intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm chỉ ra đặc điểm của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh về cấu tạo (các loại từ, mô hình cấu tạo). Chỉ ra được các đặc điểm định danh của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh. Luận án hướng tới mục đích rút ra được các nét sắc thái văn hóa của người Nghệ Tĩnh được phản ánh qua lớp từ ngữ đó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ PHƯỚC MỸ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ NGHỀ NÔNG NGHỆ TĨNH Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 9220102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2020
  2. Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH Phản biện 1. Phản biện 2. Phản biện 3. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Địa điểm: Trường Đại học Vinh Thời gian: Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội. Trên bình diện xã hội, ngôn ngữ không chỉ phản ánh đặc điểm chung của cộng đồng dân tộc, mà còn phản ánh những nét riêng của các vùng dân cư, các ngành nghề khác nhau, vì thế tạo nên tính thống nhất nhưng đa dạng của ngôn ngữ. Trong những sự khác biệt đó, có tiếng địa phương, tiếng nghề nghiệp, được phản ánh tạo thành những lớp từ vựng địa phương, từ nghề nghiệp. 1.2. Khi nghiên cứu sự thống nhất và đa dạng của ngôn ngữ dân tộc, trên bình diện chung cũng như đi vào những phương diện cụ thể, thì việc tìm hiểu từ vựng ngôn ngữ toàn dân hay khảo sát lớp từ phương ngữ địa lí cũng như từ vựng phương ngữ xã hội để thấy được đặc điểm chung, sự giao thoa và những khác biệt về mặt từ vựng giữa các loại vốn từ là điều hết sức cần thiết. Trong bối cảnh nghiên cứu chung ấy, tiếp sau việc nghiên cứu lớp từ toàn dân, từ ngữ địa phương, thuật ngữ có nhiều thành tựu thì việc nghiên cứu từ nghề nghiệp cũng cần được chú ý thích đáng. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều nghề truyền thống đã mất đi, một số ngành nghề cổ truyền cũng dần mai một, kéo theo đó, một số từ ngữ nghề nghiệp cũng dần đi vào quên lãng. Cho nên, việc khảo sát, thu thập vốn từ nghề nghiệp và nghiên cứu đặc điểm lớp từ này trong liên hệ với văn hóa là việc làm không những cần thiết mà còn là cấp thiết, không chỉ về mặt ngôn ngữ mà cả về mặt văn hóa đặc trưng. 1.3. Việt Nam là nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời. Văn hóa của người Việt gắn liền với văn hóa nông nghiệp. Trong đó, nghề nông đóng vai trò quan trọng và có vị trí đặc biệt trong sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, do nghề nông truyền thống sản xuất phân tán, lạc hậu, gắn với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác từng vùng nên mỗi địa phương lại có những lớp từ ngữ riêng mang đặc điểm nghề nghiệp, chỉ quen dùng giữa những người làm nghề, trong vùng phương ngữ. Cho nên, khảo sát, nghiên cứu từ nghề nghiệp nói chung, từ ngữ nghề nông nói riêng của từng vùng là cần thiết. 1.4. Nghệ Tĩnh là vùng có đặc điểm phương ngữ, văn hóa riêng. Ngoài sự tác động của điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, người làm nghề có thói quen và những kĩ thuật canh tác riêng nên đã có những từ ngữ nghề nông khác các vùng khác thì họ còn là những cư dân cùng nói tiếng Nghệ, thứ tiếng địa phương mang những đặc điểm khác biệt với ngôn ngữ toàn dân và tiếng địa phương vùng phương ngữ khác nên từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh cũng mang dấu ấn phương ngữ riêng. Khảo sát,
  4. 2 thu thập, nghiên cứu từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh không chỉ cho thấy đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của một lớp từ nghề nghiệp mà kết quả nghiên cứu còn góp phần cho thấy sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ dân tộc. Đó cũng là lí do chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát một số nét đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh trên các phương diện cơ bản (cấu tạo, ngữ nghĩa - định danh, văn hóa) đối với các lớp từ ngữ đã khảo sát được theo những tiêu chí nhất định. Các lớp từ cụ thể là: lớp từ chỉ công cụ, phương tiện, các loại giống, các loại đất canh tác nghề nông; lớp từ chỉ qui trình, hoạt động sản xuất nông nghiệp; lớp từ chỉ sản phẩm, thành phẩm; lớp từ chỉ môi trường, thời vụ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vốn từ ngữ nghề nông từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa, trong đó, ở bình diện ngôn ngữ, luận án nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa - định danh của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng tới các mục đích sau: - Chỉ ra các đặc điểm về cấu tạo, định danh của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh; trên cơ sở đó, khái quát được những đặc trưng về văn hóa biểu hiện qua từ ngữ nghề nông. - Cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu phương ngữ xã hội và biên soạn từ điển từ nghề nghiệp (cụ thể là nghề nông), làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa vùng Nghệ Tĩnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Điều tra, điền dã thực tế thu thập từ ngữ nghề nông các vùng có nghề nông lâu đời và phát triển ở Nghệ Tĩnh. - Trình bày một cách tổng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp, từ ngữ chỉ nghề nông nói chung và từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh nói riêng; xác định và làm rõ các khái niệm, các vấn đề lí thuyết có liên quan làm cơ sở cho đề tài. - Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích đặc điểm cấu tạo của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh. - Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích đặc điểm ngữ nghĩa - định danh của từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh.
