intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm địa phương tỉnh Trà Vinh. Xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương. Xác định ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến tối ưu của vịt Xiêm địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THÙY LINH NGHIÊN CỨU CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ CÁC ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA VỊT XIÊM ĐỊA PHƯƠNG NUÔI THỊT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI Mã ngành: 62 62 01 05 Cần Thơ, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THÙY LINH NGHIÊN CỨU CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ CÁC ACID AMIN TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA VỊT XIÊM ĐỊA PHƯƠNG NUÔI THỊT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI Mã ngành: 62 62 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG TS. PHẠM NGỌC DU Cần Thơ, 2018
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Đông Người hướng dẫn phụ: TS. Phạm Ngọc Du Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: Hội trường …….; Khoa………………..……. ……………………; Trường Đại học Cần Thơ. Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………………… Phản biện 3: : ……………………………………………… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  4. CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Kim Đông và Phạm Ngọc Du, Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần đến năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 75, tháng 5/2017. 2. Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, Ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu phần đến năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm (Ngan) địa phương. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 77, tháng 7/2017 3. Nguyen Thuy Linh, Nguyen Thi Kim Dong and Nguyen Van Thu, Effects of different lysine and energy levels in diets on the performance and carcass traits of growing local Muscovy ducks. Livestock Research for Rural Development 30 (1) 2018.
  5. PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của luận án Năng lượng, protein thô và acid amin có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của vịt Xiêm. Lysine là acid amin giới hạn trong các acid amin thiết yếu của gia cầm và lysine được sử dụng để tính tỉ lệ các acid amin thiết yếu còn lại trong khẩu phần theo bảng protein lý tưởng của Baker et al. (2002). Đồng thời, threonine cũng là acid amin thiết yếu quan trọng đối với loài lông vũ nói chung và vịt Xiêm nói riêng. Threonine tham gia vào quá trình tổng hợp protein, sự dị hóa của chúng tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng cho quá trình biến dưỡng như glycine, acetyl-CoA và pyruvate (Kidd and Kerr, 1996). Vì vậy, việc xác định nhu cầu năng lượng, protein thô và acid amin phù hợp trong khẩu phần cho vịt để nâng cao năng suất thịt, giảm chi phí thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay đã có một số nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam xác định nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần nuôi vịt Xiêm tăng trưởng và các tác giả đã đề xuất các mức khuyến cáo khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này thực