intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận án là nghiên cứu về hiện tượng song ngữ trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Mặt khác, thông qua hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam làm phong phú thêm những hiểu biết nhất định về mối quan hệ giữa hiện tượng song ngữ với lực lượng sáng tác, thể loại cũng như ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam và hiện tượng song ngữ ở một số nước khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NÔNG VĂN NGOAN HIÖN T¦îNG SONG NG÷ TRONG V¡N HäC TRUNG §¹I VIÖT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9220121 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2019
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS LÃ NHÂM THÌN 2. TS. NGUYỄN MINH HOẠT Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN PHẠM HÙNG Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN THỊ CHIẾN Phản biện 3: PGS.TS DƢƠNG TUẤN ANH Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội - Thƣ viện Quốc Gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về khoa học Hiện tượng song ngữ là hiện tượng khá phổ biến trong văn học trung đại của nhiều nước, phương Đông cũng như phương Tây. Ở phương Đông, các nước như Triều Tiên/ Hàn Quốc, Nhật Bản cùng với việc sử dụng ngôn ngữ bản địa là việc sử dụng tiếng Hán trong sáng tác văn chương. Ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Ý, Đức trong văn học trung đại có hiện tượng sử dụng tiếng Latinh song hành với ngôn ngữ bản địa. Hiện tượng song ngữ cũng đã làm nên đặc điểm riêng của văn học trung đại Việt Nam - thành phần văn học viết gồm hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Nghiên cứu hiện tượng song ngữ là nghiên cứu một trong những đặc điểm lớn của văn học trung đại Việt Nam. Từ hiện tượng song ngữ có thể hiểu sâu hơn bản chất, quy luật phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại từ quan điểm văn học, quan điểm thẩm mĩ đến ngôn ngữ nghệ thuật, bút pháp nghệ thuật… Nhiều tác giả văn học trung đại Việt Nam, trong đó có nhiều tên tuổi lớn sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm như: Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến… Qua hiện tượng song ngữ có thể hiểu sâu sắc hơn về các tác giả, tác phẩm cùng vị trí và đóng góp của họ đối với nền văn học nước nhà. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam vừa là một hiện tượng mang tính đặc thù của văn học dân tộc thời trung đại, vừa mang tính phổ quát, tính quốc tế. Trong bối cảnh văn học các nước khu vực như Triều Tiên/ Hàn Quốc và Nhật Bản – là các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán trong thời trung đại hay trong lịch sử văn học các nước phương Tây từ sau đế quốc Tây La Mã sụp đổ đến trước thời kỳ Phục hưng cũng tồn tại hiện tượng song ngữ trong văn học. Vì vậy, đề tài luận án góp thêm một cách nhìn về văn học trung đại Việt Nam trong cộng đồng văn học khu vực và quốc tế.
  4. 2 1.2. Về thực tiễn Đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với việc nghiên cứu và giảng dạy văn học trung đại Việt Nam nói chung như đặc điểm, đặc trưng của văn học, các vấn đề về thể loại, ngôn ngữ của văn học trung đại Việt Nam cũng như về các tác gia lớn sáng tác bằng song ngữ ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án “Hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam” đi theo một trong những hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay, hướng nghiên cứu liên ngành. Luận án được thực hiện với mục đích là nghiên cứu về hiện tượng song ngữ trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Mặt khác, thông qua hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam làm phong phú thêm những hiểu biết nhất định về mối quan hệ giữa hiện tượng song ngữ với lực lượng sáng tác, thể loại cũng như ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam và hiện tượng song ngữ ở một số nước khu vực. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: - Giới thuyết khái niệm song ngữ và hiện tượng song ngữ trong văn học. Làm rõ nội hàm của các khái niệm, thuật ngữ này và xem đó là công cụ then chốt trong quá trình khảo sát và nghiên cứu. - Vận dụng các khái niệm, thuật ngữ song ngữ, song thể ngữ và hiện tượng song ngữ vào nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử văn học trung đại Việt Nam, những đặc điểm, đặc trưng của văn học liên quan tới hiện tượng song ngữ. - Nghiên cứu cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa tư tưởng, văn học hình thành nên hiện tượng song ngữ - Nghiên cứu những đặc điểm, bản chất, quy luật diễn tiến của hiện tượng song ngữ trong lịch sử văn học dân tộc, so sánh với hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại của một số nước như Triều Tiên/Hàn Quốc, Nhật Bản.
