intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua. Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ MINH THU QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NUÔI TÔM VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đình Thao Phản biện 1: GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Phản biện 3: TS. Nguyễn Quốc Oánh Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ..... ngày ..... tháng ..... năm 2020 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong ba quốc gia sản xuất thủy hải sản lớn nhất thế giới và cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới (FAO, 2015). Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng đầu trong nhóm các quốc gia bị thiệt hại thủy sản do biến đổi khí hậu (BĐKH) ở mức nguy cấp báo động đỏ, đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy hải sản ven biển bởi năng lực thích ứng thấp (Quách Thị Khánh Ngọc (2018). Tại Việt Nam, các biện pháp quản lý rủi ro (QLRR) trong nuôi tôm ven biển đã được triển khai song hành cùng hệ thống giải pháp phát triển ngành tôm. Làm sao để nhận biết được có những rủi ro nào xảy ra trong nuôi tôm ven biển? Mức độ xuất hiện, ảnh hưởng và thiệt hại khi gặp phải các rủi ro đó như thế nào? Cần có những biện pháp cụ thể nào để vận dụng trong QLRR nuôi tôm ven biển trong thời gian tới?... vẫn chưa được cụ thể hoá. Tỉnh Nam Định với 72 km bờ biển đã tạo ra nhiều tiềm năng và thách thức đối với nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), trong đó có nuôi tôm ven biển. Sau mỗi đợt thiên tai, bệnh dịch xảy ra, việc tổ chức hỗ trợ khắc phục rủi ro chỉ là giải pháp mang tính tình thế để khôi phục sản xuất chứ thực sự chưa giải quyết được căn nguyên của vấn đề. Rủi ro xảy ra trong nuôi tôm ven biển là không thể tránh khỏi và cần giảm thiểu thiệt hại của rủi ro. Vì thế, nghiên cứu về QLRR trong nuôi tôm ven biển là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng rủi ro và các biện pháp QLRR trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định; Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLRR trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và QLRR trong nông nghiệp nói chung và nuôi tôm nói riêng; (ii) Phân tích thực trạng rủi ro và các biện pháp QLRR trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới QLRR trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định; (iv) Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLRR trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro, QLRR trong nông nghiệp nói chung và nuôi tôm ven biển nói riêng. Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm: (i) Cơ sở nuôi tôm, (ii) Tác nhân cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra, (iii) Cán bộ chính quyền và nhân viên chuyên trách, (iv) Ngân hàng, bảo hiểm; (v) Các cơ quan quản lý. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại vùng ven biển nước lợ trên địa bàn 3 huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định. Về loài tôm nuôi: Nghiên cứu thực hiện với tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (Penaeus monodon). Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2010 – 2018, dữ liệu sơ cấp được thu thập lặp lại từ 2014 – 2018 và các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2020 – 2025. 1
  4. Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng QLRR theo chức năng, bao gồm: nhận diện, phân tích, phân chia cấp độ rủi ro và phân tích chiến lược QLRR trong nuôi tôm ven biển. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường QLRR trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định. Nghiên cứu không bóc tách thiệt hại của từng rủi ro mà sử dụng năng suất, kết quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm để xác định thiệt hại chung của các rủi ro xảy ra với nuôi tôm ven biển. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận, luận án đã luận giải và phát triển thêm lý luận về rủi ro, QLRR trong nông nghiệp nói chung và nuôi tôm ven biển nói riêng. Nghiên cứu đã chỉ ra rủi ro không hoàn toàn là xấu. QLRR là kết hợp giữa các biện pháp giảm thiểu rủi ro, giảm nhẹ tác động của rủi ro và khắc phục rủi ro. Nghiên cứu dựa theo nguyên nhân gây ra rủi ro để nhận diện các nhóm rủi ro; Từ xác định tần suất xuất hiện và xác suất ảnh hưởng để phân chia cấp độ rủi ro; Phân tích chiến lược QLRR trong nuôi tôm. Về phương pháp, xác suất xuất hiện, xác suất ảnh hưởng của từng rủi ro được xác định theo thang đo 5 trên cơ sở thông tin theo chuỗi thời gian. Nghiên cứu không bóc tách giá trị thiệt hại của từng rủi ro mà sử dụng năng suất sản phẩm, kết quả và hiệu quả nuôi để phản ánh chung về thiệt hại của rủi ro xảy ra. Luận án đã xây dựng được khung phân tích đối với nghiên cứu về QLRR trong nuôi tôm ven biển theo chức năng quản lý. Về thực tiễn, luận án đã chỉ ra rủi ro lớn thuộc về nhóm rủi ro sản xuất với xác suất xuất hiện là 77,09% và xác suất gây ảnh hưởng là 80,83%; trong đó, rủi ro bệnh dịch, thời tiết, nguồn nước và con giống là rủi ro hệ thống và có tính tương quan. Chiến lược QLRR trong nuôi tôm ven biển tại tỉnh Nam Định tập trung chủ yếu vào rủi ro sản xuất, đặc biệt là bệnh dịch; Điều tiết của thị trường thông qua hợp đồng, tổ chức sản xuất theo chuỗi và bảo hiểm nuôi tôm hạn chế; Hoạt động hỗ trợ khắc phục rủi ro thiên tai và bệnh dịch chưa phù hợp về định mức, cách thức hỗ trợ và tính kịp thời. Quy mô diện tích đầm, tập huấn, hình thức nuôi, lựa chọn nguồn gốc giống của cơ sở nuôi; Khoảng trống của cơ chế chính sách về quy hoạch, tín dụng, kiểm soát con giống, vật tư, kiểm dịch tôm thương phẩm và chế tài xử lý chưa rõ ràng; Hạn chế về năng lực thực thi chính sách ở cấp cơ sở là các nhóm yếu tố có ảnh hưởng tới QLRR nuôi tôm ven biển tại đây. Luận án đề xuất được 06 nhóm giải pháp tăng cường QLRR trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định: (1) Hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi và quy hoạch đầm nuôi tôm; (2) Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và đầm nuôi tôm; (3) Đẩy mạnh các chính sách tài chính để nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro; (4) Phát triển công tác khuyến nông - khuyến ngư; (5) Xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị gắn với hoạt động của tổ nhóm nuôi tôm trong cộng đồng; (6) Quản lý môi trường vùng nuôi và chất lượng tôm nuôi dựa vào cộng đồng. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu cung cấp các tài liệu mang tính học thuật về: Tổng quan về rủi ro, quản lý rủi ro trong nông nghiệp nói chung và nuôi tôm ven biển nói chung với những bình luận và góc nhìn mới. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về rủi ro, quản lý rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nuôi tôm ven biển. Đề xuất kiến nghị để các cơ quan ban hành chính sách, thực thi chính sách hoàn thiện hệ thống chính sách và giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển trong bối cảnh bệnh dịch và BĐKH có xu hướng gia tăng. 2
