intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay" nhằm trình bày các món ăn, đồ uống truyền thống cơ bản của người Việt ở tỉnh Bến Tre và đặc trưng ẩm thực của người Việt ở tỉnh Bến Tre trong bối cảnh ẩm thực của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án đánh giá thực trạng sử dụng và phát huy ẩm thực của người Việt như một nguồn tài nguyên của du lịch, đặc biệt là du lịch ẩm thực ở tỉnh Bến Tre.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------- PHAN THỊ NGÀN ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT GẮN VỚI DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY Ngành: NHÂN HỌC Mã số: 9.31.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Hà Nội – 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình 2. Tiến sĩ Hoàng Hữu Bình Phản biện 1: PGS. TS. Vũ Phương Hậu Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Duy Bính Phản biện 3: PGS. TS. Lâm Bá Nam Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xa hội Việt Nam – Học viện Khoa học Xã hội, vào hồi ………. giờ………… ngày ………… tháng ……… năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống, việc ăn uống của con người là một nhu cầu tất yếu để sinh tồn, nhưng bên cạnh đó còn thể hiện những giá trị văn hóa. Ẩm thực được xem là tinh hoa văn hoá Việt tạo nên một sức hút mãnh liệt không chỉ với du khách trong nước mà còn với bạn bè khắp năm châu. Du lịch ẩm thực là một hiện tượng đang nổi lên và được phát triển như một sản phẩm du lịch mới bởi nguồn tài chính dành cho ẩm thực chiếm đến hơn 1/3 trong tổng chi tiêu trong hoạt động du lịch. Ẩm thực là sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù trong hệ thống các giá trị văn hoá phục vụ cho hoạt động du lịch. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa ẩm thực dường như là một trong các yếu tố được quan tâm để phổ biến văn hóa của một quốc gia ra bên ngoài, nâng cao hình ảnh và văn hóa của quốc gia đó đối với thế giới. Chính vì vậy, ẩm thực với vai trò quan trọng hiển nhiên của nó luôn luôn hiện diện trong mọi chương trình, kế hoạch quảng bá du lịch, cả nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực để phục vụ phát triển du lịch trong thực tế vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chưa tương xứng với tiềm năng ẩm thực hiện có ở nước ta, đặc biệt là ở những địa phương có lợi thế về lĩnh vực này. Xuất phát từ thực tế đó, việc triển khai nghiên cứu chi tiết, cụ thể, toàn diện về các giá trị văn hóa ẩm thực Việt và đề xuất giải pháp để khai thác các giá trị đó để phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết đối với ngành Du lịch Việt Nam. Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý, địa hình, nguồn tài nguyên thuận lợi cho khai thác và kinh doanh du lịch. Những năm qua, cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, du lịch Bến Tre cũng đã được quan tâm khai thác phát triển và đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, du lịch nói chung và du lịch ẩm thực Bến Tre nói riêng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Việc khai thác các giá trị văn hoá ẩm thực để phát triển sản phẩm du lịch ở Bến Tre vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thấp, chưa hiệu quả. Đứng trước những trăn trở và hạn chế của Du lịch Việt Nam và Du lịch Bến Tre, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của giá trị ẩm thực, văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch, nâng cao đời sống của người dân địa phương, NCS chọn lĩnh vực ẩm thực trong du lịch làm chủ đề nghiên cứu. Đề tài “Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay” sẽ tập trung nghiên cứu bức tranh văn hoá ẩm thực, thực trạng khai thác văn hoá 1
  4. ẩm thực trong phát triển du lịch ở Bến Tre, từ đó đề xuất giải pháp phát huy các giá trị ẩm thực với phát triển du lịch của địa phương giàu tiềm năng này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.1. Mục đích nghiên cứu - Luận án trình bày các món ăn, đồ uống truyền thống cơ bản của người Việt ở tỉnh Bến Tre và đặc trưng ẩm thực của người Việt ở tỉnh Bến Tre trong bối cảnh ẩm thực của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long. - Luận án đánh giá thực trạng sử dụng và phát huy ẩm thực của người Việt như một nguồn tài nguyên của du lịch, đặc biệt là du lịch ẩm thực ở tỉnh Bến Tre. - Luận án luận đề xuất khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy các giá trị của văn hoá ẩm thực để bảo tồn văn hoá và phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre. 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những khái niệm và vấn đề lý luận về ẩm thực, văn hoá ẩm thực, du lịch văn hoá, văn hoá du lịch, du lịch ẩm thực, mối quan hệ giữa văn hoá ẩm thực và du lịch, mô hình du lịch ẩm thực tiềm năng và khai thác văn hoá ẩm thực trong phát triển du lịch; - Hệ thống các món ăn, thức uống của người Việt tại tỉnh Bến Tre. Qua đó phân tích sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến nguồn nguyên liệu, món ăn; Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội ảnh hưởng đến cách tổ chức, ứng xử trong ăn uống; Quá trình biến đổi, giao thoa văn hoá và đặc trưng của ẩm thực người Việt tỉnh Bến Tre; - Đánh giá thực trạng du lịch và việc khai thác ẩm thực trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay; Sử dụng các kết quả đánh giá về điểm yếu kém nhất và lợi thế lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh để làm cơ sở khuyến nghị giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai thác ẩm thực Việt cho phát triển du lịch, phù hợp với điều kiện của Bến Tre về tài nguyên, tổ chức và quản lý. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ẩm thực của người Việt và vai trò của ẩm thực trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bến Tre. Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là các món ăn, thức uống và đặc trưng ẩm thực của người Việt ở Bến Tre và việc khai thác giá trị ẩm thực trong phát triển du lịch của địa phương. Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre. 2
