intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta-agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng và năng lực trong công tác quản lý chất cấm nói chung và beta-agonist nói riêng. Lựa chọn được phương pháp và xây dựng đƣợc quy trình phân tích định lượng nhóm beta-agonist (CLEN, SAL, RAC) trong TACN, trong nước tiểu phù hợp điều kiện thực tiễn, đồng thời đảm bảo độ chính xác và thống nhất giữa các phòng thử nghiệm. Xây dựng được quy trình kiểm soát chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt và đề xuất sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta-agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN DƢƠNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT CẤM NHÓM BETA-AGONIST (CLENBUTEROL, SALBUTAMOL, RACTOPAMINE) TRONG CHĂN NUÔI LỢN Ngành : Dinh dƣỡng và Thức ăn chăn nuôi Mă số : 9620107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. VŨ DUY GIẢNG PGS.TS. PHẠM KIM ĐĂNG Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG KIM GIAO Hội Chăn nuôi Phản biện 2: TS. TRẦN HIỆP Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC Viện Chăn nuôi Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việc lạm dụng và sử dụng bất hợp pháp hormone, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Để quản lý và kiểm soát, các nước đều ban hành các qui định pháp lý. nước ta, quản lý chất cấm trong chăn nuôi đã được qui định tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNNPTNT (nay thay thế bằng Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT). Tuy nhiên, sau khi văn được ban hành một, vẫn phát hiện hiện tượng sử dụng chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi lợn. Đặc biệt, do một số điểm qui định chưa rõ ràng đã gây khó khăn trong quá trình thực thi kiểm soát chất cấm. Do đó, năm 2010 Bộ NN& PTNT đã ban hành Thông tư 54/2010/TT-BNNPTNT (nay được thay bằng Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT) bổ sung những quy định về thử nghiệm và xử lý vi phạm. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra những bất cập về phương pháp thử nghiệm dẫn đến tình trạng tranh chấp trong xử lý các vi phạm về kết quả kiểm tra. Do đó, để có cơ sở cho việc xây dựng quy định quản lý nhà nước về chất cấm beta- agonist trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng những nội dung nghiên cứu trong luận án này là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu xây dựng được các giải pháp kiểm soát và quản lý chất cấm thuộc nhóm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thích hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta và đáp ứng thông lệ quốc tế. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng và năng lực trong công tác quản lý chất cấm nói chung và beta-agonist nói riêng. - Xác định được phương pháp định lượng các chất cấm nhóm beta-agonist (CLEN, SAL, RAC) trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu lợn phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng thời đảm bảo độ chính xác và thống nhất giữa các phòng thử nghiệm. - Xây dựng được quy trình kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt và đề xuất sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đánh giá tình hình kiểm tra, giám sát sử dụng chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn của 63 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2011- 2016, đồng thời đánh giá thực trạng sử dụng chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt tại 4 tỉnh có ngành chăn nuôi lợn phát triển, đại diện cho phía Bắc, phía Nam tại thời điểm tháng 9 năm 2016. - Đề xuất phương pháp phân tích định lượng các chất cấm thuộc nhóm beta- 1
  4. agonist (RAC, SAL, CLEN) trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu vật nuôi có độ chính xác cao và phù hợp với năng lực phân tích của 15 phòng thử nghiệm chỉ định trong nước. - Đánh giá sự đào thải các chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thông qua thí nghiệm trên 45 lợn thịt tại Viện Chăn nuôi và phòng thử nghiệm Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert. - Đề xuất quy trình kiểm tra, kiểm soát sử dụng chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt và đề xuất sửa đổi một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Xác định được phương pháp phân tích định lượng chất cấm nhóm beta-agonist trong TACN và nước tiểu bằng thiết bị phân tích LC-MS/MS có giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) phù hợp, tương thích với năng lực các phòng phân tích trong nước. - Xác định được tốc độ và thời gian đào thải chất cấm nhóm beta-agonist trong các mô: thịt, gan và thận của lợn, cũng như mối quan hệ giữa tốc độ và thời gian đào thải các chất cấm trong các mô này với tốc độ và thời gian đào thải của chất cấm trong nước tiểu. Nghiên cứu đầu tiên, công phu và khoa học cung cấp kết quả tin cậy là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các qui định quản lý chất cấm beta - agonist tại Việt Nam. - Các phát hiện mới là những cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát sử dụng chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn. Đưa ra được một số kiến nghị cụ thể trong điều chỉnh các văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến hoạt động quản lý, kiểm soát chất cấm nhóm beta- agonist trong chăn nuôi lợn thịt, hiện nay đã có kiến nghị được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn quản lý. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp căn cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về chất lượng và an toàn thức ăn cũng như các sản phẩm chăn nuôi. - Đề xuất xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp phân tích định lượng các chất CLEN, RAC, SAL trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu vật nuôi bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MS-MS). - Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm tư liệu cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học về mức độ đào thải và tồn dư beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được ứng dụng trực tiếp tại các cơ quan quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi từ Trung ương đến các tỉnh và thành phố trong cả nước. Vì vậy hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn 2
