intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa học tri nhận liên quan đến thành ngữ trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHAN PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Huế, 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHAN PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 9229020 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Liêu Linh Chuyên 2. TS. Nguyễn Văn Lập Huế, 2019
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ tri nhận là hƣớng nghiên cứu đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm trong những năm gần đây. Trong đó có vấn đề liên quan đến quan niệm ý nghĩa thành ngữ của ngôn ngữ học tri nhận đã bổ sung, mở rộng cho những nghiên cứu về thành ngữ theo quan niệm truyền thống. Đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài“Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Dựa vào cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số vấn đề ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, trong đó nhấn mạnh về ẩn dụ tri nhận của các loài vật đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, qua đó làm rõ sự chuyển di từ miền nguồn các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật đến những miền đích trừu tƣợng trong hai ngôn ngữ này. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa học tri nhận liên quan đến thành ngữ trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về ngôn ngữ học tri nhận để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu của luận án. - Xác định các đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ thông qua các kiểu cấu trúc thành ngữ, qua đó chúng tôi phạm trù hóa ngữ nghĩa các thành ngữ này theo những phạm trù ngữ nghĩa. - Xác lập miền ý niệm đích từ việc phân tích ý nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt và phân tích cách thể hiện trong miền ý niệm nguồn. - Tìm hiểu sự pha trộn ý niệm của một số thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật để hiểu đƣợc quá trình tri nhận trong việc tạo ra ý nghĩa của thành ngữ. - Phân tích cơ chế ánh xạ ẩn dụ của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật qua đó tìm hiểu tính nghiệm thân và tính văn hóa cộng đồng dân tộc thể hiện trong tƣ duy ngôn ngữ qua thành ngữ. 4. Ngữ liệu nghiên cứu Trong tiếng Hán, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong quyển “汉语成语词典” (Từ điển thành ngữ tiếng Hán) xuất bản năm 2002 của 宋永培 (Tống Vĩnh Bồi) chủ biên.
  4. 2 Trong tiếng Việt, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong quyển Từ điển thành ngữ Việt Nam (1993) của Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu i) Phƣơng pháp phân tích miêu tả ii) Phƣơng pháp đối chiếu 6. Đóng góp của luận án Về ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa học của thành ngữ theo quan niệm của ngôn ngữ học tri nhận trên nguồn ngữ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt. Về ý nghĩa thực tiễn: Công trình nghiên cứu của luận án sẽ ứng dụng những kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc ứng dụng trong công tác giảng dạy, công tác dịch thuật và xây dựng từ điển thành ngữ song ngữ Hán - Việt. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án sẽ trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan về từ ngữ chỉ loài vật, các công trình nghiên cứu về thành ngữ và thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật. Các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam đã vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào việc ứng dụng thực tiễn nhƣ: tác giả Vi Trƣờng Phúc (2013) trong “Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt)” tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ nhƣ: cấu trúc ngữ nghĩa, phƣơng thức cấu tạo và biểu đạt nghĩa, nghĩa văn hóa… từ đó xây dựng các miền nguồn và cơ sở tri nhận ánh xạ vào các miền ý niệm tình cảm VUI, BUỒN, TỨC, SỢ. Công trình gần gũi nhất đối với luận án của chúng tôi là “汉英成语中 动物隐喻对比研究” (Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Hán và tiếng Anh) của tác giả Phan Dung Dung (2014), tác giả đã chọn 12 con vật là: chó, mèo, lợn, trâu, ngựa, dê, chuột, thỏ, sói, gấu, vƣợn, cáo và đã chia thành hai nhóm loài vật là: loài vật nuôi và loài thú hoang dã. Từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đã đƣợc ánh xạ sang những miền đích trừu tƣợng, từ đó tiến hành so sánh đối chiếu những điểm tƣơng đồng và dị biệt, qua đó giúp chúng ta thấy đƣợc bức tranh ngôn ngữ về thế giới. Tuy nhiên, công trình chỉ chọn đối tƣợng ngữ liệu thành ngữ là 12 con vật để nghiên cứu và đƣợc đối chiếu với hai ngôn ngữ là tiếng Hán và tiếng Anh. Tác giả đã có những kết quả nghiên cứu về
