intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội (giai đoạn 1986-2019)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019. Từ đó, nội dung luận án đưa ra những nhận định về giá trị nghệ thuật tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp cho việc nghiên cứu giá trị nghệ thuật trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam theo quan điểm thiết kế ngày nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội (giai đoạn 1986-2019)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Khánh Trang NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG, TRANG TRÍ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 1986-2019) Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thanh Thảo Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án họp tại: Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, các làng nghề gốm, sơn mài, thêu ren, khảm trai, mây tre đan đã tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những đặc trưng riêng của chất liệu, của vùng miền. Nhìn lại lịch sử, nghệ thuật thủ công mỹ nghệ của nước ta đã có từ lâu đời, nhiều làng nghề ở miền Bắc đã tạo nên những sản phẩm truyền thống mang nét đặc trưng. Riêng nghề mây tre đan không những gắn với đời sống bình dị của người Việt mà còn vươn qua biên giới ra thị trường quốc tế với nhiều sản phẩm xuất khẩu vừa mang tính hiện đại, vừa có nét riêng của một đất nước nông nghiệp nhiều sáng tạo. Ở nước ta có khoảng hơn 80 làng nghề mây tre đan, trong đó có một số làng nghề nổi tiếng làm ra nhiều sản phẩm đẹp, đạt thẩm mỹ, chất lượng cao, loại hình phong phú. Tính riêng ở Hà Nội, có rất nhiều làng nghề lớn nhỏ, nổi bật trong đó có làng nghề Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), làng nghề Ninh Sở (huyện Thường Tín), làng nghề Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ), làng nghề Phú Túc (huyện Phú Xuyên). Đây là những làng nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, có đội ngũ nghệ nhân nhiều kinh nghiệm, khéo léo, sáng tạo, tạo nên nhiều sản phẩm nổi tiếng. Thông qua việc tạo dáng, chế tác các chi tiết trang trí, sản phẩm mây tre đan không còn đơn thuần là vật dụng sinh hoạt mà còn trở thành biểu tượng văn hóa Bắc Bộ, chứa đựng tâm tư tình cảm, tín ngưỡng cộng đồng, giá trị tinh thần sâu sắc. Nét độc đáo của sản phẩm mây tre đan chính là kỹ thuật đan lát từ vật liệu mây, tre tạo nên những kiểu dáng, hình thức trang trí đặc trưng. Sự sáng tạo dưới bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân đã thổi hồn vào các sản phẩm mây tre đan, đưa nghệ thuật mây tre đan trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của người Việt.
  4. 2 Nghiên cứu về làng nghề, hoạt động nghề, nghệ nhân và sản phẩm đã được một số học giả tiếp cận từ góc độ xã hội, văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên biệt nào tiếp cận từ góc độ nghệ thuật học. Trong giai đoạn hội nhập, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang dần xác định chỗ đứng trên thị trường quốc tế, vừa mang nét truyền thống, vừa có những sáng tạo mới hiện đại, đáp ứng thị hiếu của khách hàng nước ngoài. Do vậy, việc kế thừa và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan được đặt ra như một nhu cầu cần thiết. Không chỉ trong quá khứ mà cho tới sau này, nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội đã và đang có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng tiêu dùng của ngành thủ công mỹ nghệ nước ta. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu về Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội (giai đoạn 1986-2019) làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, nội dung luận án làm rõ tạo dáng, trang trí của sản phẩm để tìm ra nét đặc trưng và giá trị nghệ thuật của sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Qua nghiên cứu này, tác giả luận án mong muốn đóng góp một phần tư liệu còn khuyết thiếu vào kho tàng nghệ thuật thủ công mỹ nghệ Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019. Từ đó, nội dung luận án đưa ra những nhận định về giá trị nghệ thuật tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp cho việc nghiên cứu giá trị nghệ
  5. 3 thuật trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam theo quan điểm thiết kế ngày nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án chủ yếu như sau: - Hệ thống hóa khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Vận dụng cơ sở lý luận để phân tích hình thức biểu hiện của nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan ở Hà Nội giai đoạn 1986-2019 thông qua các sản phẩm tiêu biểu. - So sánh nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội với một số khu vực khác từ đó làm sáng rõ những đặc trưng nghệ thuật của sản phẩm mây tre đan Hà Nội. - Xác định giá trị của nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. - Nhận định vai trò của thiết kế trong phát triển sản phẩm mây tre đan và luận bàn về kết quả nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan một số làng nghề tiêu biểu của Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu sản phẩm mây tre đan tại một số làng nghề thuộc thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, có đề cập so sánh sản phẩm mây tre đan với sản phẩm mây tre ở một số địa phương khác. Phạm vi thời gian: Luận án tập trung vào nghiên cứu mẫu mã sản phẩm mây tre đan trong giai đoạn 1986-2019 khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.
