intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm điều tra thu thập và tạo lập được tập đoàn cây sen quy mô 35-40 mẫu giống; xây dựng được bản đồ phân bố các mẫu giống sen trong tập đoàn. Đánh giá được các đặc điểm nông sinh học, đa dạng hình thái và mức độ đa dạng di truyền của các mẫu giống sen trong tập đoàn phục vụ cho công tác bảo tồn và chọn tạo giống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đa dạng nguồn gen cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ NGA NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY SEN (Nelumbo nucifera Gaertn.) PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ CHỌN TẠO GIỐNG Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số: 62.62.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2016
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ 2. PGS. TS. Lã Tuấn Nghĩa Phản biện 1: ………………………………………………............. Phản biện 2 ……………………………………………….............. Phản biện 3: ………………………………………….....……........ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện Trung tâm Tài nguyên thực vật
  3. 1 MỞ Đ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) có vị trí quan trọng trong đời sống con người, là loại sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị kinh tế, y học lại vừa có giá trị thẩm mỹ và văn hóa, tâm linh. Cây sen là loại cây thủy sinh, dễ nhân giống, trồng trọt đơn giản, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn. Tuy nhiên cho tới nay, sản xuất sen còn mang tính tự phát, quảng canh là chính. Việc nghiên cứu trên cây sen chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và dược liệu dùng làm thuốc, thực phẩm chức năng thông thường, mới chỉ có một số nghiên cứu nhập nội giống và kỹ thuật canh tác trong khi công tác bảo tồn và chọn tạo giống sen ở Việt Nam hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. Đánh giá nguồn gen, bao gồm đánh giá đa dạng di truyền và xác định đơn vị bảo tồn là công đoạn quan trọng trong công tác bảo tồn và sử dụng nguồn gen thực vật. Hiểu biết về phân loại, phân nhóm và mối quan hệ di truyền giữa các nguồn gen là cơ sở để sử dụng hiệu quả nguồn vật liệu cho chọn tạo giống sen mới cũng như định hướng bảo tồn và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ về sản phẩm hoa sen bản địa quí. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về thu thập, bảo tồn, đánh giá và phân lập tập đoàn sen ở Việt Nam nhằm đề xuất hướng khai thác sử dụng phục vụ cho bảo tồn và chọn tạo cải tiến giống sen. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã thực hiện đề tài này. 2. Mục tiêu của đề tài Điều tra thu thập và tạo lập được tập đoàn cây sen quy mô 35-40 mẫu giống; xây dựng được bản đồ phân bố các mẫu giống sen trong tập đoàn. Đánh giá được các đặc điểm nông sinh học, đa dạng hình thái và mức độ đa dạng di truyền của các mẫu giống sen trong tập đoàn phục vụ cho công tác bảo tồn và chọn tạo giống. Tuyển chọn, xác định được các mẫu giống sen triển vọng, phù hợp cho các mục đích sử dụng (lấy hoa, lấy hạt, lấy củ) và một số tổ hợp lai phục vụ cho công tác chọn tạo cải tiến giống sen. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
  4. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả thu được của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về đặc điểm nông sinh học, phân nhóm theo các tính trạng đặc trưng và mức độ đa dạng di truyền của tập đoàn 42 mẫu giống sen được thu thập từ các vùng miền của Việt Nam cũng như nguồn vật liệu di truyền khởi đầu cho công tác bảo tồn, chọn tạo giống sen. Luận án là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây sen Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đã chỉ ra được những khó khăn và hạn chế của sản xuất và tiêu thụ sen, góp phần thiết thực vào việc định hướng bảo tồn và phát triển cây sen ở ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung. Kết quả về đánh giá đặc điểm nông sinh học và phân tích đa dạng di truyền là cơ sở khoa học để đề xuất các hướng khai thác sử dụng hiệu quả tập đoàn 42 mẫu giống sen hiện có. Đề tài đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 6 giống sen triển vọng, trong đó có 3 giống sen lấy hoa: sen Tây Hồ (S21), sen Trắng (S22) sen Cảnh (S25) và 3 giống sen lấy hạt: sen Mặt Bằng (S2), sen Bát xanh (S12) và sen Cánh hồng (S18). Bước đầu đề xuất được 8 tổ hợp lai cho mục đích sen lấy hoa, sen lấy hạt, phục vụ công tác chọn tạo giống sen. 4. Những đóng góp mới của đề tài Tạo lập được tập đoàn với 42 mẫu giống sen Việt Nam với đầy đủ bộ dữ liệu về quản lý và dữ liệu mô tả là nguồn vật liệu di truyền quí phục vụ công tác bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen sen ở Việt Nam. Bổ sung những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm nông sinh học và đa dạng di truyền của 42 mẫu giống sen thu thập ở Việt Nam. Kết quả phân nhóm mẫu giống theo các tính trạng đặc trưng, theo mối quan hệ di truyền dựa trên sự kết hợp phân tích chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử là cơ sở khoa học tin cậy cho công tác bảo tồn và khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn gen sen hiện có. Giới thiệu 8 tổ hợp lai, 6 giống sen triển vọng cho mục đích lấy hoa, lấy hạt phục vụ sản xuất, nâng cao giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây sen.