  5. Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay. 3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp luận Luận án áp dụng quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về văn hoá tộc người và hoạt động du lịch. Về mặt pháp lý, Pháp lệnh Du lịch được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua và được Chủ tịch nước ban hành ngày 20 tháng 2 năm 1999, Luật Du lịch 2005 và Luật Du lịch 2017. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án tuân thủ và vận dụng phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ đạo với việc quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Luận án cũng sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi, với phương pháp này NCS chọn theo phi xác suất với tổng số phiếu điều tra là 300. Cụ thể thông tín viên là người địa phương, cơ sở hay doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, doanh nghiệp du lịch và thông tín viên là khách du lịch trong quá trình thu thập tư liệu. 4. Đóng góp về khoa học của luận án Luận án làm rõ đặc trưng ẩm thực của người Việt ở tỉnh Bến Tre và sự biến đổi của văn hoá ẩm thực trong đời sống hiện nay. Luận án nhận diện thực trạng khai thác ẩm thực trong phát triển du lịch, cũng như đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của các thành công, hạn chế đó trong hoạt động khai thác ẩm thực địa phương vào phát triển du lịch. Trên cơ sở chỉ ra mức độ đóng góp của ẩm thực với hoạt động du lịch và những vấn đề còn tồn tại trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre, luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn giúp các nhà quản lý, ngành du lịch địa phương có những chính sách, giải pháp phù hợp để bảo tồn văn hoá ẩm thực cũng như phát triển du lịch. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đã hệ thống hoá một cách có chọn lọc các khái niệm và vấn đề lý luận về ẩm thực, ẩm thực Việt; làm rõ các loại hình ẩm thực của người Việt tại tỉnh Bến Tre và đóng góp của ẩm thực trong phát triển du lịch tại tỉnh Bến Tre. Qua đó, cung cấp hệ thống tư liệu khoa học mới để bổ sung vào vấn đề lý luận về văn hóa ẩm thực và mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch trong bối cảnh hiện nay. 3
  6. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua việc nghiên cứu về thực trạng khai thác giá trị văn hoá trong phát triển du lịch, luận án đề xuất những dự báo cũng như khuyến nghị về việc khai thác ẩm thực trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre; cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách, chiến lược bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá để phát triển du lịch bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận án làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu dân tộc học, nhân học, văn hoá học, du lịch học và các ngành kế cận. 6. Kết cấu của luận án Luận án được trình bày với phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo; Phụ lục; Nội dung của luận án gồm 4 chương, cụ thể: Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài 1.1.1.1. Các nghiên cứu về ẩm thực Tổng quan về nhân học ăn uống trên thế giới, tác giả Vương Xuân Tình (2004) cho rằng có 3 khuynh hướng chủ yếu của chuyên ngành là: nhân học về tập quán ăn uống, nhân học dinh dưỡng và nhân học an toàn lương thực. Trong đó, các nghiên cứu về tập quán ăn uống có thiên hướng giải quyết vấn đề nhận thức, xem xét các khía cạnh văn hóa của tộc người hay của các nhóm cư dân trong ăn uống; chú ý tới thói quen sử dụng nguồn thức ăn, phương thức chế biến, các biểu tượng, kiêng kỵ hay ứng xử xã hội trong ăn uống. Nhân học dinh dưỡng có thiên hướng xem xét thức ăn và dinh dưỡng của con người bằng tiếp cận so sánh và tiến hóa. Còn nhân học an toàn lương thực tham gia cùng các ngành khác giải quyết vấn đề an toàn lương thực ở châu Phi và một số khu vực trên thế giới. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về ẩm thực trong du lịch Du lịch ẩm thực là một loại hình du lịch trong đó ẩm thực chính là dữ kiện chủ yếu thu hút du khách, ẩm thực trở thành trung tâm mà tất cả mọi cảnh quan cùng hoạt động du lịch được thiết kế xoay quanh nó, khám phá ẩm thực chính là mục đích chủ yếu của du lịch. Một loạt những thuật ngữ được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch. 1.1.1.3. Các nghiên cứu Nhân học về du lịch Bởi du lịch gắn liền với sự di chuyển, cho nên nó cũng gắn với sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa hay là tiểu văn hóa, một lĩnh vực quan tâm của nhân học – ngành vốn đi tìm hiểu về sự tiếp biến văn hóa. Nhân học với tư cách là một khoa học về sự khác biệt văn hoá; có đặc trưng nghiên cứu 4