  6. 4 4. Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp cận 4.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp Đây là phương pháp cơ bản để luận án tiếp cận trực tiếp vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc thu thập tài liệu, thông tin, công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó chọn lọc những tài liệu chính thống, có nguồn gốc rõ ràng và khả năng tin cậy cao. Nhằm nhận định thông tin tiếp cận một cách chính xác, để khai triển luận án nghiên cứu mang tính khoa học logic hơn, làm cơ sở cho những luận điểm được đặt ra trong nội dung của đề tài. - Phương pháp điền dã Qua điền dã tại thực địa đã giúp tác giả luận án thu thập, xác minh các dữ liệu và thực hiện khảo sát, xem xét hiện vật, chụp hình, khảo tả. - Phương pháp so sánh Nhằm tìm ra những giá trị nổi bật, khác biệt trong nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội, luận án so sánh nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội với một số địa phương khác. - Phương pháp phỏng vấn Luận án áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật ứng dụng bằng cách gặp trực tiếp những hoặc trao đổi trực tuyến để hiểu sâu hơn nhận định của họ đối với nghệ thuật mây tre đan ở các góc nhìn khác nhau. - Phương pháp nghệ thuật học Đối với một đề tài nghiên cứu nghệ thuật, việc áp dụng phương pháp nghệ thuật học là cần thiết. Phương pháp nghiên cứu này là phương pháp rất quan trọng trong việc thực hiện luận án, giúp cho việc
  7. 5 phân tích mẫu mã sản phẩm mây tre đan ở góc độ nghệ thuật được biểu đạt qua các yếu tố tạo hình như đường, nét, mảng, hình họa tiết, bố cục để thấy được những đặc trưng thẩm mỹ. 4.2. Phương pháp tiếp cận liên ngành Trong quá trình thực hiện luận án, NCS nhận thấy có nhiều nguồn tài liệu liên quan đến luận án ở các góc độ khác nhau. Vì vậy, NCS vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành để có góc nhìn bao quát hơn đối với đối tượng nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu đề tài không chỉ tiếp cận từ hướng nghệ thuật học mà còn vận dụng các nghiên cứu về lịch sử, xã hội, văn hóa… để thấy được sự ảnh hưởng của các tác nhân, mục tiêu và mục đích trong việc sáng tạo sản phẩm mây tre đan. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 được biểu hiện như thế nào? - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 có kế thừa tư duy mỹ thuật truyền thống và phát triển theo xu thế thời đại không? - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội có giá trị như thế nào đời sống xã hội hiện nay nói chung và mỹ thuật ứng dụng nói riêng? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội có những nét đặc trưng nghệ thuật thể hiện ở chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, họa tiết trang trí trên sản phẩm. - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội kế thừa tư duy tạo hình mỹ thuật truyền thống và phát triển phù hợp xu thế của thời đại thông qua sự chuyển biến về tạo dáng và trang trí.
  8. 6 - Nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan có giá trị thẩm mỹ, văn hóa và kinh tế trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt, là dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, cần được đầu tư thiết kế để phát triển bền vững. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Luận án đưa ra cơ sở lý luận của nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội theo góc nhìn của mỹ thuật ứng dụng, thiết kế sản phẩm với việc phân tích các yếu tố công năng và kiểu dáng, hình khối, đường nét, màu sắc, họa tiết, vật liệu. - Những nghiên cứu trong luận án đưa ra hệ thống tài liệu lý luận mỹ thuật ứng dụng về nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019, phân tích và chỉ ra những đặc trưng thẩm mỹ trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (7 trang), Tài liệu tham khảo (15 trang), và Phụ lục (117 trang), nội dung chính của luận án được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát sản phẩm mây tre đan Hà Nội (50 trang). Chương 2: Hình thức biểu hiện nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 (58 trang). Chương 3: Sự chuyển biến, đặc điểm nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 và bàn luận (45 trang).