  5. nuôi nói riêng và chăn nuôi nói chung sẽ được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng và an toàn các sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cũng như làm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi tại thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Từ đó, nâng cao chuỗi giá trị cho người chăn nuôi nói riêng và cho ngành nông nghiệp nói chung. Góp phần thực hiện thành công Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 6 năm 2013 về việc phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Beta-agonist thuộc nhóm hormone đồng hóa (hormone analogue), bao gồm nhiều chất như ractopamine, clenbuterol, salbuterol, cimaterol, fenoterol, mabuterol... được sử dụng như một phụ gia nhằm kích thích sinh trưởng của cơ xương nhưng không ảnh hưởng đến hormone tự nhiên (Beermann (2002), dẫn theo Centner et al. (2014)). Paylean (Sản phẩm chứa ractopamine hydrochloride) bổ sung vào thức ăn của lợn vỗ béo đã cải thiện được hiệu quả sử dụng thức ăn 13%, tốc độ tăng trọng 10%, lượng thịt nạc tăng 25-37%, mỗi một đầu lợn người nuôi có thể thu thêm 5-10 USD (Wood et al., 2010). Các beta- agonist khác như SAL, CLEN cũng có tác dụng tương tự, tuy nhiên tồn dư beta- agonist trong thịt và sản phẩm thịt gây tác hại tới sức khỏe của người tiêu dùng. Trên thế giới hầu hết các chất thuộc nhóm beta-agonist đều bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Riêng RAC được phép sử dụng ở Mỹ và 25 nước khác. Tổ chức Codex sau nhiều kỳ họp và tranh cãi không thống nhất về việc cho phép sử dụng chất này, cuối cùng cũng đã thông qua mức tồn dư tối đa (MRLs: Maximum Residue Levels) của RAC trong sản phẩm động vật. Các lý do khác cho việc cấm sử dụng RAC cũng như tất cả các chất thuộc nhóm beta-agonist khác là vấn đề quản lý. một số nước RAC được phép sử dụng như một phụ gia TACN, người ta cũng đã phát hiện ra việc sử dụng bất hợp pháp những thuốc khác không được phép như CLEN hay SAL. Việc kiểm tra, xác định để phân biệt các thuốc được phép và không được phép sử dụng trong TACN hay trong các sản phẩm thịt đòi hỏi những phân tích hiện đại và tốn kém cả về thời gian và tiền của. Những người sản xuất thức ăn hay chăn nuôi có thể lợi dụng khó khăn này để đánh tráo thuốc được phép (RAC) bằng các thuốc không được phép (CLEN hay SAL), vì các thuốc không được phép rẻ hơn nhiều so với thuốc được phép. Còn ở những nước cấm tất cả các chất thuộc nhóm beta-agonist, cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm của nước đó cũng chỉ phát hiện thấy thịt hay sản phẩm thịt bị dây nhiễm thuốc không được phép sau khi các vụ ngộ độc đã xẩy ra. Tình trạng này đã xảy ra ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam… Như vậy, việc quản lý và kiểm soát việc sử dụng các chất thuộc nhóm beta-agonist như RAC, CLEN, SAL…trong TACN và trong các sản phẩm của động vật thực phẩm 3
  6. là cần thiết. Những công việc cần làm cho việc quản lý và kiểm soát này là: - Áp dụng những phương pháp phân tích chuẩn trong việc đánh giá một số chất thuộc nhóm beta-agonist trong TACN và nước tiểu vật nuôi. - Đánh giá tồn dư của RAC, CLEN và SAL trong nước tiểu sau thời gian ngừng thuốc để có cơ sở quản lý việc lưu giữ con vật khi kiểm soát việc sử dụng bất hợp pháp những chất này trong chăn nuôi - Đánh giá tồn dư của các chất thuộc nhóm beta-agonist nêu trên trong một số mô cơ, mỡ, gan, thận của lợn để đánh giá sự dây nhiễm các chất này ở cả sản phẩm trong nước và nhập khẩu. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG 3.1.1. Xác định phương pháp phân tích định lượng chất cấm nhóm beta-agonist để đề xuất phương pháp phân tích tiêu chuẩn cho các phòng thử nghiệm trong nước - Đánh giá thực trạng năng lực phân tích các chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi tại Việt Nam. - Xác định phương pháp phân tích định lượng phù hợp nhất để khuyến cáo áp dụng tại Việt Nam. - Đánh giá năng lực và khả năng áp dụng của các phòng thử nghiệm đối với phương pháp đề xuất. 3.1.2. Đánh giá thực trạng sử dụng chất cấm và công tác kiểm soát chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi tại Việt Nam - Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng, năng lực quản lý và kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016. - Khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại thời điểm điều tra tháng 9 năm 2016. 3.1.3. Nghiên cứu xác định mức độ tồn dƣ và thời gian đào thải của các chất cấm nhóm beta-agonist (SAL và RAC) trong chăn nuôi lợn - Nghiên cứu mức độ đào thải chất cấm SAL và RAC trong nước tiểu. - Nghiên cứu mức độ tồn dư và thời gian đào thải chất cấm SAL và RAC trong các sản phẩm chăn nuôi (thịt nạc, mỡ, gan, thận) - Đánh giá chất lượng thịt, các chỉ số hóa học, màu sắc của thịt lợn khi ăn thức ăn có bổ sung SAL và RAC. 3.1.4. Đề xuất xây dựng quy trình kiểm soát beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt và đề xuất sửa đổi một số nội dung quản lý trong chăn nuôi - Đề xuất xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát sử dụng chất cấm beta- agonist trong chăn nuôi lợn thịt. - Đề xuất một số nội dung sửa đổi trong các văn bản quy phạm pháp luật 4