hiện trên giống vịt Xiêm Pháp, có rất ít các nghiên cứu thực hiện trên giống vịt Xiêm địa phương. Với lý do trên, chúng tôi tiến hành luận án “Nghiên cứu các mức năng lượng trao đổi và các acid amin trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt” 1.2 Mục tiêu của luận án Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm địa phương tỉnh Trà Vinh. Xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương. Xác định ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến tối ưu của vịt Xiêm địa phương. 1
  6. Xác định ảnh hưởng của các mức lysine-năng lượng trao đổi lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến tối ưu của vịt Xiêm địa phương nuôi thịt. Đánh giá ảnh hưởng của phương thức nuôi theo giới tính lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt tại Xiêm tỉnh Trà Vinh. Nội dung 2 (TN 2): Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương. Nội dung 3 (TN 3): Ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất, acid amin của vịt Xiêm địa phương. Nội dung 4 (TN 4): Ảnh hưởng của các mức lysine và năng lượng trao đổi lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất, acid amin của vịt Xiêm địa phương. Nội dung 5 (TN 5): Ảnh hưởng của phương thức nuôi theo giới tính lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương. 1.4 Địa điểm và thời gian thí nghiệm Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016 tại trại chăn nuôi thực nghiệm thuộc Trường Đại học Trà Vinh, khóm 4, phường 5, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Mẫu thức ăn, mẫu chất thải của vịt Xiêm trong thí nghiệm được phân tích thành phần hóa học tại phòng thí nghiệm E205, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học đất Trường Đại học Cần Thơ. Các chỉ tiêu phân tích acid amin của thức ăn và acid amin, Cr2O3 của chất thải được tiến hành tại Phòng Phân tích thức ăn và Sản phẩm chăn nuôi, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội. 1.5 Những đóng góp mới của luận án Đã xác định được mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng ở 2 giai đoạn của vịt Xiêm địa phương. 2
  7. Xác định được mức protein thô, threonine trong khẩu phần và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất và acid amin của vịt Xiêm địa phương. Xác định được mức lysine-năng lượng lên năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất và acid amin của vịt Xiêm địa phương. Xác định được phương thức nuôi theo giới tính và phương thức nuôi tách 2 giai đoạn lên năng suất sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của vịt Xiêm địa phương. 1.6 Bố cục của luận án Luận án dài 196 trang, gồm phần mở đầu, phần nội dung có 3 chương, phần kết luận và đề nghị và phần phụ lục. Luận án có 60 bảng, 23 hình và 191 tài liệu tham khảo. 3