  9. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 1.1.1.1. Nhóm tài liệu liên quan sản phẩm mây tre đan dưới góc độ kinh tế, văn hóa và xã hội Các công trình Contemporary Japanese Bamboo Arts, The Art of Bamboo and Rattan Weaving của các tác giả nước ngoài giới thiệu về nghệ thuật mây tre đan bằng hình ảnh, giới thiệu nét đẹp văn hóa của quốc gia thông qua sản phẩm mây tre đan truyền thống với những hình thức thể hiện phong phú. 1.1.1.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu liên quan đến sản phẩm mây tre đan dưới góc độ mỹ thuật ứng dụng Một số công trình nước ngoài mang tính ứng dụng khai thác vật liệu mây tre trong thiết kế sản phẩm như Inspired Shapes: Contemporary Designs for Japan's Ancient Crafts; Bamboo, from traditional crafts to contemporary design and architecture; Design and development of handy crafts furniture and decorative product, case study: Rattan fake khai thác nguồn cảm hứng từ mây tre đan trong thiết kế sản phẩm nội thất, kiến trúc. When bamboo meets design - reviving bamboo handicraft in modern design; The Application Research on Chinese Traditional Patterns in the Design of Bamboo and Rattan Furniture là những công trình ứng dụng thực tiễn, khai thác nét đẹp của họa tiết truyền thống, kỹ thuật thủ công trên sản phẩm hiện đại.
  10. 8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Nhóm tài liệu liên quan đến sản phẩm mây tre đan dưới góc độ kinh tế, văn hóa và xã hội Các bài viết “Nghề mây tre đan cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ” của tác giả Lê Huyên, “Tre đan Ninh Sở” của tác giả Nguyễn Thọ Sơn giới thiệu về các làng nghề mây tre đan dưới góc độ văn hóa, “Qui trình tích hợp chế tác sản phẩm thủ công giữa nhà thiết kế và nghệ nhân - một ví dụ tham chiếu với công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công truyền thống ở Việt Nam hiện nay” tác giả Đoàn Thị Mỹ Hương phân tích mối quan hệ mật thiết giữa nghệ nhân và nhà thiết kế. Cuốn Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam của tác giả Bùi Văn Vượng, cuốn Giá trị văn hóa trong nghề thủ công đan lát của các tộc người Việt Nam của tác giả Hà Thị Nự, cuốn Làng nghề Hà Nội - tiềm năng và triển vọng phát triển của Sở Công Thương Hà Nội, cuốn Tổng tập làng nghề truyền thống Việt Nam của Trương Minh Hằng là những công trình tập hợp khá đầy đủ về nghề mây tre đan cổ truyền của Việt Nam và Hà Nội. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ với nội dung “Nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm của các làng nghề thủ công ở Việt Nam (trường hợp làng nghề gốm và mây tre đan) đưa ra nhiều góc nhìn đa chiều về sản phẩm mây tre đan dưới góc độ văn hóa, làng nghề, những tồn tại và giải pháp. 1.1.2.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu liên quan đến tạo dáng, trang trí và sản phẩm mây tre đan dưới góc độ mỹ thuật ứng dụng Dưới góc độ mỹ thuật, cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mỹ thuật của tác giả Chu Quang Trứ và cuốn Văn minh vật chất của người Việt của họa sỹ Phan Cẩm Thượng nhận định về nghề mây tre đan mang những giá trị nghệ thuật nhất định. Một số luận văn cao học như Nghệ thuật mây tre đan truyền thống trong thiết kế thời trang hiện đại của
