intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học" là hướng đến sự khẳng định tính đặc thù thể loại của kịch bản phim truyện điện ảnh, phân biệt nó với kịch bản sân khấu và các loại hình tự sự khác. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung luận án tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH  NHƯ LÀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC Chuyên ngành: Lí luận văn học    Mã số: 9.22.01.20  
  2. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Hà Nội ­ 2022
  3. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Trà My                                                  TS. Trần Ngọc Hi ếu Phản biện 1: PGS.TS. Lý Hoài Thu Cơ  quan công tác: Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQG Hà  Nội Phản biện 2: PGS.TS. Phùng Ngọc Kiên Cơ quan công tác: Viện Văn học Phản biện 3: TS. Đỗ Văn Hiểu Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  4. Hà Nội ­ 2022
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính đến nay, điện  ảnh đã có hơn 100 năm ra đời và phát triển.   Dù ban đầu xuất phát điểm của nó chỉ  được hình dung như  là trò tiêu  khiển trong đời sống thị  dân phương Tây, điện  ảnh dần trở  thành loại  hình nghệ  thuật thứ bảy có vị  trí, vai trò lớn lao trong đời sống văn hóa  bên cạnh các loại hình nghệ thuật truyền thống đã xuất hiện từ  thời cổ  đại. Được ghi nhận là nghệ  thuật tổng hợp ­ có rất nhiều thành tố  tham  gia, cấu thành ­ điện  ảnh dung hợp đa dạng loại hình nghệ  thuật: hội   họa, nhiếp  ảnh, âm nhạc, kiến trúc… và trong đó có văn học. Bộ  phận  quan trọng nhất của văn học tham gia kiến tạo bộ  phim là kịch bản. Vị  trí kịch bản quan trọng tới mức   Alfred Hitchcock ­ nhà làm phim nổi  tiếng nước Anh, một trong những đạo diễn lớn nhất lịch sử  điện  ảnh  khẳng định:  "Để  làm nên một bộ  phim lớn, cần ba thứ: kịch bản, kịch   bản và kịch bản". Với chất liệu ngôn ngữ  ­ chất liệu của văn học, kịch  bản cho thấy điều hiển nhiên: văn học là một yếu tố  cấu thành nên tác   phẩm điện ảnh.  1.2. Những năm gần đây, nghiên cứu điện  ảnh đang là một lĩnh vực  phát triển năng động  và có nhiều đổi  thay quan trọng. Tuy nhiên, đời  sống  học   thuật   vẫn   rất   thưa   vắng   những  nghiên   cứu  kịch   bản   phim   truyện điện  ảnh dưới góc nhìn văn học, dù kịch bản có vị  thế  đặc biệt.   Ở  Việt Nam, ngay từ  những năm 90 của thế  kỷ  trước, trên báo  Văn   Nghệ đã có cuộc thi sáng tác kịch bản, hai tác phẩm  nổi tiếng đạt giải là  Cây   bạch   đàn   vô   danh  (Nguyễn   Quang   Thân),  Trăng   trên   đất   khách  (Nguyễn Thị  Hồng Ngát). Rất nhiều nhà thơ, nhà văn Việt Nam hoạt   động sôi nổi trong các Hội Điện ảnh, lĩnh vực điện ảnh như: Đặng Nhật  Minh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Lập,  Nguyễn Quang Sáng,  Nguyễn Thị  Hồng Ngát, Phạm Thùy Nhân, Nguyễn Văn Thông... Như  vậy, Việt Nam đã sớm ý thức được vai trò đặc biệt của kịch bản phim   truyện điện ảnh trong cả hai loại hình nghệ thuật: điện ảnh và văn học.  Nhiều kịch bản phim truyện công khai trên các trang Internet, được dịch,  xuất bản thành sách như tập kịch bản của Đặng Nhật Minh, Phạm Thùy   Nhân, Nguyễn Thị  Hồng Ngát,  Trần Anh Hùng,  Võ Thị  Hảo…, có tác  phẩm đạt  Giải thưởng Văn học  của nhà nước. Không chỉ  dừng lại  ở  chất liệu làm phim, kịch bản phim truyện điện  ảnh còn  ảnh hưởng tới  lối viết của văn học, gắn với những phát kiến mới về  mặt trần thuật.   Nhiều tiểu thuyết mang tính “xi­nê” ra đời, tác phẩm của Marguerite   Duras là một trong những ví dụ tiêu biểu.  1.3. Việc nghiên cứu kịch bản   phim truyện  điện  ảnh từ  góc độ  văn  học có thể soi sáng đặc trưng thẩm mĩ của thể  loại này; góp phần cung   cấp cho người nghiên cứu điện ảnh tri thức nhất định và trang bị tới bạn  đọc thông thường phương pháp giải mã kịch bản, có được cách đọc hiệu  
  6. 2 quả. Luận án thể  hiện sự  tôn trọng đối với mỗi kịch bản, cho thấy sự  hoàn thiện không ngừng của kịch bản từ lúc ra đời đến khi lên phim và   khẳng định thái độ  trân trọng đặc biệt với nhà biên kịch ­ những tác giả  am hiểu về  lĩnh vực điện  ảnh, luôn nỗ  lực tìm tòi cái mới trong đề  tài,   chủ đề, nghệ thuật thể hiện… và đặc biệt là có lòng kiên nhẫn cao độ,   sự  hi sinh trong nghề  nghiệp để  hoàn thành kịch bản đáp  ứng yêu cầu  của  nhà sản xuất, những cơ  quan, tổ  chức… cùng nhiều yêu cầu phức   tạp khác.  Nghiên cứu này một mặt thúc đẩy, tác động đến hoạt động sáng tác kịch   bản bởi chất liệu của kịch bản là ngôn từ; mặt khác khiến chúng ta tư duy   lại những đặc thù của loại hình văn học kịch. Lâu nay nghiên cứu văn học   kịch mới chỉ chú ý đến kịch bản kịch, dù điện ảnh ở vị thế “người em” lân   cận của sân khấu. Nhìn lại lịch sử văn học thế giới, từng bị phủ nhận vị thế  nhưng giờ  đây kịch bản kịch đã trở  thành một thể  loại văn học độc lập,   được viết ra để  phục vụ  nghệ thuật sân khấu , đồng thời mang đến khoái  cảm của sự đọc; nhiều kịch gia trở thành tác giả điển phạm/ được trao giải  Nobel văn học như Shakespeare, Harold Pinter, Eugene O'Neill… Đã đến lúc  nhìn nhận vai trò biên kịch/ kịch bản phim truyện điện ảnh một cách tương   xứng. Đây cũng là ý nghĩa lí thuyết của đề tài. Chúng ta có thể kỳ vọng tên  tuổi các nhà biên kịch điện ảnh được vinh danh tại giải Nobel vào một ngày  không xa.   Từ tất cả những lí do về mặt thực tiễn và lí luận trên đây, chúng tôi tiến hành  nghiên cứu: Kịch bản phim truyện điện ảnh như là một thể loại văn học  (Movie   script as a literary genre).  2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của công trình này là những đặc trưng của thể  loại kịch bản phim truyện điện  ảnh khi được nhìn nhận  ở  tư  cách một  thể loại văn học.  2.