  5. 3 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5.1. Đối tượng nghiên cứu Các mẫu giống sen hiện còn tồn tại trong sản xuất và đã được trồng tại Việt Nam. Hiện trạng sản xuất sen và thị trường tại ĐBSH. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen tại 6 tỉnh ở miền Bắc gồm Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nam. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đa dạng hình thái và tính đa dạng di truyền của 42 mẫu giống sen trong tập đoàn. Đồng thời tuyển chọn giống triển vọng qua đánh giá tập đoàn và so sánh giống theo mục đích lấy hạt, lấy hoa và lấy củ. Toàn bộ các thí nghiệm của đề tài được thực hiện tại Trung tâm Tài nguyên thực vật trong thời gian từ 2011-2015. 6. Bố cục của Luận án: Luận án gồm 163 trang: Mở đầu (05 trang). Tổng quan tài liệu nghiên cứu (34 trang). Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (19 trang). Kết quả nghiên cứu và thảo luận (91 trang). Kết luận và đề nghị (2 trang). Danh mục 5 công trình đã công bố (1 trang). Tài liệu tham khảo (11 trang). Luận án gồm 3 chương, 36 bảng biểu, 23 hình minh họa và 11 phụ lục. Luận án sử dụng 104 tài liệu tham khảo trong nước và trên thế giới. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây sen 1.1.1. Nguồn gốc cây sen Cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) là loại cây thủy sinh đa niên có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới (Trần Hợp, 2000), xuất phát từ Ấn Độ (Makino and Tomitaro, 1979), sau đó được đưa đến Trung Quốc, Nhật Bản, vùng bắc châu Úc và nhiều nước khác (Nguyễn Phước Tuyên, 2007). 1.1.2. Phân loại và phân bố cây sen Cây sen (N. nucifera Gaertn.) thuộc chi Nelumbo Adans, họ sen - Nelumbonaceae, (Phạm Văn Duệ, 2005). Trong họ sen chỉ có một chi Nelumbo Adans với hai loài rất gần nhau là N. nucifera và N. lutea
  6. 4 (Savolainen and Chase 2003). Loài N. nucifera Gaertn. được phân bố ở châu Á và châu Đại Dương còn N. lutea Willd (sen Mỹ) phân bố ở Bắc và Nam Mỹ (Qichao and Xingyan, 2005). 1.1.3. Giá trị của cây sen Trong hạt sen, ngó sen và củ sen có đầy đủ protein, lipid, gluxit, các chất khoáng (canxi, sắt, photpho, natri, kali, tro), chất xơ, vitamin ( B1, B2, C) và nhiều axit amin không thay thế, rất cần thiết cho con người. Sen được coi là một loại thảo dược truyền thống quan trọng của nhiều nước ở châu Á. Trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, sen là biểu tượng của sự thịnh vượng, linh thiêng và bất tử của nhiều nền văn hóa qua nhiều thế kỷ, hoa sen đã là biểu tượng chính của nhiều tôn giáo ở châu Á, đặc biệt trong đạo Phật và đạo Hindu (Xueming, 1987; Nguyễn Thị Nhung và cs., 2000, Đặng Văn Đông, 2011; Hoàng Thị Tuyết Nhung, 2012). 1.1.4. Đặc điểm thực vật học cơ bản của cây sen 1.1.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây sen Sen là cây thủy sinh, yêu cầu môi trường nước lớn (Honda, 1987; Auburn university, 2010). Cây sen sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình là 25oC. Sen sinh trưởng chậm ở vùng bị sương giá do cây rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Sen là cây ưu sáng, việc phân hóa củ sen bị kích ứng khi cường độ ánh sáng giảm và nhiệt độ thấp (Auburn university, 2010). Đáy hồ, ao chứa một lượng lớn các chất hữu cơ là thích hợp cho cây sen (Xueming, 1987, Tian D. et al., 2005). 1.2. Tình hình sản xuất và thị trƣờng các sản phẩm từ cây sen trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sen trên thế giới Cây sen được trồng nhiều ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số nước tại Châu Phi với mục đích làm thực phẩm, làm thuốc hay cây cảnh. Ngoài ra, tại châu Âu và châu Mỹ cây sen được trồng chủ yếu với mục đích làm cây cảnh (Xueming, 1987). Tuy nhiên, đến nay chưa có số liệu thống kê về diện tích trồng sen trên thế giới. Hạt sen có nhu cầu rất lớn trên thị trường thế giới, hàng năm sản lượng
  7. 5 hạt sen trên thế giới dao động từ 20-30 nghìn tấn mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của nhiều nước có nguồn thu nhập cao (Libao Cheng et al., 2013). Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam có thể mở rộng sản xuất để xuất khẩu hạt sen sang các nước khác. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ cây sen ở Việt Nam Ở Việt Nam, sen được trồng suốt từ Bắc vào Nam. Miền Bắc, sen được trồng nhiều tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội… tại các vùng đất trũng miền Trung, có Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sen phát triển nhiều ở khu vực ĐBSCL như Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, An Giang đặc biệt Đồng Tháp - được coi là xứ sở của cây sen. Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích trồng sen nhưng ước đạt trên 3.000 ha, hàng năm cung cấp từ vài trăm đến 1.000 tấn hạt sen cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Các giống sen chủ yếu là giống địa phương, các dạng hoang dại được khai thác tự nhiên, trồng quảng canh, năng suất ngó sen, củ sen, hạt sen đều thấp so với các giống nhập nội từ Trung Quốc và Đài Loan (Trang thông tin điện tử công ty Sen Ta, 2012). Để nâng cao giá trị của các sản phẩm từ cây sen, cần được sự quan tâm đầu tư về tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực giống và canh tác của các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp hỗ trợ đầu ra của sản phẩm và cần sự cộng tác của các hộ trồng sen. 1.3. Phân tích đa dạng di truyền ở cây sen 1.3.1. Đa dạng di truyền và các phương pháp đánh giá đa dạng di truyền Nghiên cứu đa đạng di truyền có ý nghĩa đặc biệt trong công tác bảo tồn và chọn tạo giống (Trung tâm Tài nguyên thực vật, 2015). Hiện có hai phương pháp đánh giá đa dạng di truyền của sinh vật đó là dựa vào kiểu hình và bằng các chỉ thị phân tử. 1.3.2. Một số loại chỉ thị phân tử thường được sử dụng trong đánh giá đa dạng di truyền ở cây sen Chỉ thị ADN được sử dụng nhiều trong nghiên cứu quan hệ di truyền, phát sinh chủng loại, trong chọn tạo giống gồm đánh giá đa dạng di truyền, nhận biết giống, chọn lọc các tính trạng kháng bệnh, chống chịu điều kiện bất thuận, năng suất và phẩm chất giống. Các chỉ thị đã được sử dụng để
  8. 6 đánh giá đa dạng di truyền trên cây sen gồm RAPD, AFLP, SSR và ISSR. 1.3.3. Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền cây sen Trong những năm gần đây, đánh giá đa dạng di truyền trên cây sen bằng cả chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử ADN được nhiều tác giả trên thế giới tập trung nghiên cứu và thu được những kết quả nhất định, góp phần phân loại thực vật học, xác định cấu trúc quần thể, sự tiến hóa và làm cơ sở cho việc xây dựng tạo lập tập đoàn hạt nhân của cây sen phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống. Đánh giá đa dạng di truyền dựa vào các tính trạng hình thái nông học và tương quan di truyền của cây sen được các tác giả Nguyen (2001b); Qichao and Xingyan (2005); Gou, H.B (2009, 2010) thực hiện. Các chỉ thị phân tử như RAPD, ISSR, SSR, AFLP, SRAP cũng đã được tác giả Gou Hongbo (2005, 2007), Zou Li et al. (2010), Jie Fu et al. (2011), Jiong Hu et al. (2012); F. Zheng et al. (2015)… sử dụng để nghiên cứu về mối quan hệ di truyền, xác định kiểu gen trên cây sen. Kết quả đã tạo được bộ dữ liệu về hình thái và phân tử đồng thời phân nhóm được các nguồn gen sen thu thập từ nhiều khu vực có sen trên thế giới, làm cơ sở để chọn vật liệu cho công tác chọn tạo giống sen. 1.4. Thu thập, lƣu giữ và sử dụng nguồn gen cây sen 1.4.1. Thu thập và lưu giữ nguồn gen cây sen Nhìn chung, công tác điều tra, thu thập, bảo tồn nguồn gen cây sen trên thế giới còn chưa được quan tâm nhiều. Mặc dù quần thể sen cảnh và các giống sen ở Châu Á rất phong phú (Masuda et al., 2006). Năm 2008 mới có khoảng hơn 1.500 mẫu giống sen các loại được tư liệu hóa và bảo tồn tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ (Tian D., 2008). Tại Vườn thực vật Hoàng gia Anh, bảo tồn cây sen bằng cách trồng cây trong chậu kín đáy dung tích 50 lít và được giữ dưới nước ở mức 10-30 cm (Kew, 2015). Ở Việt Nam, GS. Dương Đức Tiến và cs. (2000) đã lập ra khoá phân loại các quần thể giống sen ở châu thổ sông Hồng ra 2 dạng: quần thể hoa to vừa và quần thể hoa nhỏ. Quần thể hoa to vừa, bao gồm 4 dạng: a. Loại ít cánh; b. Loại nhiều cánh; c. Loại có biến đổi nhị đực thành cánh; d. Loại có noãn đặc biệt. Quần thể hoa nhỏ gồm 4 dạng: a. Loại đơn cánh; b. Loại nhiều cánh; c. Loại nhị biến đổi thành cánh; d. Loại có lá noãn đặc biệt.
  9. 7 Viện nghiên cứu Rau quả đã nhập nội giống sen Oga của Nhật Bản và thu thập thêm 6 giống trong nước và nước ngoài để so sánh, đánh giá, từ đó xác định được các đặc điểm thực vật học, đặc tính sinh lý và yêu cầu ngoại cảnh của các giống sen nghiên cứu (Đặng Văn Đông, 2007). 