  11. 9 Nguyễn Thị Hồng Thúy, luận văn cao học của tác giả Nguyễn Thị Dung với đề tài Vật liệu mây tre trong sáng tác thiết kế sản phẩm nội thất là những nghiên cứu ứng dụng của kỹ thuật mây tre đan trong thiết kế sản phẩm mỹ thuật ứng dụng như trang phục, bàn ghế. 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài luận án 1.2.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài 1.2.1.1. Nhóm khái niệm, thuật ngữ về nghệ thuật Khái niệm “Nghệ thuật” theo định nghĩa của Từ điển Triết học mục từ “Nghệ thuật” được viết là: “Nghệ thuật – hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của hoạt động con người; phản ánh hiện thực dưới những hình tượng nghệ thuật; là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nắm bắt thế giới bằng thẩm mỹ”. 1.2.1.2. Nhóm khái niệm, thuật ngữ về tạo dáng và trang trí Tạo dáng “Tạo dáng” là thiết kế kiểu dáng, hình dáng. Theo tác giả Lê Huy Văn – Trần Văn Bình, “danh từ Design có gốc La- tinh là Disegno, có từ thời Phục Hưng, có nghĩa là phác thảo, thuật vẽ (drawing), thiết kế, bản vẽ, là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sáng tạo”. Trong cuốn Cơ sở phương pháp luận design của tác giả Lê Huy Văn thì khái niệm “hình dáng” được hiểu là “Hình dáng không theo đuổi chức năng, hình dáng là kết quả cảm thụ của nhà tạo dáng khi bắt gặp và phát hiện được nhu cầu và mơ ước thẩm mỹ về sử dụng của người tiêu dùng”. Tạo dáng sản phẩm thủ công khác với tạo dáng sản phẩm công nghiệp.
  12. 10 Trang trí Theo từ điển Oxford Dictionary of Art thì nghệ thuật trang trí được nhấn mạnh vào khía cạnh phân loại là: “Nghệ thuật trang trí: thường được sử dụng nhiều hơn hoặc ít hơn đồng nghĩa với nghệ thuật ứng dụng nhưng cũng có thể chấp nhận đối tượng được thực hiện hoàn toàn là trang trí, mà không có bất kỳ mục đích thực tế nào”. 1.2.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.2.1. Khung phân tích yếu tố tác động trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội: Gồm mối liên hệ giữa thị hiếu, tài khéo nghệ nhân, kỹ thuật, vật liệu và tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan. Giúp những phân tích về tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan tập trung và có định hướng. 1.2.2.2. Lý thuyết Tiếp biến văn hóa: Giúp phân tích những chuyển biến về tạo dáng, trang trí trên sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 1.2.2.3. Lý thuyết Hình thái học nghệ thuật: Giúp khẳng định sản phẩm mây tre đan là các sản phẩm trang trí ứng dụng có tính nghệ thuật. 1.3. Khái quát nghề mây tre đan ở Việt Nam và Hà Nội 1.3.1. Nghề mây tre đan ở Việt Nam và một số làng nghề nổi tiếng 1.3.1.1. Nghề mây tre đan Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Nghề mây tre đan thủ công truyền thống được nhìn nhận như một di sản văn hóa của người Việt, một trong những loại hình nghệ thuật ứng dụng truyền thống với nguồn nguyên liệu thô sơ, giản dị, mộc mạc gắn bó mật thiết với nhu cầu ăn mặc ở của con người, và cũng đã đạt được những giá trị thẩm mỹ cao nhất của thời điểm đó. Mặc dù đồ mây tre đan được cho là xuất hiện từ thời nguyên thủy, dấu ấn mây tre đan còn được ghi lại trên các cổ vật bằng đá, tuy nhiên vì vật liệu mây
