intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Xưng hô trong văn bản hành chính tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận án là nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về xưng hô trong VB HC tiếng Việt để làm sáng tỏ một phần xưng hô của VBHC và giao tiếp trong lĩnh vực hành chính. Từ đó góp phần xây dựng khuôn mẫu của VB HC để chuẩn hóa VBHC tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Xưng hô trong văn bản hành chính tiếng Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN TUYÊN XƢNG HÔ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: KHOA NGỮ VĂN, TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Bùi Minh Toán Phản biện 1: PGS.TS Hà Quang Năng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành Viện Ngôn ngữ học Phản biện 3: PGS.TS Lê Thị Lan Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi ……….. giờ ……….. phút, ngày …….. tháng …….. năm 2020. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, - Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
  3. CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Tuyên (2013), “Về một cách xưng hô của người Việt trong hoạt động giao tiếp”, Ngôn ngữ và văn học, Kỉ yếu hội thảo khoa học toàn quốc, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.103-108. 2. Nguyễn Văn Tuyên (2017), “Biểu thức ngôn ngữ để xưng trong văn bản hành chính tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, (3), tr.104 -109. 3. Nguyễn Văn Tuyên (2019), “Một số cách xưng trong văn bản hành chính tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, (6), tr. 87-92. 4. Nguyễn Văn Tuyên (2019), “Biểu cảm và lịch sự trong xưng hô ở văn bản hành chính tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 64 (2), tr. 84-91. 5. Nguyễn Văn Tuyên (2019), “Vấn đề Hô trong văn bản hành chính tiếng Việt”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện Khoa học xã hội,(6), tr.73-80. 6. Nguyễn Văn Tuyên (2019), “Biểu thức ngôn ngữ để hô trong văn bản hành chính tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, (8/288), tr.32-37.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xưng hô là vấn đề quan trọng bậc nhất trong giao tiếp. Chỉ khi các nhân vật giao tiếp định vị được khung giao tiếp thì cuộc giao tiếp mới được bắt đầu mà xưng hô giúp con người định vị khung giao tiếp đó. Xưng hô trong tiếng Việt không chỉ là nhân tố quan trọng để hình thành diễn ngôn, quyết định đến việc lựa chọn ngôn ngữ mà còn biểu thị văn hóa dân tộc. Nếu chức năng cơ bản của lời nói thể hiện đặc trưng xã hội của người nói thì xưng hô thể hiện mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, văn hóa của người phát ngôn. 1.2. Trong hoạt động giao tiếp b ng ngôn ngữ, văn bản hành chính (từ đây viết tắt là VBHC) là loại văn bản được dùng phổ biến trong đời sống xã hội. Đây là loại văn bản đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. So với các văn bản thuộc các phong cách chức năng khác, VBHC là loại văn bản có những đặc trưng rất khác biệt về chức năng cũng như hành chức. Một trong những điểm khác biệt với văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác là trong VBHC không thể không có hoạt động xưng hô và biểu thức xưng hô, nhất là xưng. Vì có những đặc thù riêng về chức năng và tổ chức văn bản, nên VBHC chịu sự chế định của pháp luật và được trình bày theo một quy phạm riêng biệt, nghiêm ngặt. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và hệ thống vấn đề xưng hô trong VBHC. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề Xưng hô trong văn bản hành chính tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu trong luận án của mình. Việc nghiên cứu vấn đề xưng hô trong VBHC không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn mà còn góp phần hướng đến chuẩn hóa loại hình văn bản đặc thù này. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ lí thuyết giao tiếp, nhất là lí thuyết về xưng hô, đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình soạn thảo VBHC tiếng Việt. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề xưng hô trong VBHC tiếng Việt. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tiến hành khảo sát 543 VBHC của các cơ quan Nhà nước, của tổ chức kinh tế và của công dân (đơn từ) từ năm 2009 đến hết năm 2019. Nguồn để chúng tôi thu thập những văn bản này là qua sưu tầm trong các cơ quan, ban ngành của Nhà nước và qua trang thuvienphapluat.vn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về xưng hô trong VBHC tiếng Việt để làm sáng tỏ một phần xưng hô của VBHC và giao tiếp trong lĩnh vực hành chính. Từ đó góp phần xây dựng khuôn mẫu của VBHC để chuẩn hóa VBHC tiếng Việt.
  5. 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện luận án này, chúng tôi hướng tới những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lí luận cần thiết về xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ: khái niệm xưng hô, phương tiện dùng để xưng hô, chức năng của xưng hô, các nhân tố chi phối đến xưng hô trong giao tiếp. - Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về VBHC: khái niệm, chức năng, đặc điểm của VBHC và phân loại VBHC tiếng Việt. - Khảo sát và phân loại các biểu thức ngôn ngữ và cách thức xưng, hô trong VBHC tiếng Việt. - Phân tích, miêu tả các biểu thức xưng hô, cách xưng hô trong VBHC tiếng Việt. - Phân tích và đánh giá về tính tương thích, lịch sự trong xưng hô của VBHC tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chính như sau: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích diễn ngôn kết hợp với các thủ pháp: thủ pháp so sánh, thủ pháp mô hình hóa, thủ pháp khảo sát, thống kê ngôn ngữ học. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp về lí luận - óp phần làm sâu sắc và phong phú lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ, những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ hành chính nói chung. - óp phần làm sáng tỏ lí thuyết về xưng hô trong giao tiếp: biểu thức ngôn ngữ để xưng hô, cách thức xưng hô, tính quy phạm về lịch sự trong xưng hô. 5.2. Đóng góp về thực tiễn - Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu tiếng Việt và dạy học tiếng Việt, nhất là ở phần phong cách ngôn ngữ hành chính. - Với những kết quả cụ thể đạt được, luận án góp phần chuẩn hóa về mặt ngôn từ trong việc soạn thảo, ban hành VBHC tiếng Việt. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận; - Chương 2: Xưng trong văn bản hành chính tiếng Việt; - Chương 3: Hô trong văn bản hành chính tiếng Việt và một số vấn đề trong quan hệ giữa xưng và hô ở văn bản hành chính tiếng Việt.