1.4.2. Khai thác và sử dụng nguồn gen cây sen Tuyển chọn và phát triển giống từ nguồn gen nhập nội: Tại Úc rất nhiều giống sen lấy củ được tuyển chọn từ nguồn gen nhập nội của Trung Quốc như: giống sen Aradise, Quangdong, Green Jade, Damaojie, Zhouou, Paozi, Big Lying Dragon và Bitchu. Tại Mỹ: đã tuyển chọn, thương mại các giống Space lotus 36, Kazima, 04-R-7 và 04-R-31; giống sen lấy hoa “Hot Lips” (Warner O. et al., 2010). Năm 1993, giống sen trắng nhập nội từ Vườn thực vật Misouri, đã được giới thiệu ở Ấn Độ (BGCI, 2006). Nghiên cứu chọn lọc và phục tráng nguồn gen sen địa phương: Một số giống địa phương đã được phục tráng và phát triển như Krishna ở Ấn Độ (Goel et al., 2001); giống sen Zilan lấy hạt ở Trung Quốc, (Follet and Douglas, 2003). Ở Việt Nam, giai đoạn 2012-2015, giống sen Mặt Bằng lấy hạt của Ba Vì và sen Tây Hồ lấy hoa cũng được Trung tâm Tài nguyên thực vật phục tráng và khai thác phát triển (Hoàng Thị Nga, 2015). Nghiên cứu cải tiến nguồn gen sen địa phương: đã có 166 giống sen mới được hình thành do quá trình lai tạo tại Vườn thực vật Vũ Hán Trung Quốc (Guo H.B, 2009). Chọn tạo giống sen lấy hoa bằng phương pháp chiếu xạ in vitro tại Ấn Độ (Arunyanart and Soontronyatara, 2002). Lai hữu tính giữa 2 loài N. nucifera và N. lutea đã chọn lọc và giới thiệu 4 giống sen thương mại Embolene, Alexander the Great, Big Ben, Bonnie Clyde (Stephen Garton, 2002). Ở Việt Nam cho tới nay chưa có công trình nào đề cập đến chọn tạo giống sen. 1.5. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác 1.5.1. Kỹ thuật nhân giống Có 3 cách để nhân giống cây sen: nhân giống bằng hạt, nhân giống bằng củ và nuôi cấy mô (Trần Hợp, 2000; Nguyễn Phước Tuyên, 2007). 1.5.2. Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại
  10. 8 Thời vụ trồng sen: ở miền Bắc, sen được trồng vào giữa mùa xuân (tháng 3-4); ở các tỉnh phía Nam trồng vào mùa mưa. Tại Đồng Tháp, sen được trồng 2 thời vụ: vụ đông xuân (tháng 12-1); vụ hè thu (tháng 5-6) (Trần Hợp, 2000; Nguyễn Phước Tuyên, 2007). Trồng cây con: khi nhiệt độ nóng ấm cây con được cấy đặt theo hàng, hàng cách hàng 2-3 m, cây cách cây 1,2-3 m thay đổi tùy theo giống và điều kiện canh tác. Cấy cách bờ ruộng hoặc ao đầm từ 1-2 m. Sau khi cấy cho nước ngập khoảng 2/3 chiều cao cuống lá, khi chồi dài ra tiếp tục bổ sung nước (Trần Hợp, 2000). Phân bón: Nguyễn Phước Tuyên (2007) khuyến cáo, áp dụng cho sen trồng tại Đồng Tháp với lượng phân bón cho 1ha là 150kg DAP, 150kg Ure, 100kg NPK, 100kg Kali. Lượng phân trên được chia ra 4 lần bón như sau: Lần 1: 10 ngày sau trồng, bón 25 kg DAP và 25 kg Urê; Lần 2: 30 ngày sau trồng bón 50 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg NPK; Lần 3: 50 ngày sau trồng, bón 50 kg Urê, 50 kg DAP và 50 kg NPK và lần 4 khi cây sen bắt đầu ra hoa, bón 25kg Urê, 25kg DAP và 100kg kali. Quản lý sâu bệnh hại: sâu xanh, rệp chích hút là hai đối tượng sâu hại cần chú ý quan tâm ở cây sen. Bệnh hại phổ biến là bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii. Bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum sp nelumbicola và Pythium elongatum (Nguyễn Phước Tuyên, 2007). 1.5.3. Thu hoạch và bảo quản Tại Đồng Tháp, với các giống sen lấy hạt thì thu hoạch gương sen vào ngày thứ 25-27 sau khi ra hoa. Thời gian thu hoạch kéo dài 40-50 ngày rồi tàn dần (Nguyễn Phước Tuyên, 2007). Củ sen bảo quản ở 3-7oC có thể giữ được 5-6 tuần (Xiong L. et al., 2000; Nguyen, 2001ab; Xin Y. et al., 2002; Tian D. et al., 2006). Khi thu hoạch hoa tại vết cắt sẽ tiết nhựa để ngăn cản sự hấp thu nước, kích thích sản sinh ra ethylene làm hoa sen bị héo rũ nhanh. Hiện nay đã tìm được chất 1-methylcyclopropene (1-MCP) giúp ngăn cản sự hình thành ethylene, làm chậm quá trình rụng cánh kéo dài thời gian sử dụng (Kaneungnit P., 2001; Sucharit Suanphairoch et al., 2006).
  11. 9 CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu sử dụng đánh giá đặc điểm nông sinh học, phân tích đa dạng di truyền: 42 mẫu giống sen trong tập đoàn. Vật liệu sử dụng trong tuyển chọn và giới thiệu các giống triển vọng: 7 mẫu giống sen lấy hoa, 33 mẫu giống sen lấy hạt, 2 mẫu giống sen lấy củ được phân lập từ tập đoàn theo tiêu chí riêng. Sử dụng 15 chỉ thị SSR cho cây sen (N. nucifera) đã công bố. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Điều tra tình hình sản xuất, thị trường và thu thập các mẫu giống sen tại một số tỉnh ở Việt Nam - Điều tra tình hình sản xuất, thị trường của cây sen tại một số tỉnh phía Bắc. - Thu thập và tạo lập tập đoàn các mẫu giống sen ở Việt Nam. 2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống trong tập đoàn cây sen. - Đánh giá đặc điểm nông sinh học, phân nhóm các mẫu giống theo tính trạng đặc trưng và mục đích sử dụng chính của từng nhóm giống. - Đánh giá mức độ sâu bệnh hại trên cây sen. 2.2.3. Nghiên cứu đa dạng di truyền các mẫu giống sen - Phân tích đa dạng di truyền dựa vào kiểu hình. - Nghiên cứu đa dạng di truyền sử dụng chỉ thị SSR. 2.2.4. Đánh giá và xác định một số mẫu giống sen triển vọng - Đánh giá, xác định giống triển vọng từ nhóm sen lấy hoa. - Đánh giá, xác định giống triển vọng từ nhóm sen lấy hạt. - Đánh giá, xác định mẫu giống sen lấy củ. 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu * Điều tra tình hình sản xuất, thị trường năm 2012-2013 tại 23 xã thuộc 6 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên. * Thu thập các mẫu giống sen năm 2011-2012 tại các điểm trồng sen ở 10 tỉnh thành gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Đồng Tháp. * Các nội dung nghiên cứu khác tại Trung tâm Tài nguyên thực vật gồm:
  12. 10 - Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm nông sinh học của các giống sen. - Đánh giá đa dạng di truyền các mẫu giống sen. - Xác định và giới thiệu các giống sen triển vọng. * Giám định mẫu bệnh tại Viện Bảo vệ thực vật, Viện Dược liệu (Hà Nội). 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phƣơng pháp điều tra tình hình sản xuất, thị trƣờng và thu thập các mẫu giống sen 2.4.1.1. Điều tra hiện trạng sản xuất và thị trƣờng sen Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra nông thôn cùng tham gia (PRA) qua phỏng vấn các hộ trồng cây sen, người kinh doanh và cơ sở sản xuất sản phẩm từ cây sen qua phiếu điều tra, quy mô 60 hộ dân. Phân tích hệ thống, phân tích SWOT được sử dụng để đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức của sản xuất cây sen. 2.4.1.2. Phƣơng pháp thu thập và tạo lập tập đoàn mẫu giống sen Theo Hướng dẫn của Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI). 2.4.2. Phương pháp mô tả, đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống sen Thí nghiệm đánh giá 42 mẫu giống sen bố trí theo phương pháp đánh giá nguồn gen của IPGRI (2001): bố trí tuần tự, không nhắc lại, 10m2/ô. Mô tả đánh giá đặc điểm nông sinh học của 42 mẫu giống sen theo biểu mẫu mô tả giống sen của Hiệp hội làm vườn cây thủy sinh và hoa súng quốc tế (IWGS, 2010). Tổng số 52 chỉ tiêu nông sinh học đã được đánh giá theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây sen. 2.4.3. Các phƣơng pháp sử dụng trong đánh giá đa dạng di truyền 2.4.3.1. Phương pháp phân tích đa dạng di truyền các mẫu giống sen dựa vào kiểu hình Lựa chọn 26 tính trạng nông sinh học có tính di truyền ổn định đặc trưng cho 42 mẫu giống. Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống căn cứ trên cây phân nhóm và hệ số tương đồng di truyền. 2.4.3.2. Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền các mẫu giống sen sử dụng chỉ thị SSR Tách chiết ADN: ADN tổng số của 42 mẫu sen tách chiết từ lá tươi, tinh sạch theo phương pháp CTAB của Luo và cs. (2001).
  13. 11 Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền: Thực hiện phản ứng PCR với 42 mẫu ADN của các giống sen được nhận dạng bằng 15 chỉ thị SSR. 2.4.4. Đánh giá, xác định một số giống sen triển vọng Đề ra tiêu chí tuyển chọn theo mục đích lấy hoa, lấy hạt và lấy củ. 2.4.4.1. Thí nghiệm đánh giá tuyển chọn mẫu giống sen lấy hoa Gồm 2 bước: Tuyển chọn từ tập đoàn và so sánh theo ô lớn. Bố trí 7 mẫu giống sen lấy hoa, diện tích 100m2/giống, 50 cây/ô/giống. Đánh giá các giai đoạn sinh trưởng, phát triển, hình thái nông học, tình hình sâu bệnh hại và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hoa của các mẫu giống. Lấy mẫu quan trắc theo phương pháp đường chéo 5 điểm. 2.4.4.2. Thí nghiệm đánh giá tuyển chọn các mẫu giống sen lấy hạt Bước 1. Đánh giá tuyển chọn sơ bộ từ tập đoàn các mẫu giống sen lấy hạt: 33 mẫu giống sen lấy hạt được phân lập theo tính trạng nông sinh học. Bước 2. Đánh giá so sánh 33 mẫu giống qui mô ô nhỏ vào năm 2013: Diện tích 100m2/mẫu giống, trồng 50 cây/ô/giống, đánh giá, chọn 18 mẫu giống với tiêu chí sen lấy hạt sinh trưởng phát triển tốt, tiềm năng năng suất hạt khá, chống chịu sâu bệnh hại. Bước 3. Đánh giá so sánh 18 mẫu giống sen lấy hạt qui mô ô lớn năm 2014: 18 mẫu giống được lựa chọn tiếp tục đánh giá với diện tích ô 1.000m2/giống, 500 cây/ô/giống. Đánh giá các giai đoạn sinh trưởng, phát triển, hình thái nông học, sâu bệnh hại và năng suất chất lượng hạt sen. Lấy mẫu quan trắc theo phương pháp đường chéo 5 điểm. 2.4.4.3. Thí nghiệm đánh giá các giống sen lấy củ Gồm 2 mẫu giống sen lấy củ đã được phân lập. Đánh giá sinh trưởng, phát triển, hình thái nông học, tình hình sâu bệnh hại và năng suất củ sen. 2.4.5. Phƣơng pháp đánh giá mức độ sâu bệnh hại 2.4.5.1. Đánh giá mức độ sâu bệnh hại Đánh giá sâu hại bệnh hại theo phương pháp của Lê Lương Tề, 2007. 2.4.5.2. Phương pháp giám định mẫu bệnh Chẩn đoán, giám định nấm bệnh theo phương pháp của Barnett và Hunter (1998); Frank và Dugan (2006).
