intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững thảm thực vật trên núi đá vôi ở khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Trần Văn Ha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu là xác định được những đặc trưng cơ bản của thảm thực vật trên núi đá vôi ở khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất phương hướng sử dụng bảo vệ hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững thảm thực vật trên núi đá vôi ở khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG VĂN HẢI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VÀ ĐỀ XUẤT   BIỆN PHÁP  BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG  THẢM THỰC VẬT TRÊN NÚI ĐÁ VÔI Ở KHU VỰC  THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH  Ngành: Sinh thái học Mã số: 9420120 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
  2.        THÁI NGUYÊN­ 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học:   1. PGS.TS Nguyễn Thế Hưng 2. PGS.TS Lê Ngọc Công Phản biện 1:......................................................... Phản biện 2:......................................................... Phản biện 3:......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp ......  họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ­ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi...... giờ...... ngày....... tháng........ năm 20...
  3. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc gia; ­ Trung tâm Học liệu ­ Đại học Thái Nguyên; ­ Thư viện Trường Đại học Sư phạm. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐàCÔNG BỐ  CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoàng Văn Hải, Nguyễn Thế Hưng, Lê Ngọc Công (2016 ),  “Đa dạng thảm thực vật và hệ  thực vật vịnh Bái Tử  Long”,  Tạp   chí   Khoa   học   và   Công   nghệ,  Trường   Đại   học   Thái  Nguyên, số 4 năm 2016, tr.89­94. 2. Hoàng Văn Hải, Nguyễn Thế  Hưng, Lê Ngọc Công, Đỗ  Thị Hà (2017), “Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật trên núi đá  vôi Cẩm Phả, Quảng Ninh”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát   triển nông thôn, số 306+307 năm 2017, tr.210­216. 3. Hoàng Văn Hải, Nguyễn Thế Hưng, Đỗ Thị Hà (2017), “Đặc  điểm tái sinh của các loài cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá   vôi  ở thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), Tạp chí Khoa học và   Công nghệ, Đai học Thái Nguyên, số 161 năm 2017, tr.133­1138. 4. Hoàng   Văn   Hải,   Bùi   Mạnh   Hưng   (2017),  “Dự   báo   sinh  trưởng của cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi tại Cẩm   Phả,   Quảng   Ninh”,   Tạp   chí   Khoa   học   và   Công   nghệ   Lâm   nghiệp, số 4 năm 2017, tr.54­63.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thành phố Cẩm Phả có vịnh Bái Tử Long (vùng đệm của vịnh   Hạ  Long) là một trong những khu du lịch của tỉnh Quảng Ninh,   hiện nay thảm thực vật núi đá vôi đang bị suy giảm cả về diện tích   và chất lượng do các nguyên nhân như  khai thác tài nguyên thực   vật làm gỗ củi, khai thác đá vôi cho công nghiệp sản xuất vật liệu  xây dựng và việc lấn biển, mở rộng quỹ đất dân sinh...  Để  góp phần nâng cao  hiệu  quả    quản lý, bảo tồn và phát  triển bền vững thảm thực vật trên núi đá vôi  ở  thành phố  Cẩm   Phả, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu một   số  đặc trưng cơ bản và đề  xuất biện pháp bảo tồn, phát triển   bền vững  thảm thực vật trên núi đá vôi  ở  khu vực thành phố   Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” 2. Mục đích nghiên cứu Xác định được những đặc trưng cơ  bản của thảm thực vật  trên núi đá vôi  ở  khu vực thành phố  Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.   Đề  xuất phương hướng sử  dụng bảo vệ hợp lý, đáp ứng nhu cầu  phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.  3. Ý nghĩa của luận án Lượng hóa đặc điểm cấu trúc và khả  năng sinh trưởng của   cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh  Quảng Ninh, kết quả nghiên cứu là cơ sở định hướng các giải pháp  bảo tồn phát triển bền vững thảm thực vật trên núi đá vôi thành  phố Cẩm Phả. 4. Đóng góp mới của luận án ­ Về  mặt lí luận: Cung cấp dẫn liệu khoa học về thành phần   loài, đặc điểm cấu trúc, yếu tố  địa lí, khả  năng sinh trưởng, khả  năng tái sinh của cây gỗ và sự phân bố của hệ thực vật trên núi đá   vôi ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. ­ Về  mặt thực tiễn:  Đóng góp các giải pháp bảo tồn, phát  triển bền vững thảm thực vật trên núi đá vôi ở khu vực thành phố  Cẩm Phả nói riêng và khu vực tỉnh Quảng Ninh nói chung. Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên núi đá vôi