  5. 3 - Miêu tả, phân tích các đặc điểm, đặc trưng văn hóa thể hiện qua cấu tạo, nguồn gốc, định danh, ngữ nghĩa của từ ngữ nghề nghiệp nghề nghề nông Nghệ Tĩnh. 4. Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp chủ yếu sau: Phương pháp điều tra điền dã, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, miêu tả, phương pháp nghiên cứu liên ngành, thủ pháp so sánh. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Ý nghĩa lí luận - Với công trình này, lần đầu tiên vốn từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh được thu thập, phân loại có hệ thống, được phân tích, miêu tả cặn kẽ về cấu tạo và định danh. Dựa vào những cứ liệu cụ thể đó, các luận điểm về đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của vùng Nghệ Tĩnh đã được khái quát. - Đề tài đi sâu nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp theo hướng tiếp cận mới. Đây là hướng tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - văn hóa. Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thúc đẩy sự phát triển chuyên ngành Từ vựng học tiếng Việt. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Những ngữ liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo, bổ sung cần thiết cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Nghệ Tĩnh, cũng như công việc giảng dạy phương ngữ học nói chung, phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng ở các trường đại học. - Công trình cũng góp phần phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống ở vùng Nghệ Tĩnh thông qua việc giữ gìn những nét đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa nghề nông. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2. Đặc trưng cấu tạo của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh Chương 3. Đặc trưng định danh của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh Chương 4. Đặc trưng văn hóa biểu hiện qua từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh
  6. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tiểu dẫn Từ ngữ nghề nghiệp là sản phẩm giao tiếp mang tính nghề nghiệp. Nó vừa mang giá trị về mặt ngôn ngữ, vừa mang giá trị về mặt lịch sử, văn hóa. Cho tới nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công trình nghiên cứu về từ nghề nghiệp không nhiều và quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học về từ nghề nghiệp vẫn chưa có sự thống nhất. Bởi vậy, nghiên cứu về từ nghề nghiệp là một đòi hỏi mang tính cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn. Ở chương 1 của đề tài, chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề có tính chất lý thuyết liên quan đến từ ngữ nghề nghiệp nói chung, từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh nói riêng. Đây cũng là định hướng nghiên cứu cho luận án. 1.2. T ng uan t nh h nh nghiên cứu 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp 1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, vấn đề từ nghề nghiệp và những vấn đề có liên quan, ít nhiều đã được các nhà ngôn ngữ học Xô viết như: L. A. Kapanadze, A. V. Superanskaja, V. D. Bondaletop, IU. V. Rozdextvenxki nghiên cứu, bàn luận. Khi bàn về thuật ngữ, danh pháp, hai tác giả L. A. Kapanadze và A. V. Superanskaja đã đề cập khái quát đến từ ngữ nghề nghiệp, đặc biệt là vấn đề sự hình thành từ ngữ nghề nghiệp và tên gọi các đối tượng. Tuy nhiên, cả hai tác giả chưa bàn sâu về từ ngữ nghề nghiệp ở các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, định danh. Tác giả IU. V. Rozdextvenxki cho rằng từ điển bách khoa là một trong những cơ sở của giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp cũng như việc lựa chọn và giải thích vốn từ vựng nghề nghiệp. Như vậy, ta thấy rằng các nhà nghiên cứu nước ngoài khi bàn đến thuật ngữ hay danh pháp, địa danh, thường có nói đến từ ngữ nghề nghiệp. Từ ngữ nghề nghiệp được chỉ ra là từ ngữ của một nhóm người làm nghề, thường được sử dụng trong nhóm nghề đó; từ nghề nghiệp thường mang nghĩa chuyển, được dùng trong phong cách khẩu ngữ và mang tính biểu cảm. 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, quan niệm của các nhà Việt ngữ học về từ nghề nghiệp chưa có sự thống nhất; hiện nay vẫn có các cách hiểu khác nhau về phạm vi sử dụng của loại từ này. a. Xu hướng thứ nhất là giới thiệu về khái niệm, đặc điểm của từ ngữ nghề nghiệp và đề xuất các tiêu chí phân biệt nó với lớp từ toàn dân cũng như các lớp từ khác có liên quan. Các công trình tiêu biểu: Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Thị Châu, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
  7. 5 Phiến. Vì mang tính chất là giáo trình nên các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ mối quan hệ giữa từ ngữ nghề nghiệp với từ địa phương, thuật ngữ, tiếng lóng. Các nhà nghiên cứu cũng chưa có điều kiện nghiên cứu sâu từ ngữ nghề nghiệp ở các phương diện cấu tạo, đặc điểm về định danh, ngữ nghĩa từ bình diện ngôn ngữ và văn hóa. b. Xu hướng nghiên cứu thứ hai là nghiên cứu từ ngữ một số nghề truyền thống nhất định. Ngoài một số bài viết được công bố trên các tạp chí chuyên ngành cũng như các hội thảo khoa học về từ ngữ nghề nghiệp, đi theo hướng nghiên cứu này còn có một số khóa luận, luận văn thạc sĩ. Trong số các nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp, đề tài khoa học cấp viện của Viện Ngôn ngữ học Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng do tác giả Nguyễn Văn Khang làm chủ nhiệm đề tài là đáng chú ý. Tuy nhiên, công trình lại chưa đi sâu nghiên cứu ở phương diện định danh - một nhân tố quan trọng cho thấy những nét văn hóa làng nghề được phản ánh vào ngôn ngữ. Từ ngữ nghề nghiệp vùng phương ngữ Thanh - Nghệ Tĩnh, Đồng Tháp Mười (khoảng 15 năm lại nay) được nhiều người quan tâm nghiên cứu ở những mức độ khác nhau. Đáng chú ý hơn cả là hai công trình khoa học cấp bộ và cấp nhà nước do tác giả Hoàng Trọng Canh làm chủ nhiệm đề tài: Từ ngữ nghề nghiệp trong phương ngữ Nghệ Tĩnh (Bước đầu khảo sát các lớp từ nghề cá, nước mắm, muối); Nghiên cứu từ ngữ - văn hóa nghề biển Thanh - Nghệ Tĩnh và hai luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Dũng, Trần Hoàng Anh. Trên cơ sở một khối lượng lớn các từ ngữ nghề nghiệp thu thập được các tác giả đã đối sánh từ ngữ nghề nghiệp ở đây với từ toàn dân; đồng thời phân tích các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, sự phản ánh thực tại của các từ ngữ; chỉ ra nét đặc trưng của các lớp từ ngữ chỉ nghề nghiệp. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nông Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ nghề nông đã được công bố của các tác giả: Ngôn Thị Bích, Lê Viết Chung, Phan Thị Tố Huyền, Đỗ Thị Thảo, chúng tôi thấy rằng từ ngữ chỉ nghề nông chưa được quan tâm, nghiên cứu đúng mức, chưa có công trình nào thu thập, nghiên cứu về từ chỉ nghề nông một cách đầy đủ, hệ thống trên các bình diện về ngôn ngữ - văn hóa. 1.2.3. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu từ nghề nghiệp trong phương ngữ Nghệ Tĩnh với quy mô lớn nhỏ khác nhau, có liên quan đến đề tài đã được công bố. Các công trình nghiên cứu, các bài viết đó chủ yếu đề cập đến một vài nét khái quát về nghề nông Nghệ Tĩnh (ở các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, định danh, sự phản ánh thực tại của các từ, chỉ ra nét độc đáo của các lớp từ chỉ nghề nông ở một số địa phương cụ thể ở Nghệ Tĩnh) hoặc đi vào khảo sát một số tên gọi trong nghề nông ở Nghệ Tĩnh. Chưa có công trình nào được công bố thu thập, nghiên cứu vốn từ này
  8. 6 một cách đầy đủ, hệ thống trên tổng thể các bình diện của ngôn ngữ, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện từ nghề nông Nghệ Tĩnh nhìn từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa. Đây là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài này. 1.3. Cơ sở lí thuyết của đề tài 1.3.1. Những vấn đề chung về từ ngữ 1.3.1.1. Quan niệm về từ và các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt a. Quan niệm về từ tiếng Việt Khi bàn về khái niệm từ tiếng Việt, chúng tôi gặp rất nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ định nghĩa về từ như: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1990); Nguyễn Tài Cẩn (1975); Nguyễn Kim Thản (1977); Đỗ Hữu Châu (1981). Tuy quan niệm khác nhau ít nhiều nhưng các tác giả đã cung cấp cho những người quan tâm về từ tiếng Việt một cách hiểu tương đối đầy đủ về các phương diện của từ. Sự khác nhau trong các quan niệm về từ chủ yếu là do phương diện, góc nhìn khác nhau; nhấn mạnh mặt này hay mặt kia của từ. Tuy nhiên trong đề tài này để làm cơ sở cho việc thu thập và nghiên cứu từ nghề nghiệp nghề nông Nghệ Tĩnh, chúng tôi chỉ vận dụng các quan điểm của các tác giả, rút ra cách hiểu chung về từ: “Từ là một chỉnh thể nhỏ nhất, cố định, có nghĩa được dùng độc lập để tạo câu”. b. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt Trong tiếng Việt, có nhiều công trình bàn về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt. Tiêu biểu là công trình của Nguyễn Tài Cẩn (1975), Nguyễn Văn Tu (1968), Hồ Lê (1976), Đỗ Hữu Châu (1962, 1981), Nguyễn Thiện Giáp (1978), Hoàng Văn Hành (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Hà Quang Năng (1998)…Về yếu tố cấu tạo từ, các tác giả Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Hà Quang Năng đã chỉ ra hai loại yếu tố cấu tạo, gồm hình vị và hình tố. c. Mô hình cấu tạo từ tiếng Việt Căn cứ vào tiêu chí độc lập / không độc lập, có nghĩa / không có nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo từ và các kiểu quan hệ cấu tạo, chúng tôi khái quát thành các kiểu mô hình cấu tạo từ trong tiếng Việt. d. Các loại từ, xét về cấu tạo Đề tài vận dụng quan niệm về các loại từ mà Nguyễn Tài Cẩn đã đưa ra trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt để làm cơ sở cho việc thu thập, phân loại và nghiên cứu từ gồm: từ đơn, từ ghép và từ láy. 1.3.1.2. Quan niệm về ngữ và các kiểu cấu tạo ngữ tiếng Việt a. Quan niệm về ngữ tiếng Việt Hiện nay quan niệm về ngữ giữa các nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn gặp nhau, song sự khác biệt là không lớn. Để làm cơ sở cho việc khảo sát nghiên cứu của đề tài, chúng tôi dựa theo quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn về ngữ. Với cách hiểu
  9. 7 trên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu và tư liệu điều tra có được, ngữ chính phụ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh là loại đơn vị mà luận án này sẽ miêu tả cùng với các loại từ nghề nghiệp khác bởi vì các ngữ định danh chính phụ thường được cấu tạo để định danh trong ngữ chỉ nghề nghệp. b. Các kiểu mô hình cấu tạo ngữ tiếng Việt Mục đích của luận án không nhằm miêu tả mô hình cấu tạo các ngữ tiếng Việt mà chỉ vận dụng các mô hình đã có của các nhà nghiên cứu nên trong luận án này, khi xác định và miêu tả ngữ định danh nghề nông Nghệ Tĩnh, chúng tôi đều vận dụng mô hình cấu tạo đoản ngữ mà Nguyễn Tài Cẩn đã khái quát trong trong sách Ngữ pháp tiếng Việt (1975). 1.3.2. Những vấn đề chung về từ ngữ nghề nghiệp 1.3.2.1. Quan niệm từ nghề nghiệp Khi bàn về từ ngữ nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu đã có nhiều quan niệm khác nhau (như đã nói tới ở phần tổng quan). Trong luận án này, chúng tôi không đi sâu bàn về tất cả các vấn đề liên quan đến khái niệm từ nghề nghiệp mà chỉ vận dụng quan niệm của các tác giả đi trước, đưa ra một cách hiểu, áp dụng vào đề tài này. Từ ngữ nghề nghiệp là từ ngữ được dùng phổ biến, quen thuộc trong phạm vi những người cùng làm một nghề, có nội dung “chuyên môn” biểu thị - gọi tên công cụ, phương tiện, hoạt động, sản phẩm của nghề và chúng có nhiều loại, mức độ phạm vi sử dụng khác nhau. 1.3.2.2. Vị trí của từ nghề nghiệp trong từ vựng một ngôn ngữ Từ ngữ nghề nghiệp là lớp từ ngữ của những người làm nghề, được sử dụng hạn chế về mặt xã hội, thuộc phong cách khẩu ngữ. 1.3.2.3. Đặc điểm của từ nghề nghiệp Từ nghề nghiệp cũng mang đặc điểm chung của từ tiếng Việt, gồm ba loại từ cơ bản như trong tiếng Việt là từ đơn, từ ghép và từ láy. Tuy vậy, do sự phát triển của nghề là gắn với một vùng nhất định, cư dân làm nghề cũng nói tiếng nói chung quen thuộc mang tính phương ngữ của vùng và việc dùng từ nghề nghiệp là nhằm phục vụ cho công việc thuận tiện trong một nghề nào đó nên từ nghề nghiệp cũng có sự biến đổi về mặt ngữ âm như các từ địa phương và có sự biến đổi riêng, tạo thành những lớp từ ngữ riêng đặc trưng cho nghề. 1.3.2.4. Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các lớp từ khác a. Từ nghề nghiệp và từ toàn dân Từ nghề nghiệp và từ toàn dân tuy khác nhau về phạm vi sử dụng, đối tượng người dùng, nội dung phản ánh, phong cách sử dụng và vai trò đối với hệ thống ngôn ngữ dân tộc nhưng lại có mối quan hệ khăng khít, qua lại với nhau. b. Từ nghề nghiệp và từ địa phương Từ nghề nghiệp được sinh ra từ một nghề nào đó, thuộc phương ngữ xã hội. Từ
  10. 8 địa phương là từ quen dùng ở địa phương có sự khác biệt với ngôn ngữ toàn dân (thuộc phương ngữ địa lí). Tuy nhiên, giữa chúng có có quan hệ với nhau, vì ngôn ngữ nghề nghiệp của người làm nghề bao giờ cũng tồn tại trên một vùng địa lí nhất định. c. Từ nghề nghiệp và tiếng lóng Tiếng lóng là tên gọi “chồng lên” trên những tên gọi chính thức” còn từ nghề nghiệp là những đơn vị định danh trực tiếp gọi tên côngg cụ, hoạt động sản phẩm của nghề, thường không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân. d. Từ nghề nghiệp và thuật ngữ Thuật ngữ là từ ngữ chuyên môn khoa học chỉ khái niệm khoa học của một ngành, một lĩnh vực chuyên môn khoa học còn từ ngữ nghề nghiệp là từ ngữ của một nghề dùng chỉ công cụ, phương tiện, hoạt động và sản phẩm của nghề được người trong nghề dùng một cách quen thuộc. 1.3.3. Văn hóa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 1.3.3.1. Khái niệm văn hóa Sau khi dẫn và phân tích quan niệm về văn hóa của Phạm Đức Dương (2001), Lê Quang Thiêm (1998), Trần Ngọc Thêm (1996), UNESCO chúng tôi thấy rằng các quan điểm trên có những điểm chính có tính chung là: 1) Văn hóa là do con người (cá nhân và cộng đồng) tạo nên; 2) Văn hóa là những giá trị đặc trưng (vật chất và tinh thần); 3) Văn hóa là một quá trình lịch sử tích lũy liên tục; 4) Văn hóa là các giá trị tạo thành hệ thống. Đó cũng là những nhận thức chung cốt lõi về văn hóa mà chúng tôi dựa vào như là cơ sở để vận dụng trong đề tài khi xét về văn hóa. 1.3.3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết, không tách rời. Ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất của văn hóa đồng thời là phương tiện phản ánh, tàng trữ, giao lưu của văn hóa, tác động thúc đẩy văn hóa phát triển; ngược lại, văn hóa và những yếu tố văn hóa dân tộc đều được chia s và biểu hiện qua ngôn ngữ. 1.3.4. Định danh và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của định danh 1.3.4.1. Khái niệm định danh So với quan niệm của Từ điển tiếng Việt (1998), V.G.Gac, G.V.Cônsansky về định danh thì quan niệm của G.V.Cônsansky đã thể hiện khá đầy đủ đặc trưng của định danh. Bởi vậy, trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm về định danh của G.V.Cônsansky làm cơ sở nghiên cứu. 1.3.4.2. Cơ chế của định danh Định danh là một quá trình chuyển từ tri giác cảm tính sang tri giác lí tính. Tri giác cảm tính cho ta sự vật, lí tính cho ta tên gọi sự vật. 1.3.4.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của định danh Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa trong định danh thể hiện ở chủ thể định danh
  11. 9 khi gọi tên đối tượng phải căn cứ vào lý do của chính chủ thể định danh (có thể là ý nguyện, mong muốn, yêu thương, ghét bỏ,…) hay căn cứ vào việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng (có thể là đặc trưng quan trọng, cũng có thể đặc trưng không quan trọng nhưng có tính khu biệt) làm cơ sở cho việc gọi tên đối tượng đó. 1.4. Khái quát về nghề nông ở Nghệ Tĩnh 1.4.1. Nghệ Tĩnh và môi trường canh tác nghề nông ở Nghệ Tĩnh Nghệ Tĩnh là một trong các vùng đất cổ của người Việt. Trải qua gần hai nghìn năm lịch sử, với nhiều lần tách, nhập, nhập, tách, nhưng Nghệ Tĩnh (hiện nay gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) vẫn luôn là sự gắn kết, thống nhất về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán và các điều kiện tự nhiên. Nghệ Tĩnh có diện tích tự nhiên là 22.502 km2, với 2/3 diện tích đất đai là rừng núi, rừng núi lại xen lẫn với đồng bằng. Khí hậu nhiệt đới ẩm, khắc nghiệt, dân số hơn 4 triệu người, trồng trọt vẫn là nghề chính. 1.4.2. Về nghề nông ở Nghệ Tĩnh Nghệ Tĩnh vốn là một trong những vùng đất mà nền kinh tế thuần túy là nông nghiệp, độc canh lúa nước; có khoảng 5300 km2 đất canh tác. Phần lớn đất canh tác nằm ở đồng bằng ven biển miền đông. Đồng ruộng xứ Nghệ chỗ nông, chỗ sâu, chỗ cao chỗ thấp, chỗ đất thịt nặng, chỗ cát pha, chỗ đá sỏi lẫn lộn với đất nên rất khó canh tác. Hạn hán thường xuyên. Mặt thuận lợi duy nhất, có lẽ là ở con người nơi đây có đức tính chịu đựng gian khó, kiên cường vượt lên hoàn cảnh. Tuy điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh tác nhưng vì nhiều lí do, trước hết là vì sự sinh tồn, nông nghiệp vẫn là nghề truyền thống lâu đời, luôn chiếm vị trí quan trọng ở Nghệ Tĩnh từ ngàn xưa đến ngày nay. 1.5. Tiểu kết chương 1 Điểm qua những công trình nghiên cứu về từ nghề nghiệp, chúng tôi thấy rằng: nghề nông ở Nghệ Tĩnh là vấn đề chưa được quan tâm, nghiên cứu đúng mức. Trên cơ sở những quan điểm mang tính chất lý luận về từ nghề nghiệp, luận án đưa ra cách hiểu về từ nghề nghiệp, vị trí của từ nghề nghiệp và mối quan hệ từ nghề nghiệp với các lớp từ khác. Mặt khác, những vấn đề về văn hoá, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, định danh và đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của định danh, quan niệm về từ ngữ và cấu tạo từ ngữ cũng được chúng tôi phân tích để làm tiền đề lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu luận án.