  14. 12 2.4.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu Dữ liệu kiểu hình, kiểu gen được phân tích bằng phần mềm NTSYSpc 2.1. Số liệu mô tả đánh giá được xử lý thống kê trên Excel 2010. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng sản xuất, thị trƣờng và thu thập các mẫu giống sen tại một số tỉnh ở Việt Nam Kết quả điều tra tại 23 địa điểm thuộc 6 tỉnh phía Bắc cho thấy, tổng diện tích trồng cây sen đạt 356 ha, diện tích trồng sen lớn nhất ở Hà Nội (96 ha) và ít nhất tại Bắc Giang (12,5 ha) (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Diện tích và các giống sen hiện trồng tại các địa phƣơng, (Kết quả điều tra năm 2012-2013) TT Địa điểm Các giống sen hiện trồng Số hộ Diện tích trồng sen (ha) 1 Bắc Giang 3 4 12,5 Mai Đình-Hiệp Hòa sen Trâu, sen Bát tía, 4 12,5 sen Bát xanh 2 Bắc Ninh 6 15 79,2 Đông Khê-Yên Phong sen Hồng 1 4,0 Hòa Tiến-Yên Phong sen Hồng 1 2,0 Hà Mãn-Thuận Thành sen Hồng, sen Cảnh 2 2,0 Hoài Thượng-Thuận Thành sen Bát xanh, sen Bát tía 3 10,0 Thị trần Hồ-Thuận Thành sen Bát xanh, sen Bát tía 1 1,0 Gia Đông-Thuận Thành sen Bát xanh, sen Bát tía 2 36,0 Mão Điền-Thuận Thành sen Bát xanh, sen Bát tía 2 2,0 Trạm Lộ-Thuận Thành sen Lai, sen Cỏ 2 15,0 Phương Vĩ-Vũ Ninh sen Hồng 1 7,2 3 Hà Nam 5 8 88,5 Mộc Bắc-Duy Tiên sen Lai, sen Ta, sen Ngố 2 7,5 Mộc Nam-Duy Tiên sen Lai, sen Ngố, sen Cảnh 5 51,0 Chuyên Ngoại-Duy Tiên sen Lai, sen cánh hồng 1 30,0 4 Hà Nội 3 16 96,0 Sơn Đà-Ba Vì sen Ta, sen Mặt Bằng 9 80,0 Nhật Tân-Tây Hồ sen Tây Hồ 7 16,0 5 Hải Dương 2 7 39,5 Hiệp Lực-Ninh Giang sen Hồng 5 24,5 Hồng Phong-Ninh Giang sen Hồng, sen cánh hồng 2 15,0 6 Hưng Yên 2 10 40,3 Ngọc Thanh-Kim Động sen Hồng 2 8,7 Chính Nghĩa-Kim Động sen Hồng 2 3,8 Lương Bằng-Kim Động sen Hồng 3 9,8 Minh Phượng-Tiên Lữ sen Hồng 1 10,0 Tống Chân-Phù Cừ sen Hồng 1 6,0 Dị Sử-Mỹ Hào sen Hồng, sen Trắng 1 2,0 TỔNG 21 60 356,0
  15. 13 Có 21 loại sản phẩm từ cây sen được khai thác và đưa ra thị trường tiêu thụ, trong đó gương sen xanh, hạt sen chè và hoa sen được người dân ưa chuộng. Sản phẩm sen trắng (hạt sen khô) rất có tiềm năng, khả năng tiêu thụ tốt. Giống sen Trâu có nguy cơ bị mất ngoài sản xuất vì thoái hóa. Đã thu thập, tạo lập tập đoàn sen gồm 42 mẫu giống, đang bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật có thể coi là tập đoàn sen quốc gia khi có các mẫu giống đại diện cho cả 3 miền Bắc-Trung-Nam của Việt Nam. 3.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống sen Tổng số 52 chỉ tiêu về đặc điểm thân lá, nụ hoa, hoa, nhị hoa, gương sen, hạt sen của 42 mẫu giống đã được mô tả, đánh giá và phân nhóm theo các tính trạng đặc trưng (Bảng 3.8- 3.20). Bảng 3.8. Phân nhóm các mẫu giống sen theo đặc điểm thân, lá (năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội) TT Tính trạng và các trạng thái biểu hiện Số giống Tỷ lệ Các mẫu giống biểu hiện (%) 1 Kích cỡ cây * To 38 90,4 S1,S3-S24,S26-S35, S37- S40,S42 Trung bình 2 4,8 S2,S36 Nhỏ-Trung bình 2 4,8 S25,S41 2 Màu sắc rễ non Trắng 42 100,0 S1-S42 3 Hình dạng lá mới Gần tròn 42 100,0 S1-S42 4 Màu lá non Xanh 3 7,1 S20,S21,S22 Tím 39 92,9 S1-19,S23-S42 5 Màu lá trưởng thành Xanh đậm 42 100,0 S1-S42 6 Bề mặt lá Ráp 2 4,8 S21,S22 Nhẵn 40 95,2 S1-S20,S23-S42 7 Gai trên cuống Nhiều 3 7,1 S20,S21,S22 Rất nhiều 39 92,9 S1-S19,S23-S40 8 Kiểu lá Hình phễu 41 97,6 S1-S35, S37-S42 Lá trải phẳng 1 2,4 S36 Kích cỡ cây*: To: 1,5-2m; Trung bình: 1-1,5m, Trung bình-nhỏ: 0,5-1m, Nhỏ: 20-50cm, Rất nhỏ