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu của công trình là  những kịch bản phim truyện   điện  ảnh dài  của biên kịch  (phân biệt với kịch bản phim ngắn và kịch   bản phân cảnh của đạo diễn giàu yếu tố kĩ thuật). Trong tiếng Anh, khái  niệm “kịch bản” được nói đến theo hai nghĩa: script và screenplay. Script  mang hàm nghĩa kịch bản tiền sản xuất, kịch bản văn học gốc, tác phẩm  của biên kịch.  Screenplay chỉ  kịch bản đã được hiện thực hóa trên màn  ảnh thành một bộ phim. Khi xem phim, đối tượng tiếp nhận  ở  mức độ  nào đó có thể  hình dung được kịch bản của bộ  phim  ấy. Do thực hiện   nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh từ góc độ văn học, trọng tâm   nghiên cứu của người viết là script. Tuy nhiên, đôi khi chúng tôi vẫn  phải thực hiện  thao tác đối chiếu với screenplay   trong một số  trường  hợp, bởi những lí do về bảo mật hồ sơ phim, thất lạc kịch bản, rào cản 
  7. 3 ngôn ngữ…  Luận án tập trung khảo sát chủ yếu kịch bản Việt Nam, có mở rộng thêm   một số  kịch bản nước ngoài với 38 kịch bản phim truyện điện ảnh tiếng   Việt, 15 kịch bản nước ngoài; ngoài ra còn khảo sát, đối chiếu hơn 70 kịch   bản khác. Trong số   ấy, có những kịch bản đã được xuất bản thành sách,   như  tập kịch bản của Đặng Nhật Minh, Nguyễn Thị  Hồng Ngát, Phạm  Thùy Nhân, Võ Thị Hảo, Trần Anh Hùng, Nora Ephron,…; hoặc những kịch  bản được in thành văn bản để  người đọc thưởng thức một cách độc lập  như: Đời cát, Đảo của dân ngụ cư của Nguyễn Quang Lập;  Chơi vơi, Bi,  đừng sợ!…, Cha và con và… của Phan Đăng Di; Vẻ đẹp Mỹ của Alan Ball;  Bố già của Mario Puzo, Francis Ford Coppola; Thelma and Louise của Callie  Khouri… Một số kịch bản kịch, phim truyền hình, phim ngắn… cũng được   đưa vào khảo sát nhằm so sánh, đối chiếu.  3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với  nghiên  cứu này,  lần đầu  tiên  kịch bản  phim  truyện  điện  ảnh   được tiếp cận như một thể loại văn học. Luận án hướng đến sự  khẳng  định tính đặc thù thể loại của kịch bản phim truyện điện ảnh, phân biệt   nó với kịch bản sân khấu và các loại hình tự sự khác.  3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ  mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ  nghiên cứu:  xây dựng mô hình nghiên cứu kịch bản phim truyện điện  ảnh như  một   thể  loại văn học.  Mô hình này không chỉ  giúp chúng ta hiểu đặc trưng   văn học của kịch bản phim truyện điện ảnh, mà còn góp phần gợi ý cho  người làm phim và khán giả phần nào tiêu chí đánh giá về khâu kịch bản   phim  ở  những mức độ  nhất định. Việc đề  xuất mô hình nghiên cứu sẽ  khu biệt luận án với các tài liệu dạy viết kịch bản ­ nơi ta sử dụng kịch   bản như  là những trường hợp nghiên cứu cụ  thể   để  hướng dẫn làm   nghề  điện  ảnh. Mục đích luận án không nhằm giúp bạn đọc có được  những hiểu biết, kỹ năng để viết kịch bản, mà cho thấy kịch bản là một   văn bản nghệ  thuật mang tính thẩm mỹ, không chỉ  cần thiết  đối với  người và nghề  làm phim, mà còn có thể  tạo khoái cảm đọc cho người  tiếp nhận.    4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi chủ  trương kết hợp nhiều phương pháp khác nhau  trong  quá trình nghiên cứu, trong đó có các phương pháp chính như sau: Phương pháp cấu trúc: Với luận án này, người viết thực hiện công  việc mô hình hóa ­ đề  xuất mô hình nghiên cứu kịch bản phim truyện   điện  ảnh như  một thể  loại văn học, nên phương pháp quan trọng nhất   được thực hiện là phương pháp cấu trúc.  Phương pháp loại hình: Dựa trên hệ thống kịch bản phim truyện điện 
  8. 4 ảnh đa dạng được khảo sát, người viết tìm ra những đặc trưng chung cơ  bản, cộng đồng giá trị của các kịch bản dưới góc nhìn văn học.  Phương pháp liên ngành: Do đối tượng nghiên cứu của luận án rất   đặc thù ­ kịch bản phim truyện điện  ảnh ­ một thành tố  của tác phẩm   điện  ảnh, điện  ảnh lại là một bộ  môn nghệ  thuật tổng hợp nên người   viết thực hiện nghiên cứu từ góc độ liên ngành ­ văn học, điện ảnh; điện   ảnh, sân khấu; điện ảnh, nhiếp ảnh; điện ảnh, hội họa… Phương pháp so sánh: Thao tác quan trọng cần được sử  dụng trong   luận án là so sánh, để tìm ra đặc trưng của thể loại kịch bản phim truyện  điện ảnh. Dù đối tượng nghiên cứu chủ đạo của luận án là kịch bản văn  học gốc của biên kịch (script),  chúng tôi vẫn cần những so sánh, đối  chiếu nhất định với “screenplay” ­ kịch bản được hiện thực hóa trên màn  ảnh thành bộ phim.  Phương pháp thống kê:  Từ  số  lượng kịch bản nhất định (đảm bảo  nguyên tắc đa dạng, phong phú), chúng tôi thực hiện thao tác này để phân  tích những khía cạnh về  tính văn học được thể  hiện trong các kịch bản   được đưa vào khảo sát; từ  đó rút ra những nét đặc trưng chung cơ  bản  dưới góc nhìn của văn học ở kịch bản phim truyện điện ảnh.  5. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tập trung và có hệ  thống kịch bản phim truyện điện  ảnh không phải dưới góc nhìn điện  ảnh mà với tư cách một thể loại văn học độc lập. Luận án xây dựng mô   hình nghiên cứu kịch bản phim truyện điện  ảnh như  một thể  loại văn   học, xác lập những đặc trưng của thể loại này trong sự phân biệt nó với   kịch bản sân khấu và các văn bản tự sự khác.  Luận án có đóng góp nhất định trong đời sống thưởng thức văn học.  Kịch bản phim truyện điện ảnh ­ văn bản quan trọng trong quá trình sản   xuất phim và người ta thường nghi ngờ tính văn học của nó, nhưng trên  thực tế kịch bản là loại hình văn bản nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ, tạo   nên khoái cảm đọc, có thể  tồn tại độc lập như  mọi tác phẩm văn học  khác. Luận án góp phần cung cấp những hiểu biết nhất định để bạn đọc  có được “sự  đọc” chính xác, hiệu quả; đồng thời giúp người xem phần   nào đánh giá được giá trị kịch bản phim thông qua việc đọc văn bản trực  tiếp hay qua quá trình xem phim.  Luận án có ý nghĩa thực tiễn nhất định với người sáng tác kịch bản   phim truyện điện ảnh. Kịch bản phim truyện điện ảnh mang những đặc  trưng riêng, biên kịch nên tránh viết như  một truyện ngắn, tiểu thuyết,  kịch bản kịch… trong thực tế làm nghề.  Trong khi các nhà nghiên cứu văn học còn đang tập trung vào phương  thức chuyển thể, coi đó như  là mối quan hệ  liên văn bản giữa văn học và  điện ảnh, thì nghiên cứu này là một hướng nghiên cứu liên ngành khả quan  khi tiếp cận kịch bản phim truyện điện ảnh dưới góc nhìn văn học, bởi kịch  