  5. 3 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Anh và tiếng Hán. Vì thế, có thể xem đề tài của luận án “Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán và tiếng Việt từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận” là sự kế thừa những kết quả sƣu tầm và tuyển chọn của các công trình nghiên cứu trƣớc đây, đồng thời đây cũng là một hƣớng nghiên cứu hứa hẹn có thể có những kết quả đóng góp mới. 1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án - Cơ sở lý thuyết của đề tài luận án chủ yếu là vận dụng cơ sở lý thuyết của hai tác giả nổi tiếng là Lakoff và Johnson. Cơ sở lý thuyết của đề tài luận án bao gồm: + Những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể là: phạm trù và phạm trù hóa, tính nghiệm thân, điển mẫu. + Những vấn đề lý thuyết về ẩn dụ tri nhận, cụ thể là: khái niệm về ẩn dụ tri nhận, bản chất và cấu trúc của ẩn dụ tri nhận, phân loại ẩn dụ tri nhận, sơ đồ tỏa tia, mô hình tri nhận. + Những vấn đề lý thuyết về thành ngữ: khái niệm về thành ngữ, đặc điểm nội dung của thành ngữ, các kiểu loại cấu trúc của thành ngữ và quan niệm về nghĩa thành ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận. 1.3. Tiểu kết Chƣơng 2 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG HÁN TỪ LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN 2.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán 2.1.1. Điển mẫu - Từ ngữ gọi tên loài vật:马 (NGỰA), 虎 (HỔ), 牛 (TRÂU), 狗 (CHÓ) - Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật: 头 (ĐẦU), 心 (TÂM) - Từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật: 飞 (PHI), 鸣 (MINH) 2.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ 2.1.2.1. Mô hình tỏa tia từ ngữ Trên cơ sở phát triển nghĩa của điển mẫu, chúng tôi sẽ xây dựng mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ “loài vật” đƣợc sử dụng trong thành ngữ. Bảng 2.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán Stt Nhóm Điển mẫu 1 Nhóm vật nuôi (gia súc, gia cầm) 牛 (TRÂU), 狗 (CHÓ) 2 Nhóm thú hoang dã sống trên cạn 马 (NGỰA), 虎 (HỔ)
  6. 4 1. Mô hình tỏa tia của “马” (NGỰA) Sơ đồ 2.2. Mô hình tỏa tia của “马” (NGỰA) 2.1.2.2. Mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ “bộ phận cơ thể loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán Bảng 2.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “bộ phận cơ thể loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán Stt Nhóm Điển mẫu 1 Phần đầu 头 (ĐẦU) 2 Phần nội tạng 心 (TÂM) 1. Mô hình tỏa tia của “头” (ĐẦU) Sơ đồ 2.6. Mô hình tỏa tia của “头” (ĐẦU) 2.1.2.3. Mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán Bảng 2.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ tiếng Hán Stt Nhóm Điển mẫu 1 Động từ 飞 (PHI) 2 Động từ 鸣 (MINH)
  7. 5 1. Mô hình tỏa tia của “飞” (PHI) Sơ đồ 2.7. Mô hình tỏa tia của “飞” (PHI) 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán 2.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa Các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Hán thƣờng chia cấu trúc thành ngữ ra làm hai loại: cấu trúc đối xứng và cấu trúc phi đối xứng. Trong đó ở mỗi loại dựa vào quan niệm ý nghĩa thành ngữ của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi xác lập những nội dung ngữ nghĩa trên cơ sở ý nghĩa vốn có của thành ngữ, tức là nghĩa ẩn dụ trong thành ngữ, theo ngữ nghĩa học tri nhận đây là nghĩa ngoại biên của thành ngữ và chúng tôi quy nhiều thành ngữ về phạm trù ngữ nghĩa. 2.2.1.1. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ đối xứng Dựa vào tổng số 683 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, chúng tôi đã thống kê đƣợc 194 thành ngữ cấu trúc đối xứng, chiếm tỉ lệ 28.40%. 2.2.1.1.1. Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật a. Thành ngữ có hai loài vật sóng đôi Có 72 thành ngữ có hai loài vật sóng đôi chiếm tỉ lệ 47.06% cao nhất trong bảng thống kê, chỉ mối quan hệ vợ chồng hạnh phúc, ngƣời Trung Quốc sử dụng cặp loan phƣợng để miêu tả: “凤友鸾交” (Phƣợng hữu loan giao = Phƣợng loan kết bạn, nam nữ có tình cảm kết hôn thành vợ chồng). b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật Có 37 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật chiếm tỉ lệ 24.18%. Để biểu trƣng cho tài năng xuất chúng “龙跃凤鸣” (Long dƣợc phƣợng minh = Rồng nhảy phƣợng hót, tài hoa xuất chúng). c. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể hai loài vật Có 28 thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể hai loài vật chiếm tỉ lệ 18.03%. Để biểu trƣng cho tính cách độc ác “鸱目虎吻” (Si mục hổ vẫn = Mắt diều hâu môi hổ, ví thâm hiểm độc ác).