  6. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ xưng hô 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trước hết là nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ - văn hóa và ngôn ngữ - nhân chủng học, với những nhà nghiên cứu tiêu biểu như: W.Von Humboldl (Về sự khác biệt của thiết chế ngôn ngữ loài người), Friedrich Engels (Nguồn gốc của gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước) v.v...Kế tiếp là phải kể đến các quan điểm của các nhà ngôn ngữ học cấu trúc như: M.B.Emeneau Studies in Vietnamese Grammar (1951), L.C.Thompson A Vietnamese Grammar và A Vietnamese Reference Grammar (1965)... Với khuynh hướng cấu trúc, các tác giả M.B.Emeneau và L.C.Thompson đã chỉ ra được các “chất liệu”, các “phương tiện vật chất” cơ bản được dùng để thực hiện hành vi xưng hô trong tiếng Việt, đó là các “đại từ nhân xưng” (personal pronouns), đồng thời đã phân chia đại từ nhân xưng thành hai nhóm: đại từ xưng hô chuyên dụng và đại từ xưng hô lâm thời. Gần với đề tài luận án là hướng nghiên cứu theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng của tác giả Lương Văn Hy (1990) với công trình nghiên cứu về Thực dụng diễn từ và ý nghĩa ngữ học - hệ thống quy chiếu về người trong tiếng Việt. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Các tác giả Nguyễn Văn Chiến trong Lớp từ xưng hô tiếng Việt trong lí thuyết và thực tế đối với các ngôn ngữ khác loại hình hay Nguyễn Phú Phong trong Đại từ nhân xưng tiếng Việt đã dành cho lớp từ xưng hô tiếng Việt một vị trí thích đáng. Các luận án tiến sĩ của Phạm Ngọc Thưởng, Phạm Ngọc Hàm, Lã Thị Thanh Mai, Nguyễn Minh Thuyết, Kim Young Soo và Hoàng Anh Thi đã nghiên cứu về đặc điểm xưng hô trong ngôn ngữ của một dân tộc, hoặc so sánh đối chiếu xưng hô trong hai ngôn ngữ với nhau. Những công trình này chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt về hệ thống từ xưng hô và đặc điểm trong cách xưng hô của các dân tộc. Những đặc điểm đó gắn liền với các đặc điểm văn hóa dân tộc. Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu về xưng hô và từ xưng hô trong nội bộ tiếng Việt, nhưng quan tâm đến sự khác biệt trong xưng hô giữa các phương ngữ như luận án tiến sĩ của Lê Thanh Kim, luận án tiến sĩ của Bùi Minh Yến. Dưới góc độ của Ngôn ngữ học xã hội, tác giả Nguyễn Văn Khang đã phân xuất 13 cách xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra r ng có nhiều nhân tố tác động đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô, trong đó có bối cảnh cụ thể, có nhân tố quyền lực và thân hữu. Tuy nhiên, đây mới là những nhận định về xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung, cần được vận dụng cụ thể vào từng lĩnh vực giao tiếp, trong đó có giao tiếp thông qua VBHC.
  7. 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn bản hành chính tiếng Việt 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở trên thế giới chưa có công trình nào nghiên cứu về VBHC tiếng Việt và xưng hô trong VBHC tiếng Việt 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Những nghiên cứu về VBHC có thể tập hợp thành ba loại: Thứ nhất là những công trình bàn về quy cách và kĩ thuật soạn thảo VBHC. Đó là các công trình của Bùi Khắc Việt, Nguyễn Văn Thâm. Những công trình này hướng đến kĩ thuật xây dựng VBHC ở nhiều phương diện khác nhau nhưng ít quan tâm tới việc sử dụng từ ngữ xưng hô. Thứ hai là những công trình về phong cách học tiếng Việt, tiêu biểu là Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú... Ở những công trình này, nhiều phương diện khác nhau trong VBHC được nghiên cứu nhưng từ xưng hô và cách xưng hô chưa được quan tâm thích đáng hoặc không được đề cập đến. Thứ ba là những công trình dành riêng cho những phương diện bộ phận, có tính chuyên sâu của VBHC, trong đó có luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thanh Nga, Vũ Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Hà. Tuy thế, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề xưng hô trong VBHC. Có thể nhận thấy, số lượng các công trình nghiên cứu hay giảng dạy về VBHC không phải là ít, nhưng vấn đề xưng hô trong VBHC chưa được quan tâm đến, chưa có công trình nào dành riêng cho từ ngữ xưng hô, cách thức xưng hô và những vấn đề liên quan đến xưng hô trong VBHC tiếng Việt.. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ 1.2.1.1. Khái niệm xưng hô Theo Từ điển tiếng Việt: Xưng hô là: “Tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”. Từ định nghĩa này, chúng tôi quan niệm Xưng là hành động mà người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết r ng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong cuộc hội thoại, là tập hợp những cách thức mà người nói dùng để chỉ người đối thoại với mình (ngôi 2). Còn xưng hô là hành động của ngôn ngữ mà người nói tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi họ đang giao tiếp với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ. 1.2.1.2. Phương tiện dùng để xưng hô trong giao tiếp Quan hệ vai giao tiếp là cốt lõi của việc xưng hô. Nếu như việc xưng hô chỉ đơn giản là để thể hiện vai người nói và vai người nghe thì hệ thống từ xưng hô chỉ cần có bốn từ để biểu hiện 4 yếu tố:
  8. 5 Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Số ít Số nhiều Số ít Số nhiều Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Tùy theo ngữ cảnh mà tiếng Việt còn dùng các phương tiện sau để xưng hô: tên riêng; các danh từ thân tộc; các từ chỉ chức nghiệp như: bác sĩ, giáo sư, chủ tịch, giám đốc, thủ tướng, thầy, cụ bá, ông lí, ông cựu, ông bát…; những từ chuyên dùng để xưng hô như: ngài, trẫm, lão, thần, khanh, ngu đệ, hiền đệ, ngu huynh, hiền huynh, bỉ nhân, tại hạ, các hạ, túc hạ, tiên sinh…; một số tổ hợp dân dã như: anh cò, anh hĩm, chị đỏ…” Tác giả Nguyễn Văn Khang đã đưa ra 13 kiểu xưng hô thường gặp trong giao tiếp như sau: (1) Xưng hô bằng tên; (2) Xưng hô bằng họ;(3) Xưng hô bằng họ + tên; (4) Xưng hô bằng tên đệm + tên; (5) Xưng hô bằng họ + tên đệm + tên; (6) Các đại từ nhân xưng; (7) Các từ thân tộc dùng làm từ xưng hô; (8) Các từ khác được dùng làm từ xưng hô; (9) Gọi bằng một trong các chức danh; (10) Gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh; (11) Gọi bằng tên của người thân thuộc (chồng, vợ, con); (12) Gọi bằng các kết hợp khác nhau (ví dụ: chức danh + tên, chức danh + họ tên, từ xưng hô + họ + tên/tên); (13) Không xuất hiện các từ xưng hô trong giao tiếp (khuyết vắng từ xưng hô) Theo tác giả Trần Kim Phượng: “Các từ xưng hô trong tiếng Việt gồm 2 nhóm cơ bản: 1. Đại từ nhân xưng chính danh và 2. Đại từ nhân xưng lâm thời…Trong môi trường sử dụng nhất định, các từ xưng hô có thể được chia thành hai loại: Xưng hô theo quy thức: trong những không gian như trên lớp học (cô, thầy/em, con); ở tòa án (quý tòa/bị cáo), trong cuộc họp (thưa giám đốc, thưa bà,...)... thường theo quy định bắt buộc, mang tính khách quan. Xưng hô không theo quy thức: dùng trong giao tiếp đời thường (nhóm này vô cùng phong phú, nhìn chung, chúng mang đậm màu sắc cá nhân, không mang tính chất trang trọng)”. Cách xưng hô (9), (12) trong quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Khang thường được dùng trong giao tiếp hành chính, còn (10) được dùng trong giao tiếp hành chính đặc biệt trọng thể. Bởi vì VBHC thường mang tính quy phạm, ngôn từ sử dụng cũng phải trong sáng, trang trọng. 1.2.1.3. Chức năng của xưng hô trong giao tiếp a. Chức năng định vị Chức năng định vị của xưng hô có tác dụng tự bộc lộ vị thế của các nhân vật giao tiếp. Đó là vị thế trên hay dưới, hoặc ngang b ng giữa các nhân vật giao tiếp. Đồng thời biểu thị mối quan hệ tương quan giữa người nói với người nghe. b. Chức năng chiếu vật Chức năng chiếu vật là chức năng quy chiếu vào các nhân vật giao tiếp (người nói tự quy chiếu về mình và quy chiếu đến người tham gia giao tiếp). Sự chiếu vật trong xưng hô là hướng tới người nói và người nghe. Đây là sự quy chiếu mang tính cụ thể và dễ dàng nhận biết.
  9. 6 c. Chức năng thể hiện quan hệ liên nhân Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau”. Cũng theo tác giả “Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục, trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (power), trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách (distance), còn gọi là trục thân cận (solidality)”. Giữa hai trục quyền uy và thân cận có sự tương ứng. Khoảng cách địa vị xã hội càng lớn thì con người càng khó gần gũi nhau. Tuy nhiên không phải bao giờ chúng cũng đi đôi với nhau bởi có những người địa vị xã hội cách xa nhau nhưng vẫn có thể thân mật, gần gũi với nhau được. Trong VBHC, xưng hô chủ yếu thực hiện chức năng thứ nhất và thứ hai, còn chức năng thứ ba hạn chế hơn. 1.2.1.4. Các nhân tố chi phối đến xưng hô trong giao tiếp Các nhân tố chi phối tới xưng hô là các nhân tố của hoạt động giao tiếp b ng ngôn ngữ, bao gồm: hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách thức giao tiếp. Tuy nhiên, với VBHC - một loại văn bản mang những nét đặc thù - việc xưng hô lại không hoàn toàn phụ thuộc vào tất cả những nhân tố trên hoặc nếu có phụ thuộc vào nhân tố nào đó thì lại phụ thuộc ở những mức độ khác nhau. 1.2.1.5. Lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ a. Các quan điểm về lịch sự của phương Tây Nhiều nhà dụng học phương Tây quan tâm nghiên cứu về lịch sự ở các góc độ khác nhau. B Fraser (1990) nhìn nhận phép lịch sự dưới góc độ của sự hợp tác hội thoại, xem lịch sự như là một nhân tố quan trọng quy định việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ dùng trong giao tiếp. Dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội, R.Lakoff cho r ng: “Lịch sự là giảm thiểu xung đột trong giao tiếp… có hai nguyên lí tổ chức ngôn ngữ: nguyên lí diễn đạt rõ ràng và nguyên lí lịch sự”. Vì vậy, cần thực hiện những quy tắc sau: không áp đặt (trong lễ nghi, ngoại giao); để ngỏ sự lựa chọn (trong giao tiếp thông thường); làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (trong trò chuyện thân mật). Theo G.Leech, phép lịch sự được xây dựng trên hai khái niệm tổn thất (cost) và lợi ích (benefit) gây ra cho người nói và người nghe. Cho nên mục tiêu của nó, như một nguyên tắc, là tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự (lịch sự tiêu cực), và tối đa hóa những lối nói lịch sự (lịch sự tích cực). Từ đó, tác giả đề ra những phương châm giao tiếp trong giao tiếp lịch sự: khéo léo, hào hiệp, tán đồng, khiêm tốn, thiện cảm. Theo P. Brown và S.C. Levinson, phép lịch sự trong giao tiếp liên quan đến thể diện (face) của người nói và người nghe. Điểm chung của những quan niệm trên về lịch sự là coi lịch sự chính là những chiến lược sử dụng ngôn ngữ để tránh né sự đụng độ và bất hòa trong giao tiếp.
