intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Tác động của môi trường thể chế đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Tác động của môi trường thể chế đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam" là đánh giá được tác động của môi trường thể chế đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện các yếu tố của môi trường thể chế nhằm thúc đẩy thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công nghiệp: Tác động của môi trường thể chế đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LÊ VŨ TOÀN TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý công nghiệp Mã số: 9510601 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Bình Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội, họp tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) luôn có tầm quan trọng chiến lược đối với phát triển kinh tế quốc gia (Hung Kee et al., 2019; Kasturi & Subrahmanya, 2014), thúc đẩy sáng tạo công nghệ (Kohler, 2016), là động cơ cho đổi mới sáng tạo (Jesemann, 2020). Hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam được ghi nhận chủ yếu trong 20 năm qua. Hệ sinh thái khởi nghiệp từng bước hình thành và hoàn thiện, hoạt động khởi nghiệp được thúc đẩy, được chính phủ quan tâm cả về chủ trương, chính sách và hành động, trong đó tập trung thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, hoàn thiện thể chế và hoạt động hỗ trợ DNKN. Hệ thống pháp lý khởi nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ, được đưa vào 7 luật và 17 Nghị quyết của Quốc hội chỉ từ 2016. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, các DNKN sáng tạo cũng tăng 10 lần sau 10 năm. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế ảnh hưởng đến thành công của các DNKN trong tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp, văn hóa khởi nghiệp và nhận thức xã hội về khởi nghiệp. Các hạn chế cũng cho thấy các cơ hội để cải thiện hiệu quả tác động của các yếu tố môi trường thể chế đến thành công của DNKN tại Việt Nam. Trong khi đó rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định sự tác động của môi trường thể chế hoạt động khởi nghiệp nói chung và thành công của DNKN nói riêng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố thể chế khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến thành công của DNKN. Hoạt động của DNKN chịu sự điều chỉnh của môi trường thể chế, đồng thời được định hướng bởi định hướng khởi nghiệp. Từ các phân tích trên cho thấy, môi trường thể chế bằng cách trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các chủ thể chịu điều chỉnh, cụ thể là các DNKN. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đặt ra mục tiêu nghiên cứu “tác động của môi trường thể chế đến thành công của DNKN” trong bối cảnh Việt Nam, từ đó giải thích được quan hệ, chiều và độ lớn của các tác động này cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được tác động của môi trường thể chế đến thành công của DNKN tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện các yếu tố của môi trường thể chế nhằm thúc đẩy thành công của DNKN tại Việt Nam. 1
  4. Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào các mục tiêu chính như sau: - Xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của môi trường thể chế đến thành công của các DNKN có xem xét tác động trung gian của định hướng khởi nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam; - Khảo sát nhận dạng sự tác động của môi trường thể chế đến sự thành công của các DNKN tại Việt Nam; - Đưa ra một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện các yếu tố của môi trường thể chế nhằm thúc đẩy phát triển của các DNKN Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Các câu hỏi nghiên cứu được xác định để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu bao gồm: Câu hỏi 1: Đo lường thành công của DNKN Việt Nam như thế nào và bằng cách nào? Câu hỏi 2: Môi trường thể chế tác động như thế nào đến thành công của DNKN tại Việt Nam? Câu hỏi 3: Vai trò trung gian của định hướng khởi nghiệp trong tác động của môi trường thể chế đến thành công của DNKN tại Việt Nam? Câu hỏi 4: Những giải pháp nào để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của DNKN tại Việt Nam? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của môi trường thể chế đến thành công của DNKN. Khách thể nghiên cứu: Các DNKN tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Luận án tập trung vào các khái niệm: (1) thể chế, môi trường thể chế và đo lường môi trường thể chế; (2) thành công và đo lường thành công của DNKN Việt Nam; (3) đánh giá tác động của môi trường thể chế đến thành công của DNKN Việt Nam và các hàm ý chính sách. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Các DNKN thành lập trên lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án thực hiện nghiên cứu các DNKN trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 06/2022. Các tài liệu nghiên cứu được thu thập từ trước tới nay và cập nhật đến tháng 06/2022 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Với nghiên cứu định tính, luận án tiếp cận phương pháp nghiên 2
  5. cứu tại bàn, phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp Delphi, phương pháp phân tích thư mục lượng. Với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) và phương pháp ước lượng tương quan cũng như phương pháp kiểm định sự khác biệt. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa các các nghiên cứu về thành công của khởi nghiệp gồm 1554 nghiên cứu về chủ đề này trích xuất từ dữ liệu scopus giai đoạn 1981-2019, từ đó đánh giá được tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu về thành công của DNKN. Luận án cũng tập trung khai thác các nghiên cứu về đo lường hiệu quả hoạt động, về thành công của doanh nghiệp nói chung và của các DNKN. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, luận án đề xuất xây dựng bộ thang đo mức độ thành công của DNKN, trước hết trong điều kiện Việt Nam, và sử dụng phương pháp delphi để xác định được bộ thang đo gồm 3 yếu tố (hiệu quả tài chính, hiệu quả phi tài chính và tăng trưởng) và 13 biến quan sát. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố môi trường tác động trực tiếp và tích cực đến mức độ thành công của DNKN qua nhận thức của những người sáng lập. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ có trụ cột thể chế nhận thức có tác động đủ mạnh, có ý nghĩa thống kê đối với định hướng khởi nghiệp. Không chỉ thể, trụ cột thể chế nhận thức còn tác động gián tiếp đến mức độ thành công của DNKN thông qua trung gian định hướng khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục nhằm thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh ở Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách và nhà giáo dục có thể đưa ra các phương hướng và chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như xây dựng các chương trình giáo dục, đào tạo thích hợp để nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động khởi nghiệp. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận án được trình bày trong 5 chương: 3
  6. Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Phát triển thang đo và xây dựng phiếu khảo sát Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Bình luận và hàm ý nghiên cứu CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Thể chế và môi trường thể chế Định nghĩa thể chế: Trong nghiên cứu này, dựa trên các khái niệm “thể chế” được đưa ra, trong luận án này, nghiên cứu sinh cho rằng cách tiếp cận của Douglass North, Scott là phù hợp để đánh giá tác động của thể chế đến DNKN. Trên cách tiếp cận này, nghiên cứu sinh định nghĩa: “Thể chế là các quy tắc do con người tạo ra để điều chỉnh và định hình hành vi tương tác giữa các chủ thể trong xã hội. Các quy tắc chính thức bao gồm các luật lệ, quy định và chính sách, trong khi các quy tắc không chính thức bao gồm cả niềm tin xã hội, tục lệ, văn hóa, chuẩn mực, truyền thống chi phối các hành vi xã hội”. Môi trường thể chế: được hiểu là “tổng thể các thể chế trong bối cảnh cụ thể cùng điều chỉnh tương tác, xác định xu hướng hành vi và tình trạng tồn tại của các chủ thể trong xã hội”. Trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của luận án, các chủ thể ở đây là các DNKN. Luận án cũng kế thừa quan điểm của Scott, chia môi trường thể chế gồm 