  5. 2 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, núi đá vôi chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất   liền. Núi đá vôi có vai trò quan trọng đối với con người, 1/4 dân số  thế  giới sống phụ  thuộc vào nguồn nước ngầm có nguồn gốc đá   vôi. Nhiều cảnh quan núi đá vôi trên thế  giới và trong nước được  công nhận là thắng cảnh hay di sản thế giới như: Vườn quốc gia   Port Campbel (Úc), quần thể hang động thờ Phật tại Pak Ou (Lào),  Quế Lâm tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Thạch Lâm tỉnh Vân Nam   (Trung Quốc)…hòn Phụ  Tử  (Kiên Giang), Vịnh Hạ  Long (Quảng   Ninh), Non Nước (Đà Nẵng), Phong Nha (Quảng Bình), hòn Vọng   Phu (Lạng Sơn), động người xưa ở Cúc Phương (Ninh Bình). Trên cơ sở tham khảo 24 công trình nghiên cứu của các tác giả  nước ngoài, luận án đã tổng quan các kết quả  nghiên cứu trên thế  giới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài: (1) Xác định tên   loài thực vật trên núi đá vôi; (2) Phân chia kiểu thảm  thực vật trên  núi đá vôi; (3) Xác định cấu trúc thảm thực vật trên núi đá vôi; (4)   Đánh giá khả năng tái sinh của cây gỗ trong thảm thực vật trên núi  đá vôi. Nhìn chung, các tác giả  trên thế giới mới chỉ  tập trung vào  định tên loài và xác đinh kiểu thảm thực vật trên núi đá vôi, chưa có  công trình nghiên cứu về cấu trúc chiều cao và đường kính của cây  gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi. 1.1.2. Những nghiên cứu về  thảm thực vật trên núi đá vôi  ở  trong   nước Ở Việt Nam, phần lớn núi đá vôi và rừng núi đá vôi tập trung  chủ yếu ở các tỉnh khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ  với tổng   số  1.152.200 ha, di ện tích núi đá vôi chỉ  chiếm 3,5%   diện tích tự  nhiên của cả  nước và được phân bố   ở  các vùng sau:   Tây Bắc 229.100 ha; Đông Bắc 638.900 ha; Đồng bằng Bắc Bộ  19.200 ha; Bắc Trung Bộ 246.800 ha; Duyên hải Trung Bộ  3.800  ha; Tây Nguyên 8.400 ha; Đông Nam Bộ 600 ha; Đồng bằng sông  Cửu Long 300 ha. Trên cơ  sử  tham khảo các kết quả  nghiên cứu của 15 tác giả  trong nước, luận án đã  tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan   đến đề tài: (1) Xác định thành phần loài thực vật trên núi đá vôi; (2)  Xác định kiểu thảm thực vật; (3) Xác định tổ  thành loài thực vật  trên núi đá vôi; (4) Xác định cấu trúc D1.3   và Hvn; (5) Đánh giá khả 
  6. 3 năng tái sinh của cây gỗ. Hầu hết các tác giả ở trong nước mới chỉ  nghiên cứu các thảm thực vật trên núi đá vôi  ở  trên đất liền. Một  số tác giả cũng đã công bố công trình nghiên cứu về  thảm thực vật   trên núi đá vôi ở trên biển, tuy nhiên cũng mới chỉ dừng lại  ở việc  xác định thành phần loài thực vật mà chưa có công trình nghiên cứu  sâu về cấu trúc thảm thực vật. 1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên núi đá vôi ở   tỉnh  Quảng Ninh Có rất ít tác giả  nghiên cứu về  thảm thực vật trên núi đá vôi   tỉnh Quảng Ninh. Trong số đó có công trình nghiên cứu của tác giả  Nguyễn Tiến Hiệp (2005) là tiêu biểu nhất, được báo cáo trong  “Kỷ yếu hội thảo đa dạng sinh học khu di sản thiên nhiên thế giới  vịnh Hạ  Long”. Ông đã phân chia thảm thực vật trên núi đá vôi  ở  khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử  Long như sau: Thảm thực vật bờ   cát ven đảo; Thảm thực vật  ở  thung lũng; Thảm thực vật trên các   sườn núi; Thực vật vách đá; Thảm thực vật mọc  ở  khe đá và cửa   hang; Thảm thực vật trên đỉnh núi Trên thế giới núi đá vôi chủ yếu tập trung ở Châu Á. Vì vậy,   các nghiên cứu về thảm thực vật trên núi đá vôi còn ít. Chỉ  có một  số tác giả Nhật Bản và Trung Quốc công bố công trình nghiên cứu   về thảm thực vật trên núi đá vôi. Tuy nhiên, các công trình của các  tác giả  trên cũng chỉ  dừng lại  ở  việc định tên loài thực vật. Chưa   có công trình nghiên cứu về cấu trúc thảm thực vật trên núi đá vôi.   Ở  Việt Nam cũng có một số tác giả nghiên cứu về  thảm thực vật  trên  núi   đá   vôi,   như   công  trình  nghiên  cứu  của   tác   giả   Nguyễn  Nghĩa Thìn (Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật thuộc hệ sinh thái   khô hạn trên núi đá vôi Việt Nam), tác giả  Trần Hữu Viên 2004  (Cơ  sở  khoa học xây dựng các giải pháp quản lí bền vững rừng   trên núi đá vôi  ở  Việt Nam), tác giả  Lê Trần Trấn 2003 (Điều tra   nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học của khu rừng trên núi   đá vôi ở Thanh Sơn­ Hà Nam). Các  công trình nghiên cứu trên mới  chỉ tập trung đánh giá về tổ thành loài, kiểu thảm, thành phần dạng   sống, yếu tố   địa lí. Chưa có công trình nghiên cứu về  cấu trúc  đường kính, chiều cao và khả  năng sinh trưởng của cây gỗ  trong   thảm thực vật trên núi đá vôi để  làm cơ  sở  dẫn liệu cho việc đề  xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững. Do vậy,  luận   án sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:
  7. 4 ­   Nghiên  cứu  về   cấu  trúc  thảm   thực   vật   theo  đường   kính,   chiều cao, tương quan giữa đường kính và chiều cao của cây gỗ  trong thảm thực vật tại các  vị trí địa hình khác nhau. ­ Đánh giá khả  năng tái sinh tự  nhiên của cây gỗ  trong thảm   thực vật núi đá vôi khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. ­ Nghiên cứu khả  năng sinh trưởng của cây gỗ  trong thảm   thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ­ Đánh giá tổng hợp về  giá trị, tình hình quản lý sử  dụng và   xác định định các nguy cơ  gây thoái hóa thảm thực vật trên núi đá  vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. ­ Đề  xuất các biện pháp quản lý, bảo tồn, sử  dụng và phát  triển bền vững thảm thực vật núi đá vôi khu vực thành phố  Cẩm  Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,  NỘI DUNG  VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thảm thực vật tự nhiên trên núi đá vôi thuộc địa bàn thành phố  Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 2.2.  Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng của thảm thực vật trên núi đá vôi   thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ­  Nghiên cứu về tính đa dạng trong các thảm thực vật trên núi   đá vôi: Nghiên cứu đa dạng thảm thực vật dựa trên yếu tố địa hình  và sự xuất hiện của các loài thực vật tham gia ngập mặn; Đa dạng  về hình thái, cấu trúc của các thảm thực vật; Đa dạng về các taxon   và các yếu tố địa lý về giá trị sử dụng tài nguyên thực vật; Xác định   loài đặc hữu và quý hiếm; Đa dạng về thành phần kiểu dạng sống  (life form). ­ Trên cơ sở  hiện trạng của thảm thực vật trên núi đá vôi, từ  đó xác định: Những đặc trưng cơ  bản của  thảm thực vật trên núi  đá vôi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; Nghiên cứu khả năng  sinh trưởng của cây gỗ  trong thảm thực vật trên núi đá vôi thành  phố  Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; Đánh giá tổng hợp về giá trị của   thảm thực vật và tình hình quản lí sử dụng tài nguyên thực vật trên  núi đá vôi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
  8. 5 2.2.2. Nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật trên núi đá vôi thông   qua   kết   cấu   về   một   số   chỉ   tiêu   về   mật   độ   và   chỉ   tiêu   sinh   trưởng (N­D, N­H, H­D) 2.2.3.   Đánh   giá  khả   năng  tái   sinh  tự   nhiên   của  cây   gỗ   trong   thảm thực vật núi đá vôi khu vực thành phố  Cẩm Phả, tỉnh   Quảng Ninh 2.2.4. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây gỗ  trong thảm   thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 2.2.5. Đánh giá tổng hợp về giá trị, tình hình quản lý sử dụng và   xác định các nguy cơ gây thoái hóa thảm thực vật trên núi đá vôi   thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh 2.2.6. Đề  xuất các biện pháp quản lý, bảo tồn, sử dụng và phát   triển thảm thực vật núi đá vôi khu vực thành phố  Cẩm Phả,   tỉnh Quảng Ninh 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp kế thừa Kế  thừa các kết quả  nghiên cứu về  thành phần loài, đa dang  sinh học và kiểu thảm thực vật của các tác giả  trước đó có liên   quan đến thảm thực vật trên núi đá vôi khu vực thành phố  Cầm  Phả, tỉnh Quảng Ninh. 2.3.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn, phương pháp điều tra theo   tuyến ­ Phương pháp điều tra theo tuyến: Được áp dụng với thảm  thực  vật  ở  sườn vách núi. Tùy thuộc vào địa hình của núi, chúng  tôi thiết kế các tuyến với cự li tuyến 50­100 m, với bề rộng tuyến   là 5 m. Trên các tuyến tiến hành điều tra, lấy mẫu và đo đạc số  liệu tại 18 tuyến điều tra ngẫu nhiên trên các sườn vách núi đá vôi   trên biển và đất liền thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. ­ Phương pháp ô tiêu chuẩn: Được áp dụng với thảm thực vật   chân núi và thung lũng núi đá vôi. Ô tiêu chuẩn có diện tích 2500 m 2  (50 mx50 m), thiết lập được 50 ô tiêu chuẩn, chia đều cho 2 kiểu  địa hình ở  chân núi và thung lũng, mỗi kiểu 25 OTC. Tại các OTC   tiến hành điều tra, đo đạc, ghi chép số liệu và lấy mẫu thực vật. 