  10. 7 b. Các quan điểm lịch sự của phương Đông Đối với người Nhật, theo Matsumoto (1988), văn hóa ứng xử hướng đến tập thể hơn là cá nhân do đó thể diện âm tính không đóng vai trò quan trọng trong ứng xử lịch sự. Cũng với cách nhìn tương tự về lịch sự, Gu (1990) cho r ng khái niệm lịch sự trong tiếng Trung hiện đại bắt nguồn từ khái niệm “Lễ” của Nho giáo. Khái niệm này được hiểu là sự tuân theo các quy tắc ứng xử của xã hội, thuộc về cấp độ xã hội, có sự áp đặt chuẩn mực lên mọi cá nhân. Trong tiếng Trung, khái niệm lịch sự hiện đại nghĩa là khiêm với mình và tôn kính với người. Điều này được phản ánh rất rõ ràng trong cách thức xưng hô, nói năng của người Trung Quốc khi họ luôn hạ thấp bản thân và tôn vinh người đối thoại trong giao tiếp. Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho r ng: “Trước hết, người ta có thể coi lịch sự như một chuẩn mực xã hội. Các nhà văn hóa thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành động xã hội có lễ độ hay là phép xã giao trong phạm vi văn hóa”. Tác giả Vũ Thị Thanh Hương khẳng định khái niệm lịch sự trong tiếng Việt có liên quan ít nhất với bốn khái niệm cơ bản là lễ phép, đúng mực, tế nhị và khéo léo...Tác giả kết luận: “Khái niệm lịch sự trong tiếng Việt bao hàm cả hai bình diện lịch sự: lịch sự chiến lược theo kiểu phương Tây và lịch sự chuẩn mực theo kiểu Trung Quốc”. 1.2.2. Khái quát về văn bản hành chính tiếng Việt 1.2.2.1. Khái niệm văn bản hành chính Chúng tôi quan niệm VBHC được hiểu theo nghĩa rộng là loại văn bản dùng trong các hoạt động tổ chức, quản lí và điều hành xã hội; thực hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế và các tổ chức, cơ quan khác với nhau, với công dân và ngược lại, giữa các công dân với nhau trên cơ sở pháp lí. Hiểu theo nghĩa rộng này, VBHC bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt và VBHC thông thường. Chủ thể ban hành VBHC là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các tổ chức cơ quan khác và cả của công dân nói chung. 1.2.2.2. Chức năng của văn bản hành chính VBHC gắn liền với hoạt động của Nhà nước, vừa là phương tiện vừa là sản phẩm của quá trình quản lí. Chính vì vậy, chức năng của VBHC về cơ bản là: chức năng thông tin, chức năng quản lí và chức năng pháp lí. 1.2.2.3. Đặc điểm của văn bản hành chính VBHC mang những đặc trưng sau: tính minh xác, tính khuôn mẫu, tính quy thức, tính quan phương và tính hiệu lực. 1.2.2.4. Phân loại văn bản hành chính a. Phân loại theo chủ thể ban hành văn bản Theo chủ thể ban hành văn bản, VBHC bao gồm:
  11. 8 - Văn bản của Đảng - Văn bản của các cơ quan Nhà nước - Văn bản của các đoàn thể, hiệp hội, tổ chức trong xã hội - Văn bản của cá nhân hay nhóm xã hội - Văn bản quy phạm pháp luật - Văn bản cá biệt - Văn bản hành chính thông thường 1.2.2.5. Văn bản hành chính tiếng Việt dưới góc độ xưng hô a. Văn bản hành chính chỉ có biểu thức xưng, mà không có biểu thức hô b. Văn bản hành chính có cả biểu thức xưng và biểu thức hô Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu dựa vào cách phân loại VBHC theo hiệu lực pháp lí, tính chất nội dung và tên loại văn bản để khảo sát. Tiểu kết chƣơng 1 Chương 1 của luận án, người viết tập trung trình bày hai vấn đề lớn: Một là Tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi đã điểm lại tình hình nghiên cứu đề tài, phân tích để chỉ ra những lĩnh vực có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án và khẳng định đề tài không trùng với bất kì nghiên cứu nào trước đó. Hai là Cơ sở lí luận, người viết đã hệ thống hóa một số nội dung chủ yếu như: lí thuyết về xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ, về VBHC. Những lí thuyết này sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về xưng hô trong tiếng Việt và những vấn đề cơ bản của VBHC để có cơ sở lí giải một cách cẩn trọng và thấu đáo toàn bộ cơ chế hoạt động của xưng hô trong VBHC tiếng Việt.
  12. 9 Chƣơng 2 XƯNG TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT 2.1. Khái niệm xưng trong văn bản hành chính Chúng tôi quan niệm: “Xưng trong VBHC được hiểu là cách mà chủ thể, người/đơn vị ban hành ra VBHC dùng biểu thức ngôn ngữ để thể hiện chính bản thân mình và do đó tự chịu trách nhiệm pháp lí về văn bản.” 2.2. Các biểu thức ngôn ngữ để xưng trong văn bản hành chính 2.2.1. Đại từ nhân xưng Dùng đại từ nhân xưng để xưng chỉ được sử dụng trong những VBHC thông thường do một cá nhân tạo lập để giao tiếp với một cá nhân hay một tập thể khác. Các đại từ nhân xưng này thể hiện tính trung hòa, lịch sự và chỉ dùng các đại từ nhân xưng: tôi (số ít), chúng tôi (số nhiều), em (số ít), chúng em (số nhiều). Ví dụ: “...Hôm nay, tôi viết đơn này xin được trình bày một việc như sau...” (Trích Đơn xin nghỉ phép của một cá nhân). 2.2.2.Danh từ chỉ chức vụ Dùng chức vụ để xưng chỉ được sử dụng trong VBHC thông thường có tính pháp lí do cá nhân có thẩm quyền ban hành. Để đảm bảo tính hiệu lực thì chức vụ cần phải được thể hiện rõ ràng, chính danh trong mỗi văn bản (danh chính, ngôn thuận). Tuy nhiên, chỉ có chức vụ cao nhất trong một cơ quan, đơn vị, tổ chức mới có thể dùng để xưng. Ví dụ: “… Tổng giám đốc chỉ thị các Phòng ban chức năng và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các công việc sau:..” (Trích Chỉ thị số: 95/CT-CT-KTKH ngày 17/4/2012 của Tổng giám đốc Công ti Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà về việc rà soát kiểm tra việc triển khai đầu tư và huy động vốn nhằm mục đích phát triển Dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội). 