3 trụ cột: thể chế quy định, thể chế nhận thức và thể chế quy phạm. Các trụ cột thể chế này cung cấp các nền tảng để đưa ra các quyết định (Grosse & Trevino, 2009) dựa trên phân tích bối cảnh thể chế, định hướng các hành động thích hợp nhằm phát triển doanh nghiệp. Cách phân chia 3 trụ cột thể chế của Scott được đánh giá là hữu ích cho phân tích (Bruton et al., 2009): Trong khi thể chế quy định bao gồm luật pháp và các quy định chính thức của chính phủ tạo ra, thường là tương đối hợp lý để điều chỉnh các hành vi xã hội, cụ thể là hành vi kinh doanh, những vấn đề có thể dễ dàng thay đối/thay đổi trong thời gian ngắn; ngược lại thể chế quy phạm và thể chế nhận thức phản ánh mặt xã hội và được coi là khách quan, bên ngoài đối với các chủ thể kinh tế, là trật tự xã hội, trật tự tự nhiên. 4
  7. 1.2 Doanh nghiệp khởi nghiệp và thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp Trong luận án này, dựa trên các định nghĩa về DNKN đã đề cập, nghiên cứu sinh định nghĩa DNKN là “các doanh nghiệp được thành lập mới nhằm xác định và tận dụng các cơ hội thị trường để bắt đầu một hoạt động kinh doanh, hướng đến sự đổi mới và sẵn sàng thay đổi để theo đuổi sự phát triển và thành công; có thời gian dưới 10 năm kể từ khi thành lập”. Thành công của DNKN: Trong luận án, nghiên cứu sinh cũng đồng tình với quan điểm “thành công” của các học giả như (Hormiga et al., 2011; Kakabadse, 2015; Limsong et al., 2016; Paige & Littrell, 2002; Salwa et al., 2013) và một số học giả khác, rằng thành công là việc DNKN đạt được các mục tiêu đặt ra. Thành công của DNKN được định nghĩa: “là đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ báo thành công bao gồm thành công về mặt tài chính, thành công về mặt phi tài chính hay biểu thị qua mục tiêu tăng trường của doanh nghiệp”. Định nghĩa thành công được thống nhất theo cùng một thứ nguyên là mức độ hoàn thành mục tiêu. Một DNKN được coi là thành công khi nó đạt được các mục tiêu hoạt động hay nói cách khác để xác định thành công hay không cần xác định được các mục tiêu và đo lường nó. Định nghĩa theo cách tiếp cận này gợi ý đo lường thành công của DNKN qua cảm nhận của người sáng lập là phù hợp. 1.3 Các nghiên cứu về tác động của môi trường thể chế đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp Hướng tiếp cận theo quan điểm của Scott (1995) cũng dựa trên quan điểm thể chế chính thức và phi chính thức của North nhưng có sự tinh chỉnh, theo đó môi trường thể chế được chia thành 03 trụ cột thể chế: quy định, nhận thực và quy phạm. Trên quan điểm này, Kostova (1997) đề xuất “hồ sơ thể chế quốc gia” như một phương tiện nắm bắt và đo lường các đặc điểm thể chế ở cấp độ quốc gia có ảnh hưởng đến tổ chức. Tuy nhiên, phải đến khi (Busenitz et al., 2000) thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực khởi nghiệp thì đề xuất của Kostova mới trở nên phổ biến trong các nghiên cứu khởi nghiệp sau này. Thang đo môi trường thể chế được đề xuất gồm 13 quan sát cho 3 trụ cột thể chế quy định, nhận thức và quy phạm. Bộ thang đo đã được kiểm chứng là phù hợp trong nhiều nghiên cứu sau này như: Monteiro và cộng sự (2021); Owusu Ansah và cộng sự (2019); Sonkar & Kumar Sarkar (2020); Spencer & Gómez (2004). Một số học giả khác cũng đề xuất các thang đo dựa trên 3 trụ cột thể chể để 5
  8. đo lường môi trường thể chế trong các nghiên cứu về khởi nghiệp như De Clercq và cộng sự (2010) với 14 quan sát; Urbano & Alvarez (2014) đo lường trụ cột quy định thông qua chính sách và các chương trình hỗ trợ của chính phủ gồm 13 biến, đo lường trụ cột nhận thức (bao gồm yếu tố văn hóa) với 6 quan sát và đo lường trụ cột quy phạm qua 5 quan sát. Nghiên cứu của Roxas & Coetzer (2012) đo lường môi trường thể chế qua ba trụ cột gồm 12 quan sát. 1.4 Vai trò trung gian của định hướng khởi nghiệp Định hướng khởi nghiệp đặc trưng cho xu hướng hành vi của doanh nghiệp, triết lý điều hành doanh nghiệp hoặc quy trình ra quyết định kinh doanh, thể hiện bởi các yếu tố tính đổi mới, tính chủ động và khả năng sẵng sàng chấp nhận rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp theo đổi các cơ hội kinh doanh (Covin & Slevin, 1989; Miller, 