intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

127
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích những biến đổi của nghi lễ hiện nay, từ đó cung cấp những luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng tham khảo hoạch định và thực hiện các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của nghi lễ người Hà Nhì phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tộc người này trong tình hình mới hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay

  1. VIỆN HẦN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ LAN NGHI LỄ CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY Chuyên : Nhân học Mã số : 62.31.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học Viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh TS. Trần Hồng Hạnh Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Chính Phản biện 2: PGS.TS. Lê Ngọc Thắng Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi…..….giờ……phút, ngày………tháng……….năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội - Thư viện Viện Dân tộc học
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trịnh Thị Lan (2015), “Nghi lễ tang ma của người Hà Nhì”, Tạp chí Dân tộc học, số 1&2, tr. 99 - 105, Hà Nội. 2. Trịnh Thị Lan (2015), “Nghi lễ và kiêng kỵ trong sinh đẻ truyền thống của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát, Lào Cai”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 376, tr. 78 - 85, Hà Nội. 3. Trịnh Thị Lan (2015), “Một số biến đổi trong hôn nhân của người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 (187), tr. 74 - 79 , Hà Nội.
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Hà Nhì là một trong 6 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến ở nước ta hiện còn bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống tộc người. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, người Hà Nhì có 21.725 người. Địa bàn cư trú chủ yếu là dọc biên giới Việt - Trung và Việt - Lào, thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Đã có một số nghiên cứu về người Hà Nhì, nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về nghi lễ của dân tộc này. Nghi lễ là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tộc người, là môi trường sản sinh, tích hợp, bảo tồn và trao truyền những giá trị văn hóa dân tộc. Thông qua các sinh hoạt nghi lễ, một phần tri thức tộc người được duy trì, sáng tạo, trao truyền giữa các thế hệ trong gia đình, cộng đồng và lan tỏa sang những cộng đồng khác. Tính cố kết dân tộc, cộng đồng và gia đình một phần cũng được thể hiện qua niềm tin và cách thức thực hành nghi lễ. Như vậy, nghi lễ là một trong những thành tố văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, nghiên cứu về nghi lễ không những góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tộc người mà còn phù hợp với thực tiễn “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo tinh thần Nghị quyết TW 9 khóa XI. Những năm qua, ở nhiều thôn bản của người Hà Nhì tiếp giáp với Trung Quốc và Lào đồng bào vẫn có sự giao lưu, tiếp xúc với những người đồng tộc ở bên kia biên giới, qua đó thắt chặt thêm mối quan hệ tộc người, quan hệ giữa các địa phương và từng bước nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, điều này cũng đang tiềm ẩn những vấn đề nhạy cảm, có nguy cơ gây ảnh hưởng phức tạp đối với tình hình an ninh vùng biên giới và công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ta, nhất là ở những khu vực có người Hà Nhì sinh sống. Do vậy, việc nghiên cứu về người Hà Nhì ở Việt Nam hiện nay nói chung và nghi lễ nói riêng có ý nghĩa quan trọng, góp phần nhận biết rõ hơn các mối quan hệ và giao lưu văn hóa của tộc người này, từ đó góp phần phát triển tốt hơn mối quan hệ tộc người, đảm bảo sự ổn định an ninh chính trị vùng biên cương của Tổ quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc giao lưu, tiếp biến văn hóa đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến đời sống của các tộc người. Cũng như các tộc người khác, văn hóa của người Hà Nhì nói chung và nghi lễ nói riêng đang có sự biến đổi nhất định. Để cung cấp thêm những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc tham khảo, xây dựng các chính sách, giải pháp phù hợp với thực tiễn, nhằm nâng cao đời sống văn hóa nói chung, văn hóa tâm linh nói riêng của người Hà Nhì ở nước ta trong tình hình mới, thì việc thực hiện những nghiên cứu có tính toàn diện và chuyên sâu về sự biến đổi trong nghi lễ của người Hà Nhì là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Từ những cơ sở nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: "Nghi lễ của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay" làm luận án tiến sĩ ngành Nhân học. 1
  5. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về nghi lễ của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Qua đó cung cấp nguồn tư liệu khoa học mới, cập nhật để góp phần tăng cường sự hiểu biết đầy đủ hơn về tộc người này và là cơ sở dữ liệu để so sánh với các dân tộc khác thuộc ngôn ngữ Tạng - Miến. - Phân tích những biến đổi của nghi lễ hiện nay, từ đó cung cấp những luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng tham khảo hoạch định và thực hiện các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của nghi lễ người Hà Nhì phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tộc người này trong tình hình mới hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống nghi lễ của người Hà Nhì hiện nay. Trong đó đi sâu nghiên cứu một số lĩnh vực cụ thể gồm: nghi lễ trong chu kỳ đời người; nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghề nghiệp và cầu an trong gia đình và nghi lễ cộng đồng. Mặc dù luận án tập trung vào nghiên cứu nghi lễ của người Hà Nhì hiện nay, nhưng trong quá trình hoàn thành luận án chúng tôi đã khảo cứu, so sánh một số nội dung với nghi lễ truyền thống (trước 1986) như: quan niệm và thực hành nghi lễ; sự chuyển đổi trong tư duy và thực hành nghi lễ;... Địa bàn nghiên cứu chính là 3 xã Y Tý, Nậm Pung, Trịnh Tường ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của nhóm Hà Nhì Đen nên luận án chỉ tập trung vào nghi lễ của nhóm này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm tìm hiểu so sánh với người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Hoa ở các địa bàn khác trong nước để kết quả của luận án mang tính toàn diện hơn. 4. Nguồn tư liệu của luận án Ngoài việc kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố trên sách, tạp chí, báo cáo khoa học và các nguồn tư liệu khác liên quan. Nguồn tư liệu do tác giả tiến hành thu thập qua các đợt điền dã từ năm 2010 đến 2015. Đây là nguồn tư liệu chủ yếu và được xử lý phân tích theo hệ thống gắn với các nội dung luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về nghi lễ của người Hà Nhì Đen ở địa bàn nghiên cứu. - Hai là, phân tích làm rõ những nét tương đồng và khác biệt trong nghi lễ truyền thống và hiện tại của tộc người này cũng như đánh giá về các giá trị của nghi lễ trong đời sống tộc người. - Ba là: cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp làm cơ sở cho việc tham khảo hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn văn hóa nhóm Hà Nhì Đen ở Lào Cai trong bối cảnh hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được bố cục thành 05 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cở sở lý thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Nghi lễ trong chu kỳ đời người Chương 3: Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghề nghiệp và cầu an trong gia đình 2