  5. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cung cấp các tài liệu phục vụ chỉ đạo thực tiễn: Khung lý thuyết cho các Bộ ban ngành, nhất là uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh và các huyện ven biển của tỉnh Nam Định để ban hành các chính sách và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển. Hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu bổ ích sử dụng cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực kinh tế, quản trị và thuỷ sản… Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có nhìn nhận đúng đắn về rủi ro, quản lý rủi ro nói chung và trong nông nghiệp, nuôi tôm ven biển nói riêng. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NÔNG NGHIỆP, NUÔI TÔM VEN BIỂN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NÔNG NGHIỆP, NUÔI TÔM VEN BIỂN 2.1.1. Các khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Rủi ro Rủi ro là những biến cố có thể xảy ra mà con người có khả năng đo lường được. Rủi ro là sự không may mà con người có thể gặp phải, nó có thể gây thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, hay sự không chắc chắn cho con người. Tuy nhiên, rủi ro cũng đem lại những cơ hội cho con người khi họ tích cực nghiên cứu, nhận dạng, đo lường rủi ro để từ đó có thể tìm ra những biện pháp lảng tránh, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro để hạn chế tối thiểu những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm từ rủi ro. Ngân hàng thế giới (2000), phân loại rủi ro thành 06 nhóm gồm: rủi ro tự nhiên, rủi ro sức khỏe, rủi ro xã hội, rủi ro kinh tế, và rủi ro về chính trị và môi trường. Từ 06 loại rủi ro này, các nhà nghiên cứu đã gắn đặc tính/phạm vi tác động tới đối tượng chịu rủi ro để phân thành 03 nhóm rủi ro chính gồm: (1) Rủi ro vi mô (micro risk), (2) Rủi ro trung gian (meso risk), (3) Rủi ro vĩ mô (marco risk). Căn cứ theo các cách phân loại nêu trên, nuôi tôm ven biển tiềm ẩn cả rủi ro riêng biệt, rủi ro trung gian và rủi ro hệ thống gây ảnh hưởng tới từ cấp độ vi mô đến cấp độ vĩ mô trong cùng một thời gian. Nghiên cứu thực hiện phân loại rủi ro dựa trên nguyên nhân gây ra rủi ro bao gồm: rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính… 2.1.1.2. Quản lý Nguyễn Thị Ngọc Huyền & cs. (2013) cho rằng: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động”. 2.1.1.3. Quản lý rủi ro QLRR là quy trình mà các tổ chức áp dụng bao gồm: các bước nhằm xác định, xử lý và điều hành các rủi ro ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức. Thực hiện QLRR sẽ giúp tổ chức đánh giá được khả năng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, cũng như những hoạt động không mong muốn đến toàn thể hoạt động của tổ chức nhằm giảm thiểu thiệt hại. 2.1.1.4. Quản lý rủi ro trong nông nghiệp QLRR trong nông nghiệp là những nỗ lực nhằm nhận diện và kiểm soát các vấn đề bên trong và bên ngoài nông trại để đưa ra các biện pháp đối với cả mặt tích cực cũng như tiêu cực của rủi ro. QLRR trong nông nghiệp là quy trình mà các nông trại áp dụng bao gồm: các 3
  6. bước nhằm xác định, xử lý và điều hành các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của nông trại. 2.1.1.5. Vùng ven biển và nuôi tôm ven biển Vùng ven biển trong nghiên cứu này là những vùng nước lợ có một phần địa giới tiếp giáp với biển, có nhiều lợi thế từ phát triển kinh tế dựa vào biển song cũng chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi do địa thế ven biển tạo ra; Là vùng phía trong bờ biển, giao giữa cửa sông và biển nên độ mặn thấp hơn nước biển nhưng cao hơn nước ngọt (Gọi là vùng nước lợ). 2.1.1.6. Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển QLRR trong nuôi tôm ven biển là những nỗ lực để nhận diện và kiểm soát các vấn đề bên trong (nguồn lực…) và bên ngoài (chính sách, môi trường tự nhiên, thiên tai…) của các nông trại nuôi tôm ven biển mà những vấn đề đó sẽ có thể ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của nông trại nói riêng và sự thành công hay thất bại của nông trại đó nói chung. 2.1.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong nông nghiệp Silva & Davy (2012) đã lý giải vai trò của QLRR như sau: (i) Góp phần quan trọng vào công tác dự đoán và phòng tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó giảm thiểu được rủi ro do thiên tai, bệnh dịch, thị trường… gây ra. (ii)Tránh được tình trạng lây lan bệnh dịch giữa các tác nhân sản xuất, từ vùng này sang vùng khác. (iii) Thúc đẩy tăng trưởng ngành nuôi tôm cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Như vậy, QLRR trong nông nghiệp nói chung và trong nuôi tôm ven biển nói riêng có vai trò quan trọng ở cả cấp vi mô đến vĩ mô. 2.1.3. Nguyên tắc quản lý rủi ro trong nông nghiệp Trong nghiên cứu, 06 nguyên tắc cơ bản để QLRR trong nông nghiệp sẽ được kiểm chứng lại thông qua nghiên cứu về QLRR trong nuôi tôm ven biển. 2.1.4. Chu trình quản lý rủi ro trong nông nghiệp Trên thế giới có một số tiêu chuẩn QLRR chủ yếu, trong đó phải kể đến: Tiêu chuẩn Úc và tiêu chuẩn New Zealand 4360, ISO 9000, HACCP… Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy quy trình QLRR của AS/NZS 4360 để làm cơ sở nghiên cứu, bao gồm: Tham vấn và thu thập thông tin; Thiết lập bối cảnh; Xác định các loại rủi ro; Phân tích rủi ro; Đánh giá rủi ro; Xử lý rủi ro; Kiểm tra và giám sát (Stimpson & Co, 2007). 2.1.5. Chiến lược và biện pháp quản lý rủi ro trong nông nghiệp Sự lồng ghép giữa chiến lược, biện pháp và cơ chế QLRR trong nông nghiệp thể hiện ở bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1. Chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp Cơ chế phi chính thống Cơ chế chính thống Chiến Nông trại, cộng đồng Thị trường lược Chính phủ can thiệp điều tiết Lựa chọn công nghệ sản xuất Đào tạo về Chính sách vĩ mô hướng tới thích hợp QLRR phòng tránh rủi ro Giảm thiểu rủi ro Hệ thống khuyến nông, khuyến (Risk Reduce) ngư Cung cấp đầu vào chất lượng Chương trình phòng tránh thảm họa Chương trình phòng bệnh dịch Xây dựng cơ sở hạ tầng 4