  5. 3 - Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu các vấn đề liên quan giữa hiện tượng song ngữ với tác giả (nhất là tác giả tiêu biểu sáng tác bằng song ngữ), thể loại và ngôn ngữ văn học trong văn học Việt Nam thời trung đại. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát của luận án là lịch sử hình thành và phát triển của thành phần văn học chữ Hán và thành phần văn học chữ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Đối tượng nghiên cứu cụ thể hơn của đề tài luận án là: - Tác giả của hiện tượng song ngữ; - Tác phẩm, thể loại của hiện tượng song ngữ; - Ngôn ngữ của hiện tượng song ngữ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi tư liệu Chúng tôi chủ yếu sử dụng các tác phẩm chữ Hán đã được dịch, những tác phẩm chữ Nôm đã được phiên âm của các tác giả viết bằng song ngữ tiêu biểu trong văn học Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát và Nguyễn Khuyến. Ngoài ra, nhiều sáng tác ở các thể loại cả văn học chức năng và văn học nghệ thuật cũng được khảo sát và nghiên cứu để làm rõ thêm bản chất của hiện tượng song ngữ. 3.2.2. Phạm vi khoa học Phạm vi khoa học của đề tài luận án bao gồm: Cơ sở lí thuyết của hiện tượng song ngữ; Đặc điểm, bản chất; diễn tiến của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam trong bối cảnh văn học khu vực; Các tác giả tiêu biểu sáng tác bằng song ngữ; Hiện tượng song ngữ với thể loại và ngôn ngữ văn học. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu văn học sử Phương pháp nghiên cứu văn học sử định hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận lán là lích sử văn học trung đại Việt Nam. Hiện tượng
  6. 4 song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là một hiện tượng lịch sử - xã hội. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân lịch sử: sự đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc, quy luật tất yếu của “nền văn học” trẻ chịu ảnh hưởng từ nền “văn học già”; ý thức dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, văn học; nhu cầu phát triển văn hóa và xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến. Phương pháp lịch sử được sử dụng để phân tích các yếu tố lịch sử và sự ảnh hưởng của nó đến việc hình thành, vận động và phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam theo thời gian lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn học – ngôn ngữ - văn hóa – xã hội học) Ngày nay, giới nghiên cứu văn học thấy rõ rằng: nghiên cứu văn học không thể tách rời mối quan hệ với văn hóa. Hơn nữa, bối cảnh văn hóa của văn học trung đại có sự khác biệt nhất định so với văn hóa thời hiện đại. Nghiên cứu văn học cũng không thể tách khỏi ngôn ngữ - yếu tố chất liệu của các tác phẩm văn học. Chẳng hạn, khi nhắc đến “song ngữ”, người ta thường nghĩ ngay đến một hiện tượng xã hội học, ngôn ngữ học. “Song ngữ” trong văn học có mối quan hệ mật thiết với song ngữ xã hội, và trong các sáng tác văn học song ngữ cũng thể hiện rõ các yếu tố ngôn ngữ học về ngữ âm, từ vựng. Cần có sự hiểu biết về song ngữ xã hội, ngôn ngữ học nếu muốn hiểu sâu hơn về song ngữ trong văn học. 4.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh văn học Đây là phương pháp không thể thiếu khi thực hiện đề tài luận án. Khi nói đến so sánh văn học, chúng ta không nên chỉ hiểu đó là so sánh các hiện tượng trong một nền văn học, mà còn là so sánh một nền văn học này với một hay nhiều nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tượng của các nền văn học khác với nhau. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại là việc sử dụng hai ngôn ngữ Hán và Việt trong sáng tác. Bằng phương pháp so sánh, chúng ta có thể thấy những đặc điểm riêng biệt của từng thành phần văn học Hán và Nôm, trên cơ sở đó tìm ra những sự ảnh hưởng, giao thoa hai ngôn ngữ trong sáng tác của các tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến...
