và biến đổi truyển thống trong phương pháp sáng tác, vận dụng kho tàng văn học dân gian đồ sộ, thuần thuộc các thể thơ trong trẻo, liên hệ đến những nhà văn hóa, những thi sĩ, thi nhân kim cổ, tạo lên nét bác học trong ngôn ngữ sáng tác, mềm mại, biến hóa, phong phú về sắc màu và không đơn điệu, nhàm chán. 3.7. Về sử dụng làn điệu Qua khảo sát và nghiên cứu kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn, cho thấy hầu hết kịch bản của ông đều viết dưới dạng các thể thơ, văn biền ngẫu, giàu chất trữ tình. Đồng thời trong sáng tác của ông luôn có sự kế thừa truyền thống về cấu trúc làn điệu, kết hợp vận dụng cách hát, tổ chức sắp xếp các trổ hát sao cho phù hợp hoàn cảnh kịch, gây xung đột, gia tăng tính kịch, tạo sự hấp dẫn cho người xem, xử lý linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ, ngôn từ được thể hiện trong từng lời thoại của từng nhân vật.
  18. 16 3.8. Về cấu trúc 3.8.1. Về cấu trúc hình thức Nghiên cứu cấu trúc tự sự của Chèo truyền thống, xem xét quá trình biến đổi của kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn để nhìn nhận lại những cái được và chưa được,cũng chính là tìm ra hướng đi phù hợp cho mục tiêu chung trong việc kế thừa và biến đổi kịch bản Chèo truyền thống hiện nay. 3.8.2. Về cấu trúc vở diễn Cấu trúc của nhiều vở diễn được sáng tác tuân theo lối cấu trúc mở của Chèo truyền thống nhưng có kế thừa và phát triển, tổ chức hành động gia tăng tính kịch, xung đột, tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm. Trần Đình Ngôn luôn kế thừa và biến đổi phương pháp sáng tác của mình để tạo nên một phong cách sáng tác riêng. Tiểu kết chương 3 Những giá trị đạt được trong phương pháp sáng tác tác của Trần Đình Ngôn đã có những đóng góp cho làng Chèo một số lượng kịch bản đáng kể, bởi phương pháp sáng tác kịch bản trên cơ sở kế thừa những chuẩn mực của Chèo truyền thống, nên bất cứ kịch bản nào viết ra đều được dựng ngay. Những vở Chèo do ông sáng tác đã có một bước phát triển cao hơn. Nghệ thuật Chèo truyền thống chỉ hạn chế ở một số đề tài dân gian, dã sử, thì Chèo của Trần Đình Ngôn được sáng tác trong cảm hứng thời đại của một xã hội mới, cùng với việc tiếp cận chủ nghĩa hiện thực, đã phản ánh đa dạng từ các đề tài dã sử, lịch sử, dân gian, và đặc biệt là các đề tài phản ánh cuộc sống đương đại tương ứng với đề tài nhân vật trung tâm trong Chèo của Trần Đình Ngôn với nhiều loại người, đủ các thành phần xã hội, nghề nghiệp và các thân phận khác nhau. Trong đó nhiều hình tượng nhân vật trung tâm trong Chèo của Trần Đình Ngôn là
  19. 17 những lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, đến những nhân vật đương thời trong cuộc sống hàng ngày, họ luôn mang trong mình ý tưởng cao cả. Họ gắn trách nhiệm của bản thân với vận mệnh của dân tộc, đất nước. Bên cạnh đó việc vận dụng phương pháp tả ý cũng được Trần Đình Ngôn vận dụng trong việc xây dựng nhân vật trung tâm, cũng như phản ánh chủ đề tư tưởng, làm cho hình tượng nhân vật và vở diễn mang ý nghĩa của thời đại mới. Nhưng giá trị lớn nhất ở đây là Trần Đình Ngôn đã kế thừa nội dung của Chèo truyền thống để xây dựng nên những tích Chèo hiện đại ở trình độ cao hơn mà không mất đi bản sắc của Chèo truyền thống, đây có thể nói là thành tựu lớn nhất trong phương pháp sáng tác của ông, và một điều không thể phủ nhận là mô hình nhân vật lãnh tụ đã được xuất hiện và biểu diễn thành công trong nhiều vở Chèo do Trần Đình Ngôn sáng tác, ghi một dấu ấn mới cho sự nghiệp sáng tác của mình. Trong đó có cả việc bảo tồn và phát huy những giá trị đích thực của nghệ thuật Chèo. Chương 4 NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ KỊCH BẢN CHÈO CỦA TRẦN ĐÌNH NGÔN Chương 4 gồm 27 trang. 4.1. Thành công trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn 4.1.1. Thành công về biện pháp nghệ thuật 4.1.1.1. Phương pháp tự sự Phương pháp tự sự, kể chuyện trong các tích Chèo truyền thống đã được Trần Đình Ngôn kế thừa và biến đổi một cách hợp lý qua sáng tác của mình.
  20. 18 4.1.1.2. Về phương pháp xây dựng và chuyển hoá mô hình Mô hình và chuyển hóa mô hình là nhu cầu tất yếu của sự phát triển Chèo truyền thống. Trần Đình Ngôn đã xây dựng hình tượng nhân vật và chuyển hóa mô hình nhân vật một cách khéo léo, từ xây dựng hình tượng nhân vật, ngôn ngữ văn chương đối thoại, cách vận dụng và xử lý làn điệu. Hầu hết các nhân vật trong Chèo của Trần Đình Ngôn đã được ông sáng tạo dựa trên cơ sở kế thừa từ các mô hình nhân vật trong Chèo truyền thống, đồng thời nâng cao về mặt thẩm mĩ. Bên cạnh đó việc vận dụng phương pháp tả ý cũng được Trần Đình Ngôn vận dụng trong việc xây dựng nhân vật trung tâm, cũng như phản ánh chủ đề tư tưởng, làm cho hình tượng nhân vật và vở diễn mang ý nghĩa của thời đại mới. 4.1.2. Thành công trong sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự - trữ tình - kịch tính Kế thừa và tuân thủ phương pháp sáng tác của Chèo truyền thống nên những vở diễn trong kịch bản Chèo của Trần Đình Ngôn luôn mang đậm chất tự sự rất cao, tính tự sự (kể chuyện) kết hợp với ngôn ngữ văn chương trữ tình, giàu chất thơ đã tạo nên những nét riêng biệt trong những vở diễn do Trần Đình Ngôn sáng tác. 4.1.3. Thành công trong việc khai thác nhiều mảng đề tài Nhờ có sự kế thừa, biến đổi truyền thống và tiếp nhận những thủ pháp của các loại hình nghệ thuật khác một cách hài hòa để làm giàu ngôn ngữ nghệ thuật Chèo đương đại, tác giả Trần Đình Ngôn đã góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Chèo trong các vở diễn mà ông là tác giả kịch bản. 4.2. Trần Đình Ngôn - một số hạn chế trong sáng tác kịch bản Chèo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2