  13. 11 tre gỗ là vật liệu dễ cháy nên những cổ vật còn lại đến ngày nay không có nhiều, chủ yếu là được làm thời gian gần đây. 1.3.1.2. Một số làng nghề nổi tiếng Làng nghề mây tre đan ở nước ta có khoảng hơn 80 làng nghề, trong đó có một số làng nghề nổi tiếng làm ra nhiều sản phẩm đẹp, đạt thẩm mỹ, chất lượng cao, loại hình phong phú. Đặc biệt phải kể đến một số làng nghề mây tre đan nổi tiếng như làng nghề mây tre đan Tăng Tiến (xã Tăng Tiến, Việt Yên, Bắc Giang), làng nghề mây tre đan Thạch Cầu (xã Nam Tiến, Nam Trực, Nam Định), làng nghề mây tre đan Liên Khê (xã Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên), làng nghề mây tre đan Bao La (xã Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) với nhiều sản phẩm được chế tác tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng. 1.3.2. Nghề mây tre đan ở Hà Nội và một số làng nghề tiêu biểu Làng mây tre đan Phú Vinh huyện Chương Mỹ với tuổi đời hơn 400 năm với nhiều sản phẩm đạt đỉnh cao nghệ thuật đan mây, đặc biệt là dòng sản phẩm tranh ảnh. Làng mây tre đan Ninh Sở huyện Thường Tín, làng mây tre đan Đông Phương Yên huyện Chương Mỹ cũng là một làng nghề hàng trăm năm tuổi với nhiều sản phẩm tre đan có giá trị nghệ thuật và xuất khẩu những từ những năm 30 của thế kỷ trước. Làng nghề mây tre đan Phú Túc huyện Phú Xuyên nổi tiếng từ những sản phẩm mây tre đan lưu niệm với các hình con giống. 1.3.3. Khái quát đặc điểm sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX đến 1986 1.3.3.1. Chủng loại và kiểu dáng Người nông dân sản xuất sản phẩm mây tre đan xuất phát từ nhu cầu sử dụng của con người, sản phẩm chủ yếu để phục vụ trước tiên là cuộc sống sinh hoạt thường nhật nên sản phẩm được tạo dáng hình
  14. 12 tròn, vuông, chữ nhật, elip của các sản phẩm gia dụng như lồng bàn, thúng, mủng, dần, sàng, sau này thì chủng loại, kiểu dáng sản phẩm mây tre đan đa dạng hơn, xuất hiện sản phẩm trang trí như khay, đĩa, hộp trang sức. 1.3.3.2. Hình thức trang trí Trang trí trên sản phẩm mây tre đan truyền thống Hà Nội chính là các họa tiết đan được tạo bởi các kỹ thuật đan truyền thống. Sau này các kỹ thuật đan truyền thống được phát triển tạo nên những hình thức trang trí mới trên sản phẩm. Trang trí trên sản phẩm mây tre đan được tạo bởi kỹ thuật đan, sự tương phản màu sắc. Các sản phẩm có tính trang trí cao như khay, đĩa, lẵng với cách thức trang trí bằng kỹ thuật đan nong tạo các họa tiết hình học, kỹ thuật tết các loại hoa. 1.3.3.3. Kỹ thuật truyền thống Sản phẩm mây tre đan Hà Nội đặc sắc ở kỹ thuật đan lát điêu luyện và tinh xảo, đặc biệt các nghệ nhân bằng hình thức cha truyền con nối đã kế thừa được những kiểu đan cơ bản và phát triển dưới những hình thức mới. Các kiểu đan cơ bản trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội gồm các kỹ thuật đan nong, kỹ thuật tết hoa. 1.3.3.4. Phương pháp tạo màu Sản phẩm mây tre đan Hà Nội thường được áp dụng hai phương pháp tạo màu là tạo màu tự nhiên với các kỹ thuật dùng nhiệt là chính như xử lý nhiệt hun, xử lý nhiệt than. Phương pháp tạo màu nhân tạo với kỹ thuật dùng sơn phủ bề mặt. Mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm và nhược điểm. Tuy nhiên, phương pháp tạo màu tự nhiên vẫn được ưa chuộng bởi tính thân thiện với môi trường. 1.3.3.5. Một số đặc điểm phương pháp tạo dáng, trang trí sản phẩm MTĐ