2.2.3. Tên riêng Đối với xưng b ng tên riêng (đầy đủ họ và tên) chỉ xuất hiện trong một số VBHC thông thường do một cá nhân tạo lập để giao tiếp với một cá nhân hay một tập thể khác nh m để trao đổi công việc mang tính cá nhân. Xưng b ng tên riêng không xuất hiện trong VBQPPL và VBCB. Xưng b ng tên riêng có những đặc thù riêng: Thứ nhất danh xưng gồm đầy đủ họ tên; Thứ hai danh xưng xuất hiện ở vị trí kết thúc văn bản (dưới phần kí tên) để đảm bảo tính chính danh của người tạo lập và chịu trách nhiệm về văn bản. Ví dụ: ...Tôi xin chân thành cảm ơn! Người làm đơn (Đã kí) Nguyễn Thị Hải Hà (Trích Đơn xin nghỉ phép của một cá nhân) 2.2.4. Biểu thức định danh cơ quan, đơn vị, tổ chức Đây là biểu thức xưng được sử dụng nhiều trong các loại VBHC có tính pháp lí cao do các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền ban hành như: VBQPPL, VBCB và một số thể loại trong VBHC thông thường như: chỉ thị, quy chế, thông báo, công văn,…Văn bản do cơ
  13. 10 quan nào đó ban hành sẽ do cơ quan đó xưng danh và do người đứng đầu cơ quan đó kí. Ví dụ: “...Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Tổng công ti, các cơ quan,...tổ chức thực hiện nghiêm chỉ thị này...” (Trích Chỉ thị số: 01/CT-UBND, ngày 23/01/2019 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019) 2.2.5. Biểu thức phối hợp từ chỉ chức vụ với tên riêng Cách xưng này xuất hiện trong tất cả các loại VBHC có tính pháp lí. Chủ thể chịu trách nhiệm về văn bản phải là cá nhân có thẩm quyền cụ thể xưng danh và kí tên dưới văn bản. Cá nhân ở đây có thể chính là chủ thể phát ngôn hay là người có thẩm quyền thay chủ thể phát ngôn chịu trách nhiệm về văn bản. Xưng phải rõ ràng, chính xác chức vụ và tên riêng (đầy đủ họ và tên) của chủ thể xưng. Cách xưng này thể hiện tính pháp lí, tính minh bạch và vị thế, quyền lực của chủ thể phát ngôn hay chủ thể chịu trách nhiệm về văn bản. Mô hình của biểu thức xưng như sau: Chức vụ + chữ kí + tên riêng (đầy đủ họ và tên) 2.2.6. Biểu thức phối hợp tên riêng với từ chỉ chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức Cách xưng này chỉ được sử dụng trong một số VBHC thông thường như: công văn, thư từ. Cá nhân ở đây thường là người đứng đầu một cơ quan, đơn vị, tổ chức và đại diện cho cơ quan, đơn vị, tổ chức để giao tiếp. Đây là cách xưng thể hiện tính minh bạch, địa vị và quyền lực của chủ thể phát ngôn. Mô hình của biểu thức xưng như sau: Tên riêng (đầy đủ họ và tên) + chức vụ + tên cơ quan, đơn vị, tổ chức (dạng đầy đủ) 2.2.7. Biểu thức phối hợp học hàm, học vị kết hợp với tên riêng, từ chỉ chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức. Cách xưng này chỉ xuất hiện trong một số VBHC thông thường do cá nhân đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức xưng danh thay mặt cho tập thể để giao tiếp với cá nhân hay tập thể khác. Đây là cách xưng thể hiện đầy đủ, chi tiết thông tin về chủ thể xưng, đồng thời khẳng định tính pháp lí, vị thế quyền lực của chủ thể xưng. Mô hình của biểu thức xưng như sau: Học hàm, học vị + tên riêng + chức vụ + tên cơ quan, đơn vị, tổ chức (dạng đầy đủ). 2.2.8. Biểu thức phối hợp từ chỉ chức vụ với tên cơ quan, đơn vị, tổ chức Cách xưng này xuất hiện trong tất cả các loại VBHC có tính pháp lí cao do các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành như: VBQPPL, VBCB và một số VBHC thông thường khác như: công điện, công văn, chỉ thị, thông báo,... Chủ thể xưng thường là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức thay mặt cho cơ quan, đơn vị, tổ chức để giao tiếp với cá nhân hay tập thể khác. Mô hình của biểu thức xưng như sau: Chức vụ + tên cơ quan, đơn vị, tổ chức (dạng đầy đủ hoặc rút gọn) Nhìn chung, ở mỗi loại VBHC khác nhau, việc dùng các biểu thức ngôn ngữ để xưng cũng có sự giống và khác nhau. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này.
  14. 11 Bảng 2.1. So sánh sự giống và khác nhau trong dùng các biểu thức ngôn ngữ để xưng ở các loại VBHC tiếng Việt Tên loại VBHC Giống nhau Khác nhau Văn bản quy -Dùng tên cơ quan dạng đầy đủ (không có yếu phạm pháp luật -Dùng chức vụ kết tố rút gọn). Văn bản cá biệt hợp với tên riêng - Có trường hợp dùng tên cơ quan dạng rút (đầy đủ họ và tên) để gọn để xưng. Văn bản hành xưng. - Dùng đại từ nhân xưng để xưng. chính thông -Dùng chức vụ kết - Dùng chức vụ để xưng. thường hợp với tên cơ quan, - Dùng tên riêng để xưng. đơn vị, tổ chức để - Dùng học hàm, học vị kết hợp với tên riêng, xưng. chức vụ, tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để xưng. - Dùng tên cơ quan, - Dùng tên riêng kết hợp với chức vụ và tên đơn vị, tổ chức để cơ quan, đơn vị, tổ chức để xưng. xưng. 2.3.Vị trí của biểu thức ngôn ngữ để xưng trong văn bản hành chính 2.3.1. Vị trí đầu văn bản Biểu thức ngôn ngữ để xưng trong VBHC thường xuất hiện ngay ở phần đầu văn bản sau quốc hiệu và các biểu thức ghi thời gian, địa điểm, tên văn bản. Xưng ở đầu văn bản bắt buộc phải có trong các VBQPPL, VBCB và một số thể loại của VBHC thông thường khác. Đây là những văn bản có tính pháp lí cao do các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành. Nếu là cá nhân xưng thì phải là người đứng đầu cơ quan và cần đảm bảo tính chính danh. Chủ thể phát ngôn cần thể hiện đúng, đủ chức vụ của mình trong hệ thống cơ quan, nhà nước. Nếu chủ thể xưng là cơ quan thì phải xưng đầy đủ tên cơ quan để đảm bảo tính chính xác, tường minh, pháp lí, khách quan. Vị trí xưng ở đầu văn bản mang tính khuôn mẫu theo quy định định của một số loại văn bản như: nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư,... 