1983; Wales, 2016). Do đó năng lực định hướng khởi nghiệp dẫn dắt doanh nghiệp khai thác các cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh. 1.5 Khoảng trống nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu xem xét tác động riêng rẽ của một/một nhóm thể chế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tìm thấy cả trong nước và quốc tế, tuy nhiên không nhiều nghiên cứu về tác động tổng thể của môi trường thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNKN và ít hơn đối với thành công của DNKN. Đặc biệt, chưa tìm thấy nghiên cứu nào xem xét tác động tổng thể của môi trường thể chế đến thành công của DNKN trong bối cảnh Việt Nam. Thành công của khởi nghiệp không dễ dàng bởi sự bất định cả về tổ chức, con người và các nguồn lực của DNKN, đặt ra thực tiễn cần có lựa chọn, đánh giá và xây dựng thang đo thành công của DNKN phù hợp cho nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam. Các nghiên cứu đã dẫn chứng cho thấy giữa các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau thì tác động của môi trường thể chế lên các chủ thể là khác nhau (Crnogaj & Hojnik, 2016; Khyareh và cộng sự, 2019). Ngoài ra, các DNKN cùng chịu điều chỉnh của cùng môi trường thể chế nhưng thành công là khác nhau, điều này có thể giải thích bởi nhận thức của những người sáng lập. Chính vì vậy, việc tìm hiểu một cách đầy đủ tác động của môi trường thể chế lên khởi nghiệp thành công trong bối cảnh Việt Nam là cần thiết. Cuối cùng, các nghiên cứu chưa làm rõ tác động khác nhau của môi trường thể thế lên các lĩnh vực khởi nghiệp khác nhau mà coi như tác động là giống nhau đối với các lĩnh vực khởi nghiệp khác nhau, (Mack 6
  9. & Pützschel (2014) (Mack & Pützschel, 2014) cũng đồng ý rằng còn thiếu các nghiên cứu làm rõ tác động của môi trường thể chế lên các lĩnh vực khởi nghiệp khác nhau khác nhau như thế nào. CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu Nguồn: Đề xuất của NCS 2.2 Phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu 2.2.1 Mô hình nghiên cứu cơ sở Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu cơ sở 7
  10. 2.2.2 Mô hình nghiên cứu mở rộng Thể chế quy định Định hướng kinh doanh Thành công của DNKN Thể chế quy phạm Thể chế nhận thức Hình 22.3 Mô hình nghiên cứu mở rộng Nguồn: Nghiên cứu sinh đề xuất 2.3 Giả thuyết nghiên cứu Gồm các giả thuyết nghiên cứu chính sau: • Giả thuyết H1a. Trụ cột thể chế quy định tác động tích cực đến thành công của DNKN. • Giả thuyết H1b. Trụ cột môi trường thể chế quy định tác động tích cực đến định hướng khởi nghiệp của DNKN. • Giả thuyết H2a. Trụ cột thể chế quy phạm tác động tích cực đến thành công của DNKN. • Giả thuyết H2b. Trụ cột thể chế quy phạm tác động tích cực đến định hướng khởi nghiệp của DNKN. • Giả thuyết H3a. Trụ cột thể chế nhận thức tác động tích cực đến thành công của DNKN • Giả thuyết H3b. Trụ cột thể chế nhận thức tác động tích cực đến định hướng khởi nghiệp của DNKN • Giải thuyết H4. Định hướng khởi nghiệp có tác động tích cực đến thành công của DNKN. • Giải thuyết H5. Các trụ cột thể chế: (a) Thể chế quy định; (b) Thể chế quy phạm; (c) Thể chế nhận thức tác động gián tiếp đến thành công của DNKN qua trung gian định hướng khởi nghiệp 2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng các kỹ thuật thống kê và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với sự hỗ trợ của hai phần mềm SPSS và AMOS với các bước cơ bản chính hình trong hình 3.4. 8
  11. Hình 2.4 Các bước phân tích dữ liệu Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu sinh CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN THANG ĐO VÀ PHIẾU KHẢO SÁT Các thang đo được sử dụng cho mô hình nghiên cứu của luận án được tóm tắt như dưới đây: (1) Môi trường thể chế gồm 18 biến quan sát trong đó kế thừa thang đo 13 biến của Busenitz và cộng sự (2000) và bổ sung 03 biến của (De Clercq và cộng sự (2010), 02 biến của Pinho (2017), cụ thể: • Thể chế quy định gồm 05 quan sát, từ R1 đến R5; • Thể chế nhận thức gồm 06 quan sát, từ C1 đến C6; và • Thể chế quy phạm gồm 07 quan sát, từ N1 đến N7. (2) Định hướng khởi nghiệp gồm 9 biến quan sát, kế thừa thang đo của (Covin & Slevin, 1989), cụ thể: • Định hướng đổi mới, gồm 03 quan sát, từ IN1 đến IN3; • Tính chủ động, gồm 03 quan sát, từ PR1 đến PR3; và • Khả năng chấp nhận rủi ro, gồm 03 quan sát, từ RI1 đến RI3. (3) Thành công của DNKN gồm 13 biến, được xác định thông qua ứng dụng phương pháp Delphi 3 vòng: Vòng chuẩn bị với 02 chuyên gia; và 02 vòng phòng vấn với 16 chuyên gia, cụ thể: • Hiệu quả tài chính, gồm 04 quan sát, từ FP1 đến FP4; • Hiệu quả phi tài chính, gồm 05 quan sát, từ NFP1 đến NFP5; • Tăng trưởng của doanh nghiệp:04 quan sát, từ GO1 đến GO4; 9
