intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

82
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ chính hại lạc tại Nghệ An và vai trò của loài thiên địch có ý nghĩa trong điều hòa số lượng bọ trĩ hại lạc, từ đó đề tài đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ theo hướng quản lý tổng hợp (IPM) tại Nghệ An đạt hiệu quả kinh tế, thân thiên với môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An

1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1 Tính cấp thiết của đề tài<br /> Cây lạc (Arachis hypogaea Linnaeus) là cây công nghiệp ngắn<br /> ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, đồng thời là cây cải tạo đất<br /> tốt. Chính vì vậy nhu cầu sản xuất lạc trên thế giới và Việt nam ngày<br /> càng tăng. Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất vùng Bắc<br /> Trung bộ và Duyên hải Miền Trung với 21,9 nghìn ha [14].<br /> Ở Việt nam nghiên cứu về loài bọ trĩ hại cây trồng nói chung, cây<br /> lạc nói riêng còn rất hạn chế, cho đến nay mới chỉ có một vài công<br /> trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng như: (Phạm Thị Vượng, 1998<br /> [12], (Hà Quang Hùng, 2000 [5]). Yorn Try (2008) [13], Hà Quang<br /> Dũng (2008) [3] Hơn nữa những nghiên cứu này chỉ dừng ở điều tra<br /> cơ bản.<br /> Xuất phát từ thực tiễn sản xuất lạc hiện nay. Chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch<br /> của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella<br /> intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An”<br /> 2 Mục đích và yêu cầu của đề tài<br /> 2.1 Mục đích của đề tài<br /> Trên cơ sở xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của<br /> chúng, đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ chính hại lạc tại Nghệ<br /> An và vai trò của loài thiên địch có ý nghĩa trong điều hòa số lượng<br /> bọ trĩ hại lạc, từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ theo hướng<br /> quản lý tổng hợp (IPM) tại Nghệ An đạt hiệu quả kinh tế, thân thiên<br /> với môi trường.<br /> 2.2 Yêu cầu của đề tài<br /> Điều tra xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thành phần thiên<br /> địch của chúng tại Nghệ An. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh<br /> học của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom hại lạc tại Nghệ<br /> An.Điều tra diễn biến số lượng loài Frankliniella intonsa dưới ảnh<br /> hưởng của một số điều kiện sinh thái tại Nghệ An.Nghiên cứu một số<br /> đặc điểm sinh vật học của loài bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri<br /> Poppius ăn thịt bọ trĩ Frankliniella intonsa Trybom tại Nghệ An.<br /> Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ Frankliniella intonsa<br /> Trybom theo hướng quản lý tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế, thân<br /> thiện môi trường.<br /> <br /> 2<br /> 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> 3.1 Ý nghĩa khoa học<br /> Cung cấp dẫn liệu khoa học khá đầy đủ về thành phần bọ trĩ hại<br /> lạc. Bổ sung 2 loài bọ trĩ vào thành phần loài sâu hại lạc ở Việt Nam.<br /> Bổ sung dữ liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái học, phạm vi ký chủ<br /> của loài bọ trĩ F. intonsa hại lạc và các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến<br /> số lượng của chúng, làm cơ sở phát hiện kịp thời sự gây hại của bọ trĩ<br /> trên lạc và các loài thiên địch của chúng. Là tài liệu tham khảo cho<br /> sinh viên, cán bộ nghiên cứu ở Trường Đại học, Viện nghiên cứu, cho<br /> cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật về bọ trĩ hại lạc.<br /> 3.2 Ý nghĩa thực tiễn<br /> Nhận biết được các loài bọ trĩ hại lạc, tình hình gây hại và phát sinh<br /> của loài bọ trĩ F. intonsa trên cây lạc ở Nghệ An và vùng phụ cận..<br /> Phát hiện kịp thời các loài thiên địch của bọ trĩ hại lạc và vai trò của<br /> loài có ý nghĩa trong điều hòa số lượng bọ trĩ. Đề xuất biện pháp quản<br /> lý tổng hợp phòng chống bọ trĩ F. intonsa hại lạc ở Nghệ An và thực<br /> hiện mô hình phòng chống chúng đạt hiệu quả kinh tế, thân thiện với<br /> môi trường.<br /> 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1 Đối tượng nghiên cứu:<br /> Cây lạc giống L14, L20, TB25; Các loài bọ trĩ hại lạc và thiên<br /> địch của chúng.