  7. các hiện tượng, sự vật khác nhau ở các xã hội khác nhau từ đó xác định các xu hướng chung phổ biến của xã hội loài người; với những phân tích ở cấp độ sâu bằng phương pháp điền dã dân tộc học, nên có mối quan hệ mật thiết với du lịch. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Các nghiên cứu về ẩm thực và ẩm thực trong du lịch Ẩm thực, tập quán ăn uống của các tộc người, các vùng miền ở nước ta đã sớm được quan tâm nghiên cứu không chỉ bởi các nhà Dân tộc học/Nhân học mà còn do nhiều học giả từ các ngành khoa học xã hội nhân văn khác thực hiện. Nhiều công trình đã sưu tầm và giới thiệu về ẩm thực Việt Nam, ẩm thực của các vùng, miền, không chỉ đề cập đến xuất xứ và nghệ thuật chế biến các món ăn mà còn nhấn mạnh cách thưởng thức món ăn của từng vùng. Bên cạnh đó là sự xuất hiện các công trình có tính chuyên sâu dưới góc nhìn văn hoá của các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học, sử học. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, nhiều hội thảo về ẩm thực đã được tổ chức, một số bài viết về du lịch ẩm thực đã được công bố. 1.1.2.2. Các nghiên cứu về du lịch Ngành Du lịch Việt Nam ra đời từ năm 1960, nhưng phải từ khi đất nước mở cửa và hội nhập, hoạt động du lịch mới bắt đầu vận hành rõ nét. Kể từ thập niên 1990 đến nay đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu của các ngành du lịch, kinh tế, văn hoá về phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch hay khai thác các giá trị văn hoá – lịch sử cho phát triển du lịch trên cả nước và ở cả từng vùng, từng địa phương. Ngoài những công trình mang tính lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nói trên, trong những năm qua, đã có nhiều luận án viết về du lịch, phát triển du lịch của các vùng và các địa phương, nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành bàn về lĩnh vực này. 1.1.2.3. Các nghiên cứu về Bến Tre Hiện nay, nghiên cứu về Bến Tre đã có nhiều công trình được công bố trong đó có các các công trình do các tác giả nước ngoài viết. Về du lịch, đã có một số nghiên cứu quan tâm đến phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre. Đến nay cũng đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về Bến Tre bảo vệ thành công. 1.1.3. Một số nhận xét chung về tổng quan tài liệu liên quan đến luận án Ẩm thực là một chủ đề nghiên cứu lớn trên thế giới được nhân học quan tâm từ khá sớm. Các nghiên cứu nhân học về ẩm thực tập trung nhiều 5
  8. vào tập quán ăn uống, vấn đề ăn uống và bản sắc, từ đó giúp làm rõ giá trị văn hóa của ẩm thực. Còn ở Việt Nam, tiếp nối truyền thống văn hóa ẩm thực từ ngàn xưa của dân tộc, các công trình nghiên cứu của sử học, văn học… đã cho thấy bức tranh tổng thể đặc sắc về ẩm thực của các vùng miền, tộc người của nước ta. Du lịch đã được quan tâm, nghiên cứu sớm ở phương Tây. Tại Việt Nam, lĩnh vực du lịch được quan tâm nghiên cứu từ nửa cuối thế kỷ XX, nhưng tập trung chủ yếu trong vài chục năm trở lại đây. Có thể nói, bức tranh toàn cảnh về du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn đã được đánh giá, luận bàn. Nhiều hội thảo chuyên ngành được tổ chức; nhiều công trình công phu được xuất bản; nhiều luận văn, luận án về vấn đề mang tính thời sự của ngành được bảo vệ. Nhìn lại các nghiên cứu về Bến Tre trong thời gian qua có thể thấy ngoài các nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của địa phương đã có một số đề tài quan tâm đến phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, các đề tài được tiếp cận chủ yếu từ góc độ các ngành kinh tế và du lịch, chưa có công trình nghiên cứu nào từ góc độ Nhân học về du lịch ẩm thực hay mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch ở địa phương này. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài "Ẩm thực người Việt gắn với du lịch tỉnh Bến Tre" làm đề tài luận án nghiên cứu sinh của mình với mong muốn khỏa lấp phần nào các khoảng trống nêu trên. 1.2. Một số khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Ẩm thực và văn hoá ẩm thực “Ẩm thực” trong từ điển tiếng Việt, chính là “ăn và uống” là cách gọi phương thức chế biến món ăn, nguyên liệu phối trộn, gia giảm gia vị và bao gồm cả những thói quen trong ăn uống của con người. Ẩm thực còn bao hàm cả ý nghĩa phổ quát nhất để nói về tất cả những món ăn mang tính phổ biến trong cộng đồng các dân tộc. Văn hoá ẩm thực là những thói quen và khẩu vị của con người, những ứng xử, những điều kiêng kỵ, những phương thức chế biến bày biện và cách thức thưởng thức món ăn trong ăn uống của con người. 1.2.1.2. Du lịch và các hoạt động du lịch Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, thưởng lãm danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật. Hoạt động du lịch là tất cả những gì đang vận hành nhằm phục vụ cho ngành du lịch, bao gồm các cá nhân, tổ chức, khách du lịch… 6