  7. hiện hành có liên quan đến kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi. 3.2. PHƢƠNG PHÁP 3.2.1. Xác định phương pháp phân tích định lượng chất cấm nhóm beta-agonist để đề xuất phương pháp phân tích tiêu chuẩn cho các phòng thử nghiệm trong nước 3.2.1.1. Đánh giá năng lực thử nghiệm chất cấm beta-agonist trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu vật nuôi - Điều tra gián tiếp bằng cách gửi phiếu điều tra đã thiết kế sẵn các nội dung thông tin cần điều tra đến các phòng thử nghiệm. - Để lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp, 01 Hội đồng chuyên môn được thành lập để đánh giá và lựa chọn ra phương pháp phân tích phù hợp nhất đối với nhóm beta-agonist trong TACN và nước tiểu. - Hội đồng chuyên môn đánh giá dựa trên các tiêu chí: Có sự tương đương về quy trình thực hiện giữa các phòng thử nghiệm; thiết bị, hóa chất sử dụng và LOD, LOQ gần nhau nhất và số lượng phòng thử nghiệm đáp ứng các tiêu chí này nhiều nhất. Số lượng phòng thử nghiệm điều tra là 15 đơn vị. - Thời gian điều tra được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016. 3.2.1.2. Tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo đánh giá năng lực của các phòng thử nghiệm theo phương pháp đề xuất và theo phương pháp nội bộ - Trước khi tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo, PPĐX được chuyển giao tới các PTN. Việc tổ chức thử nghiệm thành thạo (Preficiency Testing-PT) theo quy định về TCVN ISO/IEC 17043:2011. Nguyên tắc chung của chương trình là chuẩn bị mẫu chuẩn ở các nồng độ định sẵn để gửi đến các PTN. - Phương pháp tạo mẫu chuẩn TACN: Mẫu chuẩn TACN bao gồm mẫu dương tính và mẫu âm tính (mẫu trắng). Mẫu âm tính là mẫu TACN hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn được tự phối trộn từ các nguyên liệu thông dụng như ngô, cám, khô dầu đỗ tương, bột thịt xương và premix vitamin khoáng. Sau khi phối trộn, mẫu trắng được kiểm tra hàm lượng CLEN, RAC, SAL để khẳng định mẫu hoàn toàn không nhiễm các chất này. Một phần mẫu trắng được thêm chuẩn của mỗi chất CLEN, RAC, SAL với 2 nồng độ như mô tả trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Thiết kế mẫu chuẩn của chương trình thử nghiệm thành thạo mẫu thức ăn chăn nuôi Nồng độ mỗi chất trong mẫu (ppb)* Ký hiệu mẫu SAL CLEN RAC Mẫu 01 (Âm tính) 0 0 0 Mẫu 02 (10 ppb) 10 10 10 Mẫu 03 (20 ppb) 20 20 20 * Ngưỡng quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BNNPTNT đối với mỗi chất là 10 ppb. - Phương pháp tạo mẫu chuẩn nước tiểu: Việc tạo mẫu âm tính (mẫu trắng) đối với nước tiểu bằng cách nuôi lợn bằng thức ăn không chứa chất beta-agonist. 5
  8. Việc tạo mẫu chuẩn dương tính bằng cách nuôi lợn bằng TACN có bổ sung RAC, SAL. Nguồn cung cấp RAC từ sản phẩm “Palyean Premix” của hãng Elanco (Mỹ) và SAL từ nguyên liệu dược “Salbutamol sulphate”. Riêng đối với CLEN, mẫu nước tiểu dương tính là mẫu trắng được thêm chất chuẩn CLEN. Chương trình thử nghiệm thành thạo yêu cầu các PTN tham gia thử nghiệm cả 02 phương pháp: phương pháp nội bộ PTN (PPPTN) và phương pháp đề xuất (PPĐX). Tổng số phòng thử nghiệm tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo gồm 18 phòng (ngoài 15 phòng đã được chỉ định còn có 03 PTN chưa được chỉ định), trong đó, có 10 phòng thực hiện bằng cả 2 phương pháp (PPĐX và PPPTN), 8 phòng chỉ thực hiện bằng PPPTN. Ngoài ra, còn có 01 phòng thử nghiệm tham gia bằng phương pháp phòng thử nghiệm đối với chỉ tiêu SAL, vì vậy tổng số phòng thử nghiệm trả lời kết quả phân tích SAL là 19. Trong số 15 PTN chỉ định khảo sát được chuyển giao phương pháp chỉ có 10 phòng đáp ứng đầy đủ các điều kiện chạy máy, thiết bị theo yêu cầu của PPĐX nên tại thời điểm tổ chức chương trình chỉ lựa chọn 10 PTN tham gia thử nghiệm PPĐX. Bảng 3.2. Thiết kế mẫu chuẩn của chương trình thử nghiệm thành thạo mẫu nước tiểu Nồng độ mỗi chất trong mẫu (ppb)* Ký hiệu mẫu SAL CLEN RAC Mẫu 01 (Âm tính) 0 0 0 Mẫu 02 (2ppb) 2 2 2 Mẫu 03 (5ppb) 5 5 5 *Ngưỡng quy định mẫu dương tính tại Thông tư 01/2016/TT-BNNPTNT của SAL là 5 ppb, CLEN là 3 ppb, RAC là 2 ppb. Kết quả của các PTN gửi về được phân tích thống kê và so sánh kết quả của từng phòng với giá trị ấn định của chương trình (là kết quả trung bình của các PTN gửi về sau khi đã loại bỏ các kết quả sai). Các kết quả sai gồm các kết quả không báo cáo, không hiệu chỉnh theo giá trị thu hồi, không sử dụng nội chuẩn, không có kết quả độ thu hồi, các báo cáo sai đơn vị tính toán. Đánh giá kết quả tham gia của PTN được dựa trên giá trị Zscore, cụ thể như sau: - Nếu: | Zscore| ≤ 2 kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu - Nếu 2 < | Zscore | < 3 kết quả thử nghiệm nghi ngờ. - Nếu | Zscore | ≥ 3 kết quả thử nghiệm là số lạc, PTN có kết quả này cần xem xét nguyên nhân dẫn đến kết quả sai lệch, có hành động khắc phục và phòng ngừa thích hợp. Bên cạnh việc đánh giá kết quả của từng phòng thử nghiệm bằng giá trị Zscore, kết quả thử nghiệm bằng phương pháp PPPTN và PPĐX được so sánh với nhau bằng phần mềm MINITAB 16.0. 3.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng và kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi - Thực trạng sử dụng và kiểm soát chất cấm gia đoạn 2011-2016 được đánh giá bằng một nghiên cứu cắt ngang (cross - sectional) trên cơ sở thu thập thông 6