<br /> 4.2 Phạm vi nghiên cứu<br /> Xác định thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng tại Nghệ<br /> An. Xác định đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ trĩ chính<br /> hại lạc và loài thiên địch có ý nghĩa. Xây dựng biện pháp quản lý tổng<br /> hợp bọ trĩ F. intonsa hại lạc ở Nghệ An.<br /> 5 Điểm mới của luận án<br /> - Ghi nhận được 02 loài bọ trĩ Megalurothrips sjostedti Trybom<br /> và Haplothrips gowdeyi Franklin là sâu hại mới trên lạc tại Nghệ An<br /> so với công bố trước đây ở nước ta;<br /> - Bước đầu xây dựng khóa định loại đến loài của bọ trĩ hại lạc tại<br /> Nghệ An dựa vào đặc điểm hình thái của bọ trĩ trưởng thành;<br /> - Bổ sung một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ trĩ<br /> F. intonsa hại hoa trên cây lạc ở Nghệ An;<br /> - Lần đầu tiên xây dựng quy trình phòng trừ bọ trĩ F. intonsa hại<br /> lạc theo hướng tổng hợp và thực hiện mô hình đạt hiệu quả kinh tế,<br /> thân thiên môi trường.<br /> <br /> 3<br /> 6. Cấu trúc của luận án<br /> Luận án chính 114 trang, gồm 5 phần: mở đầu (4 trang), chương<br /> 1. Cơ sở khoa học của đề tài và tổng quan tài liệu nghiên cứu (32<br /> trang), chương 2. Phương pháp nghiên cứu (19 trang), chương 3. Kết<br /> quả nghiên cứu và thảo luận (57trang), Kết luận và đề nghị (2 trang).<br /> Có tổng số 97 tài liệu tham khảo; trong đó có 19 tài liệu tiếng Việt và<br /> 78 tài liệu tiếng Anh<br /> Chương I.<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI<br /> 1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài.<br /> Ở Việt Nam trong những năm gần đây, Bọ trĩ (Thrips) đã trở<br /> thành sâu hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng. Điều này có thể<br /> do cơ thể bọ trĩ tuy bé nhỏ nhưng có khả năng phát tán rộng nhờ gió,<br /> hoặc mang theo các loài con trùng bay khác. Bọ trĩ có kiểu miệng<br /> dũa hút dịch của lá, nụ, hoa và quả non gây thành những dịch hại làm<br /> ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất cây trồng; gián<br /> tiếp là véc - tơ truyền bệnh virus, vi khuẩn cho cây.<br /> Hiện nay ở nước ta những nghiên cứu về loài bọ trĩ hại cây trồng<br /> nói chung, cây lạc nói riêng còn rất hạn chế, do đó đề tài tập trung<br /> nghiên cứu những vấn đề nêu trên để góp phần tăng sự hiểu biết về<br /> khả năng ứng dụng các biện pháp phòng chống đối tượng này phục<br /> vụ phát triển sản xuất các vùng trồng lạc ở Nghệ An nói riêng và<br /> nước ta nói chung.<br /> 1.2 Những nghiên cứu về bọ trĩ ở nước ngoài<br /> 1.2.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ<br /> Có trên 5.000 loài bọ trĩ đã được biết trên thế giới. Nhiều khía<br /> cạnh về phân loại hệ thống của bộ cánh tơ Thysanoptera vẫn còn<br /> tranh luận giữa các nhà côn trùng.<br /> Bọ trĩ thuộc bộ Thysanoptera, lớp côn trùng (insecta), ngành chân<br /> khớp (Arthropoda).<br /> 1.2.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ<br /> Cho đến nay bọ trĩ đã gây hại trên rất nhiều nước trên thế giới<br /> như Philipphin, Indonesia, Malaysia, Thái lan, Đài Loan, Ấn độ, Khu<br /> vực Đông Nam châu Á chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng như<br /> dưa hấu, khoai tây đậu đỗ bầu bí, hành tỏi, lúa ngô,… chúng gây hại<br /> trên các bộ phận của cây trồng như nõn, lá, hoa và quả non. Chúng<br /> làm giảm năng suất cây trồng như giảm 20% năng suất hồ tiêu ở<br /> Inđonesia, 29% năng suất lạc ở Ấn Độ. Bọ trĩ được xem là dịch hại<br /> <br /> 4<br /> nguy hiểm bởi sự có mặt và gây hại của chúng buộc người dân phải<br /> phun thuốc hoá học mà lẽ ra không cần thiết phải phòng trừ. Hậu quả<br /> của nó là làm bùng phát dịch hại khác do mất cân bằng sinh học<br /> (Lynch et al, 1986) [60];<br /> 1.2.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ<br /> Kirk, 1995 [53]) bọ trĩ chích hút cây cỏ, phấn hoa và các lạp lục,<br /> thu hoạch từ các lớp biểu bì bên ngoài các tế bào thịt lá. Theo Mau et<br /> al(1993) [63], và Chen, et al, (1987) [30], quần thể bọ trĩ đạt cao nhất<br /> trong các tháng mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa mưa và mùa<br /> đông. Biến động số lượng của chúng chịu ảnh hưởng của điều kiện<br /> thời tiết, khí hậu đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa, điều kiện ẩm ướt<br /> kéo dài không thuận lợi cho sự phát triển của chúng.