  7. 5 4.4. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học Trong nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều công trình văn học sử, cũng đã có một số công trình đi sâu vào một số thể loại, tác giả được tiếp cận dưới góc độ của thi pháp học như đặc trưng của văn học, thi pháp một số thể loại, quan niệm về con người, quan niệm về thế giới và một số phương thức nghệ thuật. Hiện tượng song ngữ trong văn học biểu hiện ở nhiều phương diện. Mức độ đậm nhạt của song ngữ cũng biểu hiện khác nhau ở từng thể loại (chẳng hạn văn chính luận sẽ ít chịu ảnh hưởng từ ngôn ngữ Việt hơn thơ Đường luật). Dựa vào thi pháp học để thấy được đặc điểm riêng của từng thể loại là một việc làm cần thiết khi nghiên cứu về hiện tượng song ngữ trong văn học. 4.5. Phương pháp loại hình Loại hình (tiếng Anh: typological có tự gốc là type, tiếng Pháp typé) là khái niệm chỉ tập hợp những sự vật hiện tượng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó. Nghiên cứu theo phương pháp loại hình không đơn giản liệt kê, miêu tả sự tương đồng, giống nhau bề ngoài của các hiện tượng văn học. Điều quan trọng hơn nhiều là phải tìm ra được tính quy luật của sự tương đồng, giống nhau ấy. Phương pháp này được vận dụng trong việc nghiên cứu loại hình tác giả song ngữ và loại hình các thể loại nhìn từ hiện tượng song ngữ. 5. Đóng góp mới của luận án - Chỉ ra những tiền đề lịch sử, xã hội, văn hóa tư tưởng, văn học của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam; - Khái quát đặc điểm và quá trình phát triển của hiện tượng song ngữ; - Nghiên cứu vấn đề loại hình tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam; - Khái quát quá trình phát triển và biểu hiện của hiện tượng song ngữ trên phương diện thể loại và ngôn ngữ; 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
  8. 6 Chương 2: Những vấn đề chung về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam Chương 3: Loại hình tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam Chương 4: Một số vấn đề về thể loại và ngôn ngữ dưới góc nhìn của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ 1.1.1. Khái niệm song ngữ Trong phần này, chúng tôi dẫn ra những định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học về khái niệm niệm song ngữ tiêu biểu ở một số tài liệu thông dụng trong Ngôn ngữ học như Từ điển thuật ngữ ngữ học của Diệp Quang Ban hay Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý và Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cũng của tác giả này về khái niệm song ngữ. Cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, cũng như luận án tiến sĩ về Ngôn ngữ học của Hoàng Quốc cũng đề cập tới khái nhiệm song ngữ. Đó là những định nghĩa về hiện tượng song ngữ ở cấp độ khái quát nhất, hay còn gọi là hiện tượng song ngữ xã hội. Nhưng hiện nay song ngữ không chỉ là một hiện tượng xã hội, mà còn là một hiện tượng tâm lí, bởi tâm lí có tác động đến sự hình thành hệ thống ngôn ngữ khác nhau ở mỗi cá nhân. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, hiện tượng này đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh như ngôn ngữ học lịch sử, xã hội – ngôn ngữ học, tâm lí ngôn ngữ học, thần kinh – ngôn ngữ học, sư phạm – ngôn ngữ học. Song ngữ trong văn học là một thành phần của xã hội – ngôn ngữ học – lĩnh vực nghiên cứu sự tác động của hiện tượng song ngữ đến văn hóa – xã hội và việc bảo tồn bản sắc dân tộc. Việc cung cấp các định nghĩa ở cấp độ chung như trên sẽ mang đến cái nhìn rộng trước khi đi vào một khái niệm hẹp hơn. Chúng tôi đang muốn nói đến ở đây là khái niệm hiện tượng song ngữ trong văn học, cụ thể hơn nữa, trong văn học trung đại Việt Nam.
  9. 7 1.1.2. Hiện tƣợng song ngữ trong văn học Ở phần này, chúng tôi điểm qua những cách hiểu về khái niệm “hiện tượng song ngữ” ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Đinh Thị Khang, Trần Nho Thìn và Trần Đình Sử. Tựu trung lại, chúng tôi cho rằng hiện tượng song ngữ trong văn học, với đúng tính chất là sự tồn tại song hành của hai loại ngôn ngữ, được hiểu là hiện tượng văn học sử dụng hai loại văn tự và có sự kết hợp các yếu tố thuộc về văn hóa, văn học, ngôn ngữ nảy sinh trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai quốc gia. Trong thời kì trung đại, sự tiếp xúc tiếng Hán và tiếng Việt tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học với hai văn tự tương ứng là chữ Hán và chữ Nôm. Chúng tôi không đồng nhất “song ngữ” và “đa ngữ” như một số cách hiểu ở trên, bởi dựa vào cách hiểu đó sẽ khó phân biệt “hiện tượng song ngữ” trong văn học trung đại với tiếng Hán, tiếng Việt và “hiện tượng đa ngữ” trong văn học hiện đại (nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX) với sự giao thoa của ba loại ngôn ngữ: tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng Pháp. Như vậy, có thể hiểu hiện tượng song ngữ trong văn học là hiện tượng một nền văn học đồng thời được sáng tác bằng hai ngôn ngữ - ngôn ngữ bản địa và ngôn ngữ tiếp thu từ nước ngoài, từ tộc người khác. Với văn học trung đại Việt Nam, hiện tượng song ngữ thể hiện ở nền văn học cùng một lúc được sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam đã từng được nói đến trong một số công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Có thể thấy một vài hướng nghiên cứu sau đề cập tới hiện tượng song ngữ liên quan tới đề tài: 1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm văn học trung đại Việt Nam đề cập tới hiện tƣợng song ngữ Ở phần này, chúng tôi vừa điểm qua đồng thời vừa phân tích những điểm liên quan của các công trình nghiên cứu đặc điểm văn học trung đại Việt Nam tới hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.