  12. Trong đó, quy trình phát triển thang đo được mô tả như sơ đồ dưới đây: Hình 3.1 Quy trình phát triển thang đo nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của NCS CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng môi trường thể chế khởi nghiệp Việt Nam Hệ thống chính sách và pháp luật lý hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm: (1) luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; và (2) văn bản, quy định điều hành. Có thể nói, hệ thống pháp lý khởi nghiệp tại Việt Nam được đề cập chính thức tại các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2016 và đầy đủ nhất là luật hỗ trợ DNNVV năm 2017. Chính phủ cũng thực thi nhiều chương trình hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp như: Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”; Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”. Bên cạnh đó là Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam; Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan; … và nhiều quy định chính sách và hoạt động thực tiễn khác. Bên cạnh đó, có sự tham gia tích cực của các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức trung gian trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Tính đến 2022, cả nước có 84 vườn ươm doanh nghiệp đang hoạt động, trong 10
  13. đó 43 vườn ươm được thành lập bởi các trường đại học, cao đẳng và 41 vườn ươm thuộc sở hữu tư nhân; 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh chủ yếu nằm ở các thành phố trong điểm về đổi mới sáng tạo là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Việt Nam hiện có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động trong số đó có 40 quỹ đầu tư nội địa. Số lượng nhà đầu tư thiên thần ở việt Nam tuy nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên. Về văn hóa khởi nghiệp, mặc dù có những tín hiệu tốt, trong đó doanh nhân và lĩnh vực kinh doanh được coi trọng nhưng vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố bảo thủ, cản trở hoạt động khởi nghiệp. Về nhận thức xã hội đối với hoạt động khởi nghiệp cho thấy được thúc đẩy và tác động đáng kể đến nhận thức của doanh nhân thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và truyền thông khởi nghiệp. Nhiều cộng đồng khởi nghiệp được hình thành thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp như các mạng lưới doanh nhân, có vấn, chuyên gia huấn luyện khởi nghiệp, mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, chuỗi hoạt động Techfest, … 4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Số lượng phiếu khảo sát được gửi đến các nhà sáng lập là 2000 phiếu, trong đó số lượng thu về là 336 phiếu khảo sát. Sau khi lọc các phiếu trả lời, 254 phiếu hợp lệ (chiếm 75,6%) được sử dụng để tiến hành phân tích định lượng chính thức. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 152 nhà sáng lập đánh giá DNKN của họ khởi nghiệp dựa trên “Khai thác công nghệ/bí quyết/tài sản trí tuệ tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới trên thị trường”, và 102 doanh nhân sáng lập đánh giá doanh nghiệp của mình khởi nghiệp dựa trên “Cung cấp cấp sản/phẩm dịch vụ đã có trên thị trường”. Kết quả cho thấy phần lớn các DNKN được khảo sát đều hướng đến đổi mới, bao gồm quan tâm đến nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong đổi mới sản phẩm/dịch vụ (85,4%); hoặc có thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm/dịch vụ mới (75,25%); và 100% doanh nghiệp khảo sát cho biết những thay đổi trong dòng sản phẩm /dịch vụ của doanh nghiệp từ mức cải tiến nhỉ lẻ đến đổi mới mang tính đột phá. 4.3 Kết quả kiểm định thang đo của mô hình Luận án kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Các kết quả Cronbach’s Alpha ban đầu cho thang đo “hiệu quả tài chính (FP)”; “hiệu quả phi tài chính (NFP)”; “Tăng trưởng (GO); “Thể chế quy định (R)”; “Thể chế quy phạm (N); “Thể chế nhận thức (C)”; “Định hướng đổi mới (IN)”; “Tính chủ động (PR)”; và “Khả năng chấp nhận rủi ro (RI)” đều có giá 11