  9. 5 bản sử dụng chất liệu ngôn ngữ ­ chất liệu của nghệ thuật văn học.  6. Cấu trúc luận án  Ngoài phần Mở  đầu, Kết luận, Công trình khoa học đã công bố, Tài  liệu tham khảo và Phụ  lục thì Nội dung luận án được triển khai cụ thể  trong các chương như sau: Chương 1. Tổng quan  Chương 2. Kịch bản phim truyện điện ảnh như là mô hình thế giới quan Chương 3. Kịch bản phim truyện điện ảnh như là mô hình giao tiếp Chương 4. Kịch bản phim truyện điện ảnh như là mô hình tự sự Chương 1  TỔNG QUAN 1.1. Kịch bản như là một thành tố của phim truyện điện ảnh  1.1.1. Phim truyện điện ảnh như một phương thức kể chuyện  Lịch sử loài người ban đầu chưa có chữ viết, những câu chuyện được  truyền miệng ­ kể bằng lời nói. Ngoài chất liệu ngôn ngữ, con người kể  chuyện bằng đa dạng các hình thức : hình vẽ khắc trong hang núi, những  bài dân ca, các điệu nhạc, tranh  ảnh trên bình gốm, đồ tế lễ… Chữ viết   ra đời là khúc ngoặt kể chuyện lớn lao của loài người. Khi có chữ  viết,   con người kể  chuyện bằng lời văn. Khoảng 20 thế  kỷ  tiếp theo, nghệ  thuật kể  chuyện phát triển tinh hoa với thể loại tiểu thuyết. Không chỉ  vậy, với nhu cầu chia sẻ   ở  những mức độ  khác nhau,   các câu  chuyện   được kể bằng nhiều loại chất liệu đa dạng đã phát triển tinh hoa thành   nghệ thuật: bằng màu sắc, đường nét trong hội họa; tiết tấu, nhịp điệu,   âm vực trong âm nhạc; nghệ  thuật diễn xuất của diễn viên trong bối   cảnh nhất định ở sân khấu; hình ảnh tĩnh trong nhiếp ảnh…  Điện ảnh nảy sinh từ sự gợi ý, sức hấp dẫn ở nhiếp ảnh. Nếu nhiếp  ảnh là “ảnh tĩnh” thì điện ảnh là nghệ thuật “hình ảnh động”. Điện ảnh  tiến bước từ ghi hình giải trí đơn thuần đến một môn nghệ  thuật. Điều   khiến điện ảnh có sức cuốn hút đặc biệt tới đại chúng là nhờ  khả năng   tổng hợp và khắc phục nhiều giới hạn của những nghệ thuật tạo hình và   biểu hiện trước đó. Điện ảnh khắc phục giới hạn của sân khấu đầy tính  ước lệ  gắn với quy tắc “tam duy nhất”, hấp thu sự  hấp dẫn của  âm  nhạc, hội họa, nhiếp ảnh…  Phim điện  ảnh có nhiều thể  loại: phim truyện, phim tài liệu, phim  khoa học, phim giáo khoa… Trong thế giới điện ảnh, phim truyện giữ vị  trí nổi bật. Phim truyện điện ảnh có thể được định nghĩa đơn giản mà cốt  lõi như sau: Là bộ phim kể một câu chuyện nào đó bằng ngôn ngữ điện ảnh  giàu tính nghệ  thuật.  Phim truyện điện  ảnh vừa là một phương thức kể   chuyện của loài người, vừa là loại hình giải trí hàng đầu hiện nay của thế   giới.
  10. 6 Giai đoạn đầu, phim truyện điện ảnh chưa có kịch bản, kịch bản chỉ  tồn tại dưới dạng ý tưởng. Để  tăng sức cạnh tranh với nhiều loại hình   nghệ thuật giải trí khác (như  sân khấu), phục vụ cho quá trình làm phim  chuyên nghiệp… kịch bản ra đời, vai trò của biên kịch dần định hình rõ   nét.  1.1.2. Kịch bản ­ khâu khởi đầu của phim truyện điện ảnh Phần lớn các bộ  phim ra đời đều trải qua ba giai đoạn: tiền sản xuất,   sản xuất, hậu kỳ. Kịch bản nằm trong giai đoạn đầu tiên của quá trình làm   phim, với nhiều chặng: bản tóm lược, kịch bản qua một/ vài lần sửa chữa,   kịch bản hoàn chỉnh (còn gọi là kịch bản chi tiết).  Kịch bản là một khâu của quá trình sản xuất phim. Nếu như  kịch bản   được thực hiện với văn bản ngôn ngữ nghệ thuật thì các khâu còn lại là sự  chuyển hóa văn bản ấy thành phim bằng những thao tác kỹ thuật, diễn xuất,  kết hợp nhiều loại hình nghệ  thuật (hội họa, nhiếp  ảnh, âm nhạc, điêu   khắc,...) nhằm tạo ra những thước phim sống động. 1.2. Những công trình nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh 1.2.1. Nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh trong những công  trình nghiên cứu nghệ thuật điện ảnh * Thứ  nhất, những công trình nói về  định nghĩa kịch bản phim   truyện điện ảnh Định nghĩa kịch bản phim truyện điện  ảnh được nói đến trong rất  nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu: Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình   (DIXT/ Jean Pierre Fougea và Hội Điện  ảnh Việt Nam đồng xuất bản,  2007);  Điện   ảnh,   nghệ   thuật   thứ   bảy  (Cao   Thụy,   Nhà   xuất   bản   Trẻ,  2004);  Dạo chơi vườn điện  ảnh  (Việt Linh, Nhà xuất bản Văn hóa Sài  Gòn, 2006)... Dưới góc nhìn điện  ảnh, kịch bản phim truyện điện  ảnh   được hiểu là kịch bản cho một câu chuyện. Nó là bộ phim bằng giấy. Là  một trạng thái trung chuyển, một dạng thức văn bản nhất thời để  rồi tự  biến đổi và mất đi để thành phim, được viết ra cho đối tượng chủ yếu là  các thành viên đoàn phim đọc ­ mỗi đối tượng đọc theo cách riêng và mục   đích   riêng   cho   quá   trình   quay   phim,   không   phải   để   thưởng   thức   văn  chương. Chỉ bao gồm những gì “cho thấy”: hình ảnh, âm thanh, những cái   nhìn và sự im lặng, động tác, và bất động.  * Thứ  hai, những công trình nghiên cứu điện ảnh theo xu hướng   lịch sử, nói về  vị  thế  và vai trò của kịch bản, biên kịch phim truyện   điện ảnh Là giáo trình quan trọng của sinh viên điện  ảnh, hai tập Lịch sử điện   ảnh thế  giới  (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007) và  cuốn  Nghệ   thuật   điện   ảnh  (Nhà   xuất   bản   Giáo   dục,   2008)  của   Kristin  Thompson, David Bordwell,  nhắc đến kịch bản với tư  cách một trong  những vấn đề quan trọng của khâu chuẩn bị làm phim. Điện ảnh thế giới 