  10. 8 Những công trình tiêu biểu như Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm; các giáo trình viết về văn học trung đại Việt Nam của Đinh Gia Khánh, Nguyễn Lộc; những nghiên cứu của Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Na, Trần Đình Hượu, Bùi Duy Tân, Lã Nhâm Thìn, Trần Nho Thìn và một số tác giả khác. Có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam được nhắc đến ở trên đây đều khẳng định sự tồn tại của dòng văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn là chữ Hán và một dòng văn học khác viết bằng ngôn ngữ dân tộc (tiếng Việt/chữ Nôm) trong văn học trung đại Việt Nam hay nói cách khác là hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận sự tồn tại của hiện tượng song ngữ trong văn học viết từ thế kỷ X đến hết thể kỷ XIX ở nước ta. 1.2.2. Nghiên cứu thi pháp văn học trung đại Việt Nam đề cập tới hiện tƣợng song ngữ Ở đây, chúng tôi phân tích những điểm có liên quan trong công trình của các nhà nghiên cứu như Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Trần Đình Hượu, Hoàng Hữu Yên, Lã Nhâm Thìn và một số nhà nghiên cứu khác nữa khi nghiên cứu những vấn đề về thi pháp, về ngôn ngữ và thể loại cũng có đề cập tới hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. 1.2.3. Nghiên cứu các tác giả sáng tác bằng song ngữ Trong mục này, tác giả luận án đánh giá các công trình nghiên cứu về các tác gia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát và Nguyễn Khuyến có đề cập tới hiện tượng song ngữ. Những công trình này đã đề cập ít nhiều nội dung của đề tài luận án. Chúng tôi tiếp thu và kế thừa những công trình của Nguyễn Lộc, Đinh Gia Khánh, Trần Nho Thìn, Hoàng Hữu Yên, Lã Nhâm Thìn, Biện Minh Điền, Tảo Trang, Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Anh và một số nhà nghiên cứu khác để “Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam” được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống hơn nữa. 1.2.4. Nghiên cứu so sánh hiện tƣợng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam với văn học các nƣớc khu vực văn hóa chữ Hán thời trung đại Ở đây, chúng tôi điểm qua các công trình nghiên cứu có đề cập tới
  11. 9 hiện tượng song ngữ của tác giả Đoàn Lê Giang với bài viết Thời trung đại trong văn học các nước khu vực văn hóa chữ Hán hay cuốn Văn học sử Hàn Quốc của các tác giả Ko Mi Sook, Jung Min và Jung Byung Sun (do Jeon Hye Kyung và Lý Xuân Chung dịch); Nguyễn Nam Trân với cuốn Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản. Từ những công trình này, chúng ta thấy rằng, những nghiên cứu về so sánh giữa văn học trung đại Việt Nam với văn học các nước chịu ảnh hưởng của khu vực văn hóa chữ Hán cho thấy một số điểm tương đồng đó là sự tồn tại của hiện tượng song ngữ và hiện tượng song ngữ của văn học thời trung đại những nước này cũng như ở Việt Nam đều là song ngữ bất bình đẳng.ngữ này tồn tại cho đến cuộc Duy tân Minh Trị (tr.15). Như vậy, qua việc điểm các công trình nghiên cứu của các tác giả Đoàn Lê Giang, Phan Thị Thu Hiền, Ko Mi Sook, Jung Min và Jung Byung Sun, Nguyễn Nam Trân và một số nhà nghiên cứu khác, chúng ta thấy rằng, những nghiên cứu so sánh giữa văn học trung đại Việt Nam với văn học các nước chịu ảnh hưởng của khu vực văn hóa chữ Hán cho thấy một số điểm tương đồng đó là sự tồn tại của hiện tượng song ngữ và hiện tượng song ngữ của văn học thời trung đại những nước này cũng như ở Việt Nam đều là song ngữ bất bình đẳng. Những công trình nghiên cứu chuyên biệt về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam chưa nhiều, có khi dừng lại trong giới hạn khảo sát hẹp ở một tác giả, một số công trình nghiên cứu khác có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Nhìn chung, các công trình, bài viết nghiên cứu về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam đã mang đến những quan niệm, đánh giá tương đối phong phú, đa chiều. Về cơ bản, những vấn đề đã được triển khai đó là khái niệm về hiện tượng song ngữ, khẳng định về sự tồn tại và tiến trình phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Những nhận định đó mang ý nghĩa định hướng cho người viết trong quá trình triển khai đề tài để nhìn nhận rõ hơn, hệ thống hơn, toàn diện hơn vấn đề được nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu chuyên sâu