  8. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Vịt Xiêm thuộc họ vịt có nguồn gốc từ Mexico, Trung và Nam Mỹ (Anonymou, 2012). Ở Việt Nam vịt Xiêm có 3 loại gồm: vịt Xiêm trắng; vịt Xiêm loang trắng đen; Vịt Xiêm đen. Trong thí nghiệm nghiên cứu trên vịt Xiêm đen, màu lông đen tuyền, có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề, đầu thanh nhỏ, trán phẳng và chậm chạp. Qua nhiều kết quả nghiên cứu trên cho thấy vịt Xiêm có khả năng tiêu thụ được nhiều nguồn thức ăn địa phương như bèo, rau muống…; phụ phẩm công nông nghiệp như bã bia, bã đậu nành và phụ phẩm cá tra, những nghiên cứu này nhằm tận dụng nguồn thức ăn địa phương, nâng cao mức độ đạm trong khẩu phần (Men, 1996; Dong et al., 2004; Nguyễn Thùy Linh, 2010; Dang Thi My Tu and Nguyen Thi Kim Dong, 2012). Đồng thời, từ việc lai tạo giống vịt Xiêm cho ra con lai năng suất cao với tỷ lệ nuôi sống cao và hiệu quả kinh tế về gan béo (Phạm Văn Trượng, 1997; Ngô Văn Vĩnh và ctv., 2005; Ngô Văn Vĩnh và ctv., 2008). Tuy nhiên, những nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng một cách có hệ thống như năng lượng và acid amin trong khẩu phần vịt Xiêm địa phương chưa được thực hiện, chủ yếu thực hiện trên vịt Xiêm Pháp (Trần Quốc Việt và ctv, 2010; Nguyễn Duy Hoan và ctv, 2010). Từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi gia cầm, bao gồm giống vịt Xiêm, sẽ góp phần cho ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững, cung cấp đa dạng và phong phú nguồn thức ăn đạm động vật cho nhu cầu tiêu thụ của con người. 4
  9. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm tại tỉnh Trà Vinh Phương pháp điều tra Khảo sát các hộ chăn nuôi vịt Xiêm có qui mô từ 20 con vịt Xiêm trở lên, khi xác định được hộ chăn nuôi cần điều tra thì tiến hành phỏng vấn và xin cân đo để lấy các thông tin và chỉ tiêu. Các thông tin chủ yếu được ghi nhận bao gồm: qui mô đàn, đặc điểm con giống, chuồng trại, phương thức nuôi, khẩu phần thức ăn, mức ăn, khối lượng ở các lứa tuổi khác nhau, bệnh tật và thị trường tiêu thụ. Tất cả các thông tin, số liệu ghi trực tiếp vào biểu mẫu đã được chuẩn bị sẵn. TN 2: Ảnh hưởng của các mức ME trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm ĐP Giai đoạn 5-8 tuần tuổi Được bố trí trên 150 con vịt Xiêm đầu tuần tuổi thứ 5 theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT) tương ứng với 5 mức ME trong KP (11,72; 12,13; 12,55; 12,97; 13,39 MJ/kg DM thức ăn) với cùng mức 18% CP, mỗi NT được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 con vịt Xiêm địa phương. Bảng 3.1: Thành phần hóa học (TPHH) và giá trị ME của các KP GĐ 5-8 TT (% DM) Nghiệm thức Chỉ tiêu, % ME11,72 ME12,13 ME12,55 ME12,97 ME13,39 DM 89,3 89,3 89,3 89,3 89,1 OM 91,3 91,9 92,4 93,1 93,7 CP 18,0 18,0 18,0 18,0 18,0 EE 8,10 7,89 7,62 7,38 6,91 CF 6,36 6,02 5,65 5,28 4,73 ME(MJ) 11,73 12,14 12,54 12,98 13,38 ME11,72; ME12,13; ME12,55; ME12,97; ME13,39: NT có mức ME tương ứng là 11,72;12,13; 12,55; 12,97 và 13,39MJ/kg DM th ức ăn 5
  10. Giai đoạn 9-12 tuần tuổi Được bố trí trên 150 con vịt Xiêm đầu tuần tuổi thứ 9 theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 NT tương ứng với 5 mức ME trong KP (12,13; 12,55; 12,97; 13,39; 13,81 MJ/kg DM thức ăn) với cùng mức 16% CP. Mỗi NT được lặp lại 3 lần, mỗi đơn vị TN có 10 con vịt Xiêm. Bảng 3.2: TPHH và giá trị ME của các KP GĐ 9-12 TT(% DM) Nghiệm thức Chỉ tiêu, % ME12,13 ME12,55 ME12,97 ME13,39 ME13,81 DM 89,0 88,9 88,9 88,9 88,7 OM 92,2 92,9 93,5 94,2 94,9 CP 16,0 16,0 16,0 16,0 16,0 EE 7,46 7,12 6,90 6,66 6,23 CF 5,99 5,51 5,16 4,79 4,25 ME(MJ) 12,14 12,55 12,96 13,40 13,80 ME12,13; ME12,55; ME12,97; ME13,39; ME13,81: NT có