  11. 7 gắn liền với lịch sử  kịch bản nhiều bộ  phim được chuyển thể  từ  tiểu  thuyết, kịch bản sân khấu; đa số các phim thành công rực rỡ là nhờ  kịch  bản tiềm chứa khả  năng rung động sâu sắc lòng người… Về  lịch sử  điện ảnh Việt Nam, những cuốn Lịch sử điện ảnh Việt Nam (Cục Điện  ảnh xuất bản năm 2003, 2005);  Điện ảnh Việt Nam 1983 (Cục Điện ảnh  xuất bản)... cho thấy ngay từ giai đoạn đầu của nền điện ảnh nước nhà, các kịch  bản đã được trân trọng và trao giải trong Liên hoan phim. Đặc biệt, bài viết Kịch   bản điện ảnh và những quan niệm của Lê Ngọc Minh (Hành trình nghiên cứu   điện ảnh Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2007)  khẳng định quan  niệm của nhiều nước: kịch bản là một lĩnh vực văn học mới, một lĩnh vực  văn học chưa từng có, không thể gạt nó ra ngoài cổng của tháp ngà văn   học vì nó đã được khai sinh rồi.  Về vai trò của kịch bản trong sự vận động của lịch sử điện ảnh , một công  trình đáng chú ý là cuốn sách Viết kịch bản phim truyện của tác giả Lê Ngọc  Minh (Hội Điện ảnh, Nhà xuất bản Sân khấu Hà Nội, 2006). Tác giả đã nêu  bật vai trò này trước hết thông qua sự thống kê: năm cuộc đại nhảy vọt của   điện ảnh đều khởi nguồn từ khâu kịch bản hoặc từ sự chụm đầu của các biên  kịch và đạo diễn.  * Thứ  ba, những công trình nói về  kỹ  thuật viết kịch bản phim   truyện điện ảnh  Những công trình nói về kỹ thuật viết kịch bản phim truyện điện ảnh rất  phong phú:  Tài  liệu  Kịch  bản  Điện  ảnh Mỹ  (John W.  Bloch ­  William  Fadiman); Kỹ thuật viết kịch bản điện ảnh và truyền hình  (R. Walter); Tự  học viết kịch bản phim (Ray Frensham);  Phương pháp viết kịch bản phim   (Trường Điện ảnh quốc gia Vgik­Liên Xô)... Các tài liệu này chủ đích dạy   nghề  biên kịch, không hướng tới nghiên cứu, lí luận vẻ  đẹp của văn bản   kịch bản... * Thứ  tư, những công trình nói về  cách tiếp cận kịch bản của đội   ngũ làm phim Xuất phát từ mục đích viết kịch bản để làm phim, cộng đồng đọc kịch   bản khá đông đảo, hầu hết là những người tham gia sản xuất phim. Họ đọc   kịch bản chủ đạo nhằm tìm ra và tiến hành công việc cụ thể của mình. Vì   thế, những công trình nói về  vấn đề  tiếp cận kịch bản của đội ngũ làm  phim rất phong phú:  Trà Giang ­ Nghệ  sĩ nhân dân, Diễn viên điện  ảnh   (Viện Phim Việt Nam xuất bản, 2010), Nghề  quay phim (M.M Vôlưnhes,  Nhà xuất bản Hồng Đức, 2016),  Khi đạo diễn trẻ già dặn (Lê Minh, Nhà  xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2011),  Cẩm nang thư  ký trường quay  (Pat P.  Miller, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2009)…  Trong hệ thống tài liệu này,  xuất hiện một số ý kiến khẳng định kịch bản phim truyện là một thể loại văn  học đặc biệt. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát trong tuyển tập kịch bản   Canh bạc, Cha tôi và hai người đàn bà, Trăng trên đất khách (Tác phẩm văn  học được giải thưởng Nhà nước, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2015) khẳng  
  12. 8 định : Có thể gọi kịch bản điện ảnh là một thể loại văn học đặc biệt .  Nhà xuất bản Trẻ dịch và xuất bản hàng loạt kịch bản phim truyện điện ảnh   (Dạo bước trên mây, Casabalanca, Bức thư của người đàn bà không quen…)  khẳng định : kịch bản phim truyện điện ảnh đã đứng được độc lập, trở  thành một hình thức văn chương riêng .  Tuy nhiên, tất cả  ý kiến, nhận  định trong các công trình đơn thuần mới chỉ dừng lại ở sự định danh.  1.2.2.   Nghiên cứu  kịch bản  phim  truyện  điện  ảnh  trong  những   công trình nghiên cứu liên ngành văn học ­ điện  ảnh và trong nghiên   cứu văn học Nếu phim ảnh là sự dung nạp trong đó tinh hoa nhiều bộ môn nghệ thuật  như  văn học, hội họa, điêu khắc… thì kịch bản phim truyện điện  ảnh lại   được tạo nên duy nhất bằng chất liệu ngôn ngữ ­ chất liệu của văn học. Vì  thế, trong các công trình nghiên cứu liên ngành, kịch bản được nhìn nhận chủ  đạo dưới góc độ liên ngành với văn học. Ví dụ : luận án Ảnh hưởng của   văn học nghệ thuật truyền thống t ới ngôn ngữ  nghệ thuật phim truyện   Việt   Nam  của   Phan   Thị   Bích   Hà   (Viện   Văn   hóa   ­   Thông   tin,   2004),  Khuôn mẫu văn hóa và nghệ  thuật phim truyện Việt Nam  (Nhà xuất bản  Văn hóa ­ Thông tin, 2011) của Trần Thanh Tùng, luận văn Chất thơ trong   sự phát triển của điện ảnh Việt Nam  (Đại học Sân khấu ­ Điện ảnh Hà Nội,   2013) của Nguyễn Thị Huyền Trang… Đáng chú ý là  ở tuyển tập Điện ảnh   và văn học (Timothy Corigan, Nhà xuất bản Thế giới), bài nghiên cứu về kịch  bản của tác giả Besla Balázs khẳng định : kịch bản phim cũng là một hình  thức văn học đặc trưng, độc lập giống như kịch bản sân khấu…, là một  hình thức văn chương xứng đáng như ngòi bút của một thi sĩ, một hình  thức văn học thậm chí có thể  được xuất bản và đọc như  một cuốn  sách. Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán ­ Trần Đình Sử ­ Nguyễn  Khắc Phi đồng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2013) , kịch bản điện ảnh là  một khái niệm thuộc phạm trù của văn học và được đưa ra định nghĩa rõ ràng.  Tóm lại, những tài liệu, công trình nói về kịch bản khá nhiều, nhưng  chủ yếu nghiên cứu kịch bản dưới góc nhìn điện ảnh, nhằm hướng dẫn   người trong giới điện ảnh làm nghề hoặc xem xét mối quan hệ giữa điện  ảnh và văn học  ở  những khía cạnh nhất định..., chưa có công trình nào  nghiên cứu có hệ thống kịch bản phim truyện điện ảnh, coi đó như  một  đối tượng nghiên cứu dưới góc nhìn văn học với chất liệu ngôn ngữ đặc   trưng.  Chính điều này làm nên  tính mới  cho công trình nghiên cứu của  người viết. Ở công trình này, kịch bản phim truyện điện ảnh được đặt ở  vị trí trung tâm, với tư cách một thể loại văn học độc lập. Người viết thực  hiện khảo sát hệ thống văn bản kịch bản phim truyện điện ảnh để khẳng   định ba vấn đề: Trước hết, kịch bản phim truyện điện  ảnh là một kiểu  loại văn bản “có thể đọc” như mọi tác phẩm văn học khác; đối tượng đọc   của nó đặc trưng, đảm bảo nguyên tắc đa dạng, phong phú; đó thực sự là  