  9. tin gián tiếp bằng cách gửi phiếu điều tra thiết kế sẵn tới 63 Sở NN& PTNT. Nội dung điều tra tập trung đánh giá sự cập nhật và hiểu biết văn bản pháp luật quản lý beta-agonist trong chăn nuôi, biện pháp tổ chức triển khai, thực hiện kiểm soát, biện pháp ngăn chặn, khó khăn, vướng mắc tại địa phương. Thực trạng sử dụng chất cấm tại thời điểm điều tra được đánh giá thông qua kiểm tra thực tế và lấy mẫu phân tích mẫu thức ăn và mẫu nước tiểu tại 4 tỉnh chăn nuôi lợn phát triển đại diện gồm Bình Dương, Đồng Nai (đại diện các tỉnh phía Nam); Hải Dương, Hưng Yên (đại diện các tỉnh phía Bắc). Mỗi tỉnh lựa chọn 01 huyện điển hình trong công tác kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi của địa phương. Cụ thể huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Tám mươi mẫu thức ăn được lấy tại một số cơ sở sản xuất và đại lý kinh doanh TACN và 80 mẫu nước tiểu được lấy tại một số cơ sở chăn nuôi lợn thịt (4 tỉnh, 20 mẫu/tỉnh/loại mẫu). Mẫu thức ăn chủ yếu là mẫu thức ăn cho lợn thịt giai đoạn vỗ béo và thức ăn bổ sung cho lợn thịt. Tất cả các mẫu được phân tích các chỉ tiêu CLEN, SAL, RAC bằng hệ thống LC-MS/MS. Thông tin từ các phiếu điều tra sau khi loại bỏ các phiếu có thông tin không phù hợp hoặc được đính chính từ đơn vị được điều tra khi số liệu điều tra chưa rõ ràng được xử lý bằng phần mềm Micosorft Excell 2010. 3.2.3. Nghiên cứu xác định mức độ tồn dư và thời gian đào thải của các chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi lợn - Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với 45 lợn, phân làm 3 lô, mỗi lô 15 con, được nuôi trong 3 ô chuồng (5 con/ô, đồng đều tính biệt), mỗi ô được coi như một lần lặp lại. Lô 1 (lô đối chứng): Lợn được ăn khẩu phần cơ sở không bổ sung chất beta-agonist. Lô 2 (lô RAC): Lợn được ăn khẩu phần cơ sở bổ sung RAC với liều 10 ppm. Lô 3 (lô SAL): Lợn được ăn khẩu phần cơ sở có bổ sung SAL với liều 8 ppm. Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thuộc thôn Hoàng Kim, xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, Hà Nội kéo dài 60 ngày từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2016. Trong giai đoạn 1 (30 ngày đầu) lợn ở các lô được ăn thức ăn thí nghiệm; giai đoạn 2 (30 ngày cuối), lợn ở cả ba lô được nuôi bằng thức ăn không bổ sung beta-agonist. - Ngày đầu tiên của giai đoạn 2 (ngày 0) và các ngày tiếp theo (1, 3, 5, 7 và 10) tiến hành lấy mẫu nước tiểu của cả ba lô (mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 3 lợn để lấy mẫu nước tiểu) để phân tích RAC và SAL. Tại thời điểm khi không phát hiện thấy sự hiện diện của RAC và SAL trong nước tiểu, lợn được mổ khảo sát, lấy mẫu thịt, mỡ, gan và thận để phân tích xác định lượng tồn dư. Trong trường hợp mẫu vẫn còn tồn dư, thì lợn ở lô đó tiếp tục được nuôi thêm 3 ngày, sau đó được giết mổ để khảo sát mức tồn dư của RAC và SAL trong các mô như trên. 7
  10. - Một số chỉ tiêu năng suất, chất lượng thịt được đánh giá tại thời điểm mổ khảo sát đầu tiên (3 con/lô). Màu của thịt được đánh giá bằng phương pháp so màu theo tiêu chuẩn của Ủy ban đánh giá chất lượng thịt Hoa Kỳ (NPPC, 2000). Việc định tính nhanh RAC và SAL trong mẫu nước tiểu được thực hiện bằng 2 loại Kit thử nhanh của hãng Taiwan Advance Bio-pharmaceutical. Hàm lượng RAC và SAL trong các mẫu nước tiểu và mẫu mô động vật được định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ (LC-MS/MS) - Các số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Minitab 16.0. 3.2.4. Đề xuất quy trình kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt và đề xuất sửa đổi một số quy định quản lý trong chăn nuôi - Đề xuất quy trình kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt từ kết quả thu được từ nội dung 3.2.3. - Đề xuất sửa đổi một số quy định quản lý trong chăn nuôi PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. XÁC ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG CHẤT CẤM NHÓM BETA-AGONIST ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP TIÊU CHUẨN CHO CÁC PHÕNG THỬ NGHIỆM TRONG NƢỚC 4.1.1. Năng lực phòng thử nghiệm về phân tích chất cấm trong thức ăn và nước tiểu vật nuôi Kết quả điều tra cho thấy có sự khác biệt về kinh nghiệm thực hiện phân tích chất cấm beta-agonist trong các nền mẫu TACN, nước tiểu động vật ở 15 phòng thử nghiệm đã được chỉ định trong giai đoạn 2011-2015 (bảng 4.1). Bảng 4.1. Kết quả điều tra số mẫu thử nghiệm và phương pháp phân tích chất cấm nhóm beta - agonist trong mẫu thức ăn chăn nuôi và mẫu nước tiểu vật nuôi của 15 phòng thử nghiệm giai đoạn 2011-2015 (mẫu/năm) Mã Mẫu thức ăn chăn nuôi Mẫu nước tiểu Thiết bị chính PTN SAL CLEN RAC SAL CLEN RAC 1 35 6 3 16 15 16 LC-MS/MS 2 123 100 120 120 123 154 LC-MS/MS 3 60 10 10 32 25 20 LC-MS/MS 4 12 13 13 6 5 2 GC-MS 5 51 41 40 0 0 0 LC-MS/MS 6 74 12 12 15 18 20 LC-MS/MS 7 251 50 65 164 156 164 LC-MS/MS 8 12 0 0 0 0 0 LC-MS/MS 9 47 81 17 52 0 0 LC-MS/MS 10 27 51 26 20 0 10 GC-MS 11 0 0 0 0 0 0 LC-MS/MS 12 15 16 10 0 4 0 LC-MS/MS 13 5 7 5 0 0 0 HPLC 14 12 12 10 215 200 210 LC-MS/MS 15 68 15 25 373 105 135 LC-MS/MS 8
  11. Số lượng mẫu thử nghiệm chất cấm beta-agonist trong mỗi năm rất biến động, theo đó có sự không đồng đều về số mẫu được yêu cầu phân tích tại các đơn vị thử nghiệm. Có đơn vị không nhận được mẫu thử nghiệm trong năm (PTN số TT 11), trong khi có những đơn vị nhận được số lượng mẫu khá lớn (PTN số 2, 7, 14 và 15). - Số lượng mẫu gửi thử nghiệm về chỉ tiêu SAL chiếm đa số so với mẫu thử nghiệm CLEN và RAC. Điều này cũng phù hợp với thực tế là thời gian qua SAN là chất được người chăn nuôi trong nước lợi dụng nhiều nhất, do nguồn cung và giá thấp hơn CLEN và RAC. Bảng 4.2. Tài liệu tham khảo để xây dựng phương pháp phân tích beta- agonist của các phòng thử nghiệm Mã Tên tài liệu tham khảo PTN CLG-AGON1.02 Identification of Beta-Agonists by HPLC-MS/MS.\Journal of 1, 14 Chromatographic Science, Vol. 47, April 2009 2 Application note 5990-4180EN (Agilent) 3 Ref.Vertified TIP SPO, 2001,UKY Gluck Equine Rsch Ctr (CLEN) 4 Vertified TIP SPO, 2002,UKY Gluck Equine Rsch Ctr (Ratopamine) 5 Vertified TIP SPO, 1996,PETR (Sabutamol) Determination of CLEN in meat samples with Elisa and GC-MS method. 