intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ nữ việt nam sau 1975 những tìm tòi và cách tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm nhận diện, lí giải những tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay trên một số phương diện của nội dung và nghệ thuật. Đánh giá ý nghĩa của sự đổi mới thơ nữ sau 75 với sự phát triển của thơ Việt, đồng thời khẳng định vị trí và những đóng góp của các nhà thơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ nữ việt nam sau 1975 những tìm tòi và cách tân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ________________________________________________ LÊ THÙY NHUNG THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975 NHỮNG TÌM TÒI VÀ CÁCH TÂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯỢNG PGS. NGUYỄN VĂN LONG Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn Viện Văn học Phản biện 2: PGS.TS Biện Minh Điền Trường Đại học Vinh Phản biện 3: TS. Trần Hạnh Mai Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Tìm tòi và cách tân trong văn học không chỉ là đòi hỏi tinh thần của công chúng, của thời đại trước những tác động, biến đổi của thời đại ấy, mà còn là nhu cầu tự thân để nghệ thuật tồn tại, thoát khỏi lối mòn. Phát hiện ra những tìm tòi và cách tân trong văn học là cần thiết, giúp chúng ta có được cái nhìn rõ nét hơn về đặc điểm và sự vận động của văn học qua mỗi giai đoạn, đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu văn học mới. 1.2. Sau 1975, thơ nữ có những thay đổi lớn trong diện mạo và tạo nên những cuộc tranh luận về đổi mới thơ khá sôi nổi. Đa số ý kiến cho rằng, vị thế của thơ nữ đang dần được khẳng định với sự xuất hiện của đội ngũ thơ nữ đông đảo và những thể nghiệm độc đáo, mới lạ. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí xung đột, phản ứng gay gắt trước một số hiện tượng thơ có đổi mới táo bạo. Từ những tranh luận ấy, việc chỉ ra sự tìm tòi và cách tân cụ thể trong thơ nữ sau 75 sẽ góp phần giúp người đọc, người nghiên cứu có cái nhìn đánh giá khách quan hơn về diện mạo và đóng góp của thơ nữ cho sự phát triển của thơ Việt Nam đương đại. 1.3. Trong xu thế hội nhập của đời sống văn hóa tinh thần, sự phát triển của các phong trào nữ quyền trên thế giới có tác động đáng kể tới sự phát triển của văn học nghệ thuật nước ta. Đặc biệt với thơ nữ sau 75, sự tác động ấy càng đậm nét hơn khi âm hưởng nữ quyền trở thành một trong những mạch nguồn cảm hứng chủ yếu, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự đổi mới của cái tôi trữ tình và một số thể nghiệm hình thức nghệ thuật. Nó góp phần tạo nên những quan niệm, xu hướng, diện mạo riêng của thơ nữ sau 1975. 1.4. Đa số những công trình nghiên cứu thơ nữ Việt Nam sau 75 hiện nay thường được nghiên cứu theo hướng tổng quát về đặc điểm thơ, hoặc nhận xét chung trong những thay đổi của nền thơ, hoặc đi vào đặc điểm, phong cách của nhà thơ, nhóm nhà thơ. Đã đến lúc chúng ta cần có những công trình nghiên cứu bao quát được những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ Việt Nam sau 75 để thấy được đổi mới cụ của thể bộ phận thơ này trên con đường hiện đại hóa thơ Việt. Cho đến khi thực hiện đề tài này, những tranh luận về thơ nữ sau 75 chưa phải đã chấm dứt, đặc biệt ở những hiện tượng thơ mang tính thời sự. Chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu không chỉ góp thêm góc nhìn về những tìm tòi và cách tân của bộ
  4. 2 phận thơ nữ mà còn giúp nhận diện sâu sắc hơn sự chuyển mình, thành tựu nghệ thuật và gợi thêm hướng nghiên cứu khác về bộ phận thơ này. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào những tìm tòi và cách tân của thơ nữ sau 1975 trên một số phương diện nội dung (cảm hứng trữ tình, cái tôi trữ tình) và hình thức nghệ thuật (cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu). 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát một số hiện tượng thơ nữ sau 75 tiêu biểu sau : Thế hệ nhà thơ nữ trưởng thành từ kháng chiến: Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ. Thế hệ nhà thơ nữ bắt đầu xuất hiện sau 75: Phạm Thị Ngọc Liên, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn, Lê Khánh Mai, Vũ Thị Huyền. Thế hệ nhà thơ nữ xuất hiện từ nửa cuối thập niên 90 đến nay: Phan Huyền Thư, Nguyễn Phan Quế Mai, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Ngọc Tư, Từ Huy, Ng.anhanh, Lữ Thị Mai, Như Quỳnh de Prelle, Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Cụ thể hơn, khi nghiên cứu những hiện tượng này, chúng tôi đi vào khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu (Danh mục tham khảo/ III. Các tác phẩm khảo sát) Luận án cũng sử dụng một số tác phẩm giai đoạn trước 75 và một số tác phẩm của các nhà thơ nam sau 75 để việc đối chiếu so sánh thuyết phục hơn. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nhận diện, lí giải những tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay trên một số phương diện của nội dung và nghệ thuật. Đánh giá ý nghĩa của sự đổi mới thơ nữ sau 75 với sự phát triển của thơ Việt, đồng thời khẳng định vị trí và những đóng góp của các nhà thơ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định quan niệm tìm tòi và cách tân trên cơ sở lí luận, đồng thời nhìn lại tình hình nghiên cứu về những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ sau 75 để có cơ sở tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Nhận diện khái quát bức tranh diện mạo của thơ nữ Việt Nam sau 75 qua các chặng đường nối tiếp, song hành giữa các thế hệ nhà thơ, những quan niệm thơ và những xu hướng cách tân thơ.
  5. 3 Tập trung phân tích những tìm tòi, cách tân của thơ nữ sau 75 trên phương diện cảm hứng và cái tôi trữ tình. Chỉ ra những tìm tòi và cách tân cụ thể trên các phương diện cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. Những tìm tòi, cách tân của thơ nữ sau 75 được khảo sát và đối chiếu so sánh với thơ Việt nói chung, thơ nữ nói riêng ở những giai đoạn trước 1975, với thơ nam giới cùng thời để nhận ra sự tiếp nối, đổi mới riêng trong sáng tạo nghệ thuật của thơ nữ. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại, phương pháp loại hình, phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh đối chiếu. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN (1) Luận án là công trình khoa học chuyên sâu về những đóng góp của thơ nữ Việt Nam sau 1975. Từ những kết quả nghiên cứu về tìm tòi cách tân trong thơ nữ sau 75 đã có, luận án góp thêm cái nhìn rõ nét hơn về sự đổi mới diện mạo thơ trên tiến trình vận động, phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. (2) Luận án khái quát những đổi mới của thơ nữ sau 75 trên phương diện chuyển đổi của cảm hứng, cái tôi trữ tình, lí giải những yếu tố tác động, thôi thúc sự tìm tòi, cách tân ở các nhà thơ nữ. Từ sự nhận biết ảnh hưởng của ý thức nữ quyền, đề tài nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm, vẻ đẹp riêng trong thơ nữ. (3) Luận án chỉ ra những tìm tòi, cách tân hình thức của thơ nữ sau 75 ở cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu. Từ đó giúp người đọc hiểu hơn về sự thay đổi tư duy nghệ thuật và nỗ lực kiến tạo, đổi mới thơ của các nhà thơ nữ. (4) Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm hướng tiếp cận, kiến giải về những đóng góp của thơ nữ Việt Nam sau 75, đưa đến những đánh giá phù hợp về sự phát triển đa chiều của thơ Việt trong đời sống hôm nay. (5) Bổ sung thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy một số tác phẩm thơ nữ sau 75 trong nhà trường cũng như việc nghiên cứu thơ ca trữ tình sau 75.
