intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm xác định tiềm năng đất, đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai, đề xuất giải pháp sử dụng bền vững cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THU TRANG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG<br /> VÙNG CỬA BA LẠT, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Khoa học đất<br /> Mã số: 62.62.01.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2013<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH<br /> 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. Lê Thái Bạt<br /> Hội Khoa học đất<br /> <br /> Phản biện 2: PGS. TS. Hồ Quang Đức<br /> Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa<br /> <br /> Phản biện 3: PGS. TS. Trần Văn Chính<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ, ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2013<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Tính bền vững đã được nhìn nhận một cách rộng khắp như một đặc trưng quan<br /> trọng trong các hoạt động của con người. Vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam<br /> Định là vùng tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở miền Bắc<br /> Việt Nam, bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy. Đây là một trong<br /> số những hệ sinh thái quan trọng nhất trên trái đất được ví như lá phổi xanh của một vùng<br /> với các giá trị đặc thù như đa dạng sinh học, phong phú về nguồn gien, duy trì hệ sinh thái<br /> tự nhiên năng suất cao, điều hòa khí hậu, lọc sạch nước thải, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch<br /> sử, du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên việc sử dụng đất hướng tới mục<br /> tiêu phục hồi và bền vững chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu<br /> sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định” được thực hiện<br /> với những nghiên cứu chi tiết từng loại hình sử dụng đất theo các khu vực đặc thù để góp<br /> phần tìm ra những định hướng chính trong sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Xác định tiềm năng đất, đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai, đề xuất<br /> giải pháp sử dụng bền vững cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản vùng<br /> Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 3.1. Ý nghĩa khoa học<br /> + Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững, bổ sung vào<br /> phương pháp luận về đánh giá tiềm năng đất đai để có nhiều lựa chọn phù hợp với các<br /> quy mô khác nhau trong sử dụng đất.<br /> + Bổ sung vào phương pháp luận cho việc nghiên cứu đánh giá sử dụng bền vững<br /> đất vùng cửa sông ven biển Việt Nam. Đặc biệt đóng góp cơ sở khoa học cho việc đề xuất<br /> sử dụng đất bền vững ở những vùng bãi bồi cửa sông thuộc đồng bằng Bắc Bộ.<br /> 3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất được giải pháp sử dụng đất bền vững cho vùng Cửa<br /> Ba Lạt, giúp địa phương khai thác có hiệu quả, sử dụng khôn khéo và bền vững đối với<br /> các nguồn tài nguyên trong khu vực.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> - Điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường của vùng Cửa Ba Lạt<br /> - Các loại hình sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Vùng đất và bãi bồi nằm ở phía Nam Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định<br /> (thuộc địa bàn các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải), được giới<br /> hạn ở nghiên cứu đánh giá sử dụng bền vững đất nông, lâm nghiệp, thủy sản của vùng.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> - Lựa chọn và đề xuất được các loại hình sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven<br /> biển vừa đáp ứng hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường vừa đáp ứng mục tiêu bảo vệ tài<br /> nguyên.<br /> - Bổ sung cơ sở dữ liệu đánh giá chất lượng đất và tiềm năng sử dụng đất sản xuất<br /> nông, lâm nghiệp, thủy sản của vùng cửa sông trên quan điểm khai thác sử dụng đất hiệu<br /> quả bền vững bằng phương pháp đánh giá tổng hợp đa chỉ tiêu MCE.<br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá sử dụng đất bền vững<br /> 1.1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất bền vững<br /> Nghiên cứu đánh giá sử dụng đất bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng<br /> như các tổ chức quốc tế quan tâm. Tổ chức Lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc<br /> (FAO),1976 đã đề ra tiêu chí khái quát về đánh giá sử dụng đất bền vững, tiếp đó các nhà<br /> khoa học như Smith và Dumanski,1993 cũng đưa ra quan điểm về sử dụng đất bền vững.