  6. Chương 4: Nghi lễ cộng đồng Chương 5: Kết quả và bàn luận Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về các lĩnh vực trong đời sống của người Hà Nhì ở Việt Nam được công bố và mỗi công trình là một điểm khai phá đối với văn hóa tộc người này. Tuy nhiên, các công trình đó còn ít, chưa thực sự chuyên sâu và thiếu tính hệ thống, đặc biệt số học giả nước ngoài nghiên cứu về người Hà Nhì ở nước ta nói chung và nhóm Hà Nhì Đen ở Bát Xát, Lào Cai hầu như chưa có. Do vậy, luận án này chỉ tập trung đánh giá về các công trình nghiên cứu về người Hà Nhì ở trong nước đó là: Các công trình đề cập sơ lược đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến người Hà Nhì gồm có: Các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán Tạng, nhóm Tạng Miến ở Miền bắc Việt Nam(1970) và Vài nét về sinh hoạt văn hóa và văn hóa vật chất của dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (1973), của tác giả Nông Trung; Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (1978) của Viện Dân tộc học và được tái bản có bổ sung năm 2014; Năm 2004, tác giả Đỗ Thị Hòa công bố cuốn Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến; Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam (2005) của tác giả Trần Bình. Các công trình nghiên cứu sâu hơn về người Hà Nhì Năm bao gồm: Người Hà Nhì (1983) của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Văn hóa và nếp sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô (1985) của Tác giả Nguyễn Văn Huy; Bài viết Lễ hội K'hô.I già I.già (của dân tộc Hà Nhì Đen tỉnh Lào Cai) (1997) của tác giả Xuân Mai; Người Hà Nhì đón mừng năm mới (1999) của Phan Xương Hải và Lý Khai Phà; Một thoáng nét đẹp Hà Nhì (2001) của tác giả Nguyễn Đức Lân; Xa Nhà Ca: Trường ca dân tộc Hà Nhì (2001) do Chu Thùy Liên và Lê Đình Lai sưu tầm và biên dịch; Nhà cửa của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát - Lào Cai (2001) và Kinh nghiệm sử dụng đất trồng của người Hà Nhì Đen (Khảo sát tại thôn Lao Chải, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) (2002) của tác giả Mai Thanh Sơn; Vài nét về thế giới quan dân gian của người Hà Nhì và Lễ cúng bản của người Hà Nhì (2003) của Lý Hành Sơn; Tác giả Chu Thùy Liên với 2 công trình “Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt nam” (2004) và “Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì” (2009); Một số vấn đề về thủ công gia đình của người Hà Nhì (2005) của tác giả Trần Bình; Đời sống song ngữ của người Cống và người Hà Nhì ở Tây Bắc (2005) của Trần Văn Hà; Một số đặc điểm về thiết chế làng bản của người Hà Nhì ở miền núi phía Bắc Việt Nam (2007) của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh; Năm 2007, Ngô Lệ có bài Người Hà Nhì và người Hà Nhì ở Lai Châu; Năm 2008, tác giả Hoàng Sơn công bố tác phẩm Người Hà Nhì ở Huổi Luông (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai châu); Tri thức ứng xử với nguồn nước của người Hà Nhì ở xã Huổi Luông, Phong Thổ, Lai Châu (2008) của Đặng Thị Oanh. Cũng về tri thức địa phương, tác giả Trần Hữu Sơn (2008) có bài Tri thức bản địa của người Hà Nhì với vấn đề bảo vệ rừng. Tác giả Vũ Quốc Khánh và cộng sự (2010) đã công bố tác phẩm Người Hà Nhì ở Việt Nam (The Hà 3
  7. Nhì in Việt Nam); Năm 2010 Tác giả Dương Tuấn Nghĩa có bài Vài nét về cách đặt tên theo phụ tử liên danh với vấn đề nghiên cứu lịch sử người Hà Nhì Đen và cuốn Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải, Lào Cai (2011). Cùng năm 2011 có Đề tài cấp bộ về Một số vấn đề cơ bản về dân tộc dưới tác động của sự phát triển vùng biên giới Việt - Trung (Nghiên cứu người Hà Nhì ở một làng của tỉnh Lào Cai và một làng thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) do Vương Xuân Tình làm chủ nhiệm; Năm 2012, Bùi Quốc Khánh giới thiệu bài viết Sử thi - Há pà P'hùy ca Na ca của người Hà Nhì ở Mường Tè; Năm 2013, nhóm tác giả Chu Chà Mè, Chu Thùy Liên, Lê Đình Lai giới thiệu những câu chuyện kể của người Hà Nhì qua cuốn Truyện cổ Hà Nhì; Năm 2013, Đặng Thị Oanh cùng các cộng sự công bố cuốn Lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên; Năm 2015, tác giả Trịnh Thị Lan có 3 bài: Nghi lễ tang ma của người Hà Nhì; Nghi lễ và kiêng kỵ trong sinh đẻ truyền thống của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và Một số biến đổi trong hôn nhân của người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Có thể nói, những công trình nghiên cứu đã công bố trên đã phác họa được những nét cơ bản về bức tranh đa sắc thái của văn hóa của người Hà Nhì từ trước đến nay. Song những công trình đó mới chỉ giới thiệu sơ lược về một số nghi lễ truyền thống mà chưa đề cập đến những biến đổi của nghi lễ trong điều kiện mới và chưa có sự so sánh với các nhóm Hà Nhì khác cũng như các tộc người cư trú trong cùng địa bàn. Chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về nghi lễ của người Hà Nhì, nhất là nhóm Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Do vậy, đây chính là một trong những nội dung trọng tâm luận án cần tập trung làm sáng rõ. 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản: Luận án tập trung làm rõ một số khái niệm liên quan như: nghi lễ, phong tục, tập quán, kiêng kỵ, nghi lễ trong chu kỳ đời người, nghi lễ gia đình, nghi lễ cộng đồng làm công cụ cho quá trình nghiên cứu. 1.2.2. Cơ sở lý thuyết Quan điểm tiếp cận của luận án dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc và văn hóa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu vận dụng Lý thuyết chức năng (functionalism) và Lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) làm cơ sở để phân tích, đánh giá những vấn đề quan tâm. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu đó là: điền dã dân tộc học (quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm,…) Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. 1.3. Khái quát về địa bàn và đối tượng nghiên cứu 1.3.1. Địa bàn nghiên cứu Bát Xát là một huyện biên giới nằm phía Tây Bắc tỉnh Lào Cai. Phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu), phía Nam là huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai, phía Đông Nam là 4