  6. 4 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tìm tòi và cách tân trong thơ 1.1.1. Quan niệm về tìm tòi và cách tân Từ những định nghĩa về tìm tòi và cách tân trong Từ điển tiếng Việt, Từ điển tiếng Pháp (Larousse.com), Từ điển tiếng Anh (Vdict.com) có thể hiểu: Tìm tòi là sự khám phá, kiếm tìm ra giá trị mới, phá bỏ thế tĩnh tại của hiện hữu sáng tạo. Nó phụ thuộc chủ yếu vào ý thức chủ quan của người sáng tạo. Còn cách tân, theo nghĩa khái quát nó tương đồng với nghĩa của từ đổi mới. Về từ loại, cách tân là từ Hán Việt nên có thể mang nét nghĩa khái quát cao hơn so với từ đổi mới (từ thuần Việt). Nếu cách tân thường được dùng nhiều hơn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thì đổi mới thường dùng bao trùm cho lĩnh vực, bình diện rộng hơn. Nhiều ý kiến cho rằng cách tân nghiêng về thủ pháp nghệ thuật nhưng thực ra thủ pháp nghệ thuật chỉ là một bình diện còn cách tân bao hàm căn bản hơn về hệ tư tưởng, quan niệm... Cách tân được biểu hiện ra ở nhiều mức độ, cấp độ, bình diện khác nhau trong cùng một trào lưu, một phương pháp. Ở mức độ hẹp, cách tân có thể làm thay đổi cơ bản một hệ hình văn học. Ở mức độ rộng, cách tân bao hàm sự thay đổi căn bản các giai đoạn văn học. Tìm tòi và cách tân là hai vấn đề không thể tách rời. Nếu tìm tòi là hành động tất yếu của sự khám phá, đi tìm cái mới thì cách tân chính là kết quả khám phá, là cái mới, cái chất lượng, mang đến những giá trị mới hơn cái cũ. Ngược lại, nếu cách tân là hoạt động sáng tác tất yếu thì tìm tòi là một trong những điều kiện của cách tân, dù không phải bất cứ sự tìm tòi nào cũng đem đến những cách tân bởi nó cũng có thể tạo ra cái khác mà không phải cái mới. Chỉ khi nào sự tìm tòi tạo ra được giá trị nghệ thuật mới, lúc đó văn học tất yếu có sự cách tân. Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn văn học, sự tìm tòi và cách tân sẽ tạo ra những giá trị mới đáp ứng đòi hỏi văn học phù hợp tâm thức thời đại, đồng thời sẽ đem đến những kết tinh thành tựu của thời đại, giai đoạn đó. 1.1.2. Tìm tòi cách tân trong thơ và trong thơ Việt Nam hiện đại Từ đặc trưng thể loại có thể thấy tìm tòi và cách tân trong thơ thường có sự thống nhất, hài hòa giữa ba phương diện cơ bản: thứ nhất, thơ làm mới quan niệm về thơ, chất thơ, từ đó vị thế nhà thơ được xác lập; thứ hai, thơ khai thác và khám phá các cung bậc cảm xúc mới lạ và độc đáo, từ đó nhận ra những hình tượng nghệ thuật mới, trong đó có cái tôi trữ tình; thứ ba, thơ luôn có xu hướng tự tìm đến những hình thức nghệ thuật mới làm cho liên tưởng, tưởng tượng trong thơ đổi khác.
  7. 5 Trong thơ Việt Nam hiện đại, sự tìm tòi và cách tân thể hiện qua 3 giai đoạn: Đầu thế kỉ XX, thơ có sự chuyển đổi hệ hình từ thơ cổ điển sang thơ mới mà trung tâm là thay đổi cái tôi trữ tình từ thời đại cái ta sang thời đại cái tôi. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với sự ra đời của phong trào Thơ Mới. Trong đó, đổi mới căn bản nhất vẫn là ở cái tôi cá nhân với cảm xúc và cách thụ cảm thế giới mới. Thực chất, đó là sự tự vận động, tự cách tân thành các xu hướng để đi xa hơn trên con đường hiện đại và tiệm cận với khuynh hướng thơ tượng trưng siêu thực. Giai đoạn 45-75, thơ chuyển đổi căn bản từ nội dung cái tôi trữ cá nhân sang cái tôi công dân chiến sĩ với những tình cảm, cảm xúc về quê hương, đất nước. Tuy nhiên, ở những chặng sau (45-75), một số nhà thơ đô thị miền Nam sớm có những tìm tòi và cách tân hướng vào thế giới bên trong, thế giới nhiều phức tạp, những cách tân mặt hình thức thì có xu hướng đi theo hướng trào lưu hiện đại chủ nghĩa. Đó cũng là sự thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời đại. Sau 1975, tìm tòi và cách tân là cuộc chạy tiếp sức, là nỗ lực chung của nhà thơ. Ở thế hệ nhà thơ trước cách mạng, họ vẫn tiếp tục có những tìm tòi âm thầm quyết liệt. Sau nhiều năm âm thầm viết, đến cuối những năm 80, trong một hoàn cảnh thuận lợi họ có cơ hội trình bày những thể nghiệm đó một cách mạnh mẽ và tự tin trước công chúng. Những người giữ vai trò quan trọng tạo nên những cú hích phải kể đến là Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm... Tiếp nối là thế hệ nhà thơ xuất hiện từ những năm 90 như Nguyễn Quang Thiều, Dư Thị Hoàn, Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc. Xu hướng cách tân trở thành trào lưu mạnh mẽ trong sáng tác của họ mà nổi bật lên là những cây bút nữ như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh Nguyễn Phan Quế Mai, Trang Thanh, Ly Hoàng Ly, nguyễn Ngọc Tư... Họ góp phần làm cho trào lưu cách tân thơ phát triển với nhiều thể nghiệm mới lạ, mở ra các hướng tìm tòi mặc dù không phải không có những hiện tượng thơ có xu hướng đổi mới quá đà, cực đoan gây ra những tranh cãi gay gắt. 1.2. Tình hình nghiên cứu về những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ Việt Nam sau 1975 Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lượng bài viết nghiên về sự tìm tòi và cách tân trong thơ nữ sau 75 khá phong phú, tập trung chủ yếu vào hai hướng: một là những nghiên cứu chỉ ra đóng góp chung của bộ phận thơ nữ sau 75, hai là nghiên cứu những đóng góp cụ thể qua những hiện tượng thơ ở một tác giả/ nhóm tác giả/ nhóm tác phẩm. Vậy, chúng ta cũng cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về tìm tòi, cách tân của thơ nữ từ sau 75 đến nay.