1st 6 Annual International Interdisciplinary Conference, AIIC 2013 24-26 April, Azores Portugal Proceedings Determination of Beta –Agonists in Bovine Urine: Comparison of two extraction/ 7 clean-up procedures of high-resolution gas chromatography –mass spectrometry analysis. Analysis of Beta-Agonist in animal feeds by liquid chromatography – tandem 8, 15 mass spectrometry and health risk assessment. International conference on agricultural, ecological and medical sciences 9 Journal of Chromatography A, 880, 69-83, 2000. 10 USDA (2012), CLG-AGON1.03. Determination of B-Agolists in Pork with SPE Cleanup and LC-MS/MS detection using Agilent bond Elut PCX soid phase extration cartridge, Agilen Poroshell 120 11 column and Liquid chromatography –tandem spectrometry/Agilent technologies.2011 Method of test for veterinary drug residues in food –Test of multiresidue analysis 12 of b - Agonist, Meiho Institute University SOP No. 0949424412. 13 Agonists in feed by LCMS Agilent 5990-4180 EN Kết quả bảng 4.2. cho thấy 100% PTN (15/15 PTN) xây dựng phương pháp phân tích nội bộ đều sử dụng các tài liệu tham khảo về phân tích chất cấm từ các tạp chí khoa học quốc tế hoặc khuyến cáo của hãng thiết bị. Kết quả tổng hợp các phương pháp và thông số kỹ thuật trong phân tích chất cấm Beta –agonist (CLEN, SAL, RAC) trong TACN và nước tiểu lợn cho thấy về quy trình chiết mẫu, beta –agonist trong mẫu được chiết bằng dung dịch đệm phốt phát và làm sạch qua cột chiết pha rắn SPE. Có 13/15 PTN phân tích bằng kỹ thuật sắc ký lỏng (LC), 2/15 PTN phân tích bằng kỹ thuật sắc ký khí (GC) 9
  12. trong đó 14/15 PTN sử dụng detector MS, 1/15 PTN sử dụng detector DAD. Giới hạn phát hiện (LOD) trong mẫu TACN nằm trong khoảng 0,5 – 10 ppb; trong mẫu nước tiểu nằm trong khoảng 0,5 – 2 ppb (bảng 4.3 và bảng 4.4). Bảng 4.3. Quy trình xử lý mẫu trong phân tích chất cấm Beta -Agonist trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu lợn của các phòng thí nghiệm Mã Tóm tắt qui trình xử lý mẫu TLTK* PTN Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng methanol đã Axit hoá. Dịch chiết 1 được làm khô. Hoà tan cặn với Diclometan và Axit HCl. Trung hoà Axit 1 bằng NaOH Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng ACN:HCl 0,1N (1:9); làm sạch 2 2 bằng cột SCX Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng dung dịch đệm KH2PO4 0,1M 3 3 (pH=6), làm sạch bằng cột SCX Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng đệm KH2PO4 0,1M (pH=6), làm 4 4 sạch với cột SCX. Dẫn xuất với BSTFA:TMCS (99:1). Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng Acetonitril 5% FA và hỗn hợp muối 5 5 MgSO4 + NaCl+ Natri citrat; Làm sạch bằng d-SPE (MgSO4 + C18 + PSA) Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng Axit phosphoric 1%, pH= 2,3; 6 6 làm sạch bằng cột Plexa PCX Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng ACN/H2O (1/1); làm sạch bằng 7 7 cột SCX Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng đệm acetate pH 5,2; loại protein 8 8 bằng HClO4; làm sạch bằng cột SCX Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng dung dịch đệm KH2PO4 0,1M 9 9 (pH=6), làm sạch bằng cột SCX Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng dung dịch đệm KH2PO4 0,1M 10 (pH=6), làm sạch bằng cột SCX. Dịch chiết được dẫn xuất với 10 BSTFA:TMS Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng dung dịch đệm KH2PO4, 0,1M 11 11 (pH=6), làm sạch bằng cột SCX Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng dung dịch Axit phosphoric 1%, 12 12 làm sạch bằng cột SCX Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng hỗn hợp dung môi Acetonitril/ 13 13 isopropanol (4/1), muối NaCl, Na2SO4 và MgSO4 Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng dung dịch đệm natri acetate 14 13 0,2M, làm sạch bằng cột HLB Beta -Agonist trong mẫu được chiết bằng dung dịch ACN:H2O (50:50), 15 13 làm sạch bằng cột SCX * Số thứ tự TLTK (tài liệu tham khảo) tương ứng với số TT tại Bảng 4.2 Từ các phương pháp điều tra được trong bảng 4.3 và bảng 4.4 hội đồng chuyên môn đã đánh giá các thông số kỹ thuật và quy trình phân tích của các PTN và đưa ra kết luận rằng phương pháp của PTN số 3, số 7, số 9, số 11 là tương tự nhau về quy trình phân tích, thiết bị và điều kiện chạy máy, theo đó các PTN này đều sử dụng thiết bị LC-MS/MS, sử dụng cột sắc ký Agilent C18 (4,6 x150 mm x 3,5m), pha động là nước (0,1% Formic Axit):ACN. Các phương pháp còn lại không có sự tương đồng nhiều về các yêu cầu như thiết bị, hóa chất, cột... 10
  13. Bảng 4.4. Điều kiện chạy máy và kết quả thẩm định phương pháp thử nghiệm beta-agonist trong trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu lợn của các phòng thí nghiệm Kết quả thẩm định Mã Điều kiện chạy máy phương pháp (ppb) PTN LOD LOQ 1 Cột Poroshell 120 EC-C18 (2,1x 100 mm x 2,7m); 0,5 1,5 Pha động: Amonium acetat 2mM:ACN Thiết bị: LC-MS/MS; 2 Cột C18 Agilent Eclipse Plus (2,1x 50 mm x 1,8 m) ; 1,0 3,0 Pha động: ACN (0,1% FA) : Nước (0,1% FA) ; Thiết bị: LC-MS/MS 3 Cột C18 (2,1 x150 mm x 3,5m); Pha động: Nước 1,0 3,0 (0,1% FA):ACN; Thiết bị: LC-MS/MS 4 Cột DB-5MS (0,25 x 30 m x 0,25m) 2,0TA 5,0TA Chế độ: SCAN/SIM; Thiết bị: GC-MS 1,0NT 3,0NT 5 Cột Agilent C18 (2,1 x 150 mm x 3,5m) 1,0 3,0 Pha động: Nước (0,1% FA):MeOH Thiết bị: LC-MS/MS 6 Cột Agilent Zorbax C18 (2,1 x 150 mm x 3,5m) 1,0TA 3,0TA Pha động: Nước (0,1% FA):MeOH (0,1% FA) 0,3NT 1,0NT Thiết bị: LC-MS/MS 7 Cột Agilent C18 (4,6 x 50 mm x 5,0m) 1,0 3,0 Pha động: Nước (0,1% FA):ACN Thiết bị: LC-MS/MS 8 Cột Waters BEH C18 (2,1 x 50 mm x 1,7m) 2,0 6,0 Pha động: MeOH : Nước (0,1% FA) Thiết bị: LC-MS/MS 9 Cột Agilent C18 (4,6 x100 mm x 3,5m) 0,2 0,6 Pha động: Nước (0,1% FA):ACN; Thiết bị: LC-MS/MS 10 Cột HP-5a (0,25 mm x 30m x 0,25μm) 1,0 3,0 Chế độ SIM/SCAN; Thiết bị: GC-MS 11 Cột Agilent C18 (4,6 x 150 mm x 3,5m) 0,5 1,5 Pha động: Nước (0,1% FA): ACN; Thiết bị: LC-MS/MS 12 Cột Sciences C18; Pha động Methanol (0,1% FA) + 2,0 5,0 Nước (0,1% FA); Detector: MS/MS; Thiết bị: LC-MS/MS 13 Cột ODS; Pha động: Nước: ACN (4:1) 2,65rac 10,93rac Thiết bị: HPLC-DAD 14 Cột Agilent C18 (4,6 x 150 mm, 3,5m) 0,3 1,0 Pha động: Nước (0,1% FA): MeOH Thiết bị: LC-MS/MS 15 Cột Inertsil ODS-4 (4,6 x150 mm x 3m) 1,0 3,0 Pha động: FA (0,1%), amonium acetate 10 mM MeOH; Thiết bị: LC-MS/MS TA : Thức ăn chăn nuôi; NT: Nước tiểu, rac: Ractopamin 11