  13. 9 những văn bản giàu tính thẩm mỹ, mang lại khoái cảm cho sự đọc.  1.3. Nghiên cứu kịch bản điện ảnh như  một thể  loại văn học: Vấn  đề nguyên tắc xác lập thể loại 1.3.1. Vấn đề thể loại văn học       Mọi loại hình nghệ thuật đều có hệ thống thể loại của riêng mình và có   nhiều cách phân chia thể loại theo những tiêu chí khác nhau. Nghiên cứu tác  phẩm văn học ở góc độ thể loại là rất quan trọng, vì khái niệm thể loại gắn  liền với hình thức chỉnh thể và những đặc trưng nội dung của tác phẩm văn  học, có ý nghĩa trong cả hoạt động sáng tác và thưởng thức, phê bình.  Mỗi   thể loại bao giờ cũng gắn liền góc tiếp cận đời sống rất đặc thù, tức là qua   một lăng kính thế giới quan; thể loại là kênh giao tiếp đặc thù; mỗi thể loại   gắn liền với một nguyên tắc tổ chức văn bản ngôn từ.  1.3.2. Quan điểm nghiên cứu thể loại kịch bản phim truyện điện ảnh   như là một thể loại văn học Có thể  dựa trên những nguyên tắc tiếp cận thể  loại văn học để  đề  xuất quan điểm nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh như một thể  loại văn học. Khi xác lập tư  cách thể  loại văn học cho kịch bản phim   truyện điện ảnh, luận án tiến hành nghiên cứu trên ba phương diện:  thứ  nhất là cách tiếp cận đời sống, giới hạn tiếp xúc đời sống của nó,  thứ  hai là cách thức giao tiếp đặc thù,  thứ  ba là nguyên tắc tổ chức văn bản   ngôn từ.  Từ quan điểm tiếp cận kịch bản phim truyện điện ảnh như vậy, chúng  tôi thiết lập các vấn đề về thế giới quan, phương thức giao tiếp, cách thức   tự sự như là những bình diện của sự tiếp xúc đời sống, sự tương tác người  viết ­ người đọc, cấu trúc văn bản văn học. Luận án tiến hành nghiên cứu  những vấn đề chung, “ngôn ngữ” chung của thể loại kịch bản phim truyện   điện  ảnh, do vậy, các vấn đề  thế  giới quan, phương thức giao tiếp, cách  thức tự  sự  sẽ  được xem xét như  là những mô hình khái quát, thích hợp  tương đối với những dạng kịch bản cụ thể, phong phú đã xuất hiện trong  nền điện ảnh Việt Nam và thế giới. Các vấn đề này sẽ lần lượt được đề  cập tới ở các chương 2, 3, 4 của luận án. Từ những kết quả nghiên cứu này,   luận án sẽ xác lập chỗ đứng cho kịch bản phim truyện điện ảnh trong đời   sống văn học đương đại.  Tiểu kết chương 1 Điện ảnh ra đời ­ bước ngoặt lớn về phương thức kể chuyện của loài   người, là môn nghệ thuật thứ bảy cũng là ngành công nghiệp giải trí hàng  đầu thế giới. Điện ảnh có nhiều thể loại, hấp dẫn hàng đầu người xem là   phim truyện điện  ảnh. Phim  ảnh càng phát triển, vai trò kịch bản phim  truyện điện  ảnh càng quan trọng, vì đó là khâu đầu tiên của quá trình sản  xuất phim. Hiện nay kịch bản phim truyện điện ảnh được phổ biến rộng rãi   bằng nhiều phương thức: xuất bản sách, công khai trên mạng Internet; một 
  14. 10 số tác phẩm đạt giải thưởng Văn học quốc gia và được dịch ra nhiều thứ  tiếng trên thế giới… Kịch bản sống trọn vẹn đời sống điện ảnh và văn học.  Nghiên cứu kịch bản phim truyện điện ảnh dưới góc nhìn văn học trở  thành một vấn đề quan trọng, mới mẻ với khoảng trống nghiên cứu lớn.   Đa số  các tài liệu nghiên cứu về  kịch bản mới chỉ  dưới góc nhìn của   điện  ảnh. Sử  dụng chất liệu ngôn ngữ, tồn tại như  một tác phẩm độc  lập có nhiều giá trị, được lưu trữ, phổ  biến và dựa trên nguyên tắc xác   lập thể loại văn học, kịch bản phim truyện điện ảnh có những căn cứ để  xác lập đặc điểm của một thể  loại văn học độc lập với những nét đặc   trưng độc đáo.  Chương 2  KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH NHƯ LÀ  MÔ HÌNH THẾ GIỚI QUAN Điện  ảnh xuất hiện khiến nhiều người cho rằng sân khấu là “người  anh” lân cận của nó. Cả hai loại hình đều là nghệ thuật tổng hợp, là công   trình của tập thể và mang bản chất “trò diễn”. Mặt khác, điện ảnh ra đời   vào năm 1895 ­ thời kỳ tiểu thuyết lên ngôi, “tiểu thuyết hóa” mạnh mẽ các  thể loại khác. Mang trong mình “bộ gen” của tiểu thuyết, những thước phim  đầu tiên của nhân loại có nội dung cảnh thật, người thật: buổi tan tầm  ở  một nhà máy (Buổi tan tầm ở nhà máy Lumier tại Lyon), tàu vào ga (Đoàn  tàu vào ga)… Kịch bản phim truyện điện ảnh với chất liệu ngôn ngữ là thể  loại có thế giới quan đặc biệt, ở đó có thể nhận ra dấu ấn cái nhìn ­ tư duy   nghệ thuật của kịch sân khấu và cách tiếp cận đời sống ­ tư duy nghệ thuật   của tiểu thuyết.  2.1. Tiếp cận đời sống ở những xung đột, mâu thuẫn hay là dấu ấn   tư duy kịch bản sân khấu trong kịch bản phim truyện điện  2.1.1. Tính chất kịch tính trong kịch bản phim truyện điện ảnh Ở thể loại kịch, kịch tính là đặc trưng nổi bật nhất, được tạo bởi mâu  thuẫn, xung đột  ở  mức độ  cao của những hành động mang trong mình tư  tưởng,  khuynh  hướng  tính cách khác biệt,  đối   lập.   Kịch  bản  sân  khấu  thường được chia thành các hồi, tương ứng với ba giai đoạn cơ  bản: thắt   nút ­ đỉnh điểm ­ mở  nút. Không vượt thoát những đặc điểm của một vở  kịch được hiện thực hóa trên sân khấu với giới hạn về không gian, thời gian,  nhân vật…, kịch bản kịch thường yêu cầu độ dồn nén cao và “tính kịch” rõ  nét.  Với kịch bản phim truyện điện ảnh, hạt nhân cơ bản và phổ biến của   nó  là   một   cốt   truyện.   Trong   bài   nghiên   cứu  Cấu   trúc   kịch   bản   phim   truyện điện  ảnh (Tạp chí Văn hóa Nghệ  thuật, số 423, 2019), chúng tôi  đã tổng kết ba loại cấu trúc phổ biến của kịch bản phim truyện điện   ảnh: Mô hình cấu trúc ba hồi của Hollywood , cấu trúc mảnh ghép/ mảng   miếng và phương thức biểu hiện  ấn tượng. Người viết chú ý loại hình 