  16. 14 Các mẫu giống trong tập đoàn sen có thời gian sinh trưởng trung bình- dài ngày (thời gian trồng-lá khô). Có 3 mẫu giống có thời gian sinh trưởng dài >220 ngày, 39 mẫu giống có thời gian sinh trưởng trung bình 190-220 ngày. Bước đầu đã phân nhóm tập đoàn sen theo 3 nhóm sử dụng chính: Nhóm sen lấy hoa 7/42 mẫu giống; Nhóm sen lấy hạt: 33/42 mẫu giống và nhóm sen lấy củ 2/42 mẫu giống. Bảng 3.20. Phân nhóm các mẫu giống sen theo một số tính trạng chính và năng suất hạt sen (năm 2012-2013, Hoài Đức-Hà Nội) Các tham số Chiều Chiều Đƣờng Tỷ lệ Khối Năng suất thống kê dài hạt rộng hạt kính hạt chắc/ lƣợng hạt sen (mm) (mm) gƣơng sen gƣơng sen 100 hạt (g) (kg/10m2) (cm) (%) Giá trị >21,5 >15,9 >12,7 >85,4 >252,1 >2,6 Nhóm 1 Số lượng 6 7 1 4 8 6 Tỷ lệ (%) 15,0 17,5 2,5 10,0 20,0 15,0 Giá trị 18,8-21,5 14,5-15,9 9,4-12,7 47,8-85,4 190,5-252,1 1,1-2,6 Nhóm 2 Số lượng 30 25 36 30 27 28 Tỷ lệ (%) 75,0 62,5 90,0 75,0 67,5 70,0 Giá trị
  17. 15 (S22) đều có cánh kép và bề mặt lá ráp. Nhóm IV gồm 2 mẫu giống sen Cảnh (S25 và S41) và mẫu giống sen Nhật Bản (S31). Hình 3.18. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 42 mẫu giống sen dựa trên chỉ thị hình thái với 26 tính trạng hình thái nông học 3.3.2. Đánh giá đa dạng di truyền các mẫu giống sen bằng chỉ thị SSR Kết quả phân tích 15 locut SSR trên tập đoàn 42 mẫu giống sen cho thấy: sản phẩm PCR là các băng có kích thước nằm trong khoảng 125-365 bp. Tại mỗi locut, kích thước các alen thu được biến thiên trong phạm vi 4 bp (Nelumbo-22) đến 85 bp (PR01). Tổng số alen được phát hiện tại 15 locut là 79 alen. Số alen đa hình tại mỗi locut biến động từ 3 alen (Nelumbo-22, Nelumbo-34) đến 8 alen (PR04), trung bình 5,27 alen/locut. Có 5 chỉ thị Nelumbo-34, PL69, PL74, PR01 và PR10 cho nhận dạng đặc biệt ở 6 mẫu giống sen Ta (S13), sen Trắng (S20), sen Nhật Bản (S31), Sen Ta (S38), sen Hồng Đồng Tháp (S39) và sen Hồng (S42). Các mẫu giống Sen Ta (S13) có thể được nhận dạng bằng chỉ thị PL69 (210 bp), sen Nhật Bản (S31) nhận dạng bằng PL74 (179 bp), sen Hồng Đồng Tháp (S39) nhận dạng bằng PR01 (130 bp) và sen Ta (S38) có thể sử dụng chỉ thị PR10 (195 bp) để nhận dạng. Hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu giống sen nghiên cứu dao động từ 0,58 đến 0,93. Tại mức tương đồng di truyền 0,70 thì 42 mẫu giống
  18. 16 sen được chia thành 4 nhóm cơ bản tách biệt giữa sen lấy hạt (nhóm I, nhóm IV) với sen lấy hoa cánh màu hồng (nhóm II) màu trắng (nhóm III). Hình 3.21. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 42 mẫu giống sen bằng chỉ thị SSR Từ các kết quả đánh giá về đặc điểm nông sinh học, phân tích tính đa dạng di truyền của các mẫu giống sen nghiên cứu, chúng tôi đề xuất hướng khai thác, sử dụng nguồn gen sen hiện có như sau: - Sử dụng nguồn gen sen để phát triển sản xuất ở vùng nguyên sản: là sen Tây Hồ (S21), sen Mặt Bằng (S2) ở Hà Nội; sen Hồng (S40) ở Hưng Yên; sen Hồng Đồng Tháp (S39) ở Đồng Tháp Mười, sen Trắng (S36) tại Thừa Thiên Huế. Cần phục hồi nguồn gen sen Trâu (có gương to và vỏ hạt màu đen) đang có nguy cơ bị mất trong tự nhiên tại Bắc Giang. - Khai thác sử dụng nguồn gen sen theo hướng lấy hạt năng suất cao: Có 6 mẫu giống cho năng suất hạt sen cao >2,6kg/10m2 gồm sen Bát xanh (S12), sen Ta (S13), sen Hồng (S11), sen Mặt Bằng (S2), sen Cánh Hồng (S18), sen Bát tía (S14), 4 mẫu giống có tỷ lệ hạt chắc/gương sen cao >85,4% như sen Bát xanh (S12), sen Mặt Bằng (S2), sen Bát tía (S14), sen Ta (S13) là vật liệu khởi đầu tốt phục vụ công tác chọn tạo giống sen theo hướng năng suất hạt cao. - Khai thác sử dụng nguồn gen sen theo hướng lấy hoa có năng suất và chất lượng hoa cao: các mẫu giống hoa có dạng cánh kép, chất lượng hoa
