intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm thu thập, phân lập và tuyển chọn được chủng virus NPV cho hiệu quả cao đối với sâu ăn tạp và sâu xanh da láng tại ĐBSCL. Xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm sinh học NPV dạng lỏng và dạng khô. Ứng dụng được chế phẩm sinh học NPV trong quản lý SAT và SXDL trên đồng ruộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng Sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Mã ngành: 62 62 01 12 ẠM TRỊNH THỊ XUÂN MƠN NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ CỦA Nucleopolyhedrosis virus (NPV) TRÊN SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura Fabr.) VÀ SÂU XANH DA LÁNG (Spodoptera exigua Hubn.) TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cần Thơ, 2018 1
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGs.Ts. Trần Văn Hai Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ……………………………………………... Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: Phản biện 2: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1. Trịnh Thị Xuân, Trương Thanh Xuân Liên và Trần Văn Hai, 2016. So sánh thức ăn nhân tạo và lá hành lên sự sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner (Lepidoptera: Noctuidae). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 3: 226-232. 2. Trịnh Thị Xuân, Trương Thanh Xuân Liên, Dương Thu Nhi và Trần Văn Hai, 2016. Phân lập vi rút SeNPV từ sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubner) tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 3: 233-240. 3. Trịnh Thị Xuân, Trương Thanh Xuân Liên, Dương Thu Nhi và Trần Văn Hai, 2016. Tiềm năng của virus SeNPV (Spodoptera exigua Nucleopolyhedrovirus) đối với sâu keo da láng Spodoptera exigua Hubner (Lepidoptera: Noctuidae) tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí chuyên ngành Bảo vệ Thực vật. ISSN 2354-0710. 3 (266): 26-35. 4. Huỳnh Nguyễn Quang Tuấn, Trần Văn Hai, Trịnh Thị Xuân, 2014. Ảnh hưởng của Tinopal UNDP-GX và axit boric trong sản xuất chế phẩm Nucleopoluhedrovirus để phòng trừ sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius (Lepidoptera: Noctuidae). Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. ISSN 1859-4581.(12): 44-49. 3
  4. Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây diện tích rau màu của ĐBSCL phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên biệt cao. Năm 2007, ĐBSCL có 233.809 ha đất trồng rau (khoảng 20% diện tích trồng rau của cả nước) tập trung nhiều nhất ở các tỉnh như Tiền Giang 31.994 ha, An Giang 31.052 ha, Trà Vinh 25.894 ha, Sóc Trăng 24.427 ha và Vĩnh Long 15.000 ha. Trong đó, diện tích rau ăn lá 105.154 ha, rau ăn trái 77.068 ha, rau ăn củ 25.393 ha và còn lại là các loại rau khác (Phạm Văn Dư và ctv., 2008). Song song với diện tích và sản lượng các loại rau màu được nâng cao thì vấn đề dịch hại đặc biệt do côn trùng gây ra là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm. Một trong những loại côn trùng gây hại nghiêm trọng là sâu ăn tạp (S. litura) và sâu xanh da láng (S. exigua). Hai loại côn trùng đều thuộc họ ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera) và là loài đa thực gây hại trên rất nhiều loại cây trồng trong đó tập trung gây hại chính trên nhóm cây rau màu như cây hành, cây thuộc họ đậu, họ bầu bí, họ thập tự, họ cà, cây bắp ... (Smagghe et al., 1998; Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv.., 1999; Liu et al., 2002). Cho đến nay, thuốc BVTV luôn luôn được người dân sử dụng để quản lý hai loại sâu hại này, nhiều nơi nông dân đã phun từ 10 – 15 lần thuốc hóa học/vụ (Trần Văn Hai, 1997; Nguyễn Thị Chắt và ctv., 1998). Thậm chí nhiều người dân còn dùng thuốc với liều cao hơn mức khuyến cáo rất nhiều lần (Trần Văn Hai, 1997). Theo thống kê đầy đủ thì danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng đến năm 2014 tại Việt Nam là 1.643 hoạt chất, cao gấp 2,5 - 4,1 lần so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia chỉ khoảng 400 - 600 loại; Trung Quốc khoảng 630 loại (Nguyễn Kim Vân, 2014). Từ trước năm 1985, khối lượng hóa chất BVTV được sử dụng hàng năm khoảng 6.500 - 7.000 tấn thì đến năm 2014 Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000-100.000 tấn, đã tăng gấp hơn 10 lần (Trần Xuân Định, 2015). Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc BVTV đang là 1 thách thức không nhỏ được đặt ra cho ngành BVTV do có rất nhiều báo cáo cho thấy việc lạm dụng nhiều thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp như hiện nay sẽ gây ra nhiều vấn đề như: mất cân bằng sinh thái, gia tăng tính kháng thuốc của sâu hại, dư lượng độc chất tồn lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây với xu thế hội nhập quốc tế và các yêu cầu về nông sản an toàn, đạt các tiêu chuẩn GAP (VietGAP, EuroGAP và GlobalGAP) trên rau màu đã và đang được phát triển rất mạnh ở ĐBSCL.Vì vậy, để giảm thiểu lượng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp, một trong những hướng đi của ngành BVTV Việt Nam cố gắng đẩy mạnh sử dụng các chế phẩm sinh học nói chung và các tác nhân phòng trừ sinh học nói riêng. Virus nhân đa diện Nucleopolyhedrovirus (NPV) gây bệnh 4