  15. 13 Ý tưởng trong sáng tạo sản phẩm mây tre đan có thể xuất phát từ hình mẫu tự nhiên, khối hình học hoặc sản phẩm cổ truyền. Bố cục một cách hợp lý trên sản phẩm sẽ làm tôn lên vẻ đẹp của vật liệu mây tre đan và các chi tiết trang trí điểm nhấn. Bên cạnh đó là thủ pháp tương phản, các yếu tố hiệu quả kinh tế, tiện lợi sản xuất, thân thiện môi trường. Sự tương phản phổ biến nhất là dùng màu sắc và chất liệu. Hiệu ứng tương phản mang lại muôn màu muôn vẻ cho mẫu thiết kế sản phẩm mây tre đan. Một số loại tương phản phổ biến là: rỗng và đặc, cứng và mềm, cong và thẳng, rộng và hẹp, trơn nhẵn và xù xì. Tiểu kết Chương 1 của luận án tổng kết về các nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tạo dáng sản phẩm mây tre đan ở các góc độ khác nhau. Một số công trình nước ngoài về tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan nhưng chủ yếu là hình ảnh chứ không có những phân tích trên phương diện lý luận của mỹ thuật ứng dụng. Một số nhóm công trình nghiên cứu khác thì tiếp cận sản phẩm mây tre đan dưới góc độ kinh tế, văn hóa và xã hội. Chương 1 cũng đưa ra cơ sở lý thuyết để giúp tác giả luận án định hướng tốt hơn trong thực hiện nội dung. Chương 2 HÌNH THỨC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG, TRANG TRÍ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1986-2019 2.1. Kỹ thuật và vật liệu trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 2.1.1. Kỹ thuật Trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan, kỹ thuật đan là yếu tố quan trọng nhất quyết định mẫu mã sản phẩm mây tre đan cùng với tính chất vật liệu. Các họa tiết đan vô cùng phong phú và đa dạng
  16. 14 nhưng chủ yếu là sáng tạo của các nghệ nhân trên cơ sở những kiểu cơ bản. Bên cạnh đó, việc thay đổi trật tự các nan, chiều hướng các nan, kích thước các nan đan cũng tạo ra nhiều biến thể kiểu đan khác nhau. 2.1.2. Vật liệu Vật liệu là yếu tố cốt lõi tạo nên vẻ đẹp của sản phẩm mây tre đan. Qua thời gian, sản phẩm mây tre đan được cải tiến mẫu mã với những hình thức mới về kiểu dáng và trang trí. Một trong những yếu tố mới là sự kết hợp vật liệu. Sản phẩm mây tre đan Hà Nội có sự kết hợp vật liệu để tăng tính trang trí. Sự kết hợp vật liệu mây tre với gốm sứ, sơn mài đem đến những hiệu quả thẩm mỹ đẹp mắt và độc đáo. 2.2. Hình thức tạo dáng của sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 2.2.1. Tạo dáng sản phẩm khối hình học Các sản phẩm mây tre đan được tạo dáng theo các khối hình học gồm các dạng khối cầu, khối hình hộp chữ nhật. Các kiểu khối hình học được sử dụng trong tạo dáng sản phẩm hộp, túi xách và thường có dạng khối đóng để bảo vệ vật phẩm bên trong hoặc các dạng khối mở như khay, đĩa. Các sản phẩm thường được tạo dáng các kiểu khối hình học cơ bản như hộp, túi xách, làn và thường có dạng khối đóng để bảo vệ vật phẩm bên trong. Các sản phẩm đựng khác như đĩa, giỏ, lẵng hay sản phẩm trang trí như bình, lọ, đèn thì tạo dáng khối mở, không gian tràn vào nhiều hơn vừa có công dụng chứa đựng, vừa mang tính trang trí cho vật mà nó chứa đựng, ví dụ như đĩa đựng hoa quả, giỏ, lẵng hoa. 2.2.2. Tạo dáng sản phẩm khối đặc biệt Ngoài hình khối cơ bản, sản phẩm mây tre đan còn được tạo dáng theo các khối đặc biệt, khối biến thể, biến hình, biến dạng được gọi theo tên riêng như bình, lọ, lẵng, đĩa. Hình khối đặc biệt là hình khối