  7. Cơ chế phi chính thống Cơ chế chính thống Chiến Thị trường lược Nông trại, cộng đồng Chính phủ can thiệp điều tiết Đa dạng hóa sản xuất: Hợp đồng Thay đổi về thuế rủi ro (Risk Mitigation) Giảm nhẹ tác động của Đa dạng hóa, xen canh gối vụ Chuỗi sản phẩm Ngăn chặn bệnh dịch lây lan Phân tán sản xuất Chia ra nhiều Chương trình ngăn ngừa định Chuyên môn hóa kết hợp phát lần bán kỳ triển tổng hợp Bảo hiểm Hợp tác sản xuất: Đa dạng công Chia sẻ các trang thiết bị đầu cụ tài chính vào, nguồn nước... Việc làm phi Thiết lập nhóm hỗ trợ tự phát nông nghiệp Đa dạng hóa nguồn thu Tích lũy, tiết kiệm và dữ trữ: Vay tín dụng Cứu trợ xã hội Khắc phục rủi ro Cắt giảm tiêu dùng Bán tài sản tài Dãn nợ, khoanh nợ (Risk Coping) Dừng hoạt động không quan chính Nới lỏng các quy định về sản trọng Thu nhập phi phẩm Bán tài sản nông nghiệp Chương trình hỗ trợ nông Di cư nghiệp Cứu trợ trong cộng đồng Nguồn: OECD (2009) 2.1.6. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nuôi tôm ven biển Tôm nuôi ven biển nước lợ tập trung vào tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Trong vùng nuôi phải có mương cấp, mương thoát nước riêng biệt đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu nuôi. Tuân thủ đúng khung mùa vụ. Về kinh tế, tôm là sản phẩm có cầu thị trường cả trong nước và trên thế giới. Sản phẩm tôm nuôi là nguồn nguyên liệu quan trọng và ổn định đáp ứng cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản – thực phẩm. Do đó tạo dựng chuỗi giá trị sản phẩm tôm từ cung ứng đầu vào – nuôi trồng – chế biến – tiêu thụ trong nước và xuất khẩu để thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia. 2.1.7. Nội dung nghiên cứu về quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển 2.1.7.1. Nhận diện rủi ro trong nuôi tôm ven biển Nhận diện diện rủi ro là quá trình tìm hiểu và phỏng đoán nguyên nhân hay nguồn gốc phát sinh rủi ro như: điều kiện tự nhiên bất thường, biến động giá đầu vào – đầu ra, khó khăn trong tiêu thụ, vướng mắc về tài chính… Từ đó nhận diện rủi ro sản xuất, thị trường, tài chính… 2.1.7.2. Phân tích rủi ro trong nuôi tôm ven biển Phân tích rủi ro trong nuôi tôm ven biển được tiến hành theo: (i) Mức độ xuất hiện rủi ro; (ii) Mức độ ảnh hưởng và thiệt hại của rủi ro. Nghiên cứu dựa trên nguyên nhân rủi ro để xác định rủi ro trong nuôi tôm ven biển theo nhóm rủi ro: sản xuất, thị trường, tài chính và lồng ghép... 2.1.7.3. Xác định cấp độ rủi ro trong nuôi tôm ven biển Phân định cấp độ rủi ro dựa trên mức độ xuất hiện và ảnh hưởng của các rủi ro theo các thang đo xác định để phân chia rủi ro theo các cấp độ: lớn, trung bình và nhỏ. Từ kết quả đó, dự kiến sẽ hình thành các hành động cần thiết đối với các rủi ro ở từng cấp độ (Sumner et al., 2009). 2.1.7.4. Chiến lược quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển Trên cơ sở đánh giá các biện pháp ở từng chiến lược QLRR được thực hiện bởi: (i) các cơ sở nuôi và cộng đồng vùng nuôi tôm (chiến lược phi chính thống), (ii) điều tiết của thị 5
  8. trường và can thiệp của chính sách (chiến lược chính thống) để hướng tới giảm sự xuất hiện của rủi ro (Risk Reduce), giảm nhẹ tác động của rủi ro (Risk Mitigation) và khắc phục rủi ro (Risk Copping) trong nuôi tôm. 2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển 2.1.8.1. Từ phía cơ sở nuôi tôm Diện tích đầm nuôi, số năm kinh nghiệm của chủ cơ sở nuôi, tham gia tập huấn nuôi tôm, lựa chọn hình thức nuôi tôm, nuôi tôm trong hay ngoài vùng quy hoạch, lựa chọn nguồn gốc tôm giống, cơ sở nuôi tiếp nhận hỗ trợ từ nhà nước… có ảnh hưởng thế nào đến QLRR trong nuôi tôm ven biển. 2.1.8.2. Từ chính sách quản lý rủi ro trong nông nghiệp và nuôi tôm ven biển Trong tiến trình phát triển của ngành thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, tùy theo từng giai đoạn, chính phủ đã có những can thiệp thông qua hệ thống khuyến nông khuyến ngư, các chương trình cảnh báo, phòng chống thiên tai, phòng dịch, khắc phục thảm họa thiên tai, khắc phục bệnh dịch… để phục hồi và thúc đẩy nuôi tôm (Tổng cục Thủy sản, 2016). 2.1.8.3. Từ phía chính quyền địa phương Quản lý nhà nước, trong đó: công tác quy hoạch vùng nuôi, quy hoạch kết cấu hạ tầng vùng nuôi, tổ chức vùng nuôi, quản lý đầu vào, kết nối giải quyết các khó khăn và hỗ trợ các cơ sở nuôi… chủ yếu do mạng lưới cán bộ chính quyền địa phương và cán bộ chuyên trách kỹ thuật từ tỉnh tới cơ sở đảm nhiệm. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NÔNG NGHIỆP, NUÔI TÔM VEN BIỂN 2.2.1. Rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp trên thế giới Trên thế giới, một số kỹ thuật phổ biến được áp dụng nhằm giảm rủi ro trong nuôi tôm bao gồm: Nuôi tôm công nghệ bioflocs ít thay nước (Avnimelech & Ritvo, 2003). Ở khu vực Châu Á (Silva & Davy, 2012), Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia phát triển nuôi tôm mạnh. Tuy nhiên, Trung Quốc hướng tới phòng tránh rủi ro bệnh dịch trên tôm nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học, kiểm soát các yếu tố gây sốc, tăng cường an ninh sinh học cho tôm bố mẹ, trại tôm giống, trại nuôi… là những giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh dịch trên tôm đang được ứng dụng tại Ấn Độ. Cùng với thay đổi kỹ thuật nuôi, vấn đề bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) cho thủy sản ở Châu Á cũng đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Trong khi châu Á chiếm 86% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới (Silva & Davy, 2012), lĩnh vực BHNN nói chung và bảo hiểm cho NTTS nói riêng vẫn chưa được coi trọng. 2.2.2. Rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp ở Việt Nam Về mức độ phục hồi sau các rủi ro lớn, năm 2010 cho thấy: có 61,4% hộ hoàn toàn phục hồi, 37,1% phục hồi một phần và 12,4% bị tác động nặng nề. Mức độ phục hồi là khác nhau theo các nhóm hộ điều tra, cụ thể có 21,5% hộ nghèo bị tác động nặng nề trong khi con số này là 8,8% với nhóm hộ giàu nhất. Kết quả khảo sát cũng cho thấy là có chưa tới 1% hộ gia đình nông thôn mua BHNN. Tỷ lệ hộ gia đình sẵn sàng tham gia bảo hiểm cây trồng thấp, khoảng 27% năm 2008 và đã tăng lên 41% vào năm 2010. Điều đó chứng tỏ nhu cầu về BHNN gia tăng. Kinh nghiệm kiểm soát chất lượng đầu vào, mật độ thả phù hợp theo điều kiện của cơ sở nuôi, tính cẩn thận và trình độ tay nghề của người nuôi, nuôi đúng cách, không được lạm dụng các loại thuốc (nhất là thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh) trong quá trình nuôi, thường xuyên ghi chép các hoạt động trong quá trình nuôi, khi tôm nuôi có biểu hiện bất thường về sức khỏe cần quan sát tìm hiểu nguyên nhân và xin tư vấn của người có kinh nghiệm… sẽ góp phần kiểm soát tốt hơn bệnh dịch trên tôm nuôi. 6