  8. 6 Chương 2. KHÁI QUÁT DIỆN MẠO THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975 2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và văn học Sự kiện 30/4/1975 là một bước ngoặt lịch sử tạo nên những thay đổi lớn cho nước ta trên mọi lĩnh vực. Hòa chung không khí chiến thắng vang dội của đất nước, thơ tiếp tục đi vào mạch cảm hứng sử thi, khẳng định con đường đi lên của cách mạng. Song, do tác động từ bối cảnh của lịch sử, xã hội, nền văn học nói chung, thơ nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mới. Văn học có chiều hướng chững lại, nhiều cây bút còn bị rơi vào trạng thái hẫng hụt, không có định hướng. Những dấu hiệu đổi mới xuất hiện chưa thực sự trở thành phong trào rầm rộ, còn nhiều hạn chế mặc dù văn học vẫn vận động theo quán tính. Mãi đến nửa đầu những năm 80, khi nhu cầu đổi mới dần trở thành sự bức thiết của đời sống văn học thì thơ có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ cảm hứng sử thi sang đời tư thế sự. Thành công của Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam mở ra công cuộc đổi mới toàn diện cho đất nước. Tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng sự thật đươc phát huy mạnh mẽ trong đời sống văn hóa xã hội. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên tinh thần dân chủ đem lại những đổi mới quan trọng, căn bản trong văn học từ đề tài, chủ đề, cái tôi đến các thể nghiệm hình thức nghệ thuật, giúp các nhà văn có cơ hội đi sâu khám khá hiện thực nhiều chiều. Ở vị thế mới, con người cá nhân cũng không phải nén lại hay hòa tan với cộng đồng mà được giải phóng và nhận thức lại đúng với ý nghĩa, giá trị của mình. Từ những năm 90 trở đi con đường đổi mới ấy có đôi lúc quanh co, chững lại nhưng nó vẫn đang được tiếp tục theo xu hướng mới. Các nhà văn vẫn tiếp tục phát huy sự nhạy bén và bắt kịp xu thế phát triển thời đại để đem đến sự đổi mới và tạo nên diện mạo mới, luồng sinh khí mới cho văn học. Sự xuất hiện đông đảo của đội ngũ thơ nữ một phần do ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh giải phóng con người, đấu tranh vì bình đẳng hay quyền lợi của phụ nữ trong xã hội và một phần do ý thức phái tính, nữ quyền thúc đẩy. Sự tiếp nhận nền văn hóa phương Tây, các trào lưu tư tưởng mới của văn học thế giới cũng đã kích thích các trào lưu đổi mới của thơ Việt, mở ra tầm nhìn văn hóa cho người sáng tác nữ và tạo nên chuyển biến trong cảm hứng, giọng điệu của thơ. 2.2. Nhìn chung về thơ nữ Việt Nam sau 1975 2.2.1. Thơ nữ sau 1975 - sự song hành, tiếp nối các thế hệ Chặng đường đầu tiên, từ 1975 đến những năm 80, đội ngũ thơ nữ chủ yếu vẫn là những gương mặt từng trưởng thành từ kháng chiến. Trong số đó, Ý Nhi vinh dự
  9. 7 nhận được giải thưởng Cikada vì những bài thơ mang bảo vệ cho tính bất khả xâm phạm của đời sống. Xuân Quỳnh thì được đánh giá là người dự báo trước khuynh hướng của những nhà thơ nữ đổi mới, là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Còn Lâm Thị Mỹ Dạ với những vần thơ tình dịu ngọt nhà thơ không chỉ nhận được những giải thưởng cao quý về thơ ca mà nhiều tác phẩm còn được dịch, xuất bản ở Mỹ... Chặng đường thứ hai, cuối những năm 80 đến những năm 90, bên cạnh nỗ lực đổi mới của thế hệ nhà thơ trước, sự xuất hiện của thế hệ mới tạo nên sắc diện mới cho thơ với nhiều phong cách lạ, độc đáo như: Vũ Thị Huyền khẳng định mình trong thi đàn với sự lặng lẽ, ý vị và trầm lắng đến lạ; Dư Thị Hoàn gây chú ý với một hình thức thơ là lạ, toàn những bài ngắn, câu ngắn, khước từ thể cách và rất nhiều vần điệu; thơ nữ hải ngoại, có trường hợp đi rất xa, gây tranh cãi như Nguyễn Thị Hoàng Bắc với tinh thần phản kháng mạnh mẽ... Họ góp phần đưa đến cho thơ tiếng nói mới, tiếng nói của ý thức nữ quyền, đòi hỏi được giải phóng, đòi quyền thể hiện tiếng nói của phái mình. Chặng đường thứ ba, từ cuối năm 90 đến nay, thơ nổi bật là sự xuất hiện của thế hệ nhà thơ nữ trẻ. Họ là những người có nhiều cơ hội tiếp xúc với các luồng tư tưởng văn học thế giới, có điều kiện thuận lợi để thể nghiệm sáng tạo nên tìm tòi và cách tân thơ nữ chặng này cũng được đẩy xa hơn, nhanh hơn và độc đáo hơn. Từ cách viết, cách đặt tên tập thơ đến cách đưa tác phẩm đến công chúng bạn đọc cũng rất mới, lạ như: trình diễn thơ ở nước ngoài, in thơ song ngữ, viết bài quảng bá thơ... Tiêu biểu như Vi Thùy Linh, nhà thơ trẻ được Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp mời thực hiện đêm thơ riêng tại Paris; Nhóm Ngựa trời làm poster quảng bá thơ; Ly Hoàng Ly trình diễn thơ ở Pháp với những tấm hình xếp như tổ ong màu xám... Với bản lĩnh tự tin, sự chủ động táo bạo các nhà thơ đã khám phá nhiều thể nghiệm mới lạ. Bởi thế, nhiều người xem Vi Thùy Linh là người chuyển động bánh xe ý thức tính nữ trong thơ Việt sau đổi mới; Phan Huyền Thư là hiện tượng thơ có biểu tượng thơ độc đáo “nối dài sự sống cho chữ”; Ly Hoàng Ly là người mang nhiều hơi thở đương đại với thể nghiệm nghệ thuật trình diễn (performance), sắp đặt (installation)... Thơ ca miền Nam cũng trở nên sôi động hơn với những tên tuổi mới, thể nghiệm mới như Thanh Xuân, Phương Lan, Lynh Bacardi, Khương Hà… và đem đến cho diện mạo thơ Việt sự đa dạng, độc đáo.
