intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện nghiên cứu với mục tiêu nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chọn lọc các giống bơ năng suất cao, chất lượng tốt, có thời gian thu hoạch khác nhau trong năm và thích ứng tốt với điều kiện sinh thái ở một số vùng trồng chính tại Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> HOÀNG MẠNH CƢỜNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG BƠ (Persea americana Miller)<br /> THÍCH HỢP CHO MỘT SỐ TỈNH TÂY NGUYÊN<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG<br /> Mã số: 62. 62. 01. 11<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại<br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br /> <br /> 1. GS.TS. Đỗ Năng Vịnh<br /> 2. TS. Lê Ngọc Báu<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> Luận án dự kiến sẽ đƣợc bản vệ trƣớc hội đồng chấm luận án tiến sĩ<br /> cấp Viện, họp tại ………. vào ngày tháng<br /> <br /> năm 2015.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thƣ viện Quốc gia Hà Nội.<br /> - Thƣ viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Theo thống kê của FAO, cây bơ được trồng tại 63 nước với tổng diện tích<br /> 417 ngàn ha, sản lượng 3.078 ngàn tấn mỗi năm, năng suất trung bình 7,4 tấn/ha,<br /> hàng năm lượng xuất khẩu 491,5 ngàn tấn và giá trị xuất khẩu 606,6 triệu USD (Gazit<br /> and Degani, 2002; John and Gary, 2012; Pliego et al., 2002). Cũng theo thống kê của<br /> FAO năm 2011, các quốc gia có sản lượng bơ lớn trên thế giới phân bổ chủ yếu ở các<br /> vùng có khí hậu nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Nước có sản lượng bơ lớn nhất thế giới<br /> là Mexico (1.264.141 tấn), kế sau đó là các nước như Chi Lê (368.568 tấn), Cộng hoà<br /> Dominique (295.080 tấn), Indonesia (275.953 tấn), Mỹ (238.544 tấn), Colombia<br /> (215.595 tấn), Peru (212.857 tấn), Kenya (201.478 tấn), Brazin (160.376 tấn), Trung<br /> Quốc (108.500 tấn) (Bruce et al, 2013). Pháp và Hà Lan là 2 nước nhập khẩu bơ lớn<br /> nhất thế giới trung bình khoảng 94 ngàn tấn mỗi năm chủ yếu từ Mexico, Chile,<br /> Israel, Tây Ban Nha và Nam Phi (Bruce et al, 2013). Năng suất Bơ biến thiên rất<br /> mạnh, từ 1,3 tấn/ha (Bồ Đào Nha) đến 28,6 tấn/ha (Samoa), chủ yếu phụ thuộc vào<br /> giống, khả năng thâm canh, phương thức trồng và điều kiện khí hậu (Gazit and<br /> Degani, 2002). Mục tiêu của ngành Bơ thế giới là nâng cao năng suất lên trên 30<br /> tấn/ha trong điều kiện chuyên canh công nghiệp bằng các biện pháp như giống và gốc<br /> ghép tốt, trồng dày có điều chỉnh mật độ và tạo hình, tưới nước, điều khiển dinh<br /> dưỡng giảm rụng quả, bảo vệ thực vật,…<br /> Ở Châu Á, cây bơ được trồng khá rộng rãi ở các nước Đông Nam Á như<br /> Indonesia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Indonesia là quốc gia đứng<br /> thứ 4 trên thế giới và đứng đầu các nước Đông Nam Á về sản xuất bơ. Nước ta nằm<br /> trên các đường vĩ tuyến tương tự như Mexico và ở giữa hai nước trồng bơ lớn nhất<br /> Châu Á là Indonesia và Trung Quốc (đứng thứ 11 trên thế giới), có các điều kiện sinh<br /> thái rất thuận lợi cho phát triển cây bơ ở cả hai miền Nam và Bắc (Bruce et al, 2013).<br /> Thực tế trồng bơ trên 70 năm ở Tây Nguyên cho thấy với độ cao trên 500 m,<br /> cây bơ cho sinh trưởng tốt, năng suất khá, một số cây chất lượng ngon và được xem<br /> như loài cây đặc sản của vùng. Tuy vậy, việc phát triển sản xuất cây bơ vẫn còn bị<br /> hạn chế bởi một số nguyên nhân sau đây:<br /> Thứ nhất, việc nghiên cứu chọn tạo giống bơ còn rất nhiều hạn chế, chưa xác<br /> định được bộ giống bơ thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau và chưa chọn tạo<br /> được các giống bơ rải vụ có thời gian thu hoạch sớm, chính vụ và muộn.