  12. 10 Chương 2 ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ NGHỀ NÔNG Ở NGHỆ TĨNH 2.1. Tiểu dẫn Từ ngữ nghề nghiệp nghề nông ở Nghệ Tĩnh, về mặt hình thái cấu trúc là những đơn vị được tạo ra từ các hình vị (đối với từ) và từ các từ (đối với ngữ) như các loại từ ngữ khác trong tiếng Việt nhưng đồng thời chúng cũng là những đơn vị định danh. Để có cơ sở cho việc triển khai đề tài luận án, chúng tôi bằng cách điều tra điền dã đã thu thập được 4091 từ ngữ nghề nông. Đó là những lớp từ ngữ nghề nông quen thuộc được người Nghệ Tĩnh dùng một cách tự nhiên, phổ biến hầu khắp trên địa bàn dân cư Nghệ Tĩnh. 2.2. Các kiểu loại từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh xét về cấu tạo 2.2.1. Từ đ n Số lượng từ đơn chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh là 473 đơn vị (chiếm 11,56%). Tất cả từ đơn đều là từ đơn đơn tiết, có 1 hình vị (tiếng), như cày, bừa, ách, ban, chêm, bấng, bắc, bóc, bón, bừa, bứt, bẻ, bó, dắm, gắt,... Đây là bộ phận từ thuộc lớp từ vựng gốc của vốn từ ngữ nghề nghiệp nghề nông, nó được ra đời sớm, là cơ sở để cấu tạo nên từ phái sinh của nghề và giữ vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa các cư dân trong nghề. Trong lớp từ đơn, có những từ đã trở thành từ toàn dân nhưng có những từ vẫn mang nét phương ngữ, được sử dụng rất hạn chế trong nghề hoặc tại địa phương đó như: cỏm, mùn, nẻn, trác, chong, đưm, rấc, rèo, rỏ..., và còn có những từ đơn là biến thể được sử dụng ở những địa phương khác nhau ở Nghệ Tĩnh, như: ách (ạch, éc, éch, dù, ướng, ẹch); xẻng (bai, vên, ven)... 2.2.2. Từ ghép Từ ghép có 3404 đơn vị, chiếm 83,2% vốn từ chung, trong đó: 2.2.2.1. Từ ghép phân nghĩa (chính phụ) Số lượng từ ghép phân nghĩa là 3344 đơn vị (chiếm 98,24). Nhìn chung, đây là những từ có nội dung khá xa lạ với người ngoài nghề. Trong đó, có nhiều từ ghép phân nghĩa có phạm vi sử dụng rất hạn chế chỉ trong một thổ ngữ; không chỉ xa lạ với người ngoài nghề mà ngay cả với người cùng làm nghề nhưng thuộc các vùng địa phương khác nhau ở Nghệ Tĩnh cũng có thể không hiểu, như: đất mu, đất mưng, đất ngấu, gàu vảy (gàu xúc), giằng xay, lại xớt, lại gắt, lại má, ló lốc rùn, ló lốc mợ, nếp bộng, nếp bọt, nếp trị, nũm gù, xẹo má,… 2.2.2.2. Từ ghép hợp nghĩa (đẳng lập) Từ ghép hợp nghĩa chỉ chiếm một số lượng rất ít, gồm 60 đơn vị (chiếm 1,76%). Các thành tố tạo nên từ ghép hợp nghĩa cùng chỉ một phạm trù, có mối quan
  13. 11 hệ bình đẳng về vai trò ngữ pháp, nghĩa của từ mang tính khái quát: giần tràng (giần sàng), gióng gánh, ló má, thời vụ, gạo gấu, tru bò, gắt hái, toóc rạ, mần ăn,… 2.2.3. Từ láy Từ láy có số lượng ít, chỉ có 60 đơn vị (chiếm 1,47%). Điều đặc, về đối tượng mà từ láy nghề nghiệp nghề nông Nghệ Tĩnh gọi tên thì chỉ có số lượng vài đối tượng nhưng số từ láy gọi tên chúng lại lớn hơn nhiều lần: lủng lẳng, chang lang, chạng lạng, lốc lếch, khủng khẳng, đùi bui, thùi bui, bùi nhui, bui bui, bùi bui, bồi bui... 2.2.4. Ngữ định danh Chúng tôi đã thu thập được 154 đơn vị là ngữ định danh, chiếm tỉ lệ 3,76% tổng vốn từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh nói chung. Ví dụ: nếp tạp giao hột nhỏ, nếp tạp giao hột to, vòng thép chốt mạ bừa, ló thời kì chắc xenh, ló thời kì phơi mao, ló thời kì uốn câu, ló thời kì thu hoạch, bệnh vàng lùn xoắn lá, bệnh cháy bìa lá, sâu đục thân bướm cú mèo, sâu đục thân hai chấm, sâu đục thân năm vạch đầu đen... Xét về kiểu cấu tạo, các ngữ chuyên môn này đều có cấu tạo theo mô hình chính phụ, trong đó, thành tố chính cũng là thành tố chung chỉ loại lớn và thành tố phụ bao gồm nhiều yếu tố có chức năng phân loại loại lớn đó thành các loại nhỏ hơn. 2.3. Các kiểu quan hệ cấu tạo từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh 2.3.1. Các kiểu quan hệ cấu tạo từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh, xét theo số lượng thành tố trực tiếp * Mô h nh 1: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp thứ hai phân loại (P) gồm một thành tố cơ sở P: C - P Theo mô hình này, có tất cả 2514/3498 đơn vị (chiếm 71,86%) . Ví dụ: chân ruộng, chốt ban, chuôi cày, bánh ngô, khoai cưa, bàn trang, má cươi, má đẹn... * Mô h nh 2: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp thứ hai phân loại (P) gồm hai thành tố cơ sở P1, P2 Mô hình này có 779/3498 đơn vị (chiếm 22,26%). Trong mô hình này, P1 và P2 có các kiểu kết hợp: - Kiểu 1: P1 và P2 uan hệ chính phụ, P1 chính - P2 phụ. C P1 P2 Kiểu mô hình này có 692 đơn vị: áo cối xay, bàn xát bằng, bít mạ bừa, bừa trục đất, cày bỏ vạt, mần cỏ phăm, bénh tu hú, cơm ló lốc, đẹn nhánh ló... - Kiểu 2: P1 và P2 uan hệ chính phụ, P1 phụ - P2 chính: C P1 P2