  12. 10 hơn, từ khái niệm, cơ sở hình thành, đặc điểm, quá trình phát triển cũng như biểu hiện trên phương diện tác giả, thể loại và ngôn ngữ văn học. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam cần được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện hơn nữa. Và đây cũng chính là mục đích, nhiệm vụ chúng tôi đặt ra khi thực hiện luận án. 1.3. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Lí thuyết liên ngành ngôn ngữ và văn học Ở phần này, chúng tôi trình bày về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học nhất là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hiện tượng song trong văn học trung đại Việt Nam. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là một hiện tượng văn học độc đáo và thú vị, vừa có tính đặc thù vừa có tính phổ quát, vừa văn học vừa ngôn ngữ. Hiện tượng này diễn ra trong nội tại văn học nhưng cũng được hình thành trên những tiền đề ngôn ngữ học, lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học và thẩm mĩ nhất định. Do đó, cần xem xét hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn của liên ngành, đặc biệt ở đây là liên ngành ngôn ngữ và văn học. 1.3.2. Lí thuyết liên ngành văn hoá và văn học Ở phần này, chúng tôi phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và văn học; việc nghiên cứu văn học trong đó có nghiên cứu hiện tượng song ngữ dưới góc nhìn văn hóa. Sự xuất hiện của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam không chỉ là một hiện tượng văn học mà còn là một hiện tượng văn hoá, một dấu ấn văn hoá của thời đại đáng lưu ý. Nếu không có sự ảnh hưởng của văn hóa và văn học Trung Quốc, nhất là văn hóa tam giáo, văn hóa và văn học dân gian ở các mức độ khác nhau về ngôn ngữ, thể loại và tác gia văn học thì không thể có sự hình thành và phát triển của hiện tượng song ngữ như thế. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm hiểu các mức độ ảnh hưởng, biểu hiện trên phương diện nào của văn hoá đối với sự hình thành, vận động và phát triển của hiện tượng song ngữ. Tiếp cận nghiên cứu, phê bình văn học dưới góc nhìn văn hoá hay liên ngành văn hóa và văn học là một hướng có nhiều ưu thế.
  13. 11 1.3.3. Lí thuyết so sánh văn học Trong mục này, tác giả luận án khái lược lại khái niệm, mục đích, đối tượng, chức năng và các phương pháp cũng như thao tác của lý thuyết văn học so sánh và việc vận dụng lý thuyết cũng như thao tác của so sánh văn học trong quá trình triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 1.3.4. Lý thuyết loại hình học Mục này, tác giả luận án khái quát lại một số vấn đề về loại hình học văn học và loại hình học tác giả cũng như việc vận dụng lí thuyết này để thực hiện luận án. TIỂU KẾT Hiện tượng song ngữ trong văn học là hiện tượng sáng tác bằng ngôn ngữ vay mượn song song với ngôn ngữ bản địa trong một nền văn học ở cùng một giai đoạn. Văn học trung đại Việt Nam cũng tồn tại hiện tượng song ngữ: đó là việc cùng một lúc sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm trong sáng tác. Có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử văn học trung đại Việt Nam, đặc điểm của văn học trung đại, về thi pháp, về các tác giả, thể loại, ngôn ngữ, nghiên cứu so sánh với các nền văn học khác trong khu vực có đề cập đến những khía cạnh của hiện tượng song ngữ ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhìn chung, các công trình ấy đều gặp nhau ở mấy điểm: thứ nhất, trong văn học trung đại Việt Nam có sự tồn tại và phát triển song song của hai thành phần văn học là thành phần văn học viết bằng chữ Hán và thành phần văn học viết bằng chữ Nôm; thứ hai, ở các thể loại có tính song ngữ chưa được phân tích một cách cụ thể như một hiện tượng vừa có tính đặc thù vừa có tính phổ quát, có quá trình hình thành, phát triển và quy luật vận động biến đổi riêng. Những công trình khảo sát kĩ lưỡng, công phu về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng, có thể mở rộng ra trong bối cảnh văn học các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán trong khu vực và thậm chí trong văn học toàn nhân loại vẫn còn ở phía trước. Điều đó, càng kích thích chúng tôi đi vào đề tài đã chọn Cơ sở lý thuyết của đề tài, bên cạnh những thành tựu về lý luận và thực
  14. 12 tiễn của các đơn ngành như văn học, ngôn ngữ, so sánh văn học, loại hình học văn học,… còn phải vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như liên ngành ngôn ngữ và văn học, liên ngành văn hóa và văn học,… Trên đây là tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. Những vấn đề các học giả, các nhà nghiên cứu đã triển khai có liên quan đến hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, luận án tiếp thu và kế thừa. Cùng với việc vận dụng các phương pháp, các lí thuyết là cơ sở lí luận của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu chính là nền móng để người viết xây dựng những ý tưởng tiếp theo. Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 2.1. CƠ SỞ LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TƢ TƢỞNG - VĂN HOÁ - VĂN HỌC CỦA HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ 2.1.1. Tiền đề lịch sử - xã hội Phần này người viết phân tích những điều kiện về lịch sử - xã hội và tiền đề chính trị có ảnh hưởng tới sự hình thành, vận động và phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. 