  17. 15 kết hợp của các hình khối cơ bản hoặc hình khối dạng biến thể, biến dạng với những tạo hình đặc biệt, một số sản phẩm mây tre đan cổ truyền dân tộc với những tên gọi đặc biệt như bồ, thúng, sàng, mẹt hoặc các hình dáng đặc biệt có khi được gọi tên riêng như bình, lọ, chai hay các hình khối mô phỏng sự vật tự nhiên. 2.3. Hình thức trang trí trên sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 2.3.1. Đường nét và mảng Với các sản phẩm mây tre đan Hà Nội, yếu tố đường nét vừa ở tạo dáng vừa ở trang trí. Một sản phẩm mây tre đan hoàn thiện là sản phẩm đạt được sự hài hòa đường nét tạo dáng và đường nét trang trí, tuy nhiên dù là đường nét tạo dáng hay trang trí thì với sản phẩm mây tre đan, kỹ thuật đan là nền tảng để phát triển. Một sản phẩm mây tre đan hoàn thiện là sản phẩm đạt được sự hài hòa đường nét tạo dáng và đường nét trang trí. Trên một sản phẩm đan, cái đẹp đạt được bởi sự hòa quyện giữa việc vận dụng kỹ thuật đan phù hợp để tạo dáng, trang trí, tùy vào tạo dáng mà sản phẩm được phối kết hợp những kỹ thuật đan khác nhau hay chỉ sử dụng một kiểu đan cũng như dựa vào kiểu đan mà lựa chọn tạo dáng phù hợp cho sản phẩm. 2.3.2. Bố cục và màu sắc Bố cục trong trang trí sản phẩm mây tre đan là cách thức sắp xếp bố trí các mảng diện, họa tiết trên sản phẩm. Có khi họa tiết đan được chạy dọc, chạy ngang hoặc lặp lại trên toàn bộ sản phẩm, đôi khi có thể thay đổi ở từng vị trí trên sản phẩm để tạo điểm nhấn, các phương pháp thay đổi khoảng cách nan, chiều hướng nan, kết hợp nhiều kiểu đan trên một sản phẩm để trang trí. Màu sắc của sản phẩm mây tre đan Hà Nội chủ yếu là màu tự nhiên của vật liệu. 2.3.3. Đề tài và họa tiết trang trí
  18. 16 Đề tài trên sản phẩm mây tre đan truyền thống có các dạng như chân dung, phong cảnh, hoa văn truyền thống. Họa tiết trang trí trên sản phẩm mây tre đan có thể là các họa tiết hình học, họa tiết hoa văn hoặc họa tiết từ các loại đường nét. Từ các mẫu hoa văn đan cơ bản như hình vuông, hình thoi, hình lục giác (mắt cáo), kỷ hà, sóng nước, đến các họa tiết trang trí hoa văn bốn cánh, sáu cánh, tám cánh, hình xương cá, hình người, hoa lá và cảnh vật cách điệu. Tiểu kết Chương 2 phân tích nghệ thuật tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội thông qua những sản phẩm tiêu biểu giai đoạn 1986- 2019 với hai phần chính là tạo dáng và trang trí để thấy bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến về tạo dáng và trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội dưới những tác động của bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội. Chương 3 SỰ CHUYỂN BIẾN, ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO DÁNG, TRANG TRÍ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN HÀ NỘI 1986-2019 VÀ BÀN LUẬN 3.1. Sự chuyển biến trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn 1986-2019 3.1.1. Chuyển biến trong tạo dáng sản phẩm Thời kỳ sau đổi mới, mẫu mã sản phẩm mây tre đan xuất khẩu được cải tiến hơn, tuy nhiên chưa nhiều. Tạo dáng sản phẩm mây tre đan Hà Nội giai đoạn sau 1986 bước đầu có sự cải tiến, ngoài trang trí bề mặt thì những đường nét tạo dáng của sản phẩm cũng được đầu tư phát triển ý tưởng, tạo nên những hình khối biến thể phong phú. Đường nét tạo dáng sản phẩm mây tre đan được sáng tạo dựa trên sự biến đổi hình nan cũng như độ dày, cách sắp xếp, đan cài nan, chủ yếu
