intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Lê Thị Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định được biện pháp quản lý sử dụng rơm rạ sau thu hoạch và chế độ tưới nước phù hợp cho lúa nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, tính chất đất và giảm phát thải khí CH4 và N2O. Xây dựng được mô hình sản xuất lúa trên đất phù sa không được bồi hằng năm tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tại tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br /> <br /> NGUYỄN ĐỨC THÀNH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN<br /> VÀ TƯỚI NƯỚC ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÀ PHÁT THẢI KHÍ<br /> GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br /> <br /> LUÁÛN AÏN TIÃÚN SÉ NÄNG NGHIÃÛP<br /> Chuyãn ngaình: Khoa hoüc cáy träöng<br /> Maî säú: 62.62.01.10<br /> <br /> NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC<br /> 1. PGS.TS. HOAÌNG THË THAÏI HOÌA<br /> 2. TS. LÃ NHÆ CÆÅNG<br /> <br /> HUẾ, 2017<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. HOÀNG THỊ THÁI HÒA<br /> 2. TS. LÊ NHƯ CƯƠNG<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế<br /> họp tại: …………………………………………. Đại học Huế<br /> Vào hồi …h…, ngày… tháng ….năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> Thư viện quốc gia Việt Nam.<br /> Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế<br /> <br /> DANH MỤC<br /> CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, Trần Thị Ánh Tuyết, Nguyễn<br /> Đức Thành, Nguyễn Mạnh Hùng. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều<br /> lượng và dạng phân đạm đến năng suất lúa trên đất phù sa tỉnh Thừa<br /> Thiên Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 13/2015.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Nguyễn Đức Thành, Hoàng Thị Thái Hòa, Trần Đăng Hòa, Lê Như<br /> Cương. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến phát thải khí CH 4, N2O<br /> gây hiệu ứng nhà kính và năng suất lúa trên đất phù sa tại tỉnh Thừa<br /> Thiên Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 3+4/2016.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Nguyễn Đức Thành, Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, Phan Thị<br /> Phương Nhi, Hồ Công Hưng. Nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý rơm<br /> rạ và tưới nước đến năng suất lúa trên đất phù sa tại tỉnh Thừa Thiên<br /> Huế. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế T119, S5, 2016.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây lúa, nên việc bón phân đạm cho<br /> lúa là rất cần thiết, nếu bón không đúng có thể làm giảm năng suất lúa từ 20 - 50%.<br /> Nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm thông qua việc xác định liều lượng và dạng<br /> phân đạm bón phù hợp có thể tăng năng suất lúa và giảm phát thải khí CH4 và N2O.<br /> Trong các nguồn phát thải khí nhà kính ở Việt Nam thì sản xuất nông nghiệp là<br /> cao nhất, chiếm 43,1% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia, trong đó trồng lúa<br /> nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguồn gây phát thải chủ yếu từ trồng lúa nước là do<br /> lạm dụng trong sử dụng phân vô cơ gây phát thải khí N2O, giữ nước thường xuyên<br /> trong ruộng gây phát thải khí CH4 và đốt phụ phẩm, rơm rạ sau thu hoạch gây phát<br /> thải khí CO2. Trong sản xuất lúa, người dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chỉ chú<br /> trọng bón đạm, làm cho năng suất lúa chưa đạt tối đa, mà còn gây phát thải các khí<br /> gây hiệu ứng nhà kính.<br /> Để sản xuất lúa bền vững, cải thiện các biện pháp quản lý nước và phân bón,<br /> rơm rạ được coi là các thực hành bền vững, là những công cụ cơ bản được sử dụng để<br /> đạt được năng suất lúa, gạo và giảm phát thải khí nhà kính. Vì vậy, chúng tôi tiến<br /> hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa<br /> và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> - Xác định được liều lượng và dạng phân đạm phù hợp cho lúa trên đất phù sa<br /> không được bồi hằng năm nhằm đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, cải thiện tính<br /> chất đất và giảm phát thải khí CH4 và N2O.<br /> - Xác định được biện pháp quản lý sử dụng rơm rạ sau thu hoạch và chế độ<br /> tưới nước phù hợp cho lúa nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, tính chất<br /> đất và giảm phát thải khí CH4 và N2O.<br /> - Xây dựng được mô hình sản xuất lúa trên đất phù sa không được bồi hằng<br /> năm tại tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> 3.1. Ý nghĩa khoa học<br /> - Là cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp sử dụng phân đạm, rơm rạ kết<br /> hợp với chế độ tưới cho lúa trong quy trình canh tác lúa bền vững vừa đảm bảo được<br /> năng suất, vừa giảm phát thải khí nhà kính tại tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> - Là cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược giảm phát thải khí nhà kính<br /> trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> - Là tài liệu để phục vụ cho học tập, nghiên cứu và giảng dạy trong các trường<br /> đại học và viện nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng đạm của cây lúa, đặc điểm sử dụng<br /> nước của cây lúa và mối liên quan giữa sản xuất lúa nước và phát thải khí nhà kính.<br /> 3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> - Góp phần khuyến cáo và chuyển giao biện pháp sử dụng phân bón (trong đó<br /> có phân đạm), quản lý rơm rạ và tưới nước cho lúa theo hướng sản xuất an toàn với<br /> môi trường sinh thái cho vùng trồng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> - Góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc ứng phó với biến đổi<br /> khí hậu trong sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> - Đề tài tập trung nghiên cứu về liều lượng và dạng phân đạm, quản lý sử dụng<br /> rơm rạ sau thu hoạch và một số chế độ tưới nước cho lúa và phát thải khí CH 4, N2O,<br /> làm cơ sở cho xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng bền vững.<br /> - Các thí nghiệm về liều lượng và dạng phân đạm, quản lý sử dụng rơm rạ và<br /> chế độ tưới nước cho lúa được thực hiện trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại<br /> phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong hai vụ hè thu 2014<br /> và đông xuân 2014 - 2015.<br /> - Mô hình sản xuất lúa được tiến hành trên đất phù sa không được bồi hàng<br /> năm tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong hai vụ hè<br /> thu 2015 và đông xuân 2015 - 2016.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> - Kết quả nghiên cứu đã xác định được liều lượng và dạng phân đạm bón thích<br /> hợp cho lúa trên đất phù sa không được bồi hằng năm như sau: 80 kg N (dạng phân<br /> đạm urê) trên nền 10 tấn phân chuồng + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi/ha cho<br /> năng suất 6,04 - 6,27 tấn/ha, hiệu suất phân đạm 21,3 - 22,5 kg thóc/kg N, VCR 6,1 6,7, cải thiện tính chất hóa học đất và giảm phát thải khí CH4 và N2O.<br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2