  5. côn trùng thuộc nhóm Baculovirus (họ Baculoviridae) đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và phát triển thành thuốc trừ sâu sinh học phòng trị côn trùng thuộc Lepidopteran, Hymenopteran, Dipteran và Coleopteran (Bonning and Hammock, 1996; Hammock et al., 1993; Martignoni and Iwai, 1986). Có hơn 1.000 loài côn trùng bị nhiễm bởi virus này, đây là một tác nhân, được công nhận là có khả năng thay thế thuốc trừ sâu hóa học có hiệu quả nhất và quan trọng là do tính an toàn đối với môi trường và các sinh vật khác (Hunter – Fujita et al., 1998, Dhandapani, 1994). Hiện nay, một số nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng virus NPV phòng trừ các loại sâu hại cây trồng phổ biến như sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu đo (Trichoplusia ni), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu xanh bông (Heliothis armigera), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu cuốn lá trà (Adoxophyes orana), sâu xếp lá trà (Honoma magnamima) (Kunimi, 2005; Kunimi, 2007; Hughes and Wood, 1981; Hughes et al., 1986; Takatsuka et al., 2005; Phạm Thị Thùy, 2004) và có hơn 20 loại virus của các loài sâu hại đã được sản xuất theo phương pháp công nghiệp thành dạng thuốc trừ sâu thương mại như Gemstar, Virin-HS, Spod-X, Ness-A, Ness-E, Spodopterin, Capex 2... Xuất phát từ thực tế, đề tài “Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng Sông Cửu Long” được thực hiện nhằm phát hiện nguồn virus bản địa có khả năng phòng trị sâu gây hại cây trồng. 1.2 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu Thu thập, phân lập và tuyển chọn được chủng virus NPV cho hiệu quả cao đối với sâu ăn tạp và sâu xanh da láng tại ĐBSCL. Xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm sinh học NPV dạng lỏng và dạng khô. Ứng dụng được chế phẩm sinh học NPV trong quản lý SAT và SXDL trên đồng ruộng. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài có ý nghĩa khoa học cao vì nghiên cứu về virus NPV có hệ thống trên hai đối tượng là SAT và SXDL tại ĐBSCL như thu thập, định danh, thử nghiệm độc tính của các chủng virus. Ngoài ra, đề tài còn hướng đến việc sản xuất thử nghiệm chế phẩm virus cho hiệu quả cao ngoài đồng để từ đó có cơ sở khuyến cáo người nông dân sử dụng nhằm thay thế dần cho thuốc BVTV. Kết quả của đề tài sẽ mở ra hướng quản lý một số loài sâu hại khác thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) theo IPM, thay thế hoặc luân phiên với thuốc hóa học cũng như 5
  6. kết quả sẽ là cơ sở dữ liệu cho các hướng nghiên cứu tiếp theo về đấ u tranh sinh ho ̣c côn trùng 1.4 Những đóng góp mới của luận án Luận án đã cung cấp các thông tin quan trọng như phương pháp thu thập, xác định virus NPV gây bệnh trên côn trùng dựa vào các đặc điểm triệu chứng, hình thái của thể vùi và sử dụng công nghệ sinh học dò tìm gene polh của polyhedrin (đặc trưng cho nhận biết virus NPV) để xác định được loài virus gây bệnh trên SAT và SXDL. Về mặt lý luận, luận án cũng đã khái quát được một số đặc tính của virus NPV bản địa góp phần bổ sung vào cơ sở dữ liệu về lĩnh vực phòng trừ sinh học côn trùng tại ĐBSCL. Kết quả đạt được là một bộ sưu tập gồm 43 chủng virus SpltNPV (Spodoptera litura nucleopolyhedrovirus) gây bệnh trên sâu ăn tạp và 20 chủng virus SeNPV (Spodoptera exigua nucleopolyhedrovirus) gây bệnh trên sâu xanh da láng tại chín tỉnh thuộc ĐBSCL, trong đó, mỗi tỉnh đã chọn lựa được chủng virus cho hiệu quả cao đối với sâu hại. Về mặt thực tế, luận án đã xác định được nồng độ, thời gian gây chết sâu trung bình (LC50, LT50) của các chủng virus SpltNPV và SeNPV ở các giai đoạn tuổi khác nhau để từ đó có cơ sở hướng dẫn nông dân ứng dụng virus NPV trên đồng ruộng. Song song đó cũng xác định được năng suất thể vùi của các chủng virus SeNPV và SpltNPV ở từng giai đoạn ấu trùng SAT và SXDL nhằm phục vụ cho việc sản xuất chế phẩm virus NPV có hiệu quả hơn. Ngoài ra, luận án đã xác định được chất phụ gia phối trộn trong sản xuất chế phẩm virus NPV là acid boric ở nồng độ 1% sẽ làm tăng hiệu quả của chế phẩm virus NPV. Đã ứng dụng virus SpltNPV và SeNPV quản lý sâu ăn tạp và sâu xanh da láng gây hại cây trồng tại vùng ĐBSCL. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: từ tháng 06/2013 đến tháng 06/2016. Địa điểm: Các thí nghiệm trong phòng, nhà lưới và phân tích được thực hiện tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ; Phòng Sinh học Phân tử − Viện Công nghệ Sinh học − Trường Đại học Cần Thơ; Phòng Kính hiển vi điện tử − Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Hà Nội và Trung tâm 6