<br /> Thứ hai, một số giống bơ thương mại trên thế giới đã được du nhập, tuy nhiên<br /> chưa được khảo nghiệm đánh giá để chọn được những giống tốt, thích ứng cao với<br /> điều kiện sinh thái ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.<br /> Thứ ba, chưa có các nghiên cứu một cách hệ thống về kỹ thuật canh tác, công<br /> nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến và nâng cao chất lượng quả của các giống bơ<br /> khác nhau.<br /> Để góp phần khắc phục một số hạn chế nêu trên, việc thực hiện đề tài luận án<br /> “Nghiên cứu tuyển chọn giống Bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số<br /> <br /> 2<br /> <br /> tỉnh Tây Nguyên” rất cần thiết làm cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm thúc đẩy phát<br /> triển bền vững cây bơ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu tổng quát<br /> Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chọn lọc các giống bơ năng suất<br /> cao, chất lượng tốt, có thời gian thu hoạch khác nhau trong năm và thích ứng tốt với<br /> điều kiện sinh thái ở một số vùng trồng chính tại Tây Nguyên.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> - Xác định được đặc điểm sinh học nông nghiệp của các giống bơ khác nhau<br /> chọn lọc trong nước và nhập nội trong điều kiện sản xuất ở Tây Nguyên.<br /> - Chọn lọc được một số giống bơ có năng suất trên 50 kg/cây/năm, hàm lượng<br /> chất khô đạt trên 23%, lipít trên 13%, có thời gian thu hoạch khác nhau trong năm và<br /> chống chịu tốt với một số sâu, bệnh tại Tây Nguyên.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án<br /> 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> - Các giống bơ đang được trồng tại các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng<br /> thuộc địa bàn Tây Nguyên.<br /> - 10 vật liệu giống triển vọng thu thập trong nước TA1, TA2, TA3, TA4, TA5,<br /> TA31, TA44, TA47, TA50, TA54 và 2 giống nhập nội Booth 7, Hass.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Các thí nghiệm so sánh, đánh giá 12 giống bơ triển vọng được tiến hành tại 3<br /> vùng trồng chính thuộc địa bàn các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng.<br /> 4. Tính mới của Luận án<br /> - Lần đầu tiên ở nước ta, luận án đã tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm, đánh<br /> giá, so sánh một cách có hệ thống các giống bơ khác nhau tại địa bàn các tỉnh có các<br /> điều kiện sinh thái đa dạng ở Tây Nguyên.<br /> - Luận án đã khảo sát, đánh giá được các đặc tính sinh học nông nghiệp của 38<br /> dòng, giống bơ và thí nghiệm so sánh 12 giống bơ chọn lọc trong nước và nhập nội.<br /> - Kết quả nghiên cứu của Luận án đã chọn được 8 giống bơ mới có năng suất<br /> và chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong đó có 4 giống bơ TA1, TA3, TA5 và<br /> Booth 7 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản<br /> xuất thử năm 2011.<br /> 5. Những đóng góp của Luận án<br /> 5.1. Ý nghĩa khoa học<br /> - Lần đầu tiên ở nước ta, luận án đã nghiên cứu xác định được nhiều đặc tính<br /> sinh học nông nghiệp quan trọng của hàng loạt các giống bơ khác nhau trồng tại các<br /> vùng sinh thái khác nhau ở Tây Nguyên và các giống mới nhập nội. Luận án cung<br /> cấp các thông tin, dữ liệu khoa học về giống, canh tác và các đặc tính sinh học, năng<br /> suất, chất lượng quả của các dòng, giống bơ mới chọn lọc trong nước và nhập nội.