  8. 6 d. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến hai loài vật Có 16 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến hai loài vật chiếm tỉ lệ 10.46%. Miêu tả hoàn cảnh nguy hiểm “握蛇骑虎” (Ác xà kị hổ = Cầm rắn cƣỡi hổ, ví hoàn cảnh nguy hiểm). 2.2.1.1.2. Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật khác a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác Có 30 thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác chiếm tỉ lệ 73.17%. Miêu tả cuộc sống giàu có “宝马香车” (Bảo mã hƣơng xa = Xe đẹp ngựa quý, xe sang xế xịn) b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật Có 7 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật chiếm tỉ lệ 17.07% ví hoàn cảnh nguy hiểm “束马悬车” (Thúc mã huyền xa = Bó móng chân ngựa treo xe lên, đƣờng leo núi rất nguy hiểm). c. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật Có 3 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật chiếm tỉ lệ 7.32%, miêu tả không gian vui tƣơi “草长莺飞” (Thảo trƣởng oanh phi = Cây cỏ đâm chồi nảy lộc, chim hoàng oanh bay lƣợn). d. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể loài vật Có 1 thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể loài vật chiếm tỉ lệ 2.44%, để miêu tả ngƣời có tính cách độc ác, thâm hiểm “佛口蛇心” (Phật khẩu tâm xà = Miệng phật lòng rắn, khẩu phật tâm xà). 2.2.1.2. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ phi đối xứng 2.2.1.2.1. Thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh Chúng tôi thống kê đƣợc 465 thành ngữ thuộc nhóm này, chia thành 5 tiểu nhóm: a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác Có 269 thành ngữ có từ chỉ loài vật và vật khác chiếm tỉ lệ cao nhất 57.85%. Để biểu trƣng cho loài vật trong không gian nguy hiểm “鱼游釜中” (Ngƣ du trung phủ = Cá bơi trong nồi, cá nằm trên thớt). b. Thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau Có 88 thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau chiếm tỉ lệ 18.92%. Để biểu trƣng cho mối quan hệ gia đình “老牛舐犊” (Lão ngƣu sị độc = Bò già liếm bê con, bố mẹ nâng niu chiều chuộng con). c. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật Có 49 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật chiếm tỉ lệ 10.54%. Miêu tả tâm trạng vui mừng “拊髀雀跃” (Phủ bễ tƣớc dƣợc = Vỗ đùi chim sẻ nhảy, ví tâm trạng vui mừng).