  7. Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm TP.HCM. Các ruộng thí nghiệm ngoài đồng tại tỉnh Vỉnh Long, Sóc Trăng và Hậu Giang. 3.2 Phương pháp 3.2.1 Thu thập định danh virus NPV (Nucleopolyhedrosis virus) gây bênh ̣ trên sâu ăn tạp (S. litura) và sâu xanh da láng (S. exigua) 3.2.1.1 Địa điểm và phương pháp thu mẫu Thu mẫu: Tổng cộng có 16 địa điểm tương ứng với 16 xã của 14 huyện ở 9 tỉnh ĐBSCL được tiến hành thu mẫu, trong đó ruộng được chọn thu mẫu phải có diện tích từ 500 m2 trở lên, mỗi ruộng sẽ thu mẫu ngẫu nhiên 5 điểm theo đường zig zag, mỗi điểm cách nhau tối thiểu 6 m. Các ruộng trồng hành lá, xà lách xoong, đậu phộng và đậu xanh tiến hành thu tại 5 điểm theo đường chéo góc (1 khung/điểm) tương đương với 5 khung, mỗi khung có diện tích 40 x 50 cm2. Đối với ruộng trồng các loại cây còn lại như cải bắp, cà chua, cải làm dưa, đậu cove… thì tiến hành thu mẫu 10 cây/điểm, thu mẫu 5 điểm/ruộng. Phương pháp thu mẫu là thu tất cả các lá có sự hiện diện của SAT và SXDL cho vào túi nylon. Ghi và dán nhãn địa điểm, loại cây ký chủ lên túi nylon và mang về PTN bộ môn BVTV để phân loại. 3.2.1.2 Định danh virus Nucleopolyhedrovirus a. Xác định triệu chứng của sâu bị nhiễm virus Nucleopolyhedrovirus Những mẫu sâu thu ngoài đồng mang về phòng thí nghiệm sẽ tiến hành phân loại theo độ tuổi của sâu, mỗi mẫu sẽ nuôi trong 1 hộp có kích cỡ 30 mL và thức ăn nhân tạo (Trịnh Thị Xuân và ctv., 2016). Các chỉ tiêu theo dõi như hành vi, kić h thước cơ thể, màu sắ c của sâu bị chết (nếu có) và định danh theo phương pháp phân loại của Evans and Shapiro (1997). b. Xác định hình dạng thể vùi của virus Nucleopolyhedrovirus Trong điều kiện PTN, những mẫu ấu trùng SAT và SXDL nghi ngờ bị nhiễm virus NPV sẽ được thu nhận trữ vào ống eppendorf 1,5 mL và sử dụng tăm nhọn đã tiệt trùng phết mẫu lên lame có bổ sung giọt dịch nước cất. Tiến hành quan sát mẫu dưới kính hiển vi huỳnh quang ở độ phóng đại 40 − 100 lần để phát hiện các thể vùi của virus NPV có hình dạng góc cạnh. Bên cạnh đó tiến hành cắt thể mỡ của sâu bị nhiễm virus NPV, nhuộm màu và quan sát mẫu dưới kiń h hiể n vi điện tử ở độ phóng đại 40.000 đến 150.000 lần và chu ̣p hiǹ h xác đinh ̣ cấ u trúc của virus NPV (Hunter-Fujita et al., 1998). Ghi nhận chỉ tiêu: Quan sát hình dạng và đo kích thước thể vùi của virus NPV. c. Định danh virus Nucleopolyhedrovirus bằng kỹ thuật PCR 7
  8. Để dò tìm và khuếch đại trình tự gene polh của virus NPV từ DNA tổng số, kỹ thuật PCR đã được sử dụng với primer chuyên biệt là PER001 và PSF002 đã được Clarke et al. (1996) sử dụng để dò tìm gene polh. Đây là một phương pháp hiện đại và thuận tiện cho xác định sự hiện diện của một trình tự nào đó trong mẫu với độ chính xác cao và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực (Trần Nhân Dũng và ctv., 2012). Căn cứ vào các tài liệu đã tham khảo, trong đó chủ yếu dựa vào các kết quả mà Clarke et al. (1996); Takatsuka et al. (2001) đã đạt được, cặp mồi PER001 và PSF002 đã được sử dụng để khuếch đại gene polh của virus NPV. Sau khi ly trích DNA của các mẫu sẽ tiến hành thực hiện phản ứng khuếch đại PCR với chu trình nhiệt như sau: bước 1: 940C 3 phút; bước 2: 940C 30 giây; bước 3: 500C 30 giây; bước 4: 720C 30 giây; bước 5: lặp lại 32 chu kỳ từ bước 1 đến bước 4, giữ nhiệt độ ở 40C. Sau đó tiến hành điện di và chụp hình bản gel, so sánh với thang chuẩn để xác nhận vị trí các băng và xác định các mẫu cho kết quả dương tính (có băng mong muốn). Gửi sản phẩm PCR để giải trình tự tại công ty Macrogen, Hàn Quốc (www.macogen.com). 3.2.2 Nghiên cứu tính độc của virus SpltNPV và SeNPV trong điề u kiêṇ phòng thí nghiệm 3.2.2.1 Đánh giá hiêụ quả của các chủng virus SpltNPV và SeNPV trong điều kiêṇ phòng thí nghiêm ̣ Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồ m các nghiệm thức là tấ t cả các chủng virus thu thâ ̣p được pha ở nồ ng đô ̣ thể vùi 5 x 107 OBs/mL và nghiê ̣m thức đố i chứng (sử dụng nước cất thanh trùng), tất cả các nghiệm thức bổ sung 5% nước đường + 10% phẩm màu đỏ (Kyoritu Food Co. Ltd., Tokyo), mỗi nghiệm thức với bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp lại gồm 24 ấu trùng sâu tuổi 2 để bố trí (trước khi bố trí thí nghiệm cần bỏ đói sâu trong 24 giờ). Sử dụng phương pháp droplet − feeding (Hughes and Wood, 1981; Hughes et al.,1986; Kunimi and Nakai, 2001). Ghi nhận chỉ tiêu: Đánh giá kết quả thí nghiệm bằng cách ghi nhận số sâu sống, chết ở tất cả các nghiệm thức sau mỗi ngày lây nhiễm và hiệu đính bằng công thức Abbott (1925). 3.2.2.2 Xác đinh ̣ giá tri LC ̣ 50, LT50 của virus SpltNPV và virus SeNPV ở các giai đoạn tuổi sâu * Thí nghiê ̣m xác đinh ̣ giá tri ̣ LC50 (Lethal Concentration – nồ ng đô ̣ gây chế t trung bình 50% cá thể): thí nghiệm được thực hiện trên các giai đoạn phát triển của SAT và SXDL từ tuổi 1 đến tuổi 5. Ở mỗi giai đoạn tuổi sâu sử dụng 120 ấu trùng/nồng độ. Trước khi lây nhiễm, cân trọng lượng của mỗi giai đoạn tuổi sâu để xác định độ đồng đều khi thực hiện thí nghiệm, sử du ̣ng phương pháp droplet − feeding. 8