<br /> Cộng đồng khoa học Thế giới, đứng đầu là Hội khoa học đất quốc tế, Ủy ban về nghiên<br /> cứu đất, Ngân hàng thế giới (WB), Trung tâm Phát triển phân bón quốc tế, Tổ chức<br /> Rockefeler và nhiều cơ quan khác đã phối hợp với nhau để xây dựng một khung chung<br /> cho việc đánh giá quản lý đất bền vững. Ở Việt Nam các nghiên cứu cho thấy thực tế việc<br /> sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây<br /> trồng; đảm bảo việc làm, tăng giá trị ngày công, nâng cao thu nhập của người lao động;<br /> chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian, việc sử dụng đất không ảnh<br /> hưởng xấu đến môi trường sống của con người và các sinh vật.<br /> 1.1.2. Nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới và Việt Nam<br /> Nhiều phương pháp đánh giá đất đã được các quốc gia áp dụng trong đó phổ biến nhất<br /> là đánh giá đất ở Liên Xô (cũ), đánh giá đất ở Hoa Kỳ và đánh giá đất thích hợp của tổ<br /> chức FAO. Khi khoa học công nghệ phát triển việc ứng dụng phương pháp đánh giá đất<br /> của FAO bằng đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền<br /> vững được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, đóng góp thêm vào cơ sở lý<br /> luận đánh giá đất bền vững.<br /> Ở Việt Nam phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp theo FAO bắt đầu được<br /> nghiên cứu áp dụng trên phạm vi toàn quốc, các vùng, cấp tỉnh và cấp huyện từ những năm<br /> 1986 đến nay. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã phân lập và lựa chọn các loại hình sử<br /> dụng có triển vọng của vùng nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá sử dụng đất ở<br /> phạm vi hẹp như cấp huyện còn đề cập tới các vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh tế, xã<br /> hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất nhưng chủ yếu là những so sánh định tính. Việc<br /> ứng dụng đánh giá đất theo FAO và kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong đánh giá đất<br /> <br /> 2<br /> <br /> cho quản lý sử dụng đất bền vững đã được một số tác giả nghiên cứu cho kết quả khả quan ở<br /> phạm vi hẹp như:Lê Quang Trí và cộng sự đánh giá đất cho xã Song Phú huyện Tam Bình,<br /> Huỳnh Văn Chương và cộng sự với đánh giá đất trồng cây cao su vùng đồi núi huyện Hương<br /> Trà, Lê Cảnh Định (2011) đánh giá đất nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng.<br /> 1.2. Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển<br /> 1.2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển dựa trên<br /> 3 nhóm yêu cầu sau:<br /> Xây dựng phương thức sử dụng đất thích hợp điều kiện tự nhiên<br /> Duy trì và tái tạo tài nguyên và các nguồn lợi<br /> Bảo vệ đất vùng cửa sông ven biển<br /> 1.2.2. Sử dụng đất vùng cửa sông ven biển theo hướng phát triển bền vững<br /> Nhìn chung việc sử dụng đất ở vùng cửa sông, ven biển trên thế giới cho thấy việc<br /> bảo vệ môi trường chưa được quan tâm nhiều ở thế kỷ trước (Valiela và cs,2001), song<br /> song với việc mở rộng diện tích nuôi trồng khai thác thủy sản với tỷ lệ diện tích tăng 38%<br /> là sự chặt phá làm giảm 35% diện tích rừng ngập mặn. Những năm đầu thế kỷ 21 theo<br /> chiến lược phát triển bền vững các quốc gia đã tập trung hướng tới một số loại hình sử<br /> dụng đất có tính bền vững cao là rừng (tự nhiên, rừng trồng) nhằm chắn sóng, chắn gió<br /> phòng hộ vùng ven biển và nội đồng,nuôi trồng thủy sản với tỷ lệ diện tích vừa phải (20%<br /> so với rừng ngập mặn) nhằm đảm bảo cả mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường<br /> Diện tích đất vùng cửa sông ven biển Việt Nam khoảng 2,8 triệu ha, trong đó đất sản<br /> xuất nông lâm ngư nghiệp có 12 kiểu sử dụng thuộc 8 loại hình sử dụng đất (LUT) với<br /> diện tích tự nhiên là 2.440.214 ha. Theo các kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và<br /> Môi trường, Viện Khoa học Việt Nam cho thấy tại đây có 4 loại hình sử dụng đất hiệu<br /> quả và có triển vọng phát triển bao gồm:chuyên nuôi trồng thủy sản, chuyên lúa (2 vụ<br /> lúa),lâm - ngư kết hợp, chuyên rừng ngập mặn.<br /> CHƯƠNG 2<br /> NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Nội dung nghiên cứu<br /> Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng<br /> đất vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ<br /> Nghiên cứu chất lượng đất nông nghiệp và nước nuôi trồng thủy sản vùng Cửa Ba<br /> Lạt, huyện Giao Thủy<br /> Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa<br /> Ba Lạt huyện Giao Thuỷ<br /> Nghiên cứu mô hình sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi<br /> trồng thủy sản của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ.<br /> Đề xuất giải pháp sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ theo hướng phát<br /> triển bền vững.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2