  9. 1.2.1.3. Văn hoá du lịch và du lịch văn hoá Văn hoá du lịch: Văn hoá du lịch được hiểu là sự thể hiện nội dung văn hoá trong lĩnh vực du lịch, được tích luỹ và sáng tạo trong hoạt động du lịch bởi bốn chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch là khách du lịch, công ty du lịch, cộng đồng dân cư nơi diễn ra hoạt động du lịch và chính quyền các cấp. Du lịch văn hoá: Du lịch văn hoá là loại hình du lịch mà ở đó chủ yếu dựa vào các sản phẩm văn hoá như lễ hội truyền thống dân tộc, phong tục tập quán tín ngưỡng, ẩm thực truyền thống… để tạo sức hút đối với khách du lịch đến với điểm du lịch. 1.2.1.4. Du lịch ẩm thực Du lịch ẩm thực là loại hình du lịch văn hoá mà qua đó khách không chỉ được trải nghiệm các món ăn, đồ uống mà là cả các trải nghiệm bản sắc văn hoá, cuộc sống của cộng đồng tại điểm đến qua câu chuyện của từng món ăn, đồ uống đó. 1.2.1.5. Tài nguyên du lịch Có thể hiểu rằng tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thoã mãn nhu cầu du lịch. 1.2.1.6. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là tập hợp những dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. 1.2.2. Mối quan hệ giữa văn hoá ẩm thực với hoạt động du lịch Mối quan hệ giữa văn hoá ẩm thực và du lịch là mối quan hệ vô cùng mật thiết và sâu sắc. Những giá trị, nét đặc sắc của văn hoá ẩm thực chính là điều kiện tiêu biểu và là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch. 1.2.3. Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận Luận án này sẽ áp dụng các lý thuyết chức năng trong nhân học để tìm hiểu tổng thể về ẩm thực Bến Tre, xem xét đặc trưng văn hóa, quan hệ xã hội của cư dân địa phương thể hiện qua các món ăn, đồ uống và cách ứng xử trong ăn uống. Bên cạnh đó, luận án cũng sẽ áp dụng tiếp cận nhân học văn hóa và tiếp cận địa lý học để tìm hiểu mối quan hệ giữa ẩm thực và điểm đến trong du lịch; vai trò của ẩm thực như là một thành tố văn hóa có giá trị, có thể khai thác vào hoạt động du lịch; cũng như mối quan hệ của ẩm thực du lịch với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và phát triển của cả vùng. 7
  10. 1.3. Địa bàn nghiên cứu 1.3.1. Địa giới và không gian văn hoá Địa giới và không gian văn hoá là những cơ sở quan trọng luận án tập trung vào lãnh thổ hành chính của tỉnh hiện nay để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc khai thác văn hoá ẩm thực trong phát triển du lịch ở Bến Tre. 1.3.2. Thành phần dân tộc và phân bố dân cư Dựa trên hệ thống nguồn lực thuộc không gian văn hoá tỉnh Bến Tre, cũng như thành phân dân cư, luận án tìm hiểu vai trò của người Việt trong công cuộc khai phá và sự ảnh hưởng của đặc điểm dân cư với việc hình thành văn hoá ẩm thực ở Bến Tre. Chương 2. ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH BẾN TRE 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa Bến Tre trong mối quan hệ với ẩm thực 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Bến Tre nằm ở cuối sông Cửu Long, tiếp giáp Biển Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 85km về phía Tây. Bến Tre cũng là địa bàn tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện như đường biển, đường sông, đường bộ. Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt, nhiệt độ quanh năm ít thay đổi. Bến Tre có 4 nhóm đất chính là đất cát, đất phù sa, đất phèn và đất mặn. Về thuỷ văn và tài nguyên nước, Bến Tre thuộc hạ lưu sông Tiền với 4 sông chính là Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên, Tiền Giang chạy ra biển Đông và hệ thống kênh rạch là trục giao thông quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh trong vùng ĐBSCL Với đặc tính thổ nhưỡng, thuỷ văn đã hình thành ba vùng sinh thái nông nghiệp là vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái nước lợ và vùng sinh thái nước mặn, nên nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú và đa dạng theo hệ sinh thái của địa phương. 2.1.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội Về lịch sử văn hoá, Bến Tre nói riêng và Nam Bộ nói chung là vùng đất mới được lưu dân nhà Nguyễn đến khai thác và định cư khoảng 3 thế kỷ nay, do đó, Bến Tre không có những di tích lịch sử lâu đời cổ kính. Về tín ngưỡng, tôn giáo, Bến Tre là điểm hội tụ của của nhiều tôn giáo khác nhau, bao gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành… Trong đó, Phật giáo chiếm 17,98%, Thiên chúa giáo 17,32%, với 17 nhà thờ, 27 chùa và 31 cơ sở tín ngưỡng… 8
  11. Về lễ hội, Bến Tre hằng năm có khoảng 600 lễ hội, bao gồm các lễ hội truyền thống và đương đại. Về làng nghề truyền thống, Bến Tre có nhiều làng nghề truyền thống, góp phần làm cho bức tranh tổng thể làng nghề Việt Nam thêm đa màu sắc. 2.2. Ẩm thực của người Việt ở Bến Tre 2.2.1. Các món ăn 2.2.1.1. Món ăn thường ngày Là một tỉnh nông nghiệp với điều kiện thời tiết và địa hình đồng bằng, Bến Tre có sản lượng lúa gạo lớn. Cơm được xem như là món ăn chính để ăn no trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt nơi đây. Trong bữa cơm hằng ngày, người Việt ở Bến Tre phổ biến ăn cơm với một món mặn, một món canh và một món rau xào, luộc hoặc rau sống. Món mặn tiêu biểu của người Việt vùng này là món Tép rang dừa. Cá kho tộ được kho bởi các loại cá đồng như cá rô, cá kèo, cá lóc, cá bống, cá trê… cũng là một trong những món ăn dân giã và phổ biến ở Bến Tre mà người giàu hay nghèo đều dùng. Người Việt ở Bến tre cũng rất thích ăn khô và mắm vào mùa mưa. Ở Bến Tre mắm được ăn dưới nhiều dạng như mắm sống, mắm chưng, mắm kho. Các mắm phổ biến là mắm tép, mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm cá chốt, mắm cá sặc, mắm cua… Mâm cơm của người Việt ở Bến Tre bên cạnh món kho là món canh. Trong bữa ăn cơm của người Việt ở Bến Tre còn có món xào như đậu que, đậu đũa xào, giá hẹ xào, dừa xào... Rau là một thứ không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của