2.1.2. Tiền đề văn hóa, tƣ tƣởng Mục này, chúng tôi phân tích về sự tồn tại đan xen của văn hoá dân tộc và văn hoá Nho giáo cũng như quan điểm thẩm mĩ, quan niệm văn học thời trung đại có tác động tới sự hình thành, vận động và phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. 2.1.3. Tiền đề văn học Tiền đề ngôn ngữ Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là sản phẩm của quá trình du nhập và sử dụng chữ Hán và quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm. Hai quá trình này không xuất hiện cùng nhau nhưng đã gặp gỡ nhau từ thế kỷ XIII khi việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học được sử sách ghi nhận. Ở đây chúng tôi khái lược hai quá trình này. Cùng
  15. 13 với đó, tác giả luận án cũng phân tích những điểm tương đồng giữa chữ Hán và chữ Nôm có ảnh hưởng tới hiện tượng song ngữ. Tiền đề thể loại Trọng mục này, người viết dẫn giải việc lựa chọn chữ Hán văn ngôn làm ngôn ngữ chính thức trong giao tiếp hành chính, giáo dục, thi cử và sáng tác nghệ thuật dẫn đến việc chúng ta tiếp thu các thể loại văn học của người Trung Hoa. Từ đó khẳng định thể loại cũng là một tiền đề quan trọng góp phần tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. 2.2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 2.2.1. Tính chất đa thành phần của hiện tƣợng song ngữ Ở phần này, chúng tôi vừa trình bày những thành tựu của thành phần văn học chữ Hán và thành phần văn học chữ Nôm đồng thời phân tích mối quan hệ giữa văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. 2.2.2. Tính chất bất bình đẳng của hiện tƣợng song ngữ Ở đây, tác giả luận án phân tích tính chất bất bình đẳng của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam thể hiện trong quan niệm của Nho giáo chính thống và giai cấp phong kiến. Quan niệm văn chương cao cả với sáng tác chữ Hán và văn chương đời thường, thông tục với sáng tác chữ Nôm. 2.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 2.3.1. Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV Phần này, chúng tôi phân tích việc lựa chọn chữ Hán văn ngôn của ông cha ta và những thành tựu của văn học viết bằng chữ Hán giai đoạn đầu. Cùng với đó tác giả luận án khái quát sự hình thành và phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm hình thành hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ XIII. 2.3.2. Giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII Ở đây, người viết trình bày những thành tựu của hiện tượng song ngữ trong giai đoạn phát triển nở rộ trong cả hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
  16. 14 2.3.3. Giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX Mục này, tác giả luận trình bày những thành tựu của hiện tượng song ngữ trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của hiện tượng song ngữ. Ở phạm vi cả nền văn học và ở phạm vi cá nhân tác giả với những dấu mốc rực rỡ ở thể loại văn học dân tộc nội sinh là diễn ca lịch sử, ngâm khúc, truyện thơ, hát nói. 2.4. HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ Trong phần này, chúng tôi trình bày bối cảnh lịch sử và đặc điểm của hiện tượng song ngữ trong văn học Nhật Bản và văn học Triều Tiên/Hàn Quốc. Đồng thời phân tích những đặc điểm chung và riêng của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán là Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên/Hàn Quốc. TIỂU KẾT Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam được hình thành trên những cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng, thẩm mĩ, văn học và ngôn ngữ học nhất định. Trước hết là sự ra đời chính thức của nền văn học viết vào khoảng thế kỷ X sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc. Vì chưa có chữ viết riêng hoàn chỉnh và thống nhất nên cha ông ta phải mượn chữ Hán trong hành chính và trong sáng tác văn học. Văn học viết bằng chữ Nôm ra đời muộn hơn văn học viết bằng chữ Hán khoảng hai thế kỷ nhưng đã nhanh chóng bắt rễ sâu trong đời sống văn học và nhanh chóng phát triển ngang hàng với văn học chữ Hán. Từ thế kỷ XV trở đi, hai thành phần văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn là chữ Hán và ngôn ngữ bản địa là chữ Nôm song song tồn tại, tạo thành hiện tượng song ngữ rất độc đáo và tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Trong tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam, hiện tượng song ngữ vừa mang tính chất đa thành phần, vừa mang tính chất bất bình đẳng. Tính chất đa thành phần cho thấy sự đa dạng và phong phú của nền văn học với văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm cũng như mối quan hệ ảnh hưởng giữa hai chiều Hán Nôm và ngược lại.