  10. 8 2.2.2. Những quan niệm thơ Trong thơ ca truyền thống, thơ vẫn là tiếng nói của trái tim, khởi nguồn từ cảm xúc trong sáng và chân thành nhất của tâm hồn trước những biến thiên của cuộc sống. Sau này các nhà thơ nữ (sau 75) khẳng định thêm: “thơ không phải là một tồn tại mà là lũy thừa của một tồn tại”(Nguyễn Thị Thúy Hạnh), là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là khi tâm hồn chai sạn, dần vô cảm theo những chiều hướng tiêu cực của lối sống hiện đại. Thơ cần như bệ đỡ để nhà thơ nương tựa. Thơ có thân phận và bổn phận riêng, đem lại ý nghĩa giải thoát khỏi những mặc cảm về bổn phận, thân phận từng ăn sâu trong tiềm thức con người, đem lại sự sẻ chia, giãi bày, thức dậy trong người đọc tình yêu và khát vọng vươn lên trước hố thẳm khổ đau cuộc đời. Thơ không đơn thuần là sự giải tỏa tâm trạng mà còn là giải tỏa những ẩn ức, không bị vây bủa bởi giới hạn nào giống như “Không viết thì phí mất” (Xuân Quỳnh), viết như “Giải thoát một món nợ truyền kiếp” (Hoàng Kim Dung), “viết là nỗi sống buồn”(Phan Huyền Thư), “Tôi làm thơ để giải tỏa những mong đợi” (Vi Thùy Linh). Làm thơ là công việc lao động nghệ thuật nghiêm túc để tìm tòi và thể hiện một mỹ học mới, giúp các nhà thơ nữ thoát khỏi trạng thái mòn cũ, xơ cứng. Ở đó, họ tự do thể nghiệm và thể hiện cá tính. Và quan trọng là sau quan niệm ấy họ thể hiện ý thức sâu sắc về giá trị và tiếng nói khẳng định quyền của phái mình. 2.2.3. Những xu hướng cách tân thơ 2.2.3.1. Xu hướng cách tân trên nền truyền thống Số đông những tác giả theo xu hướng này là những người từng trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đoàn Thị Lam Luyến, Phan Thị Thanh Nhàn... Đến thời kì đổi mới họ có sự thay đổi, thậm chí quyết liệt về tư tưởng, nội dung cảm xúc nhưng vẫn kế tục cái cũ, cái đã thành công, khá định hình phong cách sáng tác ở giai đoạn trước. Sự lựa chọn xu hướng này còn cả những cây bút mới xuất hiện sau 75 như Vũ Thị Huyền, Phạm Vân Anh, Đường Hải Yến, Lê Mỹ Ý, Chu Thị Minh Huệ, Nguyễn Thanh Vân, Trang Thanh, Lê Ngân Hằng, Ngô Thị Hạnh... Họ là những thế hệ trẻ có điều kiện tiếp xúc dễ dàng với cái hiện đại hơn nhưng cách thụ cảm đời sống, cái nhìn con người không xa rời dòng mạch thơ trước. Phương thức xây dựng hình ảnh, giọng điệu, ngôn ngữ về cơ bản không đối lập, cắt đứt truyền thống. Điều đó giúp cho
  11. 9 người đọc có thể dễ dàng tiếp nhận, cảm thụ nghệ thuật và nhà thơ cũng có nền tảng vững chắc hơn để tìm lối đi mới, kênh thẩm mỹ mới. 2.2.3.2. Xu hướng cách tân theo hướng hiện đại Từ sau thời kì đổi mới nhiều nhà thơ nữ mà phần đông là lớp trẻ ít có sự liên hệ, ràng buộc bởi quá khứ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Ngọc Tư, Từ Huy, Khương Hà Bùi, Thanh Xuân, Ng.anhanh, Phương Uy, Trần Lê Sơn Ý, Trần Hạ Vy... Họ tạo ra được sự đột phá táo bạo. Họ không ngần ngại bày tỏ khát vọng, hay động chạm tới những vấn đề một thời từng cấm kị trong văn học. Một số nhà thơ đi vào hướng hiện đại chủ nghĩa, tìm tòi cách tân nhiều về mặt hình thức. Họ cũng thích tìm đến lối thơ tự do phóng khoáng và có nhiều thể nghiệm hình thức thơ mới hơn dù đôi lúc cũng không tránh khỏi những mảng màu trừu tượng hay đối mặt với không ít rào cản từ những chuẩn mực, nguyên tắc trong đời sống. Chương 3. NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ CẢM HỨNG VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975 3.1. Những đổi mới về cảm hứng trữ tình 3.1.1. Cảm hứng về đời thường Sau 75, dù cảm hứng sử thi, chất hùng tráng nhường chỗ cho cảm hứng đời thường, song những nhà thơ từng trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ vẫn có xu hướng tiếp tục khám phá đề tài về chiến tranh với sự tác động của nó tới số phận cá nhân trong đời sống hôm nay. Cảm hứng tự hào, ngợi ca, tôn vinh thưở trước được thay bằng sự suy tư, lắng đọng. Nó đem tới cảm nhận và cái nhìn sâu sắc về bức tranh hiện thực, nơi con người đang phải đối diện với hậu quả của sự tàn phá, sự tàn khốc của chiến tranh, thậm chí sự hủy diệt. Qua đó các nhà thơ nữ khẳng định mạnh mẽ hơn ý chí, nghị lực của con người, đặc biệt nhấn mạnh sâu hơn nỗi suy tư, trăn trở trước cuộc đời đầy bi kịch của những người mẹ, người chị, người vợ, người con (Không chết - Ý Nhi, Thương vương đường cũ - Thúy Bắc, Thiếu phụ chờ chồng - Lê Thị Mây, Bức tường chiến tranh Việt Nam - Nguyễn Phan Quế Mai...). Thực tế, nhiều nhà thơ nam cũng đi vào những số phận cá nhân của người mẹ, người chị sau chiến tranh (Hữu Thỉnh, Vương Trọng) nhưng đa phần viết từ sự cảm thông, từ góc nhìn của người tái hiện (bên ngoài) và từ những điều mang tầm vóc vĩ mô. Ngòi bút nữ giới nghiêng về thế giới bên trong làm cho hình ảnh trở thành những biểu tượng gần gũi với thế giới tâm hồn nữ.
  12. 10 Sự trở về đời thường trong cảm hứng sáng tác đưa ngòi bút thơ nữ nghiêng về những vấn đề của đời sống hiện tại nhiều hơn. Mạch cảm xúc chủ đạo là tự sự. Ở đó ta có thể bắt gặp niềm vui trước sự đổi thay của đời sống mới, về tình yêu quê hương, thiên nhiên đất nước, về những mảng của đời sống riêng tư (Vũ Thị Huyền, Đoàn Thị Lam Luyến, Nồng Nàn Phố…). Ở những nhà thơ trẻ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ng.anhanh, Nguyễn Phan Quế Mai... nguồn cảm hứng đời thường còn có những phát hiện mang tính thời sự, thường chú ý tới cách hành xử của con người trong xã hội hiện đại. Nguồn cảm hứng đời thường có sự xuất hiện trở lại trong thơ Nguyễn Duy ở các tác phẩm Mẹ và em, Bụi nhưng chủ yếu chỉ đề cập tới những vấn đề nhạy cảm, trớ trêu của cuộc đời. Trong thơ nữ, có lẽ do cái nhìn của người phụ nữ thường dễ cảm thông, với số phận người phụ nữ hơn nên khi đề cập tới những vấn đề của đời thường, họ thể hiện sự ý thức hơn về giá trị đời sống qua những góc nhìn, cảm nhận rất riêng, đậm tính nữ. Họ thường dừng lại sự khám phá cảm xúc đời thường ở những mảng tối, mảng còn khuất lấp trong tâm tư của người nữ. Qua đó thấy được bản lĩnh, dám chấp nhận để vượt lên hiện thực trớ trêu, thấy được sự thức tỉnh của các nhà thơ nữ về cuộc sống thường nhật. Họ đã giúp ta hiểu hơn giá trị cuộc sống, khoảnh khắc hạnh phúc hiện tại. 3.1.2. Cảm hứng về phận vị người nữ Cảm hứng về thân phận, vị thế của người nữ là một trong những nguồn cảm hứng lớn trong thơ ca truyền thống gắn liền với ý thức về thực thể cá nhân của người nữ. Sự trở lại nguồn cảm hứng này trong thơ nữ sau 75 đưa người nữ vượt ra khỏi cái nhìn trong tư cách cá nhân, số phận không hòa tan vào cái chung, khẳng định giá trị, vị thế của mình, góp phần tạo nên những chuyển động mới trong cảm hứng sáng tạo. Thơ nữ tiếp tục khám phá nỗi éo le của thân phận và “là lời tự sự của/ về một thân phận” (Nguyễn Thị Thúy Hạnh) trước sự chìm nổi cuộc đời. Theo đó, các nhà thơ đặt chữ phận lên trên hết (Chồng chị chồng em - Đoàn Thị Lam Luyến). Phận ở đây là bổn phận, là trách nhiệm, là cái cố hữu một thời nhưng nay không thể “tính được dài lâu với đời”. Phận có thể thay đổi nên họ cũng có những lựa chọn, chủ động hơn trong cuộc đời của mình. Trong thơ trung đại, thân phận đã được các nhà thơ nữ sau 75 nhận thức như một thực thể hoàn chỉnh của sự sống, có nhu cầu tồn tại độc lập, có khao khát được thoả mãn, được hưởng thụ, nhưng cách thể hiện chưa thực sự quyết liệt. Đến thơ giai đoạn 1945 - 1975, vấn đề thân phận không được các nhà thơ đặt ra.