  9. 6 Mẫu vật được thu thập, bảo quản và xử  lí theo phương pháp   của Mary Susan Taylor (1990), The Herb Society of America (2005)  và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) 2.3.3. Phương pháp phân loại và xác độ che phủ của thảm thực   vật  ­ Phân chia kiểu thảm thực vật dựa trên yếu tố địa hình và sự  xuất hiện của các loài thực vật tham gia ngập mặn. ­ Độ che phủ được xác định bằng độ phủ của thân và của cả vòm   tán. ­ Vẽ cấu trúc thảm thực vật bằng phân mềm Autocad 2007. 2.3.4.Xác định thành phần loài và thành phần kiểu dạng sống   (life form) thực vật ­   Định loại loài bằng phương pháp hình thái so sánh; Danh   pháp và sắp xếp các taxon được xử  lí theo Danh lục các loài thực  vật Việt Nam. Tên loài cây được xác định theo Phạm Hoàng Hộ  (1999­2000),   Trần   Đình   Lý   (1995),   Nguyễn   Nghĩa   Thìn   (1997),  Nguyễn Tiến Bân (2003, 2005,1997). ­ Các loài thực vật quý hiếm được xác định theo Sách Đỏ Việt   Nam (2007)­ phần thực vật, Danh lục đỏ của IUCN; Nghị  định số  32/2006­CP của Chính phủ  về  quản lí thực vật,  động vật rừng   nguy cấp, quý hiếm; Thông tư  số  40/2013/TT­BNNPTNT; Thông  tư  ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy  định trong các phụ lục của công ước về  buôn bán quốc tế các loài   động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). ­ Yếu tố địa lí thực vật được xác định theo Lê Trần Chấn (1999).  ­ Các kiểu dạng sống thực vật (life form) được phân chia theo   thang phân chia dạng sống của Raunkiaer (1934). 2.3.5.Phương pháp tính chỉ số Sorenssen Chỉ số Sorensen (SI)  Trong đó, c là số lượng loài xuất hiện ở cả hai khu vực a và b,   a là số loài ở khu vực a, b là số loài ở khu vực b. 2.3.6.Phương pháp xác định cấu trúc tổ thành ­ Thảm thực vật trong các thung lũng: Tổ thành theo trị số IVI i  % (Importance Value Index) được tính theo công thức (theo Phạm   Xuân Hoàn (2003): IVIi % 
  10. 7 Trong đó:  IVIi  là chỉ  số  mức độ  quan trọng (tỷ  lệ  tổ  thành)   của loài thức i. Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i Trong đó:  Ai %   (Ni là số cá thể của loài thứ i, s  là số loài trong quần hợp) D i  %     (Gi  là tiết diện thân của loài  thứ i, s là số loài trong quần hợp).  Trong đó G i được tính theo công  thức: Gi (cm2) (D1.3 là đường kính 1,3m của cây thứ i). ­ Thảm thực vật  ở  chân núi và sườn núi: Tổ  thành được tính  theo công thức (theo Trần Hữu Viên) [94]: Trong đó: Ci là IVI%,  Ni số  cá thể  của loài thứ  i, s là số  loài   trong thảm thực vật. Kết luận: Những loài nào có trị số Ci% ≥ 5 thì  loài đó tham gia vào công thức tổ thành. 2.3.7. Phương pháp mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính,   chiều cao của cây Số liệu được phân tích bằng phần mềm của tác giả Bùi Mạnh  Hưng (2005): Để  đánh giá sự  phù hợp giữa phân bố  lý thuyết với phân bố  m 2 2 ft fll thực nghiệm dựa vào tiêu chuẩn  2 1 fll Trong đó:  ft là tần số thực nghiệm fll là tần số lý thuyết m là số tổ Nếu tổ  nào có tần số  lý thuyết nhỏ  hơn 5 thì ghép với tổ  trên  hoặc tổ dưới để sao cho fll> 5. Nếu  2 2 05  tra bảng với bậc tự do k   = m­r­1(m là số tổ sau khi gộp, r là số tham số của phân bố lý thuyết)   thì phân bố lý thuyết phù hợp với phân bố thực nghiệm (H 0+). Ngược  lại nếu  2 2 05  tra bảng với bậc tự do k thì giả thuyết H 0 bị bác bỏ  (H0­). 2.3.8. Phương pháp mô phỏng quy luật tương quan giữa chiều   cao và đường kính (Hvn/D1.3)
  11. 8 Mô phỏng tương quan giữa chiều cao và đường kính nhờ phần   mềm của tác giả Bùi Mạnh Hưng (2005). 2.3.9. Phương pháp đánh giá khả  năng sinh trưởng của cây gỗ   trong thảm thực vật núi đá vôi Để  đưa ra đánh giá về  khả  năng sinh trưởng của các loài cây   gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả, tác giả  sử  dụng phương pháp mô phỏng bằng các biểu thức toán học để  biểu diễn sự sinh trưởng thông qua 2 chỉ tiêu là sinh trưởng đường  kính (D1.3), chiều cao (Hvn). Nghiên   cứu   đã   tiến   hành   thử   nghiệm   3   hàm   phổ   biến   là  Gompertz, hàm Johnson­Schumacher và hàm Verhults để mô phỏng   sinh trưởng của các loài cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi   thành phố Cẩm Phả  2.3.10. Phương pháp nghiên cứu khả  năng tái sinh của cây gỗ   trong thảm thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ­ Điều tra cây tái sinh: + Trong mỗi ô tiêu chuẩn, lập 5 ô dạng bản: 4 ô ở 4 góc và 1 ô   ở  giữa ô tiêu chuẩn. Diện tích mỗi ODB là 25 m 2  (5 m x 5 m).  Trong các ô dạng bản tiến hành thống kê và ghi chép số  liệu vào  phiếu điều tra: chiều cao cây tái sinh, phẩm chất cây tái sinh, mẫu   cây, nguồn gốc cây tái sinh. + Trên các tuyến điều tra (chiều rộng tuyến 5 m), lập các phân   đoạn tương  ứng với ô dạng bản có kích thước 5x5 m, mỗi tuyến   điều tra lập 5 phân đoạn, khoảng cách các phân đoạn tùy thuộc vào  cự li tuyến và địa hình núi đá. ­ Tổ thành cây tái sinh được tính theo công thức (theo Trần Hữu  Viên): Trong đó: Ni  số  cá thể  của loài thứ  i, s là số  loài trong quần   hợp. ­ Xác định mật độ cây tái sinh: N/ha =  * 10.000 Trong đó: S là diện tích ô dạng bản (ODB) điều tra tái sinh   (m2), n là số lượng cây tái sinh điều tra trong các ODB. 