  9. 3.2.2.3 Năng suất thu hồi thể vùi của các chủng virus SpltNPV, SeNPV đố i với sâu ăn tạp và sâu xanh da láng *Thí nghiệm được thực hiện bằng phương pháp lây nhiễm bề mặt thức ăn (Shorey and Hale, 1965). Sử dụng 1,0 mL dung dịch huyền phù virus ở các nồng độ tương ứng trộn với thức ăn nhân tạo. Sử dụng 100 ấu trùng/tuổi/chủng virus cho tiếp xúc với thức ăn đã bị nhiễm virus. Hàng ngày có bổ sung thức ăn và theo dõi sâu có triệu chứng chết do virus (đổi màu, không di chuyển) tiến hành ngừng cho ăn, thu sâu cho vào ống Falcon 50 mL và trữ lạnh -200C. Cách tính năng suất thể vùi virus như sau, nghiền tất cả xác sâu với 10 mL (sâu tuổi 1 và 2), 100 mL (sâu tuổi 3, 4 và 5) nước cất thanh trùng, lọc thu dịch virus và ly tâm theo quy trình của Kunimi and Nakai (2001). 3.2.2.4 Khảo sát khả năng lưu tồ n của các chủng virus SpltNPV, SeNPV đố i với sâu ăn tạp và sâu xanh da láng Thí nghiệm được thực hiện với các nghiệm thức tương ứng các chủng virus được chọn lựa từ mục 3.2.2.1. Sử dụng nồng độ thể vùi virus là 5 x 107 OBs/mL và nghiệm thức đối chứng (chỉ phun nước cất), mỗi chậu thí nghiệm tiến hành phun với liều lượng 15 mL/chậu sau 1, 3, 5 và 20 ngày sau phun (NSP) cắt lá cải (hành) vào phòng thí nghiệm và tiến hành cho sâu tuổi 2 ăn bằng phương pháp vị độc (tác động qua miệng). Mỗi lần lặp lại tương ứng với 24 ấu trùng sâu tuổi 2, để chuẩn bị lượng sâu lớn dùng cho thí nghiệm và các ổ trứng được nở đồng loạt thì sẽ tiến hành làm chậm thời gian nở của trứng bằng cách đưa ổ trứng vào ngăn tủ lạnh mát 40C. 3.3.2.5 Khảo sát sự tác động chéo của virus SpltNPV và SeNPV Đặc tính của virus là chuyên tính vì vậy thí nghiệm này được thực hiện nhằm khẳng định lại các giả thuyết là virus NPV được phân lập trên SAT ký hiệu SpltNPV có tác động (gây chết) đối với SXDL hay không và ngược lại. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiện, sử dụng phương pháp droplet – feeding (Hughes and Wood, 1981; Hughes et al., 1986; Kunimi and Nakai, 2001) để thực hiện. 3.2.3 Xác định chất phụ gia khi phối trộn với virus NPV Thí nghiệm được thực hiện theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Mỗi lặp lại sử dụng 24 ấu trùng sâu tuổi 2, virus SpltNPV và SeNPV được bổ sung với chấ t phu ̣ gia Tinopal UNPA − GX với tỷ lê ̣ khác nhau, sử dụng phương pháp lây nhiễm qua thức ăn (Shorey and Hale, 1965), 10 µL virus được trô ̣n với thức ăn nhân ta ̣o đã được chuẩ n bị sẵn và cho vào khuôn chủng, chuyển từng cá thể sâu vào khuôn chủng. Sau 2 ngày sẽ chuyển sâu từ khuôn chủng ra từng hộp nhỏ 30 mL để tránh lây bệnh và sai số. 9
  10. 3.2.4 Xác định thời gian tồn trữ của chế phẩm virus SpltNPV và SeNPV Thí nghiệm được thực hiện bằng cách phối trộn công thức khác nhau để sản xuất ra virus dạng lỏng và dạng bột theo quy trình chi tiết ở Hình 3.1: Thức ăn nhân tạo Lây nhiễm sâu bằng thức ăn Trứng Sâu tuổi 1 nhân tạo Vòng đời Sâu tuổi 4 Thu virus Lây nhiễm virus sâu Ngài Nhộng Ly tâm virus Dạng lỏng Nhân nuôi sâu sạch bệnh Phối trộn phụ gia Dạng khô Đóng gói, bảo quản Hình 3.1. Sơ đồ sản xuất chế phẩm virus NPV trong điều kiện phòng thí nghiệm, Bộ môn BVTV, ĐHCT Sau khi sản xuất chế phẩm sẽ được bảo quản ở điều kiện 40C và nhiệt độ phòng sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả trên sâu tuổi 2. 3.2.5 Đánh giá hiệu quả của chế phẩm virus NPV đối với sâu hại trong điều kiện nhà lưới Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố gồm 6 nghiệm thức, trong đó có: 4 nghiệm thức dùng chế phẩm virus NPV (chế phẩm lỏng: 500mL/ha và 1.000mL/ha; chế phẩm khô: 500g/ha và 1.000g/ha), 1 nghiệm thức dùng thuốc trừ sâu sinh học (đối chứng dương) và 1 nghiệm thức phun nước (đối chứng âm). Mỗi nghiệm thức với 4 lần lặp lại tương ứng với 4 chậu trồng cải bắp (hành lá), mỗi 10
  11. chậu thả 24 ấu trùng sâu tuổi 2 (thả sâu vào buổi sáng, xử lý vào chiều mát). Ghi nhận số sâu còn sống trên mỗi nghiệm thức hiệu đính bằng công thức (Abbott, 1925). 3.2.6 Đánh giá hiệu quả của chế phẩm virus NPV đối với sâu hại trong điều kiện ngoài đồng + Thí nghiệm 1: Hiê ̣u quả của chế phẩm virus SpltNPV quản lý SAT trong điều kiện ngoài đồng tại xã Đông Phước A, H. Châu Thành, T. Hậu Giang, 2014: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Trong đó các nghiệm thức bao gồm: 01 nghiệm thức xử lý virus dạng bột, 01 nghiệm thức xử lý dạng lỏng, 01 nghiệm thức sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và 01 nghiệm thức không xử lý làm đối chứng. Thí nghiệm 2: Hiê ̣u quả của chế phẩm virus SpltNPV quản lý SAT trong điều kiện ngoài đồng tại xã Phương Phú, H. Phụng Hiệp, T. Hậu Giang, 2015: tương tự như thí nghiệm 1 Thí nghiệm 3: Hiệu quả của chế phẩm virus SeNPV quản lý sâu xanh láng gây hại hành tím tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, 2014: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố gồm hai nghiệm thức xử lý chế phẩm virus dạng bột và lỏng, một nghiệm thức xử lý thuốc hóa học và một nghiệm thức phun nước làm đối chứng âm với ba lần lặp lại. Thí nghiệm 4: Hiệu quả của chế phẩm virus SeNPV quản lý sâu xanh láng gây hại hành lá tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, 2015: tương tự như thí nghiệm 3 3.3 Xử lý số liệu Số liệu thu thập được trong thí nghiệm được nhập vào chương trình Microsoft Office Excel, trình bày dưới dạng biểu đồ, xử lý thống kê và kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% bằng chương trình MSTATC. Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả thu thập và định danh virus Nucleopolyhedrovirus 4.1.1 Kết quả thu thập mẫu virus Từ 4.207 mẫu SAT thu thập trên các ruộng rau màu ngoài đồng ở chín tỉnh ĐBSCL, sau đó chuyển về phòng thí nghiệm PTSH, Bộ môn BVTV nhân nuôi từng cá thể riêng lẻ trong hộp nuôi sâu (30 mL) với thức ăn nhân tạo được nghiên cứu là tốt nhất cho sự phát triển của sâu (Trịnh Thị Xuân và ctv., 2016), hàng ngày theo dõi những biểu hiện ấu trùng bị chết. Kết quả của đề tài đã xác định có 43 mẫu nghi ngờ sâu bị nhiễm 11
  12. bệnh do virus NPV, gồm Đồng Tháp 8 chủng (chiếm 18,60%), 13 chủng ở Hậu Giang (chiếm 30,23%), 6 chủng ở Long An (chiếm 13,95%), 5 chủng ở Tp. Cần Thơ (chiếm 11,62%), 3 chủng ở Vĩnh Long (chiếm 6,98% và bốn tỉnh còn lại là Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang mỗi tỉnh có 2 chủng (chiếm 4,65% mỗi tỉnh). Nhìn chung, hầu hết các chủng nghi ngờ được xác định chết ở giai đoạn từ tuổi 3 đến tuổi 5 (Bảng 4.1). Song song đó thì tổng cộng 6.676 mẫu ấu trùng SXDL cũng được thu từ bốn tỉnh và có 29 chủng xác định nghi ngờ bị chết do nhiễm virus NPV. Số liệu Bảng 4.1 thể hiện ở tỉnh Vĩnh Long 15 chủng (chiếm 51,72%), Tp. Cần Thơ có 5 chủng (chiếm 17,24%), 5 chủng tại Đồng Tháp (17,24 %) và 4 chủng ở An Giang (chiếm 13,29). Bảng 4.1: Số chủng virus NPV phân lập từ ấu trùng sâu nhiễm bệnh ở một số tỉnh ĐBSCL TT Địa điểm thu Số mẫu sâu (con)* Số chủng nghi ngờ Độ tuổi của sâu bị mẫu nhiễm virus NPV bệnh SAT SXDL SAT SXDL SAT SXDL 1 Đồng Tháp 857 1.970 8 5 4 3 2 Hậu Giang 1.056 - 13 - 5 - 3 Long An 651 - 6 - 5 - 4 Tp. Cần Thơ 198 643 5 5 4 4 5 Vĩnh Long 245 2.269 3 15 3 3 6 Trà Vinh 82 - 2 - 4 - 7 An Giang 139 1.794 2 4 5 4 8 Sóc Trăng 267 - 2 - 4 - 9 Tiền Giang 712 - 2 - 4 - Tổng 4.207 6.676 43 29 *Số liệu được cộng dồn ở các lần thu mẫu tại địa phương 4.1.2 Đặc điểm triệu chứng của sâu bị nhiễm virus NPV Thứ 1: Sâu có màu trắng sáng đôi khi vàng hồng, các đốt sâu phồng lên, da dễ vỡ và dịch màu sữa không có mùi hôi. Thứ 2: Sâu có màu hồng nhạt, thân rất căng, da mềm dễ vỡ, dịch màu trắng đục hoặc cà phê sữa, không hôi sau đó cơ thể ấu trùng bị phân rã (vỡ ra) và các thể vùi sẽ được phóng thích ra bên ngoài môi trường và tiếp tục lây nhiễm cho cá thể khác. Theo khóa phân loại của Evans and Shapiro (1997) khi cơ thể có màu hồng nhạt, hạ bì rất dễ bị nứt, ruột trắng, phồng theo từng đốt thân, chết rất nhanh thì sâu đã bị nhiễm virus NPV, nếu như sâu phát triển kéo dài, các giai đoạn của sâu không rõ ràng, cơ thể nhỏ lại thì sâu bị nhiễm virus GV (Granulovirus). Thứ 3: Sâu sẽ có màu nâu đen hoặc đen, lớp da rất mỏng, cơ thể căng phồng, da vỡ và rách ở các ngấn trên thân, dịch màu nâu đen, không có hoặc có mùi hôi (do nhiễm vi khuẩn sau khi chết). Trước khi chết sâu sẽ di chuyển lên phía trên (hộp nuôi sâu) và chết tại đây, còn gọi là hiện tượng “chết treo”. 12
  13. 4.1.4 Hình thái của thể vùi virus NPV dưới kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi điện tử A B C E F D Hình 4.1: Thể vùi của virus NPV qua KHV huỳnh quang và KHV điện tử (A) Thể vùi nằm tập trung trong ruột của ấu trùng sâu; (B) mặt cắt ngang của tế bào sâu nhiễm virus 100X; (C) mặt cắt ngang của tế bào sâu nhiễm virus 400X; (D) thể vùi dưới kính hiển vi huỳnh quang 40X; (E) thể vùi dưới kính hiển vi điện tử 2000X; (F) thể vùi dưới kính hiển vi điện tử 1500X N N Mn Mn Hình 4.2 Mặt cắt ngang của thể đa diện NPV dưới kính hiển vi điện tử (A) Mặt cắt ngang của thể đa diện 1.800X; (B) Mặt cắt ngang của thể đa diện 2.800X N: nhân, Mn: màng nhân 13
  14. Kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi điện tử trong nghiên cứu này được dùng để quan sát hình dạng, cấu trúc của thể vùi virus NPV trong mô của ấu trùng SAT và SXDL bị nhiễm bệnh. Với phương pháp lây nhiễm virus vào chính ký chủ sâu, tiến hành cắt mẫu tế bào để quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang ở độ phóng đại 40 - 100 lần và kính hiển vi điện tử ở độ phóng đại 40.000 - 100.000 lần. Kết quả quan sát cho thấy từ mô ruột của sâu xanh da láng S. exigua và sâu ăn tạp, S. litura bị nhiễm virus có chứa rất nhiều thể vùi (Hình 4.1 A) và tắc nghẹn cả bên trong mô (Hình 4.1 B và 4.1 C). Các thể đa diện này được gọi là Polyhedral inclusion body (PIB) hay Polyhedral occlusion bodies (POBs) có kích thước 1,459±0,26 μm (SpltNPV) và 1,245±0,17 μm (SeNPV). 