  8. thành phố Lào Cai. Đây là địa bàn có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh. Diện tích tự nhiên 1.061,89 km², trên 70% là đồi núi, gồm 14 dân tộc cùng chung sống.Toàn huyện có tổng số 14051 hộ với 71.947 khẩu, trong đó dân số của các dân tộc thiểu số chiếm 82%. Huyện có 22 xã và 01 thị trấn, trong đó 10 xã và 31 bản giáp biên với 2 huyện Hà Khẩu và Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc 1.3.2. Người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 1.3.2.1. Khái quát về người Hà Nhì ở Việt Nam Trước năm 1945, người Hà Nhì được gọi là U Ní, Xá U Ní. Từ sau năm 1945, tên Hà Nhì được thống nhất dùng làm tên gọi chính thức của dân tộc. Người Hà Nhì có 2 nhóm là Hà Nhì Đen và Hà Nhì Hoa (gồm có nhóm Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì La Mí). Từ nhiều nguồn tư liệu cho thấy, người Hà Nhì ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc và có mặt ở Việt Nam khá sớm, khoảng 300 năm cách ngày nay. Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hà Nhì ở Việt Nam có 21.725 người, có mặt tại 31 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung tại các tỉnh: Lai Châu 13.752 người, Lào Cai 4.026 người, Điện Biên 3.786 người. 1.3.2.2. Người Hà Nhì ở Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Lào Cai là địa bàn cư trú chủ yếu của người Hà Nhì Đen, tập trung tại các xã của huyện Bát Xát như: Y Tý, Nậm Pung, Trịnh Tường, A Lù, A Mú Sung, Ngải Thầu. Dân số người Hà Nhì ở huyện Bát Xát là 3.996 người, chiếm 99,2% trong tổng số 4.026 người Hà Nhì trong tỉnh. Bộ phận người Hà Nhì ở Lào Cai đến Việt Nam muộn hơn so với bộ phận ở Lai Châu, cách đây khoảng 150 năm, xuất phát từ Vân Nam (Trung Quốc). 1.3.2.3. Đặc điểm kinh tế Về trồng trọt, người Hà Nhì có hai hình thức là: Phát nương làm rẫy và trồng cấy trên ruộng bậc thang. Về Chăn nuôi, chủ yếu là trâu và ngựa, lợn, chó, gà, vịt,…Các nghề thủ công truyền thống như nghề rèn, chạm khắc bạc, đan lát, trồng bông dệt vải tuy có nhưng không phát triển. Việc trao đổi thương mại chủ yếu diễn ra tại các chợ phiên ở trung tâm các xã, huyện, chưa xuất hiện hình thức mua đi bán lại sinh lời như những dân tộc khác. 1.3.2.4. Đặc điểm xã hội Người Hà Nhì gọi bản của mình là “phu” hay“pu”. Mỗi “phu” thường có từ 40 đến 50 hộ cùng sinh sống, mỗi bản có một Tạo bản, vài ba bản lại chịu sự quản lý của Thống quán. Về sau này xuất hiện thêm vai trò của những trưởng thôn là người đại diện cho bản, do người dân bầu lên hoặc do chính quyền xã chỉ định. Người Hà Nhì có nhiều dòng họ khác nhau, phổ biến là họ: Sần, Lý, Chang, Sờ, Chu, Có (Cáo), Phu, Phà, Phàn, Sào,…mỗi họ lại được chia thành nhiều chi. Người Hà Nhì không có nhà thờ chung cho dòng họ và cũng không có trưởng họ. Mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ được tính theo huyết thống dựa vào cách đặt tên theo quy tắc “phụ tử liên danh”. Mối quan hệ của những gia đình có chung dòng họ trong cùng một bản rất khăng khít, gần gũi. Gia đình của người Hà Nhì có tính chất phụ quyền khá đậm nét, người đàn ông làm chủ gia đình và có quyền quyết định mọi công việc trong nhà. Kiểu gia đình 5
  9. truyền thống của người Hà Nhì là gia đình lớn có 3 - 4 thế hệ cùng cư trú trong một nhà. Bên cạnh đó còn có kiểu gia đình hạt nhân gồm 2 thế hệ là bố mẹ và các con chưa lập gia đình. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, khi con cái lớn khôn dựng vợ, gả chồng cho ra ở riêng hoặc đợi một vài năm có con thì cho tách hộ. 1.3.2.5. Đặc điểm văn hóa - Văn hóa vật chất:Bữa ăn chính của người Hà Nhì rất đơn giản, chỉ có cơm cùng vài món canh rau và những thức ăn do săn bắn, hái lượm và chăn nuôi trong gia đình. Lương thực chính trước kia là gạo nếp, nay là gạo tẻ. Đồ uống của người Hà Nhì gồm nước chè, rượu. Trước đây cả đàn ông và đàn bà Hà Nhì đều hút thuốc lào, thuốc phiện. Trang phục của người Hà Nhì rất đơn giản, áo cánh của nam giới được làm bằng vải tự dệt và nhuộm màu chàm hoặc đen, quần chân què, cạp to, gấu có viền. Phụ nữ Hà Nhì Đen chủ yếu mặc áo và đội khăn màu chàm, không trang trí, thêu thùa, áo ngắn đến đầu gối, gấu to và hơi nhô ra ở phần giữa, chỉ những phụ nữ có chồng mới đội khăn. Người Hà Nhì ở trong các ngôi nhà đất được trình tường chắc chắn dày từ 30 - 40cm phù hợp với khí hậu lạnh vùng núi cao, hai gian đầu hồi được ngăn thành hai buồng giành cho vợ chồng chủ gia đình và con cái hoặc vợ chồng con trai. Bếp lửa được đặt phía trên sàn. - Văn hóa tinh thần: Với tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, người Hà Nhì tin mọi vật đều có linh hồn (xu la) và luôn có thần linh đại diện ngự trị. Vào những ngày nhất định trong năm đồng bào thường tổ chức các nghi lễ cúng truyền thống để cầu mong thần linh che chở, phù hộ cho con người được bình yên, mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Người Hà Nhì không có chữ viết riêng nhưng có một nền văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại như: Truyện cổ, dân ca, sử ca,… Người Hà Nhì có các điệu múa đặc trưng như múa chùm chăn, múa gậy,… Nhạc cụ cũng đơn giản gồm: Đàn môi, gậy, sáo trúc, trống, chiêng, thanh la. Tri thức trong việc sử dụng nguồn tài nguyên rừng và nước rất phong phú, đa dạng. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Luận án Nghi lễ của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay được thực hiện trong điều kiện các nghiên cứu về tộc người này chưa nhiều, hầu hết chỉ là những nghiên cứu nhỏ lẻ, thiếu hệ thống, đặc biệt chưa có các công trình chuyên sâu về nghi lễ. Những nghiên cứu đã công bố thường khái quát về lịch sử tộc người, điều kiện kinh tế - xã hội và miêu tả về các hiện tương văn hóa của người Hà Nhì một cách tổng quát mà chưa xem nghi lễ như là một đối tượng nghiên cứu chính. Quá trình thực hiện luận án này chúng tôi đã tham khảo các nguồn tư liệu quý trên và cố gắng bổ sung bằng nguồn tư liệu điền dã để có thể đem đến một cái nhìn toàn diện và có hệ thống hơn về nghi lễ của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trước khi đi sâu phân tích, đánh giá nội dung chính, chúng tôi đã đưa ra những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài như: nghi lễ, nghi lễ trong chu kỳ đời người, nghi lễ gia đình, nghi lễ cộng đồng,… Cơ sở phương pháp luận của luận án dựa trên quan điểm Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, nghi 6