  12. 9 ­ Xác định độ  che phủ  của tầng thảm tươi:  Vận dụng bảng  đánh giá của Druze. ­ Xác định phẩm chất cây gỗ  tái sinh: Phẩm chất cây tái sinh   được xác định theo 3 cấp: Tốt (cây có thân thẳng, không cụt ngọn,  không sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt),   Xấu  (gồm những  cây cong queo, cụt ngọn, bị  sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển   kém) và Trung bình (là những cây gỗ còn lại). Tỉ lệ phẩm chất cây gỗ tái sinh được xác định theo công thức: Ni (%) = n/N x100 Trong đó, Ni (%): Tỷ  lệ  phần trăm cây có phẩm chất i (tốt,   trung bình và xấu), ni là tổng số cây có phẩm chất i (tốt, trung bình  và xấu), N là tổng số cây gỗ tái sinh.  ­ Tiến hành phân cấp chiều cao cây gỗ tái sinh: Vì cây gỗ trên  núi đá vôi sinh trưởng chậm nên chúng tôi nghiên cứu chiều cao  của cây tái sinh theo 4 cấp ( Cấp I: 150 cm). ­ Nghiên cứu hình thái phân bố cây gỗ tái sinh trên bề mặt đất thông  qua xác định khoảng cách từ một cây tái sinh chọn ngẫu nhiên đến cây 6  gần nhất. Sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans. ­ Phương pháp nghiên cứu nguồn gốc cây tái sinh: Cây tái sinh   chồi: là cây tái sinh từ thân hoặc rễ cây mẹ. Cây tái sinh hạt: mọc từ  hạt của cây mẹ. Nguồn gốc cây tái sinh được xác định theo công thức:  N%   x100 Trong đó, N% là tỉ lệ phần trăm số cây có nguồn gốc hạt hoặc  chồi; Ni số cây có nguồn gốc hạt hoặc chồi; N là tổng số  cây tái  sinh. ­ Tìm hiểu một số nhân tố  tác động đến khả  năng tái sinh tự  nhiên của cây gỗ  trong thảm thực vật núi đá vôi:  ảnh hưởng của   tầng thảm tươi, ảnh hưởng của yếu tố địa hình. 2.3.11. Phương pháp đánh giá tổng hợp giá trị, tình hình quản lí   bảo tồn và xác định các nguy cơ  gây thoái hóa thảm thực vật   trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh 2.3.11.1. Đánh giá tổng hợp giá trị, tình hình quản lí và bảo tồn   thảm thực vật trên núi  đá vôi Để đánh giá tổng hợp giá trị và tình hình quản lí bảo tồn thảm   thực   vật   trên   núi   đá   vôi   thành   phố   Cẩm   Phả,   tác   giả   sử   dụng   phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân.