  14. trị Cronbach’s Alpha tổng đạt ngưỡng lớn hơn 0,70. Cụ thể, giá trị Cronbach’s Alpha tổng thấp nhất là của thang đo “Định hướng đổi mới (IN)” với giá trị 0,770. Kết quả kiểm định cho thấy toàn bộ các thang đo đều có hệ số Cronbach’ Alpha cao hơn 0,8, nằm trong mức độ tin cậy chấp nhận theo đề xuất của Nunnally và Bernstein (Nunnally & Bernstein, 1994). Giá trị kiểm định cho thấy hệ số tương quan biến-tổng các biến quan sát của các thang đo này cũng đều đạt ngưỡng lớn hơn 0,30, cụ thể, giá trị thấp nhât là 0,525 thuộc về biến quan sát IN1. Do đó các thang đo này đều đã đảm bảo độ tin cậy. 4.4 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Luân án thực hiện kiểm định các thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá (EFA) để xác nhận cấu trúc thang đo. EFA được thực hiện riêng rẽ đối với từng nhóm nhân tố biến độc lập, phụ thuộc và trung gian theo khuyến cáo của Hair & ctg (Hair et al., 2019) với phép xoay xiên góc Promax và phương sai trích Principal Axis Factoring, tiêu chuẩn kiểm định KMO và Bartlett. Kết quả sau phân tích tích nhân tố khám phá EFA các thang đo: Thang đo “Thành công của DNKN” gồm 10 biến quan sát thuộc 3 biến tiềm ẩn “Hiệu quả tài chính -FP”, “Hiệu quả phi tài chính – NFP” và “Tăng trưởng – GO”. Các biến bị loại gồm FP4, NFP4, NFP5. Thang đo “Môi trường thể chế”, có 18 biến quan sát được giữ nguyên đo lường 3 biến tiềm ẩn “Thể chế quy định (R)”, “Thể chế nhận thức (C)”, và “Thể chế quy phạm (N)” của môi trường thể chế. Thang đo “Định hướng khởi nghiệp (EO)”, có 8 biến quan sát được giữ lại đo lường 3 biến tiềm ẩn: “Định hướng đổi mới (IN)”, “Tính chủ động (PR)”, và “Khả năng chấp nhận rủi ro (RI)”. Biến IN1 bị loại. 4.5 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Luận án thực hiện kiểm định thang đo bằng phân tích CFA với mô hình tới hạn của mô hình nghiên cứu cơ sở và mô hình nghiên cứu mở rộng. Tất cả các biến quan sát ở cả 2 mô hình đều có trọng số yếu tố chuẩn hoá lớn hơn 0,5, do đó các biến quan sát đều phù hợp (Hair et al., 2014). Các chỉ số khác như bảng cũng cho thấy phù hợp. Bảng 4.1 Kết quả kiểm định mô hình cơ sở và mô hình mở rộng Tiêu chuẩn Mô hình cơ cở Mô hình mở rộng Chi-square 871,492 1233,792 12
  15. P-value 0,000 0,000 Bậc tự do (df) 368 613 Chi –square/df (0,9) 0,930 0,928 IFI (>0,9) 0,930 0,929 TLI (>0,9) 0,923 0,922 RMSEA (0,7; AVE >0,5 và MSV>AVE. Do đó các thang đo trong mô hình đều đảm bảo được độ tin cậy và tính hội tụ (Hair et al., 2014). Như vậy, kết quả kiểm định đối với cả 2 mô hình nghiên cứu cho thấy: có thể kết luận cả mô hình nghiên cứu cơ sở và mô hình nghiên cứu mở rộng đều phù hợp với dữ liệu khảo sát. 4.6 Kiểm định và lựa chọn mô hình nghiên cứu Đối với mô hình nghiên cứu cơ sở có 3 giả thuyết, mô hình nghiên cứu mở rộng có 7 giả thuyết được đề cập. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy cả 2 mô hình đều ủng hộ 03 giả thuyết 3 trụ cột thể chế tác động tích cực đến thành công của DNKN. Luận án thực hiện kiểm định Chi-square cho thấy mô hình nghiên cứu cơ sở độc lập với mô hình nghiên cứu mở rộng. Bảng 4.2 Kiểm định Chi-square tính độc lập giữa 02 mô hình Mô hình Chi-square Bậc tự do (df) Mô hình mở rộng 1,233.792 613 Mô hình cơ sở 871.492 368 Chênh lệch 362.300 245 P-value 0.000 Nguồn: Tính toán từ kết quả phân tích SEM Như vậy, Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc (SEM) của cả mô hình nghiên cứu cơ sở và mô hình nghiên cứu mở rộng cho thấy: Cả hai 13