  14. 4.1.2. Tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo đánh giá năng lực thực tế các phòng và đánh giá phương pháp đề xuất Tổng số PTN tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo phân tích các chất cấm nhóm beta –agonist (CLEN, SAL, RAC) trong TACN là 18 PTN (03 phòng chưa được chỉ định), trong đó có 10 phòng thực hiện bằng cả 2 phương pháp (PPĐX và PPPTN), 8 phòng chỉ thực hiện bằng PPPTN (bảng 4.5). Bảng 4.5. Kết quả chương trình thử nghiệm thành thạo phân tích chất cấm beta -agonist trong mẫu thức ăn chăn nuôi Phương pháp Phương pháp phòng Chất đề xuất thử nghiệm phân Chỉ tiêu Mẫu Mẫu + Mẫu + Mẫu + Mẫu + tích Mẫu - - (10 ppb) (20 ppb) (10 ppb) (20 ppb) Số PTN tham gia (phòng) 10 10 10 18 18 18 Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 1 0 0 1 Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 1 0 0 4 5 CLEN Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 0 0 0 1 0 Số PTN có kết quả đạt (phòng) 10 9 9 18 13 12 Tỷ lệ đạt (%) 100 90 90 100 72,2 66,0 Số PTN tham gia (phòng) 10 10 10 19 19 19 Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 0 0 0 0 Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 3 2 0 1 1 SAL Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 0 0 0 3 2 Số PTN có kết quả đạt (phòng) 10 7 8 19 15 16 Tỷ lệ đạt (%) 100 70 80 100 78,9 84,1 Số PTN tham gia (phòng) 10 10 10 18 18 18 Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 0 1 2 1 Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 0 1 0 0 1 RAC Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 1 1 0 2 3 Sốcó kết quả đạt (phòng) 10 9 8 17 14 13 Tỷ lệ đạt (%) 100 90 80 94,5 77,8 72,2 Số lượt PTN tham gia (phòng) 30 30 30 55 55 55 Tính Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 1 1 2 2 chung Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 4 3 0 5 7 của cả Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 1 1 0 6 5 3 chất Số PTN có kết quả đạt (phòng) 30 25 25 54 42 41 Tỷ lệ đạt (%) 100 83,3 83,3 98,2 76,4 74,5 Đối với mẫu âm tính (-): 100% PTN tham gia có kết quả đạt yêu cầu, mẫu âm tính có kết quả là âm tính về chỉ tiêu SAL và CLEN. Tuy nhiên, có 01 PTN trả lời kết quả dương tính với mẫu TACN bằng PPPTN đối với chỉ tiêu RAC. Đối với các mẫu dương tính : 100% các PTN tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo này đều có kết quả dương tính với từng chất CLEN, SAL, RAC. Kết quả hàm lượng mỗi chất định lượng và giá trị Zscore của mỗi chất beta- agonist trong nền mẫu TACN thêm chuẩn phân tích được bằng 2 phương pháp PPĐX và PPTN được trình bày ở Bảng 4.6. Có một số PTN tham gia nhưng 12
  15. không được đưa vào tính toán số liệu thống kê, do không thể hiện đơn vị tính hoặc có giá trị Zscore quá lớn. Bảng 4.6. Hàm lượng phân tích định lượng các chất beta-agonist trong nền mẫu thức ăn chăn nuôi thêm chuẩn Chất Phương pháp Phương pháp phòng P Tên mẫu phân Chỉ tiêu đề xuất thử nghiệm value tích KQĐL SE KQĐL SE X (ppb) 10,76 0,692 10,56 0,516 0,822 CLEN |Zscore| 0,737 0,69 1,925 0,514 0,179 X (ppb) 10,6 0,792 10,91 0,591 0,756 Mẫu 02 SAL |Zscore| 0,813 0,244 1,004 0,182 0,358 (10Ppb) X (ppb) 10,98 0,457 10,47 0,340 0,379 RAC |Zscore| 0,883 0,433 1,399 0,323 0,349 X (ppb) 21,27 1,456 20,19 1,086 0,558 CLEN |Zscore| 0,774 0,757 2,332 0,564 0,111 Mẫu 03 X (ppb) 20,73 1,314 20,74 0,980 0,993 SAL (20PPb) |Zscore| 0,838 0,210 0,784 0,157 0,840 X (ppb) 20,93 0,765 20,98 0,570 0,961 RAC |Zscore| 1,318 0,550 1,548 0,410 0,740 *KQĐL: Kết quả định lượng (sau khi đã loại bỏ các kết quả có kết quả lạc) Kết quả bảng 4.6 cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về kết quả phân tích định lượng trung bình các chất CLEN, SAL, RAC trong nền mẫu TACN thêm chuẩn và giá trị Zscore trung bình. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối cho thấy giá trị Zscore trung bình của các PTN tham gia bằng PPHĐ đã có xu hướng thấp hơn so với giá trị này của PPPTN Tổng hợp kết quả của chương trình được trình bày trong bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả chương trình thử nghiệm thành thạo phân tích chất cấm beta -agonist trong mẫu nước tiểu lợn Phương pháp Phương pháp phòng đề xuất thử nghiệm STT Chỉ tiêu Mẫu Mẫu + Mẫu + Mẫu Mẫu + Mẫu + - (2 ppb) (5 ppb) - (2 ppb) (5 ppb) Số PTN tham gia (phòng) 9 9 9 17 17 17 Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 1 0 0 0 1 Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 0 0 0 0 0 CLEN Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 1 0 0 1 3 Số PTN có kết quả đạt (phòng) 9 7 9 17 16 13 Tỷ lệ đạt (%) 100 77,8 100 100 94,1 76,5 Số PTN tham gia (phòng) 9 9 9 17 17 17 Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 0 0 1 1 SAL Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 0 0 0 0 3 Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 0 0 0 1 3 Số PTN có kết quả đạt (phòng) 9 9 9 17 15 10 Tỷ lệ đạt (%) 100 100 100 100 88,2 58,8 13
