intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của người dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của người dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa" được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng thay đổi sử dụng đất và thực trạng các nguồn vốn sinh kế trong quá trình xây dựng nông thôn mới (2011-2021) tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; xác định tác động của thay đổi sử dụng đất trong quá trình xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế của người dân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; đề xuất một số giải pháp thay đổi sử dụng đất hợp lý nhằm góp phần tăng cường nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của người dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ ĐÌNH HIỆU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Tám TS. Mai Văn Phấn Phản biện 1: PGS.TS. Huỳnh Văn Chƣơng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Thơ Trƣờng Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ….. giờ ..…, ngày….. tháng ….. năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin – Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, là tài sản vô giá giúp nông dân đảm bảo sinh kế tốt hơn, cho họ nhiều cơ hội lựa chọn hơn nhờ việc chuyển đổi sinh kế dựa vào đất. Trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại Việt Nam có 9/19 tiêu chí có liên quan trực tiếp đến phân bổ và sử dụng quỹ đất. Đó là các tiêu chí thuộc nhóm quy hoạch và thực hiện quy hoạch, nhóm hạ tầng kinh tế xã hội (KTXH). Sinh kế là “khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết cho phương tiện sinh hoạt. Khung sinh kế bền vững của DFID đã chỉ ra nhân tố quan trọng, đóng vai trò trung tâm của khung sinh kế bền vững là 5 loại vốn: nhân lực, tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội. Tiếp cận tốt với nguồn vốn sinh kế là một kết quả mong muốn của bất kỳ chiến lược sinh kế nào bởi vì nguồn vốn sinh kế có vai trò quan trọng và mang tính quyết định đối với chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa thực hiện XDNTM từ năm 2011. Năm 2019 có 36/36 xã đạt chuẩn NTM và huyện đạt chuẩn NTM. Theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14, ngày 16/10/2019 của Quốc hội huyện Thọ Xuân sáp nhập thành 27 xã và 3 thị trấn. Đến năm 2021 huyện có 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong quá trình XDNTM việc phát triển hạ tầng KTXH và hình thành các khu cụm công nghiệp, khu đô thị mới trên địa bàn huyện đã dẫn đến những thay đổi trong sử dụng đất và sinh kế của người dân. Sinh kế truyền thống tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, manh mún, thiếu bền vững đã dần được thay thế bằng sinh kế dịch vụ và sinh kế nông nghiệp mới. Để góp phần làm rõ quá trình thay đổi SDĐ và tác động của nó đến nguồn vốn sinh kế, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến sinh kế của người dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa” là vô cùng quan trọng. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng thay đổi SDĐ và thực trạng các nguồn vốn sinh kế trong quá trình xây dựng nông thôn mới (2011-2021) tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Xác định tác động của thay đổi sử dụng đất (SDĐ) trong quá trình XDNTM đến nguồn vốn sinh kế của người dân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp thay đổi SDĐ hợp lý nhằm góp phần tăng cường nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Thay đổi SDĐ, sinh kế và các nguồn vốn sinh kế của người dân trong XDNTM tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Các chính sách liên quan đến thay đổi SDĐ và nguồn vốn sinh kế. - Người dân sống tại huyện Thọ Xuân và cán bộ công chức, viên chức có liên quan trực tiếp đến chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nội dung. 1
  4. + Đánh giá thực trạng thay đổi SDĐ tại huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011 - 2021, tập trung vào thay đổi diện tích SDĐ, thay đổi mục đích SDĐ và thay đổi QSDĐ. + Xác định tác động thay đổi SDĐ và nguồn vốn sinh kế của người dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ đó đưa ra định hướng quản lý SDĐ phù hợp. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2010-2021. Số liệu sơ cấp điều tra năm 2021. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đánh giá được thực trạng thay đổi SDĐ và nguồn vốn sinh kế của người dân trong quá trình XDNTM tại huyện Thọ Xuân. Xác định được tác động của thay đổi SDĐ trong XDNTM đến nguồn vốn sinh kế của người dân tại huyện Thọ Xuân. Đó là, sự thay đổi diện tích SDĐ có tác động thuận ở mức cao với nguồn vốn sinh kế trồng trọt và dịch vụ, ở mức trung bình với nguồn vốn sinh kế chăn nuôi, NTTS và làng nghề. Sự thay đổi mục đích SDĐ có tác động thuận ở mức rất cao đến nguồn vốn sinh kế dịch vụ, ở mức cao với nguồn vốn sinh kế trồng trọt và làng nghề, ở mức trung bình đến nguồn vốn sinh kế chăn nuôi và NTTS. Sự thay đổi QSDĐ có tác động thuận ở mức rất cao tới nguồn vốn sinh kế trồng trọt và dịch vụ, ở mức trung bình với nguồn vốn sinh kế trồng trọt, chăn nuôi, NTTS và làng nghề. Đề xuất được giải pháp quản lý SDĐ hợp lý nhằm góp phần tăng cường nguồn vốn sinh kế trong XDNTM tại huyện Thọ Xuân. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung phương pháp luận trong nghiên cứu quản lý SDĐ thông qua việc xác định tác động của thay đổi SDĐ đến nguồn vốn sinh kế của người dân. - Những giải pháp đề xuất trong đề tài có thể góp phần vào hệ thống giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý SDĐ phục vụ mục tiêu phát triển KTXH. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc hoạch định chính sách, lựa chọn giải pháp quản lý SDĐ hợp lý, hiệu quả tại huyện Thọ Xuân cũng như tại các địa phương có điều kiện tương tự. Kết quả này có thể làm tài liệu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học về quản lý SDĐ. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN 2.1.1. Đất đai trong xây dựng nông thôn mới - Khái niệm đất đai - Vai trò của đất đai trong xây dựng nông thôn mới 2.1.2. Xây dựng nông thôn mới - Khái niệm xây dựng nông thôn mới - Nội dung xây dựng nông thôn mới 2.1.3. Thay đổi sử dụng đất và thay đổi sử dụng đất trong trong xây dựng nông thôn mới - Thay đổi sử dụng đất 2