mức ME tương ứng là 12,13; 12,55; 12,97;13,39 và 13,81MJ/kg DM thức ăn. TN 3: Ảnh hưởng của các mức protein thô và threonine trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm ĐP Gồm TN nuôi sinh trưởng và TN tiêu hóa. Thí nghiệm nuôi sinh trưởng Giai đoạn 5-8 tuần tuổi TN được bố trí trên 180 con vịt Xiêm đầu tuần tuổi thứ 5 theo thể thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố 1 là 3 mức protein thô trong khẩu phần (17, 18, 19% CP), nhân tố 2 là 2 mức threonine (0,7, 0,8%), cùng với mức năng lượng 12,96 MJ ME/kg DM, mỗi NT được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 con vịt Xiêm địa phương 6
  11. Bảng 3.3: TPHH và giá trị ME của các KP GĐ 5-8 TT (% DM) Thực liệu Thr 0,7 Thr 0,8 (%) CP17 CP18 CP19 CP17 CP18 CP19 DM 88,6 88,7 88,8 88,6 88,8 88,8 OM 92,9 92,9 92,8 92,8 92,8 92,7 CP 17,0 18,0 19,0 17,0 18,0 19,0 EE 7,31 7,42 7,61 7,30 7,41 7,60 CF 4,55 4,53 4,56 4,54 4,52 4,56 Thre 0,70 0,70 0,71 0,80 0,80 0,81 ME (MJ) 12,96 12,97 12,97 12,95 12,96 12,96 CP17; CP18; CP19: NT có mức Protein tương ứng là 17; 18 và 19% CP; Thr 0,7; Thr 0,8: NT có mức threonine tương ứng là 0,7 và 0,8% DM thức ăn. Giai đoạn 9-12 tuần tuổi TN được bố trí trên 180 con vịt Xiêm đầu tuần tuổi thứ 9 theo thể thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố 1 là 3 mức protein thô (15, 16, 17%), nhân tố 2 là 2 mức threonine (0,5, 0,6%), cùng với mức năng lượng 13,80 MJ/kg, mỗi NT được lặp lại ba lần. Công thức khẩu phần, thành phần hoá học và giá trị ME của các NT trong thí nghiệm giai đoạn 9-12 TT được trình bày qua Bảng 3.4 Bảng 3.4: TPHH và giá trị ME các KP GĐ 9-12 TT(% DM) Thực liệu Thr 0,5 Thr 0,6 (%) CP15 CP16 CP17 CP15 CP16 CP17 DM 88,6 88,6 88,7 88,7 88,6 88,7 OM 94,3 94,2 94,2 94,2 94,1 94,1 CP 15,0 16,0 16,9 15,0 16,0 16,9 EE 6,50 6,67 7,03 6,48 6,65 7,02 CF 4,19 4,21 4,39 4,18 4,21 4,39 Thre 0,50 0,50 0,53 0,61 0,61 0,60 ME(MJ) 13,81 13,79 13,79 13,80 13,80 13,79 CP15; CP16; CP17: NT có mức Protein tương ứng là 15; 16 và 17% CP; Thr 0,5; Thr 0,6: NT có mức threonine tương ứng là 0,5 và 0,6%. Thí nghiệm tiêu hoá TN được tiến hành ở 2 giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi. Bố trí TN tương tự như TN nuôi sinh trưởng, nhưng mỗi đơn vị TN có 2 con vịt Xiêm. Kết quả của TN tiêu hóa làm cơ sở để giải thích cho kết quả đạt được của TN nuôi sinh trưởng. 7
  12. TN 4: Ảnh hưởng của các mức lysine và ME lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm ĐP Gồm TN nuôi sinh trưởng và TN tiêu hóa. Giai đoạn 5-8 tuần tuổi Thí nghiệm được bố trí theo thể thức nhân tố gồm nhân tố 1 là lysine với 3 mức (0,8; 1,0; 1,2%), nhân tố 2 là 2 mức ME (12,55; 12,97 MJ/kg), cùng với mức protein thô 19%, mỗi NT được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 con vịt Xiêm địa phương có khối lượng tương đương nhau và cân đối về tỷ lệ trống mái. Bảng 3.5: TPHH và giá trị ME của các KP GĐ 5-8 TT(% DM) Thực liệu ME 12,55 ME 12,97 (%) Lys Lys Lys Lys Lys Lys 0,8 1,0 1,2 0,8 1,0 1,2 DM 88,7 88,4 88,5 88,8 88,7 88,8 OM 91,6 90,9 90,7 92,3 91,8 91,7 CP 18,9 19,0 19,0 18,9 18,9 19,0 EE 9,19 7,86 7,79 8,70 7,80 7,85 CF 5,01 4,12 4,08 4,80 4,18 4,21 Lys 0,81 1,00 1,20 0,81 1,00 1,20 ME (MJ) 12,56 12,55 12,56 12,96 