  15. 11 kịch bản theo cấu trúc ba hồi, bởi nó ưu tiên trước hết về mặt kịch tính  nhằm tạo nên sức cuốn hút với người tiếp nhận.   Mô hình cấu trúc ba   hồi thường là sơ  đồ  (mang tính hợp lí, kịch tính, gắn liền chuỗi nhân   quả) những khó khăn mà nhân vật chính phải vượt qua; gồm 3 phần (gọi   là 3 hồi) với 5 cao trào chính, mức độ cao trào ngày càng tăng tiến về độ   khó khăn, gay cấn.  Toàn bộ  tác phẩm là hành trình nhân vật chính vượt   qua mọi khó khăn để có thể đạt mục đích. Nhân vật chính có đồng minh   và phải đối mặt với đối thủ. Anh/ cô ta luôn vấp phải hệ thống vật cản,  nhân vật đối thủ  cũng là vật cản. Việc đối mặt, vượt qua đối thủ  làm  nên kịch tính cho tác phẩm.  Hệ thống vật cản gồm vật cản bên trong và   bên ngoài. Vật cản bên ngoài như  thời tiết (mưa bão, sự  nghèo khổ,…),   lỗi lầm của chính nhân vật (thiếu thành thạo trong kĩ năng nào đó, lạc   mất hồ  sơ quan trọng…); vật cản bên trong thuộc loại tâm lí, tinh thần,  ví như nỗi sợ hãi, tính ghen tuông… Trong kịch bản  Đời Cát của Nguyễn  Quang Lập, hành trình gìn giữ mối quan hệ chồng ­ vợ, vật cản bên trong  của bà Thoa là nỗi tự  ti khi thanh xuân đã đi qua mang theo vẻ  đẹp của  nhan sắc cũng như khả năng sinh nở, vật cản bên ngoài là người vợ thứ  hai (nhân vật Tâm).   2.1.2. Mức độ kịch tính trong kịch bản phim truyện điện ảnh 2.1.2.1. Kịch bản phim truyện điện ảnh giảm độ dồn nén và tính ước  lệ so với kịch bản kịch sân khấu            Tuy kế  thừa một số  yếu tố  từ  kịch bản sân khấu, kịch bản phim   truyện điện  ảnh vẫn có đặc trưng riêng, xuất phát từ  sự  khác biệt giữa   hai loại hình nghệ  thuật: phim có nhiều tự  do về  không gian, thời gian   hơn kịch; phim nghiêng về  chủ  nghĩa hiện thực, kịch thiên về  mô tả  phong cách hóa; hành động phim gần gũi thực tế hơn so với kịch. Tất cả  làm nên sự tự do trong kịch bản phim truyện điện ảnh. Về nhân vật, kịch  bản phim có thể  có hàng trăm, hàng ngàn... nhân vật; kịch bản kịch hạn   chế  số  lượng nhân vật. Về  cốt truyện, kịch bản sân khấu thường nhấn  mạnh kịch tính, hành động, xung đột; kịch bản phim truyện điện ảnh có   nhiều cách kể, có những cách không thiên về  xây dựng kịch tính. Không   gian và thời gian trong kịch bản phim truyện điện  ảnh đa dạng, có thể  chuyển đổi linh hoạt. Hệ  quả  là kịch bản phim truyện điện  ảnh có  số  lượng cảnh nhiều hơn kịch bản sân khấu.  2.1.2.2. Kịch bản phim truyện điện ảnh gia tăng các yếu tố phi cốt  truyện, tạo lối trần thuật chậm rãi so với kịch bản sân khấu Tiết chế tối đa lời trữ tình ngoại đề,  nội dung cảnh của kịch bản kịch   và phim truyện điện  ảnh đều có hai thành phần chủ  đạo   là thoại và   những lời văn phi cốt truyện mang chức năng mô tả/ giới thiệu lai lịch  nhân vật.  Tuy nhiên,  chủ  đạo của kịch bản sân khấu là  lời thoại, trái  ngược với kịch bản phim truyện điện ảnh ­ chủ đạo với những câu tả ­ 
  16. 12 miêu tả bối cảnh, nhân vật, hành động của nhân vật… Những câu tả có   thể  khiến tiết tấu trong kịch bản phim truyện giảm đi tính kịch, sự  dồn   nén, làm chậm diễn tiến cốt truyện. Kịch bản kịch  Hãy khóc đi em (biên  kịch Minh Ngọc) và kịch bản phim truyện điện ảnh Trăng nơi đáy giếng  (biên kịch Châu Thổ) cùng được chuyển thể  từ  truyện ngắn  Trăng nơi   đáy giếng (Trần Thùy Mai) là ví dụ tiêu biểu.  Lối kể nhẩn nha ở kịch bản phim truyện điện ảnh còn thể hiện ở  lời   thoại của nhân vật. Tác phẩm của Phan Đăng Di là ví dụ  điển hình với  những câu thoại tưởng như  rất vẩn vơ  thường gợi lên cảm xúc, cảm  giác, sự  cảm nhận và ám  ảnh…, không chủ  đích xây dựng mâu thuẫn,  cao trào. 2.2. Tiếp cận đời sống ở thì hiện tại chưa hoàn thành hay là dấu ấn   tư duy tiểu thuyết trong kịch bản phim truyện điện ảnh 2.2.1. Thế giới chưa ngã ngũ, chưa hoàn kết Thế  giới chưa ngã ngũ, chưa hoàn kết là một nét đặc trưng của tiểu   thuyết và điều này thường xuất hiện trong kịch bản phim truyện điện ảnh ­  cái kết của tác phẩm có khi không phải là một kết quả rõ ràng, dường như  câu chuyện còn dang dở, có thể gợi ra sự tiếp nối. Cảnh cuối của  Đời cát  (biên kịch Nguyễn Quang Lập), ông Cảnh ở lại với bà Thoa. Tuy nhiên, đó   vẫn chưa phải là giải pháp trọn vẹn, bù đắp cho tất cả các nhân vật… Chưa  hoàn kết ở kịch bản phim truyện còn thể hiện ở chỗ người ta chưa thể có  đánh giá cuối cùng về  nó, có thể  diễn giải nó theo nhiều chiều, từ  nhiều   điểm nhìn. Trong  Cuộc đời của Pi  (biên kịch  David Magee) có hai câu  chuyện. Lựa chọn tin câu chuyện Pi và con hổ hay câu chuyện được kể cho   những người Nhật nhằm hợp thức hóa thủ tục bảo hiểm là ở niềm tin tôn   giáo của mỗi người tiếp nhận.  2.2.2. Tính chất đời thường 2.2.2.1. Nhân vật đời thường Trước   hết,   nhân  vật   trong  kịch  bản  phim  truyện  điện  ảnh   rất   đa   dạng, với đủ kiểu loại người, mọi tầng lớp, giai cấp xã hội  ­ vị lãnh tụ,  người giàu, kẻ nghèo, tên bán nước, người anh hùng, hay những người bị  coi là dưới đáy xã hội… Thứ hai, mỗi kịch bản phim truyện điện ảnh tựa   một lát cắt cuộc sống chưa hoàn kết với  những nhân vật mang số phận   chưa biết đi đâu về  đâu. Trong kịch bản Ròm (Trần Thanh Huy), không  rõ cái kết cuối cùng cho những người dân mê trò đen đỏ; số  phận của  nhân vật Ghi ­ một “cái mẹ” chuyên ghi và trả số đề bị bỏ lửng, và Ròm  (nhân vật chính) cũng gắn với bí mật số  phận…  Thứ  ba, các nhân vật   của phim truyện điện  ảnh có tính cách riêng, có thể  rất phức tạp; nhân  vật của sự nếm trải, trưởng thành. Thelma ngây thơ, sống phụ thuộc sau  khi vượt qua bao khó khăn đã trở  thành một phụ  nữ  độc lập và hiểu  được giá trị  sống nằm  ở  sự  tự  do trong  Thelma and Louise  (biên kịch  Callie Khouri)… Các đời sống của nhân vật kịch bản/ phim truyện điện  