  9. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho QLRR trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định Thứ nhất, quy hoạch các vùng nuôi đảm bảo đồng bộ về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Thứ hai, phát triển các hoạt động quản lý dựa vào cộng đồng, hình thành các tổ nhóm sở thích trong vùng nuôi tôm và tìm kiếm các mô hình nuôi mới thích ứng với BĐKH để biến nguy cơ rủi ro thành cơ hội. Thứ ba, hình thành và phát triển chuỗi sản phẩm tôm để kiểm soát hoạt động sản xuất, chia sẻ lợi ích cũng như thiệt hại giữa các tác nhân. Thứ tư, kiểm soát chất lượng đầu vào kết hợp với chuẩn hóa và thúc đẩy phát triển các quy trình nuôi đảm bảo phòng ngừa bệnh dịch, an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với môi trường sẽ hướng tới sự phát triển bền vững của nuôi tôm ven biển. Cuối cùng, phối hợp linh hoạt giữa giảm sự xuất hiện của rủi ro, giảm nhẹ tác động của rủi ro và khắc phục rủi ro để QLRR đạt hiệu quả hướng tới giảm thiểu thiệt hại cho các nông trại nuôi tôm ven biển. 2.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO, QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TÔM VEN BIỂN Rất nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro, QLRR trong nông nghiệp ở trong nước và thế giới đã được chúng tôi tìm hiểu và sử dụng thông tin phục vụ luận án. Tuy nhiên, xét theo lĩnh vực, các nghiên cứu tập trung cho ngành trồng trọt, chăn nuôi gia súc – gia. Xét theo phạm vi, các nghiên cứu tập trung cho nhóm cây công nghiệp ở khu vực Tây Nguyên, chăn nuôi lợn, gà ở vùng đồng bằng sông Hồng và nuôi cá tra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; Chưa có nhiều nghiên cứu trọng tâm vào nuôi tôm ở khu vực ven biển, đặc biệt tại vùng nuôi ven biển của tỉnh Nam Định chưa có nghiên cứu nào mang tính giải pháp đồng bộ. Xét về nội dung, các nghiên cứu đã có thường tập trung vào rủi ro bệnh dịch, rủi ro thị trường và quản lý đối với rủi ro đặc thù đã xác định. Xét về phương pháp, các nghiên cứu trong nước chủ yếu xác định mức độ xảy ra rủi ro, thiệt hại của rủi ro và các biện pháp ứng phó; Rất ít nghiên cứu nào thực hiện phân chia cấp độ rủi ro và phân tích các biện pháp QLRR đối với cả cơ chế phi chính thống và chính thống. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH Nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 cơn bão/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 - 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m đã gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động NTTS, trong đó có nuôi tôm. Năm 2010, DT nuôi tôm là 3.632 ha, chiếm 59,52% DT NTTS toàn tỉnh, năm 2013 giảm xuống còn 3.094 ha (chiếm 49,35%) và đến năm 2014 chỉ còn 2.746 ha (chiếm 43,07%). Trong khi, Nam Định được xem là địa phương nuôi tôm lớn ở miền Bắc, chỉ sau Quảng Ninh và Thanh Hóa. Điều đó chứng tỏ có biến động xảy ra trong nuôi tôm tại Nam Định. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích Nghiên cứu sử dụng kết hợp các tiếp cận: (i) Hệ thống, (ii) Có sự tham gia của các bên liên quan, (iii) Ngành hàng, (iv) Khung sinh kế bền vững (SLF_ Sustainable Livelihoods Framework), (v) Phân tích đánh giá trình trạng dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó với rủi ro (VCA_Vulnerability and Capacity Assessment and Analysis). Sơ đồ 3.1 thể hiện khung phân tích QLRR nuôi tôm. 7
  10. Sơ đồ 3.1. Khung phân tích quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu Tại Nam Định, NTTS, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ tập trung ở 03 huyện ven biển: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Vì thế, nghiên cứu tiến hành trên địa bàn huyện nêu trên của tỉnh Nam Định. Mỗi huyện chọn 01 xã đại diện với các tiêu chí: (i) ven biển, (ii) có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn và (iii) có nhiều biến cố xảy ra trong nuôi tôm… để nghiên cứu sâu. 3.2.3. Thu thập thông tin Bên cạnh thông tin về các chủ trương chính sách, các báo cáo, ấn phẩm, nghiên cứu về rủi ro và QLRR trong nông nghiệp nói chung và trong NTTS, cũng như nuôi tôm ven biển nói riêng trong nước và quốc tế; Nghiên cứu đã thực hiện: (i) Tham vấn nhân lực quản lý nông nghiệp, NTTS các cấp và phía cung cấp dịch vụ đầu vào – đầu ra; (ii) Thảo luận nhóm với tác nhân nuôi tôm; (iii) Kết hợp điều tra chọn mẫu cơ sở nuôi và đặt sổ theo dõi ao nuôi (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Phân bổ địa điểm và mẫu điều tra tại vùng nuôi ven biển tỉnh Nam Định Cấp/Công cụ Nội dung chi tiết Tổng Cấp huyện Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng 03 huyện Cấp xã Giao Phong Hải Chính TT Rạng Đông 03 xã/thị trấn 40 cơ sở nuôi tôm/xã/thị trấn x 03 xã/thị trấn 120 cơ sở nuôi Chọn có chủ đích các cơ sở nuôi tôm theo diện tích đầm nuôi tôm được điều tra (dựa trên kết quả PRA với cán bộ địa phương và các chủ cơ lặp lại trong giai Điều tra sở nuôi tôm): đoạn 2014-2018 + Quy mô nhỏ (DT đầm dưới 7.000m2): 50,00% + Quy mô vừa (DT đầm 7.000 - 15.000m2/): 37,50% + Quy mô lớn (DT đầm trên 15.000m2/hộ): 12,50% Năm 2014: 910 lượt ao nuôi ở 120 cơ sở nuôi 120 cơ sở nuôi Đặt sổ theo dõi Năm 2018: 1028 lượt ao nuôi ở 120 cơ sở nuôi (lặp lại) tôm đã được ao nuôi Về tình hình nuôi, diễn biến bệnh, hiện tượng thời tiết bất chọn điều tra thường, cách ứng phó, tiêu thụ… 8
  11. 3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Nghiên cứu dùng Excel, SPSS và STATA xử lý số liệu. Phân tổ tập trung vào quy mô, loại hình, phương thức, loài tôm và loại ao nuôi tôm… để làm nổi bật mức độ xuất hiện, ảnh hưởng và thiệt hại của rủi ro, phân cấp rủi ro và mức độ áp dụng các biện pháp ứng phó với rủi ro trong nuôi tôm ven biển. 3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.5.1. Thống kê mô tả Thông qua xác định các tham số về: Giá trị trung bình (AV), cực đại (Max), cực tiểu (Min), tốc độ phát triển bình quân (PTBQ), độ lệch chuẩn (SD) và hệ số biến thiên (CV)… để nhận biết rủi ro, xác định mức độ xuất hiện, mức độ ảnh hưởng và thiệt hại của rủi ro trong nuôi tôm. Đồng thời, phân tích xu hướng lựa chọn các biện pháp QLRR trong nuôi tôm ven biển tại Nam Định. 3.2.5.2. Thống kê so sánh So sánh mối tương quan và mức độ biến động của các yếu tố gây rủi ro đơn lẻ ảnh hưởng đến rủi ro lồng ghép, cũng như ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động cung ứng tôm nuôi tại vùng ven biển Nam Định. Kết quả so sánh năm 2014 và 2018 được kiểm định để đánh giá mức độ tin cậy của số liệu. Ngoài ra, các so sánh về tỷ giá cánh kéo, tương quan biến động giá đầu vào – đầu ra, kết quả và hiệu quả kinh tế… trong nuôi tôm ven biển cũng được thực hiện để làm rõ về rủi ro, thiệt hại của rủi ro làm cơ sở đề xuất giải pháp ứng phó thích hợp. 3.2.5.3. Ma trận đánh giá rủi ro Phân chia mức độ có thể xuất hiện rủi ro (Likelihood) trong