  13. 11 Sau 1975, các nhà thơ nữ đã đi gần tới ý thức về quyền nữ, ý thức hơn về vị thế của mình. Thơ nữ xuất hiện nhiều bài thơ ngợi ca vẻ đẹp tính nữ, vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ (Thơ viết cho mình và những người con gái khác - Xuân Quỳnh, Bài hát của những người nội trợ - Lê Thị Mây, Điều anh không biết - Vi Thùy Linh…). Thân xác thì được họ miêu tả như đối tượng để chiêm ngưỡng (Mở nút đêm - Ly Hoàng Ly, Nơi ánh sáng, Vũ trụ trong tay - Vi Thùy Linh…). Nó khác với cái nhìn ở nam giới ở chỗ chỉ quan tâm tới những vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong cái nhìn mang tính chất khách quan, cảm tính. Thơ nữ hôm nay đi vào chiều sâu, mang tính hướng nội. Nó gắn với ý thức giải phóng thân phận, giúp cho nữ giới hiểu hơn chính mình. Thơ nữ sau 75 đề cao những giá trị tự thân chứ không phải tòng thuộc. Theo đó, “phận” có thể éo le, trớ trêu không may mắn nhưng họ chấp nhận, thậm chí thách thức với định kiến xã hội. Vấn đề của thơ nữ sau 75 cũng không phải là đổi phận mà là khẳng định giá trị riêng, vị thế riêng, quyền làm chủ của người nữ. Nếu thế hệ Xuân Quỳnh còn khiêm tốn thì thế hệ sau, sự khẳng định sức mạnh, giá trị riêng cũng đã có quyết liệt hơn. 3.1.3. Cảm hứng về tình yêu 3.1.3.1. Tình yêu và những khát khao Khát khao tình yêu hạnh phúc, thơ nữ thường có xu hướng khẳng định và tìm tới sự bình yên. Tuy nhiên, nếu trước 1975 nó chỉ là khát vọng xa vời thì sau 1975, khát vọng đó thực hơn, đời hơn. Họ tìm đến sự mê đắm, cuồng nhiệt ở nhiều tầng bậc trạng thái cảm xúc mang đậm phái tính (Mưa Sài Gòn - Dư Thị Hoàn, Tập làm thơ lục bát - Ý Nhi, Đêm là của chúng mình - Ly Hoàng Ly…) Khám phá nỗi khát vọng hạnh phúc trong tình yêu, thơ nữ sau 75 đem đến sự tận hưởng trên nhiều phương diện như nhục cảm, giao hòa thân thể (Đêm của những giọt sương - Phạm Thị Ngọc Liên, Chân dung - Vi Thùy Linh, không đặt tên - Như Quỳnh de Prelle…). Trước đây, nếu phần nhục thể trong thơ được xem là tầm thường và bị tránh nói đến trực tiếp, thì giờ đây chúng được xem là một phương diện của vẻ đẹp tình yêu. Trong thơ nữ, nó mang tới quan niệm mới về sự giải phóng toàn vẹn cả ở đời sống thực thể, tìm tới tình yêu tuyệt đích. Cái nhìn về người tình của các nhà thơ nữ sau 75 cũng thay đổi. Người tình không đơn thuần chỉ là đối tượng ngợi ca, giúp “em” bộc lộ những vẻ đẹp thủy chung, niềm tin, hoài vọng... mà được tôn xưng “người vĩ đại” (Xuân Quỳnh), người tình lí tưởng, là món quà vô giá cuộc đời trao tặng để hòa nhập cuộc đời trong giấc
  14. 12 mơ (Ý Nhi), “Anh là Chúa trong em mãi mãi” (Vi Thuỳ Linh). Cảm hứng ngợi ca người tình trở nên mãnh liệt hơn và được nói ra một cách trực tiếp. 3.1.3.2. Tình yêu và những âu lo Sau 75, ý thức về cái bất định, mong manh, ý thức sự không bền vững, không bền chặt, sự biến suy của tình yêu đem đến cho thơ nữ nhiều hơn nỗi lo âu. Đó vẫn là những dự cảm đắng đót khi tình yêu lụi tàn (Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh…) nhưng bao hàm trong nó còn là sự đa cảm, đa đoan đậm tính nữ. Những nỗi lo âu ấy bao giờ cũng được đặt lên trên trước để bắt gặp nỗi niềm trăn trở, băn khoăn. Cảm xúc của nhân vật trữ tình đã thoát khỏi tính “nguyên phiến” sử thi hào hùng. Các nhà thơ đã chỉ ra được những biến động phức tạp nhưng rất chân thật trong tâm hồn thơ nữ, chỉ ra nguyên nhân xuất phát, sự mâu thuẫn giữa hoài vọng và hoài nghi về sự tồn tại của tình yêu bền vững. Chúng ta cũng gặp những dự cảm âu lo trong rất nhiều bài thơ của những tác giả nam cùng thời. Trước sự biến đổi thời gian, không gian tình yêu, cảm xúc ấy trong thơ nam giới chỉ thoáng qua, vụt hiện trong giây phút. Trong thơ nữ hôm nay, nó lại như thuộc tính tất yếu, làm nên nét đẹp riêng cho thơ nữ (Chiến tranh - Đoàn Thị Lam Luyến, Viên mãn - Dư Thị Hoàn, Không chắc chắn - Phan Thị Thanh Nhàn, Nhớ bão - Phan Huyền Thư…). Khát khao tận hưởng hạnh phúc viên mãn của tình yêu trong sự hòa hợp cả thể xác lẫn tâm hồn làm cho đôi khi bản thể nhân vật trữ tình lo âu, rơi vào hụt hẫng, trống vắng, cô đơn do sự không thể trở về với chính mình và day dứt trong những cảm xúc mơ hồ khó hiểu. Từ những cảm xúc ấy, cái nhìn về người tình trong thơ nữ có thêm sự mở rộng khi nhận thức ra “anh” cũng chính là người gây nên nỗi đau, người mang phiền muộn đến cho em, là người ích kỷ, “gieo vào em sự đơn độc” (Vi Thùy Linh). Cách viết như thế không phải để các nhà thơ hạ bệ người tình mà thực tế họ vẫn luôn có ý thức tôn vinh, xem người tình là đối tượng giãi bày nỗi suy tư trăn trở âu lo của mình về tình yêu hạnh phúc. Viết về nỗi lo âu trong tình yêu dễ thấy thơ nữ tồn tại hai thái độ đó là: vừa bày tỏ sự thất vọng trước sự bền chặt vĩnh viễn, sự hòa nhập tuyệt đối trong tình yêu chỉ là lí tưởng (dù không phải cái chủ đạo), vừa bộc lộ nhận thức sâu sắc, tỉnh táo và thực tế hơn về những giá trị và giây phút hạnh phúc. Các nhà thơ nữ có vai trò lớn trong việc đánh thức người đọc với cảm thức mang tính hiện sinh và giúp ta có cái nhìn tích cực hơn, hiểu biết hơn về giá trị cuộc sống, biết quý sự sống trong sự phong phú, phức tạp của nó. Đây chính là tìm tòi, đổi mới khác biệt mà những nhà thơ nữ sau 75 đem đến cho nguồn cảm hứng về tình yêu.