  9. 7 d. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể loài vật Có 44 thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể loài vật chiếm tỉ lệ 9.46%. Để biểu trƣng trình độ nhận thức của con ngƣời“驴头不对马嘴” (Lƣ đầu bất đối mã chủy = Môi lừa không vừa mồm ngựa, ông nói gà bà nói vịt). e. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật Có 15 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật chiếm tỉ lệ 3.23%, ví việc làm nguy hiểm “养虎遗患” (Dƣỡng hổ di hoạn = Nuôi hổ để họa về sau). 2.2.1.2.2. Thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh Theo kết quả thống kê của chúng tôi, thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh có số lƣợng thấp nhất là 24 thành ngữ chiếm tỉ lệ 4.91%. Nhƣ vậy, từ việc phân tích, phân loại ý nghĩa của các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi nhận thấy có thể qui ý nghĩa của các thành ngữ về các nội dung sau: - Những nội dung nói về con ngƣời bao gồm: tính cách, trạng thái tâm lý, hình dáng, thể lực. - Những nội dung nói về xã hội bao gồm: quan hệ xã hội, điều kiện kinh tế. - Những nội dung nói về không gian bao gồm: không gian vui tƣơi, không gian yên tĩnh, không gian tù túng. Từ những ý nghĩa khái quát nêu trên chúng tôi xác lập các miền ý niệm mà thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán nhƣ trên sẽ phân tích ở phần 2.3. 2.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa Theo văn hóa của ngƣời Trung Hoa, hổ cũng là biểu tƣợng của sự may mắn. Đồng thời hổ còn đƣợc tôn sùng là linh vật. Ngƣời Trung Quốc thƣờng đƣợc dùng hổ để nói về những nhân vật xuất chúng và những ngƣời mạnh mẽ còn trẻ tuổi thƣờng đƣợc mọi ngƣời gọi là “những con hổ nhỏ” để thể hiện sự kì vọng của mọi ngƣời. Theo truyền thống, ngƣời ta tin rằng trẻ em đội mũ, đi giày có hình đầu hổ vào năm mới sẽ đƣợc bảo vệ khỏi tà ma. 2.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán 2.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán Trên cơ sở phân tích ý nghĩa của các thành ngữ nêu trên, chúng tôi thấy có thể xác định đƣợc 3 miền ý niệm: CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật có thể biểu đạt. Ở mỗi miền ý niệm chúng tôi phân thành các tiểu miền ý niệm với ý nghĩa cụ thể hơn nhƣ bảng phân loại sau.
  10. 8 2.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích trong tiếng Hán Bảng 2.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích trong tiếng Hán Miền nguồn Miền đích Tần số Tỉ lệ xuất hiện (%) 1. Tính chất 91 34.06 Con ngƣời 2. Hoạt động 41 15.59 3. Tâm lý tình cảm 40 15.21 4. Ngoại hình 17 6.46 LOÀI VẬT Xã hội 1. Quan hệ xã hội 43 16.35 2. Điều kiện kinh tế 15 5.07 1. Vui tƣơi 6 2.28 Không gian 2. Yên tĩnh 6 2.28 3. Tù túng 4 1.52 Tổng cộng 263 100% 2.3.2.1. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con người Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con ngƣời chiếm số lƣợng lớn có thể xác định mô hình ẩn dụ tổng quát LOÀI VẬT LÀ CON NGƢỜI. Ở miền đích này có thể xác định các tiểu miền ý niệm sau: a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tính chất của con người - Tiểu miền tính cách Mô hình ánh xạ: NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ CỦA CON NGƢỜI VỀ LOÀI VẬT LÀ NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH CỦA CON NGƢỜI Tính cách tham lam “巴蛇吞象” (Ba xà thôn tƣợng = Rắn lớn đòi nuốt voi, lòng tham không đáy) - Tiểu miền trí tuệ Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CHẤT TRÍ TUỆ CỦA CON NGƢỜI Tính chất về tài năng tích cực “龙跃凤鸣” (Long dƣợc phƣợng minh = Rồng nhảy phƣợng hót, tài hoa xuất chúng) - Tiểu miền thể lực Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA CON NGƢỜI Thể lực khỏe mạnh “虎背熊腰” (Hổ bối hùng yêu = Lƣng hổ eo gấu, cao lớn vạm vỡ)