nuôi tôm ven biển và mức độ ảnh hưởng của rủi ro (Potential to Influence) đến mục tiêu của cơ sở nuôi tôm thành 5 mức để xem xét ảnh hưởng của mức độ rủi ro đến mục tiêu của hoạt động nuôi tôm trong nông trại phải dựa vào khung phân chia (Scott, 2011) và (Patchin & Mark, 2012). Tập trung vào phân tích biến động chi phí trung gian và thời gian nuôi để làm căn cứ xác định mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro. Từ đó, thiết lập ma trận đánh giá rủi ro Mức 5 Rủi ro lớn độ ảnh 4 Rủi hưởng 3 ro của 2 trung rủi ro 1 Rủi ro nhỏ bình 1 2 3 4 5 Mức độ xuất hiện rủi ro 3.2.5.4. Mô hình Logit (Binary Logit Model) Mô hình có dạng: eZ P (Yi = K i ) = 1+ eZ Yi là biến phụ thuộc thể hiện quyết định ứng phó của cơ sở nuôi tôm - Yi = 0: nếu người dân không có biện pháp ứng phó với rủi ro - Yi = 1: nếu người dân có biện pháp QLRR Z = b0 + b1X1 + b2X2 + b3D1 + b4D2 + b5D3 + ... bnDn +ui e là cơ số toán học; ui là sai số của mô hình Nghiên cứu sử dụng hiệu ứng biên (Marginal Effects-ME) trong mô hình Logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất quyết định sử dụng biện pháp QLRR. 9
  12. Bảng 3.2. Định nghĩa biến độc lập của mô hình Logit TT Ký hiệu biến Tên biến và diễn giải 1 X1 Diện tích đầm của cơ sở nuôi tôm (m2) 2 X2 Số năm kinh nghiệm nuôi tôm (năm) 3 X3 Được tập huấn về nuôi tôm (0: Không được tập huấn; 1: Được tập huấn) 4 X4 Hình thức nuôi tôm (0: Nuôi ghép; 1: Nuôi chuyên) 5 X5 Nuôi trong khu quy hoạch NTTS của địa phương (1: Có; 0: Không) 6 X6 Giống tôm, (0: Giống không xác định, 1: Giống xác định) 7 X7 Hỗ trợ của nhà nước (0: Không được hỗ trợ; 1: Được hỗ trợ) 3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Nhóm chỉ tiêu thể hiện rủi ro trong nuôi tôm ven biển (nhận diện, phân tích, xác định cấp độ RR) Nhóm chỉ tiêu thể hiện chiến lược và biện pháp QLRR trong nuôi tôm ven biển Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới QLRR trong nuôi tôm ven biển PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NUÔI TÔM VEN BIỂN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 4.1. THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NUÔI TÔM VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH 4.1.1. Lịch sử và tình hình nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định Tại Nam Định nghề nuôi tôm tại vùng ven biển đã có truyền thống 30 năm, đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng tái cơ cấu nâng cao giá trị gia tăng trong tổ chức sản xuất. Đến nay, Nam Định là tỉnh nuôi tôm lớn ở khu vực phía Bắc Việt Nam. 4.1.2. Nhận diện rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định 4.1.2.1. Nhận diện rủi ro sản xuất Tôm là động vật biến nhiệt nên BĐKH sẽ ảnh hưởng tới quá trình nuôi tôm, đặc biệt là nuôi ở vùng ven biển. BÃO: Tần suất giảm + Cường độ tăng NGẬP LỤT do nước biển dâng, triều cường và hoàn lưu sau bão: Nguy cơ vỡ đê NẮNG NÓNG KÉO DÀI (trên 35oC) và có xu hướng gia tăng MƯA NẮNG BẤT CHỢT: Thay đổi pH, độ mặn, Oxi… GIÓ TO: Dễ nhiễm độc bùn ao LẠNH ĐỘT NGỘT: Sốc nhiệt MÔI TRƯỜNG NUÔI TÔM TRỞ NÊN BẤT THUẬN Hình 4.1. Tổng hợp xu hướng và nguy cơ biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định Rõ ràng, BĐKH đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới hoạt động nuôi tôm ven biển tại Nam Định và là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong nuôi tôm ven biển, nhất là rủi ro sản xuất. Trong nhóm rủi ro sản xuất bao gồm các rủi ro liên quan tới con giống, nguồn nước sử dụng, thời tiết, bệnh dịch trên tôm và sử dụng các các thiết bị trong quá trình nuôi tôm. Thực 10
  13. tế, hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi tôm vẫn chưa thực sự được đầu tư đồng bộ, vẫn còn hiện tượng sử dụng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ làm muối và chung kênh cấp - thoát, chưa có khu xử lý chất thải, đặc biệt là bùn thải từ cải tạo ao nuôi chưa được quan tâm nên nguy cơ tiềm ẩn bệnh dịch và ô nhiễm môi trường cao; Hệ thống cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, chất xử lý và cải tạo môi trường…vẫn xảy ra hiện tượng cung cấp hàng trôi nổi, không đảm bảo chất lượng đã làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho người nuôi… (Sở NN & PTNT Nam Định, 2016). Như vậy, BĐKH là căn cứ đầu tiên và quan trọng để nhận diện rủi ro sản xuất trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định. 4.1.2.2. Nhận diện rủi ro thị trường Quan sát trên cả nuôi tôm thẻ và tôm sú cho thấy đã xảy ra biến động ngược chiều giữa giá một số đầu vào chủ yếu (Thức ăn chăn nuôi (TACN), tôm giống) với giá đầu ra (tôm thương phẩm) giai đoạn 2014 - 2018: Giá cổng trại của tôm thẻ đã giảm 5,59%/năm, giá tôm sú giảm 7,97%/năm; trong khi đó, tôm giống tăng khoảng 10%/năm và giá TACN của tôm thẻ tăng khoảng 3%/năm. Ngoài ra, biến động giảm của tỷ giá cánh kéo tính với giá TACN và tôm giống đã khẳng định chắc chắn có xảy ra rủi ro thị trường trong nuôi tôm tại Nam Định. Thêm vào đó, đánh giá về khó khăn trong tiêu thụ gây thiệt hại cho cơ sở nuôi trong 5 năm vừa qua cho thấy: 42,7% số cơ sở nuôi bị ép giá, tương tự 27,57% số cơ sở nuôi bị giá biến động thất thường và 24,32% số cơ sở nuôi bị ép cỡ tôm, nhất là khi có bệnh dịch xảy ra. Đồng thời, hiện tượng mua đầu vào trả sau hay mua trả chậm luôn phải chấp nhập giá cao hơn trả ngay khoảng 10%. Điều đó sẽ làm gia tăng rủi ro mang tính lồng ghép giữa rủi ro sản xuất với thị trường và tài chính. Như vậy, biến động giá, các khó khăn trong tiêu thụ tôm thương phẩm và mua đầu vào trả chậm… đã bộc lộ rủi ro thị trường trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định. 4.1.2.3. Nhận diện rủi ro tài chính Tại Nam Định, rủi ro tài chính trong nuôi tôm thuộc nhóm rủi ro vi mô, tính tương quan thấp. Đó là những rủi ro có liên quan đến sử dụng vốn, bao gồm: tiếp cận vốn, lãi suất, lượng vay… của tín dụng chính thống và phi chính thống. Tại thời điểm năm 2014, tần suất xuất hiện rủi ro tài chính là 42,42% trong tổng số ao nuôi được theo dõi; Rủi ro tài chính chỉ đứng sau các rủi ro thuộc nhóm rủi ro sản xuất. Tuy nhiên, đến năm 2018, sự xuất hiện của rủi ro tài chính đã giảm xuống còn 34,92% trong tổng số ao nuôi được theo dõi. Nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh rủi ro tài chính là do tiếp cận vay, lãi suất vay tín dụng phi chính thống cao và trả chậm khi mua đầu vào... 100% số cơ sở nuôi tôm đều đã tiếp cận được tín dụng thương mại chính thống song chưa đáp ứng được mức độ đầu tư nuôi tôm. Một nghịch lý là giá trị đầm nuôi hàng tỷ đồng của cơ sở nuôi không được chấp nhận thế chấp. Sử dụng tín dụng phi chính thống có xu hướng tăng nhanh theo thời gian. Điều đó tiềm ẩn mối nguy gia tăng rủi ro tài chính nói riêng và rủi ro nói chung trong tương lai. Như vậy, thông qua phân tích xu hướng BĐKH, biến động giá, tỷ giá cánh kéo, khó khăn trong tiêu thụ tôm nuôi thương phẩm, nguồn vay và khó khăn về tín dụng, mua trả chậm… đã chứng tỏ nuôi tôm ven biển tại tỉnh Nam Định đã và đang tồn tại 03 nhóm rủi ro thuộc về sản xuất, thị trường và tài chính. 4.1.3. Phân tích rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định 4.1.3.1. Mức độ xuất hiện rủi ro Theo dõi trên ao nuôi tôm ven biển cho thấy: quan ngại nhất là nhóm rủi ro sản xuất, đặc biệt là bệnh dịch (75,57% số ao nuôi trong năm 2018), các hiện tượng thời tiết bất thường (65,47% số ao nuôi năm 2018), con giống và nguồn nước không đảm bảo bởi mức độ xuất hiện cao và tính tương quan lớn; tiếp đó là nhóm rủi ro thị trường và tài chính. 11