người Việt ở Bến Tre. 2.2.1.2. Món ăn ngày lễ Tết Tết đến, nhà khá giả hay khó khăn cũng có một vài ổ bánh phồng, vì đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Ngoài bánh phồng, còn có bánh tráng. Kẹo dừa một sản phẩm truyền thống đặc trưng của Bến Tre. Ngoài kẹo dừa, Bến Tre còn loại kẹo ngon và có tiếng đó là kẹo chuối xiêm. Đây là loại kẹo (mứt) được chế biến từ chuối xiêm chín, ra đời hàng trăm năm nay. Với người Việt ở Bến Tre, bánh Tét là sản vật dâng cúng tổ tiên và thổ công, thổ chủ và đất đai, viên địa trong ngày mồng 3 tháng giêng âm lịch. Ngày tết, ngày giỗ người Việt Bến Tre thường nấu những món liên quan đến thịt, không nấu những món liên quan đến cá. Một món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người Việt ở Bến Tre đó là thịt kho hột vịt. 9
  12. Người dân địa phương thường ăn thịt kho hột vịt với dưa giá, dưa cải, các loại rau sống… Bên cạnh nồi thịt kho hột vịt phải có nồi canh khổ qua. Khi nhà có giỗ, người Việt ở Bến Tre ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ thì chủ nhà luôn chuẩn bị quà bánh cho khách mang về. Bánh ít là sản vật dành dâng cúng tổ tiên trong những ngày giỗ chạp, dùng đãi khách và làm quà biếu cho người dự lễ giỗ khi ra về để thể hiện sự gắn kết. 2.2.1.3. Món ăn bổ dưỡng và trị bệnh Ăn uống ngoài việc để sinh tồn, một số thức ăn còn có tác dụng giúp cơ thể phòng chống được một số bệnh thông thường. Nên trong cách chế biến đã có sự hài hoà âm dương của thức ăn.Người Việt nói chung và người Việt ở Bến Tre nói riêng rất quan tâm việc ăn uống bồi bổ sức khoẻ, luôn coi trọng yếu tố dược tính cũng như sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên liệu làm nên món ăn, thức uống, để có thể đem lại cho con người không chỉ là miếng ăn ngon mà còn có một sức khoẻ tốt cho cơ thể. 2.2.1.4. Món ăn chay Người Việt ở Bến Tre, ăn chay thường chỉ ăn thực vật như: lúa, bắp, khoai, đậu, rau, trái cây, không ăn thịt động vật từ tôm cá đến heo, gà... Món ăn chay của người Việt ở Bến Tre vẫn là món ăn của người Việt, bữa ăn chính vẫn là bữa cơm, với các món ăn được chế biến đơn giản với các phương thức luộc, xào, chiên, trộn, nấu canh, làm mắm, trộn gỏi… Các món ăn không dùng gia vị có mùi cay nồng như hành, tỏi, kiệu… vì đặc tính của những thứ này chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, ăn nhiều thân có mùi hôi, nóng nảy. 2.2.2. Thức uống Nguồn nước dùng trong ăn uống của người Việt ở Bến Tre trước đây được lấy từ các con kênh, rạch, sông và nước mưa. Ngày nay, Nhà nước đã đưa nguồn nước sạch đến từng nhà hoặc có các giếng khoan. Với người Việt ở Bến Tre, trà thường được dùng để đãi khách. Chỉ có một số người lớn tuổi hay uống trà những khi rảnh rỗi, còn thường ngày thì uống trà đá, nước dừa… Người Việt ở Bến Tre thích uống rượu, nên trong các dịp lễ Tết, cúng giỗ đều có rượu để thiết đãi khách. Ngoài các thức uống trên, Bến Tre còn có nhiều thức uống giải khát như nước chanh muối, tắt muối, hạt é, mũ trôm, mũ gòn, đá me… Cà phê cũng là đồ uống rất phổ biến với mọi người, mọi nơi và mọi lúc với người Việt ở Bến Tre. Đặc biệt người Bến Tre còn sáng tạo ra loại cà phê kết hợp với dừa như cà phê rang dừa, cà phê sữa dừa… tạo nên thức uống đặc trưng của người Việt nơi đây. 10
  13. 2.3. Đặc trưng ẩm thực Bến Tre 2.3.1. Nguồn nguyên liệu Ẩm thực Bến Tre không những độc đáo về số lượng, sự đa dạng chủng loại mà còn có các dấu ấn khác biệt, đặc sắc về nguồn nguyên liệu. Bến Tre được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hoà, mát mẻ, nước ngọt quanh năm, vựa trái cây luôn trĩu quả. Với những điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên mang lại, cư dân Bến Tre đã biết tận dụng môi trường sông nước với nguồn sản vật dồi dào để chế biến các món ăn thêm phong phú. 2.3.2. Cách chế biến Đặc điểm chế biến ẩm thực nổi bật của Bến Tre thể hiện trong cách chế biến sử dụng gia vị chế biến đơn giản có sẵn trong tự nhiên, trong gia đình và luôn gắn với sử dụng dừa.Về cơ bản, cách thức chế biến món ăn của người Việt ở Bến Tre giống như người Việt và các tộc người khác ở nước ta, đó là: chế biến dùng lửa, chế biến không dùng lửa và kết hợp hai cách trên”. 2.3.3. Màu sắc, hương vị Mỗi món mỗi vị riêng chẳng hề bị pha lẫn. Nhưng chính cái màu trắng đục đặc trưng, đặc sánh và hương thơm phưng phức của cơm dừa kết hợp với đa dạng tự nhiên vốn có của các loại rau củ quả đặc sản miệt vườn sông nước, hoà lẫn vị ngọt từ thịt và cá các loại đã tạo nên một món ăn dân dã đậm chất Bến Tre không thể tìm thấy ở bất cứ vùng miền nào khác. Hay hương vị đậm đà mang màu nâu cánh gián, có ánh kim rất hấp dẫn cho món ăn được tạo bởi nước dừa khi chế biến. 2.3.4. Khẩu vị Khẩu vị là cách thức, tiêu chuẩn đặt ra đối với mỗi người trong quá trình tiêu dùng các sản phẩm ăn uống. Khẩu vị nổi bật của người Bến Tre là cay, ngọt và độ béo ngậy của nước cốt dừa. Gia vị ớt, đường và nước cốt dừa được sử dụng nêm trực tiếp vào trong quy trình chế biến món ăn. 2.3.5. Không gian thưởng thức và ứng xử trong ăn uống Không gian thưởng thức và ứng xử trong ăn uống của người Việt ở Bến Tre có thể diễn ra ngay trong không gian vườn nhà, đám ruộng, bờ ao hay trước hàng ba nhà chứ không phải trong một không gian đóng kín theo quy định. Trong ứng xử về ăn uống - một thành tố quan trọng của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre, vừa có điểm giống với nhiều địa phương trong cả nước, song cũng có những nét riêng biệt. Tính cộng đồng, tính mức thước là một đặc tính chung của văn hoá ẩm thực Việt Nam, nhưng với người Việt ở Bến Tre, đặc tính này dường như linh động hơn, không phải là một nguyên tắc bất di bất dịch. 11