  15. 13 3.2. Những đổi mới về cái tôi trữ tình 3.2.1. Từ cái tôi công dân đến cái tôi cá thể Kháng chiến thắng lợi, cái tôi công dân trở thành cái tôi cá thể. Cái tôi ý thức về mình là một sự sống, vũ trụ riêng, ý thức được mối quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác. Cái tôi ấy đối lập với cái ta và được hiểu như là một số phận, vũ trụ, cá tính. Nó được nhấn mạnh hơn ở bản ngã và giá trị riêng, tự thân của người nữ. Nó đi sâu vào ý thức cá nhân, cao hơn là ý thức nữ quyền với vị thế mới của người nữ. Sự xuất hiện của cái tôi cá thể giúp thơ nữ nói lên được nhu cầu về giải phóng tình cảm, bản ngã và tự do. Cái tôi cá thể ý thức về mình như tôi là tôi, là cá thể riêng với bản ngã cá tính và những giá trị riêng. Xu hướng cơ bản của nó là trở về với đời sống cá nhân, với bản thể chính mình. Ở Thơ Mới, ý thức mình như cá thể riêng với tiếng nói riêng không có gì xa lạ nhưng nó có nhiều biểu hiện không hoàn toàn đồng nhất và chưa thực sự phát triển. Ở thơ sau 75, sự thức tỉnh ý thức cá nhân làm cái tôi trở thành tiếng nói khát tìm bản thể, ý nghĩa sự sống hay truy vấn tinh thần. Nhiều khi cái tôi còn tự vấn, phản tỉnh về các giá trị đời sống, về sự hiện hữu của bản thể trong một thế giới có quá nhiều thay đổi. Cuộc truy đuổi, tìm kiếm chính mình trong vô thức của nó là hành trình không có kết thúc nhưng nhờ đó tác giả cũng hóa giải được bản thể trong những trạng thái phức tạp (Về Thái Nguyên - Ý Nhi, Ngày sau - Lê Khánh Mai, Gió bắc gió nam - Xuân Quỳnh…) Cái tôi cá thể trong thơ nữ sau 75 được trực tiếp gọi bằng tên và có xu hướng tạo ra tính cá nhân trong tên tập thơ hay cách sắp xếp bằng tên riêng (ViLi in love, Linh, Lô lô…). Trước đây, trong thơ trung đại từng có một Hồ Xuân Hương ngang tàng tự viết tên mình, giờ đây hiện tượng như Hồ Xuân Hương không còn xa lạ nữa. Cái tên ở đây không đơn thuần là kí hiệu ngôn ngữ mà sâu xa muốn khẳng định cá tính, sự khác biệt. Nếu cái tôi công dân trong thơ nữ giai đoạn kháng chiến (45-75) là cái tôi có ý thức về quê hương, con người thời đại thì nay cái tôi cá thể trong thơ nữ sau 75 nghiêng về ý thức tìm kiếm những giá trị bên trong bản ngã của người nữ. Ở những thế hệ chặng đầu sau 75, ý thức ấy còn ít nhiều dè dặt nhưng đến thế hệ trẻ như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly thì thể hiện có sự táo bạo hơn. Ý thức đi tìm cái tôi trong tôi đã trở thành tiếng nói để xác quyết sự hiện hữu của giới nữ. 3.2.2. Từ cái tôi tòng thuộc đến cái tôi tự chủ Tòng thuộc, hiểu theo nghĩa khái quát là sự đi theo quyết định của người khác, tuân theo những quy tắc, luật lệ, những mẫu hình xã hội từng trở thành chuẩn mực.
  16. 14 Các quan niệm kiểu như phụ nữ phải nữ tính là quan niệm cái nhìn từ bên ngoài, cái nhìn của nam giới áp đặt lên. Người nữ sẽ không được tự chủ, tự quyết định cuộc đời, số phận của mình. Sự chuyển đổi cái tôi trữ tình từ cái tôi tòng thuộc đến cái tôi tự chủ trong thơ nữ sau 75 báo hiệu bước chuyển mới trong tư duy thơ. Cái tôi đã tự ý thức, tự lựa chọn, làm chủ hành vi cũng như cảm xúc, cảm giác, cách ứng xử với chính mình và những người xung quanh. Ở thế hệ Phan Huyền Thư, cái tôi không ngần ngại đối đầu, gây hấn, vượt lên những định kiến, ràng buộc để được trở về với nhu cầu khát vọng của chính mình. So với các nhà thơ nữ lớp trước, tiếng nói của cái tôi tự chủ của những nhà thơ này có phần quyết liệt hơn ở đòi hỏi được yêu thương, được làm chủ cuộc đời. Ý thức bình đẳng đã làm nền cho phong thái chủ động và khoáng đạt trong tình yêu, mở ra quan niệm mới về giải phóng phụ nữ. Cái nhìn ấy thể hiện sự thức tỉnh đời sống riêng tư, thức tỉnh khát vọng cá nhân và trỗi dậy bản năng của nữ giới. Thơ nữ đang từng bước xóa bỏ tính tòng thuộc trở thành biểu tượng chống lại ý thức cũ và khai mở hệ ý thức mới. Điều đó dẫn đến sự dấn thân, phản biện xã hội, kêu gọi phái tính thể hiện thành thực khát vọng nhục cảm, điều mà trước kia văn học truyền thống từng cấm kị. Chủ động kiếm tìm hạnh phúc, chủ động trong cuộc đời, cái tôi trong thơ Vũ Thị Huyền, Nồng Nàn Phố, Nguyễn Phan Quế Mai... còn thể hiện phong thái bình tĩnh, chấp nhận để vượt thoát cảnh ngộ khó khăn, bi kịch cuộc đời, đôi lúc cái tôi ấy còn bất chấp, sẵn sàng phóng thích hết tất cả những bức bối đang bủa vây, giam hãm. Các nhà thơ ý thức rất rõ về tính độc lập, cá nhân của người nữ. Qua đó, họ cất tiếng nói đòi sự giải phóng, đòi quyền tự do và bình đẳng. Đó không phải là đòi được quyền ngang bằng với nam giới, như nam giới mà là quyền của người nữ đáng được hưởng để được là chính mình. 3.2.3. Từ cái tôi đơn nhất đến cái tôi đa ngã Cái tôi đa ngã là cái tôi có nhiều cái tôi, có sự trình hiện con người trong con người. Cái tôi ấy chứa nhiều mảnh ghép đan chồng phức tạp, có cả cái tôi vô thức - tiềm thức, cái tôi đã biết - cái tôi chưa biết, cái tôi đã là - cái tôi đang là, cái tôi không còn tự tôn mà hoài nghi về chính mình vì nhận ra sự bất toàn, vô thường của cuộc đời, con người. Trong tư duy hậu hiện đại, khi thế giới không được nhìn với sự hợp lí, cấu trúc không chặt chẽ tất sẽ đi đến sự phức tạp, giải cấu trúc. Con người được nhìn trong sự phân tách, không đồng nhất. Cái tôi trữ tình phân thân thành nhiều cái tôi, đôi khi phủ định đến mức vênh lệch. Nhưng nếu cái tôi chỉ bao gồm những trạng thái, những mặt