  10. lễ; xem xét vấn đề nghi lễ trong trạng thái vận động và có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong đời sống tộc người Hà Nhì. Luận án đã áp dụng các lý thuyết như: chức năng luận, nhất là các chức năng của nghi lễ và lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa… để soi sáng cho việc phân tích tư liệu. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo để thu thập tư liệu là điền dã dân tộc học gồm: quan sát tham dự, phóng vấn sâu, phỏng vấn nhóm,… kết hợp với ghi âm, chụp ảnh,… Để xử lý tư liệu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và so sánh các nguồn tư liệu theo các nội dung của luận án. Luận án nghiên cứu về nghi lễ của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Để có cái nhìn toàn diện về địa bàn và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã giới thiệu khái quát về lịch sử tộc người và sự phân bố dân cư, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống cũng như những thay đổi hiện nay của tộc người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trong đó, các đặc điểm chủ yếu là tộc người này cư trú ở những địa bàn khó khăn về cơ sở hạ tầng, nền kinh tế cơ bản là nông nghiệp, hoạt động thương mại chưa phát triển; tính cố kết dòng họ và cộng đồng trong bản rất chặt chẽ, thiết chế xã hội truyền thống và những người có uy tín vẫn giữ một vai trò quan trọng, có sự ảnh hưởng đến đời sống người dân; tộc người này cũng có một nền văn hóa dân gian khá phong phú và đa dạng, gồm có truyện kể, dân ca, sử thi, múa hát,… phản ánh đời sống văn hóa của người Hà Nhì trong truyền thống và hiện nay. Chương 2 NGHI LỄ TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI 2.1. Nghi lễ trong sinh đẻ và chăm sóc trẻ nhỏ 2.1.1. Quan niệm về sinh đẻ và con cái Sinh đẻ (à nhi trùy) là một trong những thiên chức của người phụ nữ, mỗi cặp vợ chồng sau khi kết hôn đều mong muốn có con cái. Người Hà Nhì luôn quan niệm, nhiều con thì nhiều phúc, nếu một cặp vợ chồng không có con thì bị cho là kiếp trước ăn ở không tốt nên kiếp này phải chịu sự trừng phạt của thần linh, tổ tiên. Vì vậy, nếu kết hôn một thời gian tương đối dài mà không có con thì các cặp vợ chồng này thường sắm lễ đến xin phúc của mọi người trong thôn bản, hoặc làm lễ dựng cầu để thần linh, tổ tiên mang đứa trẻ về cho gia đình. Nếu sau khi đã làm cả hai lễ thức trên mà vẫn không có con thì đôi vợ chồng sẽ xin nhận con nuôi. 2.1.2. Những nghi lễ, kiêng kỵ trước và trong thời kỳ mang thai 2.1.2.1. Nghi lễ xin thụ thai Người Hà Nhì thường tiến hành nghi lễ xin thụ thai cho những cặp vợ chồng kết hôn đã 2 - 3 năm mà vẫn chưa có con. Với nhóm Hà Nhì Đen ở Bát Xát có hai cách để xin thụ thai: Thứ nhất, là xin phúc của những người trong thôn bản. Thứ hai, là phải gặp thầy để làm lễ dựng cầu, vì họ quan niệm con cái đến với mình là đi từ trên trời xuống trần gian, nếu gặp vực thẳm sẽ không qua được. Do đó, muốn có con phải làm cầu để cho chúng đi xuống với mình. Người Hà Nhì chỉ nhận con nuôi (Ạ nhi sa) trong trường hợp gia đình đã làm đủ mọi cách nhưng vẫn không có con hoặc đã sinh nhiều lần nhưng không nuôi được. 7
  11. 2.1.2.2. Những kiêng kỵ và nghi lễ khi mang thai Trước kia, khi mang thai phụ nữ Hà Nhì phải kiêng kỵ nhiều thứ, mỗi nhóm người lại có các kiêng riêng. Với người Hà Nhì Đen ở Bát Xát, phụ nữ khi mang thai thường không được uống bất cứ loại thuốc gì; không bước qua hố, rãnh; không được trèo lên cây có quả, không được bước qua dây thừng trâu; không được mang gừng bên mình; không được bắt, đánh rắn; không được bắt và ăn cua. Đối với người chồng, khi vợ mang thai không được có những hành động mang tính chèn ép hay đè nén, như: chôn cột, làm cối giã gạo, khiêng quan tài trên vai,… Ngày nay, những nghi lễ và kiêng kỵ trong sinh đẻ và chăm sóc trẻ nhỏ đã ít nhiều thay đổi, như: thai phụ không phải kiêng ăn nhiều thứ như trước kia mà được ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng về cơ bản họ vẫn còn phải kiêng kỵ những thức ăn và hoạt động mà theo quan niệm của tộc người này có ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ. 2.1.3. Nghi lễ và kiêng kỵ khi sinh đẻ Phụ nữ Hà Nhì đẻ đứng hoặc đẻ ngồi ngay trong buồng ngủ của hai vợ chồng, không có bà đỡ riêng, khi đẻ sản phụ được những người có tuổi nhiều kinh nghiệm giúp đỡ. Khi vợ bắt đầu trở dạ, người chồng thường phải tránh mặt đi ra ngoài hoặc sang nhà khác. Nếu người vợ trở dạ ngay trên nương hoặc những nơi không có ai giúp đỡ thì người chồng sẽ là “bà đỡ” tại chỗ và cắt rốn cho đứa trẻ bằng que vầu, sau đó đưa về nhà. Trường hợp chửa hoang bị dân bản phạt rất nặng, đến ngày sinh, không được đẻ trong bản mà phải đẻ ngoài rừng. Đứa trẻ lớn lên sẽ không được tham gia các sinh hoạt thờ cúng chung của cộng đồng. Trong trường hợp khó sinh thì người Hà Nhì có nhiều cách để “chữa”. Tuy nhiên ở mỗi vùng lại có những cách khác nhau. Với mỗi hình thức, gia đình đều có một đoạn cúng đơn giản là xin thần linh, xin bà mụ đã cho gia đình đứa trẻ thì cũng xin cho sản phụ sinh nó ra được mạnh khỏe, lành lặn. 2.1.4. Nghi lễ và kiêng kỵ sau khi sinh Sau khi trong nhà có người đẻ, người Hà Nhì Đen ở Bát Xát có tục làm dấu trước nhà để báo cho mọi người biết gia đình có tin mừng, đó cũng là dấu hiệu không cho người lạ vào nhà trong vòng 12 ngày. Nhau thai được xem như một phần của cơ thể đứa trẻ, có liên quan đến sức khỏe của bé nên được chôn rất cẩn thận. Sản phụ sau khi sinh sẽ được ăn một quả trứng gà sau đó mới ăn những thứ khác. Trong thời gian ở cữ, người Hà Nhì tuyệt đối cấm chuyện sinh hoạt vợ chồng vì tin rằng nếu vi phạm thì người mẹ sẽ chết sớm. Trong trường hợp sinh đôi cùng con trai hoặc cùng con gái thì gia đình sẽ nuôi bình thường, nhưng nếu sinh đôi một trai, một gái thì phải cho họ hàng nuôi một đứa. Khi trong bản có người sinh con thì ngày hôm đó cả bản kiêng làm những công việc lớn. Nếu sinh đôi thì gia đình phải kiêng 9 năm sau mới được tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. 2.1.4.1. Nghi lễ đặt tên (Gu hè đu) Tùy từng vùng mà người Hà Nhì có thể đặt tên cho đứa bé sớm hay muộn. Tên của đứa bé không được trùng với tên của những đứa trẻ đã chết trong gia 8