  14. 2.4. Ẩm thực Bến Tre trong không gian văn hoá ẩm thực đồng bằng Sông Cửu Long 2.4.1. Nét tương đồng và đặc trưng của ẩm thực người Việt ở Bến Tre với ẩm thực đồng bằng Sông Cửu Long 2.4.1.1. Nét tương đồng của ẩm thực Bến Tre với ẩm thực đồng bằng Sông Cửu Long Mùa nào thức nấy chính là đặc trưng trong văn hoá ẩm thực ĐBSCL và người Việt ở Bến Tre Đa số món ăn của người Bến Tre đơn giản trong cả thành phần nguyên liệu và cách chế biến. Khẩu vị của người Việt Bến Tre khá rõ ràng, vị nào ra vị nấy. Người Việt ở Bến Tre giống như người Việt ở các tỉnh ĐBSCL thích vị ngọt. Đường trở thành gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn. 2.4.1.2. Đặc trưng của ẩm thực Bến Tre với ẩm thực đồng bằng Sông Cửu Long Ngoài những nét tương đồng với văn hoá ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa ẩm thực Bến Tre còn có sự khác biệt do phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán truyền thống… 2.4.2. Những biến đổi của ẩm thực truyền thống Văn hóa ẩm thực có sự biến đổi theo dòng thời gian. Đây là một lẽ tất yếu. Nguyên nhân của sự biến đổi đến từ điều kiện tự nhiên, môi trường sống; điều kiện văn hoá xã hội như con người, lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá; yếu tố kinh tế như sự phát triển, giao lưu kinh tế thương mại, hoạt động du lịch… Thói quen trong chế biến, sử dụng đồ ăn thức uống thay đổi cùng với sự thay đổi chung của xã hội. Chương 3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC VỚI DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE 3.1. Đôi nét về du lịch Bến Tre 3.1.1. Đầu tư phát triển du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Trong những năm gần đây, Bến Tre đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch với tổng vốn đầu tư với hàng ngàn tỉ đồng. 3.1.2. Sức thu hút khách du lịch Nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – một vùng phát triển năng động nhất Việt Nam, có đường giao thông hàng hải và hàng không quan trọng nên vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bến 12
  15. Tre nói riêng là một trong những trung tâm du lịch quan trọng của cả nước, có nhiều thuận lợi trong việc thu hút lượng khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch giai đoạn 2015-2019 đạt 16,3%/năm. 3.1.3. Các sản phẩm du lịch Bến Tre đã và đang khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn, làng quê; Du lịch cộng đồng (homestay); Du lịch biển kết hợp với tham quan rừng ngập mặn, vườn trái cây; Du lịch tham quan di tích văn hóa – lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật; Du lịch nghỉ dưỡng; Vui chơi – giải trí; Thương mại, công vụ. 3.1.4. Khai thác tài nguyên du lịch văn hoá Trên thực tế, du lịch Bến Tre chỉ mới khai thác một phần tài nguyên du lịch văn hoá của địa phương phục vụ du khách. Điều này cho thấy du lịch Bến Tre cần phát huy hơn nữa thế mạnh về sản phẩm du lịch nông thôn kết hợp với nhiều giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo của địa phương. 3.1.5. Marketing, quảng bá du lịch Bến Tre 3.1.5.1. Marketing, quảng bá du lịch qua các hội chợ triển lãm Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, đã đưa ra nhiều chiến lược marketing quảng bá du lịch và hình ảnh Bến tre bằng nhiều hình thức và kênh khác nhau nhằm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư vào tỉnh Bến Tre. 3.1.5.2. Marketing, quảng bá du lịch qua các lễ hội ẩm thực Bến Tre đã tổ chức các lễ hội Dừa, liên hoan ẩm thực… khách tham quan không chỉ được không chỉ được giới thiệu mà còn được trải nghiệm, thưởng thức tinh hoa ẩm thực Nam Bộ. Khách tham quan có dịp khám phá và trải nghiệm, được giao lưu với các nghệ nhân; thưởng thức ẩm thực tiêu biểu trong không gian trình diễn nghệ thuật truyền thống. 3.1.5.3. Marketing, quảng bá du lịch qua mạng Internet Bến Tre đã xây dựng được trang website của Tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phòng Thương mại, Trung tâm Xúc tiến du lịch… và luôn đăng, cập nhật thông tin nhanh chóng. Ngoài ra, nhiều bài viết về du lịch, ẩm thực Bến Tre được đăng trên các trang website, các bài viết bằng tiếng Anh cũng được đưa lên blog tiếng Anh của Trung tâm Xúc tiến thương mại. 3.1.5.4 Maketing, quảng bá du lịch qua các hoạt động khác Ngoài việc tổ chức các hội chợ, lễ hội, viết các bài viết quảng bá du lịch và ẩm thực, Trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh đã in ấn và phát hành mỗi năm trên 30.000 ấn phẩm các loại. Bên cạnh đó, tỉnh đã gửi và đăng tải hàng trăm bài viết về những hoạt động du lịch lên các phương tiện truyền 13