  19. 17 tốt như sen Trắng (S22), sen Tây Hồ (S21), sen Cảnh (S25, S41), sen Nhật Bản (S31). Như vậy, có thể sử dụng các mẫu giống này làm vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống sen theo hướng lấy hoa, cây cảnh, lấy gạo sen ướp chè ở sen Tây Hồ. - Khai thác nguồn gen sen theo hướng thời gian sinh trưởng ngắn: Có 3 mẫu giống có thời gian từ khi trồng đến ra hoa sớm < 66 ngày gồm sen Mặt Bằng (S2-60 ngày), sen Lai (S1-63 ngày) và sen Hồng (S28-65 ngày). Các mẫu giống này có thể là vật liệu di truyền tốt phục vụ công tác chọn tạo giống sen lấy hạt ngắn ngày. - Khai thác nguồn gen sen theo hướng lấy cuống lá sản xuất tơ sen làm vải, lụa truyền thống với các mẫu giống có chiều cao cuống lớn như sen Cỏ (S9-175,2 cm), sen Bát xanh (S12-173,8 cm) và sen Hồng (S29-196 cm). - Khai thác nguồn gen sen theo hướng đa mục đích sử dụng: Có thể sử dụng đồng thời nhiều bộ phận của cây sen trên cùng một mẫu giống, vừa lấy hoa, vừa lấy hạt và cả lấy lá như sen Lai lùn (S7-38 hoa/10m2, màu sắc hoa hồng đẹp, 126 lá, năng suất hạt sen - 2,5kg/10m2) hay sen Tây Hồ (lấy gạo sen, lấy hoa và lấy lá). - Đề xuất 4 tổ hợp lai theo hướng sen lấy hạt: sen Mặt Bằng (S2) x sen Bát xanh (S12); sen Bát xanh (S12) x sen Hồng Đồng Tháp (S39); sen Bát xanh (S12) x sen Hồng (S42); sen Cánh Hồng (S18) x sen Hồng (S42). Bố mẹ của các cặp lai có hệ số tương đồng di truyền từ 0,61-0,68 thông qua chỉ thị SSR, đồng thời tỷ lệ hạt chắc/gương sen cao, hạt sen thơm ngon, chống chịu sâu bệnh khá. - Đề xuất 4 tổ hợp lai theo hướng chất lượng hoa, gạo sen nhiều: sen Tây Hồ (S21) x sen Bát xanh (S12); sen Cảnh (S25) x sen Bát xanh (S12); sen Trắng (S22) x sen Tây Hồ (S25); sen Trắng (S22) x sen Hồng Đồng Tháp (S39). Bố mẹ của các cặp lai có hệ số tương đồng di truyền tương ứng từ 0,64-0,68 thông qua chỉ thị SSR đồng thời chúng mang các tính trạng mục tiêu tốt như hương sen thơm, gạo sen nhiều, màu sắc hoa đẹp, năng suất hoa cao. 3.4. Đánh giá, xác định một số mẫu giống sen triển vọng có tiềm năng khai thác mở rộng sản xuất
  20. 18 3.4.1. Nghiên cứu xác định mẫu giống triển vọng từ nhóm sen lấy hoa Kết quả phân nhóm dựa trên cơ sở phân tích kiểu hình và kiểu gen của tập đoàn sen, có 7 mẫu giống thuộc nhóm sen lấy hoa (Bảng 3.27). Qua đánh giá, so sánh khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng hoa đã xác định được 3 giống sen lấy hoa triển vọng là sen Tây Hồ (S21), sen Trắng (S22) và sen Cảnh (S25). Sen Tây Hồ (S21): Nguồn gốc thu thập tại Tây Hồ, Hà Nội. Thời gian sinh trưởng 205,0±6,1 ngày. Chiều cao cây 170,0±8,8 cm. Kích cỡ lá lớn, bề mặt lá ráp. Số lá trưởng thành 121±7,9 lá. Màu sắc cánh hoa hồng tươi rất đẹp, gạo sen nhiều 560±39,8 gạo sen, đường kính hoa to 24,5±1,2 cm, độ bền hoa 5 ngày. Năng suất hoa đạt 64.000±290 hoa/ha. Hương hoa rất thơm (điểm 7). Ngoài khai thác hoa tươi còn có thể khai thác lá làm trà lá sen do kích cỡ lá lớn, hương thơm của lá hơn hẳn các giống sen khác. Bảng 3.27. Năng suất và chất lƣợng hoa của 7 mẫu giống thuộc nhóm sen lấy hoa ( năm 2014, Hoài Đức-Hà Nội) STT Tên giống Đƣờng kính Năng suất Độ bền của Hƣơng thơm hoa (cm) hoa/ha (hoa) hoa (ngày)* của hoa (điểm)** 1 Sen Trắng (S20) 19,5±2,1 55.000±180 4 3 2 Sen Tây Hồ (S21) 24,5±1,2 64.000±290 5 7 3 Sen Trắng (S22) 22,0±1,6 59.500±230 4 7 4 Sen Cảnh (S25) 15,0±1,0 58.000±360 5 5 5 Sen Nhật Bản (S31) 24,0±1,6 60.500±290 4 5 6 Sen Trắng (S36) 18,0±1,5 52.000±210 4 3 7 Sen Cảnh (S41) 14,5±1,0 55.000±230 5 5 * Tính số ngày từ thời điểm hé nụ đến rụng cánh; ** Điểm 1: Không thơm, 3: Thoảng hương, 5: Thơm; 7: Rất thơm Sen Trắng (S22): Nguồn gốc thu thập tại Thuận Thành, Bắc Ninh. Thời gian sinh trưởng 215±1,2 ngày. Chiều cao cây 155,0±5,1 cm. Kích cỡ lá tương đối lớn, bề mặt lá ráp. Sen Trắng (S22) có kiểu hoa cánh kép, cánh màu trắng, số lượng cánh hoa đạt 139±10,8 cánh. Đường kính hoa 22±1,6 cm. Độ bền hoa 4 ngày, rất thơm (điểm 7). Năng suất 59.500±230 hoa/ha. Sen Cảnh (S25): Nguồn gốc thu thập tại Thuận Thành, Bắc Ninh. Thời gian sinh trưởng 212±8,4 ngày. Chiều cao cây thấp 98,0±3,5 cm. Kích cỡ lá nhỏ, lá trưởng thành 108±7,9 lá. Đường kính hoa nhỏ chỉ đạt 15,0±1,0 cm, độ bền hoa 5 ngày, hương thơm điểm 5. Năng suất đạt 58.000±360 hoa/ha.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2