  12. đình. Người Hà Nhì Đen đặt tên con theo nguyên tắc phụ tử liên danh, nghĩa là tên đầy đủ của đứa bé sẽ là: họ + tên bố + tên riêng của con. 2.1.4.2. Lễ cúng gọi hồn cho trẻ nhỏ (xu la khu) Người Hà Nhì quan niệm, hồn của trẻ mới sinh còn rất yếu, ham chơi nên rất dễ bị lạc, không biết đường về nhà, nếu cho rằng hồn đứa trẻ bị lạc thì gia đình phải làm lễ gọi hồn về. Ngoài ra còn làm lễ cúng ma để đừng làm cho trẻ con ốm đau, quấy, khóc. 2.1.4.3. Lễ đầy năm Khi đứa trẻ được một năm tuổi, gia đình mổ gà, lợn mời dân bản đến dự. Mọi người tặng bé rất nhiều quà. Lễ đầy năm của đứa trẻ là dịp để mọi người trong bản tập trung tại nhà em bé ôn chuyện làm ăn, thăm hỏi lẫn nhau. 2.2. Nghi lễ trong hôn nhân 2.2.1. Một số quan niệm và nguyên tắc trong hôn nhân Hình thức hôn nhân chủ yếu của người Hà Nhì là hôn nhân một vợ một chồng, trai gái được tự do yêu đương, tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Tuy nhiên, không được lấy những người cùng họ và những dòng họ khác đã kết nghĩa anh em, cấm lấy đổi cũng như hai anh em trai lấy hai chị em gái. Trước kia, người Hà Nhì thường kết hôn sớm, nữ từ 13 - 15 tuổi, nam từ 15 - 17 tuổi. Ngày nay tuổi kết hôn đã cao hơn. Gia đình của người Hà Nhì được xây dựng trên cơ sở tự nguyện nên hiện tượng ly hôn không xảy ra. Người Hà Nhì Đen Bát Xát, Lào Cai không có tục ở rể, trong khi ở Mường Tè tục ở rể trước khi cưới tương đối phổ biến. Ngày nay, các gia đình không muốn con mình phải ở rể nên thường đưa cho nhà gái một khoản tiền để xin được tổ chức đám cưới luôn. 2.2.2. Nghi lễ trong hôn nhân 2.2.2.1. Hôn nhân theo nghi lễ truyền thống Theo truyền thống, hôn nhân phải do bố mẹ hai bên đồng ý và tổ chức qua các nghi lễ dạm hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt. Mỗi nghi lễ có rất nhiều thủ tục khác nhau. Lễ cưới của người Hà Nhì thường được tổ chức làm hai lần: Lễ cưới lần thứ nhất (Su mi y) được diễn ra khi hai bên gia đình đồng ý chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành hôn lễ cho đôi trẻ. Lễ cưới lần thứ hai (jù đo y) là để thông báo đôi vợ chồng vẫn sống hạnh phúc và báo hiếu bố mẹ nhà gái đã có công sinh thành, nuôi nấng cô dâu. Do chi phí lớn nên người Hà Nhì chỉ tổ chức đám cưới lần hai khi kinh tế gia đình đã ổn định. 2.2.2.2. Hôn nhân không qua dạm hỏi Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát còn có hình thức cưới không qua lễ dạm hỏi, do không đủ khả năng tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống, hoặc hai người đã góa vợ, góa chồng,... Trường hợp đó, người con trai xin ý kiến bố mẹ mình và định ngày đưa cô gái về nhà, còn người con gái có thể không cần phải thông báo cho bố mẹ của mình biết. Chàng trai cùng một vài người bạn hẹn cô gái đến một địa điểm nào đó rồi đón cô gái về nhà mình, ngày hôm sau nhà trai đem lễ vật sang thông báo cho nhà gái biết là con gái họ đã về làm dâu và được nhập ma nhà trai rồi. Những đám cưới như thế này không cần tổ chức cưới lần thứ hai, hình thức rất đơn giản và ít tốn kém hơn. 9
  13. 2.3. Nghi lễ trong tang ma 2.3.1.Quan niệm về linh hồn, sự sống và cái chết. Đến nay người Hà Nhì vẫn chịu ảnh hưởng sâu đậm của tín ngưỡng vạn vật hữu linh, cho rằng con người và mọi vật xung quanh đều có linh hồn (xu la). Sức khỏe của con người luôn phụ thuộc vào trạng thái của linh hồn, khi linh hồn khỏe thì con người mạnh khỏe, khi con người ốm đau có nghĩa là linh hồn bị yếu. Vì thế, ngày nay người Hà Nhì vẫn duy trì tập quán làm lễ gọi hồn cho những người ốm yếu và cúng những ma để chuộc linh hồn của người ốm về và cầu xin sức khỏe bình phục trở lại. Người Hà Nhì quan niệm, khi người chết đi thì linh hồn bị phân tán: một linh hồn ở lại bàn thờ tổ tiên, một linh hồn trú ngụ ngoài huyệt mộ, một số khác lại trở về trời để sau này được đầu thai làm người khác 2.3.2. Nghi lễ trong đám tang (chu sư bò già) Nghi lễ trong đám tang của người Hà Nhì bao gồm nhiều thủ tục khác nhau. Khi trong nhà có người chết, gia đình phải thông báo cho cộng đồng biết, nhờ mọi người giúp đỡ và làm công tác chuận bị về mọi mặt. Sau đó phải chọn nơi chôn cất (pì đù mơ ti ga) hợp với ý nguyện của người chết, chọn ngày phù hợp để đưa tang. Ngày đưa tang phải tiến hành nhiều nghi lễ quan trọng như: cúng bữa cơm vĩnh biệt người chết, đổi chiều quan tài khi đưa ra huyệt mộ,…Trong 3 năm đầu gia đình đi tảo mộ một lần, còn những năm sau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà. 2.3.3. Nghi lễ tang ma trong trường hợp đặc biệt Đối với những người chết xấu ở “ngoài nhà”, nghi thức tổ chức tang lễ diễn ra đơn giản, nhanh gọn ở bên ngoài bản để hồn người chết không vào làm hại con người. Đối với những trẻ nhỏ chết trong bụng mẹ hay chết trước 12 tuổi thì không tổ chức đám tang như người lớn mà nghi thức chỉ diễn ra trong một ngày kể từ khi mất. Sau 4 - 5 tháng, gia đình chọn ngày tốt mời thầy về cúng làm lễ cầu siêu cho những đứa trẻ đó được siêu thoát sớm đầu thai vào kiếp khác. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Qua việc tìm hiểu các nghi lễ trong sinh đẻ và chăm sóc trẻ nhỏ, hôn nhân và tang ma của người Hà Nhì giúp chúng ta thấy được phần nào hệ thống các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hà Nhì và một số biến đổi của nó trong xã hội ngày nay. Trong đó, sinh đẻ là sự khởi đầu cho một chu kỳ đời người, vì vậy luôn gắn liền với những kiêng kỵ, nghi lễ thể hiện mong muốn và cầu xin sự bình an cho người mẹ và đứa trẻ. Ngày nay, những kiêng kỵ không có cơ sở, không phù hợp đang có xu hướng dần dần bị loại bỏ, nhiều sản phụ đã đến các trạm y tế để được thăm khám, kiểm tra thai kỳ và sinh đẻ. Tuy nhiên, về cơ bản những nghi lễ và kiêng kỵ liên quan đến người mẹ và đứa trẻ trong suốt quá trình thụ thai cho đến chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ vẫn được người Hà Nhì duy trì. Về hôn nhân, thực tế cho thấy, người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của các nghi lễ truyền thống dân tộc như: không lấy người cùng họ, hôn nhân là tự nguyện của đôi trai gái. Tuổi kết hôn đã cao hơn, phù hợp với quy định của nhà nước, không thấy hiện tượng ngoại tình 10
  14. và ly hôn. Một số thủ tục mang nặng tính lễ nghi đã được giản lược cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, tính chất mua bán trong hôn nhân thể hiện qua việc thách cưới không còn nặng nề như trước nữa. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình cư trú xen kẽ giữa các dân tộc là điều kiện thuận lợi cho hôn nhân hỗn hợp giữa các dân tộc bắt đầu diễn ra. Bên cạnh đó, do điều kiện sinh sống ở vùng biên giới nên cũng đã bắt đầu xuất hiện tượng kết hôn xuyên biên giới, tuy nhiên hầu hết đều không tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành ở hai quốc gia Tang ma là thành tố ít biến đổi nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Hà Nhì, bởi người sống có tâm lý mong muốn những điều tốt đẹp cho người đã chết để họ có được sự khởi đầu mới thuận lợi ở thế giới bên kia. Nghi lễ tang ma của người Hà Nhì đã và đang có những biến đổi theo hướng tích cực, hài hòa hơn với điều kiện kinh tế, xã hội mới mà vẫn giữ được giá trị văn hóa truyền thống tộc người. Theo nếp sống mới, đám tang của đồng bào đã có sự thay đổi theo hướng đơn giản và ít tốn kém hơn. Theo quy định, gia đình không được quàn xác người chết trong nhà quá 48 tiếng, nên nhiều lễ nghi được cắt giảm, tục lệ ăn uống linh đình tốn kém cũng giảm thiểu đi rất nhiều nhưng về cơ bản vẫn giữ lại các tập quán và lễ thức phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa truyền thống của tộc người Hà Nhì. Chương 3 NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN, NGHỀ NGHIỆP VÀ CẦU AN TRONG GIA ĐÌNH 3.1. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên 3.1.1. Quan niệm và cách thức thờ cúng tổ tiên Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát không có quan niệm cụ thể về việc thờ cúng tổ tiên là bao nhiêu đời mà chỉ có một ý niệm tôn thờ là bố mẹ, ông bà và những thế hệ bậc trên trong gia đình đã chết. Có sự khác biệt giữa hai nhóm là: người Hà Nhì Đen chỉ thờ tổ tiên bên nhà chồng (bên nội), trong khi nhóm Hà Nhì Hoa lại thờ cúng cả bố mẹ vợ. Tảo mộ là một hình thức cúng giỗ của người Hà Nhì, được gia chủ chuẩn bị rất chu đáo. Bàn thờ tổ tiên của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát (A bô hơ đà) được đặt gần bếp lửa - khu vực linh thiêng nhất trong ngôi nhà, các món ăn để dâng cúng tổ tiên đều do người vợ của chủ nhà trực tiếp làm. Nghi lễ cúng tổ tiên ở nhóm Hà Nhì Đen ở Bát Xát do người đàn ông chủ gia đình thực hiện. Nghi lễ cúng tổ tiên được người Hà Nhì thực hiện trong phạm vi một gia đình nên không cho người lạ vào nhà, không cúng tổ tiên theo ngày giỗ mà thường vào các dịp năm mới, lễ hội cộng đồng, các ngày lễ tết, cưới xin, ma chay, mừng cơm mới, hay khi có thành viên trong gia đình bị ốm đau. 3.1.2. Các nghi lễ thờ cúng tổ tiên 3.1.2.1. Nghi lễ cúng tổ tiên đầu năm mới Tết năm mới “hồ sự lạ ma” được người Hà Nhì chuẩn bị rất chu đáo, trong đó nghi lễ lấy nước thiêng trong đêm 30 tết là mở đầu cho các nghi lễ truyền thống và là lễ thức quan trọng đối với mỗi gia đình, vì họ quan niệm đây là những giọt nước do thần linh ban tặng. Số nước lấy về được dùng để nấu những món ăn đầu tiên dâng lên bàn thờ tổ tiên trong năm mới. Lễ vật dâng cúng tổ tiên thường có: bánh 11
  15. dày, thịt gà, nước gừng, rượu và những sản vật thu được trong năm qua như đậu tương, bí đỏ, ngô, dưa,…Khi hành lễ tất cả các thành viên đều mặc quần áo truyền thống, đi chân đất. Sau khi nghi lễ cúng kết thúc chủ nhà lấy một ít bánh dày, một ít thịt, một ít nước gừng và rượu chia cho thần bếp “phu chu ma” rồi mọi người trong gia đình cùng ăn. 3.1.2.2. Cúng tổ tiên trong những lễ chung của cộng đồng Ngoài nghi lễ cúng đầu năm mới, người Hà Nhì còn thờ cúng tổ tiên trong những dịp thôn bản tổ chức các nghi lễ chung của cộng đồng như dịp tổ chức các lễ hội “Khô già già” vào tháng 6; lễ cúng thần rừng “Mu thu gio” vào dịp tháng 3. 3.1.2.3. Nghi lễ đuổi ma (Khồ le le) Nghi lễ đuổi ma diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Vào ngày thìn đẩu tiên của tháng các gia đình trong bản thường sắm lễ cúng ông bà tổ tiên, tiến hành nghi lễ đuổi tà ma ra khỏi nhà để cầu mong gia đình và toàn dân bản được bình an. Các gia đình không chỉ đuổi ma ra khỏi nhà mình mà còn phải đuổi ma từ nhà mình ra khỏi ranh giới của thôn bản. 3.1.2.4. Lễ mừng sau khi thu hoạch xong (ga tho tho) Đây là nghi lễ cảm ơn ông bà tổ tiên đã phù hộ cho gia đình một năm mùa màng bội thu, nghi lễ thường được tổ chức vào tháng 11 âm lịch sau khi đã thu hoạch xong mùa vụ. Ba ngày sau lễ, mọi người không đi làm chỉ ở nhà chơi, phụ nữ tập trung thêu vá và truyền đạt lại cho nhau những kinh nghiệm sản xuất để năm sau thu hoạch tốt hơn. 3.1.2.5. Cúng xin tuổi thọ Người Hà Nhì thường tổ chức lễ xin tuổi thọ khi trong nhà có người hay ốm đau bệnh tật hoặc người già ốm lâu không khỏi. Lễ xin tuổi thọ được tổ chức vào ngày sinh của chính người đó với mong ước người ốm sẽ mau khỏe lại, người già sẽ được sống lâu trăm tuổi. 3.2. Nghi lễ nghề nghiệp Các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Hà Nhì. Ngoài việc thờ cúng chung các vị thần của bản để cầu mong sự che chở, bảo vệ cho mùa màng bội thu, vật nuôi phát triển thì mỗi gia đình còn thực hiện nhiều nghi lễ liên quan đến hoạt động sản xuất. 3.2.1. Nghi lễ đi tìm đất làm ruộng, nương Để có đất tốt làm ruộng, nương, người Hà Nhì thường chọn một ngày đẹp, sắm lễ dâng lên tổ tiên, thần linh cầu mong phù hộ tìm được mảnh ruộng, nương như mong muốn. Khi tìm được đất tốt, không sạt lở và màu mỡ, gia đình tổ chức một lễ nhỏ đặt ngay tại mảnh đất đó, cúng xin thần đất nơi ấy trông coi, bảo vệ cho cây lúa được tốt tươi. 3.2.2. Lễ gieo lúa tượng trưng Gieo lúa tượng trưng là nghi lễ phổ biến ở cả hai nhóm Hà Nhì Đen và Hà Nhì Hoa, được tiến hành sau khi đất đai đã chuẩn bị xong. Chủ nhà cầm cây trạc chạy từ đầu đến cuối mảnh nương hoặc ruộng, vừa chạy vừa gieo thóc giống tượng trưng và cầu xin cho cây lúa mọc nhiều, nhanh phát triển, mùa màng bội thu. Sau khi tiến hành gieo lúa tượng trưng người dân có thể chờ đến lúc thời tiết thuận tiện, 12
  16. có mưa mới gieo lúa chính thức. Sau khi kết thúc công việc cày cấy, họ thường treo một hoặc hai bó mạ ngay trước cửa nhà. Đấy chính là dấu hiệu báo cho người khác biết gia đình đã hoàn thành công việc gieo trồng. 3.2.3. Lễ cúng cầu mùa “Khô già già” Đây là một trong những nghi lễ đặc sắc và lớn nhất trong năm của người Hà Nhì. Lễ cúng diễn ra vào tháng 6 âm lịch hàng năm với quy mô toàn bản, tất cả các gia đình nếu không có những kiêng kỵ làm ảnh hưởng đến lễ cúng, đến cuộc sống của người dân đều được thực hiện nghi lễ này. 3.2.4. Lễ cúng cơm mới (hồ sụ già) Người Hà Nhì Đen thường tổ chức cúng cơm mới vào tháng 8 - 9 âm lịch hàng năm, đó là khi lúa bắt đầu chín vàng, gia đình cử người phụ nữ lớn tuổi hoặc là con dâu cả đi cắt những bông lúa đầu tiên để làm lễ dâng cúng tổ tiên, sau đó mới được chính thức thu hoạch lúa. Các lễ thức khác như gặt và đập lúa cũng được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. 3.2.5. Lễ cúng hồn lúa (se la khô) Người Hà Nhì Đen thực hiện nghi lễ cúng rước hồn lúa sau khi đã thu hoạch xong với lễ vật rất đơn giản, chỉ có xôi và trứng. Nghi lễ này được thực hiện ngay tại kho chứa thóc. Khi cúng chủ nhà xin hồn lúa phù hộ cho gia đình mùa màng luôn được bội thu. 3.2.6. Một số nghi lễ khác hiện không còn được thực hiện Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi được biết người Hà Nhì còn có một nghi lễ liên quan đến nghề nghiệp nhưng hiện nay đã mai một không còn được duy trì, chỉ còn đọng lại trong trí nhớ của người dân như: nghi lễ cúng thần sâu, cúng trời nắng hạn, cúng hồn con vât, cúng thần thợ rèn,… 3.3. Nghi lễ cầu an trong gia đình 3.3.1. Tết mùng năm tháng 5 âm lịch (diệt sâu bọ) Nghi lễ này được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, mang ý nghĩa cầu sự bình an, nhất là sức khỏe cho mọi người còn sống trong gia đình. 3.3.2. Nghi lễ dựng nhà mới (gio sự pha tho) Người Hà Nhì có rất nhiều nghi lễ trong việc dựng nhà mới như: nghi lễ chọn đất làm nhà, lợp mái, về nhà mới. Trong những nghi lễ đó, mỗi nhóm người lại có một cách thể hiện riêng như: Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát thường chọn ngày thìn, ngày mùi để về nhà mới, người Hà Nhì Hoa lại chọn các ngày rồng, trâu, ngựa.v.v. 3.3.3. Nghi lễ gọi hồn (Xu la khu) Người Hà Nhì có hai hình thức gọi hồn chủ yếu là gọi hồn tập thể - tức là gọi hồn cho tất cả các thành viên trong gia đình cùng một lúc hoặc gọi hồn riêng cho từng cá nhân khi cần thiết. Trong lễ cúng cầu mùa Khô già già hàng năm, những gia đình nào có người ốm đau lâu ngày chưa khỏi sẽ sắm một lễ nhỏ gồm xôi và trứng cầm theo khăn mũ của người ốm đưa đến cây đu “a quý” để làm lễ xin gọi hồn người ốm trở về. Họ tin rằng, nếu làm như vậy thì hồn sẽ trở về và người ốm được khỏe lại. 13