  19. 17 được tạo nên bởi quá trình tìm tòi, thể nghiệm không ngừng của các nghệ nhân. 3.2.2. Chuyển biến trong trang trí sản phẩm Giai đoạn sau đổi mới 1986, trước sự chuyển biến của cơ chế thị trường, nghề mây tre đan bắt đầu có sự khởi sắc, bắt đầu xuất hiện các cuộc thi tay nghề thủ công mỹ nghệ qui mô nhỏ cho nghệ nhân các làng nghề, sản phẩm đã bước đầu có thể tham gia vào giao thương, mây tre đan mỹ nghệ bắt đầu phát triển hơn về mẫu mã, kiểu dáng và hoa văn được phát triển theo hướng truyền thống. Dựa trên kho tàng kiểu đan của các thế hệ trước để lại, nghệ nhân thế hệ sau kế thừa và phát triển trên những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sản xuất, sử dụng của thời đại mới. 3.2.3. So sánh tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội với một số khu vực khác Sản phẩm mây tre đan Hà Nội so sánh với các tỉnh khác có điểm khác biệt về chủng loại với sản phẩm bình phong, hoành phi, tranh ảnh với kỹ thuật đan đặc tả họa tiết cổ, chân dung, phong cảnh. Các sản phẩm tiêu dùng thì có sự tương đồng về mẫu mã với các tỉnh khác tuy nhiên trang trí lại có nét đặc sắc riêng như các kiểu tết hoa văn phong phú hội tụ trên một sản phẩm. Nét đặc sắc là có một số kiểu đan chỉ thấy trên sản phẩm Hà Nội như kiểu đan đen trắng hay phối kết hợp nhiều kiểu tết hoa văn. 3.2. Một số đặc điểm trong tạo dáng, trang trí sản phẩm mây tre đan Hà Nội 3.2.1. Đặc điểm chủng loại và tạo dáng Trên cơ sở khảo sát sản phẩm mây tre đan của Hà Nội tiêu biểu theo dòng thời gian thì tác giả luận án nhận thấy sản phẩm mây tre đan ở Hà Nội có một dòng sản phẩm hoàn toàn không thấy ở các địa
  20. 18 phương khác là sản phẩm tranh ảnh mây đan với các chủ đề chân dung, phong cảnh. Đây là sản phẩm đặc sắc của làng mây tre đan Phú Vinh mà chỉ những nghệ nhân vững nghề mới có thể đan được. 3.2.2. Đặc điểm kỹ thuật thể hiện Nền tảng để phát triển sáng tạo trang trí sản phẩm mây tre đan chính là kỹ thuật đan. Nhìn chung, các kỹ thuật đan mây tre của Hà Nội có nhiều điểm tương đồng với các khu vực khác. Theo các nghệ nhân cao tuổi của Hà Nội cho biết thì trong quá khứ, nghề đan mây tre của Hà Nội đã được các thế hệ nghệ nhân của làng nghề đi truyền bá cho các địa phương khác. Một số kỹ thuật đan phổ thông như đan nong mốt, nong đôi nong ba, tạo các dạng hoa văn đơn giản có thể thấy trên sản phẩm của nhiều địa phương. Tuy nhiên một số nét đặc trưng của làng nghề Hà Nội không thể trộn lẫn trong nghệ thuật đan lát ấy phải kể đến một số kỹ thuật như đan tranh ảnh (đen, trắng), tết hoa, thay đổi kích thước nan, cài thêm nan. 3.2.3. Đặc điểm phương pháp thể hiện Nội dung luận án phân tích phương pháp sáng tạo sản phẩm mây tre đan theo hai hướng truyền thống và hiện đại trên cơ sở những yếu tố được xác định như dòng sản phẩm, kỹ thuật và hình thức sản phẩm. Ngày nay, ở các làng nghề có sự chuyên biệt hóa trong sáng tạo sản phẩm, một số nghệ nhân có những cách thức thể hiện riêng và nhất quán trong cả cuộc đời làm nghề. Dù phương pháp truyền thống hay cách tân thì khi nhắc đến tên nghệ nhân hay nhìn sản phẩm của họ là có thể đoán biết được tác giả. Theo dòng chảy của thời gian, một số nghệ nhân vẫn giữ cách thức thể hiện truyền thống trong sáng tạo sản phẩm, bên cạnh đó một số nghệ nhân đã tiếp tục bổ sung kiến thức về thiết kế và có nhiều tính mới mẻ và sáng tạo so với những sản phẩm truyền thống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2