  5. - Thay đổi sử dụng đất trong XDNTM - Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi sử dụng đất trong XDNTM - Một số thách thức của thay đổi sử dụng đất trong XDNTM 2.1.4. Sinh kế trong xây dựng nông thôn mới - Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững - Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững - Các nguồn vốn để phát triển sinh kế bền vững - Tiếp cận nguồn vốn sinh kế trong XDNTM 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN 2.2.1. Vấn đề đất đai trong XDNTM tại một số nƣớc trên thế giới và tại Việt Nam - Đất đai trong XDNTM tại một số nước trên thế giới - Đất đai trong XDNTM tại Việt Nam. 2.2.2. Một số công trình nghiên cứu về thay đổi SDĐ trong XDNTM đến sinh kế của người dân - Một số nghiên cứu về thay đổi SDĐ trong XDNTM đến sinh kế của người dân trên thế giới. - Một số nghiên cứu về thay đổi SDĐ trong XDNTM đến sinh kế của người dân tại Việt Nam. 2.3. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý luận của phát triển sinh kế Thực trạng thay đổi sử dụng đất và nguồn vốn sinh kế trong bền vững và thay đổi sử dụng đất xây dựng nông thôn mới - Thay đổi sử dụng đất Quy hoạch xây dựng Nguồn vốn sinh kế Thay đổi sử dụng đất - Sinh kế bền vững và nông thôn mới - Nguồn vốn tự nhiên - Thay đổi về diện tích sử dụng nguồn vốn sinh kế - QHKG tổng thể - Nguồn vốn xã hội - Thay đổi về mục đích sử dụng đất - Quy hoạch SDĐ - Nguồn vốn vật chất - Thay đổi về quyền sử dụng đất - Quy hoạch sản xuất - Nguồn vốn tài chính - Quy hoạch xây dựng - Nguồn vốn con người Điều tra số liệu về thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới Điều tra số liệu về nguồn vốn sinh kế của người dân trong quá trình XDNTM tại huyện Thọ Xuân Xử lý số liệu Xác định tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế của người dân Biến phụ thuộc (Nguồn vốn Biến độc lập: sinh kế): 1. Thay đổi sử dụng đất - Nguồn vốn tự nhiên - Thay đổi về diện tích sử dụng - Nguồn vốn xã hội - Thay đổi về mục đích sử dụng đất - Nguồn vốn vật chất - Thay đổi về quyền sử dụng đất - Nguồn vốn tài chính 2. Thực hiện QHXDNTM - Nguồn vốn con người - QHKG tổng thể - Quy hoạch SDĐ - Quy hoạch sản xuất - Quy hoạch xây dựng Đề xuất giải pháp để thay đổi sử dụng đất góp phần tăng cường nguồn vốn sinh kế trên địa bàn huyện Thọ Xuân Hình 2.1. Khung nghiên cứu của đề tài 3
  6. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện kinh tế xã hội. - Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 3.1.2. Thực trạng nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Kết quả xây dựng NTM tại huyện Thọ Xuân - Thực trạng sinh kế và nguồn vốn sinh kế trong XDNTM tại huyện Thọ Xuân - Tác động của thực hiện QHXDNTM đến nguồn vốn sinh kế của người dân tại huyện Thọ Xuân. 3.1.3. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Thay đổi sử dụng đất trong XDNTM huyện Thọ Xuân. - Tác động của thay đổi SDĐ và thực hiện quy hoạch XDNTM đến nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân 3.1.4. Đề xuất một số giải pháp để thay đổi sử dụng đất góp phần tăng cường nguồn vốn sinh kế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân - Căn cứ đề xuất giải pháp - Phân tích cơ hội và những thách thức về phát triển nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân - Đề xuất giải pháp để thay đổi SDĐ góp phần tăng cường nguồn vốn sinh kế trong XDNTM. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống Quan hệ giữa thay đổi SDĐ trong XDNTM và sinh kế của người dân được nghiên cứu dựa trên quan điểm phát triển bền vững và phương pháp tiếp cận từ tổng quát tới chi tiết, lý luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật tới thực tế triển khai thực hiện. 3.2.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu - Phương pháp phân vùng, chọn điểm nghiên cứu và chọn hộ điều tra: Vùng 1 - vùng Kinh tế động lực Lam Sơn – Sao Vàng, bao 09 đơn vị hành chính với diện tích là 12.874,4 ha, dân số 70.480 người. Xã Thọ Xương được chọn là đại diện. Vùng 2 - vùng Kinh tế động lực Đông Hữu Ngạn Sông Chu gồm 11 đơn vị hành chính với diện tích 6.330,9 ha, dân số là 60.814 người. Xã Thọ Hải được chọn là đại diện. Vùng 3 - vùng Kinh tế động lực Tả Ngạn Sông Chu, gồm 10 đơn vị hành chính, với diện tích 10.024,1 ha, dân số 65.843 người. Xã Xuân Lập được chọn là đại diện. - Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp Để đảm bảo độ tin cậy của thống kê với độ tin cậy là 95%, nghiên cứu tiến hành chọn ngẫu nhiên mỗi xã 150 hộ để điều tra. Tổng số hộ điều tra là 450 hộ. Đồng thời điều tra 100 cán bộ gồm 50 cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp, địa chính, xây dựng (mỗi xã từ 1-2 người và từ các phòng ban chuyên môn tại huyện) và 50 cán bộ quản lý là chủ tịch, phó chủ tịch xã (mỗi xã 2 người) tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 3.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý tài liệu, số liệu Số liệu điều tra được phân tích, xử lý qua 4 giai đoạn: (i) xây dựng thang đo và biến quan sát; (ii) kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha; (iii) kiểm định sự khác 4
  7. nhau giữa các đối tượng, giữa các vùng; (iv) phương pháp tính tỉ lệ thay đổi SDĐ. 3.2.4. Phƣơng pháp đánh giá tác động của thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế ngƣời dân 3.2.4.1. Xác định các tiêu chí đánh giá tác động Biến độc lập là những thay đổi SDĐ trong quá trình XDNTM bao gồm: những thay đổi liên quan đến thực hiện QHXDNTM gồm: (1) quy hoạch không gian tổng thể (QHKGTT); (2) QHSDĐ, (3) Quy hoạch sản xuất (QHSX); (4) Quy hoạch xây dựng (QHXD). Với mỗi loại quy hoạch các tiêu chí đánh giá tình hình thực hiện là: Về phương án quy hoạch; công khai quy hoạch; huy động vốn; quản lý quy hoạch và thực hiện các dự án ưu tiên. Những tiêu chí đánh giá sự thay đổi SDĐ gồm: (1) sự thay đổi về diện tích; (2) sự thay đổi về mục đích SDĐ; (3) Sự thay đổi về QSDĐ. Với mỗi sự thay đổi, các tiêu chí dùng để đánh giá là: sự quan tâm đến thay đổi SDĐ; mức độ thay đổi và chính sách thay đổi. Biến phụ thuộc được xác định là các nguồn vốn sinh kế gồm: (1) nguồn vốn tự nhiên; (2) nguồn vốn xã hội; ( (3) nguồn vốn vật chất; (4) nguồn vốn tài chính; (5) nguồn vốn con người. Các nguồn vốn này được xem xét đối với từng sinh kế có trên địa bàn huyện Thọ Xuân. 3.2.4.2. Phương pháp đánh giá tác động Mức độ tác động được đánh giá theo bảng 3.1. Bảng 3.1. Phân cấp mức độ của mối quan hệ giữa 2 biến Mức độ quan hệ Hệ số tƣơng quan r (COEFFICIENT CORRELATION) - Quan hệ nghịch hoàn toàn -1,00 - Quan hệ nghịch rất cao - 0,75 tới – 0,99 - Quan hệ nghịch cao -0,50 tới – 0,74 - Quan hệ nghịch trung bình -0,25 tới -0,49 - Quan hệ nghịch rất thấp -0,01 tới -0,24 - Không có quan hệ 0 - Quan hệ thuận rất thấp 0,01 tới 0,24 - Quan hệ thuận trung bình 0,25 tới 0,49 - Quan hệ thuận cao 0,5 tới 0,74 - Quan hệ thuận rất cao 0,75 tới 0,99 - Quan hệ thuận hoàn toàn 1,00 Nguồn: Zulueta & Costales (2003); Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) 3.