  11. 9 b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích hoạt động của con người - Tiểu miền hoạt động thuận lợi Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT TRONG MÔI TRƢỜNG SỐNG PHÙ HỢP LÀ HOẠT ĐỘNG THUẬN LỢI CỦA CON NGƢỜI “水大鱼多” (Thủy đại ngƣ đa = Nƣớc lớn cá nhiều, môi trƣờng làm việc thoải mái thì mới có kết quả tốt) - Tiểu miền hoạt động nguy hiểm Mô hình ánh xạ: KHÔNG GIAN SỐNG CỦA LOÀI VẬT LÀ HOẠT ĐỘNG NGUY HIỂM CỦA CON NGƢỜI “虎穴龙潭” (Hổ huyệt long đàm = Đầm rồng hang hổ, chỉ nơi nguy hiểm) c. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tâm lý tình cảm của con người - Tiểu miền trạng thái tâm lý vui Mô hình ánh xạ: TRẠNG THÁI CỦA LOÀI CHIM LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ VUI CỦA CON NGƢỜI “凫趋雀跃” (Phù việt tƣớc dƣợc = Vịt trời chạy nhanh, chim sẻ nhảy nhót, tƣng bừng phấn khởi) - Tiểu miền trạng thái tâm lý buồn Mô hình ánh xạ: TRẠNG THÁI CỦA LOÀI VẬT NUÔI LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ BUỒN CỦA CON NGƢỜI “丧家之狗” (Táng gia chi cẩu = Chó nhà có đám, bơ vơ không nơi nƣơng tựa) - Tiểu miền trạng thái tâm lý sợ Mô hình ánh xạ: TÌNH TRẠNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ SỢ CỦA CON NGƢỜI “惊弓之鸟” (Kinh cung chi điểu = Chim sợ cành cong, ví có tật giật mình) - Tiểu miền trạng thái tâm lý nhớ Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI NHỚ MONG CỦA CON NGƢỜI “延颈鹤望” (Diên cảnh hạc vọng = Hạc vƣơn cổ mong ngóng, thiết tha mong ngóng) d. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích ngoại hình của con người Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƢỜI - Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tích cực “龙驹凤雏” (Lân tử phƣợng sồ = Lân con phƣợng con, khôi ngô tuấn tú) - Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tiêu cực “鸡胸龟背” (Kê hung quy bối = Bụng gà lƣng rùa, ngực nhô lƣng còng)
  12. 10 2.3.2.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích xã hội Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích xã hội có thể xác định mô hình ẩn dụ tổng quát TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA CON NGƢỜI. Ở miền đích này có thể xác định các tiểu miền ý niệm sau: a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích quan hệ xã hội - Tiểu miền quan hệ hòa thuận Mô hình ánh xạ: MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI CỦA LOÀI VẬT LÀ MỐI QUAN HỆ HÒA THUẬN CỦA CON NGƢỜI “凤凰于飞” (Phƣợng hoàng vu phi = Phƣợng và hoàng cùng bay, vợ chồng ân ái) - Tiểu miền quan hệ chia lìa Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT TÁCH RỜI KHỎI BẦY ĐÀN LÀ MỐI QUAN HỆ CHIA LI CỦA CON NGƢỜI “离鸾别凤” (Li loan biệt phƣợng = Loan phƣợng chia li, vợ chồng chia lìa) b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích điều kiện kinh tế - Tiểu miền điều kiện kinh tế giàu có Mô hình ánh xạ: MÓN ĂN TỪ LOÀI VẬT LÀ CUỘC SỐNG GIÀU CÓ “凤髓龙肝” (Phƣợng tủy long can = Tủy phƣợng gan rồng, cao lƣơng mĩ vị) - Tiểu miền điều kiện kinh tế nghèo khổ Mô hình ánh xạ: LOÀI VẬT VÀ VẬT KHÁC LÀ CUỘC SỐNG NGHÈO KHỔ “弊车羸马” (Tệ xa luy mã = Xe rách ngựa tồi, cuộc sống túng thiếu) 2.3.2.3. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian có thể xác định mô hình ẩn dụ tổng quát HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN. Ở miền đích này có thể xác định các tiểu miền ý niệm sau: a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian vui tươi Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI CHIM LÀ KHÔNG GIAN VUI TƢƠI “燕语莺声” (Yến ngữ oanh thanh = Yến oanh ca hát, ví cảnh xuân rộn ràng) b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian yên tĩnh Mô hình ánh xạ: TÌNH TRẠNG CỦA LOÀI VẬT LÀ KHÔNG GIAN YÊN TĨNH “鸦雀无声” (Nha tƣớc vô thanh = Yên tĩnh vắng lặng)
