intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

74
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào, luận án "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> PHUTSADY PHANYASITH<br /> <br /> QU¶N Lý NHµ N¦íC B»NG PH¸P LUËT<br /> §èI VíI HO¹T §éNG DU LÞCH ë n­íc CéNG HßA<br /> D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> Chuyên ngà nh: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật<br /> Mã số : 62 38 01 01<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Đức Thảo<br /> <br /> Phản biện 1:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 2:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 3:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br /> Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Đại hội của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IV (năm 1986) đã đề ra đường<br /> lối đổi mới toàn diện đất nước. Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập<br /> kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, ngành du lịch đã<br /> dần có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của đất nước<br /> Lào. Theo đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế trọng điểm trong các ngành kinh tế<br /> quốc dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.<br /> Thực hiện chủ trương của Đảng, những năm qua ngành du lịch đã được Chính<br /> phủ Lào đầu tư phát triển. Vì vậy, từ năm 1986 đến nay tốc độ phát triển du lịch ngày<br /> càng nhanh và có bước tiến vượt bậc đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội<br /> của đất nước. Quản lý hoạt động du lịch đã sử dụng khá hiệu quả các công cụ quản lý<br /> khác nhau. Trong đó, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch đóng vai trò quan<br /> trọng và ngày càng tăng cường phù hợp với từng giai đoạn góp phần bảo đảm tăng<br /> cường hoạt động của du lịch ở Lào... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong<br /> quá trình phát triển nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác có hiệu quả. Công tác<br /> quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch nói riêng<br /> còn nhiều bất cập và hạn chế... Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân: Đó là, mặc dù thời<br /> gian qua du lịch ở Lào đã được xác định là ngành kinh tế trọng điểm, nhưng thực tế các<br /> bộ, ban ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc tạo môi trường thuận lợi<br /> cho sự phát triển du lịch, chưa khơi dậy được tiềm năng và chưa huy động được các<br /> thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Việc giáo dục du lịch và tuyên truyền phổ<br /> biến pháp luật về du lịch cho cán bộ, công chức và nhân dân chưa được quan tâm đúng<br /> mức. Đáng chú ý là việc sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nước, nhất là quản lý nhà<br /> nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập và hiệu quả<br /> thấp. Điều đó được thể hiện trên các phương diện cụ thể như: hệ thống pháp luật điều<br /> chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch chưa đồng bộ; cơ chế chính<br /> sách về du lịch còn nhiều bất cập, thiếu tính nhất quán. Tổ chức thực thi pháp luật chưa<br /> được quan tâm đúng mức. Việc phát hiện xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực<br /> này còn hạn chế... Những điều đó đang cản trở đến sự phát triển du lịch của Lào nói<br /> riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung...<br /> <br /> 2<br /> Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên đây, đòi hỏi phải có những công trình<br /> khoa học nghiên cứu bài bản và tương đối toàn diện cả lý luận và thực tiễn về quản lý nhà<br /> nước trong lĩnh vực du lịch nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật với hoạt động<br /> du lịch ở Lào nói riêng là rất cần thiết và cấp bách.<br /> Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Quản lý nhà<br /> nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân<br /> Lào" để nghiên cứu và viết Luận án Tiến sĩ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà<br /> nước và pháp luật. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là<br /> đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối<br /> với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> - Mục đích của luận án<br /> Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước<br /> bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp<br /> cơ bản nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào<br /> đến năm 2020.<br /> - Nhiệm vụ nghiên cứu luận án:<br /> Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án có nhiệm vụ:<br /> - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề<br /> quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ<br /> nhân dân Lào.<br /> - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động<br /> du lịch, trong đó tập trung nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối<br /> với hoạt động du lịch, nhằm xác định nội hàm và rút ra những đặc điểm của nó, đồng<br /> thời xác định vai trò, nội dung và các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp<br /> luật đối với hoạt động du lịch.<br /> - Trên cơ sở nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du ở<br /> một số nước trên thế giới, luận án rút ra một số giá trị tham khảo cho Cộng hòa dân chủ<br /> nhân dân Lào hiện nay.<br /> <br /> 3<br /> - Nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du<br /> lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong đó đi sâu nghiên cứu các nội dung<br /> quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế<br /> và những nguyên nhân của thực trạng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt<br /> động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2005 đến 2015.<br /> - Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng<br /> pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu của luận án:<br /> Luận án được nghiên cứu dưới góc độ lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật.<br /> Tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với<br /> hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Về nội dung: Quản lý nhà nước bằng pháp luật có nhiều nội dung khác nhau,<br /> tuy nhiên trong phạm vi luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất giải<br /> pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông<br /> qua ba nội dung: Xây dựng pháp luật về du lịch; tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch<br /> và phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.<br /> + Về không gian: Giới hạn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp<br /> luật đối với hoạt động du lịch chủ yếu là trong phạm vi cả nước Lào. Còn nghiên cứu<br /> kinh nghiệm một số nước trên thế giới chủ yếu là qua tài liệu đã được công bố.<br /> + Về thời gian: Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận án là nghiên cứu quá<br /> trình hình thành và phát triển pháp luật du lịch từ 1986 đến 2015. Đánh giá thực trạng<br /> quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch và đề xuất giải pháp từ 2005<br /> đến 2020.<br /> 4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br /> - Về cơ sở lý luận:<br /> Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh và quan điểm đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Nhà<br /> nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt<br /> động du lịch, tiếp thu có chọn lọc những giá trị lý luận có tính phổ biến và những yếu tố<br /> hợp lý trong các tư tưởng, học thuyết về hoạt động du lịch trên thế giới; những kết quả<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2