  14. 12 Loại mô hình này gồm có 27 đơn vị. Ví dụ: khoai 6 tháng, ló hai dòng, ló ba lá, ló năm kháng, ló lùn cây, cào bốn răng, cào sáu răng… - Kiểu 3: P1 và P2 có uan hệ láy âm hoặc đẳng lập C P1 - P2 Mô hình trên gồm có 60 đơn vị như: cày gieo vại, rọ tru bò, ướm tru bò, mùa cấy hái, đất nương bệ… * Mô h nh 3: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp thứ hai mang ý nghĩa phân loại (P) gồm 3 thành tố cơ sở P1, P2, P3 Mô hình này có 119 đơn vị (chiếm 3,4%). Ở mô hình này, P1, P2 và P3 có 6 kiểu kết hợp: - Kiểu 1: C P1 P2 P3 Ví dụ: bình phun thuốc sâu, khoai chiêm dâu trắng, đất gát pha thịt, … - Kiểu 2: C P1 P2 P3 Mô hình này có 22 đơn vị: lạc L14, lạc L18, ló R22, ló X21, ló X23, ló X30, ló V14, ngô G49, ngô Tainan 11, ló lổ thấp thoi... - Kiểu 3: C P1 P2 P3 Kiểu mô hình này có 15 đơn vị, chiếm 0,43%, như: đai cố định dưới, đai cố định trên, đai cố định vét, độ đen trắng lòng, độ đen xenh lòng, giá đỡ ba chư (chân)… - Kiểu 4: C P1 P2 P3 Mô hình này có 12 đơn vị, chiếm 0,34. Ví dụ: ló nông nghiệp hai, ló nông nghiệp năm, ló quản phong chiêm, ló quy ưu một, ló quy ưu sáu,… - Kiểu 5: C P1 P2 P3 Kiểu cấu trúc này có 11 đơn vị, chiếm 0,32%. Ví dụ như: ló bảy hai năm, ló bốn hai bốn, ló hai không ba,… - Kiểu 6: C P1 P2 P3 Kiểu cấu trúc này chỉ có 1 đơn vị, chiếm tỉ lệ 0,03%: Bệnh vàng lụn cây - Kiểu 7: C P1 P2 P3
  15. 13 Đây là kiểu mô hình cấu trúc có 3 đơn vị, chiếm 0,09%, tập trung ở nhóm từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, các loại đất và các loại giống nghề nông. Ví dụ: ngô lai VL 10, ngô lai VL 14. * Mô h nh 4: Thành tố trực tiếp thứ nhất có cấu trúc C1-P1 uan hệ đẳng lập với thành tố trực tiếp thứ hai có cấu trúc C2-P2. C1 P1 C2 P2 Đối với mô hình này, chỉ có 5/3498 đơn vị, chiếm 0,14. Đó là các từ ngữ như: thau chua rửa mặn, làm cỏ sục bùn, cuốc cỏ sục bùn,… * Mô h nh 5: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (CP - thành tố trực tiếp thứ hai phân loại (P) gồm 4 thành tố cơ sở P1, P2, P3, P4 Mô hình này có 68/3498 đơn vị (chiếm 1,94%), có 10 kiểu quan hệ kết hợp: - Kiểu 1: C P1 P2 P3 P4 Kiểu cấu trúc này có 18/3498 đơn vị (chiếm 0,51%). Ví dụ: nếp tạp giao hột nhỏ, ló thời kỳ chắc xenh, ló thời kỳ chín vàng, ló thời kì có đòng… - Kiểu 2: C P1 P2 P3 P4 Kiểu cấu trúc này có 16/3498 đơn vị, chiếm 0,46%. Ví dụ: ló QI số 1, lạc LK14, ló 13/2, ló DT10, ló VĐ 10, ló VĐ 20, máy gặt đập liên hợp... - Kiểu 3: C P1 P2 P3 P4 Kiểu cấu trúc này có 2/3498 đơn vị 0,06%, đó là: điều chỉnh độ bằng phẳng, điều chỉnh độ su cạn. - Kiểu 4: C P1 P2 P3 P4 Kiểu quan hệ này có 6/3498 đơn vị, chiếm 0,17%. Đó là các từ ngữ: giá đỡ cự răng bừa, khuy sắt giữ mạ bừa, nếp bông cái hoa vàng, vòng thép chốt mạ bừa, bệnh vàng lùn xoắn lá... - Kiểu 5: C P1 P2 P3 P4
  16. 14 Kiểu cấu trúc này có 3/3498 đơn vị, chiếm 0,09%, đó là các từ: ngô lai Việt Nam 1, khoai lang KL1, khoai lang KL5. - Kiểu 6: C P1 P2 P3 P4 Kiểu cấu trúc này có 9/3498 đơn vị, chiếm 0,26%, đó là: ló kháng dân 18, ló nhị ưu 86, ló nhị ưu 63, ló nông nghiệp 22, ló nhị ưu 68, ngô nếp kinh 80... - Kiểu 7: C P1 P2 P3 P4 Kiểu cấu trúc này chỉ có 6/3498 đơn vị, chiếm 0,17%. Đó là các từ ngữ như: ló NN3A, ló NN6A... - Kiểu 8: C P1 P2 P3 P4 Kiểu mô hình cấu trúc này có 5/3498 đơn vị, chiếm 0,14%, như: ló lai 986, ngô lai 889, ngô lai 999... - Kiểu 9: C P1 P2 P3 P4 Kiểu mô hình này chỉ có 1/3498 đơn vị, chiếm 0,03%, đó là: ló 7510. - Kiểu 10: C P1 P2 P3 P4 Kiểu quan hệ này có 2/3498 đơn vị, chiếm 0,06%. Đó là từ ngữ: sâu đục thân năm vạch, sâu đục thân hai chấm. * Mô h nh 6: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (CP - thành tố trực tiếp thứ hai phân loại (P) gồm 5 thành tố cơ sở P1, P2, P3, P4, P5 Mô hình này có 6/3498 đơn vị (chiếm 0,17%); có 6 kiểu kết hợp. - Kiểu 1: C P1 P2 P3 P4 P5 Mô hình này gồm có 2/3498 đơn vị, chiếm 0,06%. Đó là các từ ngữ như: ló nhị ưu 636, ló nhị ưu 838. - Kiểu 2: C P1 P2 P3 P4 P5