4.1.3 Kết quả xác định bằng thực hiện phản ứng khuếch đại PCR Kết quả thể hiện cho thấy tất cả các mẫu từ SAT kiểm tra (43/43 mẫu) đều khuếch đại được gen polh đặc hiệu của virus nucleopolyhedrovirus với vạch DNA xuất hiện ở kích thước 550 bp (Hình 4.3 và 4.4) so với thang chuẩn DNA. Bên cạnh đó, kết quả giải trình tự sản phẩm PCR và so sánh trên cơ sở dữ liệu NCBI cho thấy 43 chủng virus phân lập trên SAT có tỷ lệ tương đồng cao từ 98-99% với các chủng virus NPV trên ngân hàng GenBank gồm: Spodoptera litura nucleopolyhedrovirus (AY549963.1, AF325155.1; AF037262.1). M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 M 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 550bp Hình 4.3: phổ điện di DNA của các mẫu thu thập trên sâu ăn tạp bằng kỹ thuật PCR M: thang chuẩn; giếng 1-30: các chủng phân lập được kiểm tra theo thứ tự là Mẫu VL1; Mẫu VL2; Mẫu VL3; Mẫu TG1; Mẫu TG2; Mẫu ST1; Mẫu ST2; Mẫu TV1; Mẫu TV2; Mẫu AG1;Mẫu AG2;Mẫu CT1;Mẫu CT2;Mẫu CT3; Mẫu CT4; Mẫu CT5; Mẫu ĐT1; Mẫu ĐT2; Mẫu ĐT3; Mẫu ĐT4; Mẫu ĐT5; Mẫu ĐT6; Mẫu ĐT7; Mẫu ĐT8; Mẫu LA1; Mẫu LA2; Mẫu LA3; Mẫu LA4; Mẫu LA5; Mẫu LA6 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 ĐC M 550 bp Hình 4.4: phổ điện di DNA của các mẫu 14 thu thập trên sâu ăn tạp bằng kỹ thuật PCR M: thang chuẩn; giếng 31-43: các chủng phân lập được kiểm tra theo thứ tự là Mẫu HG1; Mẫu HG2; Mẫu HG3; Mẫu HG4; Mẫu HG5; Mẫu HG6; Mẫu HG7; Mẫu HG8; Mẫu HG9; Mẫu HG10; Mẫu HG11; Mẫu HG12; Mẫu HG13; ĐC: Mẫu sâu sạch
  15. Tương tự, DNA của 29 mẫu thu thập và phân lập trên SXDL được chiết tách, thực hiện phản ứng khuếch đại gen polh cho thấy 20/29 mẫu có phản ứng với cặp mồi đặc hiệu PSF002 và PER001 xuất hiện kích thước 550 bp so với marker chuẩn (Hình 4.8). Các mẫu có phản ứng tại các vị trí là 1, 2, 4, 7, 8, 9, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 28 và 29, chín chủng còn lại tại các vị trí 3, 5, 6, 10, 11, 12, 13, 14 và 27 không có băng màu xuất hiện nên không được xác định và loại bỏ. Sản phẩm PCR của những mẫu có phản ứng được thu nhận và giải trình tự, kết quả so sánh trên cơ sở dữ liệu NCBI cho thấy có tỷ lệ tương đồng cao từ 98-99% với chủng Spodoptera exigua nucleopolyhedrovirus (AF169823.1). M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 M 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 550 bp Hình 4.5: Phổ điện di DNA của các mẫu thu thập trên sâu xanh da láng bằng kỹ thuật PCR M: thang chuẩn 110 bp; giếng 1-30: các chủng phân lập được kiểm tra theo thứ tự là Mẫu VL1; mẫu VL2; mẫu VL3; mẫu VL4; mẫu VL5; mẫu VL6; mẫu VL7; mẫu VL8; mẫu VL9; mẫu VL10; mẫu VL11; mẫu VL12; mẫu VL13; mẫu VL14; mẫu VL15; mẫu CT1; mẫu CT2; mẫu CT3; mẫu CT4; mẫu CT5; mẫu ĐT1; mẫu ĐT2; mẫu ĐT3; mẫu ĐT4; mẫu ĐT5; mẫu AG1; mẫu AG2; mẫu AG3; mẫu AG4;Giếng 30: Đối chứng âm 4.2 Đánh giá hiệu lực và xác định LC50, LT50 của các chủng virus SpltNPV, SeNPV thu thập được trong điều kiện phòng thí nghiệm 4.2.1 Hiệu quả và khả năng gây bệnh của các chủng virus SpltNPV trên sâu ăn tạp Qua kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu lực của 43 chủng virus được thu thập tại ĐBSCL đối với SAT tuổi 2 có thể thấy được đây là bước sơ khởi để kiểm tra hiệu quả và lựa chọn những chủng virus cho hiệu quả cao nhất (mỗi địa điểm thu thập chọn 1 chủng). Kết quả thí nghiệm (Hình 4.6) đã lựa chọn được các chủng virus SpltNPV-ĐT8 (94,7%), SpltNPV-TV1 (88,8%), SpltNPV-ST1 (91,3%), SpltNPV-TG1 (70,4%), SpltNPV-AG1(88%), SpltNPV-VL2 (91%), SpltNPV-HG7 (97,9%), SpltNPV-CT4 (95,5%) và SpltNPV-LA2 (69,9%) cho hiệu quả cao sau 5 ngày lây nhiễm trên sâu tuổi 2 trong điều kiện phòng thí nghiệm. 15
  16. Độ hữu hiệu (%) Độ hữu hiệu (%) B A Chủng Chủng virus virus Độ hữu hiệu (%) Độ hữu hiệu (%) D C Chủng Chủng virus virus Độ hữu hiệu (%) Độ hữu hiệu (%) E F Chủng Chủng virus virus Hình 4.6: Độ hữu hiệu của các chủng virus SpltNPV thu thập tại ĐBSCL (A) Chủng virus SpltNPV thu tại Đồng Tháp; (B) Chủng virus SpltNPV thu tại Hậu Giang; (C) Chủng virus SpltNPV thu tại Long An; (D) Chủng virus SpltNPV thu tại Cần Thơ; (E) Chủng virus SpltNPV thu tại An Giang và Vĩnh Long; (F) Chủng virus SpltNPV thu tại Sóc Trăng, Tiền Giang và Trà Vinh Kết quả phân tích LC50 của các chủng virus SpltNPV đối với các giai đoạn tuổi của sâu ăn tạp trong điều kiện phòng thí nghiệm 16
  17. Chín chủng virus SpltNPV được khảo sát để xác định nồng độ LC50 thông qua sự tính toán số liệu sâu chết ở mỗi độ tuổi của sâu. Kết quả được đã xác định được chủng virus SpltNPV-VL2 có giá trị LC50 từ tuổi 1 đến tuổi 5 lần lượt đạt 1,2 x 103; 2,8 x 104; 3,6 x 107; 4,1 x 107 và 5,6 x 108 OBs/mL. Chủng SpltNPV-TG1 cho kết quả giá trị LC50 là 2,9 x 103; 1,1 x 105; 1,9 x 106; 6,6 x 107 và 4,6 x 108 OBs/mL. Chủng SpltNPV-TV1 cho kết quả giá trị LC50 là 6,5 x 103; 7,4 x 104; 1,1 x 106; 4,7 x 106 và 3,4 x 108 OBs/mL. Đối với chủng SpltNPV-AG1 cho kết quả LC50 là 1,5 x 102; 7,6 x 103; 3,0 x 106; 4,5 x 107 và 5,3 x 107 OBs/mL. Chủng SpltNPV-CT4 cho kết quả LC50 là 2,3 x 103; 3,6 x 104; 2,4 x 106; 3,3 x 106 và 1,4 x 108 OBs/mL. Chủng SpltNPV-ĐT8 cho kết quả LC50 là 8,2 x 103; 4,3 x 104; 2,8 x 106; 3,1 x 106 và 2,8 x 107 OBs/mL. Chủng