  17. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghề nghiệp và cầu an trong gia đình là một phần trong hệ thống lễ thức truyền thống của người Hà Nhì, nó phản ánh những sắc thái khác nhau của văn hóa tộc người. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên nhằm cầu mong sự che chở, và là sự tri ân của con cháu đối với những người có công sinh thành, dưỡng dục. Trong nhận thức, người Hà Nhì luôn quan niệm tổ tiên là sự hiện diện của những gì linh thiêng và thuần khiết, họ luôn tỏ rõ sự kính trọng và tôn thờ chu đáo theo truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay nghi lễ này cũng có một số thay đổi, pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, như: người chồng có thể giúp vợ vào quá trình chuẩn bị đồ lễ; lễ vật ngoài những sản vật truyền thống do gia đình thu hoạch được trong năm đã xuất hiện một số đồ lễ mới như bánh kẹo, thuốc lá,... Đây là kết quả của sự giao thoa, tiếp biến văn hóa theo quy luật tự nhiên. Mặc dù có sự thay đổi ít nhiều về nội dung và hình thức nhưng trong tâm thức kính lễ của người Hà Nhì với tổ tiên, ông bà không thay đổi. Lòng hiếu kính đó được thể hiện qua sự mộc mạc, chân thành trong cử chỉ, thái độ và lời nói khi hành lễ với tổ tiên. Cho đến nay, hầu hết các nghi lễ thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì trong đời sống tâm linh của người Hà Nhì. Những nghi lễ liên quan đến nông nghiệp thường do các gia đình thực hiện, liên quan tới từng khâu trong quá trình sản xuất khép kín. Các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp còn là sự biểu hiện thái độ ứng xử của con người trước cái thiêng của tự nhiên với lòng tôn kính, biết ơn khi cầu mong sự ưu đãi của thiên nhiên để cho mưa thuận, gió hòa mang lại mùa vụ bội thu. Trong lễ cúng “Khô già già” và các nghi lễ khác, người dân đã nhân cách hóa cái thiêng đó thành những vị thần có sức mạnh vô hình có thể mang lại cuốc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Những khát vọng đó được sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt càng làm tăng thêm tính thiêng trong các nghi lễ cúng nông nghiệp hàng năm của người Hà Nhì. Cùng với các nghi lễ cầu an, những nghi lễ này nhằm cầu mong sự an lành, lấy lại sự thăng bằng về tâm lý của cá nhân, gia đình trong cuộc sống hàng ngày. Qua nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghề nghiệp và cầu an trong gia đình giúp chúng ta có thể hiểu thêm tâm tư, tình cảm của con người với nhau giữa con người với thế giới xung quanh. Đồng thời nhìn nhận rõ hơn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Hà Nhì được lưu giữ và trao truyền qua các thế hệ. Từ đó xây dựng các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, còn phù hợp của tộc người này trong bối cảnh hiện nay. Chương 4 NGHI LỄ CỘNG ĐỒNG Người Hà Nhì luôn luôn tin vào tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, nên trong đời sống của họ có nhiều nghi lễ cúng chung cộng đồng, tùy từng đối tượng mà tổ chức quy mô và địa điểm khác nhau. Mỗi bản hàng năm đều tổ chức các nghi lễ cộng đồng với nhiều lễ nghi phức tạp, như: lễ cúng cấm bản “gà tu tu”, lễ cúng nguồn nước thiêng “Lù khù sụ”, lễ cúng rừng cấm “Gạ ma gio” và “Mu thu gio”, lễ cầu mùa “Khô già già”, lễ cúng thần “thủ ty”,…Đây là những nghi lễ truyền thống có từ lâu đời, đến nay hầu hết vẫn được duy trì thực hiện ở các bản người Hà Nhì với 14
  18. mục đích cầu mong các vị thần linh che chở, bảo vệ cho con người có cuộc sống khỏe mạnh, bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 4.1. Công tác chuẩn bị Đây là những nghi lễ chung của bản nên để chuẩn bị kinh phí mua sắm lễ vật các gia đình thường bàn bạc, thống nhất mức độ đóng góp ngay từ trong năm cũ. Để thực hành những nghi lễ quan trọng trong năm, ngay từ năm trước các hộ trong bản đã tiến hành làm công tác chuẩn bị trên các mặt như: bốc thăm để chọn ra hai thầy cúng “gạ ma guy”. Hai thầy cúng “Gạ ma guy” là người đại diện cho dân bản truyền đạt lời thỉnh cầu các thần linh phù hộ và bảo vệ cho bản làng một năm được bình yên, mạnh khỏe, phát triển cho những nghi lễ chung trong năm tới. Để giúp hai ông “gạ ma guy” thực hiện các nghi lễ cúng tế cần có hai người gọi là “khừ nhù” chịu trách nhiệm chuẩn bị các lễ vật. 4.2. Các nghi lễ cộng đồng 4.2.1. Nghi lễ cúng cấm bản “Gà tu tu” Đây là nghi lễ cúng thần linh đầu tiên của năm mới và cũng là nghi lễ bắt đầu cho một loạt các lễ thức khác liên quan, nên Gà tu tu được coi là nghi lễ quan trọng trong năm của người Hà Nhì. Gà tu tu có nghĩa là căng dây cấm đường, cấm người lạ vào, ngăn không cho ma xấu vào làm hại dân bản, thường được tổ chức vào ngày con Hổ (tha no) đầu tiên của tháng Giêng hàng năm. Để tiến hành nghi lễ, người Hà Nhì thường chuẩn bị những lễ vật sau: 01 con chó đực, 02 con gà (một trống, một mái), 01 kẹp xôi nhuộm màu bằng lá cây, 01 ống vầu rượu nếp cái ủ, 01 đấu thóc bằng gỗ, 09 bó cỏ gianh (mỗi bó 9 ngọn) và 01 bó hương to. Trong thời gian này tất cả mọi người đều phải thực hiện những quy định, như: không chặt cây, không vác củi ra vào bản, không cắt cỏ,…nếu ai vi phạm một trong những điều cấm kỵ trên sẽ phải mua lễ vật để thầy cúng làm nghi lễ tạ tội với thần linh. 4.2.2. Nghi lễ cúng thần nước “Ư xo” Sang đến ngày con Rồng - Lò no, cả bản lại tập trung tổ chức nghi lễ cúng thần nước “Ư xo”. Nơi thờ thần nước “Ư xo” thường được làm bằng cách ghép các phiến đá to bằng phẳng lại với nhau đặt ngay cạnh nguồn nước chung của bản. Lễ vật trong nghi lễ cúng nguồn nước gồm: một đôi gà trống mái, 3 bát nước gừng, 3 bát rượu ủ, 3 bát thịt gà, 1 cặp xôi nếp, 3 đôi đũa và 1 bó hương. Nghi lễ kết thúc, hai thầy cúng Gạ ma guy cho hạ tất cả các bát trên bàn thờ xuống, lần lượt nếm qua các đồ lễ rồi chia cho mọi người chuyền tay nhau cùng thưởng thức. Thức ăn trong nghi lễ này phải được ăn hết không được đem về nhà, vì người Hà Nhì cho rằng nếu đem về thì năm đó gia đình sẽ không được may mắn. 4.2.3. Nghi lễ cúng rừng Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát cúng cấm “Gạ ma gio” vào ngày con rồng đầu tiên của tháng Giêng. Đầu giờ chiều, tất cả những người tham gia lễ cúng rừng cấm tập trung tại nhà trưởng bản hoặc tại một địa điểm nhất định để mang lên rừng cấm các lễ vật và dụng cụ phục vụ cho nghi lễ. Mâm lễ vật chuẩn bị xong, hai thầy cúng lùi lại phía trước bàn thờ để làm lễ. Sau khi hai thầy kết thúc 3 lần hành lễ, những người tham gia đều dập đầu trước bàn thờ với mong muốn thần rừng sẽ luôn luôn 15