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia Tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia về tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế của người dân trong XDNTM. 3.2.6. Phƣơng pháp phân tích SWOT Khung phân tích SWOT được sử dụng để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với nguồn vốn sinh kế người dân. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Thọ Xuân nằm trong vùng chuyển tiếp giữa các huyện miền núi và đồng bằng từ Tây Bắc xuống Đông Nam với toạ độ địa lý từ 19050’ đến 20000’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 105030’ kinh độ Đông. Thị trấn Thọ Xuân là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện nằm cách thành phố Thanh Hoá 36 km. Địa hình được chia làm hai dạng cơ bản: 5
  8. trung du và đồng bằng. Thọ Xuân nằm trong vùng thuỷ văn sông Chu, có 3 con sông chảy qua: sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày. Nhiệt độ bình quân năm 23,40C; độ ẩm không khí bình quân năm 86%. Lượng mưa bình quân năm 1.911 mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 với 375mm; Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 1 với 2mm; Số ngày mưa trung bình trong năm 137 ngày. Huyện có các nhóm đất chính là: đất phù sa (P) - Fluvisols (FL); đất xám (X) – Acrisols. Huyện có nguồn nước mặt khác phong phú từ sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày. Nước ngầm độ sâu khoảng 15 - 20 m. Tài nguyên rừng của huyện nghèo, chủ yếu là rừng trồng mới được khôi phục. Hiện tại Thọ Xuân có 2.511,97 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là 2.445 ha, rừng đặc dụng là 66,97 ha. Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các loại đồng cỏ, cây lùn, chỉ có ý nghĩa phòng hộ giữ đất, giữ nước hoặc làm bãi chăn thả. Khoáng sản chủ yếu là đá vôi, đá xây dựng, đá sỏi, cát xây dựng, đất sét. Huyện có khu Di tích lịch sử Lam Kinh, có 57 di tích được xếp hạng, trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 11 di tích quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Năm 2021 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 16,5%; trong đó: ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,7%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 21,3%; ngành dịch vụ tăng 12,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 17,283 triệu đồng/người/năm đến năm 2021 tăng lên 52,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2010 là: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 39,20%, công nghiệp - xây dựng chiếm 23,10%, dịch vụ - thương mại chiếm 37,7%. Đến năm 2021 cơ cấu kinh tế tương ứng là: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 13,0%, công nghiệp - xây dựng chiếm 58,7%, dịch vụ thương mại chiếm 28,3%. Sự thay đổi này phù với mục tiêu XDNTM trên địa bàn huyện Thọ Xuân. 4.2. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN THỌ XUÂN 4.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân 4.2.1.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân giai đoạn 2010-2021 Trước khi XDNTM (năm 2010), tất cả xã của huyện đều chưa đạt chuẩn NTM. Trung bình mỗi xã chỉ đạt 5,7 tiêu chí, cao nhất đạt 10 tiêu chí (Xuân Giang) và thấp nhất đạt 1 tiêu chí (Xuân Sơn). Đến 30/6/2019 các xã đã hoàn thành XDNTM và đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM (theo Quyết định số 1238/QĐ-TTg). Năm 2021, theo Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND huyện có 9/26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 02/26 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Huyện đạt 10/26 chỉ tiêu và 5/9 tiêu chí huyện NTM nâng cao. Huyện tiếp tục phấn đấu hoàn thành 100% xã đạt chuẩn NTM nâng cao trước năm 2025 và 10 xã trở lên đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu. Huyện sẽ trở thành thị xã trước năm 2030 (Huyện ủy huyện Thọ Xuân, 2020). Bảng 4.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2021 STT Nội dung ĐVT Số lƣợng 1 Thu nhập bình quân đầu người trđ/người 52,2 2 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,2 3 Tỷ lệ hộ cận nghèo % 4,52 4 Tỷ lệ lao động có việc làm % 95,4 5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 76,1 6 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn % 100 7 Số hợp tác xã hoạt động trên địa bàn HTX 49 6
  9. STT Nội dung ĐVT Số lƣợng 8 Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: - Mầm non, tiểu học % 100 - Trung học cơ sở % 96,9 9 Số xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng xã 26 10 Số xã có sân vận động xã 26 11 Số thôn, bản có nhà văn hóa phục vụ cộng đồng thôn 272/274 12 Tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Xã 26/26 13 Tỷ lệ người dân tham gia BHYT % 94 14 Cảnh quan môi trường (đường hoa) Km 165 15 Số xã được công nhận xã an toàn thực phẩm xã 26/26 16 Tổng số chợ được công nhận chợ an toàn thực phẩm Chợ 26/26 17 Tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý % 97,6 18 Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh % 100 19 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch % 89,4 Trong đó: Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ nhà máy nước % 10 20 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh % 97 21 Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định % 91,6 22 Số đảng bộ, chính quyền cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên Xã 96 23 Tỷ lệ các tổ chức chính trị-xã hội cấp xã đạt loại khá trở lên % 20 24 Số xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định Xã 26/26 25 Số xã thuộc diện trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự Xã 0 4.2.1.2. Đánh giá của người dân về kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 03 xã điều tra Kết quả điều tra người dân tại 03 xã đại diện về tình hình thực hiện quy hoạch XDNTM (bảng 4.2) cho thấy việc thực hiện QHXDNTM được đánh giá ở mức tương đối tốt. Trong đó, việc công khai quy hoạch được đánh giá ở mức rất cao đối với tất cả các quy hoạch và được thực hiện dưới nhiều hình thức như treo bản đồ, dán thông tin trên bảng tin công cộng, truyền thanh, đưa lên websites. Việc thực hiện các dự án ưu tiên tương đối tốt. Do vậy cần tập trung phân loại, sắp xếp và đánh giá các dự án để nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch. Việc quản lý quy hoạch và việc huy động vốn chưa được đánh giá cao, cần lưu ý vấn đề này. Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá của ngƣời dân về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 03 xã nghiên cứu Về Công Thực Huy Quản Trung phƣơng khai hiện các Tiêu chí đánh giá động lý quy bình án quy quy dự án ƣu vốn hoạch chung hoạch hoạch tiên 1. Quy hoạch không gian tổng thể Xã Thọ Xương 3,42 4,21 3,56 3,21 3,95 3,67 Xã Thọ Hải 3,51 4,37 3,07 3,09 3,88 3,58 Xã Xuân Lập 3,67 4,27 2,75 3,10 3,83 3,52 TB chung 3,53 4,28 3,13 3,14 3,89 3,59 Sự khác nhau giữa các xã (p-value) Xã Thọ Xương Xã Thọ Hải 0,752 0,187 0,001 0,650 0,735 0,526 Xã Xuân Lập 0,069 0,829 0,000 0,650 0,400 0,147 Xã Thọ Hải Xã Xuân Lập 0,291 0,473 0,037 1,000 0,849 0,707 2. Quy hoạch sử dụng đất Xã Thọ Xương 3,68 4,27 3,51 3,81 3,81 3,82 Xã Thọ Hải 3,85 4,23 3,44 3,71 3,83 3,81 7
  10. Về Công Thực Huy Quản Trung phƣơng khai hiện các Tiêu chí đánh giá động lý quy bình án quy quy dự án ƣu vốn hoạch chung hoạch hoạch tiên Xã Xuân Lập 3,81 4,24 3,31 3,79 3,61 3,75 TB chung 3,78 4,25 3,42 3,77 3,75 3,79 Sự khác nhau giữa các xã (p-value) Xã Thọ Xương Xã Thọ Hải 0,197 0,919 0,851 0,500 0,979 0,997 Xã Xuân Lập 0,360 0,947 0,260 0,976 0,122 0,683 Xã Thọ Hải Xã Xuân Lập 0,931 0,997 0,559 0,633 0,079 0,727 3. Quy hoạch sản xuất Xã Thọ Xương 3,33 3,82 2,83 2,51 3,52 3,21 Xã Thọ Hải 3,19 3,87 2,74 2,52 3,58 3,18 Xã Xuân Lập 3,21 3,72 2,46 2,47 3,56 3,08 TB chung 3,24 3,80 2,68 2,50 3,55 3,15 Sự khác nhau giữa các xã (p-value) Xã Thọ Xương Xã Thọ Hải 0,389 0,938 0,621 0,990 0,816 0,936 Xã Xuân Lập 0,461 0,669 0,001 0,917 0,914 0,193 Xã Thọ Hải Xã Xuân Lập 0,991 0,455 0,015 0,857 0,978 0,348 4. Quy hoạch xây dựng Xã Thọ Xương 3,86 4,27 2,66 3,36 4,30 3,69 Xã Thọ Hải 3,71 4,26 2,53 2,78 4,21 3,50 Xã Xuân Lập 3,71 4,25 2,42 2,95 4,25 3,52 TB chung 3,76 4,26 2,54 3,03 4,26 3,57 Sự khác nhau giữa các xã (p-value) Xã Thọ Xương Xã Thọ Hải 0,299 0,997 0,376 0,000 0,680 0,013 Xã Xuân Lập 0,332 0,972 0,044 0,002 0,894 0,029 Xã Thọ Hải Xã Xuân Lập 0,998 0,988 0,534 0,347 0,921 0,959 4.2.2. Thực trạng nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân 4.2.1.1. Khái quát chung về sinh kế trong xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân a. Sinh kế trồng trọt Sinh kế trồng trọt chuyển dịch trọng tâm sản xuất từ sản lượng sang chất lượng và hiệu quả. Hình thành và phát triển các vùng trồng trọt tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, an toàn, hiện đại và liên kết theo chuỗi. Tiếp tục triển khai các mô hình hiệu quả cao như: rau an toàn, lúa giống, lúa thương phẩm, mía nguyên liệu, cây ăn quả. Giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt tăng từ 62,1 triệu đồng/ha năm 2010 lên 129 triệu năm 2021. b. Sinh kế chăn nuôi Sinh kế chăn nuôi chuyển mạnh từ chăn nuôi phân tán sang mô hình trang trại, gia trại và sản xuất hàng hóa đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất chăn nuôi tập trung. Huyện có 105 trang trại, gia trại với tổng diện tích 283,5 ha, tổng giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 184.110 triệu đồng và đã giải quyết việc làm cho trên 1.200 lao động. Đã xây dựng được 12 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn. Phát triển cụm trang trại chăn nuôi gà lông màu tại Xuân Minh, Trường Xuân, Xuân Hưng, Xuân Trường c. Sinh kế NTTS Thủy sản chuyển từ nuôi quảng canh sang thâm canh, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ diện tích đất trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hình thành các vùng NTTS tập trung theo hướng bán thâm canh, đảm bảo an toàn sinh học; vùng nuôi cá giống. Giá trị sản xuất tăng từ 70,2 triệu đồng/ha lên 123 triệu đồng/ha năm 2021. 8
  11. d. Sinh kế làng nghề Phát triển làng nghề truyền thống là phát huy tối đa nội lực của nhân dân trong XDNTM. Huyện có 02 làng nghề truyền thống được công nhận: Bánh gai Tứ trụ (có 47 hộ sản xuất, kinh doanh) và Bánh lá răng bừa (có 86 hộ sản xuất, kinh doanh). Các làng nghề khác như làm nem nướng, kẹo lạc, mật mía, nón lá, đồ gỗ gia dụng, làm miến... Các hộ sản xuất, kinh doanh trong làng nghề đã ký cam kết với UBND xã và chấp hành tốt các quy định về BVMT. e. Sinh kế dịch vụ Phát triển dịch vụ thương mại gắn với phát triển đô thị, các khu cụm công nghiệp và các trung tâm thương mại, các siêu thị; trọng tâm là các loại hình dịch vụ có lợi thế và có giá trị gia tăng cao, như vận tải, tài chính, ngân hàng, bất động sản, viễn thông... Khai thác, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ hiện có (HTX, cửa hàng thương mại, dịch vụ, dịch vụ vận tải)... Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 7.974 tỷ đồng. Huyện có 608 doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho trên 7.200 lao động. 4.2.2.2. Thực trạng các nguồn vốn để phát triển các sinh kế huyện Thọ Xuân a. Nguồn vốn tự nhiên Năm 2021, diện tích tự nhiên của huyện là 29.229,40 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 19.411,30 ha, chiếm 66,41%; đất phi nông nghiệp là 9.376,16 ha, chiếm 32,08%; đất chưa sử dụng là 441,95 ha, chiếm 1,51%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tới 15938,43 ha, đất lâm nghiệp tới 2,511,96 ha. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có 1.067,86 ha; đất có mặt nước chuyên dùng là 304,80 ha. Huyện còn có hệ thống sông, hồ dày đặc: sông Chu dài 29,4 km, sông Cầu Chày dài 24 km, sông Hoằng (sông Nhà Lê) dài 81 km, sông Dừa dài 10 km và sông Khe Trê. Các lớn như Hồ Mọ diện tích 39,8 ha, hồ Cửa Trát 17,5 ha, hồ Sao Vàng 12 ha, hồ Đoàn Kết 8,75 ha, hồ Cây Quýt 3 ha, hồ Đông Trường 0,95 ha. Huyện có 02 di tích quốc gia đặc biệt (Lam Kinh và Lê Hoàn); 10 di tích cấp quốc gia và 45 di tích cấp tỉnh và các lễ hội. Đó là nguồn vốn tự nhiên quan trọng để phát triển sinh kế bền vững. b. Nguồn vốn xã hội Huyện đã xây dựng, duy trì liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị có hiệu quả kinh tế cao; một số sản phẩm truyền thống đã xây dựng được thương hiệu như: Bưởi Luận Văn, Cam Xuân Thành... Huyện có 92 doanh nghiệp, 47 hợp tác xã, 105 trang trại, gia trại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. c. Nguồn vốn tài chính Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 719,884 tỷ đồng; trong đó thu từ cấp quyền sử dụng đất là 441,688 tỷ đồng. Một số chỉ tiêu thu đạt tỷ lệ cao như: thu tiền thuê đất, mặt nước (967,6%), tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (164,8%)... Hoạt động tín dụng, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất của cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức. Năm 2021 tổng doanh số cho vay đạt 2.627,6 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 3.235 tỷ đồng; tổng nguồn huy động đạt 3.041 tỷ đồng, trong đó huy động trong dân cư là 2.709,5 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 6.021 tỷ đồng. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 52,2 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,34% năm 2016 xuống còn 1,2% năm 2021. d. Nguồn vốn vật chất Hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH được xây mới, nâng cấp, tạo nền tảng để phát triển hệ thống đô thị trong tương lai. Huyện có 1.216,3 km đường bộ gồm 67 km đường quốc lộ (đường Hồ Chí Minh, QL47, 47B, 47C); 57 km đường tỉnh (506B, 506C, 514B, 515, 515D, 506D, đường từ Nghi Sơn đi Thọ Xuân); 62 km đường huyện. Tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn đạt trên 93%. Cảng Hàng không Thọ Xuân đạt tần suất 184 lượt cất hạ cánh/tuần. Về đường thủy nội địa có sông Chu được xếp loại sông cấp 4 và sông Cầu Chày 9
  12. được xếp loại sông cấp 6. Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư nâng cấp và cải tạo: hệ thống kênh tưới chính được kiên cố hoá, 30 km kênh cấp I được kiên cố hoá 100%, 75 km kênh cấp II, III đã kiên cố hoá được 40%. Huyện chưa có khu xử lý chất thải rắn hoàn chỉnh. Các cụm công nghiệp, làng nghề chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. e. Nguồn vốn con người So với các huyện khác trong tỉnh, Thọ Xuân là một huyện đông dân. Năm 2021, dân số toàn huyện khoảng 199.064 người (nam là 98.498 người, nữ 100.566 người), dân số đô thị là 18.564 người, nông thôn là 172.500 người. Trong đó dân tộc Kinh, chiếm 80%, dân tộc Mường, Thái chỉ chiếm 20%. Mật độ dân số là 681 người/km2. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2021 là 68%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được tập trung chỉ đạo thực hiện; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76,1%. 4.2.2.3. Đánh giá các nguồn vốn để phát triển các sinh kế bền vững huyện Thọ Xuân a. Nguồn vốn để phát triển sinh kế trồng trọt Nguồn vốn sinh kế trồng trọt được đánh giá ở mức tốt (trung bình chung là 3,82 điểm) và chỉ có sự khác nhau giữa vùng 1 và vùng 3 (sig. = 0,049). Trong đó nguồn vốn con người được đánh giá ở mức rất tốt (4,24 điểm) và không có sự khác nhau giữa các vùng nghiên cứu. Qua đó cho thấy kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khỏe của người dân trong huyện có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển sinh kế trồng trọt bền vững trong quá trình XDNTM. b. Nguồn vốn để phát triển sinh kế chăn nuôi Các nguồn vốn để phát triển chăn nuôi được đánh giá ở mức tốt với 3,6 điểm và có sự khác nhau giữa vùng 3 với vùng 1 và vùng 2. Ở Vùng 3 mức đánh giá là trung bình với 3,28 điểm thấp hơn nhiều so với vùng 1 và vùng 2. Nguồn vốn tài chính được đánh giá ở mức trung bình với 3,39 điểm và có sự khác nhau giữa vùng 1 và vùng 3. Qua đó cho thấy người dân chưa thực sự sẵn sàng đầu tư cho phát triển sinh kế chăn nuôi bền vững. c. Nguồn vốn để phát triển sinh kế NTTS Hiện tại huyện có 557,23 ha đất NTTS, tập trung chủ yếu ở Xuân Hồng và Xuân Phong thuộc vùng 2. Nguồn vốn để phát triển NTTS được đánh giá ở mức tốt với 3,44 điểm và có sự khác nhau giữa vùng 2 với vùng 3 và vùng 1. Vùng 2 được đánh giá ở mức tốt với 3,77 điểm, trong khi vùng 1 và vùng 3 được đánh giá ở mức trung bình. Bảng 4.3. Đánh giá nguồn vốn để phát triển sinh kế Trồng trọt Chăn nuôi NTTS Làng nghề Dịch vụ Tiêu chí Trung Độ lệch Trung Độ lệch Trung Độ lệch Trung Độ lệch Trung Độ lệch đánh giá bình chuẩn bình chuẩn bình chuẩn bình chuẩn bình chuẩn Tổng hợp Vùng 1 3,91 0,872 3,75 0,749 3,29 0,757 4,36 0,652 4,23 0,767 Vùng 2 3,85 0,614 3,77 0,662 3,77 0,667 3,99 0,563 3,94 0,668 Vùng 3 3,71 0,675 3,28 0,559 3,26 0,548 4,28 0,527 3,93 0,576 Huyện 3,82 0,732 3,60 0,697 3,44 0,702 4,21 0,604 4,03 0,688 Nguồn vốn tự nhiên Vùng 1 3,99 0,909 3,38 0,939 2,91 0,972 4,22 0,874 4,21 0,879 Vùng 2 4,09 0,763 3,53 0,841 3,54 0,841 3,99 0,675 4,09 0,763 Vùng 3 4,17 0,801 3,03 0,802 2,94 0,762 4,21 0,745 4,17 0,801 Huyện 4,09 0,828 3,31 0,886 3,13 0,908 4,14 0,775 4,16 0,815 Nguồn vốn xã hội Vùng 1 3,78 1,092 3,86 0,883 3,23 0,839 4,32 0,780 4,15 0,951 Vùng 2 3,63 0,848 3,97 0,785 3,98 0,790 3,84 0,715 3,78 0,904 Vùng 3 3,44 0,908 3,32 0,617 3,31 0,615 4,28 0,667 3,79 0,738 10
  13. Tiêu chí Trồng trọt Chăn nuôi NTTS Làng nghề Dịch vụ đánh giá Trung Độ lệch Trung Độ lệch Trung Độ lệch Trung Độ lệch Trung Độ lệch Huyện bình chuẩn bình chuẩn bình chuẩn bình chuẩn bình chuẩn 3,62 0,963 3,72 0,819 3,51 0,823 4,15 0,753 3,90 0,884 Nguồn vốn tài chính Vùng 1 3,71 1,083 3,61 1,111 3,29 0,965 4,29 0,780 4,13 0,946 Vùng 2 3,55 0,773 3,39 1,015 3,39 1,016 3,77 0,706 3,70 0,857 Vùng 3 3,32 0,854 3,19 0,893 3,19 0,893 4,23 0,595 3,68 0,708 Huyện 3,53 0,925 3,39 1,022 3,29 0,961 4,10 0,734 3,84 0,867 Nguồn vốn vật chất Vùng 1 3,79 1,109 3,87 0,880 3,27 0,864 4,48 0,792 4,22 0,919 Vùng 2 3,74 0,839 3,97 0,789 3,96 0,785 4,10 0,784 3,89 0,876 Vùng 3 3,36 0,971 3,33 0,773 3,32 0,771 4,30 0,683 3,75 0,761 Toàn huyện 3,63 0,996 3,72 0,861 3,52 0,866 4,29 0,769 3,95 0,875 Nguồn vốn con người Vùng 1 4,26 0,915 4,03 0,941 3,78 0,881 4,51 0,730 4,43 0,806 Vùng 2 4,21 0,747 3,98 1,006 3,99 1,010 4,24 0,748 4,25 0,759 Vùng 3 4,25 0,874 3,53 0,953 3,52 0,939 4,38 0,757 4,25 0,868 Huyện 4,24 0,847 3,85 0,990 3,76 0,962 4,38 0,752 4,31 0,815 d. Nguồn vốn để phát triển sinh kế làng nghề Từ khi thực hiện XDNTM các làng nghề của huyện được khôi phục và phát triển. Kết quả điều tra cho thấy nguồn vốn để phát triển làng nghề tại huyện là rất tốt (4,21 điểm) và có sự khác nhau giữa vùng 2 với vùng 1 và vùng 3. Vùng 2 được đánh giá ở mức tốt trong khi vùng 1 và vùng 3 được đánh giá ở mức rất tốt. e. Nguồn vốn để phát triển sinh kế dịch vụ Cùng với sự phát triển sinh kế làng nghề và quá trình đô thị hóa mạnh kể từ khi thực hiện XDNTM, sinh kế dịch vụ tại huyện