intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khảo sát truyện kể dân gian Khơ Me Nam Bộ (Qua thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích)

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

127
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khảo sát những nét cơ bản nội dung và nghệ thuật cơ bản của 3 ba thể loại là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích; phân tích và chỉ ra một số đặc điểm cơ bản những motif cơ bản của ba thể loại trên trong sự lý giải với mối quan hệ tộc người; nghiên cứu mối quan hệ giữa 3 thể loại trên với văn hóa dân gian dân tộc Khơ Me; bước đầu so sánh văn học dân gian Khơ Me Nam bộ với văn học dân gian người Việt và văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khảo sát truyện kể dân gian Khơ Me Nam Bộ (Qua thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br /> <br /> --------<br /> <br /> --------<br /> <br /> PHẠM TIẾT KHÁNH<br /> <br /> KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN<br /> KHƠ ME NAM BỘ<br /> (QUA THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH)<br /> <br /> Chuyên ngành: Văn học dân gian<br /> Mà SỐ: 62.22.36.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> Hμ néi - 2007<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br /> <br /> Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Phạm Thu Yến<br /> <br /> Phản biện 1<br /> <br /> : PGS.TS. Lê Chí Quế<br /> <br /> Phản biện 2<br /> <br /> : PGS. Lê Trung Vũ<br /> <br /> Phản biện 3<br /> <br /> : PGS.TS. Nguyễn Thị Huế<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại:<br /> Vào hồi……..giờ…………..Ngày……..tháng……năm…….<br /> <br /> Có thể tìm đọc luận án tại:<br /> - tH¦ VIÖN §¹I HäC S¦ PH¹M Hµ NéI<br /> - Th− viÖn Quèc gia<br /> <br /> C¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu cña t¸c gi¶ ®∙ c«ng bè<br /> liªn quan ®Õn ®Ò tμi luËn ¸n<br /> <br /> 1. Vµi nÐt vÒ truyÒn thuyÕt d©n gian Kh¬ Me Nam Bé, T¹p chÝ Khoa häc,<br /> Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, sè 1(11) 2007, tr.89 - 91.<br /> 2. DiÖn m¹o v¨n häc d©n gian Kh¬ Me Nam Bé, Tạp chí V¨n ho¸ d©n gian<br /> sè 1 (109) - 2007, tr.71-76.<br /> 3. TruyÒn thuyÕt ®Þa danh trong v¨n häc d©n gian Kh¬ Me Nam Bé, Tạp chí<br /> V¨n ho¸ nghÖ thuËt, sè 2(272) - 2007, tr.36-39.<br /> 4.Về tính biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ Khơ Me Nam Bộ thể hiện qua<br /> hình ảnh các con vật, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí<br /> Minh, số 11(45) – 2007 , tr.52-61.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> - Khơ Me là một trong những tộc người có dân số trên 1 triệu người và có một<br /> vị trí đặc biệt trong tổng thể bức tranh các dân tộc Việt Nam.<br /> - Dân tộc Khơ Me có vốn văn hóa dân gian vô cùng phong phú. Người dân<br /> Khơ Me yêu thích sáng tác và lưu truyền những bài thơ, câu truyện, những câu tục<br /> ngữ châm ngôn, những bài hát…bằng con đường truyền miệng. Chọn đề tài này,<br /> chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn học và văn hóa<br /> dân gian của người Khơ Me, một tộc người có bản sắc văn hóa độc đáo trong đại gia<br /> đình các dân tộc Việt Nam.<br /> - Là một người làm công tác giảng dạy đồng thời tham gia quản lí, việc tìm<br /> hiều vốn văn học dân gian địa phương sẽ giúp tôi có kiến thức sâu sắc hơn về văn hóa<br /> quê hương và nâng cao trách nhiệm đối với công việc.<br /> - Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về người Khơ Me nói riêng và<br /> văn hoá, văn học dân gian Khơ Me nói chung còn ít về số lượng và thiếu về chất<br /> lượng. Trong khi đó, những nghệ nhân, những Mê sóc, Mê phum...hầu hết đã lớn tuổi<br /> vì vậy vốn văn học và văn hóa dân gian của người Khơ Me Nam Bộ đang có nguy cơ<br /> mai một nếu chúng ta không sớm có kế hoạch sưu tầm và bảo tồn vốn văn hóa cổ<br /> truyền này.