12,94 12,96 0,8%Lys; 1,0%Lys; 1,2%Lys: NT có mức lysine tương ứng là 0,8; 1,0 và 1,2% Lysine; 12,55 MJ/kg và 12,97 MJ/kg: NT có mức ME tương ứng là 12,55 và 12,97 MJ/kg DM thức ăn. Giai đoạn 9-12 tuần tuổi TN được bố trí trên 180 con vịt Xiêm đầu tuần tuổi thứ 9 theo thể thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố 1 là Lysine với 3 mức (0,7; 0,9; 1,1%), nhân tố 2 là 2 mức ME (13,39; 13,81 MJ/kg), cùng với mức protein thô 17%, mỗi NT được lặp lại ba lần. Công thức khẩu phần, thành phần hoá học và giá trị ME của các NT trong thí nghiệm giai đoạn 9-12 TT được trình bày qua Bảng 3.6 8
  13. Bảng 3.6: TPHH và giá trị ME các KP GĐ 9-12 TT(% DM) Thực liệu ME 13,39 ME 13,81 (%) Lys Lys 0,9 Lys 1,1 Lys 0,7 Lys 0,9 Lys 1,1 0,7 DM 88,6 88,7 88,7 88,8 88,8 88,79 OM 93,5 93,2 93,0 94,2 93,7 93,5 CP 16,9 16,9 16,9 16,9 17,0 16.9 EE 7,43 7,40 7,33 7,02 6,54 6,48 CF 4,21 4,19 4,15 4,07 3,76 3,73 Lys 0,71 0,90 1,10 0,71 0,90 1,10 ME (MJ) 13,39 13,37 13,38 13,83 13,80 13,80 Thí nghiệm tiêu hóa Thí nghiệm thực hiện trên vịt Xiêm địa phương giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi. Bố trí thí nghiệvà khẩu phần ăn giống như thí nghiệm nuôi sinh trưởng nhưng chỉ có 2 con vịt Xiêm/đơn vị thí nghiệm. Mẫu thức ăn và mẫu chất thải được thu nhận 5 ngày trong mỗi giai đoạn thí nghiệm. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của phương thức nuôi theo giới tính lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm ĐP Giai đoạn 5-8 tuần tuổi Thí nghiệm được bố trí theo thể thức 2 nhân tố, nhân tố 1 là phương pháp nuôi chia giai đoạn (5-8TT) và nuôi chung (5-12TT) với hàm lượng protein 19% CP và 18% CP và mức ME là 12,97 và 13,39 MJ/ kg, nhân tố 2 là giới tính (nuôi tách riêng trống mái và nuôi chung trống mái) và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 10 con vịt Xiêm địa phương. 9
  14. Bảng 3.7: TPHH và giá trị ME của các KP GĐ 5-8 và 5-12 TT (% DM) Thực Giai đoạn 5-8TT Giai đoạn 5-12TT liệu (%) Trống Mái T+M Trống Mái T+M DM 89,0 89,0 89,0 88,8 88,8 88,8 OM 92,3 92,3 92,3 93,2 93,2 93,2 CP 19,0 19,0 19,0 18,0 18,0 18,0 EE 8,36 8,36 8,36 7,60 7,60 7,60 CF 4,81 4,81 4,81 4,49 4,49 4,49 Lys 1,20 1,20 1,20 1,09 1,09 1,09 Thre 0,81 0,81 0,81 0,70 0,70 0,70 ME(MJ) 12,97 12,97 12,97 13,39 13,39 13,39 Giai đoạn 9-12 tuần tuổi Thí nghiệm được bố trí theo thể thức 2 nhân tố, nhân tố 1 là phương pháp nuôi chia giai đoạn (9-12TT) và nuôi chung (5-12TT) với hàm lượng protein 17% CP và 18% CP và 2 mức ME là 13,82 MJ và 13,39 MJ, nhân tố 2 là giới tính (nuôi tách riêng trống mái và nuôi chung trống mái) và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 10 con vịt Xiêm địa phương. Bảng 3.8: TPHH và giá trị ME các KP GĐ 9-12 và 5-12 TT(% DM) Thực Giai đoạn 9-12TT Giai đoạn 5-12TT liệu (%) Trống Mái T+M Trống Mái T+M DM 88,7 88,7 88,7 88,8 88,8 88,8 OM 94,2 94,2 94,2 93,2 93,2 93,2 CP 17,0 17,0 17,0 18,0 18,0 18,0 EE 6,95 6,95 6,95 7,60 7,60 7,60 CF 4,23 4,23 4,23 4,49 4,49 4,49 Lys 1,00 1,00 1,00 1,09 1,09 1,09 Thre 0,61 0,61 0,61 0,70 0,70 0,70 ME(MJ) 13,82 13,82 13,82 13,39 13,39 13,39 Các chỉ tiêu theo dõi trong TN nuôi sinh trưởng: của TN2, TN3, TN4 và TN5 gồm: lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, khối lượng cơ thể (KLCT), tăng khối lượng cơ thể (TKLCT), hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), các chỉ tiêu thành phần thân thịt, thành phần dưỡng chất của thịt vịt Xiêm. 10