  17. 15 Kiểu quan hệ này có 4/3498 đơn vị, chiếm 0,12%, như: ngô CP 989... * Mô h nh 7: Thành tố trực tiếp thứ nhất chỉ loại (C) - thành tố trực tiếp thứ hai phân loại (P) gồm 6 thành tố cơ sở P1, P2, P3, P4, P5, P6 Mô hình này có 6/3460 đơn vị (chiếm 0,17%), có 1 kiểu quan hệ kết hợp. C P1 P2 P3 P4 P5 P6 Ví dụ: Ló IR một tám hai không... * Mô h nh 8: Thành tố trực tiếp thứ nhất (C) chỉ loại - thành tố trực tiếp thứ hai (P) phân loại gồm 11 thành tố cơ sở Đối với mô hình này chỉ có 1 đơn vị, đó là ló NN bảy năm - một QCR hai không ba (chiếm 0,03%). C P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 P10 P11 Như vậy, từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh xét theo số lượng thành tố trực tiếp có mô hình cấu tạo rất đa dạng và phong phú, có tất cả 26 kiểu quan hệ cấu tạo, thuộc 8 mô hình cấu tạo từ. 2.3.2. Các kiểu quan hệ cấu tạo từ nghề nông ở Nghệ Tĩnh, xét theo tính chất độc lập hay không độc lập của các thành tố Kiểu mô h nh 1: Thành tố độc lập (A) - thành tố độc lập (A) Mô hình này gồm 3152 đơn vị, chiếm 94,26%. Ví dụ: bừa xát, bừa răng, bù gáo, cải sen, cán cuốc, chạc lạt, bó lá, bóc lạc, bới khoai, bứt độ, bứt ló, cắt má, cào cỏ, bứt toóc… Kiểu mô h nh 2: Thành tố độc lập (A) - thành tố không độc lập (B) Hoặc thành tố không độc lập (B) - thành tố độc lập (A) Mô hình này có 169 đơn vị (chiếm 5,05%). Ví dụ: khoai ì, khoai thé, lại xớt, ló đưng, náp cày, ngô rặt, niệt cày, xẹo má,… Kiểu mô h nh 3: Thành tố không độc lập (B) - thành tố không độc lập (B) Từ được tạo ra theo kiểu mô hình này có 23 đơn vị (chiếm 0,69%). Chẳng hạn: xà lách, chin du, căng kíp, xà beng... 2.3.3. Các kiểu quan hệ tạo từ nghề nghiệp nghề nông ở Nghệ Tĩnh, xét theo tính chất phạm vi sử dụng của yếu tố cấu tạo a. Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân + yếu tố có nghĩa dùng trong toàn dân: Ta có mô hình kết hợp (1): A + A → AA: đất + thịt → đất thịt; đế + cối → đế cối.
  18. 16 Kiểu kết hợp này, gồm 1980 đơn vị (chiếm 58,16%). Ví dụ: bún khô, cháo canh, cháo trắng, sắn trắng, sắn dẻo, sắn tăng sản, ngô nếp, ngô hạt... b. Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân + yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ: Ta có mô hình (2): A + B → AB: bừa + bít → bừa bít; cào + bờn → cào bờn. Kiểu quan hệ này, có 485 đơn vị (chiếm 14,24%). Trong đó, thành tố B có thể gồm 2 hoặc hơn hai thành tố cở sở trở lên. Ví dụ: đai dầng, đất cang, đuôi trày, khoai bù, liềm bứt, nếp bộng, sắn chạc, cối xay ló, cuốc cân ga; cối giạ ló… c. Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ + yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân: Mô hình (3): B + A → BA: bộng +cuốc → bộng cuốc; chủi + cau → chủi cau. Kiểu quan hệ kết hợp này, có 720 đơn vị (chiếm 21,15%), thành tố trực tiếp A có thể bao gồm 2 thành tố cơ sở. Ví dụ: độ trứng sáo,giằng cổ, chọe lúa, đọt khoai, má ngạnh trê, ló nác hai, ló lốc nguồn, ló dâu trắng, độ xương rồng... d. Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ + yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ: Ta có mô hình (4): B + B → BB: dùa + nác → dùa nác; gióng + mò tró → gióng mò tró; ló + lốc mợ → ló lốc mợ. Chúng tôi thống kê được 219 đơn vị (chiếm 6,45%). Ví dụ: má trày, sướng má, bứt độ, bứt ló, bứt tóoc, bénh sạu, rệ lóng, đợ ló, lót chạc niệt,… 2.4. Tiểu kết chương 2 Từ ngữ chỉ nghề nông ở Nghệ Tĩnh có các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy và ngữ định danh. Các loại từ ngữ trên có sự chênh lệch khá lớn về số lượng. Từ ghép chiếm đại đa số (83,20%), trong đó từ ghép phân nghĩa chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (98,23%). Hướng chủ đạo trong cấu tạo từ ngữ nghề nông trên địa bàn Nghệ Tĩnh là cấu tạo các đơn vị định danh theo quan hệ chính phụ. Điều đó cho thấy đặc trưng cấu tạo của từ nghề nghiệp là ưu tiên tạo nên các từ ngữ mang tính chuyên môn nghề nghiệp. Các đơn vị định danh nghề nông Nghệ Tĩnh khá đa dạng về loại thành tố và mô hình cấu tạo. Các thành tố tham gia cấu tạo bao gồm cả yếu tố toàn dân và địa phương. Các thành tố đó tham gia kết hợp tạo từ theo những mô hình và kiểu quan hệ cụ thể khác nhau. Song dù đó là yếu toàn dân hay địa phương và chúng kết hợp tạo từ theo kiểu quan hệ gì thì với nội dung định danh mà từ phản ánh thì tính chuyên môn, tính nghề nghiệp của từ vẫn là nét nổi trội. Chính điều này là điều kiện để chúng tôi đi vào tìm hiểu dấu ấn riêng, sự khác nhau vùng miền trong việc sử dụng từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh so với các vùng khác.