SpltNPV-HG7 cho kết quả LC50 là 2,0 x 102; 3,3 x 104; 4,1 x 106; 5,4 x 106 và 2,7 x 107 OBs/mL. Chủng SpltNPV-LA2 cho kết quả LC50 là 4,3 x 102; 5,4 x 104; 2,2 x 106; 3,5 x 107 và 4,3 x 108 OBs/mL. Chủng SpltNPV-ST1 cho kết quả LC50 là 1,7 x 103; 1,3 x 105; 4,4 x 106; 2,7 x 108 và 5,9 x 108 OBs/mL. Kết quả LT50 của các chủng virus SpltNPV đối với các giai đoạn tuổi của sâu ăn tạp trong điều kiện phòng thí nghiệm Kết quả khảo sát thời gian gây chết trung bình đối với SAT của chín chủng virus SpltNPV ở các giai đoạn tuổi khác nhau được tính theo giờ sau khi lây nhiễm và ngày sau khi lây nhiễm cho thấy, giai đoạn sâu tuổi 1 giá trị LT50 ở tất cả các chủng virus đều có sự khác biệt qua phân tích thống kê dao động từ 73,25 đến 94,25 giờ sau khi lây nhiễm tương ứng với 3,05 đến 3,93 ngày. Đến giai đoạn sâu tuổi 2 thì thời gian gây chết ở các chủng virus đều tăng lên, trong đó chủng virus SpltNPV-CT4 thể hiện thời gian gây chết đối với sâu chậm nhất 115,75 giờ tương ứng với 4,82 ngày sau khi lây nhiễm. Ở giai đoạn sâu tuổi 3 với nồng độ thể vùi ban đầu là 1,5 x 104 OBs/ấu trùng thì chủng SpltNPV-HG7 cho thời gian gây chết sâu nhanh nhất là 78,74 giờ tương đương qua phân tích thống kê so với chủng SpltNPV-VL2 (89,26 giờ) và khác biệt với các chủng còn lại, chủng virus SpltNPV-CT4 thể hiện thời gian chậm nhất 143,50 giờ tương ứng với 5,98 ngày sau khi chủng. Sang đến giai đoạn sâu tuổi 4 thì hầu hết các chủng virus có thời gian gây chết đạt được tương đương qua phân tích thống kê, với lượng thể vùi là 1,5 x 105 OBs/ấu trùng thì thời gian trung bình là 159,24 đến 175,25 giờ sau khi lây nhiễm sẽ gây chết 50% cá thể SAT. Sâu tuổi 5 cho giá trị LT50 trung bình ở tất cả các chủng virus khác biệt qua phân tích thống kê, trong đó chủng SpltNPV-TG1 và SpltNPV-ĐT8 cho thời gian gây chết nhanh nhất lần lượt đạt 198,74 và 199,75 giờ sau khi lây nhiễm ở nồng độ 1,5 x 106 OBs/ấu trùng. Như vậy, qua kết quả đánh giá về giá trị LT50 của các chủng virus SpltNPV thu thập tại ĐBSCL cho thấy, tuổi sâu càng cao thì thời gian gây chết sâu càng kéo dài. * Năng suất thể vùi virus thu được trên ấu trùng sâu ăn tạp 17
  18. Bảng 4.2: Năng suất thể vùi của virus SpltNPV đạt được trên 100 ấu trùng SAT ở các giai đoạn tuổi khác nhau trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT T= 28,30C ± 2; H= 63,8%± 3,7 Chủng virus Năng suất thể vùi (OBs/100 ấu trùng) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 SpltNPV-VL2 7,5 x 108 5,6 x 109 8,5 x 1010 2,8 x 1012 7,8 x 1012 9 9 10 12 SpltNPV-TG1 1,2 x 10 9,7 x 10 6,1 x 10 1,8 x 10 6,2 x 1012 SpltNPV-TV1 8,8 x 108 7,9 x 109 4,3 x 1010 0,9 x 1012 7,4 x 1012 9 9 10 12 SpltNPV-AG1 1,7 x 10 8,7 x 10 1,8 x 10 1,5 x 10 5,9 x 1012 SpltNPV-CT4 1,5 x 109 6,5 x 109 3,8 x 1010 9,8 x 1011 5,1 x 1012 9 9 10 12 SpltNPV-ĐT8 2,1 x 10 8,7 x 10 7,1 x 10 1,1 x 10 6,7 x 1012 SpltNPV-HG7 6,9 x 108 4,9 x 109 5,6 x 1010 1,6 x 1012 8,8 x 1012 SpltNPV-LA2 4,9 x 109 6,9 x 109 2,4 x 1010 8,9 x 1011 3,9 x 1012 9 9 10 12 SpltNPV-ST1 3,4 x 10 8,4 x 10 3,4 x 10 1,4 x 10 4,2 x 1012 Kết quả phân tích về năng suất virus đạt được trên 100 ấu trùng SAT thể hiện ở Bảng 4.2 cho thấy, đối với giai đoạn sâu tuổi 1 thì ở tất cả các chủng virus SpltNPV, năng suất virus thu được dao động từ 6,9 x 108 đến 4,9 x 109 OBs/100 ấu trùng, trong đó chủng SpltNPV-LA2 đạt năng suất cao nhất. Đến giai đoạn sâu tuổi 2 với nồng độ lây nhiễm ban đầu là 1 x 105 OBs/2,5 g thức ăn thì lượng virus thu lại được tính trên 100 ấu trùng là 4,9 x 109 đến 9,7 x 109 OBs. Ở sâu tuổi lớn hơn là tuổi 3, 4 và 5 thì lượng virus thu được càng lớn vì ở các giai đoạn này sâu cần thời gian để virus nhân mật số trong cơ thể, song song đó lượng virus đưa vào cơ thể sâu tương đối thấp nên thời gian sâu chết chậm và sẽ thu lượng virus nhiều. Ở giai đoạn sâu tuổi 5 thì lượng virus thu được ở chín chủng SpltNPV là rất lớn trên 3,9 x 1012 OBs/100 ấu trùng. Bảng 4.3: Năng suất thể vùi của virus SpltNPV đạt được trên 1 ấu trùng SAT ở các giai đoạn tuổi khác nhau trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT T= 28,30C ± 2; H= 63,8%± 3,7 Chủng virus Năng suất thể vùi (OBs/ấu trùng) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 SpltNPV-VL2 1,8 x 105 c 3,4 x 106 1,6 x 107 e 2,0 x 108 d 2,0 x 109 cd SpltNPV-TG1 7,8 x 105 a 1,2 x 106 1,5 x 107 e 1,1 x 108 e 2,4 x 109 cd SpltNPV-TV1 2,8 x 105 bc 4,6 x 106 6,2 x 107 bc 4,6 x 109 b 1,6 x 109 b SpltNPV-AG1 4,8 x 105 ab 1,7 x 106 1,9 x 107 e 2,2 x 108 d 2,8 x 109 bc SpltNPV-CT4 1,4 x 105 c 4,0 x 106 7,6 x 107 b 3,4 x 108 c 3,7 x 109 ab SpltNPV-ĐT8 2,0 x 105 c 1,5 x 106 3,7 x 108 a 6,3 x 109 a 4,2 x 109 a 5c 6 7d 9 ab SpltNPV-HG7 1,5 x 10 1,8 x 10 3,2 x 10 5,0 x 10 2,8 x 109 bc SpltNPV-LA2 2,1 x 105 bc 1,9 x 106 7,1 x 107 bc 5,8 x 109 ab 5,2 x 109 a SpltNPV-ST1 1,8 x 105 c 4,3 x 106 5,2 x 107 c 6,8 x 109 a 4,4 x 109 a Mức ý nghĩa ** ns ** ** ** CV (%) 5,39 6,4 3,45 4,40 4,04 Trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phép thử DUNCAN. **:Khác biệt có ý nghĩa mức 1%, ns: không khác biệt 18