<br /> Các dòng, giống bơ mới chọn lọc có thể sử dụng là nguồn vật liệu phục vụ cho<br /> nghiên cứu khoa học và cải tiến giống trong tương lai nhằm nâng cao sức cạnh tranh<br /> của các giống bơ Việt Nam.<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Những nghiên cứu chuyên sâu về chọn tạo giống bơ tại Việt Nam còn rất ít.<br /> Do vậy kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho<br /> học sinh, sinh viên và giảng viên các Trường Đại học, các Viện Nghiên cứu. Luận án<br /> cũng có thể cung cấp các luận cứ khoa học cho những nghiên cứu về chọn tạo giống<br /> và phát triển sản xuất bơ tại Việt Nam.<br /> 5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> - Luận án nghiên cứu của nghiên cứu sinh đã góp phần quan trọng trong việc<br /> chọn tạo các giống bơ mới cho vùng Tây Nguyên. Đã chọn được 9 giống bơ mới triển<br /> vọng, trong đó có 4 giống bơ mới là TA1, TA3, TA5 và Booth 7 có năng suất cao,<br /> chất lượng tốt, thích hợp với thực tiễn sản xuất ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và các<br /> giống này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản<br /> xuất thử năm 2011.<br /> - Các giống bơ đã được chọn lọc có năng suất cao, chất lượng tốt và đạt tiêu<br /> chuẩn xuất khẩu đã được nhân giống nhanh để thay thế các giống bơ có năng suất,<br /> chất lượng kém trong sản xuất. Các giống bơ mới đã được chuyển giao cho 5 doanh<br /> nghiệp, 3 hợp tác xã và các hộ nông dân thuộc địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên là Đăk<br /> Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai .<br /> CHƢƠNG 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI<br /> 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật<br /> Cây bơ có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Tên khoa học của cây bơ là<br /> Persea americana Miller., thuộc họ Lauraceae, chi Persea và loài P. americana. Bơ là<br /> cây thuộc lớp 2 lá mầm, có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 24, tuy nhiên trong loài vẫn có<br /> các dạng tam bội 3n = 36 và tứ bội 4n = 48 nhiễm sắc thể. Loài Persea americana<br /> Miller được phân thành 3 chủng sinh thái khác nhau là Mexico, Guatemala và West<br /> India (Gary, 2012; Popenoe, 1952). Đặc điểm thực vật học của 3 chủng sinh thái này<br /> đã được mô tả ở bảng 1.1. Ba chủng bơ trên đây có thể lai chéo với nhau một cách dễ<br /> dàng khi chúng được trồng gần nhau (Bergh, 1969; Crowley and Arpaia, 2002;<br /> Popenoe, 1952).<br /> Chủng Mexico: Có nguồn gốc từ cao nguyên Mexico và có khả năng chịu lạnh,<br /> lá có mùi anise. Tuy nhiên, nhược điểm của chủng này là quả nhỏ, da mềm và hạt<br /> tương đối lớn. Con lai được chọn lọc từ những chủng này là các giống có giá trị, ví<br /> dụ giống Fuerte và giống Zutano, 2 con lai giữa Mexico và Guatemala, kích thước<br /> quả của chúng vừa phải, da nhẵn.<br /> Chủng Guatemala: Các giống thuộc chủng này như Hayes, Hopkins và Hass,<br /> bắt nguồn từ những vùng cao nguyên, tuy vậy chúng ít chịu lạnh hơn so với chủng<br /> Mexico. Các giống của chủng này thường có quả lớn, da dày, cấu trúc vỏ thô ráp,<br /> màu vỏ thay đổi từ xanh lục đến đen khi quả trưởng thành. Hạt nhỏ và được giữ chặt<br /> trong quả.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2