  19. 17 Chương 3 ĐẶC TRƯNG ĐỊNH DANH CỦA TỪ NGỮ NGHỀ NÔNG Ở NGHỆ TĨNH 3.1. Tiểu dẫn Từ ngữ chỉ nghề nông trên địa bàn Nghệ Tĩnh được định danh theo cấu trúc một yếu tố hoặc hai yếu tố, trong đó X là yếu tố đóng vai trò chỉ loại, còn Y là yếu tố chỉ biệt loại (đặc trưng của X). Số lượng và tỉ lệ các dạng cấu trúc định danh như sau: X 473 11,56 3618 XY Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 88,44 2700 (74,63%) 809 (22,36%) 109 (3,01%) T ng số 4091 100 Có thể nhận thấy cư dân vùng Nghệ Tĩnh ưa cách định danh đối tượng thiên về tính cá thể hóa, loại biệt hóa. Đằng sau sự phản ánh qua tên gọi đó ẩn chứa thói quen, cách nhìn nhận sự vật, nếp tư duy mang tính cụ thể, tỉ mỉ của người dân Nghệ Tĩnh. 3.2. Các kiểu định danh được lựa chọn ở từ ngữ nghề nông Nghệ Tĩnh 3.2.1. Định danh theo cách thức, chức năng: Có 1104 đơn vị, (chiếm 26,99%). Ví dụ: bừa chém, bừa xạt, cào mổ, liềm xén, liềm bứt, bỏ dây khoai... 3.2.2. Định danh theo đặc điểm cấu tạo, hình dáng, kích thước: Có 749 đơn vị (chiếm 18,31%). Ví dụ: bừa dựng, cà dái dê, mạ bừa lớn, mõm gàu, nếp tôm... 3.2.3. Định danh theo đặc điểm màu sắc: có 142 đơn vị (chiếm 3,47%). Ví dụ: bù đỏ, cà đen, cà tím, ló lốc vàng, ló tép đen, đỏ ngọn, mơ mỡ gà, vàng mơ... 3.2.4. Định danh theo số hoặc tên chữ cái viết tắt: Chúng tôi thu thập được tổng cộng là 99 đơn vị (chiếm 2,42%). Chẳng hạn: cày 58, cày 54, khoai lang KL1.. 3.2.5. Định danh theo đặc điểm chất liệu cấu tạo: có 179 đơn vị (chiếm 4,38%). Chẳng hạn: bàn gỗ, bàn trang gỗ, bừa gỗ, bừa sắt, cán cào ... 3.2.6. Định danh theo tính chất, vị trí bộ phận trong chỉnh thể: Gồm 458 đơn vị (chiếm 11,20%). Chẳng hạn: ách cày, bụng gàu, đai cào, đế ách, đít khau... 3.2.7. Định danh theo đặc điểm, phư ng thức tạo ra sản phẩm: Gồm 124 đơn vị (chiếm 3,03%). Chẳng hạn: bénh trụng, cơm vắt, độ loọc, khoai gieo... 3.2.8. Định danh theo nguồn gốc: có 42 đơn vị (chiếm 1,03%). Chẳng hạn: cà Đà Nẵng, cải Hà Nội, khoai Hà Tĩnh, lạc Ấn Độ, ló lai Trung Quốc, ló lốc Lào... 3.2.9. Định danh theo tính chất, mùi, vị, trạng thái: có 186 đơn vị (chiếm 4,55%). Chẳng hạn: cải ngọt, cầu gàu dai, dưa bở, đất bở, đất chua phèn.... 3.2.10. Định danh theo vị trí: Có 51 đơn vị, chiếm tỉ lệ 1,25%. Chẳng hạn: cầu gàu dưới, cầu gàu sau, chốt giữa, đai cố định trên, đòn ngang, hông gàu, sót dưới…
  20. 18 3.2.11. Định danh theo thời kì sinh trưởng: có 75 đơn vị (chiếm 1,83%). Chẳng hạn: ló thời kì con gái, đón đòng, ló hé cổ yếm, cúi bông, chắc xenh... 3.2.12. Định danh theo môi trường, điều kiện sinh trưởng: gồm có 121 đơn vị (chiếm 2,96%). Chẳng hạn: khoai voọc, lạc dợp, ló chịu hạn, ló đầm lầy ... 3.2.13. Định danh theo đặc điểm thời gian - thời vụ: Có 15 đơn vị (chiếm 0,37%). Chẳng hạn: khoai trái, lạc mùa, lạc trái, ló mùa, ló sớm, ló thu, ló xuân... 3.2.14. Định danh theo đặc điểm đất canh tác: Có 9 đơn vị (chiếm 0,22%). Chẳng hạn: ải sượng, ải thâm, cày hóa, cày hoang, cày phui, cày trại,… 3.2.15. Định danh theo giống: chỉ có 2 đơn vị (chiếm 0,04%), đó là: bò thức (chỉ giống bò đực), tia đực. 3.2.16. Các loại định danh khác: có 737 đơn vị (chiếm 18,02%). Phần lớn các đơn vị loại này là những từ đơn giống như các loại từ đơn nguyên gốc trong tiếng Việt chưa phân loại hay chưa xác định được đặc điểm định danh hoặc là do chưa hoặc không tìm được căn cứ, cơ sở định danh. Chẳng hạn: cạu, cuốc, cày, dao, dần, diệp, đìa, mải má, trắc bao, trắc ngô, cơm rặt, ló năn,… 3.3. “Độ sâu phân loại” trong định danh của từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh 3.3.1. Thống kê định lượng Qua quá trình khảo sát 3 nhóm từ ngữ cơ bản của nghề nông trên địa bàn Nghệ Tĩnh như đã nói, chúng tôi thống kê được 4091 đơn vị từ ngữ. Số lượng từ ngữ của mỗi nhóm biểu thị độ sâu phân loại được thể hiện cụ thể như sau: Độ sâu phân loại của các nhóm từ Số lượng Tỉ lệ % Công cụ, phương tiện, các loại 192 65,53% Nhóm từ đất, các loại giống cây trồng ngữ biểu Hoạt động, quy trình sản xuất 293 72 7,17% 24,57% thị chủng Sản phẩm, thành phẩm, các loại 29 9,90% cỏ và sâu bệnh hại Công cụ, phương tiện, các loại 2523 66,43% Nhóm từ đất, các loại giống cây trồng ngữ biểu Hoạt động, quy trình sản xuất 3798 855 92,83% 22,51% thị loại Sản phẩm, thành phẩm, các loại 420 11,06% cỏ và sâu bệnh hại T ng 4091 100% 3.3.2. Nhóm từ ngữ biểu thị khái niệm chủng Nhóm từ ngữ biểu thị chủng có 293 đơn vị (chiếm 7,17%). Có hai nhóm cơ bản: Thứ nhất: những từ ngữ nghề nông ở Nghệ Tĩnh biểu thị chủng mà ngôn ngữ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2