phát triển khá mạnh ở cả 3 vùng. Số liệu cho thấy nguồn vốn để phát triển sinh kế dịch vụ tại huyện ở mức tốt (4,03 điểm) và có sự khác nhau giữa vùng 1 với vùng 2 và vùng 3. Vùng 2 được đánh giá ở mức rất tốt trong khi vùng 1 và vùng 3 được đánh giá ở mức tốt do vùng 2 có cảng hàng không Thọ Xuân. Trong 5 nguồn vốn sinh kế, nguồn vốn con người được đánh giá ở mức rất cao với 4,31 điểm và không có sự khác nhau giữa các vùng. Điều đó cho thấy tri thức, kỹ năng, lao động của người dân trong huyện đã đáp ứng rất tốt yêu cầu phát triển sinh kế dịch vụ bền vững. 4.2.2.4. Một số yếu tố tác động đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới Tiến hành điều tra 100 cán bộ theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp để xác định một số yếu tố liên quan đến thay đổi SDĐ có ảnh hưởng đến nguồn vốn sinh kế người dân trong quá trình xây dựng NTM tại huyện Thọ Xuân. Kết quả cho thấy, các yếu tố liên quan đến thay đổi SDĐ có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân gồm: sự thay đổi mục đích SDĐ, sự thay đổi về diện tích, sự thay đổi về quyền SDĐ và thực hiện QHXDNTM. 4.2.3. Tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân 4.2.3.1. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha Để đánh giá tác động của thực hiện QHXDNTM đến nguồn vốn sinh kế của người dân tiến hành điều tra phỏng vấn 450 người SDĐ, đại diện cho các hộ gia đình. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với 13 nhóm yếu tố cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha giao động trong khoảng 0,675-0,861 và hệ số tương quan biến tổng đều >0,3. Như vậy là các biến đã chọn đảm bảo độ tin cậy. 11
  14. 4.2.3.2. Tác động của quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân a. Sinh kế trồng trọt Kết quả nghiên cứu cho thấy QHKGTT, QHSDĐ, QHSX và QHXD có tác động ở mức độ rất khác nhau giữa 3 vùng, tác động này biến động từ mức thấp đến mức cao. Bảng 4.4. Tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế trồng trọt Nguồn vốn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Tiêu chí đánh giá sinh kế vốn tự vốn xã vốn tài vốn vật vốn con trồng trọt nhiên hội chính chất ngƣời Vùng 1 QHKGTT 0,460** 0,420** 0,376** 0,413** 0,376** 0,344** Quy hoạch SDĐ 0,467** 0,593** 0,322** 0,372** 0,323** 0,402** Quy hoạch sản xuất 0,653** 0,534** 0,586** 0,605** 0,576** 0,446** Quy hoạch xây dựng 0,662** 0,512** 0,572** 0,605** 0,585** 0,544** Vùng 2 QHKGTT 0,481** 0,330** 0,306** 0,405** 0,356** 0,422** Quy hoạch SDĐ 0,479** 0,426** 0,275** 0,374** 0,326** 0,421** Quy hoạch sản xuất 0,633** 0,339** 0,585** 0,535** 0,564** 0,380** Quy hoạch xây dựng 0,348** 0,301** 0,167* 0,260** 0,217** 0,395** Vùng 3 QHKGTT 0,512** 0,451** 0,367** 0,332** 0,363** 0,301** Quy hoạch SDĐ 0,429** 0,596** 0,193* 0,154 0,184* 0,422** Quy hoạch sản xuất 0,367** 0,154 0,321** 0,290** 0,325** 0,193* Quy hoạch xây dựng 0,524** 0,363** 0,395** 0,363** 0,379** 0,377** ** Mức ý nghĩa 0,01, * Mức ý nghĩa 0,05. N = 450 b. Sinh kế chăn nuôi Kết quả nghiên cứu cho thấy QHKGTT, QHSDĐ, QHSX và QHXD có tác động ở mức độ rất khác nhau giữa 3 vùng, tác động này biến động từ mức thấp đến mức cao. Bảng 4.5. Tác động của quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế chăn nuôi Nguồn vốn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Tiêu chí đánh giá sinh kế vốn tự vốn xã vốn tài vốn vật vốn con chăn nuôi nhiên hội chính chất ngƣời Vùng 1 QHKGTT 0,446** 0,345** 0,373** 0,338** 0,373** 0,329** Quy hoạch SDĐ 0,516** 0,427** 0,516** 0,287** 0,512** 0,327** Quy hoạch sản xuất 0,543** 0,344** 0,371** 0,483** 0,371** 0,453** Quy hoạch xây dựng 0,394** 0,287** 0,235** 0,411** 0,234** 0,330** Vùng 2 QHKGTT 0,400** 0,283** 0,275** 0,333** 0,289** 0,263** Quy hoạch SDĐ 0,453** 0,238** 0,352** 0,357** 0,400** 0,298** Quy hoạch sản xuất 0,374** 0,156 0,137 0,527** 0,140 0,262** Quy hoạch xây dựng 0,205* 0,120 0,112 0,219** 0,122 0,170* Vùng 3 QHKGTT 0,285** 0,104 0,065 0,310** 0,126 0,251** Quy hoạch SDĐ 0,210** 0,118 0,122 0,146 0,149 0,100 Quy hoạch sản xuất 0,223** 0,085 0,050 0,256** 0,060 0,199* Quy hoạch xây dựng 0,289** 0,015 0,043 0,344** 0,091 0,295** ** Mức ý nghĩa 0,01, * Mức ý nghĩa 0,05. N = 450 12
  15. c. Sinh kế NTTS Kết quả nghiên cứu cho thấy QHKGTT, QHSDĐ, QHSX và QHXD có tác động ở mức độ rất khác nhau giữa 3 vùng, tác động này biến động từ mức thấp đến mức trung bình. Bảng 4.6. Tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế nuôi trồng thủy sản Nguồn vốn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Tiêu chí đánh giá sinh kế vốn tự vốn xã vốn tài vốn vật vốn con NTTS nhiên hội chính chất ngƣời Vùng 1 QHKGTT 0,353** 0,311** 0,230** 0,340** 0,227** 0,343** Quy hoạch SDĐ 0,305** 0,290** 0,170* 0,276** 0,183* 0,308** Quy hoạch sản xuất 0,430** 0,274** 0,287** 0,457** 0,329** 0,392** Quy hoạch xây dựng 0,087 0,061 -0,011 0,178* -0,009 0,111 Vùng 2 QHKGTT 0,398** 0,257** 0,287** 0,339** 0,298** 0,275** Quy hoạch SDĐ 0,455** 0,226** 0,362** 0,363** 0,406** 0,309** Quy hoạch sản xuất 0,365** 0,171* 0,125 0,525** 0,116 0,250** Quy hoạch xây dựng 0,263** 0,168* 0,179* 0,238** 0,198* 0,154 Vùng 3 QHKGTT 0,289** 0,100 0,070 0,310** 0,130 0,249** Quy hoạch SDĐ 0,202* 0,087 0,113 0,146 0,142 0,098 Quy hoạch sản xuất 0,202* 0,051 0,037 0,256** 0,049 0,186* Quy hoạch xây dựng 0,294** 0,010 0,038 0,344** 0,086 0,295** ** Mức ý nghĩa 0,01, * Mức ý nghĩa 0,05. N = 450 d. Sinh kế làng nghề Kết quả nghiên cứu cho thấy QHKGTT, QHSDĐ, QHSX và QHXD có tác động ở mức độ rất khác nhau giữa 3 vùng, tác động này biến động từ mức thấp đến mức trung bình. Bảng 4.7. Tác động của hực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế làng nghề Nguồn vốn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn sinh kế vốn tự vốn xã vốn tài vốn vật vốn con làng nghề nhiên hội chính chất ngƣời Vùng 1 QHKGTT 0,363** 0,285** 0,343** 0,318** 0,145 0,255** Quy hoạch SDĐ 0,361** 0,278** 0,349** 0,277** 0,093 0,367** Quy hoạch sản xuất 0,525** 0,279** 0,518** 0,446** 0,396** 0,373** Quy hoạch xây dựng 0,400** 0,271** 0,371** 0,369** 0,236** 0,345** Vùng 2 QHKGTT 0,267** 0,182* 0,173* 0,232** 0,047 0,413** Quy hoạch SDĐ 0,288** 0,236** 0,163* 0,217** 0,097 0,380** Quy hoạch sản xuất 0,515** 0,362** 0,465** 0,431** 0,375** 0,346** Quy hoạch xây dựng 0,158 0,122 0,056 0,110 -0,049 0,390** Vùng 3 QHKGTT 0,316** 0,357** 0,176* 0,161* 0,179* 0,250** Quy hoạch SDĐ 0,401** 0,457** 0,267** 0,168* 0,147 0,358** Quy hoạch sản xuất 0,078 0,083 0,026 0,016 0,086 0,131 Quy hoạch xây dựng 0,318** 0,273** 0,116 0,174* 0,237** 0,342** ** Mức ý nghĩa 0,01, * Mức ý nghĩa 0,05. N = 450 13