2.3.2. Vị trí kết thúc văn bản Xưng ở vị trí kết thúc văn bản là kiểu xưng chỉ có ở VBHC và bắt buộc phải có trong bất cứ VBHC nào. Kiểu xưng này được thể hiện ở chỗ cuối mỗi VBHC luôn có chữ kí, tên họ đầy đủ của một cá nhân kèm theo là vai trò hoặc chức vụ của cá nhân đó. Chữ kí trong VBHC không đơn thuần chỉ biểu thị chủ thể xưng là ai hoặc đại diện cho cơ quan, tổ chức nào mà quan trọng hơn là nó biểu thị tính pháp lí và người chịu trách nhiệm về văn bản. Người kí văn bản phải có đủ thẩm quyền và chịu trách nhiệm về nội dung văn bản mà mình kí. Xưng ở vị trí kết thúc văn bản có thể chia thành các trường hợp sau: a. Cá nhân kí tên với tư cách riêng Trường hợp này xuất hiện trong những văn bản có tính cá thể như đơn từ của cá nhân
  15. 12 với tư cách người viết (người tạo lập văn bản) đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm và khẳng định tính xác thực của văn bản. Ví dụ: Người viết đơn (Đã kí) Nguyễn Ánh Hồng (Trích Đơn xin phép nghỉ học của một học sinh) b. Cá nhân kí tên đại diện cho tập thể Trường hợp xưng này thường xuất hiện trong những văn bản pháp quy, do một cơ quan, đơn vị, tổ chức ban hành. Tuy chữ kí là của cá nhân song về nguyên tắc nó không mang danh nghĩa là của cá nhân mà chữ kí đó mang ý nghĩa chịu trách nhiệm và khẳng định tính xác thực của văn bản chứ không phải khẳng định cá nhân. Chủ thể kí tên đại diện cho một tập thể, cơ quan, tổ chức có thể là Thủ trưởng cơ quan hoặc cấp phó kí thay cho Thủ trưởng khi Thủ trưởng cơ quan vắng mặt hoặc kí những văn bản về mảng công tác mình phụ trách. Ví dụ: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Đã kí) Nguyễn Văn Phóng (Trích Quyết định số 46/2018/QĐ-UBND, ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên) 2.3.3. Vị trí giữa văn bản Ngoài những vị trí đầu, kết thúc văn bản, biểu thức xưng (đầy đủ hay rút gọn) còn được sử dụng ở giữa văn bản (n m trong nội dung văn bản). Biểu thức xưng ở giữa văn bản có thể được lặp lại nhiều lần. 2.4. Xưng trong mối quan hệ với vị thế giao tiếp 2.4.1. Vị thế ngang bằng Vị thế ngang b ng trong giao tiếp ở VBHC là vị thế giữa chủ thể phát ngôn và khách thể tiếp nhận văn bản phải ngang nhau. Nếu chủ thể phát ngôn và khách thể tiếp nhận văn bản là cá nhân thì giữa hai cá nhân phải có địa vị và chức vụ ngang nhau theo quy định trong hệ thống các cơ quan, đơn vị, tổ chức của bộ máy quản lí Nhà nước. Còn nếu chủ thể phát ngôn và khách thể tiếp nhận văn là cơ quan, đơn vị, tổ chức thì phải là những cơ quan, đơn vị, tổ chức cùng cấp hoặc ngang cấp theo quy định trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. a. Chủ thể phát ngôn là cá nhân Thứ nhất là dùng đại từ nhân xưng tôi để xưng. Thứ hai là dùng tên riêng để xưng. Thứ ba là dùng chức vụ kết hợp với tên riêng (đầy đủ họ và tên) để xưng. Thứ tư là dùng chức vụ kết hợp với tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để xưng. b. Chủ thể phát ngôn là cơ quan, đơn vị, tổ chức Dùng biểu thức định danh cơ quan, đơn vị, tổ chức ở dạng đầy đủ hoặc dạng rút gọn để xưng. Đây là cách xưng được sử dụng nhiều trong VBHC. Chủ thể phát ngôn đại diện cho cơ quan, đơn vị, tổ chức để giao tiếp. Nói chung, xưng ở vị thế ngang b ng trong
  16. 13 VBHC là xưng theo quy thức, đó là kiểu xưng lịch sự, có tính chuẩn mực, khách quan, trung hòa và tuân thủ theo những quy định của pháp luật. 2.4.2. Vị thế của vai trên đối với vai dưới a. Chủ thể phát ngôn là cá nhân Khi xưng, để thể hiện tính lịch sự, địa vị quyền lực và vị thế, chủ thể phát ngôn (vai trên) thường dùng: Thứ nhất là đại từ nhân xưng tôi để xưng. Thứ hai là dùng chức vụ để xưng. Thứ ba là dùng chức vụ kết hợp với tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để xưng. Thứ tư là dùng tên riêng (đầy đủ họ và tên) để xưng. Thứ năm là dùng chức vụ kết hợp tên riêng (đầy đủ họ và tên) để xưng. Thứ sáu là dùng học hàm (học vị), kết hợp với tên riêng (đầy đủ họ tên), chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để xưng. Thứ bảy là dùng tên riêng kết hợp với chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để xưng. b. Chủ thể phát ngôn là cơ quan, đơn vị, tổ chức Dùng biểu thức định danh cơ quan, đơn vị, tổ chức dạng đầy đủ hoặc rút ngọn để xưng. Đây là cách xưng được sử dụng phổ biến trong VBHC vì có tính pháp lí cao. Cách xưng này mang đến một sắc thái về quyền uy của tập thể, chứ không chỉ một cá nhân nào. Mặt khác nó còn thể hiện tính pháp lí và vị thế quyền lực của chủ thể phát ngôn. 2.4.3. Vị thế của vai dưới đối với vai trên a. Chủ thể phát ngôn là cá nhân Thứ nhất là dùng đại từ nhân xưng tôi, em để xưng. Thứ hai là dùng tên riêng (đầy đủ họ và tên) để xưng. b. Chủ thể phát ngôn là cơ quan, đơn vị, tổ chức Dùng biểu thức