  16. Phương pháp Phương pháp phòng đề xuất thử nghiệm STT Chỉ tiêu Mẫu Mẫu + Mẫu + Mẫu Mẫu + Mẫu + - (2 ppb) (5 ppb) - (2 ppb) (5 ppb) Số PTN tham gia (phòng) 9 9 9 17 17 17 Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 0 0 0 0 0 RAC Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 3 0 0 0 0 Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 0 0 0 0 2 Số PTN có kết quả đạt (phòng) 9 6 9 17 17 15 Tỷ lệ đạt (%) 100 66,7 100 100 100 88,2 Số PTN tham gia (phòng) 27 27 27 51 51 51 Tính Số PTN có kết quả bị loại (phòng) 0 1 0 0 1 2 chung Số PTN có kết quả lạc (phòng) 0 3 0 0 0 3 của cả Số PTN có kết quả nghi ngờ (phòng) 0 1 0 0 2 8 3 chất Số PTN có kết quả đạt (phòng) 27 22 27 51 48 38 Tỷ lệ đạt (%) 100 81,5 100 100 94,1 74,5 Đối với chương trình trên nền mẫu nước tiểu lợn, tổng số PTN tham gia là 17 PTN, trong đó có 09 PTN tham gia bằng 2 phương pháp PPPTN và PPĐX, 08 PTN chỉ tham gia bằng PPPTN. Đối với mẫu âm tính (-): 100% PTN tham gia có kết quả đạt yêu cầu, có kết quả là âm tính về chỉ tiêu SAL và CLEN. Đối với các mẫu dương tính: 100% các PTN tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo này đều có kết quả dương tính với từng chất CLEN, SAL, RAC (bảng 4.7). Bảng 4.8. Hàm lượng phân tích định lượng các chất beta-agonist trong nền mẫu nước tiểu lợn Chất Phương pháp Phương pháp phòng Tên P phân Chỉ tiêu đề xuất thử nghiệm mẫu value tích KQĐL SE KQĐL SE X (ppb) 5,011 0,197 4,872 0,143 0,572 CLEN |Zscore| 0,712 0,327 1,133 0,238 0,358 X (ppb) 5,094 2,692 7,338 1,959 0,557 Mẫu 02 SAL |Zscore| 0,693 0,473 1,696 0,344 0,100 (2 ppb) X (ppb) 5,001 0,222 4,776 0,162 0,420 RAC |Zscore| 0,759 0,237 0,912 0,173 0,605 X (ppb) 1,960 0,090 2,171 0,065 0,070 CLEN |Zscore| 0,649 0,224 0,781 0,163 0,630 Mẫu 03 X (ppb) 2,167 0,903 3,050 0,657 0,437 SAL (5 ppb) |Zscore| 0,781 0,352 1,084 0,256 0,493 X (ppb) 1,951 0,103 2,190 0,075 0,072 RAC |Zscore| 1,242 0,299 0,882 0,218 0,339 *KQĐL: Kết quả định lượng (sau khi đã loại bỏ các kết quả bị lạc) Kết quả bảng 4.8 cho thấy đối với mẫu nước tiểu cũng không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về kết quả phân tích định lượng trung bình các chất CLEN, SAL, RAC và giá trị Zscore trung bình. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối cho thấy giá trị Zscore trung bình của các PTN tham gia bằng PPĐX đã có xu hướng thấp hơn so 14
  17. với giá trị này của PPPTN, chứng tỏ việc áp dụng PPĐX có thể cho kết quả chính xác và kết quả thu được sẽ có sự đồng đều giữa các phòng thử nghiệm. 4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT VÀ SỬ DỤNG CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM 4.2.1. Kết quả điều tra về hệ thống văn bản quản lý về chất cấm tại địa phương Kết quả điều tra từ 63 Sở Nông nghiệp và PTNT về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chính liên quan đến quản lý chất cấm trong chăn nuôi được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Kết quả điều tra về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan quản lý chất cấm trong chăn nuôi TT Nội dung có ý kiến Số tỉnh có Góp ý chung ý kiến (tỉnh) 1 Tính đầy đủ của văn 63 100% số tỉnh cho rằng hệ thống văn bản quy phạm bản pháp luật đầy đủ (tuy nhiên có 03 tỉnh cho rằng văn bản điều chỉnh nhiều lần, khó cập nhật) 2 Các nội dung chưa phù hợp 2.1 Bộ Luật hình sự 8/63 Chưa có hướng dẫn cụ thể xác định khi nào là 100/2015/QH13 vi phạm hình sự 2.2 Nghị định xử phạt vi 8/63 - Mức tiền xử phạt còn nhẹ, chưa đủ răn đe phạm hành chính - Chưa quy định với việc xử lý trong khi vận 119/2013/NĐ-CP chuyển gia súc nếu có phát hiện mẫu dương tính 2.3 Thông tư số 57/2012/TT- 6/63 Chưa quy định về số lượng mẫu lấy ở cơ sở giết BNNPTNT mổ và trong khi vận chuyển. 2.4 Thông tư 01/2016/TT- 32/63 -Giới hạn Kit thử nhanh cao hơn ngưỡng kết BNNPTNT luận dương tính bằng phương pháp định lượng, có thể làm lọt mẫu - Không nên quy định ngưỡng để kết luận mẫu dương tính bằng phương pháp định lượng. -Thời gian nuôi lợn từ khi có kết quả định tính dương tính đến khi có có kết quả định lượng tại phòng thử nghiệm kéo dài, hơn nữa không quy định cụ thể thời gian nuôi bao lâu từ khi kết luận dương tính đến khi xuất bán. Điều này gây lãng phí về chi phí lấy mẫu (lấy mẫu phân tích nhiều lần để kiểm tra mẫu đã âm tính hay chưa), chi phí thử nghiệm (thử nghiệm nhiều lần), thậm chí cơ sở chăn nuôi có thể đổi tráo lợn trong thời gian này. 4.2.2. Tình hình quản lý và kiểm soát chất cấm tại địa phương giai đoạn 2011-2016 Trong giai đoạn 2011-2016, hoạt động kiểm tra vấn đề sử dụng chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi ở các địa phương đã có chuyển biên tích cực theo thời gian, thể hiện năm 2011 có 24 địa phương triển khai kiểm tra thì đến 2016 đã lên tới 53 địa phương; nội dung và phạm vi kiểm tra cũng được mở rộng hơn thông qua 5 đối tượng kiểm tra đều tăng dần theo các năm (bảng 4.10). 15
  18. Bảng 4.10. Kết quả điều tra về số địa phương triển khai hoạt động kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi (tỉnh) Năm thực hiện (n=63) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số tỉnh kiểm tra chất cấm 24 41 38 40 50 53 Số tỉnh kiểm tra cơ sở SX TA 8 14 12 14 13 16 Số tỉnh kiểm tra CSKDTACN 9 18 21 18 26 29 Số tỉnh kiểm tra CSCN 7 31 30 29 36 34 Số tỉnh kiểm tra cơ sở giết mổ 12 12 13 12 13 18 Số tỉnh kiểm tra cửa hàng bán thịt 8 19 13 12 13 19 Đánh giá về mức độ quan tâm của các địa phương tới công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi còn thể hiện thông qua chỉ tiêu về tần suất kiểm tra, vì hiện nay phần lớn các địa phương đều tổ chức kiểm tra chất lượng, ATTP vật tư, sản phẩm chăn nuôi theo các đợt kiểm tra. Kết quả thống kê chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Kết quả về tần suất kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi tại địa phương (đợt/tỉnh/năm) Năm thực hiện Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số đợt kiểm tra CS SX TACN 1,6 1,9 1,3 1,4 1,3 1,4 Số đợt kiểm tra CSKDTACN 1,6 2,4 1,8 2,0 1,8 2,1 Số đợt kiểm tra cơ sở chăn nuôi 