  14. 34,92 Tài chính Thị trường 48,41 Thiết bị nuôi 75,57 Bệnh dịch 80,88 Thời tiết 65,47 Nguồn nước 72,09 Con giống 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 (% số ao nuôi) Năm 2018 Năm 2014 Linear (Năm 2014) Linear (Năm 2018) Đồ thị 4.1. Tần suất xuất hiện rủi ro trên ao nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 – 2018 Bên cạnh theo dõi trên ao nuôi, nghiên cứu đã thực hiện theo dõi với 120 cơ sở nuôi tôm ven biển trong 5 năm để xác định xác suất xuất hiện cho từng loại rủi ro theo phương pháp cho điểm (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Xác suất xuất hiện rủi ro tại cơ sở nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 Rất thấp Thấp Trung Cao Rất cao Xác suất Điểm BQ Loại rủi ro (% cơ sở (% cơ sở bình (% cơ (% cơ sở (% cơ sở xuất hiện (điểm) nuôi) nuôi) sở nuôi) nuôi) nuôi) (%) 1. RR sản xuất Con giống 0,00 0,00 12,50 80,00 7,50 3,95 16,63 Nguồn nước 0,00 4,17 15,83 69,17 10,83 3,87 16,27 Thời tiết 0,00 0,00 0,00 61,67 38,33 4,38 18,36 Bệnh dịch 0,00 0,00 0,00 65,00 35,00 4,35 19,36 Thiết bị nuôi 63,33 17,50 12,50 6,67 0,00 1,63 6,47 2. RR thị trường 46,67 30,83 17,50 5,00 0,00 1,81 9,46 3. RR tài chính 0,00 13,33 43,33 34,17 9,17 3,39 13,45 Nghiên cứu đã xác định được xác suất xảy ra rủi ro trong nuôi tôm ven biển tại Nam Định trong 5 năm vừa qua; trong đó, nhóm rủi ro sản xuất có xác suất xuất hiện cao nhất (77,09%), tiếp đó là rủi ro tài chính với xác suất xuất hiện là 13,45% và nhóm rủi ro thị trường có xác suất xuất hiện thấp nhất (9,46%). Trong nhóm rủi ro sản xuất, bệnh dịch, thời tiết, con giống và nguồn nước luôn ở mức xác suất gần 20%. Như vậy, một lần nữa khẳng định trong nuôi tôm ven biển tại Nam Định cần chú ý tới sự xuất hiện của nhóm rủi ro sản xuất, đặc biệt là bệnh dịch, thời tiết, con giống và nguồn nước; Các rủi ro này rất cần được quan tâm bởi chúng thuộc nhóm rủi ro có tính hệ thống và tương quan. 4.1.3.2. Xác định mức độ ảnh hưởng và thiệt hại a. Theo phát sinh chi phí trung gian và kéo dài thời gian nuôi Cũng giống như xác suất xuất hiện, nhóm rủi ro sản xuất có xác suất gây ảnh hưởng cao nhất (gần 80%), tiếp đó là nhóm rủi ro thị trường và tài chính. Trong đó, xác suất gây ảnh hưởng cao thuộc về bệnh dịch (20,64%), thời tiết (18,95%) và nguồn nước (18,63%). Như vậy, dưới góc độ phân tích ảnh hưởng của rủi ro trong nuôi tôm ven biển tại Nam Định cần đặc biệt chú ý tới bệnh dịch, thời tiết, nguồn nước, con giống và tài chính bởi khả năng phát sinh chi phí, kéo dài thời gian nuôi khi nó xảy ra. 12
  15. Bảng 4.2. Xác suất ảnh hưởng của rủi ro tại cơ sở nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 Trung Rất Xác suất Rất ít Ít Nhiều Điểm bình nhiều gây ảnh Loại rủi ro (% cơ sở (% cơ sở (% cơ sở BQ (% cơ sở (% cơ sở hưởng nuôi) nuôi) nuôi) (điểm) nuôi) nuôi) (%) 1. RR sản xuất Con giống 9,17 32,50 45,00 11,67 1,67 2,64 14,44 Nguồn nước 0,00 6,67 51,67 35,83 5,83 3,41 18,63 Thời tiết 0,00 2,50 66,67 12,50 18,33 3,47 18,95 Bệnh dịch 0,00 0,00 30,00 62,50 7,50 3,78 20,64 Thiết bị nuôi 74,17 25,83 0,00 0,00 0,00 1,26 6,88 2. RR thị trường 79,17 20,83 0,00 0,00 0,00 1,21 6,61 3. RR tài chính 33,33 15,00 19,17 30,00 2,50 2,53 13,85 b. Theo diện tích nuôi Tại Nam Định giai đoạn 2010 - 2018, trong khi diện tích mặn lợ có xu hướng gia tăng bình quân 0,13%/năm thì diện tích NTTS lại có xu hướng giảm bình quân 0,26%/năm; đặc biệt diện tích nuôi tôm toàn tỉnh giảm tới 2,76%/năm (Tổng cục Thống kê, 2014 - 2019). Theo dõi tại 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định cho thấy: Diện tích nuôi tôm ven biển vẫn giữ tốc độ tăng không cao 1,27%/năm. Tuy nhiên, tại huyện Giao Thuỷ_địa phương nuôi tôm lớn nhất của Nam Định, diện tích nuôi có xu hướng giảm (giảm bình quân 2,62%/năm) đã tạo ra thiệt hại dưới góc nhìn quy mô nuôi. Có nhiều nguyên nhân làm giảm diện tích và tỷ trọng diện tích nuôi tôm như: BĐKH, thay đổi kỹ thuật nuôi, chất lượng con giống, chất lượng môi trường nước, chất lượng TACN, thuốc thú y, hoá chất xử lý môi trường nuôi, chuyển đổi loại thuỷ sản nuôi trồng… song nguyên nhân chủ yếu đến từ thiên tai và bệnh dịch. Như vậy, dưới góc nhìn về quy mô diện tích NTTS, mặn lợ và nuôi tôm của toàn tỉnh Nam Định và ba huyện ven biển trong 9 năm qua đã chứng tỏ rủi ro trong nuôi tôm ven biển đã và đang gây ảnh hưởng tới quy mô diện tích nuôi tôm ven biển. c. Theo năng suất tôm nuôi Năng suất tôm nuôi được sử dụng làm thước đo tổng hợp thể hiện số lượng sản phẩm đạt được sau thiệt hại do các rủi ro xảy ra, đặc biệt là rủi ro sản xuất. Bảng 4.3. Biến thiên của năng suất tôm nuôi ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 – 2018 (tính bình quân theo diện tích ao thực nuôi thả nuôi tôm nước lợ của cơ sở nuôi) Chỉ tiêu Chuyên tôm thẻ Ghép tôm thẻ Chuyên tôm sú Ghép tôm sú Tốc độ PTBQ (%) 104,21 105,07 102,49 103,64 Độ lệch chuẩn (SD) 1,828 0,259 0,705 0,217 Giá trị trung bình (AV) 10,14 3,52 5,48 2,88 Hệ số biến thiên (CV) 0,18 0,07 0,13 0,08 Kết quả thể hiện hệ số biến thiên của nuôi ghép trên tôm thẻ và tôm sú lần lượt là 0,07 và 0,08; trong khi CV ở nuôi chuyên tôm thẻ và tôm sú lên tới 0,18 và 0,13 đã chứng tỏ thiệt hại của rủi ro xảy ra trong nuôi chuyên tôm luôn ở mức độ cao hơn so với nuôi ghép tôm với các thuỷ sản khác và ở nuôi tôm thẻ cao hơn so với tôm sú tại vùng ven biển Nam Định. Sự khác biệt về tốc độ PTBQ của năng suất tôm nuôi tính theo diện tích ao nuôi và diện tích đầm nuôi đã chứng tỏ người nuôi tôm có những phản ứng khác nhau trước thiệt hại do rủi ro gây ra như: Giảm số ao nuôi đưa vào khai thác (gọi là treo ao), giảm diện tích ao nuôi để tăng diện tích ao lắng lọc và xử lý nước, giảm mật độ thả giống, nuôi ghép… Trong đó, 13