định danh cơ quan, đơn vị, tổ chức dạng đầy đủ hoặc rút gọn để xưng. Cách xưng này thể hiện tính tập thể, tính khách quan, tính pháp lí của chủ thể phát ngôn. Tiểu kết chƣơng 2 Chương 2 của luận án đã tập trung vào việc tìm hiểu vấn đề xưng trong VBHC. Cụ thể, chúng tôi đã tập trung làm rõ các điểm sau: Một là, về khái niệm xưng trong VBHC được hiểu là cách mà chủ thể ban hành ra văn bản, người/đơn vị ban hành ra VBHC dùng biểu thức ngôn ngữ để thể hiện chính bản thân mình và do đó tự chịu trách nhiệm pháp lí về văn bản. Hai là các biểu thức ngôn ngữ để xưng trong VBHC. Qua khảo sát, VBHC sử dụng các biểu thức ngôn ngữ để xưng như: dùng đại từ nhân xưng; dùng đại từ nhân xưng kết hợp với tên riêng; dùng tên riêng để xưng; dùng chức vụ để xưng; dùng chức vụ kết hợp với tên riêng để xưng; dùng tên riêng kết hợp với chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để xưng; dùng chức vụ kết hợp với tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để xưng; xưng b ng tên cơ quan, đơn vị, tổ chức. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, những từ dùng để xưng trong VBHC không phong phú, đa dạng như trong giao tiếp đời sống xã hội, nhưng luôn luôn tường minh và xác định. Ba là, vị trí của biểu thức xưng trong VBHC khá linh hoạt, có thể ở đầu, ở giữa và
  17. 14 nhất là ở chỗ kết thúc văn bản (phần kí tên). Vị trí xưng phụ thuộc nhiều vào từng loại VBHC. Mỗi loại VBHC, với những nội dung chuyên biệt sẽ có cách xưng riêng mà thể hiện ở vị trí của biểu thức xưng trong văn bản. Bốn là, xưng trong mối quan hệ với vị thế giao tiếp được xét ở các phương diện như: vị thế ngang b ng, vị thế của vai dưới đối với vai trên, vị thế của vai trên đối với vai dưới. Xưng trong VBHC tuân thủ đúng vị thế và mang tính xác định ngôi thứ ổn định. Chƣơng 3 HÔ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG QUAN HỆ GIỮA XƢNG VÀ HÔ Ở VBHC TIẾNG VIỆT 3.1. Hô trong văn bản hành chính tiếng Việt 3.1.1. Khái niệm “hô” trong văn bản hành chính Từ những nghiên cứu về hô trong giao tiếp nói chung và trong văn bản nói riêng, chúng tôi đưa ra quan niệm về hô trong VBHC: “Hô trong VBHC được hiểu là cách mà chủ thể ban hành ra văn bản, người/đơn vị ban hành ra VBHC dùng biểu thức ngôn ngữ để thể hiện đối tượng đang giao tiếp với mình - đối tượng tiếp nhận và thực thi văn bản.” 3.1.2. Các biểu thức ngôn ngữ để hô trong văn bản hành chính 3.1.2.1. Từ hô gọi chung Từ hô gọi chung dùng để hô trong VBHC xuất phát từ danh từ thân tộc và chỉ chiếm một số lượng ít trong hệ thống danh từ thân tộc của tiếng Việt. Chỉ có những từ có tính trang trọng, lịch sự, trung hòa là: ông/bà, anh/chị hoặc đồng chí được dùng để hô. Những từ này chỉ dùng để hô ở VBHC thông thường và một số VBCB. Trong VBQPPL không dùng từ hô gọi chung để hô. Các từ ông/bà, anh/chị được dùng để hô trong VBHC không thể hiện mối quan hệ thân tộc mà thể hiện sự tôn trọng của chủ thể phát ngôn dành cho khách thể tiếp nhận văn bản. 3.1.2.2. Danh từ chỉ chức vụ, chức danh, nghề nghiệp Cũng như xưng, loại danh từ được dùng để hô là các danh từ chỉ chức vụ. Chức vụ là danh từ vừa thể hiện đối tượng được hô đồng thời thể hiện rất rõ vị thế, quyền uy và tính trang trọng, lịch sự. Ngoài các danh từ chỉ chức vụ, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp cũng được sử dụng để hô. Khách thể tiếp nhận văn bản là một đối tượng hay một nhóm đối tượng cụ thể. Dùng chức danh, nghề nghiệp của khách thể tiếp nhận văn bản để hô thể hiện tính trang trọng, lịch sự. 3.1.2.3. Biểu thức định danh cơ quan, đơn vị, tổ chức Khách thể tiếp nhận và thực thi văn bản là một tập thể. Việc dùng biểu thức định cơ quan, đơn vị, tổ chức để hô càng làm tăng thêm tính trách nhiệm trong thực thi văn bản. Tùy từng loại VBHC khác nhau, biểu thức hô b ng tên cơ quan, đơn vị, tổ chức có thể ở dạng
  18. 15 đầy đủ, rút gọn hoặc khái quát. Cách hô này thể hiện tính tập thể, khách quan, pháp lí của khách thể tiếp nhận văn bản. 3.1.2.4. Biểu thức phối hợp từ hô gọi chung với tên riêng Ngoài việc dùng biểu thức định danh cơ quan, đơn vị, tổ chức để hô, trong giao tiếp b ng VBHC còn dùng từ hô gọi chung ông/ bà, anh/ chị và đồng chí kết hợp với tên riêng (đầy đủ họ và tên) để hô. Cách hô này chỉ xuất hiện trong VBHC thông thường và VBCB vì trong VBHC thông thường và VBCB đối tượng tiếp nhận và thực thi văn bản luôn cụ thể, xác định. Mô hình của biểu thức hô này như sau: Từ hô gọi chung + tên riêng (đầy đủ họ và tên) 3.1.2.5. Biểu thức phối hợp từ hô gọi chung với tên riêng, chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức Trong giao tiếp b ng VBHC, để thể hiện tính cụ thể, chính xác, sự tôn trọng vị thế, quyền lực của khách thể tiếp nhận và thực thi văn bản, chủ thể phát ngôn còn dùng từ hô gọi chung kết hợp với tên riêng, chức vụ và tên cơ quan, đơn vị tổ chức để hô. Đây còn là cách hô nh m đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực thi văn bản. Mô hình của biểu thức hô như sau: Từ hô gọi chung + tên riêng + chức vụ + tên cơ quan, đơn vị, tổ chức. 3.1.2.6. Biểu thức phối hợp từ hô gọi chung với chức vụ Trong giao tiếp b ng VBHC, để hạn chế sự lặp lại cách hô trong một văn bản mà vẫn đảm bảo được tính lịch sự, tính chính xác, sự tôn trọng đối với khách thể tiếp nhận và thực thi văn