  17. 15 Trong khi đó, tính chất bất bình đẳng của hiện tượng song ngữ trong văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX lại cho thấy một quan niệm văn chương của người trung đại khi chỉ coi văn chương chữ Hán là văn chương đích thực, văn chương chính thống cao cả. Còn thơ văn viết bằng chữ Nôm lại không được coi trọng, văn chương thông tục, đời thường thậm chí đã có lúc bị triều đình phong kiến cấm đoán ở một thể loại. Nhưng vượt lên trên tất cả, văn học chữ Nôm vẫn phát triển không ngừng bên cạnh văn học viết bằng chữ Hán và đạt được những thành tựu rực rỡ vào những giai đoạn sau, đánh dấu sự ưu thắng của văn học dân tộc viết bằng chữ Nôm. Quá trình phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam có lẽ chỉ nên tính từ thời điểm việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học được sử sách chép lại là vào năm 1282 khi Nguyễn Thuyên làm văn tế Nôm đuổi cá sấu và mở ra một trào lưu sáng tác văn học bằng chữ Nôm thời bấy giờ. Trước đó, văn học nước ta chỉ sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán. Văn học viết bằng chữ Nôm bắt đầu có bước nhảy vọt từ thế kỷ XV với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và sau đó là Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Hồng Đức. Đến thế kỷ XVI, Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất hiện nhưng văn học chữ Nôm có phần chững lại, dù trong thế kỉ XVII thơ Nôm Trịnh phủ khá dồi dào về số lượng. Trong khi đó, giai đoạn này văn học chữ Hán vẫn rất phát triển. Từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học chữ Nôm với sự ra đời của các thể loại thuần dân tộc như truyện thơ, ngâm khúc và hát nói. Văn học chữ Nôm đã chiếm ưu thế so với văn học chữ Hán. Hiện tượng song ngữ là một hiện tượng vừa mang tính độc đáo, đặc thù nhưng cũng vừa mang tính phổ quát. Không chỉ văn học Việt Nam thời trung đại tồn tại hiện tượng song ngữ mà hiện tượng này cũng xuất hiện trong văn học các nước phương Tây thời trung đại như Anh, Pháp, Ý, Đức,…. Văn học các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán như Korea và Nhật Bản cũng tồn tại việc sáng tác văn học bằng ngôn ngữ vay mượn (chữ Hán) bên cạnh sáng tác bằng ngôn ngữ bản địa. Điều này cho thấy rằng, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam cũng tương đồng trong bối cảnh văn học khu vực và văn học thế giới.
  18. 16 Chƣơng 3: LOẠI HÌNH TÁC GIẢ SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 3.1. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIẢ VĂN HỌC 3.1.1. Khái niệm loại hình và loại hình tác giả văn học Phần này, tác giả luận án giới thuyết các khái niệm loại hình và loại hình tác giả văn học. 3.1.2. Các kiểu loại tác giả trong văn học trung đại Việt Nam Ở đây, chúng tôi trình bày về các kiểu loại tác giả trong văn học trung đại Việt Nam từ những công trình nghiên cứu của một số học giả có uy tín. Từ đó, người viết lập luận và khái quát về loại hình tác giả song ngữ trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. 3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC GIẢ SONG NGỮ TIÊU BIỂU TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở phần này, chúng tôi đi phân tích những yếu tố về thời đại, gia đình, cuộc đời và con người có ảnh hưởng tới sáng tác bằng song ngữ của một số tác gia tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát và Nguyễn Khuyến. Đồng thời phân tích những đóng góp của những tác giả này đối với hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. 3.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ SONG NGỮ Ở phần này, tác giả luận án trình bày và phân tích những đặc điểm của Loại hình tác giả song ngữ. Đó là các đặc điểm sau: - Loại hình tác giả song ngữ với xuất thân nho học và khoa bảng - Loại hình tác giả song ngữ gắn với bối cảnh lịch sử, xã hội buổi giao thời - Loại hình tác giả song ngữ gắn với kiểu nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật - Loại hình tác giả song ngữ với tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của nho gia.