1,8 2,3 2,1 1,7 1,9 2,1 Số đợt kiểm tra cơ sở giết mổ 1,4 1,6 1,6 1,6 1,9 2,6 Số đợt kiểm tra cửa hàng bán thịt 1,7 1,1 1,2 1,2 1,5 1,4 Kết quả bảng 4.11 cho thấy tần suất kiểm tra chất cấm trung bình/năm của các địa phương có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần tần xuất kiểm tra qua các năm, nhất là với đối tượng kinh doanh TACN, cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ vật nuôi. Trong khi tần suất kiểm tra chất cấm đối với các cơ sở sản xuất TACN và mua bán thịt là thấp nhất và ít thay đổi. Bảng 4.12. Kết quả điều tra về số mẫu phân tích chất cấm trong chăn nuôi phân theo loại hình sản xuất và loại mẫu Năm thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Mẫu TACN tại CSCN (mẫu) Số tỉnh lấy mẫu 6 12 13 15 16 20 Tổng số mẫu 42 112 245 372 401 418 (2-20) (5-40) (7-60) (6-93) (1-165) (1-120) Trung bình mẫu/tỉnh 7,0 9,3 18,8 24,8 25,0 20,9 Mẫu TACN tại CS SX & KDTACN (mẫu) Số tỉnh lấy mẫu 6 21 24 24 27 28 Tổng số mẫu 114 210 334 350 497 496 (2-30) (5-18) (2-42) (6-32) (6-40) (2-63) Trung bình mẫu/tỉnh 19 10 13,9 14,6 18,4 17,7 Mẫu nƣớc tiểu tại cơ sở chăn nuôi (mẫu) Số tỉnh lấy mẫu 10 37 26 32 28 25 Tổng số mẫu 20 444 525 432 1383 1930 (2-3) (3-221) (10-94) (14-280) (15-236) (3-473) 16
  19. Năm thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trung bình mẫu/tỉnh 2 12 20,2 13,5 49,4 77,2 Mẫu nƣớc tiểu cơ sở giết mổ (mẫu) Số tỉnh lấy mẫu 15 27 25 27 18 22 Tổng số mẫu 30 529 665 842 979 1749 (1-4) (5-35) (12-500) (3-70) (3-280) (6-556) Trung bình mẫu/tỉnh 2 19,6 26,6 31,2 54,4 79,5 Mẫu gan, thịt cơ sở giết mổ, bán thịt (mẫu) Số tỉnh lấy mẫu 15 26 28 28 28 35 Tổng số mẫu 338 525 442 1372 1305 2048 (2-35) (6-24) (2-36) (7-50) (2-80) (3-88) Trung bình mẫu/tỉnh 22,5 20,2 15,8 49 46,6 58,5 Ghi chú: Kết quả trong ngoặc đơn là số mẫu dao động từ ít nhất đến nhiều nhất Kết quả bảng 4.12 cho thấy số lượng mẫu và loại mẫu được lấy để phân tích chất cấm của các địa phương cũng rất khác nhau, có tỉnh chỉ lấy vài mẫu phân tích, như Hà Nam, Ninh Bình, Bình Phước; trong khi có tỉnh lấy đến hàng trăm mẫu như Hà Nội, Hưng Yên, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre..., vấn đề lấy mẫu trong hoạt động kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi vừa phụ thuộc vào kinh phí được cấp vừa phụ thuộc vào năng lực quản lý của mỗi địa phượng và tình hình sử dụng chất cấm trên địa bàn. Bảng 4.13. Kết quả điều tra về tỷ lệ số mẫu dương tính (%) với SAL bằng phương pháp phân tích định lượng (mẫu) Năm thực hiện Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Mẫu TACN Tổng mẫu phân tích 156 322 579 722 898 914 Số mẫu dương tính 0 17 4 28 34 18 Tỷ lệ dương tính % 0,00 5,28 0,69 3,88 3,79 1,97 Mẫu nƣớc tiểu Tổng mẫu phân tích 50 973 1190 1274 2362 3679 Số mẫu dương tính 1 67 14 72 406 154 Tỷ lệ dương tính % 2,00 6,89 1,18 5,65 17,19 4,19 Mẫu thịt Tổng mẫu phân tích 338 525 442 1372 1305 2048 Số mẫu dương tính 3 23 0 25 76 64 Tỷ lệ dương tính % 0,89 4,38 0,00 1,82 5,82 3,13 Tương tự như các hoạt động kiểm tra giám sát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, công tác tập huấn nghiệp vụ quản lý và phổ biến các văn bản pháp luật về chất cấm trong chăn nuôi được các địa phương quan tâm triển khai tăng dần theo thời gian thể hiện ở số tỉnh tăng từ 6 tỉnh triển khai năm 2011 đã tăng lên 20 tỉnh vào năm 2016 và số lượt người được tham gia tập huấn cũng tăng từ 3902 người vào năm 2011 đã lên 8938 người vào năm 2016 (bảng 4.14). 17
  20. Bảng 4.14. Kết quả điều tra về công tác triển khai tập huấn, tuyên truyền về chất cấm trong chăn nuôi Chỉ tiêu Năm thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số tỉnh triển khai tập huấn (tỉnh) 6 14 25 23 18 20 Số lớp (lớp/năm) 7,2 9,3 8,9 8,4 9,1 5,0 Tổng số người tham gia (lượt) 3902 7174 22195 13576 10639 8938 -Người chăn nuôi 3237 6478 20457 11178 5480 3237 -Người sản xuất, kinh doanh 565 546 1588 1993 4905 3288 -Đối tượng khác 0 0 0 305 122 260 Bên cạnh công tác tập huấn nghiệp vụ và phổ biến văn bản quản lý về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, các địa phương còn tổ chức các hình thức tuyên truyền tới người dân về tác hại và biện pháp kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau (Bảng 4.15). Trong số các hình thức tuyên truyền thì hình thức người dân ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vào năm 2016 đươc nhiều tỉnh tham gia nhất. Bảng 4.15. Kết quả điều tra về số tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền (tỉnh/năm) Năm thực hiện Hình thức 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Truyền hình địa phương 4 4 9 9 13 18 Truyền thanh địa phương 6 6 9 11 12 19 Phim Video 2 3 4 6 6 Tờ rơi 2 3 5 8 10 15 Ký cam kết không sử dụng chất cấm - 2 - - 8 54 4.2.3. Đánh giá thực tế thực trạng về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn tại một số địa phương đại diện Thời điểm điều tra và lấy mẫu phân tích được diễn ra từ cuối tháng 9 đến tháng 11/2016. Đây là thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc sau gần một năm phát động phong trào người chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và thực hiện chỉ đạo của Trung ương và chính quyền địa phương về kiểm tra, giám sát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Bảng 4.16. Kết quả phân tích các chất cấm nhóm beta-agonist trong thức ăn và nước tiểu (mẫu). Đồng Bình Hưng Hải Chỉ tiêu Nai Dương Yên Dương Số cơ sở KDTA lấy mẫu 6 6 6 6 Số cơ sở chăn nuôi lấy mẫu 10 10 10 10 Số mẫu thức ăn phân tích 20 20 20 20 Số mẫu thức ăn dương tính 0 0 0 0 Số mẫu nước tiểu phân tích 20 20 20 20 02 Số mẫu nước tiểu dương tính với SAL 0 0 0 (vết = 0,23 ppb) Số mẫu nước tiểu dương tính RAC, CLEN 0 0 0 0 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2