  16. thông đại chúng của Tổng cục Du lịch, Tạp chí Du lịch, Báo Du lịch, trang thông tin điện tử của trung tâm xúc tiến du lịch các tỉnh, thành liên kết 3.2. Các cơ sở kinh doanh ẩm thực Bến Tre có hệ thống các nhà hàng, khách sạn, cơ sở ăn uống phủ khắp tỉnh dọc theo các tuyến lộ, trung tâm thành phố, thị xã, các chợ và khu du lịch. Bên cạnh khai thác các món ẩm thực truyền thống địa phương các nhà hàng, khách sạn hay cơ sở ẩm thực ở Bến Tre đã đưa nhiều món ăn đặc trưng của Việt Nam, của một số nước trên thế giới đưa vào phục vụ thực khách. 3.3. Ẩm thực trong du lịch Ẩm thực trong các chương trình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản của khách du lịch được thưởng thức những món ăn, đặc sản địa phương rất dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng. Trong xu thế phát triển ngày càng đa dạng về nhu cầu du lịch, ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ khâu ăn uống đơn thuần của du khách, mà còn được xác định là một trong những mục đích của các chuyến du lịch. Du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon, độc đáo, mà còn cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản săc văn hoá, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn, đồ uống đó. Tuy nhiên, việc khai thác ẩm thực trong hoạt động du lịch chỉ mới dừng lại nhu cầu cơ bản của khách chứ chưa phải là mục địch của chuyến đi. 3.4. Quà lưu niệm ẩm thực và sử dụng thực phẩm hữu cơ Sự đa dạng, phong phú sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương đã tạo nền tảng thuận lợi cho Bến Tre phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Từ nhiều năm nay, tỉnh Bến Tre triển khai chương trình OCOP (mỗi xã có một sản phẩm) nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị kinh tế ở từng xã, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sử dụng thực phẩm hữu cơ đang là một trào lưu thịnh hành vì sức khỏe và môi trường. Nông nghiệp hữu cơ ở Bến Tre còn manh mún, chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều điểm du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn nghèo nàn về dịch vụ, chất lượng sản phẩm thấp. 3.5. Đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực gắn với du lịch Bến Tre 3.5.1. Đánh giá của các bên liên quan 3.5.1.1. Đánh giá của các nhà nghiên cứu, chuyên gia Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, Bến Tre có tiềm năng lớn về du lịch ẩm thực nhưng thực tế chưa được khai thác đúng mức, nên ẩm thực hiện nay đang chỉ chất xúc tác thu hút du lịch. 14
  17. 3.5.1.2. Đánh giá của doanh nghiệp du lịch Ẩm thực đang được xem như là một nhu cầu cơ bản của chuyến đi, tuy nhiên hiện chưa được tổ chức thực hiện với hiệu quả cao tại Bến Tre. 3.5.1.3. Đánh giá của người dân địa phương Người dân dân địa phương cho rằng phong cảnh thiên nhiên là điểm đầu tiên thu hút khách du lịch đến Bến Tre 77,60%, sau đó đến ẩm thực đặc sản chiếm 56,50% và khí hậu, môi trường chiếm 42,40%. Người dân cho rằng đặc sản Bến Tre chủ yếu là các món từ dừa chiếm 52%, các món miệt vườn chiếm 18%, và món vùng sông nước ven biển chiếm 21% . 3.5.1.4. Đánh giá của khách du lịch Kết quả khảo sát với 100 thông tín viên là khách du lịch khi hỏi về những điều khách du lịch quan tâm cho rằng chủ yếu là du ngoạn thiên nhiên chiếm 71.10%, kế đến là thưởng thức văn hoá ẩm thực 55.40%, người chọn khám phá điều mới mẻ 38.60%. 3.5.2. Đánh giá chung 3.5.2.1. Những điểm mạnh và nguyên nhân - Những điểm mạnh Đầu tiên phải kể đến, đó là, ẩm thực địa phương tại Bến Tre được thừa hưởng những giá trị truyền thống từ hàng ngàn năm của ẩm thực Việt với những giá trị cốt lõi đặc thù, mang phong vị riêng biệt, hấp dẫn với đa dạng đối tượng khách du lịch. Thứ hai là, hành lang pháp lý trong việc phát triển du lịch ẩm thực ở Bến Tre nói riêng cũng như cả nước nói chung đã khá đầy đủ. Thứ ba là, thông qua các Hội chợ ẩm thực, các Lễ hội ẩm thực rất đa dạng, phong phú của tỉnh, nhiều chương trình triển khai giới thiệu về các món ăn, đồ uống đặc sắc của ẩm thực Bến Tre cũng như Nam Bộ được đưa đến với thị trường khách du lịch. Thứ tư là, các món ăn, đồ uống đặc sắc của Bến Tre được giới thiệu, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ năm là, Bến Tre đã tổ chức nhiều lễ hội ẩm thực, các hội thi nấu ăn nhằm mục đích tôn vinh giá trị của văn hóa ẩm thực Việt, tìm kiếm tài năng trong lĩnh vực ẩm thực. Thứ sáu là, loại hình sản phẩm du lịch ẩm thực đang ngày càng được xã hội và các doanh nghiệp du lịch quan tâm. Thứ bảy là, với giá trị đặc thù của mình, văn hóa ẩm thực không chỉ được ngành du lịch quan tâm khai thác và phát huy, mà các ngành liên quan 15
  18. khác cũng sử dụng nó để triển khai giới thiệu về đất nước, con người Bến Tre trong khi triển khai các sự kiện của ngành và lĩnh vực mình. - Nguyên nhân Do ẩm thực người Việt ở Bến Tre được đánh giá đặc sắc, được chế biến bằng những nguyên liệu phong phú, dễ chế biến, sử dụng, có sẵn trong thiên nhiên và gắn với sử dụng dừa. Hơn nữa, do các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý đã chủ động nghiên cứu và chế biến, tạo những không gian thưởng thức ấn tượng, khẩu vị món ăn, thức uống phù hợp với khách du lịch. Do thời gian vừa qua, nhiều văn bản quản lý như chiến lược, quy hoạch được xây dựng một cách bài bản, đã có định hướng cụ thể các lĩnh vực, khía cạnh của phát triển du lịch, làm cơ sở để xây dựng các lộ trình kế hoạch cụ thể phục vụ cho phát triển du lịch. Do các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia, doanh nghiệp đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch. 3.5.2.2. Hạn chế và nguyên nhân - Những hạn chế Thứ nhất là, hiện nay, việc nghiên cứu cụ thể để xác định rõ các giá trị vật chất và tinh thần trong ẩm thực chưa được quan tâm triển khai thực hiện. Thứ hai là, để làm căn