  15. Các chỉ tiêu theo dõi trong TN tiêu hoá của TN 3, và 4 gồm: lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, acid amin và lượng nitơ tích lũy. 3.2 Phương pháp xử lý số liệu Tất cả số liệu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft Excel (2010) và phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) trên phần mềm Minitab 16 (2010). Tukey test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của các NT và Paired T-test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình ở 2 giai đoạn tuổi. Các giá trị trung bình được xem là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P
  16. Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt Xiêm tại tỉnh Trà Vinh Số lượng và đặc điểm giống vịt Xiêm ở 3 huyện Bảng 4.1: Số lượng hộ và vịt Xiêm được khảo sát ở 12 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Trà vinh Huyện Tổng, con Vịt Xiêm Vịt Xiêm Vịt Xiêm ĐP, con lai, con Pháp, con Càng Long 3.102 2.071 761 270 Châu Thành 2.313 1.517 546 250 Cầu Kè 2.506 1.817 339 350 TỔNG 7.921 5.405 1.646 870 Tỷ lệ, % - 68,2 20,8 11,0 TB Số con/hộ - 48,3 71,6 174 Sai số chuẩn - 13,3 15,7 51,3 TB: trung bình Kết luận Giống vịt được nuôi nhiều nhất là giống vịt Xiêm địa phương (68,2%). Sử dụng khẩu phần thức ăn cho vịt Xiêm chủ yếu là dựa vào nguồn thức ăn sẵn có, chưa quan tâm tính đến nhu cầu dinh dưỡng của vịt Xiêm. Lượng dưỡng chất được cung cấp từ thức ăn cho vịt Xiêm khảo sát ở mức thấp, hàm lượng dưỡng chất khẩu phần thấp hơn các khuyến cáo, trong khi các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng (CP, ME) cho vịt Xiêm địa phương ở đây còn rất hạn chế. Năng suất tăng trưởng còn thấp so với các kết quả nghiên cứu thực hiện trong điều kiện dinh dưỡng tiến bộ hơn. Do vậy cần tăng cường nghiên cứu xác định nhu cầu dưỡng chất của vịt Xiêm địa phương nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi vịt Xiêm. 12
  17. 4.2 TN 2: Ảnh hưởng của các ME trong khẩu phần lên năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm ĐP. Giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi Bảng 4.2: Lượng DM, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm ĐP GĐ 5-8 TT (g/con/ngày) Chỉ tiêu ME SEM P 11,72 12,13 12,55 12,97 13,39 DM 83,8b 84,8ab 86,1ab 87,7a 85,7ab 0,60 0,011 c bc OM 76,5 77,9 79,6 ab 81,6a 80,3ab 0,56 0,001 CP 15,1b 15,3b 15,5ab 15,7a 15,4ab 0,11 0,011 a ab EE 6,79 6,69 6,56 bc 6,47c 5,92d 0,05 0,001 ME (MJ) 0,98d 1,03c 1,08b 1,13a 1,15a 0,01 0,001 Các giá trị trung bình mang các chữ a, b và c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P
  18. Kết quả của Bảng 4.4 cho thấy lượng DM, OM, CP và ME tiêu thụ tăng dần từ nghiệm thức ME12,13 đến NT ME13,81 (P
  19. Kết quả ở Bảng 4.7 cho thấy đối với nhân tố 3 mức protein trong khẩu phần, lượng DM, CP và ME tiêu thụ của vịt Xiêm thí nghiệm đạt giá trị cao hơn ở NT CP19, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P
  20. KL: khối lượng; TN: thí nghiệm; các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2