bản, chủ thể phát ngôn thường dùng từ hô gọi chung kết hợp với danh từ chỉ chức vụ để hô. Mô hình của biểu thức hô như sau: Từ hô gọi chung + chức vụ 3.1.2.7. Biểu thức phối hợp từ hô gọi chung với chức vụ ơ q a đơ ị, tổ chức Đây là cách hô thể hiện tính lịch sự, sự tôn trọng địa vị, quyền lực của chủ thể phát ngôn dành cho khách thể tiếp nhận và thực thi văn bản, đồng thời cũng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực thi văn bản. Mô hình của biểu thức hô như sau: Từ hô gọi chung + chức vụ + tên cơ quan, đơn vị, tổ chức 3.1.2.8. Biểu thức phối hợp chức vụ với tên riêng. Đây là cách hô nh m đề cao địa vị, quyền lực của khách thể tiếp nhận văn bản. Trong VBQPPL và VBCB không sử dụng cách hô này. Vị trí hô thường xuất hiện ở đầu văn bản (sau phần Kính gửi:...). Mô hình của biểu thức hô như sau:
  19. 16 Chức vụ + tên riêng (đầy đủ họ và tên) 3.1.2.9. Biểu thức phối hợp chức vụ với tên cơ quan, đơn vị, tổ chức Ngoài việc dùng danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, học hàm, học vị để hô, trong giao tiếp b ng VBHC còn dùng danh từ chỉ chức vụ kết hợp với tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để hô. Mô hình của biểu thức hô như sau: Chức vụ + tên cơ quan, đơn vị, tổ chức Như vậy, trong giao tiếp b ng VBHC, dùng biểu thức phối hợp chức vụ với tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để hô khách thể tiếp nhận và thực thi văn bản vừa đảm bảo tính lịch sự, tính pháp lí vừa đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trong việc tiếp nhận và thực thi văn bản. 3.1.2.10. Biểu thức phối hợp chức vụ vớ ơ q a đơ ị, tổ chức và tên riêng Đây là cách hô chỉ xuất hiện trongVBHC thông thường mà khách thể tiếp nhận văn bản là một cá nhân cụ thể có thẩm quyền thực thi văn bản. Mô hình của biểu thức hô như sau: Chức vụ + tên quan, đơn vị, tổ chức + tên riêng (đầy đủ họ và tên) 3.1.2.11. Biểu thức phối hợp học hàm, học vị, danh hi u cao quý với tên riêng Đây là cách hô chỉ xuất hiện trong VBHC thông thường. Cách hô này thể hiện tính chính xác, cụ thể, sự kính trọng và đề cao của chủ thể phát ngôn dành cho khách thể tiếp nhận văn bản đã đạt được học hàm, học vị, hay danh hiệu cao quý cụ thể. Mô hình của biểu thức hô như sau: Học hàm, học vị, danh hiệu cao quý + tên riêng (đầy đủ họ và tên) 3.1.2.12. Biểu thức phối hợp học hàm, học vị, danh hiệu cao quý với tên riêng, chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức. Đây là cách hô chỉ xuất hiện trong VBHC thông thường. Cách hô này thể hiện tính chính xác, sự tôn kính của chủ thể phát ngôn dành cho khách thể tiếp nhận văn bản. Mô hình của biểu thức hô này như sau: Học hàm, học vị,.. + tên riêng (đầy đủ họ và tên) + tên cơ quan, đơn vị, tổ chức Nhìn chung, ở mỗi loại VBHC khác nhau, việc dùng các biểu thức ngôn ngữ để hô cũng có sự giống và khác nhau. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này.
  20. 17 Bảng 3.1. So sánh sự giống và khác nhau trong dùng các biểu thức ngôn ngữ để hô ở các loại VBHC tiếng Việt Tên loại VBHC Giống nhau Khác nhau Văn bản quy - Dùng chức vụ để hô phạm pháp luật - Dùng chức vụ - Không dùng từ hô gọi chung ông/bà hoặc đồng chí kết kết hợp với tên hợp với tên riêng, chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ cơ cơ quan, chức để hô. đơn vị, tổ chức - Không dùng từ hô gọi chung ông/bà hoặc đồng chí kết dạng đầy đủ, hợp với chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để hô. rút gọn hoặc - Không dùng từ hô gọi chung kết hợp với tên riệng để nói khái quát hô. Văn bản cá biệt để hô. - Không dùng chức vụ để hô Văn bản hành - Dùng từ hô gọi chung để hô. chính thông - Dùng tên của - Dùng từ hô gọi chung ông/bà hoặc đồng chí kết hợp thường cơ quan, đơn với chức vụ để hô. vị, tổ chức - Dùng chức danh, nghề nghiệp để hô. dạng đầy đủ, - Dùng chức vụ kết hợp với tên riêng để hô rút gọn hoặc - Dùng chức vụ kết hợp với tên cơ quan, đơn vị, tổ chức nói khái quát và tên riêng để hô. để hô. - Dùng học hàm, học vị, danh hiệu cao quý kết hợp với tên riêng để hô. - Dùng học hàm, học vị hay danh hiệu cao quý kết hợp với tên riêng, chức vụ và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức để hô. 3.1.3. Vị trí của biểu thức ngôn ngữ để hô trong văn bản hành chính 3.1.3.1. Vị trí đầu văn bản Biểu thức hô thường được đặt ở ngay phần đầu văn bản trong phần Kính gửi:..., sau quốc hiệu hoặc tên văn bản. Kiểu đặt vị trí của biểu thức hô này có thể được dùng trong các văn bản thông dụng trong đời sống như: công văn, thông báo, giấy triệu tập, thư mời, phiếu chuyển, các loại đơn từ…, và những vấn đề được trình bày trong văn bản là những vấn đề của một cá nhân hay tập thể. Với các loại văn bản này, chủ thể hô luôn luôn phải xác định được rõ ràng và chính xác khách thể nhận, nơi nhận văn bản để hô. Khách thể được hô trong văn bản có thẩm quyền giải quyết những đề đạt, nguyện vọng, mong muốn của chủ thể xưng trình bày sau đó. 3.1.3.2. Vị trí giữa văn bản Trong VBHC, biểu thức hô xuất hiện ở phần giữa văn bản (nội dung văn bản) cũng rất phổ biến. Vị trí của biểu thức hô này thường đứng sau biểu thức xưng và n m ở đầu, giữa, cuối nội dung văn bản. Cách hô này xuất hiện trong các văn bản như: chỉ thị, thông tư, công điện, …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2