  16. e. Sinh kế dịch vụ Kết quả nghiên cứu cho thấy QHKGTT, QHSDĐ, QHSX và QHXD có tác động ở mức độ rất khác nhau giữa 3 vùng, tác động này biến động từ mức thấp đến mức cao. Bảng 4.8. Tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế dịch vụ Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn vốn Tiêu chí đánh giá vốn tự vốn xã vốn tài vốn vật vốn con sinh kế DV nhiên hội chính chất ngƣời Vùng 1 QHKGTT 0,279** 0,386** 0,181* 0,199* 0,152 0,323** Quy hoạch SDĐ 0,348** 0,383** 0,253** 0,266** 0,214** 0,412** Quy hoạch sản xuất 0,596** 0,426** 0,553** 0,550** 0,549** 0,463** Quy hoạch xây dựng 0,465** 0,447** 0,383** 0,361** 0,355** 0,496** Vùng 2 QHKGTT 0,452** 0,330** 0,305** 0,393** 0,357** 0,421** Quy hoạch SDĐ 0,458** 0,426** 0,286** 0,371** 0,341** 0,426** Quy hoạch sản xuất 0,546** 0,339** 0,502** 0,462** 0,490** 0,366** Quy hoạch xây dựng 0,410** 0,301** 0,266** 0,356** 0,328** 0,427** Vùng 3 QHKGTT 0,474** 0,451** 0,313** 0,217** 0,282** 0,306** Quy hoạch SDĐ 0,572** 0,596** 0,316** 0,249** 0,287** 0,425** Quy hoạch sản xuất 0,259** 0,154 0,217** 0,120 0,193* 0,191* Quy hoạch xây dựng 0,413** 0,363** 0,257** 0,170* 0,217** 0,374** ** Mức ý nghĩa 0,01, * Mức ý nghĩa 0,05. N = 450 f) Đánh giá chung Tổng hợp mức độ tác động của QHXDNTM theo vùng và theo mức độ tác động. Kết quả tổng hợp được trình bày trong bảng 4.9 cho thấy: Về tác động của QHKGTT đến nguồn vốn sinh kế trong XDNTM: vùng 1 có sự tác động ở mức trung bình với tất cả các sinh kế của người dân; vùng 2 có sự tác động ở mức trung bình với tất cả các sinh kế của người dân; vùng 3 có sự tác động cao với sinh kế trồng trọt, ở mức trung bình với các sinh kế còn lại… Về tác động của QHSDĐ đến nguồn vốn sinh kế trong XDNTM: vùng 1 có sự tác động ở mức cao với sinh kế chăn nuôi, ở mức trung bình với các sinh kế còn lại của người dân; vùng 2 có sự tác động ở mức trung bình với tất cả các sinh kế của người dân; vùng 3 có sự tác động cao với sinh kế dịch vụ, ở mức trung bình với sinh kế còn trồng trọt và sinh kế làng nghề, ở mức thấp với sinh kế chăn nuôi và sinh kế NTTS. Về tác động của QHSX đến nguồn vốn sinh kế trong XDNTM: vùng 1 có sự tác động ở mức trung bình với sinh kế NTTS và tác động ở mức cao với sinh kế trồng trọt, sinh kế chăn nuôi, sinh kế làng nghề và sinh kế dịch vụ. Tại vùng 2 có sự tác động ở mức trung bình với sinh kế chăn nuôi và sinh kế NTTS và tác động ở mức cao với sinh kế trồng trọt, sinh kế làng nghề và sinh kế dịch vụ. Tại vùng 3 có sự tác động ở mức trung bình với sinh kế dịch vụ và sinh kế trồng trọt, ở mức thấp với sinh kế chăn nuôi và sinh kế NTTS, không tìm thấy mối quan hệ với sinh kế làng nghề. Về tác động của QHXD đến nguồn vốn sinh kế trong XDNTM: Vùng 1 có sự tác động 14
  17. ở mức cao với sinh kế trồng trọt, ở mức trung bình với sinh kế chăn nuôi, sinh kế làng nghề và sinh kế dịch vụ, không có mối quan hệ với sinh kế NTTS; Vùng 2 có tác động ở mức trung bình với sinh kế trồng trọt, sinh kế NTTS và sinh kế dịch vụ, ở mức thấp với sinh kế chăn nuôi, không có mối quan hệ với sinh kế làng nghề; Vùng 3 có sự tác động ở mức cao với sinh kế trồng trọt, ở mức trung bình với sinh kế khác. Bảng 4.9. Tổng hợp mức độ tác động của thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nguồn vốn sinh kế Trồng Chăn Nuôi trồng thủy Làng Thay đổi sử dụng đất Dịch vụ trọt nuôi sản nghề Quy hoạch không gian tổng thể Vùng 1 TB TB TB TB TB Vùng 2 TB TB TB TB TB Vùng 3 Cao TB TB TB TB Quy hoạch sử dụng đất Vùng 1 TB Cao TB TB TB Vùng 2 TB TB TB TB TB Vùng 3 TB Thấp Thấp TB Cao Quy hoạch sản xuất Vùng 1 Cao Cao TB Cao Cao Vùng 2 Cao TB TB Cao Cao Vùng 3 TB Thấp Thấp K TB Quy hoạch xây dựng Vùng 1 Cao TB K TB TB Vùng 2 TB Thấp TB K TB Vùng 3 Cao Thấp TB TB TB Ghi chú: TB: trung bình K: Không có mối quan hệ 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN THỌ XUÂN 4.3.1. Thực trạng thay đổi sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân giai đoạn 2010-2021 4.3.1.1. Thay đổi về diện tích và mục đích sử dụng đất giai đoạn 2010-2021 a. Thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong xây dựng nôn thôn mới Diện tích tự nhiên năm 2021 giảm 96,89 ha so với năm 2010 do sai số trong các kì kiểm kê, do rà soát địa giới, do sử dụng phần mềm thống kê, do xuất số liệu từ bản đồ. Đất nông nghiệp có 19.411,3 ha, tăng 334,45 ha so với năm 2010, do khai thác từ đất chưa sử dụng và do xác định lại tiêu chí loại đất theo thống kê, kiểm kê. Đất phi nông nghiệp là 9.376,16 ha, tăng 421,10 ha so với năm 2010, do chuyển từ đất nông nghiệp và khai thác đất chưa sử dụng. Đất chưa sử dụng là 441,94 ha; giảm 852,44 ha do khai thác đưa vào sử dụng nông nghiệp và phi nông nghiệp. b. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2021 Trong tổng số 30 chỉ tiêu được xét (7 chỉ tiêu đất nông nghiệp và 23 chỉ tiêu đất phi nông nghiệp), thì có 9 chỉ tiêu đạt mức thực hiện rất tốt (|d|
  18. tổng số chỉ tiêu đánh giá. Do vậy cần có giải pháp để nâng cao tính khả thi và hiệu quả thực hiện phương án QHSDĐ. 4.3.1.2. Sự thay đổi quyền sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới Sự thay đổi QSDĐ trong giai đoạn 2010-2021 cả huyện là 64.619 hồ sơ liên quan đến thực hiện QSDĐ. Trong đó có 9.661 hồ sơ cấp mới. Một số dự án chuyển đổi đất nông nghiệp trong giai đoạn XDNTM 2011-2021 là chuyển đổi 589,2 ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây ngô, trồng sen và nuôi cá tại 12 xã; chuyển đổi diện tích 143 ha đất 01 vụ lúa hiệu quả thấp ở 4 xã sang trang trại tổng hợp, NTTS. 4.3.1.3. Đánh giá của cán bộ về công tác quản lý sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Thọ Xuân Kết quả điều tra cán bộ về công tác quản lý SDĐ trong XDNTM huyện Thọ Xuân cho thấy mức đánh giá chung là tương đối tốt (trung bình chung là 3,6 điểm) và có sự khác nhau giữa 2 nhóm. Nhóm cán bộ chuyên môn đánh giá ở mức tốt với 3,45 điểm và thấp hơn nhóm cán bộ quản lý với 3,76 điểm do các cán bộ chuyên môn là người trực tiếp tiếp nhận và xử lý các nhiệm vụ chi tiết nên họ nắm bắt được cụ thể các vấn đề. Có 2/12 tiêu chí được đánh giá ở mức rất tốt (trung bình chung >4,19 điểm) và không có sự khác nhau giữa 2 đối tượng (Sig.