  16. giảm số lượng ao nuôi đưa vào khai thác chiếm đa số. Vì thế, các cơ sở nuôi tôm vừa thiệt hại bởi sụt giảm năng suất sản phẩm, vừa thiệt hại bởi treo ao. 12 11,4 10 8,1 8,2 8 7,3 7,5 6,8 (tấn/ha) 6,5 6 6,0 4 5,2 5,1 2 0 2014 2015 2016 2017 2018 Theo diện tích ao nuôi Theo tổng diện tích đầm Linear (Theo diện tích ao nuôi) Linear (Theo tổng diện tích đầm) Đồ thị 4.2. Biến động năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng của cơ sở nuôi ven biển tỉnh Nam Định Hệ số biến thiên của tỷ lệ tôm sống tính đến thời điểm thu hoạch của nuôi chuyên tôm cao hơn nhiều so với nuôi ghép đã khẳng định chắc chắn nuôi chuyên tôm rủi ro cao và khi gặp rủi ro thì mức độ thiệt hại sẽ luôn cao hơn so với nuôi ghép tôm (Bảng 4.4). Bảng 4.4. Biến thiên của tỷ lệ tôm sống tính tới thời điểm thu hoạch tại vùng nuôi ven biển tỉnh Nam Định Chỉ tiêu Nuôi chuyên tôm Nuôi ghép tôm Độ lệch chuẩn (SD) 8,26 4,22 Giá trị trung bình (AV) 60,20 82,60 Hệ số biến thiên (CV) 0,14 0,05 Như vậy, đối với thiệt hại của rủi ro theo góc độ quan sát về số lượng hiện vật, nghiên cứu đã dựa trên phân tích hệ số biến thiên, diễn biến linear của năng suất sản phẩm và tỷ lệ tôm sống đều chỉ ra thiệt hại của các rủi ro trong nuôi chuyên tôm cao hơn so với nuôi ghép tôm với các thuỷ sản khác; Khi xảy ra rủi ro, thiệt hại của nuôi tôm thẻ cao hơn so với tôm sú. Đồng thời, các cơ sở nuôi tôm vừa chịu thiệt hại do biến động giảm của năng suất nuôi, vừa chịu thiệt hại do hiện tượng “treo ao” khi có rủi ro. d. Theo sản lượng Tốc độ PTBQ về sản lượng tôm nuôi của 3 huyện ven biển Nam Định đạt gần 14%/năm. Hải Hậu và Giao Thuỷ là huyện có nhiều mô hình nuôi tôm cải tiến mang lại sự thay đổi về năng suất và sản lượng tôm nuôi. Đa số người nuôi tôm thuộc nhóm chịu rủi ro. Vì thế đã kích thích người nuôi luôn tìm tòi hướng đi mới trong nuôi tôm. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quan niệm về rủi ro trong nghiên cứu này: rủi ro không hẳn là xấu, rủi ro xảy ra đã khiến con người nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới để thay đổi. Phân tích biến động sản lượng tôm nuôi và nguyên nhân biến động tăng của sản lượng tôm nuôi từ năng suất đã phần nào tiếp tục chỉ ra sự tồn tại của rủi ro trong nuôi tôm ven biển và những nỗ lực trong tháo gỡ khó khăn. e. Theo kết quả và hiệu quả kinh tế Đối với nuôi tôm chính vụ tại tỉnh Nam Định, kết quả đạt được từ 1 ha ao nuôi trong năm 2018 của nuôi chuyên tôm thẻ là cao nhất (MI đạt 635,13 triệu đồng/ha) và thấp nhất là nuôi ghép tôm sú (362,33 triệu đồng MI/ha). Tuy nhiên, xét theo hiệu quả kinh tế đạt được khi so sánh GO/IC, VA/IC và MI/IC, nuôi ghép tôm thẻ với thuỷ sản khác đạt cao nhất (MI/IC đạt 0,94 lần), tiếp đó là nuôi chuyên tôm thẻ (MI/IC đạt 0,86 lần) và thấp nhất là nuôi ghép tôm sú (IM/IC đạt 0,58 lần). Như vậy, nếu chỉ thực hiện nuôi chính vụ, tôm thẻ mang lại kết quả và hiệu quả cao hơn so với tôm sú và nuôi chuyên tôm cao hơn nuôi ghép tôm. Tiếp tục phân tích với nuôi nhiều vụ trong năm cũng có xu hướng tương tự như chỉ nuôi lúc chính vụ. 14
  17. Bảng 4.5. Hệ số biến thiên của kết quả nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 – 2018 Tôm thẻ Tôm sú Chỉ Nuôi 1 vụ Nuôi nhiều vụ Nuôi 1 vụ Nuôi nhiều vụ tiêu trong năm trong năm trong năm trong năm Chuyên Ghép Chuyên Ghép Chuyên Ghép Chuyên Ghép GO 0,57 0,30 0,59 0,34 0,50 0,31 0,64 0,38 IC 0,17 0,19 0,21 0,24 0,22 0,16 0,27 0,19 VA 1,07 0,45 1,18 0,51 0,96 0,59 1,35 0,69 MI 1,12 0,48 1,23 0,53 1,01 0,63 1,47 0,73 Hệ số biên thiên của các chỉ tiêu thể hiện giá trị kết quả của nuôi chuyên tôm luôn cao hơn so với nuôi ghép tôm và nuôi nhiều vụ luôn cao hơn nuôi 1 vụ trong năm. Như vậy, thiệt hại về giá trị kết quả của các rủi ro xảy ra trong nuôi tôm ven biển tại Nam Định của nuôi chuyên tôm cao hơn so với nuôi ghép tôm với thuỷ sản khác trong cùng lứa nuôi; Đồng thời, các cơ sở nuôi một vụ ít bị thiệt hại hơn về giá trị kết quả so với nuôi nhiều vụ trong năm (Bảng 4.5). Trên 80% số cơ sở nuôi tôm vẫn đảm bảo VA dương, trong đó trên 85% số cơ sở nuôi đạt mức VA dương từ 10-50%. Xét theo MI, khoảng 25% số cơ sở nuôi bị thua lỗ, song mức thua lỗ phổ biến nằm dưới 25%, cá biệt cũng có cơ sở nuôi bị thua lỗ trên 75%. Như vậy, khi rủi ro xảy ra thiệt hại về kết quả và hiệu quả của nuôi chuyên tôm cao hơn so với nuôi ghép tôm với thuỷ sản khác trong cùng lứa nuôi; Đồng thời, các cơ sở nuôi một vụ ít bị thiệt hại hơn so với nuôi nhiều vụ trong năm. 4.1.4. Xác định cấp độ rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định 4.1.4.1. Xếp hạng rủi ro Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả xếp hạng rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 Mức độ xuất hiện* Mức độ ảnh hưởng** Loại rủi ro Điểm bình quân Xếp hạng Điểm bình quân Xếp hạng 1. RR sản xuất Con giống 3,95 4 2,64 3 Nguồn nước 3,87 4 3,41 4 Thời tiết 4,38 5 3,47 4 Bệnh dịch 4,35 5 3,78 4 Thiết bị nuôi 1,63 1 1,26 1 2. RR thị trường 1,81 2 1,21 1 3. RR tài chính 3,39 3 2,53 2 *1 Rất thấp; 2 Thấp; 3 Trung bình; 4 Cao; 5 Rất cao **1 Rất ít; 2 Ít; 3 Trung bình; 4 Nhiều; 5 Rất nhiều 4.1.4.2. Phân chia cấp độ rủi ro Lồng ghép kết quả xếp hạng mức độ xuất hiện với mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong nuôi tôm ven biển tại Nam Định (Hình 4.2) cho thấy: Thời tiết, Mức 5 Bệnh dịch độ 4 Con giống Nguồn nước xuất hiện 3 Tài chính rủi ro 2 Thị trường 1 Thiết bị nuôi 1 2 3 4 5 Mức độ ảnh hưởng của rủi ro Rủi ro lớn Rủi ro trung bình Hình 4.2. Ma trận đánh giá cấp độ rủi ro trong Rủi ro nhỏ nuôi tôm ven biển của cơ sở nuôi tỉnh Nam Định 15
  18. Rủi ro cấp độ lớn, đồng thời mang tính hệ thống và tương quan cao thuộc về các rủi ro bệnh dịch, thời tiết, nguồn nước và tôm giống. Rủi ro tài chính thuộc cấp độ trung bình, mang tính vi mô và tương quan thấp. Cấp độ nhỏ là rủi ro liên quan đến thiết bị nuôi và thị trường. Như vậy, nhóm rủi ro sản xuất đáng quan ngại nhất bởi đa số đều ở cấp độ lớn, có tính hệ thống (vĩ mô) và tương quan cao. Rủi ro sản xuất (điển hình là bệnh dịch) - Tôm chết, tăng chi phí cải tạo ao, thả bù giống… - Tăng chi phí thuốc, hóa chất để phòng bệnh và chữa trị… - Tôm chậm lớn, kéo dài lứa nuôi, tăng hệ số tiêu tốn TACN Rủi ro tài chính Rủi ro thị trường - Tăng gánh nặng đầu tư - Bị ép giá tôm khi trong vùng nuôi có - Giảm/không có khả năng thanh toán bệnh dịch - Đầu tư không đủ/chắp vá - Tăng giá thuốc, hóa chất khi có bệnh - Vay “nóng” lãi suất cao, mua đầu dịch xảy ra trong vùng nuôi vào trả chậm giá đắt - Khó tiêu thụ được tôm, kéo dài lứa - Giảm khả năng tiếp cận vay vốn cho nuôi lần nuôi kế tiếp… - Bán non tôm (khi tôm ở cỡ nhỏ), giá rẻ, giảm hiệu quả Ô nhiễm môi trường - Tôm chết và bùn thải của ao nuôi thải trực tiếp ra kênh, bãi triều… - Nước ở ao nuôi chứa mầm bệnh, dư lượng thuốc, hóa chất và độc tố xả trực tiếp ra… - Đất bị thẩm thấu do bùn thải, nước thải ao nuôi chứa mầm bệnh và độc tố ngấm sâu dưới lòng đất >>> Gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm biển Hình 4.3. Lồng ghép rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định Rõ ràng sự xuất hiện, ảnh hưởng và thiệt hại của rủi ro trong nuôi tôm ven biển Nam Định mang tính lồng ghép, đặc biệt đối với các rủi ro cấp độ lớn như: bệnh dịch, thời tiết, nguồn nước và tôm giống. 4.1.5. Chiến lược và biện pháp quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định 4.1.5.1. Chiến lược và biện pháp quản lý rủi ro của cơ sở và cộng đồng nuôi a. Giảm thiểu rủi ro Để giảm thiểu rủi ro/giảm sự xuất hiện rủi ro/phòng tránh rủi ro trong nuôi tôm, đa số các biện pháp được tiến hành trước khi thực hiện lứa nuôi. 16