  17. 15 đối lập song song, chưa thể trở thành bản thể khác nhau thì chưa là cái tôi đa ngã. Sau này, đa số nhà thơ nam cũng thường nói đến cái tôi ấy với các mặt mâu thuẫn trong ý thức và thái độ với đời sống nhưng thường có mặt nổi trội. Cái tôi ấy được các nhà thơ nữ sau 75 nhìn trong sự phức tạp hơn khi thế giới được giải cấu trúc, giải tự sự. Họ cũng đi đến đối lập các mặt nhưng không phải để triệt tiêu trạng thái nào, bình diện nào mà để thức nhận ra đó là cuộc đời (thấy rõ trong thơ Ý Nhi, Dư Thị Hoàn). Cái tôi đa ngã có sự đan chồng phức tạp giữa mặt tiềm thức, vô thức - một trong những khuynh hướng đi sâu vào vùng mờ tâm linh, đậm chất tượng trưng, siêu thực. Khuynh hướng này đã manh nha ở một số tác giả Thơ Mới, Xuân Thu nhã tập, Dạ Đài. Đến với các nhà thơ nữ trẻ đương đại, thế giới vô thức của con người là vô hạn. Cái tôi bị chìm đắm trong giấc mơ, đi đến tận cùng khao khát, mở ra những bất ngờ về hiện thực được cảm thấy qua thế giới quan nữ và thể hiện cái nhìn thấu đáo về hiện thực (Vi Thùy Linh, Ng.anhanh...) Xen lẫn cái tôi suy tư, triết lí, dấn thân, tin tưởng có cả cái tôi hoài nghi, không tin chắc vào chân lí (Dư Thị Hoàn có nhiều bài thơ như thế: Lối nhỏ, Bức tranh chưa vẽ, Đừng giận em, Anh đấy ư?, Liệu có nghe thấy không...). Nó là lời biện giải cho câu hỏi: nữ giới có thái độ như thế nào với thực tại? Phải chẳng cái tôi thơ nữ muốn vượt ra khỏi sự mất mát niềm tin, sự lệch lạc trong tư tưởng, định kiến tìm đến sự tự tin như một giá trị cốt lõi.. Sự chuyển đổi từ cái tôi đơn nhất đến cái tôi đa ngã trong thơ nữ, một mặt là tính quy luật, sự vận động phát triển của cái tôi bản thể, cá thể; mặt khác là ảnh hưởng của đời sống tinh thần thời kì hội nhập. Nó biểu hiện chất suy tư, triết lí độc đáo, sự truy vấn tinh thần của nhà thơ. Nó tách khỏi chủ thể để soi chiếu, khám phá ra chính mình ở những mặt không ngờ nhất, gợi ra những suy ngẫm về cách nhìn nhận hiện thực cuộc đời, về tình yêu, về phận vị dưới cái nhìn phóng chiếu tâm trạng thật đa dạng, phức tạp của nữ giới.
  18. 16 Chương 4. NHỮNG CÁCH TÂN VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NỮ SAU 1975 4.1. Cấu trúc thơ 4.1.1. Tự do hóa cấu trúc Khi thơ không bị gò ép trong khuôn mẫu định sẵn cũng như những quy luật của lý trí thì thơ có xu hướng tự do hóa cấu trúc. Về hình thức, các nhà thơ nữ ưu tiên lựa chọn câu thơ tự do, đuổi dài như kiểu văn xuôi, không viết hoa đầu dòng theo thể thức thơ thông thường. Mỗi bài thơ là sự tổ chức những câu thơ ngắn dài đan xen tạo sự chia cắt, ngắt khoảng mạch cảm xúc rất đặc biệt. Giữa các dòng thơ cũng có sự liên kết của vần nhưng rất ít, thường nằm ở những đoạn, câu thơ cách xa nhau, bởi thế sự xuất hiện ngẫu nhiên của âm điệu mới chính là sự nối kết chặt chẽ giữa chúng. Những cấu trúc phi tuyến tính, câu chữ xô bồ, tự do bay nhảy, cấu trúc bất định được thể hiện qua các câu chữ vắt dòng như bậc thang. Nếu trước đó, một số nhà Thơ Mới (30-45) cũng có ý thức sử dụng cấu trúc tự do nhưng chưa phổ biến thì sau những năm 86, các nhà thơ, đặc biệt các nhà thơ nữ tích cục sử dụng để tự do biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ, làm liên tưởng rộng ra. Họ thường sử dụng khi giãi bày và giải tỏa tâm trạng, ẩn ức (Bóc một lớp vỏ - Nguyễn Thị Thúy Hạnh, nuối tóc – Nguyễn Ngọc Tư, Chuyến bay - Phan Huyền Thư và thơ Từ Huy...) Về nội dung, cấu trúc có sự tự do hóa cấu trúc bên trong. Nó phá vỡ những liên kết giữa hình ảnh, ý tưởng, cảm xúc theo logic lí tính để xuất hiện một cách ngẫu hứng, ngẫu nhiên, đôi khi tất cả còn vụt hiện theo ý tưởng, chứ không theo cấu trúc, logic thông thường. Đây không là kiểu cấu trúc mới trong thơ nữ mà nhiều nhà thơ nam sáng tác sau 75 cũng có sự phá vỡ cấu trúc nội dung này. Tuy nhiên, sự thể nghiệm cấu trúc của thơ nữ có những màu sắc khác, thể hiện tinh thần sáng tạo và tiếp nhận những cái mới của văn học (có thể thấy rõ hơn qua thơ Lê Khánh Mai, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Nguyễn Thị Khánh Minh...). Quan trọng nhất là ở bề sâu bên trong cấu trúc, cảm xúc chuyển động, được nối kết rất độc đáo bằng liên tưởng, bằng nhạc điệu riêng của tâm hồn. Có khi xô đẩy, có khi dãn ra như nỗi lòng khắc khoải của nhân vật trữ tình. Nó xuất phát từ đòi hỏi của nghệ thuật bám sát hiện thực, phản ánh cuộc sống mới, thể hiện cách nhìn nghệ thuật mới. 4.1.2. Một số thể nghiệm cấu trúc Cấu trúc hội thoại: Ở dạng cấu trúc này, chất tự sự được dung hợp, hòa lẫn chất trữ tình, nhà thơ dễ dàng đi tới những triết lí nhân sinh thế sự. Chẳng hạn như Dư Thị