  17. 13 ảnh có thể  không trùng khít,  nhân vật đa diện. Jean­Baptiste trong kịch  bản  Mùi hương  (biên kịch  Patrick Süskind): đối với xã hội, hắn hiền   lành; với những người chủ, hắn nghe lời và được việc; nhưng thực chất  Jean­Baptiste là một kẻ  biến thái luôn khao khát duy trì hương thơm từ  những trinh nữ, sẵn sàng giết người nhằm cố gắng chưng cất họ để giữ  lại mùi hương…  2.2.2.2. Lời thoại đời thường Thoại trong phim truyện điện  ảnh không những thể  hiện đúng tính   cách nhân vật mà phong cách thoại còn gần gũi cuộc sống. Đây là thể  loại có được tiếng nói của rất nhiều tầng lớp trong xã hội ­  tiếng nói  của người quyền lực nhất như chủ tịch nước, trong  Hà Nội mùa đông 46  (Đặng Nhật Minh); tiếng nói của những người dưới đáy xã hội như   ở  Làng Vũ Đại ngày  ấy  (Đoàn Lê), Xích lô  (Trần Anh Hùng)… Ngoài ra,  thoại trong kịch bản phim truyện điện  ảnh mang tính chất phương ngữ   đậm   nét.   Ví   như  ngôn  ngữ   Nam   bộ   trong  Cánh  đồng  bất   tận  (Ngụy  Ngữ);  ngôn  ngữ   Huế,   miền  Bắc   trong  Cô   gái   trên  sông  (Đặng   Nhật  Minh); ngôn ngữ miền Nam và miền Trung trong Đời cát (Nguyễn Quang  Lập)…  2.3. Giới hạn tiếp xúc đời sống và những xu hướng chính của kịch  bản phim truyện điện ảnh 2.3.1. Xu hướng kịch hóa  Xu hướng kịch hóa thể hiện rõ nét ở những kịch bản phim truyện điện  ảnh được chú trọng yếu tố kịch tính và logic nhân ­ quả. Tác phẩm được   sáng tác với mô hình ba hồi kinh điển của Hollywood tiêu biểu cho xu  hướng này. Với mô hình ba hồi, mọi yếu tố trong kịch bản thường gắn với   công thức. Ngoài các cao trào chính, biên kịch xây dựng nhiều cao trào phụ  trong kịch bản để tăng tính hấp dẫn của tác phẩm. Hồi I thường chiếm 15%  dung lượng kịch bản/ phim, hồi II chiếm 70% và hồi III chiếm 15% dung  lượng còn lại. Các điểm cao trào chính được điện  ảnh Hollywood đặt tên  như sau: Catalyst ­ sự kiện nền, trên sự kiện nền ấy xảy ra sự kiện chính  (big event) đẩy nhân vật vào câu chuyện, sự kiện đẩy nhân vật vào chuyện  mà không có đường thoát (pinch),  crisis  ­ sự  kiện nhân vật khủng hoảng  (nhân vật đứng trước những chọn lựa, có nguy cơ thất bại), cao trào cuối   (showdown) ­ nhân vật vận dụng hết kỹ năng, kinh nghiệm trong hành trình  của mình đưa ra hành động, quyết định cuối cùng. Hồi I kết thúc tại  big  event, hồi II kết thúc tại crisis. Nhiều kịch bản/ phim Mỹ thành công tuân  theo cấu trúc 3 hồi như một mô hình thần thánh, ví dụ: Gone with the wind,   Kamer vs Kamer…  Trên thực tế, mô hình ba hồi có các  biến thể rất đa dạng. Ví như  sự  linh hoạt số % dung lượng mỗi hồi, có những kịch bản/phim với số hồi  không dừng  ở con số 3.  Ký sinh trùng của biên kịch Bong Joon­ho, Han   Jin­won là một ví dụ. 
  18. 14 Đặc điểm của mô hình ba hồi là chú trọng cảnh phim theo logic   nhân ­ quả chặt chẽ. Kịch bản theo mô hình ba hồi thì ngay cả đơn vị cảnh cũng được chú  trọng   xây   dựng   theo   mô   thức   ba   hồi   đầy   kịch   tính:   trong   cảnh   có   “truyện”, có  mở  đầu, cao trào và cái kết  tạo nên sự  cuốn hút của tác  phẩm. Tính liên kết giữa các cảnh theo logic nhân quả trong kịch bản rất   chặt chẽ. Kịch bản Thelma and Louise (Callie Khouri) là ví dụ.  2.3.2. Xu hướng tiểu thuyết hóa Ngoài mô hình kinh điển ba hồi của Hollywood, xuất hiện các mô  hình điện  ảnh Châu Âu, với chủ  nghĩa  ấn tượng Pháp, chủ  nghĩa siêu  thực Pháp, chủ nghĩa Tân hiện thực Ý, Làn sóng mới Pháp, một số phong  cách phim châu Á… Chính các nhà làm phim độc lập Hollywood cũng bị  tác động bởi những trào lưu này. Mô hình thể  nghiệm với cấu trúc đa   tuyến, phá vỡ  thời gian biên niên; mô hình phim cảm giác, phim không  cốt truyện… xuất hiện. Chúng tôi tạm xếp các hình thức này vào   mô   hình ấn tượng, gồm hai tiểu loại: phương thức biểu hiện  ấn tượng   và loại hình mảnh ghép ­ mosaic. Các loại hình này cho thấy xu hướng  tiểu thuyết hóa của kịch bản phim truyện điện ảnh. Chúng tôi chú ý một  số đặc điểm của nó như sau: Mờ hóa tương quan nhân vật chính ­ phụ, không chú trọng logic nhân ­   quả. Mô hình ấn tượng của kịch bản phim truyện điện ảnh không nhất thiết  phải có nhân vật chính, khó đoán biết được nhân vật chính. Ví dụ: kịch   bản Cha và con và… của Phan Đăng Di kể về một nhóm thanh niên sống ở  giai đoạn giao thời, tại Sài Gòn. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có nỗi  niềm riêng, sợi dây liên kết giữa các số phận thưa vắng. Hệ quả, tính sự  kiện trong tác phẩm không được phát huy, logic nhân quả ở tác phẩm mờ  nhạt. Logic nhân quả cũng bị giảm nhẹ trong nội bộ mỗi cảnh và sự liên   kết các cảnh. Nội dung không nhất thiết phải có kịch tính, thậm chí tạo ra  “không khí” mới là mục đích chính yếu. Ví dụ: kịch bản  Thương nhớ  đồng quê (Đặng Nhật Minh)...  Tính phân mảnh của cốt truyện Mô hình mảnh ghép/ mảng miếng dựa trên tư duy so sánh, liên tưởng,  tổng hợp khi con người đối diện với các sự  vật, hiện tượng có tương  đồng nhau về mặt nào đó. Dựa trên những mảnh ghép và sự  liên tưởng,   con người sẽ  hình dung ra sự  tổng thể, và rút ra  ý nghĩa riêng mình.  Chúng ta bắt gặp mô hình này trong kịch bản/phim điện ảnh:  Cha và con   và… (Phan Đăng Di), Three Times (Hầu Hiếu Hiền), Crash (Paul Haggis) …  Tư duy phân tích và thủ pháp ấn tượng Phương thức biểu hiện  ấn tượng cho phép xếp đặt các yếu tố  nghệ 