  19. bảo vệ cho gia đình và cộng đồng được may mắn, bình yên. Nghi lễ cúng thần rừng “Mu thu gio” được tổ chức vào tháng Ba hàng năm. “Mu thu gio” là nữ thần và là vợ của thần rừng “Gạ ma gio”. Đây là vị thần có chức năng phù hộ cho bản mùa màng tốt tươi, gia súc phát triển, con cháu trong làng đông đúc; là nữ thần phù hộ cho sự sinh sôi, phát triển. Lễ cúng gồm có thịt lợn, thịt gà, rượu, nước gừng, xôi, hương. Trong lễ cúng “Mu thu gio”, chỉ những người đàn ông là chủ nhà được tham gia, cách thức thực hiện lễ cúng cũng giống cách hành lễ trong lễ cúng “Gạ ma gio”. 4.2.4. Nghi lễ cúng cầu mùa “Khô già già” Nghi lễ được coi là một trong những lễ thức lớn nhất trong năm và đặc sắc nhất của người Hà Nhì. Đồng bào tin rằng, khi thực hiện tốt nghi lễ này thì thần linh sẽ phù hộ bảo vệ mùa màng, ban mưa thuận gió hòa cho cây cối phát triển, mùa vụ bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. “Khô già già” là lễ hội cầu mùa được diễn ra vào tháng 6 hàng năm tại khu rừng “Gạ hen lạ gio”. Khi thực hiện nghi lễ, các gia đình đem những sản phẩm mà mình thu được trong năm qua dâng cúng lên thần linh cầu mong các thế lực siêu nhiên bảo vệ, phù hộ cho mùa màng trong năm được bội thu hơn năm trước. Trong lễ “Khô già già” con trâu có một vị trí hết sức quan trọng trong lễ vật hiến tế cho thần, không có trâu thì nghi lễ không thành. Trong lễ cúng, những gia đình có người ốm đau lâu chưa khỏi sẽ sắm một lễ nhỏ gồm xôi và trứng cầm theo khăn mũ của người ốm đưa đến cây đu “a quý” và làm lễ xin được gọi hồn cho người ốm trở về nhà. 4.2.5. Nghi lễ cúng thần “thổ ty” Theo quan niệm của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát, thần rừng “thổ ty” luôn giúp cho việc chăn nuôi được tốt và thường tổ chức cúng thần vào những ngày đầu năm mới. Lễ vật gồm: một đôi gà trống mái, ít thịt lợn, rượu, nước gừng, xôi, hương… để cúng tạ ơn thần đã bảo vệ dân bản trong năm qua được no ấm, bình yên. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 Nghi lễ cộng đồng của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát là một dạng sinh hoạt văn hóa tinh thần bắt nguồn từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Những nghi lễ đó được lưu truyền trong cộng đồng từ thế hệ này đến thế hệ khác, phản ánh đậm nét những truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào, thể hiện thái độ ứng xử của con người trước cái thiêng với lòng tôn kính, sự biết ơn không chỉ đối với các vị thần linh mà còn với những người có công xây dựng bản cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên nuôi sống con người. Các nghi lễ cộng đồng của người Hà Nhì là một hệ thống những nghi thức được thực hiện theo một chu kỳ khép kín trong năm, nhằm cầu mong bình yên cho con người, vật nuôi phát triển, mùa màng tốt tươi, bảo vệ và giữ gìn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là rừng và nước trong khu vực sinh sống đồng thời góp phần duy trì tính cố kết cộng đồng, ý thức tương trợ lẫn nhau và tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong bản, tạo thành một khối đoàn kết, thống nhất. 16
  20. Chương 5 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 5.1. Kết quả 5.1.1. Một số kết quả chủ yếu đạt được của luận án Nghi lễ là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa tinh thần và phản ánh đời sống tâm linh của cộng đồng, là môi trường sản sinh, tích hợp, bảo tồn, trao truyền nhiều giá trị văn hóa tộc người. Luận án góp phần nhận diện đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như các giá trị trong nghi lễ của tộc người Hà Nhì trước đây và hiện nay. Kết quả của luận án góp phần bổ sung, làm phong phú thêm nguồn tư liệu khoa học có giá trị cho các nghiên cứu tiếp sau về tộc người này, làm cơ sở cho việc tìm hiểu và so sánh về văn hóa giữa các nhóm trong tộc người Hà Nhì và với các dân tộc khác, chỉ ra những giá trị của nghi lễ đối với việc giáo dục đạo đức, ý thức tộc người và tính cố kết dân tộc, cộng đồng, gia đình trong điều kiện mới. Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phù hợp trong đời sống tộc người Hà Nhì hiện tại,… 5.1.2. Một số đặc điểm văn hóa tộc người được phản ánh trong nghi lễ Trong các nghi lễ của người Hà Nhì thì thầy cúng, già làng, trưởng bản, ông bà mối, bà cô,…là những người luôn giữ vai trò quan trọng. Tùy thuộc vào từng nghi lễ mà mỗi danh vị trên lại có một vị trí khác nhau như: thầy cúng thường đóng vai trò chủ đạo trong các nghi lễ cộng đồng và một số nghi lễ quan trọng của cá nhân và gia đình. Với những nghi lễ trong chu kỳ đời người, thờ cúng tổ tiên, nghề nghiệp và cầu an thì vai trò chính lại thuộc về người đàn ông làm chủ gia đình,…Dụng cụ phục vụ trong các nghi lễ luôn được chuẩn bị và sử dụng chuyên biệt, không lẫn lộn giữa nghi lễ của cộng đồng và nghi lễ của mỗi gia đình và các vật dụng thông thường khác. Trong tất cả các nghi lễ, người Hà Nhì đều chọn ngày rất cẩn thận theo quan niệm của các nhóm người ở mỗi địa phương. Nghiên cứu về thành phần tham gia các nghi lễ cộng đồng và gia đình chúng tôi nhận thấy chưa có sự phân biệt giàu nghèo và giai tầng trong xã hội người Hà Nhì, họ luôn sống hài hòa với thiên nhiên. Bên cạnh việc xây dựng những bản hương ước chung của bản thì việc thiêng hóa các sự vật tự nhiên, các khu rừng cấm và nguồn nước linh thiêng là hình thức hiệu quả để người dân bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó, phản ánh tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng đa thần của tộc người này từ trước đến nay. 5.2. Bàn luận 5.2.1. Vai trò của nghi lễ trong đời sống tộc người Hà Nhì Với người Hà Nhì, nghi lễ có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tộc người, phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và mang ý nghĩa thiết thực trong đời sống tinh thần của đồng bào. Nghi lễ góp phần tạo tâm lý và niềm tin an lành, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng và gia đình. Nghi lễ là phương tiện biểu hiện đặc trưng văn hóa tộc người, giáo dục đạo đức, nếp sống cho con người. Nghi lễ góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tộc người, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân, giữ gìn an ninh trật tự cộng đồng, gìn giữ môi trường tự nhiên,… 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2