<br /> - Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đô thị hoá ở những vùng có người Khơ Me<br /> sinh sống đang diễn ra mạnh mẽ cộng với sự phát triển của các phương tiện thông tin<br /> đại chúng, của Internet làm cho đời sống tinh thần, văn hoá của một bộ phận không<br /> nhỏ người Khơ Me bị xáo trộn. Vì vậy, việc nghiên cứu và bảo tồn vốn văn hoá<br /> truyền thống của người Khơ Me trong đó có văn học dân gian là một điều cấp thiết<br /> và có ý nghĩa khoa học mà luận án này hướng tới.<br /> 2. Lịch sử vấn đề<br /> Theo dòng thời gian, có thể điểm các công trình nghiên cứu sau đây:<br /> - Bài viết Tìm hiểu văn hoá và xã hội người Việt gốc Miên của nhà nghiên cứu Thạc<br /> Nhân là một tư liệu có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu về người Khơ Me sau này.<br /> - Truyện cổ Cao Miên của Lê Hương là một tuyển tập các truyện dân gian của<br /> người Khơ Me ở Campuchia. Tuyển tập này là một nguồn tư liệu cần thiết cho luận<br /> án trong việc đối chiếu so sánh với các công trình về truyện dân gian Khơ Me Nam<br /> 1<br /> <br /> Bộ để tìm ra con đường biến đổi của các kiểu truyện của người Khơ Me khi họ đến<br /> sinh cơ, lập nghiệp ở vùng đất mới này.<br /> - Chuyên khảo Người Việt gốc Miên là công trình đầu tiên viết khá đầy đủ và<br /> công phu về người Khơ Me nói chung. Trong chuyên khảo này, Lê Hương có đề cập<br /> đến các thể loại của văn học dân gian như cách ngôn, tục ngữ, ca dao, các truyện thần<br /> thoại. Dù rằng, đây chỉ mới là những khảo cứu ngắn gọn nhưng chúng cũng là những<br /> gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi tiến hành đề tài luận án này.<br /> - Cao Tấn Hạp có chuyên khảo Địa phương chí tỉnh Vĩnh Bình (1973) đã cung<br /> cấp thêm một số tư liệu về người Khơ Me và văn học dân gian Khơ Me ở tỉnh Vĩnh<br /> Bình, nay là tỉnh Trà Vinh.<br /> - Tập Truyện cổ Khơ Me Nam Bộ (1983) do Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành<br /> (sau được tái bản vào năm 1987 do Hội Văn học Nghệ thuật Cửu Long xuất bản) của<br /> Huỳnh Ngọc Trảng là công trình đầu tiên tập hợp các truyện kể vùng Khơ Me Nam<br /> Bộ. Chúng tôi đã sử dụng tuyển tập này (bản in năm 1983) làm tư liệu tham khảo<br /> chính để khảo sát truyện cổ dân gian người Khơ Me Nam Bộ trong luận án của mình.<br /> - Cuốn Người Khơ Me Cửu Long dành một chương để viết về văn học và nghệ<br /> thuật của người Khơ Me Nam Bộ, trong đó có phần dành cho văn học dân gian nhưng<br /> còn khá sơ sài và chưa thể coi là đại diện cho toàn thể văn học dân gian Khơ Me Nam<br /> Bộ được.<br /> - Cuốn Văn hoá và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long (1990) do nhóm tác giả<br /> Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường chủ biên đã tiếp cận nghiên cứu<br /> người Khơ Me Nam Bộ về nhiều mặt, riêng phần văn học dân gian của người Khơ<br /> Me thì chưa được chú ý nhiều<br /> - Cuốn Văn hoá người Khơ Me ở Đồng bằng sông Cửu Long (1993) do giáo<br /> sư Trường Lưu chủ biên là công trình có giá trị trong việc nhận diện sự biến đổi văn<br /> hoá của người Khơ Me sau gần 30 năm kể từ công trình của Lê Hương. Trong cuốn<br /> sách này, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng đã dành đến 73 trang sách (từ trang 150<br /> đến trang 223) cho phần văn học, trong đó phần văn học dân gian được tác giả viết<br /> sâu sắc và có nhiều kiến giải có giá trị.<br /> - Đoàn Văn Nô với công trình Người Khơ Me Kiên Giang (1995) có cách tiếp<br /> cận văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của người Khơ Me ở Kiên Giang. Phần viết<br /> về văn học (18 trang, từ 91-109) là một tư liệu tham khảo có giá trị cho người viết.<br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2