  19. Qua Bảng 4.3 thể hiện mật số thể vùi thu được trên một ấu trùng SAT của các chủng virus SpltNPV ở các giai đoạn tuổi khác nhau cho thấy, đối với sâu tuổi 1 năng suất thể vùi thu được dao động từ 1,4 x 105 đến 7,8 x 105 OBs/ ấu trùng và có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các chủng virus thu thập tại ĐBSCL. Đến giai đoạn sâu tuổi 2 thì năng suất virus thu được tăng cao và không có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa đạt được (1,2 - 4,6) x 106 OBs/ ấu trùng. Đối với sâu tuổi 3 mật số thể vùi trong cơ thể sâu của chủng SpltNPV-ĐT8 (3,7 x 108 OBs/ấu trùng) cao nhất và khác biệt hoàn toàn so với các chủng còn lại qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Ở sâu tuổi 4, mật số thể vùi của các chủng virus trong cơ thể sâu nhiễm tăng dần và có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 1%, mật số thể vùi cao nhất là chủng virus SpltNPV- ST1 (6,8 x 109 OBs/ấu trùng) và SpltNPV-ĐT8 (6,3 x 109 OBs/ấu trùng) tương đương qua phân tích thống kê với chủng SpltNPV-HG7 (5,0 x 109 OBs/ ấu trùng) và SpltNPV-LA2 (5,8 x 109 OBs/ấu trùng). Đối với giai đoạn sâu tuổi 5 thì mật số thể vùi của các chủng virus đạt được như sau chủng SpltNPV- ST1 (4,4 x 109 OBs/ấu trùng), SpltNPV-ĐT8 (4,2 x 109 OBs/ấu trùng), SpltNPV-LA2 (5,2 x 109 OBs/ấu trùng), tương đương với chủng SpltNPV-CT4 (3,7 x 109 OBs/ấu trùng) và khác biệt hoàn toàn so với các chủng còn lại qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. 4.2.2 Hiệu quả và khả năng gây bệnh của SeNPV trên sâu xanh da láng Bảng 4.4 Hiệu lực của các chủng virus SeNPV thu thập tại tỉnh Vĩnh Long đối với SXDL Spodoptera exigua tuổi 2 trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT T = 25,30C ±2,0; H = 65,8% ± 3,0 Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) qua các NSLNa 3 5 7 SeNPV-VL1 92,0ab 100a 100 SeNPV-VL2 88,7ab 97,1a 100 SeNPV-VL3 59,7c 81,1b 97,4 SeNPV-VL4 87,3ab 94,6a 100 SeNPV-VL5 97,4a 100a 100 SeNPV-VL6 93,4ab 95,9a 100 SeNPV-VL7 76,7bc 91,4a 100 SeNPV-JP1 88,1ab 100a 100 Mức ý nghĩa * * ns CV (%) 17,6 10,1 3,6 Trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phép thử DUNCAN. *: Khác biệt có ý nghĩa mức 5%, ns: không khác biệt. a: Ngày sau lây nhiễm, SeNPV – JP1: Virus SeNPV được cung cấp từ Nhật Bản làm đối chứng dương. Độ hữu hiệu của các chủng virus NPV thu thập tại tỉnh Vĩnh Long đối với SXDL tuổi 2 được trình bày ở Bảng 4.4 cho thấy cho thấy trong 7 chủng virus thì hiệu lực gây chết đối với SXDL tại thời điểm 3 NSLN của chủng virus SeNPV-VL5 cao tương đương với các chủng virus SeNPV-VL2, SeNPV-VL4, SeNPV-VL6 và SeNPV-VL1. Tại thời 19
  20. điểm 5 NSLN các chủng virus là SeNPV-VL5, SeNPV-VL4 đạt hiệu lực tối đa 100%. Tuy nhiên, chủng virus SeNPV-VL5 cho hiệu quả cao ngay tại 3 NSLN đạt 97,4% nên sẽ được chọn để nghiên cứu tiếp theo. Bảng 4.5: Hiệu lực của các chủng virus SeNPV thu thập tại Tp. Cần Thơ đối với ấu trùng SXDL Spodoptera exigua tuổi 2 trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT T = 25,30C ±2,0; H = 65,8% ± 3,0 Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) qua các NSLNa 3 5 7 SeNPV-CT1 58,3c 79,5b 94,2b SeNPV-CT2 80,8abc 87,3b 97,2b SeNPV-CT3 94,3a 100a 100a bc b SeNPV-CT4 69,5 87,2 100a SeNPV-CT5 75,5abc 85,6b 98,4a ab a SeNPV-JP1 88,2 100 100a Mức ý nghĩa * * * CV (%) 19,4 7,0 6,7 Trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phép thử DUNCAN. *: Khác biệt có ý nghĩa mức 5%. a: Ngày sau lây nhiễm, SeNPV – JP1: Virus SeNPV được cung cấp từ Nhật Bản làm đối chứng dương. Kết quả Bảng 4.5 so sánh hiệu lực gây chết SXDL tuổi 2 của 5 chủng virus thu thập tại Tp. Cần Thơ cho thấy, tại thời điểm 3 NSLN độ hữu hiệu của chủng virus SeNPV-CT3 cao tương đương với chủng SeNPV-CT2, SeNPV-CT5 và SeNPV-JP1, tuy nhiên tại thời điểm 5 NSLN chủng virus SeNPV-CT3 đạt hiệu lực 100% bằng với hiệu lực của chủng SeNPV-JP1. Bảng 4.6. Hiệu lực của các chủng virus SeNPV thu thập được tại tỉnh Đồng Tháp đối với SXDL Spodoptera exigua tuổi 2 trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT T = 25,30C ±2,0; H = 65,8% ± 3,0 Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) qua các NSLNa 3 5 7 SeNPV-ĐT1 73,3b 86,1b 98,6a SeNPV-ĐT2 92,9a 100a 100a a ab SeNPV-ĐT3 94,3 95,6 100a SeNPV-ĐT4 49,7c 64,8c 92,7b SeNPV-ĐT5 88,0ab 95,8ab 100a SeNPV-JP1 89,2ab 100a 100a Mức ý nghĩa * * * CV (%) 15,7 10,0 2,6 Trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phép thử DUNCAN. *: Khác biệt có ý nghĩa mức 5%. a: Ngày sau lây nhiễm, SeNPV – JP1: Virus SeNPV được cung cấp từ Nhật Bản làm đối chứng dương. Kết quả Bảng 4.6 cho thấy, khi xét hiệu lực gây chết sâu ở 3 NSLN thì 2 chủng virus là SeNPV-ĐT2 (92,9%) và SeNPV-ĐT3 (94,3%) cao hơn các chủng virus còn lại. Tại thời điểm 5 NSLN chủng virus SeNPV-ĐT2 có hiệu lực gây chết sâu tối đa là 100% . 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2