<br /> Theo Ananthakrishnan (1984) [218], Kết quả nghiên cứu về thời<br /> gian vòng đời một số loài bọ trĩ hại cây trồng trong đó có cây lạc chỉ<br /> rõ: Frankliniella intonsa,: trứng 2 - 4 ngày, thời gian tuổi 1 từ 1,5 - 3<br /> ngày, thời gian tuổi 2 từ 3 - 5 ngày, thời gian tiền nhộng và nhộng từ<br /> 3,5 - 5 ngày, thời gian từ trứng đến trưởng thành từ 9 - 6 ngày.<br /> Scirtothrips dorsalis: trứng 4 - 7 ngày, thời gian tuổi 1 từ 2 - 4 ngày,<br /> thời gian tuổi 2 từ 3 - 6 ngày, thời gian tiền nhộng và nhộng từ 3 - 6<br /> ngày, thời gian từ trứng đến trưởng thành từ 2 - 3 ngày.<br /> 1.2.4 Những nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ<br /> Ngày nay nhiều nghiên cứu về thiên địch cho thấy bọ trĩ có rất rất<br /> nhiều loại như nấm, nhện bắt mồi, bọ rùa, bọ xít nâu nhỏ bắt mồi, ong,<br /> kiến, bọ trĩ ăn thịt bọ trĩ bọ xít nâu nhỏ bắt mồi thuộc họ Anthocoridae.<br /> Có khoảng từ 500 đến 600 loài thuộc họ Anthocoridae phân bố trên<br /> thế giới (Sathiyanadam, 1987) [78]. Tất cả các loài thuộc họ<br /> Anthocoridae đều có vòi chích hút vật mồi.<br /> 1.2.5 Các biện pháp phòng chống bọ trĩ<br /> Đến nay rât nhiều biện pháp phòng chống bọ trĩ được đưa ra như biện<br /> pháp hóa học, sinh học, vật lý cơ giới, canh tác, dùng giống kháng.<br /> 1.3 Những nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng và bọ trĩ hại lạc ở Việt<br /> Nam<br /> 1.3.1 Thành phần loài bọ trĩ<br /> Ở Việt nam nghiên cứu về thành loài bọ trĩ hại cây trồng nói<br /> chung, cây lạc nói riêng còn rất hạn chế, cho đến nay mới chỉ có một<br /> vài công trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng như: (Phạm Thị<br /> Vượng, 1998 [12], (Hà Quang Hùng, 2000 [4]). Yorn Try (2008)<br /> [13], Hà Quang Dũng (2008) [3].<br /> <br /> 5<br /> 1.3.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ<br /> Các nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng tại Việt Nam nhìn chung<br /> còn ít. Mặc dù đã có một số tác giả nghiên cứu về bọ trĩ hại xoài, bọ<br /> trĩ hại hoa, khoai tây...<br /> 1.2.3 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của<br /> bọ trĩ<br /> Hiện nay mới chỉ có một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm hình<br /> thái của loài Thrips palmi trên rau tại vùng phụ cận Hà Nội (Yorn<br /> Try , 2008)[19].<br /> Chưa có bất kể một nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm sinh học,<br /> sinh thái của loài bọ trĩ F. intonsa.<br /> 1.2.4 Những nghiên cứu trong nước về thiên địch của bọ trĩ<br /> Yorn Try (2003) [19] đã xác định 14 loài thiên địch của bọ trĩ<br /> T. palmi; Theo Hà Quang Hùng và cộng tác viên (2000) [6] bọ xít nâu<br /> nhỏ bắt mồi O. sauteri là loài côn trùng bắt mồi có ý nghĩa trong điều hoà<br /> số lượng bọ trĩ T. palmi hại khoai tây ở vùng Hà Nội và phụ cận.<br /> Theo Hà Quang Dũng (2008)[5] xác định 10 loài thiên địch bắt<br /> mồi của bọ trĩ hại cam quýt ở Cao Bằng, Hòa Bình; Còn theo Phạm<br /> Thị Vượng (1998) [18], trên cây lạc có 9 loài thiên địch của bọ trĩ<br /> Thrips palmi.<br /> 1.2.5 Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ trĩ hại cây trồng nói<br /> chung, cây lạc nói riêng.<br /> * Biện pháp hóa học<br /> Hiện nay mới có nghiên cứu của Hà Quang Dũng (2008) [5] về 3<br /> loại thuốc trừ sâu và nghiên cứu của Yorn Try (2008) [19] về 4 loại<br /> thuốc thảo mộc.<br /> Theo Trung tâm nghiên cứu cây bông (2000)[17] Admire 50 EC<br /> và Confidor 100 SL là những thuốc phun qua lá thường được sử<br /> dụng để trừ bọ trĩ và có hiệu lực khá tốt trên cây nho.<br /> * Biện pháp quản lý tổng hợp<br /> Theo Hà Quang Dũng (2008)[5] để phòng chống bọ trĩ<br /> Franhkliniell intonsa Trybom và Scirtothrips dorsalis Hood hại cam<br /> quýt đạt hiệu quả cần thực hiện phối hợp các biện pháp canh tác, hóa<br /> học, sinh học một cách hợp lý:<br /> Theo Yorn Try (2008) [19] để phòng chống bọ trĩ Thrips palmi<br /> hại trên dưa chuột có thể: chọn giống dưa phù hợp, giữ ẩm cho<br /> ruộng, phun thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc kết hợp vệ<br /> sinh đồng ruộng và thả bọ xít nâu nhỏ bắt mồi.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2