  19. 17 Hoàn, người có nhiều tác phẩm được tổ chức theo cấu trúc này: Quo Vadis, Khóc hoa quỳnh, Giờ này thiên đường, Bản Xô-nat…, Cá tính, Đi lễ chùa, Thôn quả phụ). Việc lắp ghép hội thoại vào cấu trúc thơ giúp họ có thể đối thoại với các chủ thể khác nhau hay để đi sâu vào bản thể cũng như cảm xúc bên trong đời sống tâm hồn của nữ giới đem đến màu sắc mới cho cấu trúc thơ. Cấu trúc gián đoạn: Bản chất của thơ trữ tình là cô đọng, hàm súc, nhưng cô đọng tiết chế ngôn ngữ đến mức câu thơ như bị hủy từ, xóa từ thì xuất hiện phổ biến trong thơ nữ sau 75 (thơ Nguyễn Ngọc Tư, Phan Huyền Thư). Sắp đặt cấu trúc bài thơ, các quan hệ từ bị rỗng (bị xóa) tạo ra khoảng trống, gián đoạn trong dòng thơ câu thơ, làm cho tất cả những câu thơ, đoạn thơ, hình ảnh thơ như những mảnh vỡ, rời rạc. Thơ thị giác là sự kết hợp của nghệ thuật sắp đặt (Installation art) và nghệ thuật trình diễn (Performance art) để thực hiện khát vọng giải phóng cho thơ. Thơ không chỉ là nghệ thuật ngôn từ mà thơ còn là nghệ thuật không gian (spacial art). Yếu tố nhịp điệu, cảm xúc, tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc là quan trọng trong thơ nhưng ở đây nó đã bắt nhịp với các chất liệu ngoài ngôn ngữ để kích thích tư duy sáng tạo nghệ thuật (thấy nhiều trong thơ Ly Hoàng Ly) Ngoài những dạng cấu trúc trên, thơ nữ có tìm tòi, thể nghiệm với những cấu trúc thơ đồng hiện, lập thể, tỉnh lược... 4.2. Ngôn ngữ thơ 4.2.1. Ngôn ngữ lạ hóa Lạ hóa là một thuật ngữ của V.Shklovski, theo đó ngôn ngữ lạ hóa là ngôn ngữ vượt ra khỏi cái quen thuộc, được diễn đạt một cách xa lạ, thậm chí kì quặc. Mạnh dạn phá đi những khuôn khổ, quy phạm theo logic thông thường, một số nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường đem tới hiệu quả tích cực là tạo ra kênh thẩm mỹ riêng, nhấn mạnh hơn cảm giác bị kìm nén, dồn đẩy, bức bối, tình cảnh bế tắc của con người. Đối với những nhà thơ nữ sau 75, lạ hóa ngôn ngữ cũng đem đến những thể nghiệm cách tân mới mẻ. Vi Thùy Linh, Ng.anhanh là ví dụ. Lạ hóa ngôn ngữ thường được các nhà thơ nữ sử dụng qua các từ lạ, biệt ngữ, các từ trong lĩnh vực chuyên biệt xa lạ với văn chương, thậm chí họ còn dùng nhiều từ lóng, từ nước ngoài. Sự chọn lọc nhiều ngôn ngữ của đời thường, thô nhám như giẻ lau, quả bóng đá, hội thảo X… được các nhà thơ tích cực sử dụng trong những cách kết hợp từ mới, lạ tạo ấn tượng trong tư duy ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ lạ hóa trong thơ nữ sau 75 còn được thể hiện qua sự kết hợp từ ngữ thuộc những trường nghĩa rất mới, độc đáo, phát huy tính tự do tuyệt đối trong sáng
  20. 18 tạo. Nhiều từ ngữ khi kết hợp với nhau lại không cùng trường nghĩa hoặc đối lập trên các phương diện đem đến cho thơ đa sinh tầng ý nghĩa (phổ biến trong thơ Lữ Thị Mai, Nguyễn Thị Thúy Hạnh). Cách các nhà thơ đặt tên cho tập thơ cũng rất khác: Lô lô (Ly Hoàng Ly), Rỗng ngực (Phan Huyền Thư), Vili in love, KhÁt (Vi Thùy Linh). Nhiều bài thơ được đặt tên ấn tượng như trong Lô lô của Ly Hoàng Ly có đêm chảy lên trời, mỏng mòng mong, mobiphone, performance hăm bơ gơ… Ngoài ra lạ hóa trong ngôn ngữ còn được các nhà thơ sử dụng bằng cách biến những từ ngữ mang tính chất thông tục hóa thành những từ có cách diễn đạt mới. Nếu ở một số tác giả như Nguyễn Quốc Chánh, Lý Đợi, Bùi Chá thiên về sự thông tục giễu nhại thì ở một số nhà thơ nữ sau 75, đặc biệt một số nhà thơ nữ trẻ, tính thông tục trong ngôn ngữ lạ hóa được nhấn mạnh hơn ở biểu cảm, biểu nghĩa, thể hiện qua những động từ, tính từ ở mức độ mạnh. Nó đem đến những giá trị mới, khái niệm mới, diễn đạt một cách thẳng thắn, mạnh mẽ cái tôi chủ động, táo bạo. Sự lạ hóa ngôn ngữ trong thơ nữ sau 75 đã phóng thích ngôn ngữ ra khỏi những giới hạn chật hẹp góp phần tạo ra những nét nghĩa mới lạ, độc đáo, đồng thời thể hiện sự tự do hóa trong ý thức cá nhân, là cái rất hữu ích cho cái tôi trữ tình phát triển cảm xúc và dễ gây ấn tượng cho người đọc. Tuy nhiên, có một số trường hợp nó lại như là biểu hiện bế tắc của tư duy thơ. 4.2.2. Ngôn ngữ đậm màu sắc phái tính Sau 75, sự phát triển mạnh mẽ của ý thức cá nhân, gần nhất là xu hướng phát triển của ý thức nữ quyền đã đem tới màu sắc phái tính cho ngôn ngữ thơ nữ. Đó là thứ ngôn ngữ nhấn mạnh hơn đến sự tự ý thức về giá trị của người nữ trong cả những cảnh ngộ éo le, thiệt thòi. Nó được thể hiện khá đậm nét qua hệ thống ngôn từ giàu tính nữ, biểu hiện các mối quan hệ và gắn với cái nhìn đầy duy cảm của nhà thơ nữ về thế giới. Nó đưa người đọc đến nhiều cung bậc cảm xúc đằm thắm với những suy tư, trăn trở đầy nữ tính. Khác với ngôn ngữ trong thơ nam giới, ngôn ngữ thơ nữ nghiêng về hướng nội, hướng vào đời sống bên trong của nữ giới, bộc lộ cái nhìn tinh tế nhạy cảm của người nữ về mình và thế giới xung quanh. Nó thể hiện cái nhìn từ chủ thể, từ vị thế người nữ chứ không phải cái nhìn khách quan, mang lại cái tình cảm nồng ấm, dịu dàng, tô đậm hơn những tâm tư tình cảm, những vẻ đẹp riêng của nữ giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2