  13. 11 c. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích không gian tù túng Mô hình ánh xạ: SỰ HẠN HẸP CỦA LOÀI VẬT TRONG MÔI TRƢỜNG SỐNG LÀ KHÔNG GIAN TÙ TÚNG “池鱼笼鸟” (Trì ngƣ lung điểu = Cá trong ao, chim trong lồng) 2.4. Tiểu kết Chƣơng 3 THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ LOÀI VẬT TRONG TIẾNG VIỆT TỪ LÝ THUYẾT CỦA NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN 3.1. Những đặc điểm ngữ nghĩa liên quan đến điển mẫu trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt 3.1.1. Điển mẫu - Từ ngữ gọi tên các loài vật: CHÓ, TRÂU, GÀ, HỔ - Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể loài vật: ĐẦU, GAN - Từ ngữ chỉ hoạt động của loài vật: KÊU, CẮN 3.1.2. Mô hình tỏa tia từ ngữ 3.1.2.1. Mô hình toả tia của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ Trên cơ sở phát triển nghĩa của điển mẫu, chúng tôi sẽ xây dựng mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ “loài vật” đƣợc sử dụng trong thành ngữ. Bảng 3.1. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt Stt Nhóm Điển mẫu 1 Nhóm vật nuôi (gia súc, gia cầm) CHÓ, TRÂU, GÀ 2 Nhóm thú hoang dã sống trên cạn HỔ 1. Mô hình tỏa tia của “CHÓ” Sơ đồ 3.1. Mô hình tỏa tia của “CHÓ”
  14. 12 3.1.2.2. Mô hình toả tia của nhóm từ ngữ “bộ phận cơ thể loài vật” trong thành ngữ loài vật Bảng 3.2. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “bộ phận cơ thể loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt Stt Nhóm Điển mẫu 1 Phần đầu ĐẦU 2 Phần nội tạng GAN 1. Mô hình tỏa tia của “ĐẦU” Sơ đồ 3.5. Mô hình tỏa tia của “ĐẦU” 3.1.2.3. Mô hình tỏa tia của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt Bảng 3.3. Điển mẫu của nhóm từ ngữ “hoạt động của loài vật” trong thành ngữ tiếng Việt Stt Nhóm Điển mẫu 1 Động từ KÊU 2 Động từ CẮN 1. Mô hình tỏa tia của “KÊU” Sơ đồ 3.7. Mô hình tỏa tia của “KÊU”
  15. 13 3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt 3.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa Các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt thƣờng chia cấu trúc thành ngữ ra làm hai loại: cấu trúc đối xứng và cấu trúc phi đối xứng. Trong đó ở mỗi loại dựa vào quan niệm ý nghĩa thành ngữ của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi xác lập những nội dung ngữ nghĩa trên cơ sở ý nghĩa vốn có của thành ngữ, tức là nghĩa ẩn dụ trong thành ngữ, theo ngữ nghĩa học tri nhận đây là nghĩa ngoại biên của thành ngữ và chúng tôi quy nhiều thành ngữ về phạm trù ý nghĩa. 3.2.1.1. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ đối xứng Dựa vào tổng số 695 thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt, chúng tôi đã thống kê đƣợc 175 thành ngữ cấu trúc đối xứng chiếm tỉ lệ 25.18%. 3.2.1.1.1. Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm hai loài vật a. Thành ngữ có hai loài vật sóng đôi Có 67 thành ngữ có hai loài vật sóng đôi chiếm tỉ lệ cao nhất là 50.76%, để biểu trƣng cho mối quan hệ vợ chồng đầm ấm, hạnh phúc “Chồng loan vợ phượng”, “Chăn loan gối phượng”. b. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể hai loài vật Có 37 thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể của hai loài vật chiếm tỉ lệ 28.03%. Để miêu tả tính cách độc ác, tàn nhẫn “Lòng lang dạ sói”. c. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật Có 15 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của hai loài vật chiếm tỉ lệ 11.36%. Để miêu tả ngƣời con gái có ngoại hình xinh đẹp“Chim sa cá lặn” d. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến hai loài vật Có 13 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến hai loài vật chiếm tỉ lệ 9.85%, để tỏ thái độ tức giận “Đá mèo quèo chó”. 3.2.1.1.2. Thành ngữ có cấu trúc đối xứng gồm một loài vật và vật khác a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác Có 36 thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác chiếm tỉ lệ khá cao là 83.72%, để miêu tả cuộc sống sung túc, giàu có “Lên xe xuống ngựa”. b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật Có 7 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật chiếm tỉ lệ 16.28%, để miêu tả một việc làm vô ích “Bắt cóc bỏ đĩa”. 3.2.1.2. Các loại cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ phi đối xứng 3.2.1.2.1. Thành ngữ phi đối xứng không có cấu trúc so sánh Có 272 thành ngữ thuộc nhóm này, chia thành 5 tiểu nhóm: a. Thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác Có 92 thành ngữ có từ chỉ một loài vật và vật khác chiếm tỉ lệ cao nhất
  16. 14 33.82%, để phản ánh hoàn cảnh nguy hiểm “Cá nằm trên thớt”. b. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật Có 77 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của loài vật với tỉ lệ khá cao 28.31%, để miêu tả tâm trạng lo lắng, sợ hãi “Bò thấy nhà táng”. c. Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể của loài vật Có 49 thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể loài vật có tỉ lệ 18.01%, để miêu tả tính cách nhát gan “Gan thỏ đế”. d. Thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau Có 33 thành ngữ có từ chỉ cặp loài vật gần nhau chiếm tỉ lệ 12.13%, để phản ánh tính cách tham lam “Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn”. e. Thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con người tác động đến loài vật Có 21 thành ngữ có từ chỉ hoạt động của con ngƣời tác động đến loài vật chiếm tỉ lệ 7.72%, để phản ánh một việc làm nguy hiểm “Cưỡi đầu voi dữ”. 3.2.1.2.2. Thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh Thành ngữ phi đối xứng có cấu trúc so sánh chiếm số lƣợng khá cao là 210 thành ngữ với tỉ lệ 43.57%, để ví ngƣời có tính cách chậm chạp“Chậm như rùa”. Nhƣ vậy, từ việc phân tích, phân loại ý nghĩa của các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật, chúng tôi nhận thấy có thể qui ý nghĩa của các thành ngữ về các nội dung sau: - Những nội dung nói về con ngƣời bao gồm: tính cách, trạng thái tâm lý, hình dáng, thể lực. - Những nội dung nói về xã hội bao gồm: quan hệ xã hội, đời sống kinh tế. - Những nội dung nói về không gian bao gồm: không gian tự do, không gian tù túng, không gian yên tĩnh. Từ những ý nghĩa khái quát nêu trên chúng tôi xác lập các miền ý niệm mà thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt nhƣ trên sẽ phân tích ở phần 3.3. 3.2.2. Về nghĩa tri nhận văn hóa Chó gần gũi với đời sống con ngƣời. Chó đi từ vật chất đến đời sống văn hóa tâm linh của ngƣời Việt mấy ngàn năm nay. Ngƣời Việt xƣa tin rằng “Chó sủa ma”, “Chó cắn ma” trong quan niệm của ngƣời ta con chó cảm nhận đƣợc thế giới tâm linh, con ngƣời tuy không thấy đƣợc bóng ma, nhƣng con chó có thể thấy đƣợc nên nó cứ sủa dai dẵng nhƣ vậy và ngƣời xƣa tin rằng nó có thể xua đuổi đƣợc tà ma. Vì vậy ngày trƣớc ở cổng làng, cổng xóm mỗi làng Việt đều có tƣợng chó đá canh giữ để thể hiện sự tôn nghiêm về mặt tâm linh.