  16. mô hình đều tương thích với dữ liệu thị trường (dữ liệu thực tế) và độc lập với nhau. Tuy nhiên, mô hình cơ sở giải thích được 58,1% biến thiên của biến phụ thuộc “Thành công của DNKN”, trong khi mô hình nghiên cứu mở rộng giải thích đượcvới 64,2% biến thiên của biến phụ thuộc “Thành công của DNKN”. Do đó, mô hình nghiên cứu mở rộng là phù hợp và giải thích tốt hơn cho nghiên cứu của luận án. 4.7 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu mở rộng được lựa chọn cho nghiên cứu của luận án do giải thích được nhiều hơn biến thiên của biến phụ thuộc “thành công của DNKN” đồng thời có nhiều quan hệ khả dĩ hơn. Tổng hợp quan hệ giữa các biến tiềm ẩn của mô hình nghiên cứu mở rộng như hình 5.9. Trụ cột thể chế quy định Hình thức khởi nghiệp -0,111 Định hướng kinh doanh Thành công của DNKN Trụ cột thể chế nhận thức Không có ý nghĩa thống kê Có ý nghĩa thống kê Trụ cột thể chế quy phạm Chi-square/df = 1.233,792; CFI = 0,928; IFI=0,929; TLI=0,922; RMSEA = 0,063 Các trọng số chưa chuẩn hóa Hình 4.1 Kết quả phân tích SEM mô hình nghiên cứu mở rộng Trong mô hình nghiên cứu mở rộng, 7 giả thuyết chính được xem xét, trong đó dữ liệu khảo sát ủng hộ 04 mối quan hệ (3 mối quan hệ có ý nghĩa thống kê P-value < 0,001 và 01 mối quan hệ có ý nghĩa thống kê P-value < 0,01); và 03 mối quan hệ chưa có đủ căn cứ để kết luận có mối quan hệ tương quan (P-value > 0,05). Kết quả chi tiết như sau: - Mối quan hệ giữa Yếu tố thể chế quy định có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến thành công của DNKN ((βchuẩn hóa = 0,254 với mức ý nghĩa thống kê p = 0,001< 0,05). Vì vậy giả thuyết được ủng hộ. - Trường hợp Yếu tố thể chế quy phạm ảnh hưởng đến thành công của DNKN (βchuẩn hóa = 0,144 với mức ý nghĩa thống kê p = 0,063 > 0,005). Trong trường hợp này, do p = 0,072 gần với ngưỡng 5% và năm trong ngưỡng chấp nhận 10%. Do đó, trong trường hợp này có thể khẳng 14
  17. định Yếu tố thể chế quy phạm ảnh hưởng tích cực đến thành công của DNKN. - Mối quan hệ giữa Yếu tố thể chế nhận thức có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến thành công của DNKN ((βchuẩn hóa = 0,242 với mức ý nghĩa thống kê p 0,005); - Không đủ căn cứ để xác định xác nhận giả thuyết: Yếu tố thể chế quy phạm ảnh hưởng đến định hướng khởi nghiệp của DNKN (βchuẩn hóa = 0,128 với mức ý nghĩa thống kê p = 0,203 > 0,005); - Mối quan hệ giữa Yếu tố thể chế nhận thức có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến định hướng khởi nghiệp của DNKN (βchuẩn hóa = 0,504 với mức ý nghĩa thống kê p < 0,001). Vì vậy giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ. - Mối quan hệ giữa định hướng khởi nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến thành công của DNKN ((βchuẩn hóa = 0,321 với mức ý nghĩa thống kê p < 0,001). Vì vậy giả thuyết được ủng hộ. 4.8 Kiểm định bền vững của mô hình bằng phân tích Bootstrap Để kiểm định tính vững của mô hình ước lượng được tác giả sử dụng kiểm định bootstrap. Theo khuyến cáo thì mẫu tái lập không nên vượt quá 3 lần mẫu với mẫu thu được, do đó nghiên cứu sinh chọn mẫu tái lập là 600 để so sánh với kết quả ước lượng từ mẫu thu được. Kết quả cho thấy độ chệch giữa ước lượng mẫu và ước lượng bootstrap rất nhỏ, giá trị tới hạn (CR) đều nhỏ hơn 2 cho thấy trong thực tế có thể xem ước lượng mẫu có thể suy rộng cho tổng thể. Như vậy, có thể kết luận mô hình ước lượng được là vững và đáng tin cậy. Bảng 4.3 Kết quả ước lượng bằng bootstrap (mẫu tái lập = 600) SE- Quan hệ giữa các biến SE SE-SE Mean Bias CR Bias R ---> SSR 0.098 0.003 0.259 0.005 0.004 1.25 N ---> SSR 0.092 0.003 0.145 0.002 0.004 0.50 C ---> SSR 0.076 0.002 0.243 0 0.003 0.00 R ---> EO 0.101 0.003 0.035 -0.006 0.004 1.50 15
  18. N ---> EO 0.109 0.003 0.135 0.007 0.004 1.75 C ---> EO 0.074 0.002 0.501 -0.003 0.003 1.00 EO ---> SSR 0.078 0.002 0.315 -0.006 0.003 2.00 Linhvuc ---> SSR 0.042 0.001 -0.055 -0.001 0.002 0.50 Ghi chú: Mean là kết quả ước lượng trung bình hệ số hồi quy bằng bootstrap, Bias là độ chệch, SE – Bias là sai số chuẩn của độ chệch, CR là giá trị tới hạn. Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát 4.9 Kết quả tác động trực tiếp, gián tiếp của môi trường thể chếtới thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp Ngoài các tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường thể chế và định hướng khởi nghiệp đến thành công của DNKN thì giả thuyết rằng các yếu tố môi trường thể chế có thể tác động đến thành công của DNKN qua trung gian “định hướng khởi nghiệp”. Bảng 4.4 Mức độ tác động trực tiếp, gián tiếp giữa các khái niệm nghiên cứu chính (chuẩn hóa) Biến phụ thuộc Loại tác động R N C Trực tiếp 0.042 0.128 0.504 EO Gián tiếp 0.000 0.000 0.000 Tổng hợp 0.042 0.128 0.504 Trực tiếp 0.254 0.144 0.242 SSR Gián tiếp 0.013 0.041 0.162 Tổng hợp 0.268 0.185 0.404 Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát Trong mô hình cấu trúc tuyến tính, một biến được gọi là biến trung gian khi nó tham gia giải thích cho mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc (Baron và Kenny, 1986). Nói cách khác, nghiên cứu tác động trung gian chính là nghiên cứu tác động của một biến độc lập lên một biến phụ thuộc thông qua một hoặc nhiều biến trung gian khác nhau (gọi là mediators). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mềm AMOS 20.0 để thực hiện kiểm định tác động gián tiếp riêng biệt (Specific 16
  19. Indirect Effect) của các biến (Gaskin và Lim, 2018). Kết quả kiểm định tác động gián tiếp được trình bày ở bảng 4.4. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường thể chế có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của DNKN, ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng tác động gián tiếp đến thành công của DNKN qua trung gian định hướng khởi nghiệp. Đặc biệt mức tác động gián tiếp đáng kể từ yếu tố thể chế chế nhận thức (C) đến thành công của DNKN là khá mạnh βgián tiếp C-SSR = 0,162 với mức ý nghĩa p = 0,003
  20. kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo và cải thiện môi trường kinh doanh. Việc luật hóa các quy định pháp lý khởi nghiệp bằng Luật hỗ trợ DNNVV năm 2017 thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật cho thấy sự quyết tâm và nỗ lực của chính phủ Việt Nam đối với hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh hoàn thiện cơ chế pháp lý khởi nghiệp, Chính phủ Việt Nam dành nhiều sự quan tâm cho hoạt động khởi nghiệp thông qua các hỗ trợ cả trực tiếp đến DNKN và gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian như cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, …. 5.1.1.2 Tác động trụ cột thể chế quy phạm đến thành công của DNKN Tác động của thể chế quy phạm đến thành công của DNKN là yếu hơn so với các trụ cột thể chế quy định và trụ cột thể chế nhận thức thì. Phát hiện này dường như trái ngược với nghiên cứu (Torkkeli & Fuerst, 2018) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm của Colombia, với nghiên cứu thực nghiệm của (Muhammad et al., 2016) trong bối cảnh Pakistan. Các lý do giải thích cho khác biệt này đến từ việc Chính phủ và chính quyền các cấp Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào quá trình xây dựng, phát triển, thực thi và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, do đó vai trò của thể chế quy phạm trở nên mờ nhạt hơn thể chế quy định trong các quyết định chiến lược và hoạt động của DNKN. Vai trò mờ nhạt hơn của trụ cột thể chế quy phạm có thể đến từ việc các doanh nhân sáng lập không phân biệt rõ đâu là áp lực đến từ các thể chế quy phạm hay thể chế quy định, khi mà chuẩn mực xã hội được hình thành xuất phát từ điều tiết mạnh mẽ của pháp luật, của chính phủ và các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Nhận định này được ủng hộ với nghiên cứu của (Zhao et al., 2023): tình trạng giữa chuẩn mực xã hội có xu hướng gắn kết không tách rời với thể chế quy phạm, có thể suy đoán nhận thức của doanh nhân sáng lập không phân biệt rõ ràng được đâu là áp lực điều chỉnh hoạt động của DNKN đến thế chế quy định và đâu là đến từ chuẩn mực xã hội. Dù vậy, cần thêm các nghiên cứu trong tương lai để xác nhận. 5.1.1.3 Tác động trụ cột thể chế nhận thức đến thành công của DNKN Trong khi thể chế quy phạm đại diện cho chuẩn mực xã hội mà pháp luật không quy định nhưng buộc các chủ thể trong đó phải tuân theo thì thể chế nhận thức liên quan đến cách thức cá nhân hoặc một nhóm cá nhân nhận thức môi trường thể chế, mang tính chủ quan của cá nhân đó. Do đó tác động mạnh mẽ của trụ cột thể chế nhận thức đến thành công của DNKN có thể lý giải bởi chính cá nhân doanh nhân sáng lập. Một 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2