  19. Theo Quy hoạch đến năm 2020 Theo Kế hoạch năm 2021 Chỉ tiêu trong Xã/ Kết quả (+) tăng (+) tăng phương án Kế hoạch Thực hiện Loại đất thực hiện (-) giảm (-) giảm QHXDNTM Xã Xuân Lập Diện tích tự nhiên 912,3 912,30 0,00 912,3 912,30 0,00 Đất nông nghiệp 599,04 620,30 21,26 619,06 620,30 1,24 Đất phi nông nghiệp 299,88 272,89 -26,99 274,14 272,90 -1,24 Đất chưa sử dụng 13,38 19,10 5,72 19,10 19,10 - b. Đánh giá của người dân về sự thay đổi sử dụng đất trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại tại huyện Thọ Xuân - Về sự thay đổi diện tích SDĐ: Ở vùng 1, sự quan tâm đến diện tích SDĐ được đánh giá ở mức rất cao, chính sách thay đổi diện tích SDĐ và mức độ thay đổi được đánh giá ở mức cao. Ở vùng 2, sự quan tâm đến diện tích SDĐ và chính sách thay đổi mục đích SDĐ được đánh giá ở mức rất cao, mức độ thay đổi đánh giá ở mức trung bình. Ở vùng 3, sự quan tâm đến diện tích SDĐ và chính sách thay đổi diện tích SDĐ được đánh giá ở mức rất cao, mức độ thay đổi đánh giá ở mức trung bình. - Về sự thay đổi mục đích SDĐ: Vùng 1, sự quan tâm và mức độ thay đổi được đánh giá ở mức rất cao, chính sách thay đổi mục đích SDĐ ở mức trung bình. Tại vùng 2, sự quan tâm được đánh giá ở mức cao, mức độ thay đổi mục đích SDĐ ở mức rất cao, chính sách thay đổi mục đích SDĐ đánh giá ở mức trung bình. Ở Vùng 3, sự quan tâm và mức độ thay đổi được đánh giá ở mức rất cao, chính sách thay đổi mục đích SDĐ đánh giá ở mức cao. - Về sự thay đổi QSDĐ: Vùng 1, sự quan tâm đến sự thay đổi QSDĐ được đánh giá ở mức rất cao, mức độ thay đổi QSDĐ ở mức cao, chính sách thay đổi QSDĐ ở mức trung bình. Tai vùng 2, sự quan tâm đến sự thay đổi QSDĐ và mức độ thay đổi được đánh giá ở mức cao, chính sách thay đổi QSDĐ ở mức trung bình. Tại vùng 3, sự quan tâm đến sự thay đổi QSDĐ được đánh giá ở mức rất cao, mức độ thay đổi QSDĐ ở mức cao, chính sách thay đổi QSDĐ ở mức trung bình. 4.3.2. Tác động của thay đổi đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân tại huyện Thọ Xuân 4.3.2.1. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha Để đánh giá tác động của thay đổi diện tích SDĐ đến nguồn vốn sinh kế của người dân tiến hành điều tra phỏng vấn 450 người SDĐ, đại diện cho các hộ gia đình trong huyện. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với các nhóm yếu tố cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha giao động trong khoảng 0,675 – 0,861 và hệ số tương quan biến tổng đều >0,3. Như vậy là các biến đã chọn đảm bảo độ tin cậy. 4.3.2.2. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế tại huyện Thọ Xuân a. Sinh kế trồng trọt Kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi SDĐ có tác động ở mức rất khác nhau giữa 3 vùng, tác động này biến động từ mức trung bình đến mức rất cao. Bảng 4.11. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế trồng trọt Nguồn vốn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn sinh kế trồng vốn tự vốn xã hội vốn tài vốn vật vốn con trọt nhiên chính chất ngƣời Vùng 1 Thay đổi diện tích SDĐ 0,702** 0,673** 0,610** 0,618** 0,601** 0,480** Thay đổi mục đích SDĐ 0,662** 0,711** 0,528** 0,542** 0,528** 0,525** Thay đổi QSDĐ 0,728** 0,606** 0,666** 0,664** 0,658** 0,465** 17
  20. Nguồn vốn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn sinh kế trồng vốn tự vốn xã hội vốn tài vốn vật vốn con trọt nhiên chính chất ngƣời Vùng 2 Thay đổi diện tích SDĐ 0,595** 0,582** 0,531** 0,489** 0,434** 0,563** Thay đổi mục đích SDĐ 0,725** 0,823 ** 0,488 ** 0,610 ** 0,504** 0,650** Thay đổi QSDĐ 0,799** 0,665** 0,660** 0,660** 0,587** 0,915** Vùng 3 Thay đổi diện tích SDĐ 0,602** 0,686** 0,477** 0,444** 0,451** 0,474** Thay đổi mục đích SDĐ 0,653** 0,671** 0,439** 0,464** 0,468** 0,558** ** ** ** ** Thay đổi QSDĐ 0,583 0,540 0,471 0,432 0,450** 0,868** Ghi chú: ** Mức ý nghĩa 0,01, * Mức ý nghĩa 0,05, N = 450 Hệ số rs < 0,25: mức độ tác động thấp, từ 0,25-0,49: mức độ tác động trung bình; từ 0,5 – 0,75: mức độ tác động cao, rs > 0,75: mức độ tác động rất cao. b. Sinh kế chăn nuôi Kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi SDĐ có tác động ở mức độ rất khác nhau. Bảng 4.12. Tác động của thay đổi SDĐ đến nguồn vốn sinh kế chăn nuôi Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Tiêu chí đánh giá vốn tự vốn xã vốn tài vốn vật vốn con nhiên hội chính chất ngƣời Vùng 1 Thay đổi diện tích SDĐ 0,315** 0,414** 0,420** 0,419** 0,427** Thay đổi mục đích SDĐ 0,258** 0,399** 0,413** 0,405** 0,363** Thay đổi QSDĐ 0,301** 0,308** 0,499** 0,306** 0,407** Vùng 2 Thay đổi diện tích SDĐ 0,075 0,113 0,345** 0,102 0,203* Thay đổi mục đích SDĐ 0,152 0,236** 0,350** 0,241** 0,273** Thay đổi QSDĐ 0,111 0,124 0,498** 0,099 0,314** Vùng 3 Thay đổi diện tích SDĐ 0,137 -0,046 0,394** 0,090 0,278** Thay đổi mục đích SDĐ 0,219** 0,135 0,382** 0,199* 0,298** Thay đổi QSDĐ 0,171* 0,188* 0,381** 0,279** 0,348** c. Sinh kế NTTS Kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi SDĐ có tác động đến nguồn vốn sinh kế NTTS ở mức rất khác nhau giữa 3 vùng, tác động này biến động từ mức thấp đến mức trung bình. Bảng 4.13. Tác động của thay đổi sử dụng đất đến nguồn vốn sinh kế NTTS Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Nguồn Tiêu chí đánh giá vốn tự vốn xã vốn tài vốn vật vốn con nhiên hội chính chất ngƣời Vùng 1 Thay đổi diện tích SDĐ 0,236** 0,172* 0,277** 0,211** 0,360** Thay đổi mục đích SDĐ 0,118 0,115 0,228** 0,187* 0,257** Thay đổi QSDĐ 0,202* 0,188* 0,312** 0,186* 0,308** Vùng 2 Thay đổi diện tích SDĐ 0,099 0,113 0,346** 0,079 0,203* Thay đổi mục đích SDĐ 0,142 0,233** 0,360** 0,217** 0,270** Thay đổi QSDĐ 0,119 0,129 0,499** 0,094 0,318** Vùng 3 Thay đổi diện tích SDĐ 0,100 -0,036 0,394** 0,098 0,279** Thay đổi mục đích SDĐ 0,163* 0,142 0,382** 0,205* 0,303** Thay đổi QSDĐ 0,142 0,175* 0,381** 0,268** 0,344** 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2