  17. 15 3.3. Mô hình ẩn dụ tri nhận các thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt 3.3.1. Các miền ý niệm đích của thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt Trên cơ sở phân tích ý nghĩa của các thành ngữ nêu trên, chúng tôi thấy có thể xác định đƣợc 3 miền ý niệm: CON NGƢỜI, XÃ HỘI, KHÔNG GIAN trong thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật có thể biểu đạt. Ở mỗi miền ý niệm chúng tôi phân thành các tiểu miền ý niệm với ý nghĩa cụ thể hơn nhƣ bảng phân loại sau. 3.3.2. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trong thành ngữ) đến các miền đích trong tiếng Việt Bảng 3.10. Mô hình ánh xạ từ miền nguồn loài vật (trongthành ngữ) đến các miền đích trong tiếng Việt Miền nguồn Miền đích Tần số Tỉ lệ xuất hiện (%) 1. Tâm lý tình cảm 96 33.08 Con ngƣời 2. Tính chất 81 28.52 3. Hoạt động 33 11.62 4. Ngoại hình 20 7.04 LOÀI VẬT Xã hội 1. Điều kiện kinh tế 22 7.75 2. Quan hệ xã hội 19 6.69 1. Tự do 9 3.17 Không gian 2. Tù túng 2 0.7 3. Yên tĩnh 2 0.7 TỔNG CỘNG 284 100% 3.3.1.1. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con người Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích con ngƣời chiếm số lƣợng lớn có thể xác định mô hình ẩn dụ tổng quát LOÀI VẬT LÀ CON NGƢỜI. Ở miền đích này có thể xác định các tiểu miền ý niệm sau: a. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tâm lý tình cảm - Tiểu miền trạng thái tâm lý buồn Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG HAY TÌNH TRẠNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ BUỒN CỦA CON NGƢỜI “Lui thủi như chó cụp đuôi” - Tiểu miền trạng thái tâm lý sợ Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ SỢ CỦA CON NGƢỜI “Len lén như rắn mồng năm” - Tiểu miền trạng thái tâm lý giận
  18. 16 Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ GIẬN CỦA CON NGƢỜI “Giận cá chém thớt” - Tiểu miền trạng thái tâm lý vui Mô hình ánh xạ: TRẠNG THÁI CỦA LOÀI VẬT LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ VUI CỦA CON NGƢỜI “Vui như sáo” b. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích tính chất của con người - Tiểu miền tính cách Mô hình ánh xạ: NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ CỦA CON NGƢỜI VỀ LOÀI VẬT LÀ NHẬN THỨC ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH CỦA CON NGƢỜI Tính cách độc ác “Ác như hùm” - Tiểu miền trí tuệ Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CHẤT TRÍ TUỆ CỦA CON NGƢỜI Tính chất ngu dốt “Ngu như bò” - Tiểu miền thể lực Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ THỂ LỰC CỦA CON NGƢỜI Thể lực khỏe mạnh “To như voi” c. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích hoạt động của con người - Tiểu miền hoạt động nguy hiểm Mô hình ánh xạ: HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI TÁC ĐỘNG ĐẾN LOÀI VẬT HOANG DÃ LÀ MỘT VIỆC LÀM NGUY HIỂM “Cưỡi đầu voi dữ” - Tiểu miền hoạt động không hữu ích Mô hình ánh xạ: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI ĐẾN LOÀI VẬT LÀ MỘT VIỆC LÀM VÔ ÍCH “Bắt cóc bỏ đĩa” d. Sự ánh xạ từ miền nguồn loài vật đến miền đích ngoại hình của con người Mô hình ánh xạ: SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA LOÀI VẬT LÀ SỰ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỦA CON NGƢỜI - Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tích cực “Da ngà mắt phượng” - Tiểu miền ngoại hình đƣợc đánh giá tiêu cực “Mắt cá da lươn”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2