  13. 10 2.3.11.2. Đánh giá sự thoái hóa thảm thực vật trên núi đá vôi Để đánh giá sự mức độ thoái hóa thảm thực vật chúng tôi vận  dụng phương pháp của Ngô Đình Quế (2011). 2.3.11.3. Phương pháp xác định các nguy cơ  gây thoái hóa thảm   thực vật trên núi đá vôi Để tìm hiểu nguy cơ gây thoái hóa thảm thực vật trên núi đá vôi thành   phố Cẩm Phả, chúng tôi sử dụng kĩ thuật KIP (Key Informant Panel). Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc trưng về cấu trúc không gian của thảm thực vật trên  núi đá vôi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Thảm thực vật trên núi đá vôi ở thành phố Cẩm Phả bao gồm   thảm thực vật  ở  thung lũng, thảm thực vật  ở  chân núi và thảm  thực vật  ở  sườn vách núi đá vôi: (i) Thảm thực vật  ở  chân núi đá   (từ sát mép nước lên đến độ cao 10 m), có sự tham gia của các loài  thực vật tham gia ngập mặn như Tra làm chiếu (Hibiscus tiliaceus),  Tra bồ đề (Thespesia populnea); (ii) Thảm cây bụi ở trên các sườn  vách núi đá (từ độ  cao 10m lên đến 150­200 m), không có sự  tham  gia của các loài thực vật tham gia ngập mặn và (iii) Thảm thực vật   trong các thung lũng núi đá vôi.  Thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố  Cẩm Phả  thường   xuyên chịu tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cộng với   sự tác động của gió bão nên trong thảm thực vật ít bắt gặp các cây  gỗ  cao to mà chỉ  gặp các cây gỗ  có chiều cao trung bình từ  10­15  m, đường kính 10­25 cm. 4.2. Đặc trưng thành phần loài thực vật trên núi đá vôi thành  phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Trên núi đá vôi khu vực thành phố  Cẩm Phả  có hệ  thực vật   khá phong phú, với 608  loài, 370  chi, 118  họ, thuộc 5 ngành thực  vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có  số họ, số chi và số loài cao nhất (109 họ, 354 chi và 577 loài. Tiếp  đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 4 họ, 11 chi và 24 loài,   các ngành còn lại có số chi, số họ và số loài thấp. 4.3. Đặc trưng các dạng sống của thảm thực vật trên núi đá  vôi thành phố Cẩm Phả Sử   dụng   thang   phân   chia     kiểu   dạng   sống   của  Raunkiaer  (1934), cho thấy phổ dạng sống của thảm thực vật núi đá vôi thành 
  14. 11 phố Cẩm Phả như sau: SB = 28Me  + 10Mi + 8Na + 8Ep + 12Lp +   12Hm  + 11Ch + 7Cr + 4Th. Kết quả  thống kê cho thấy, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm tỉ  lệ cao nhất, thấp nhất là cây sống một năm (Th). Trong nhóm cây   chồi trên, cây dây leo (Lp) chiếm tỉ lệ cao nhất.  4.4. Đặc trưng các yếu tố  địa lí của thảm thực vật núi đá vôi  thành phố Cẩm Phả  tỉnh Quảng Ninh Thảm   thực   vật   trên   núi   đá   vôi  thành   phố  Cẩm   Phả   mang  những nét đặc trưng của hệ thực vật nhiệt đới châu Á, có tính chất   pha trộn của nhiều luồng thực vật. So với hệ thực vật Việt Nam   (20 yếu tố địa lí thực vật) thì hệ thực vật núi đá vôi Cẩm  Phả chỉ  thiếu 2 yếu tố  là: yếu tố  đặc hữu Trung Bộ  và yếu tố  đặc hữu  Nam Bộ. Tính đa dạng về  yếu tố  địa lí thực vật của hệ  thực vật   núi đá vôi thành phố Cẩm Phả có vai trò rất quan trong đối với sinh  thái cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo.  4.5. Đặc trưng cấu trúc thảm thực vật trên núi đá vôi thành   phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh 4.5.1. Đặc trưng cấu trúc tổ thành ­ Thảm thực vật ở thung lũng núi đá vôi: Kết quả  nghiên cứu trên các OTC  ở  Hòn Buộm, hòn Vung  Giếng..cho thấy, trong tổng số 25 OTC thì có 42 loài cây gỗ  tham  gia vào công thức tổ thành, trong mỗi OTC các loài cây gỗ   ưu thế  dao động từ 4­8 loài.  Hình 4.3. Phẫu đồ thảm thực vật ở thung lũng núi đá vôi thành  phố Cẩm Phả (năm 2016) Chú thích: Shl­Sung Hạ Long; Trbđ­ Tra bồ đề; Trq­ Trôm quý;   Vđmc­ Vông đỏ mụn cóc; Vg­ Vải guộc; Sa­ Sảng; Sqnh­ Si quả nhỏ;  
  15. 12 Sb­ Sung bầu; Sltr­ Sòi lá tròn; Trli­ Trai lí; Bbnh­ Ba bét nhung;Blnh­   Bời lời nhớt; Ngph­ Ngải phún; Ngml­ Ngoại mộc lá; Sgđ­ Sung gân   đứng; Chth­ Chẹo thức; Mc­ Măng cụt;Thm­ Thừng mức. ­ Thảm thực vật ở chân núi đá vôi: Kết quả cho thấy, trong tổng số 25 OTC điều tra ở hòn Bọ Cắn   Ngoài, hòn Ông Cụ  Con...cho thấy có 49 loài cây tham gia vào công   thức tổ  thành,  trong mỗi OTC các loài cây  ưu thế  dao động từ  4­9   loài.  Hình 4.4. Phẫu đồ thảm thực vật ở chân núi đá vôi thành phố  Cẩm Phả (năm 2016) Chú thích: Blnh­ Bời lời nhớt;Sltr­ Sòi lá tròn;Sa­ Sảng;Mt­ Mạy   tèo; Trbđ­ Tra bồ đề; Trlch­ Tra làm chiếu;R­ Ráng; Vc­ Vọng cách;   St­ Sơn ta;Siqnh­ Si quả nhỏ; Gi­ Giá; Đm­ Đơn mỏng; Thmđ­ Thiên   môn đông; Thh­ Thanh Hương; Đo­ Đỏm; Phđ­ Phèn đen. ­ Thảm thực vật trên sườn vách núi đá: Kết quả tổng hợp từ các tuyến điều tra trên các hòn Cây Mây,   hòn Củ  Cải, hòn Cái Búa... cho thấy trong tổng số 18 tuyến điều   tra thì có 31 loài tham gia vào công thức tổ thành, trong mỗi tuyến  điều tra các loài cây ưu thế dao động từ 3­6 loài. 