  19. 17 3.4. SỰ ĐA DẠNG VÀ THỐNG NHẤT TRONG NHẬN THỨC VỀ TÌNH TRẠNG SONG NGỮ CỦA KIỂU TÁC GIẢ SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 3.4.1. Sự đa dạng trong nhận thức về tình trạng song ngữ của kiểu tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam Ở mục này, người viết phân tích sự đa dạng trong nhận thức về tình trạng song ngữ của kiểu tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Với bốn kiểu tác giả tiêu biểu sau: - Nguyễn Trãi với kiểu tác giả song ngữ trữ tình - chính luận - Nguyễn Bỉnh Khiêm với kiểu tác giả song ngữ trữ tình - triết lí - Nguyễn Du với kiểu tác giả song ngữ trữ tình – tự sự - Nguyễn Khuyến với kiểu tác giả song ngữ trữ tình - trào phúng, liên văn bản. 3.4.2. Sự thống nhất trong nhận thức về tình trạng song ngữ của kiểu tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam Ở mục này tác giả luận án phân tích sự thống nhất trong nhận thức đối với văn học chữ Hán và đối với văn học chữ Nôm của kiểu tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. TIỂU KẾT Nghiên cứu lịch sử văn học không thể không chú ý vấn đề hệ thống loại hình, loại thể văn học. Khi tư duy nghiên cứu hướng tới yêu cầu tổng hợp, phân loại các hiện tượng văn học dựa trên những hệ tiêu chí khả dĩ có thể khái quát và thâu tóm thành một “cộng đồng thẩm mĩ” nhất định. Loại hình tác giả văn học dựa trên những cơ sở ấy. Có nhiều quan niệm khác nhau về kiểu tác giả, loại hình tác giả trong văn học trung đại Việt Nam như: loại hình tác giả văn, loại hình tác giả thơ; loại hình tác giả nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử; loại hình tác giả thiền sư, vua quan, quý tộc, võ tướng,… Loại hình tác giả song ngữ được đưa ra dựa trên những lập luận như thế. Loại hình tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam có những đặc điểm chung về nguồn gốc xuất thân, về thời đại, về cuộc đời hoạt động và về tư tưởng, quan niệm văn chương nghệ thuật. Có nhiều tác
  20. 18 giả sáng tác bằng song ngữ tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát và Nguyễn Khuyến. Mỗi một tác giả có những nét riêng đóng góp vào hiện tượng song ngữ nói riêng và lịch sử văn học dân tộc nói chung. Từ biểu hiện của hiện tượng song ngữ ở các tác giả, có thể thấy hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam đi từ song ngữ song hành Hán – Nôm đến song ngữ “liên văn bản” Hán – Nôm. Từ những nghiên cứu về đặc điểm loại hình tác giả song ngữ cũng như khảo sát sự nghiệp sáng tác bằng song ngữ của một số tác gia tiêu biểu, chúng ta có thể thấy một “sự đa dạng và thống nhất trong nhận thức về tình trạng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam”. Trong khi sự đa dạng đưa đến những kiểu tác giả song ngữ khác nhau: Nguyễn Trãi với kiểu tác giả song ngữ trữ tình - chính luận; Nguyễn Bỉnh Khiêm với kiểu tác giả song ngữ trữ tình - triết lí; Nguyễn Du với kiểu tác giả song ngữ trữ tình - tự sự và Nguyễn Khuyến với kiểu tác giả song ngữ trữ tình - trào phúng, liên văn bản. Trong khi đó, sự thống nhất trong nhận thức về tình trạng song ngữ ở cả hai loại hình diễn ngôn (sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm) của các tác giả song ngữ cho thấy: không có bên trọng bên khinh; không có bên dồn hết tâm huyết, bên làm chơi chơi; không có bên chỉ biết vọng ngoại, bên hướng về dân tộc; bên có những kiệt tác, bên cũng có những tác phẩm có giá trị. Các tác giả song ngữ đều coi sáng tác chữ Hán và chữ Nôm là văn chương đích thực, đều có những sự dụng công nghệ thuật trong đó. Chƣơng 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ DƢỚI GÓC NHÌN CỦA HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 4.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI DƢỚI GÓC NHÌN TỪ HIỆN TƢỢNG SONG NGỮ 4.1.1. Sự phát triển thể loại nhìn từ hiện tƣợng song ngữ Ở mục này, chúng tôi phân tíchba giai đoạn phát triển của thể loại văn học trung đại Việt Nam nhìn từ hiện tượng song ngữ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2