cứ cho việc bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống thì hiện tại vẫn chưa có chủ trương và kế hoạch triển khai xác lập chỉ dẫn địa lý về các món ăn đồ uống đặc sắc của Bến Tre. Thứ ba là, Nhà nước, ngành Du lịch, tỉnh Bến Tre chưa có chủ trương xây dựng và phát triển, định vị thương hiệu ẩm thực người Việt ở Bến Tre để có thể nâng tầm và đưa ẩm thực người Việt ở Bến Tre trở thành một công cụ hữu hiệu trong xúc tiến, quảng bá văn hóa truyền thống ra với thế giới. Thứ tư là, hiện chưa có những hoạt động tuyên truyền quảng bá giới thiệu sâu sắc về món ăn đồ uống và văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre. Thứ năm là, trong thời gian qua, các sản phẩm du lịch ẩm thực tuy đã có quan tâm nhưng tính chất của sản phẩm này chưa chuyên nghiệp, mới chỉ mang tính hỗ trợ cho các sản phẩm du lịch chính, chưa đóng vai trò là sản phẩm chủ đạo. Thứ sáu là, tỉnh Bến Tre vẫn chưa khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp trên cơ sở khai thác tốt vai trò của các ban, ngành liên quan, phối 16
  19. hợp, liên kết trong nước và quốc tế trong quảng bá, giới thiệu về văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre. Đồng thời, chưa khai thác và phát huy được vai trò của hệ thống các nhà hàng món ăn Việt nói chung và món ăn người Việt ở Bến Tre nói riêng. Thứ bảy là, kinh nghiệm của các cán bộ chuyên môn làm công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn có những hạn chế nhất định; nguồn ngân sách sử dụng cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến các giá trị văn hóa ẩm thực còn hạn chế, đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực ẩm thực còn mỏng, cần có những bổ sung trong thời gian tới. - Nguyên nhân Nguyên nhân thứ nhất, văn hóa ẩm thực được quan tâm, sử dụng rộng rãi tuy nhiên các chủ trương, kế hoạch đưa ẩm thực trở thành thương hiệu chưa được cụ thể hóa và triển khai thực hiện trong thực tiễn; thiếu cách làm căn cơ, bài bản trong khai thác và phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre. Nguyên nhân thứ hai là, mặc dù sự phối hợp của các chủ thể trong xã hội đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn chưa có một sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn, chưa tổng hợp được sức mạnh của các nguồn lực của bản thân ngành du lịch, của các ban ngành liên quan của địa phương và các tổ chức và cá nhân trong xã hội trong việc bảo tồn, phát huy, giới thiệu, tuyên truyền quảng bá cho văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre. Nguyên nhân cuối cùng là, Bến Tre còn thiếu những nguồn lực về con người, nguồn lực về tài chính và các nguồn lực khác trong việc khai thác, phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực Việt nói chung và phục vụ phát triển du lịch nói riêng. 3.6. Vai trò của ẩm thực đối với đời sống và phát triển du lịch 3.6.1. Động lực thu hút du khách của điểm đến du lịch Văn hoá ẩm thực là một trong những yếu tố cấu thành các hoạt động tuyên truyền để thu hút khách du lịch. Khi đến với một điểm du lịch ở Bến Tre, hầu hết du khách đều thích đi ăn bên ngoài để biết và nếm thử những món ăn địa phương trong vùng. 3.6.2. Phát triển kinh tế địa phương Du lịch và ẩm thực kết hợp với nhau, có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế địa phương thời hiện đại. Ẩm thực người Việt ở Bến Tre đóng góp tích cực vào nhiều cấp độ của chuỗi giá trị phục vụ du lịch, như nông nghiệp, văn hóa địa phương. 17
  20. 3.6.3. Giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương – vùng Có thể nói, du lịch ẩm thực có vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và những giá trị của di sản văn hoá với nhân loại. Du lịch ẩm thực ở Bến Tre góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương – vùng. Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ẨM THỰC VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp khai thác giá trị ẩm thực phát triển du lịch Bến Tre 4.1.1. Chiến lược của Chính Phủ và Chương trình hành động của Bến Tre Từ nhu cầu phát triển du lịch và du lịch ẩm thực Bến Tre, trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch ẩm thực của tỉnh, đề tài đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm phát huy và phát triển du lịch ẩm thực ở Bến Tre. 4.1.2. Đề xuất của nhà nghiên cứu và chuyên gia ẩm thực Bên cạnh sự phong phú, đa dạng và những lợi thế, nét riêng biệt, ẩm thực Bến Tre ngày nay vẫn chưa phát huy được các giá trị, tiềm năng, nhất là nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương để khuyếch trương thương hiệu. Tỉnh Bến Tre nói chung và các điểm đến địa phương nói riêng cần có chủ trương, kế hoạch chiến lược cụ thể trong các hoạt động khai thác giá trị văn hóa ẩm thực. 4.1.3. Đề xuất của các doanh nghiệp Dựa trên thực tế, các doanh nghiệp đề xuất giải pháp thu hút khách sử dụng ẩm thực. 4.1.4. Đề xuất của khách du lịch Dựa trên những lý do gây cản trở việc giới thiệu văn hoá ẩm thực, khách du lịch đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút khách sử dụng ẩm thực Bến Tre. 4.1.5. Đề xuất của người dân địa phương Cần có sự phối hợp tốt giữa người dân và công ty du lịch. Cần có thêm nguồn vốn để đầu tư để đẩy mạnh giới thiệu văn hoá ẩm thực địa phương chưa hiệu quả. Cũng như đẩy mạnh công tác quảng bá tuyên truyền. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2