  16. 13 Hình 4.5. Phẫu đồ thảm thực vật ở sườn vách núi đá vôi  thành phố Cẩm Phả (năm 2016) Chú thích: Gnb­ Găng nam bộ;Sa­ Sảng; Siqnh­ Si quả  nhỏ; So­   Sộp;Thh­ Thanh Hương; Sltr­ Sòi lá tròn; Trq­ Trôm quý; Sung gân   đứng; Ma­ Mang; Vđmc­  Vông đỏ  mụn cóc; Shl­ Sung hạ  long;   Ngbhl­ Ngũ gia bì hạ long;Qg­ Quýt gai; Bm­ Bông mộc. 4.5.2. Đặc trưng cấu trúc mật độ Kết quả  cho thấy, thảm thực vật  ở  chân núi có mật độ  cao  nhất (8.410 cây/ha), cao hơn 1,6 lần so với thảm thực vật  ở thung   lũng và 20 lần so với thảm thực vật  ở sườn vách  núi. Thảm thực  vật ở sườn và vách  núi có mật độ cây thấp nhất (413 cây/ha). 4.5.3. Cấu trúc N/D1.3 Tác   giả   thử   nghiệm   nắn   phân  bố   N/D1.3  theo  3  phân  bố   lí  thuyết thường gặp là Khoảng  cách, Meyer và Weibull.  Khi thử nghiệm với hàm Weibull thì có 24/25 OTC giả thuyết   H0  được chấp nhận, như  vậy hàm Weibull là hàm   mô phỏng tốt   nhất cấu trúc N/D1.3 cho thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành  phố Cẩm Phả. 4.5.4. Cấu trúc N/Hvn Kết   quả   cho  thấy,   khi   thử   nghiệm   với   hàm   Weibull   thì   có  22/25 OTC giả thuyết H0 được chấp nhận, như vậy hàm Weibull là  hàm mô phỏng tốt nhất cấu trúc N/Hvn  cho thảm thực vật thung  lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả.  4.5.5.   Quy   luật   tương   quan   giữa   chiều   cao   và   đường   kính   (Hvn/D1.3) thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố  Cẩm   Phả tỉnh Quảng Ninh Kết quả  phân tích cho thấy chỉ  có hàm Power là phù hợp để  mô phỏng tương quan Hvn/D1.3 của lâm phần nghiên cứu, với hệ số  R2 cao nhất và dao động từ 0,4­0,958.  4.6. Khả  năng sinh trưởng của các loài cây gỗ  trong thảm thực   vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh 4.6.1. Khả  năng sinh trưởng của cây gỗ  trong thảm thực vật trên   núi đá vôi thành phố Cẩm Phả theo biến đường kính (D1.3)
  17. 14 Từ số liệu đường kính (D1.3) của cây gỗ sau khi các lệnh trong  R được thực hiện, kết quả  phân tích được thể  hiện trong   bảng  4.13. Bảng 4.13. Kết quả ước lượng các tham số của hàm sinh  trưởng cho đường kính (D1.3) Hàm Johnson­ Hàm Hàm Gompertz Hàm Verhulst schumacher Tham số a 3­18 3­18 3­18 Tham số b0 13,521 19,368 12,805 Tham số b1 0,577 35,322 0,683 Tham số b2 0,041 37,572 0,056 R2 0,99507 0,995261 0,994921 AIC ­44,84719 ­45,47957 ­44,36834 Kết quả  cho thấy, hệ  số  tương quan R2  của các hàm là tương  đương   nhau   (0,995),   như   vậy   cả   3   hàm   Gompertz,   Johnson­ schumacher và Verhulst đều mô tả tốt tốc độ sinh trưởng đường kính   của cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả. 4.6.2. Khả  năng sinh trưởng của cây gỗ  trong thảm thực vật trên   núi đá vôi thành phố  Cẩm Phả  tỉnh Quảng Ninh theo biến chiều   cao vút ngọn (Hvn) Hoàn toàn tương tự như  biến đường kính, số  liệu đo đếm từ  các OTC, tuyến điều tra và số liệu kế thừa từ ban quản lí vịnh qua   các năm được sử  dụng để  phân tích tương quan phi tuyến cho các  hàm Gompertz, Schumacher và Verhulst. Kết quả  phân tích được  thể hiện trong bảng sau. Bảng 4.16. Các phương trình tham số mô phỏng theo chiều cao  (Hvn) Hàm  Hàm Johnson­ Hàm  Hàm Gompertz schumacher Verhulst Tham số a 3­18 3­18 3­18 Tham số b0 11,248 17,043 10,483 Tham số b1 0,698 37,017 0,865 Tham số b2 0,045 33,084 0,065 R2 0,99501 0.995246 0.99479 AIC ­44,65503 ­45,42845 ­43,97494