  19. 15 thuật theo các trình tự khác nhau nhằm tạo ra những cảm xúc, cảm giác  cho người xem để hướng tới một sự biểu cảm nhất định của tác giả. Đi   theo cách kể này thường là những phim cảm giác.  Cây bạch đàn vô danh  (Nguyễn Quang Thân), Chơi vơi (Phan Đăng Di), Cuộc đời của Pi (David  Magee)… được viết theo phương thức biểu hiện ấn tượng.  Tiểu kết chương 2 Được coi là “người em” lân cận của nghệ  thuật sân khấu, lại ra đời   vào thời đại tiểu thuyết lên ngôi, điện ảnh hấp thu trong nó dấu ấn của   cả sân khấu và tiểu thuyết. Sự ra đời của điện ảnh còn báo động về  sự  cạnh tranh với thể loại trước đó giữ vị trí quyền uy ­ nếu Stendal khẳng   định “tiểu thuyết là tấm gương đi dạo trên một con đường cái lớn” thì  đoàn tàu tiến vào ga trên màn ảnh không phải sự tưởng tượng mà là hình  ảnh hiện hữu trước mắt khiến công chúng phấn khích.  Với chất liệu ngôn ngữ  và là nền tảng của quá trình sản xuất phim,   kịch bản phim truyện điện  ảnh mang thế  giới quan đặc biệt, nơi người   đọc  nhận ra  “bộ   gen”  của cả  tư   duy  kịch sân  khấu và  thể  loại  tiểu  thuyết. Trước hết, kịch bản phim truyện điện  ảnh tiếp cận đời sống  ở  những xung đột, mâu thuẫn. Đó cũng là dấu  ấn tư  duy kịch sâu khấu   trong kịch bản phim truyện điện  ảnh. Kịch bản phim truyện điện  ảnh   với nhân tố cốt lõi là một “cốt truyện” vẫn duy trì trong nó tính chất kịch  tính vốn tồn tại như một yếu tố quan trọng hàng đầu của kịch sân khấu.   Tuy nhiên, mức độ kịch tính của kịch bản phim truyện điện ảnh đã được   giảm nhẹ so với kịch bản sân khấu thông qua việc giảm độ  dồn nén và  tính  ước lệ, gia tăng các yếu tố  phi cốt truyện, tạo lối trần thuật chậm   rãi. Thứ hai, kịch bản phim truyện điện ảnh tiếp cận đời sống ở thì hiện   tại chưa hoàn thành, thể hiện rất rõ dấu ấn của tư duy tiểu thuyết ­ thế  giới trong kịch bản phim truyện điện  ảnh chưa ngã ngũ, chưa hoàn kết;  con người và ngôn ngữ  mang tính đời thường. Thứ  ba, về  giới hạn tiếp  xúc đời sống và những xu hướng chính, kịch bản phim truyện điện ảnh  với mô hình ba hồi kinh điển Hollywood tiêu biểu cho xu hướng kịch hóa  và kịch bản được viết theo mô hình  ấn tượng (gồm hai tiểu mô hình:   mảng   miếng,   phương   thức   biểu   hiện   ấn   tượng)   thể   hiện   rõ   nét   xu  hướng tiểu thuyết hóa. Trong những hướng tiếp cận đời sống, kịch bản  phim truyện điện ảnh gần hơn với tư duy tiểu thuyết; kịch bản điện ảnh  hiện đại đang nỗ lực đổi mới cách kể và thể hiện nhãn quan tiểu thuyết  nổi trội hơn. Chương 3  KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH NHƯ LÀ MÔ HÌNH GIAO  TIẾP 3.1. Đối tượng giao tiếp của kịch bản phim truyện điện ảnh 3.1.1. Cộng đồng làm phim và khán giả mục tiêu
  20. 16 Trước hết, cần nhấn mạnh lại rằng điện ảnh bên cạnh tư cách một loại   hình nghệ thuật còn là ngành công nghiệp giải trí quan trọng hàng đầu thế  giới.   Vấn đề người duyệt, đơn vị mua kịch bản là một trong những yếu tố   khiến kịch bản phim truyện điện ảnh khác biệt với những tác phẩm văn   học bình thường. Tính khả thi của một dự án làm phim bắt đầu từ  khâu   đọc và chọn lọc kịch bản. Nhà sản xuất sẽ xem xét kịch bản phim có đủ  hấp dẫn để thu hút khán giả hay không thì mới quyết định mua. Nhà sản   xuất đặc biệt quan tâm đến vấn đề ý tưởng kịch bản, đó cũng là lí do tại   sao các kịch bản điện  ảnh, đặc biệt là những dự  án phim thương mại   luôn yêu cầu những  thể  thức tóm tắt kịch bản một cách cô đọng, đủ   thông tin mấu chốt và hấp dẫn nhất. Để  phục vụ tốt nhất cho quá trình  xét duyệt kịch bản, khái niệm  Logline, Synopsis  phim ra đời ­ hai dạng  tóm tắt phổ biến của kịch bản mà biên kịch phải viết: Logline là một câu   ngắn gọn kể  về  câu chuyện của kịch bản . Synopsis là một bản tóm tắt   nội dung câu chuyện phim từ 1 đến 5 trang giấy A4 (thường là 1 trang)... Người biên kịch thực hiện viết  kịch bản chi tiết (các cảnh cụ  thể)   theo các mẫu (format) để  nhà sản xuất có thể  căn cứ  vào đó đưa ra  kế   hoạch sản xuất bộ phim. Vì vậy, kịch bản chi tiết của một biên kịch cần  đánh số các cảnh, ghi rõ tên bối cảnh, cảnh nội hay ngoại… và thậm chí  mô tả rất rõ bối cảnh để ê­kip làm phim đi tìm/ thiết kế bối cảnh...  Câu hỏi đặt xa hơn: điều gì quyết định thành công của bộ phim? Yếu   tố quyết định ấy chính là khán giả. Khán giả chính là chiếc chìa khóa để  làm nên một sự thật trong điện  ảnh: Người nào biết thị  hiếu, người  ấy   thành công. Khi viết và tiếp xúc với kịch bản, cả  biên kịch, cả  nhà sản   xuất… đều hướng tới khán giả, đặc biệt là những bộ  phim mang tính  thương mại.  Đặc biệt, kịch bản phim truyện  điện  ảnh tương quan sâu sắc với   những người trong ê­kip làm phim. Đạo diễn là người chịu trách nghiệm  chỉ  đạo thực hiện bộ  phim. Sau khi nhận được kịch bản của biên kịch,  đạo diễn sẽ  sửa chữa kịch bản  theo những mức độ  khác nhau để  phù  hợp ý đồ nghệ  thuật của mình. Kịch bản đã sửa chữa được đưa cho các   thành phần khác của đoàn phim để  họ  thực hiện công việc của mình ­   mỗi bộ  phận sẽ làm cho mình một kịch bản: kịch bản của thiết kế mỹ  thuật, kịch bản của đạo cụ, kịch bản âm nhạc, kịch bản dựng phim…  Kịch bản phim truyện điện  ảnh thực sự  là một đề  án cho cả  hệ  thống   tham gia đọc và làm việc.  Có hai khả năng xảy ra: biên kịch viết kịch bản cho chính mình làm đạo   diễn và biên kịch viết kịch bản cho người khác làm đạo diễn phim. Trước  hết, khi biên kịch viết kịch bản cho những người khác làm phim , kịch bản  vừa là một tác phẩm nghệ thuật vừa là một đề án cho đội nhóm. Kịch bản   thường viết theo mẫu (format) rất dễ nhìn, nơi mà đạo diễn, phó đạo diễn, 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2