  19. 100.00 90.00 84,17 80,83 80,00 80.00 74,17 70.00 58,33 62,50 (% số cơ sở nuôi tôm) 60.00 50,83 44,17 46,67 45,00 50.00 39,17 40.00 30.00 22,50 15,83 20.00 8,33 9,17 10.00 0.00 Cải tạo Học hỏi Lập kế Tính Phân tán Chuẩn Trang bị Áp dụng Sử dụng Phòng Nuôi Ương kỹ ao kinh hoạch toán mật thời bị kỹ công cụ công thuốc bệnh đảo ao dưỡng đầm nghiệm nuôi độ thả điểm thả nguồn chẩn nghệ thú y dự bằng tôm trước vụ nuôi giống giống nước đoán nuôi mới phòng biện giống nuôi giữa các môi pháp trước ao trường dân gian khi thả nước Năm 2014 Năm 2018 Đồ thị 4.3. Biện pháp giảm thiểu rủi ro nuôi tôm ven biển của cơ sở nuôi giai đoạn 2014 – 2018 Trong số 12 biện pháp của cơ sở nuôi đã lựa chọn trong chiến lược giảm rủi ro nuôi tôm ven biển tại Nam Định, chủ yếu các biện pháp này nhằm hướng tới giảm sự xuất hiện của nhóm rủi ro sản xuất, đặc biệt là bệnh dịch_rủi ro cấp độ lớn, có tính hệ thống và tương quan cao. Các biện pháp mang tính kết hợp để vừa giảm rủi ro sản xuất, vừa giảm rủi ro tài chính và thị trường đó là: Lập kế hoạch nuôi, phân tán thời điểm thả, áp dụng công nghệ nuôi mới, sử dụng phương pháp dân gian để phòng bệnh, đảo nhiều ao trong một lứa nuôi tôm… đã được gia tăng lựa chọn theo thời gian. b. Giảm nhẹ tác động của rủi ro Tỷ lệ số cơ sở nuôi lựa chọn áp dụng các biện pháp giảm nhẹ tác động của rủi ro có xu hướng gia tăng theo thời gian. 100.00 89,17 85,83 90.00 79,17 75,83 (% số cơ sỏ nuôi tôm) 80.00 74,17 70.00 62,50 56,67 55,83 60.00 50.00 42,50 44,17 40.00 32,50 30.00 22,50 20,83 20,00 20.00 10.00 5,00 0.00 Chia nhỏ ao Nuôi xen Đa dạng Đổi công Chia sẻ Cùng đầu tưCùng đầu tưCùng đầu tư Tham gia tổ nuôi tôm với hóa hoạt lao động hỗ thông tin giao thông điện ra đầm thủy lợi nhóm nuôi thủy sản động tạo trợ nhau với các hộ ra đầm tôm khác thu nhập cùng nuôi Năm 2014 Năm 2018 Linear (Năm 2014) Linear (Năm 2018) Đồ thị 4.4. Biện pháp giảm nhẹ tác động rủi ro trong nuôi tôm ven biển của cơ sở nuôi và cộng đồng giai đoạn 2014 - 2018 Biện pháp áp dụng chia nhỏ ao nuôi, đa dạng nguồn thu nhập, lao động đổi công, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở nuôi, cùng đầu tư đường ra đầm nuôi và tham gia tổ nhóm sở thích có ý nghĩa thống kê. Có sự thay đổi tích cực ở cả nhóm nuôi chuyên tôm và nuôi ghép tôm trong áp dụng các biện pháp hướng tới giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, các tổ nhóm nuôi tôm trong vùng nuôi hình thành hoàn toàn mang tính tự phát, chưa xây dựng được quy chế hoạt động. Trong tương lai, cần hỗ trợ các tổ nhóm này hoạt động một cách chính thức trên cơ sở hình thành quy chế hoạt động chính thống để hướng tới tăng cường vốn 17
  20. xã hội của chính các cơ sở nuôi tôm và cộng đồng vùng nuôi tôm ven biển hướng tới QLRR có sự giám sát của cộng đồng đạt kết quả và hiệu quả tốt hơn. c. Khắc phục rủi ro Năm 2014, có duy nhất biện pháp ưu tiên chi tiêu cho nuôi tôm có ý nghĩa thống kê. Đến năm 2018, các biện pháp khắc phục rủi ro đã đa dạng hơn và nhiều biện pháp có ý nghĩa thống kê. So sánh cặp đôi của năm 2014 và 2018 cho thấy: Ưu tiên chi tiêu, dự trữ vật tư, đầu tư nuôi lại và cho thuê đầm đều có độ tin cậy cao. Nuôi chuyên tôm có xu hướng lựa chọn nhiều biện pháp khắc phục mang tính tiêu cực (bán tài sản, ưu tiên chi tiêu) và cao hơn so với nuôi ghép tôm. Đó là do rủi ro xảy ra trên nuôi chuyên tôm nặng hơn so với nuôi ghép tôm, đầu tư cho nuôi chuyên tôm cao hơn so với nuôi ghép tôm… Để khắc phục rủi ro xảy ra trong nuôi tôm ven biển Nam Định, theo thời gian các cơ sở nuôi đã rất nỗ lực trong sử dụng các biện pháp cả mang tính tích cực và chưa thực sự tích cực để sớm phục hồi nuôi trở lại. Tuy nhiên, cộng đồng nuôi chưa có biện pháp ứng phó nào. Chiến lược khắc phục rủi ro của nuôi ghép tôm mang tính tích cực hơn so với nuôi chuyên tôm. 100.00 91,67 97,50 89,17 90.00 80.00 (% số cơ sở nuôi tôm) 70.00 59,17 60.00 Năm 2014 50.00 33,33 Năm 2018 40.00 30,83 30.00 20.00 16,67 9,17 10.00 4,17 0.00 Ưu tiên chi tiêu Dự trữ vật tư Tập trung lao Đầu tư nuôi lại Bán tài sản để Vay tín dụng Cho thuê đầm cho nuôi tôm nuôi tôm động để khắc khắc phục phục Đồ thị 4.5. Biện pháp khắc phục rủi ro trong nuôi tôm ven biển của cơ sở nuôi giai đoạn 2014 – 2018 Tóm lại, chiến lược QLRR phi chính thống lại chủ yếu dựa trên hoạt động của chính các cơ sở nuôi tôm; hoạt động chung của cộng đồng còn rất hạn chế. Các biện pháp áp dụng của cơ sở nuôi chủ yếu hướng tới QLRR sản xuất, đặc biệt là những rủi ro lớn, có tính hệ thống và tương quan cao như bệnh dịch, nguồn nước, thời tiết… Cần thiết tổ chức hỗ trợ để chính thức hoá hoạt động của các tổ nhóm nuôi tôm và hoạt động cứu trợ trong cộng đồng nhằm tăng cường kết quả và hiệu quả QLRR nuôi tôm tại vùng nuôi ven biển tỉnh Nam Định. 4.1.5.2. Chiến lược và biện pháp quản lý rủi ro theo điều tiết của thị trường Tại vùng nuôi ven biển Nam Định đã có sự tham gia của thị trường trong QLRR. Tại Nam Định hoạt động của thị trường đã tham gia vào điều tiết rủi ro trên cả ba phương diện là: Giảm sự xuất hiện của rủi ro, giảm nhẹ tác động của rủi ro và khắc phục rủi ro. Tuy nhiên, các hoạt động liên kết thông qua hợp đồng, tổ chức sản xuất theo chuỗi và BHNN cho tôm còn rất hạn chế. Trong tương lai, cần tăng cường vai trò điều tiết của thị trường trong QLRR nuôi tôm ven biển thông qua sản xuất theo hợp đồng và xây dựng cơ chế tổ chức sản xuất theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nuôi tôm. Đồng thời, mở rộng hỗ trợ thực hiện BHNN cho các nông sản chủ lực của các địa phương, trong đó có con tôm của Nam Định nhằm hướng tới tính bền vững của ngành nuôi tôm. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2