  18. 15 Kết quả  bảng trên cho thấy rằng cả  ba loại hàm sinh trưởng  đều mô phỏng tốt cho sinh trưởng chiều cao theo tuổi.  Trên cơ sở  là sự quan trọng đó, 3 hàm sinh trưởng là Gompertz, Schmacher và   Verhulst   đã   được   sử   dụng   để   mô   phỏng   sinh   trưởng   cho   biến  đường kính và chiều cao của cây gỗ  trong thảm thực vật trên núi  đá vôi tại thành phố Cẩm Phả. Kết quả  cho thấy rằng, cả  ba loại hàm trên đều có thể  mô  phỏng sinh trưởng tốt cho cây rừng tại khu vực nghiên cứu. Hệ số  tương   quan   cho   cả   biến   đường   kính   và   chiều   cao   đều   rất   cao  (0.995).   Tuy   nhiên,   nếu   xét   một   cách   chính   xác   hơn   thì   hàm   Schumacher có khả năng tương thích cao hơn cả, bởi lẽ giá trị AIC  là thấp nhất trong 3 mô hình, điều này đúng cho cả  biến đường   kính và biến chiều cao. Tất cả  các tham số  của mô hình hồi quy   đều tồn tại trong tổng thể, do giá trị  Pr đều nhỏ  hơn 0,05 nhiều  lần. Điều này cho thấy, các mô hình thực sự  có ý nghĩa và có thể  ứng dụng cho các khu vực khác nếu có cùng đặc điểm về thực vật   và các điều kiện tự nhiên khác. 4.7. Khả năng tái sinh của cây gỗ trong thảm thực vật trên núi   đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh 4.7.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh Kết quả  cho thấy số  loài cây tái sinh xuất hiện  ở  thảm thực   vật thung lũng núi đá vôi là 40 loài, trong đó có 4 loài tham gia vào  công thức tổ thành là Sung hạ  long (Ficus alongensis ), Si quả nhỏ  (Ficus microcarpa), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Sảng (Sterculia  lanceolata ) (hòn Vung Giếng, hòn Cây Nứa, hòn Cửa Vong), trong  đó Sung hạ long (Ficus alongensis) là loài chiếm tỉ lệ tổ thành cao   nhất 11,16%.   4.7.2. Nguồn gốc và phẩm chất cây gỗ tái sinh Kết quả điều tra về phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh của các   thảm thực vật trên núi đá vôi ở Cẩm Phả  được thể  hiện trong bảng  4.20. Bảng 4.20. Nguồn gốc và phẩm chất cây gỗ tái sinh trong thảm  thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả
  19. 16 Phẩm  chất  Nguồn gốc (%) N  Vị trí Tỉ  cây/ha Tỉ lệ  Chồ Hạt lệ  Tốt Tb Xấu % i % Thảm   ở   thung  78,4 2938 2304 634 21,6 49 30 21 lũng 5 Thảm ở chân núi 3880 2898 74,7 982 25,3 58 26 16 Thảm  ở  sườn vách  74,6 820 612 208 25,3 30 45 25 núi 5 Trung bình 76,2 2546 1938 608 23,8 45,7 33,7 20,7 4 Qua bảng cho thấy cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt biến động  từ 74% đến 78%, trung bình là 76%.  4.7.3. Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao Phân bố số cây theo cấp chiều cao được trình bày trong bảng 4.21. Bảng 4.21. Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao trongcác  thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (cây/ha) Vị trí Ncây/ha 150 cm Thảm   ở   thung  2938 1211 987 546 194 lũng Thảm   ở   chân  3880 1475 1264 798 343 núi Thảm   ở   sườn  820 368 213 145 94 vách núi Trung bình 2546 1018 821 496 210 Kết quả cho thấy mật độ cây tái sinh tập trung cao nhất ở cấp   chiều cao từ 
  20. 17 thấp nhất ở cấp chiều cao >150 cm, mật độ cây tái sinh biến động  từ 145 đến 798 cây/ha, trung bình đạt 496 cây/ha. 4.7.4. Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang Kết quả kiểm tra phân bố được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.22. Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng năm ngang Kiểu phân  TT Vị trí λ r U bố 1 Thảmở  thung lũng 0,4408 0,84 1,39 Ngẫu nhiên 2 Thảm ở chân núi 0,582 0,55 ­2,07 Cụm Thảm ở sườn vách  3 0,1231 0,19 ­10,9 Cụm núi Qua bảng cho thấy, phân bố  cây gỗ  tái sinh trong thảm thực  vật ở thung lũng là ngẫu nhiên, phân bố cây gỗ tái sinh trong thảm   thực vật ở chân núi và sườn vách núi là phân bố theo cụm. Sự phân  bố  này phù hợp với địa hình núi đá vôi, do thảm thực vật  ở thung  lũng có địa hình tương đối bằng phẳng, có tầng đất khá dầy nên  khi quả  và hạt rụng xuống được phân phối ngẫu nhiên trên mặt   đất. Đối với thảm thực vật  ở  chân núi và sườn vách núi, do địa  hình dốc  nên khi quả và hạt khi rụng xuống sẽ có khuynh hướng  trượt tụ về một khu vực dẫn đến sự phân bố cây tái sinh theo cụm. 4.7.5. Một số  nhân tố  tác động đến khả  năng tái sinh của cây   con 4.7.5.1. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình Kết quả nghiên cứu về sự  ảnh hưởng của địa hình núi đá vôi  đến phẩm chất và mật độ  cây tái sinh được thể  hiện trong bảng   4.24 sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2